Phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu phòng COVID-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Như Mai
08/08/2022 10:26 AM

“Bộ Y tế quy định thế nào về phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu mà nhân viên y tế, bệnh nhân phải trang bị để phòng COVID-19 khi đi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế?” - Câu hỏi của chị Thanh Lam đến từ TP.HCM.

Phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu phòng COVID-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh

Phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu phòng COVID-19 tại cơ sở khám, chữa bệnh (Hình từ Internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 2171/QĐ-BYT ngày 05/8/2022 hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó, quy định chỉ định sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu theo nguy cơ lây nhiễm COVID-19 như sau:

1. Phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu đối với nhân viên y tế

Chủng loại phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu cho các hoạt động phòng, chống bệnh dịch COVID-19 của nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Nguy cơ lây nhiễm

Khu vực/hoạt động

Khẩu trang y tế

Khẩu trang N95

Áo choàng

Găng tay y tế

Tấm che mặt hoặc kính bảo hộ

Thấp

Khu vực lâm sàng, cận lâm sàng không có NB COVID-19

+

 

 

+/-

 

Trung bình

Tiếp đón

+

 

 

 

 

Lái xe cứu thương vận chuyển NB COVID-19, buồng lái có vách ngăn với khoang NB và không tiếp xúc trực tiếp với NB

+

 

 

 

 

Tiêm vắc xin COVID-19

+

 

 

+/-

 

Khu vực khám bệnh bệnh thông thường

+

 

 

+/-

 

Bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm hô hấp liên quan COVID-19 đóng gói theo quy định

+

 

 

+/-

 

Xử lý mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm hô hấp COVID-19 trong tủ an toàn sinh học cấp 2 trở lên

+

 

+

+

+/-

Vận chuyển và xử lý dụng cụ, đồ vải liên quan đến COVID-191

+

 

+

+

+/-

Hộ tống, vận chuyển và có tiếp xúc thi hài NB nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2

+

 

+

+

 

Cao

Tiếp xúc trực tiếp NB COVID-19 không có can thiệp hô hấp, thủ thuật xâm lấn, tạo khí dung

 

+

+

+

 

Thu gom dụng cụ, chất thải, đồ vải, vệ sinh bề mặt môi trường khu vực cách ly liên quan đến COVID-1911,2

 

+

+

+

 

Hộ tống, vận chuyển và có tiếp xúc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2

 

+

+

+

 

Rất cao

Lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp của người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên

 

+

+

+

+

Khâm liệm, giải phẫu thi hài người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2

 

+

+

+

+

Thực hiện can thiệp hô hấp, thủ thuật tạo khí dung hoặc phẫu thuật trên người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-21

 

+

+

+

+

 

Ghi chú:

- (+): Sử dụng

- (+/-): Có thể sử dụng hoặc không tùy theo tình huống cụ thể

- (1): Có thể sử dụng tạp dề chống thấm nếu có nguy cơ văng bắn nước, dịch

- (2): Có thể sử dụng găng bảo hộ dày (găng vệ sinh) tùy tình huống cụ thể

2. Phương tiện phòng hộ cá nhân tối thiểu đối với người bệnh, người nhà người bệnh

Theo Quyết định 2171/QĐ-BYT, người bệnh, người nhà người bệnh phải mang khẩu trang khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

3. Tiêu chuẩn của phương tiện phòng hộ cá nhân

Phương tiện phòng hộ cá nhân (PHCN) sử dụng trong phòng, chống bệnh dịch COVID-19 phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lựa chọn phương tiện PHCN cho nhân viên y tế đạt tiêu chí chất lượng sau:

- Găng tay y tế: Găng tay sử dụng một lần đạt các tiêu chuẩn: TCVN: 13415-1:2021, 13415-2:2021, 13415-3:2021 và 13415-4:2021 hoặc BS EN 455-1:2020, 455-2:2020, 455-3:2020 và 455-4:2020 hoặc ASTM D6319, D3578, D5250 và D6977 hoặc TCVN 6343-1:2007 .

- Khẩu trang y tế: Khẩu trang sử dụng một lần đạt tiêu chuẩn TCVN 13408:2021 hoặc BS EN 14683:2019 hoặc ASTM F2100.

- Khẩu trang hiệu suất lọc cao (sau đây gọi tắt là khẩu trang N95): Đạt tiêu chuẩn TCVN 13409:2021 hoặc BS EN 149:2001+A1:2009 hoặc NIOSH 42 CFR part 84.

- Áo choàng:

+ Áo choàng sử dụng một lần: đạt tiêu chuẩn TCVN 13411:2021 hoặc BS EN 14126:2003 hoặc AAMI PB70 và ASTM F3352.

+ Áo choàng sử dụng lại: với những đơn vị có nguồn lực hạn chế, nhân viên y tế có thể sử dụng áo choàng được sản xuất từ vật liệu có thể giặt khử khuẩn (như vải polyester hoặc polyester-cotton) khi thực hiện các quy trình kỹ thuật thăm khám, chăm sóc không có nguy cơ văng bắn máu, dịch cơ thể người bệnh COVID-19 tới thân mình và phải giặt khử khuẩn theo đúng quy định trước khi dùng lại.

+ Áo choàng có thiết kế dài tay bao phủ toàn thân từ cổ đến đầu gối. Cổ áo choàng tối thiểu phải che kín đến khớp ức đòn, có dây buộc hoặc khuy cố định áo sau lưng.

- Tấm che mặt hoặc kính bảo hộ: Loại dùng một lần hoặc loại làm sạch và khử trùng được trước khi sử dụng lại, bảo đảm trường nhìn, không làm biến dạng hình ảnh, chống mờ do hơi nước và chống xước.

Quyết định 2171/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,398

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn