Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị phạt tới 30 triệu đồng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
20/01/2022 15:30 PM

Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tới 30 triệu đồng.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị phạt tới 30 triệu đồng

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị phạt tới 30 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động đã giải thích rõ hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

(Trước đó, tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có đề cập mức phạt đối với hành vi quấy rối tình dục. Cụ thể, theo điểm đ khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục có thể bị phạt từ 05 triệu đồng đến 08 triệu đồng).

Như vậy, cùng là hành vi quấy rối tình dục nhưng nếu xảy ra ở nơi làm việc thì mức phạt sẽ tăng lên  nhiều lần.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không báo cho người lao động trước 03 ngày làm việc hoặc không thông báo hoặc thông báo không rõ thời hạn làm tạm thời hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

Phạt tiền từ 03 triệu đồng đến 07 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

- Bố trí người lao động làm việc ở địa điểm khác với địa điểm làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;

- Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

- Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không đúng lý do; thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.

Đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi.

>>> Xem thêm: Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có phải hành vi bị nghiêm cấm không? Nếu phải thì bị xử lý như thế nào?

Cấp trên có hành vi quấy rối tình dục đối với nhân viên cấp dưới tại nơi làm việc sẽ bị xử lý như thế nào?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,496

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn