Dự kiến sắp tới, TPHCM không còn yêu cầu DN thực hiện 3 tại chỗ mới được hoạt động

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
04/09/2021 13:46 PM

Việc TPHCM áp dụng giãn cách xã hội tăng cường đã ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế của thành phố. Chính vì lẽ đó, khôi phục kinh tế là điều chắc chắn phải tính tới, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn.

Hiện nay, theo Công văn 2789/BCĐ-VX ngày 20/8/2021, các doanh nghiệp chỉ được tiếp tục hoạt động nếu đảm bảo các yêu cầu tại Kế hoạch 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021, cụ thể:

- Tạo điều kiện và hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch theo 01 trong 04 phương án sau:

+ Phương án 1: tiếp tục thực hiện phương thức “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) hoặc phương án “3 tại chỗ theo kíp” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất).

+ Phương án 2: tiếp tục thực hiện phương thức “1 cung đường - 2 địa điểm” hoặc phương án “1 cung đường - 2 địa điểm” mở rộng (doanh nghiệp tổ chức nhiều nơi lưu trú tập trung tại nhiều địa điểm khác nhau và tổ chức đưa đón công nhân từ nơi lưu trú tập trung đến nơi làm việc).

+ Phương án 3: tổ chức hoạt động theo phương châm “4 xanh” gồm: người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh (“người lao động xanh” được đi lại bằng phương tiện cá nhân giữa “nơi làm việc xanh”, “nơi ở xanh” theo một “cung đường xanh” (không dừng, đỗ dọc đường và không đi ngang qua các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao và rất cao) trong các khung giờ phù hợp).

+ Phương án 4: kết hợp các phương thức nêu tại các phương án nêu trên.

Các doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định mới sẽ đăng ký với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức theo quy định để được cho phép hoạt động theo các phương án trên.

Tuy nhiên sắp tới, theo dự thảo Kế hoạch phục hồi kinh tế của Thành phố thì sẽ không yêu cầu doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 địa điểm mới được hoạt động , thay vào đó là phương án sản xuất an toàn mới mang tính bền vững hơn, chủ động hơn, bảo đảm an toàn-sức khỏe và tinh thần cho người lao động (NLĐ) hơn dưới đây:

Dự thảo phương án tổ chức sản xuất an toàn sau 15/9/2021

Lưu ý: Không phải mọi DN đều đáp ứng được yêu cầu an toàn để tái khởi động. Do đó cần có cách tiếp cận linh hoạt để ưu tiên mở cửa trước cho các DN sẵn sàng trước trong khi các DN còn lại tiếp tục củng cố kế hoạch và khởi động sau khi sẵn sàng. Ngoài ra, mỗi địa phương cần căn cứ vào đặc thù của mình để điều chỉnh một vài yêu cầu sao cho DN phát huy được sự chủ động, khắc phục được hạn chế và tận dụng được lợi thế, nguồn lực của địa phương.

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,222

Bài viết về

Phòng chống COVID-19

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn