TP.HCM: Nơi nào được hoạt động, nơi nào dừng khi giãn cách theo Chỉ thị 16?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
08/07/2021 18:27 PM

Từ 09/7/2021, nơi nào được mở cửa hoạt động, nơi nào tạm dừng khi Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu giãn cách theo Chỉ thị 16 là thắc mắc của nhiều người. Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin giải đáp như sau:

Theo hướng dẫn tại Công văn 2279/UBND-VX ngày 08/7/2021, trong 15 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16 thì:

Những cơ sở, cơ quan, đơn vị được tiếp tục hoạt động:

- Các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao.

- Các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng;

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng, dầu; điện, nước; nhiên liệu,...);

- Ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ...

Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch, trong đó có các biện pháp:

- Thực hiện nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, khử khuẩn, đo thân nhiệt, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế;

- Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp tiếp xúc, giao tiếp;

- Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

- Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.

Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải tạm dừng hoạt động.

Ngoài ra, Các cơ quan, đơn vị nhà nước tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Những dịch vụ phải tạm dừng

- Các loại hình kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

- Chợ đầu mối, chợ truyền thống không đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng, chống dịch.

- Hoạt động bán vé số của đại lý vé số và bán vé số dạo.

- Các dịch vụ ăn uống mang về.

- Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe ô tô. Hạn chế tối đa việc di chuyển của người dân; trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hoá và một số xe taxi chở người dân đến, đi từ bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cần thiết.

- Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe mô tô (bao gồm xe có sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách và xe “ôm”).

- Hoạt động các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa vận tải hành khách công cộng (trừ các bến Cần Giờ - Cần Giuộc, Cần Thạnh - Thạnh An và Thạnh An - Thiềng Liềng).

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 21,651

Bài viết về

Phòng chống COVID-19

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn