23/12/2011 09:04 AM

Đây là đánh giá của GS. John Attanasio - Trưởng khoa Luật, Trường Đại học SMU, Mỹ, về Hiến pháp của Việt Nam tại hội thảo nhằm thực hiện Kế hoạch tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 của Chính phủ, do Bộ Tư pháp tổ chức vào hôm qua (22/12) với sự hỗ trợ của dự án STAR Việt Nam.

Đây là đánh giá của GS. John Attanasio - Trưởng khoa Luật, Trường Đại học SMU, Mỹ, về Hiến pháp của Việt Nam tại hội thảo nhằm thực hiện Kế hoạch tổng kết thi hành và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 của Chính phủ, do Bộ Tư pháp tổ chức vào hôm qua (22/12) với sự hỗ trợ của dự án STAR Việt Nam.

Theo GS. Attanasio, một trong 5 trụ cột của Hiến pháp Mỹ chính là Hiến pháp là luật cứng (hard law) với ý nghĩa rằng nó sẽ được thực thi bởi tòa án. “Không quá tham vọng nhưng Hiến pháp Mỹ đưa ra những nguyên tắc pháp lý mà tòa án tuân thủ triệt để, trừ khi Chính phủ có thể chứng minh rằng vụ việc liên quan đến những lợi ích thuyết phục hoặc quan trọng hơn.

Thậm chí, những vấn đề an ninh quốc gia cũng không được coi là thỏa mãn yếu tố này” – GS. Attanasio nhấn mạnh. Và đây cũng là đóng góp quan trọng nhất của người Mỹ trong việc xây dựng và phát triển nền tảng để tòa án thực thi những quyền hiến định.

GS. Attanasio cho biết, các bản Hiến pháp trên thế giới thường có 3 nhóm quyền là nhóm quyền cơ bản liên quan đến dân sự, nhóm quyền về kinh tế và nhóm quyền về môi trường. Về nhóm quyền thứ nhất, vị GS người Mỹ nhận định, Hiến pháp Việt Nam 1992 đã bao gồm những quyền cơ bản rất tốt như quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo… Nghị quyết của Quốc hội năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp còn có thêm quyền bảo vệ tài sản.

Đối với nhóm quyền thứ 2, đã có một số nước quy định quyền hiến định về kinh tế như Đức, nhưng Mỹ chưa quy định mặc dù đã nổ ra những cuộc tranh luận việc có nên đưa nhóm quyền về kinh tế vào Hiến pháp hay không. GS. Attanasio bình luận: Nhóm quyền về kinh tế trong Hiến pháp của các nước đều rất hạn chế và nước Mỹ không phải là ngoại lệ. Bởi những quyền này, như quyền có nhà ở, tuy hay nhưng trên thực tế khó khả thi vì chúng liên quan đến nguồn lực tài chính từ tiền thuế do mỗi người dân đóng góp. 

Đây cũng là tình trạng diễn ra đối với Việt Nam. TS. Thái Vĩnh Thắng (Đại học Luật Hà Nội) cho biết, Hiến pháp 1980 của Việt Nam tại Điều 62 quy định “công dân có quyền có nhà ở”. Tuy nhiên, đến bản Hiến pháp 1992, quyền có nhà ở được chuyển thành “quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch và pháp luật”. GS. Hoàng Thị Kim Quế cho rằng, thực ra việc “thay tên” cho quyền chỉ là cách “chữa cháy” do quyền có nhà ở đã không được thực thi, còn trong bối cảnh hiện nay thì quyền xây dựng nhà ở là hiển nhiên, không cần phải tiếp tục đưa vào Hiến pháp.

Hoàng Thư

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,524

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn