Những chương trình bồi dưỡng kiến thức bắt buộc của công chức, viên chức

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Ngọc Nhi
13/02/2023 13:00 PM

Xin hỏi là đối với cán bộ, công chức, viên chức thì có những chương trình bồi dưỡng kiến thức bắt buộc nào diễn ra hằng năm? - Minh Hà (TPHCM)

Những chương trình bồi dưỡng kiến bắt buộc của cán bộ, công chức, viên chức

Những chương trình bồi dưỡng kiến thức bắt buộc của công chức, viên chức

1. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bắt buộc của công chức, viên chức

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm như sau:

- Những chương trình, khóa bồi dưỡng, tập huấn sau đây được tính vào việc thực hiện hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu hàng năm của cán bộ, công chức, viên chức:

+ Các chương trình bồi dưỡng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

+ Các khóa tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ;

+ Các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài.

Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 89/2021/NĐ-CP quy định về chương trình, tài liệu bồi dưỡng như sau:

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị, gồm:

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng lý luận chính trị theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, gồm:

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý;

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, gồm:

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 04 tuần;

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần;

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thời gian thực hiện tối đa là 08 tuần.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành. Mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, thời gian thực hiện tối đa là 02 tuần, gồm:

++ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương;

++ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương;

++ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương;

++ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương.

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ (nghiệp vụ chuyên ngành; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung), thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã, thời gian thực hiện mỗi chương trình tối đa là 01 tuần.

2. Thời gian tham gia khóa bồi dưỡng tập huấn công chức, viên chức

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về thời gian tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn tại Mục 2 được cộng dồn để tính thời gian thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm.

Ví dụ: Năm 2017, công chức A tham gia 01 khóa bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm trong 03 ngày;

Tham gia 01 khóa tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên ngành với thời gian 02 ngày.

Tổng cộng công chức A đã tham gia 02 khóa bồi dưỡng, tập huấn với thời gian là 05 ngày.

Như vậy, công chức A đã hoàn thành bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu năm 2017.

Lưu ý: Trường hợp khóa bồi dưỡng, tập huấn tổ chức kéo dài sang năm sau thì được tính vào việc thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm của năm mà khóa bồi dưỡng, tập huấn bắt đầu.

Ví dụ: Công chức B tham gia khóa bồi dưỡng chương trình ngạch chuyên viên được tổ chức từ ngày 02/12/2017 đến ngày 02/02/2018, công chức B được xác nhận là đã thực hiện bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc tối thiểu năm 2017.

3. Điều kiện để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Chứng chỉ bồi dưỡng được cấp cho những học viên có đủ các điều kiện tại Điều 5 Thông tư 01/2018/TT-BNV sau đây:

- Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng;

- Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, khóa luận, đề án phải đạt từ 05 điểm trở lên (chấm theo thang điểm 10);

- Chấp hành quy chế, nội quy học tập của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

4. Quy định về in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức

Tại Điều 4 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng như sau:

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu được quyền in, cấp chứng chỉ các chương trình bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền giao thực hiện. Mẫu chứng chỉ theo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư 01/2018/TT-BNV.

- Chứng chỉ bồi dưỡng được cấp 01 lần cho học viên hoàn thành khóa học.

Trường hợp chứng chỉ đã cấp cho học viên nhưng phát hiện có sai sót do lỗi của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu thì các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu có trách nhiệm cấp lại cho học viên.

- Trường hợp chứng chỉ bị mất, hư hỏng, người được cấp chứng chỉ đề nghị thì được cơ sở đào tạo, bồi dưỡng;

Cơ sở đào tạo, nghiên cứu cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học.

Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học có giá trị sử dụng như chứng chỉ bồi dưỡng. Mẫu giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học theo quy định tại Phụ lục 02 Thông tư này.

- Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu lập sổ quản lý việc cấp chứng chỉ theo quy định hiện hành. Bảo đảm công khai, minh bạch, chặt chẽ trong cấp chứng chỉ.

Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong việc in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ.

5. Sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng công chức, viên chức

Tại Điều 6 Thông tư 01/2018/TT-BNV quy định về sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng như sau:

Việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 26 Thông tư 01/2018/TT-BNV về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được điều động, luân chuyển công tác hoặc thay đổi vị trí công việc.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,122

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn