Yêu cầu: Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
11/12/2024 10:45 AM

Sau đây là bài viết về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng do Bộ Xây dựng yêu cầu trong Chỉ thị 02/CT-BXD năm 2024.

Yêu cầu: Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Yêu cầu: Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng (Hình từ Internet)

Ngày 06/12/2024, Bộ Xây dựng ban hành Chỉ thị 02/CT-BXD đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Yêu cầu: Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng

Theo đó,để đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng thì Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm được quy định cụ thể tại Chỉ thị 02/CT-BXD năm 2024 như sau:

(1) Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí: Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; cán bộ, đảng viên, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những chương trình hành động, kế hoạch, có chỉ tiêu cụ thể, các công việc cụ thể và tiến hành thường xuyên, triệt để.

(2) Tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng có liên quan đến công tác phòng, chống lãng phí:  Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật đối với các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như:

- Công tác ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật;

- Lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng, giám định chất lượng công trình, quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng,.... quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí;

- Nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng. Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.

(3) Tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí; cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để chống lãng phí.

Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; rà soát, sửa đổi, tối ưu hóa quy trình làm việc đảm bảo khoa học, hiệu quả; nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng; tập trung nghiên cứu, triển khai, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội; rà soát, hoàn thiện tinh gọn bộ máy tổ chức để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới.

Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, quyết định chủ trương đầu tư; tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình, dự án để chống lãng phí, thất thoát.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện dự án; công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc hoàn thành công trình đúng tiến độ; đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn (nếu có).

Đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh phát triển của doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu.

(4) Tổ chức thực hiện

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ được giao và phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước Bộ Xây dựng cử 01 bộ phận thường trực công tác phòng, chống lãng phí; tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chỉ thị 02/CT-BXD năm 2024 và các quy định có liên quan.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nào để xảy ra tình trạng lãng phí sẽ phải kiểm điểm, có hình thức kỷ luật; đồng thời không được xét thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân đơn vị.

Giao Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì phối hợp Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng tình hình thực hiện Chỉ thị hàng năm.

Xem thêm Chỉ thị 02/CT-BXD ban hành ngày 06/12/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 69

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]