Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và tăng tự chủ trong các cơ sở giáo dục đào tạo tại thành phố Hà Nội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
26/09/2024 20:45 PM

Bài viết sau có nội dung về việc đẩy mạnh xã hội hóa và tăng tự chủ trong các cơ sở giáo dục đào tạo tại thành phố Hà Nội được quy định trong Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2024.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và tăng tự chủ trong các cơ sở giáo dục đào tạo tại thành phố Hà Nội

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và tăng tự chủ trong các cơ sở giáo dục đào tạo tại thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)

Ngày 16/9/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 270/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2024 do Thành phố Hà Nội.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa và tăng tự chủ trong các cơ sở giáo dục đào tạo tại thành phố Hà Nội

Theo đó, căn cứ Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa Giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 32/NQ-CP năm 2024 của Chính phủ thì Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2024 trong đó có yêu cầu về đẩy mạnh xã hội hóa và tăng tự chủ trong các cơ sở giáo dục đào tạo như sau: 

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, giảm gánh nặng ngân sách, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học.

- Huy động nguồn xã hội hóa phát triển quy hoạch mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất trường lớp ngoài công lập.

- Có những chính sách khuyến khích đối tượng đủ điều kiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục bằng quy định ưu đãi đầu tư cao hơn mức ưu đãi đầu tư trong các luật hiện hành; có những chính sách tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục công lập được quyền thực hiện liên kết giáo dục với các cơ sở giáo dục nước ngoài khi đủ điều kiện do Hội đồng nhân dân Thành phố quy định. Thành phố được ban hành cơ chế huy động nguồn lực phát triển các loại hình liên kết giáo dục, đào tạo trong nước - quốc tế trong các cơ sở giáo dục đào tạo công lập.

- Có chính sách quy định hình thức ưu đãi phát triển hệ thống trường học chất lượng cao, trường học thông minh, nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học; có những chính sách để Sở Giáo dục và Đào tạo được điều chỉnh, bổ sung chương trình đối với một số môn học, hoạt động giáo dục để phù hợp với điều kiện Thủ đô, tiệm cận nền giáo dục của khu vực và quốc tế.

- Khuyến khích đa dạng hóa phát triển trường lớp ngoài công lập và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở, phát huy vai trò của hội đồng nhà trường; thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch.

Ngoài ra, trong Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2024 thì Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội còn yêu cầu tiếp tục rà soát sắp xếp quy hoạch mạng lưới và chuẩn hóa cơ sở vật chất trường lớp học như sau

- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp đảm bảo đủ số trường, lớp theo quy định; bổ sung quỹ đất, đầu tư xây mới trường học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; ưu tiên dành quỹ đất sau khi di dời các trụ sở cơ quan, trường Đại học để xây trường học công lập; khuyến khích và tạo điều kiện phát triển trường ngoài công lập ở các khu vực ngoại thành, vùng khó khăn, các khu đô thị mới, các khu di dân tái định cư.

- Rà soát, đầu tư trường học các cấp nhằm đảm bảo hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp học, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT về Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT về ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở GDPT; đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tiếp tục ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và các cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, giảm gánh nặng ngân sách, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học.

Xem thêm Kế hoạch 270/KH-UBND ban hành ngày 16/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 490

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn