Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 93/KH-UBND 2018 thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Hà Nội 2017 2025

Số hiệu: 93/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 19/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/KH-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2017-2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tui giai đoạn 2017-2025; Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về một số giải pháp tăng cường công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe ngưi cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025 như sau:

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Pháp lệnh Dân số năm 2003;

- Luật Người cao tuổi năm 2009;

- Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;

- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/01/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân 2011-2020;

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 1387/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực Y tế - Dân số;

- Quyết định số 1781/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi 2012-2020;

- Quyết định số 7618/QĐ-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025;

- Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

- Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi;

- Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/01/2013 của Chính phủ;

- Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội về một số giải pháp tăng cường công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tui thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn xã hội tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Các chỉ tiêu đến năm 2025

- 100% lãnh đạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn Thành phố được cung cấp thông tin về già hóa dân số, thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; ban hành các văn bản chỉ đạo, Kế hoạch về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- 100% người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tui.

b) Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe người cao tuổi trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tui.

Các chỉ tiêu đến năm 2025

- 90% người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe.

- Ít nhất 85% người cao tuổi được khám sức khỏe thông thường định kỳ ít nhất một lần trở lên/năm; được tầm soát ung thư đại trực tràng, một số ung thư sớm thường gặp ở người cao tuổi và được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe tại Trạm Y tế tuyến xã.

c) Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp (tại các cơ sở y tế, tại nhà...)

Các chỉ tiêu đến năm 2025

- Ít nhất 95% người cao tuổi khi bị bệnh được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

- Các bệnh viện tuyến Thành phố và khu vực (Bắc Thăng Long, Đức Giang, Sơn Tây, Thanh Nhàn, Vân Đình, Hà Đông) thành lập khoa Lão. Các bệnh viện tuyến huyện dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi.

- 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế.

- Thành lập ít nhất 01 Bệnh viện Lão khoa của thành phố Hà Nội (Bệnh viện Đa khoa Đống Đa)

- Xây dựng ít nhất 01 Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thành phố Hà Nội theo hình thức xã hội hóa.

- Triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trung tâm Tư vấn dịch vụ Dân số - KHHGĐ Thành phố.

- Phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày tại các quận, huyện, thị xã (theo hình thức xã hội hóa), ít nhất mỗi quận, huyện, thị xã có 01 Trung tâm.

d) Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung.

Các chỉ tiêu đến năm 2025

- Đảm bảo 100% người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không còn khả năng tự chăm sóc, không có người trợ giúp tại nhà được chăm sóc sức khỏe tập trung hoặc hình thức phù hợp.

- 100% người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc được chăm sóc sức khỏe bởi gia đình và cộng đồng.

e) Muc tiêu 5: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, tinh thần tại cộng đồng.

Các chỉ tiêu đến năm 2025

- Đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.

III. NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Tăng cường truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người cao tuổi. Thông tin về thách thức của quá trình già hóa dân số, thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nhằm xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, Kế hoạch và đầu tư kinh phí cho các nội dung thích ứng với xã hội dân số già hóa.

- Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn Thành phố về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thông qua các hình thức: Xây dựng các chuyên mục, phóng sự phát trên sóng truyền hình; chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài Thành phố; tin, bài trên hệ thống loa truyền thanh huyện, thị xã, xã, thị trấn.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như xây dựng các ấn phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: tài liệu, sách, tờ rơi, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, cẩm nang...; tổ chức các sự kiện truyền thông: hội thảo, hội nghị, hội thi, hội diễn...; tư vấn trực tiếp cho các nhóm đối tượng tại cộng đồng. Đồng thời, phát động và triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi”.

- Tập trung công tác tuyên truyền tại các địa bàn có tỷ lệ người cao tuổi cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Lồng ghép tuyên truyền nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với các nội dung khác trong chương trình Dân số - KHHGĐ.

2. Xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Nhân rộng các chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang triển khai, phối hợp với trung ương xây dựng bộ tiêu chí xã/phường phù hợp với người cao tuổi.

- Phối hợp triển khai xây dựng phong trào xã/phường phù hợp với người cao tuổi tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.

3. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho người cao tuổi

a) Nâng cao năng lực cho y tế cơ sở bao gồm cả Trạm Y tế xã, phường, thị trấn trong thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho cán bộ y tế cơ sở, bao gồm cả Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

- Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí địa phương và kinh phí từ nguồn xã hội hóa để thực hiện bổ sung trang thiết bị thiết yếu cho y tế cơ sở, bao gồm cả Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại cộng đồng. Lập danh sách theo dõi sức khỏe người cao tuổi tại địa bàn.

- Các đơn vị y tế đẩy mạnh việc triển khai tầm soát ung thư đại trực tràng, một số ung thư sớm thường gặp cho người dân Thủ đô Hà Nội từ 40 tuổi trở lên, tập trung vào nhóm đối tượng là người cao tuổi.

- Thường xuyên tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn theo quy định, bao gồm: Tuyên truyền phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi; Hướng dẫn người cao tuổi các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe tại nhà; Khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại Trạm Y tế và tại nơi cư trú của người cao tuổi; Xây dựng Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể cho từng người cao tui.

- Tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn để khám sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe cho người cao tuổi, ưu tiên người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

b) Nâng cao năng lực cho các khoa lão của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn Thành phố (trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi) thực hiện khám, chữa bệnh cho người cao tuổi

- Khảo sát về thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng quy định về tiêu chí phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi. Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí địa phương và kinh phí từ nguồn xã hội hóa để thực hiện cung cấp trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường điều trị người bệnh là người cao tuổi của các Bệnh viện đa khoa thuộc Thành phố.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan đào tạo chuyển giao kỹ thuật và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật theo tiến độ cho cán bộ tại khoa lão các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa của Thành phố.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các khoa lão của bệnh viện đa khoa tuyến Thành phố và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn Thành phố (trừ chuyên khoa Nhi) thực hiện khám, chữa bệnh cho người cao tuổi.

4. Xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi

a) Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình

- Thành lập đội ngũ tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa trên mạng lưới cộng tác viên Dân số - KHHGĐ.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới cộng tác viên Dân số - KHHGĐ về kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Trang bị một số thiết bị thiết yếu phục vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho đội ngũ tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Duy trì các hoạt động của mạng lưới cộng tác viên Dân số - KHHGĐ tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bao gồm: Thực hiện Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại hộ gia đình được phân công; Theo dõi, ghi chép tình hình sức khỏe của người cao tuổi được phân công; Tổ chức các buổi họp của mạng lưới hàng tháng.

-Triển khai và mở rộng mô hình bác sĩ gia đình tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Mở rộng các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà.

b) Triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trung tâm tư vấn dịch vụ Dân s- KHHGĐ Thành phố

- Xây dựng và triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trung tâm tư vấn Dịch vụ Dân số theo tiêu chí người cao tuổi được chăm sóc về cả thể chất và tinh thần. Triển khai thực hiện tốt các mô hình thể dục, dưỡng sinh, văn hóa, văn nghệ, nhằm chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.

- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người cao tuổi và cộng đồng về lợi ích của việc tham gia mô hình.

c) Phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày tại các quận, huyện, thị xã (theo hình thức xã hội hóa)

- Đảm bảo cơ chế, chính sách, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ để phát triển các Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày tại các quận, huyện, thị xã theo hình thức xã hội hóa.

- UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn; tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức thành lập và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

5. Các hoạt động đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung

a) Phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Phối hợp các Sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cấp Thành phố, cấp quận, huyện, thị xã và cấp xã, phường, thị trấn.

- Nâng cao năng lực đào tạo đáp ứng giai đoạn mới, đẩy mạnh, mở rộng quy mô đào tạo.

- Tổ chức đào tạo các nhóm đối tượng có nhu cầu.

- Mở các lớp tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ y tế, người chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại địa phương.

b) Hoạt động nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát

- Triển khai các nghiên cứu khoa học phù hợp tình hình và điều kiện của địa phương phục vụ cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại Thành phố.

- Tổ chức các đợt học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi với các tỉnh thành trong nước và nước ngoài, tại các quốc gia có hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có chất lượng cao.

- Phối hợp xây dựng các chỉ tiêu thống kê, báo cáo, quản lý, giám sát chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ theo các chỉ tiêu đã xây dựng.

- Thực hiện đánh giá đầu kỳ; giữa kỳ và cuối kỳ để kiểm điểm thực hiện các mục tiêu; hoạt động quản lý Kế hoạch.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất nhằm đánh giá tiến độ, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch.

6. Xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

- Phối hợp với các đơn vị thực hiện các khảo sát đánh giá và đề xuất xây dựng các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; các văn bản liên quan đến việc xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động cao tuổi. Tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi.

- Tổ chức triển khai các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành giai đoạn trước vẫn còn hiệu lực.

7. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người cao tuổi được tự chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng theo nguyên lý y học gia đình, mở rộng mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà. Mở rộng và duy trì hoạt động của mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng trên ít nhất 30% số xã, phường, thị trấn; lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào các hoạt động của mô hình.

- Khuyến khích phát triển các Trung tâm dưỡng lão kết hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Hướng dẫn kiến thức về rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là phòng bệnh thường gặp ở người cao tuổi; hướng dẫn, cung cấp một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đơn giản, dễ thực hiện cho người nhà người cao tuổi.

- Tổ chức tư vấn, khám bệnh và cấp miễn phí một số thuốc thông thường cho người cao tuổi tại cộng đồng.

- Hỗ trợ địa điểm, dụng cụ, phương tiện và cơ sở vật chất khác phù hợp với hoạt động của người cao tuổi.

- Hỗ trợ, hướng dẫn người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với sức khỏe và tâm lý người cao tuổi.

8. Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế

- Triển khai một số nghiên cứu khoa học liên quan đến chăm sóc sức khỏe, phúc lợi cho người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.

- Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm quốc tế và huy động nguồn lực đối với các nước có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc và phúc lợi cho người cao tuổi.

9. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

ng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho người dân Thủ đô tập trung vào nhóm đối tượng là người cao tuổi. Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và triển khai lồng ghép hệ cơ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý dân số hiện có (cấp Thành phố, quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn), tích hợp thông tin quản lý các bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp...) và thông tin khám, chữa bệnh của người dân vào phần mềm quản lý chăm sóc sức khỏe, đánh giá và nhân rộng ứng dụng hệ cơ sở dữ liệu điện tử trong quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

10. Dự án

Dự án 1: Thành lập Bệnh viện Lão khoa của thành phố Hà Nội: Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thành phố thành lập ít nhất 01 Bệnh viện Lão khoa của thành phố Hà Nội (trước mắt trên cơ sở Bệnh viện đa khoa Đống Đa nâng cấp, chuyển đổi thành Bệnh viện Lão khoa).

Dự án 2: Thành lập 01 Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Thành phố theo hình thức xã hội hóa: Phối hợp với các đơn vị liên quan, Tổng cục Dân số - KHHGĐ kêu gọi đầu tư trong nước, nước ngoài nhằm xây dựng Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Thành phố theo hình thức xã hội hóa.

IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Kế hoạch được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn. Tập trung triển khai ở các địa bàn có tỷ lệ cao người cao tuổi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Đối tượng

- Đối tượng thụ hưởng: Người cao tuổi, gia đình có người cao tuổi.

- Đối tượng tác động: cấp ủy Đảng, Chính quyền và Ban ngành đoàn thể; cơ sở y tế; cán bộ y tế, dân số; tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Kế hoạch; cộng đồng người cao tuổi sinh sống.

3. Tiến đô thực hiện

Kế hoạch được thực hiện từ năm 2018 đến 2025 và chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2018-2020): Tập trung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; tăng cường các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người cao tuổi tại các Trạm Y tế xã; thành lập Bệnh viện Lão khoa, Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Trung tâm Tư vấn dịch vụ Dân số - KHHGĐ Thành phố; phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ban ngày tại các quận, huyện, thị xã; tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho người cao tuổi của các cơ sở y tế; xây dựng các quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, hướng dẫn sử dụng Bảo hiểm y tế trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; xây dựng tổ chức, quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; nâng cao năng lực về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; thử nghiệm thí điểm các mô hình, loại hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn; thí điểm xây dựng phong trào xã, phường phù hợp với người cao tuổi; nghiên cứu, phát triển hệ thống chỉ báo thống kê về quản lý chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; thực hiện một số nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Giai đoạn 2 (2021-2025): Tổng kết giai đoạn 1, lựa chọn đẩy mạnh các hoạt động Kế hoạch đã triển khai có hiệu quả trong giai đoạn 1; nhân rộng các mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi, ưu tiên cho các mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng; tạo môi trường thân thiện cho người cao tuổi thông qua việc thúc đẩy phong trào xã, phường phù hợp với người cao tuổi; xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tổ chức, quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chính sách huy động các nguồn lực bao gồm cả tư nhân trong việc thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

V. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

Tổng kinh phí giai đoạn 2018-2025: 135.650 tỷ đồng (Một trăm ba mươi lăm tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng), cụ thể:

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung

KP snghiệp

KP xã hội hóa

KP lồng ghép trong CT DS-KHHGĐ

Tổng

I

Giai đoạn 2018-2020

20.780

21.000

2.880

44.660

1

Năm 2018

5.550

7.000

960

12.220

2

Năm 2019

7.180

7.000

960

20.910

3

Năm 2020

8.050

7.000

960

20.310

II

Giai đoạn 2021-2025

51.115

35.000

4.875

90.990

4

Năm 2021

11.015

7.000

960

13.540

5

Năm 2022

11.060

7.000

960

14.520

6

Năm 2023

10.820

7.000

960

19.980

7

Năm 2024

9.924

7.000

960

20.204

8

Năm 2025

8.296

7.000

1.035

13.966

TỔNG CỘNG

71.895

56.000

7.755

135.650

(Chi tiết kinh phí thực hiện kế hoạch theo phụ lục kèm theo)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

Là cơ quan thường trực, tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

Chỉ đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ, các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Thành phố, bố trí nguồn lực thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các quy định hiện hành.

Bổ sung quy hoạch ngành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và xây dựng Dự án 1 và 2 trình UBND Thành phố phê duyệt, triển khai thực hiện.

Huy động nguồn lực, bố trí kinh phí và khai thác lợi thế của địa phương để triển khai Kế hoạch. Triển khai lồng ghép với các Chương trình, Đề án, Kế hoạch có liên quan nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

2. Các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu, báo cáo UBND Thành phố bố trí kinh phí từ ngân sách Thành phố (nguồn vốn đầu tư) để thực hiện Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

b) Sở Tài chính

Chủ trì tham mưu, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Thành phố để thực hiện Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025.

c) Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo, đài Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, Thành phố về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; thông tin các hoạt động triển khai chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.

d) Sở Lao động Thương Binh và Xã hội; Ban đại diện Hội người cao tuổi thành phố Hà Nội; Các ban, ngành đoàn ththực hiện hoạt động về người cao tuổi

- Phối hợp, chỉ đạo điều phối các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

- Phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

- Tham gia các hoạt động trong Kế hoạch.

- Huy động nguồn lực tại địa phương tham gia chương trình hoạt động của Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

3. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn; huy động nguồn lực và khai thác lợi thế của địa phương; chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng hướng dẫn của ngành Y tế; lồng ghép có hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch với các chương trình Dân số - KHHGĐ trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Cân đối bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách phân cấp cho quận, huyện, thị xã để triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu theo nội dung của Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; triển khai mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập các Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao tuổi trên địa bàn quận, huyện, thị xã theo hình thức xã hội hóa.

Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thuộc Thành phố tập trung chỉ đạo, thực hiện đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Kế hoạch; định kỳ báo cáo UBND Thành phố (gửi Sở Y tế tổng hợp chung)./.

 


Nơi nhận:

- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để báo cáo)
- Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế; (để báo cáo)
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành Phố; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- UB MTTQ VN TP Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- CVP; PCVP: Đ.H. Giang, T.V. Dũng;
Phòng KGVX, KT, TKBT, TH;
- Lưu VT, KGVXAn.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2018-2025

(Kèm theo KH số: 93 KH/UBND, ngày 19 tháng 4 năm 2018 của UBND Thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung

2018

2019

2020

Tổng KP giai đoạn 2018-2020

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

I

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn dân tham gia CSSK NCT

1.880

1.880

0

0

1.540

1.540

0

0

1.600

1.600

0

0

5.020

5.020

0

0

II

Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe của NCT trên cơ sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự CSSK và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu của NCT

480

480

0

0

480

480

0

0

455

455

0

0

1.415

1.415

0

0

III

Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp

1.835

1.835

0

0

2.975

2.975

0

0

4.360

4.360

0

0

9.170

9.170

0

0

IV

Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu CSSK dài hạn của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở CSSK tập trung

315

315

0

0

1.345

1.345

0

0

795

795

0

0

2.455

2.455

0

0

V

Mục tiêu 5: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho NCT CSSK, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và nâng cao SK tinh thần

2.000

1.040

0

960

1.800

840

0

960

1.800

840

0

960

5.600

2.720

0

2.880

VI

Một số dự án

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

21.000

0

21.000

0

 

Tổng

13.510

5.550

7.000

960

15.140

7.180

7.000

960

16.010

8.050

7.000

960

44.660

20.780

21.000

2.880

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng KP giai đoạn 2021-2025

Tổng từ 2018-2025

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép trong CTDS

I

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường XH đồng thuận và p/trào toàn dân tham gia CSSKNCT

1.600

1.600

0

0

1.670

1.670

0

0

1.870

1.870

0

0

1.870

1.870

0

0

1.865

1.865

0

0

8.875

8.875

0

0

13.895

II

Mục tiêu 2: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tự CSSK và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ CSSK ban đầu của NCT

480

480

0

0

480

480

0

0

480

480

0

0

480

480

0

0

480

465

0

15

2.400

2.385

0

15

3.815

III

Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của NCT với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp

7.765

7.765

0

0

7.775

7.775

0

0

6.685

6.685

0

0

5.539

5.539

0

0

3.691

3.691

0

0

31.455

31.455

0

0

40.625

IV

Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu CSSK dài hạn của NCT tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở CSSK tập trung

330

330

0

0

295

295

0

0

745

745

0

0

595

595

0

0

895

895

0

0

2860

2860

0

0

5.315

V

Mục tiêu 5: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho NCT CSSK, tham gia các hoạt động VH, TT và nâng cao SK tinh thần

1.800

840

0

960

1.800

840

0

960

2.000

1.040

0

960

2.400

1.440

0

960

2.400

1.380

0

1.020

10.400

5.540

0

4.860

16.000

VI

Một số dự án

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

7.000

0

35.000

0

35.000

0

56.000

 

Tổng

18.975

11.015

7.000

960

19.020

11.060

7.000

960

18.780

10.820

7.000

960

17.884

9.924

7.000

960

16.331

8.296

7.000

1.035

90.990

51.115

35.000

4.875

135.650

(Bằng chữ: Một trăm ba mươi lăm tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng chẵn)

 

PHỤ LỤC I:

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo KH số: 93 KH/UBND, ngày 19 tháng 4 năm 2018 của UBND Thành phố Hà Nội)

ĐVT: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Năm 2018

Năm 2019

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép CTDS

 

Tổng

 

-

13.510

5.550

7.000

960

-

15.140

7.180

7.000

960

I

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn dân tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

 

 

1.880

1.880

-

-

 

1.540

1.540

-

-

1

Xây dựng và hoàn thiện chính sách PL về CSSK NCT, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia CSSK NCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về CSSK NCT

 

 

1.780

1.780

-

-

 

1.440

1.440

-

-

2,1

Tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

140

140

-

-

 

110

110

-

-

 

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề trên một số báo, tạp chí

5

30

30

-

-

5

30

30

-

-

 

Xây dựng/ phát sóng phóng sự

P/s

2

60

60

-

-

1

30

30

-

-

 

Tọa đàm trên truyền hình

Cuộc

1

50

50

-

-

1

50

50

-

-

2,2

Sản xuất, nhân bản tài liệu truyền thông

Năm

 

1.250

1.250

-

-

 

1.000

1.000

-

-

2,3

Truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng cho gia đình, người thân, người có uy tín trong cộng đồng nơi NCT sinh sống về các bệnh thường gặp ở NCT, lợi ích tầm soát ung thư đại trực tràng, tự CSSK tại nhà

Cuộc

60

360

360

-

-

50

300

300

-

-

2,4

Truyền thông vận động cộng đồng về CSSK NCT cho lãnh đạo, ban ngành các cấp

cuộc

3

30

30

-

-

3

30

30

-

-

3

Tư vn trực tiếp hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh, lợi ích tm soát ung thư đại trực tràng, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

người

10.000

100

100

-

-

10.000

100

100

-

-

II

Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi

 

 

480

480

-

-

 

480

480

-

-

1

Nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế x/p/tt trong thực hiện CSSK ban đầu cho NCT

 

 

390

390

-

-

 

390

390

-

-

1,1

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên, BCV cấp TP

lớp

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

1,2

Tập huấn CSSK NCT cho cán bộ dân số, y tế tuyến huyện

lớp

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

1,3

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, y tế cơ sở về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

lớp

30

300

300

-

-

30

300

300

-

-

2

Tổ chức chiến dịch CSSK NCT

đợt

6

90

90

-

-

6

90

90

-

-

III

Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp

 

 

1.835

1.835

-

-

-

2.975

2.975

-

-

1

Nâng cao năng lực cho các khoa lão của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thực hiện KSK cho NCT

 

 

1.355

1.355

-

-

 

2.285

2.285

-

-

1,1

Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị thông thường CSSK NCT cho các Trạm Y tế xã

43

1.290

1.290

 

-

40

1.200

1.200

 

-

1,2

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

đợt

 

 

-

-

-

1

1.000

1.000

-

-

1,3

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khoa lão các bệnh viện về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

lớp

2

25

25

-

-

3

45

45

-

-

1,4

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ CSSK NCT

lớp

2

40

40

-

-

2

40

40

-

-

1,5

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường bệnh điều trị là NCT

đợt

 

 

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Xây dựng và phổ biến mô hình CSSK dài hạn cho NCT

 

 

480

480

-

-

 

690

690

-

-

a

Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ CSSK NCT tại gia đình

 

 

480

480

-

-

 

410

410

-

-

a1

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho CTV dân số về các nội dung liên quan đến CSSK NCT

lớp

30

450

450

-

-

20

300

300

-

-

a2

Trang bị túi sơ cứu di động

túi

30

30

30

-

-

100

110

110

-

-

b

Xây dựng MH CSSK NCT tại TTTVDVDS

mô hình

 

 

 

-

-

 

280

280

-

-

 

Hoạt động qun lý, điều hành

 

 

 

 

 

 

 

50

50

 

 

 

Thiết lập mạng lưới, nâng cao năng lực

 

 

 

 

 

 

 

130

130

 

 

 

Triển khai các hoạt động của Mô hình

 

 

 

 

 

 

 

100

100

 

 

c

Phát triển mô hình TT CSSK NCT ban ngày tại các quận/huyện/thị xã theo hình thức XHH

mô hình

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

IV

Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung

 

 

315

315

-

-

 

1.345

1.345

-

-

1

Các hoạt động

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1,1

Phát triển nguồn nhân lực CSSK NCT

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lão khoa, CSSK NCT

 

 

 

-

-

-

 

300

300

-

-

1,2

Hoạt động nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

a

Triển khai một số NCKH liên quan đến CSSK NCT

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

a1

Nghiên cứu về tình hình sử dụng mạng điện tử (internet), viễn thông trong tư vấn chăm sóc sức khỏe NCT

K/s

 

 

-

-

-

1

150

150

-

-

a2

Điều tra, khảo sát thực trạng CSSK NCT trên địa bàn Thành phố

K/s

 

 

-

-

-

1

800

800

-

-

b

Học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế

đợt

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

c

Xây dựng và triển khai thực hiện bộ chỉ tiêu thống kê, báo cáo

bộ

1

100

100

-

-

 

 

-

-

-

d

Đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

 

1

100

100

-

-

 

 

-

-

-

e

Kiểm tra, giám sát

 

 

15

15

-

-

 

15

15

-

-

2

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và triển khai lồng ghép hệ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác CSSK NCT trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý dân số hiện có

đợt

1

100

100

-

-

1

80

80

-

-

V

Mục tiêu 5: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho NCT tự CSSK, tham gia các hoạt động văn hóa, ththao và nâng cao SK tinh thần

 

 

2.000

1.040

-

960

 

1.800

840

-

960

1

Mở rộng mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng

mô hình

90

1.800

840

-

960

80

1.600

640

-

960

2

Mở rộng các CLB NCT tự giúp nhau; Hỗ trợ địa điểm, dụng cụ, phương tiện và cơ sở vật chất khác phù hợp với hoạt động của NCT. Hỗ trợ, hướng dẫn NCT tham gia hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với SK và tâm lý

đợt

 

200

200

-

-

 

200

200

-

-

VI

Một số dự án

 

-

7.000

-

7.000

-

-

7.000

-

7.000

-

a

Thành lập bệnh viện lão khoa của Thành phố Hà Nội (Sở Y tế xây dựng Đề án tnh UBND Thành phố)

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

b

Thành lập 01 Trung tâm dịch vụ CSSK người cao tuổi Thành phố theo hình thức xã hội hóa

TT

 

7.000

-

7.000

-

 

7.000

-

7.000

-

 

STT

NỘI DUNG

Năm 2020

Giai đoạn 2018-2020

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép CTDS

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép CTDS

 

TỔNG

-

16.010

8.050

7.000

960

 

44.660

20.780

21.000

2.880

I

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận và phong trào toàn dân tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

 

1.600

1.600

-

-

 

5.020

5.020

-

-

1

Xây dựng và hoàn thiện chính sách PL về CSSK NCT, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia CSSK NCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về CSSK NCT

 

1.500

1.500

-

-

 

4.720

4.720

-

-

2,1

Tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

110

110

-

-

 

360

360

-

-

 

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề trên một số báo, tạp chí

5

30

30

-

-

15

90

90

-

-

 

Xây dựng/ phát sóng phóng sự

1

30

30

-

-

4

120

120

-

-

 

Tọa đàm trên truyền hình

1

50

50

-

-

3

150

150

-

-

2,2

Sản xuất, nhân bản tài liệu truyền thông

 

1.000

1.000

-

-

-

3.250

3.250

-

-

2,3

Truyền thông chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng cho gia đình, người thân, người có uy tín trong cộng đồng nơi NCT sinh sống về các bệnh thường gặp ở NCT, lợi ích tầm soát ung thư đại trực tràng, tự CSSK tại nhà

60

360

360

-

-

170

1.020

1.020

 

 

2,4

Truyền thông vận động cộng đồng về CSSK NCT cho lãnh đạo, ban ngành các cấp

3

30

30

-

-

9

90

90

 

 

3

Tư vn trực tiếp hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh, lợi ích tm soát ung thư đại trực tràng, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

10.000

100

100

-

-

30.000

300

300

 

 

II

Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi

 

455

455

-

-

 

1.415

1.415

-

-

1

Nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế x/p/tt trong thực hiện CSSK ban đầu cho NCT

 

365

365

-

-

 

1.145

1.145

-

-

1,1

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên, BCV cấp TP

1

20

20

-

-

7

110

110

 

 

1,2

Tập huấn CSSK NCT cho cán bộ dân số, y tế tuyến huyện

3

45

45

-

-

9

135

135

 

 

1,3

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, y tế cơ sở về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

30

300

300

-

 

90

900

900

-

-

2

Tổ chức chiến dịch CSSK NCT

6

90

90

-

-

18

270

270

-

-

III

Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp

 

4.360

4.360

-

-

-

9.170

9.170

-

-

1

Nâng cao năng lực cho các khoa lão của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thực hiện KSK cho NCT

 

3.285

3.285

-

-

-

6.925

6.925

-

-

1,1

Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị thông thường CSSK NCT cho các Trạm Y tế xã

50

1.500

1.500

-

-

133

3.990

3.990

 

 

1,2

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1

700

700

-

-

2

1.700

1.700

 

 

1,3

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khoa lão các bệnh viện về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

3

45

45

-

-

8

115

115

 

 

1,4

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chăm sóc sức khỏe NCT

2

40

40

-

-

6

120

120

 

 

1,5

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường bệnh điều trị là NCT

1

1.000

1.000

-

-

1

1.000

1.000

 

 

2

Xây dựng và phổ biến mô hình CSSK dài hạn cho NCT

 

1.075

1.075

-

-

-

2.245

2.245

-

-

a

Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ CSSK NCT tại gia đình

 

420

420

-

-

 

1.310

1.310

-

-

a1

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho CTV dân số

20

300

300

-

-

70

1.050

1.050

-

-

a2

Trang bị túi sơ cứu di động

100

120

120

-

-

230

260

260

 

 

b

Xây dựng MH CSSK NCT tại TTTVDVDS

 

655

655

-

-

-

935

935

-

 

 

Hoạt động qun lý, điều hành

 

50

50

 

 

 

100

100

-

 

 

Thiết lập mạng lưới, nâng cao năng lực

 

200

200

 

 

 

330

330

-

 

 

Triển khai các hoạt động của Mô hình

 

405

405

-

 

 

505

505

-

 

c

Phát triển mô hình TT CSSK NCT ban ngày tại các quận/huyện/thị xã theo hình thức XHH

 

 

-

-

-

 

 

 

 

 

IV

Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung

 

795

795

-

-

 

2.455

2.455

-

-

1

Các hoạt động

 

 

-

-

-

 

 

 

 

 

1,1

Phát triển nguồn nhân lực CSSK NCT

 

 

-

-

-

-

-

-

 

 

 

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lão khoa, CSSK NCT

 

300

300

-

-

 

600

600

 

 

1,2

Hoạt động nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát

 

 

-

-

-

 

 

-

 

 

a

Triển khai một số NCKH liên quan đến CSSK NCT

 

 

-

-

-

 

 

 

 

 

a1

Nghiên cứu về tình hình sử dụng mạng điện tử (internet), viễn thông trong tư vấn chăm sóc sức khỏe NCT

 

 

-

-

-

1

150

150

 

 

a2

Điều tra, khảo sát thực trạng CSSK NCT trên địa bàn Thành phố

 

 

-

-

-

1

800

800

-

-

b

Học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế

1

200

200

-

-

1

200

200

 

 

c

Xây dựng và triển khai thực hiện bộ chỉ tiêu thống kê, báo cáo

 

 

-

-

-

1

100

100

 

 

d

Đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

1

200

200

-

-

2

300

300

 

 

e

Kiểm tra, giám sát

 

15

15

-

-

-

45

45

 

 

2

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và triển khai lồng ghép hệ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác CSSK NCT trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý dân số hiện có

1

80

80

-

-

3

260

260

 

 

V

Mục tiêu 5: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho NCT tự CSSK, tham gia các hoạt động văn hóa, ththao và nâng cao SK tinh thần

 

1.800

840

-

960

 

5.600

2.720

-

2.880

1

Mở rộng mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng

80

1.600

640

-

960

 

5.000

2.120

 

2.880

2

Mở rộng các CLB NCT tự giúp nhau; Hỗ trợ địa điểm, dụng cụ, phương tiện và cơ sở vật chất khác phù hợp với hoạt động của NCT. Hỗ trợ, hướng dẫn NCT tham gia hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với SK và tâm lý

 

200

200

-

-

 

600

600

 

 

VI

Một số dự án

-

7.000

-

7.000

-

-

21.000

-

21.000

-

a

Thành lập bệnh viện lão khoa của Thành phố Hà Nội (Sở Y tế xây dựng Đề án tnh UBND Thành phố)

 

 

-

-

-

 

 

 

 

 

b

Thành lập 01 Trung tâm dịch vụ CSSK người cao tuổi Thành phố theo hình thức xã hội hóa

 

7.000

-

7.000

-

 

21.000

 

21.000

 

 

PHỤ LỤC II:

KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo KH số: 93 KH/UBND, ngày 19 tháng 4 năm 2018 của UBND Thành phố Hà Nội)

ĐVT: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép

 

TỔNG

 

 

18.975

11.015

7.000

960

 

19.020

11.060

7.000

960

 

18.780

10.820

7.000

960

I

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường đồng thuận và phong trào toàn dân tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

 

 

1.600

1.600

-

-

 

1.670

1.670

-

-

 

1.870

1.870

-

-

1

Xây dựng và hoàn thiện chính sách PL về CSSK NCT, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia CSSK NCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về CSSK NCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,1

Tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề trên một số báo, tạp chí

5

30

30

-

-

5

30

30

-

-

5

30

30

-

-

 

Xây dựng/ phát sóng phóng sự

P/s

1

30

30

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

Tọa đàm trên truyền hình

Cuộc

1

50

50

-

-

1

50

50

-

-

1

50

50

-

-

2,2

Sản xuất, nhân bản tài liệu truyền thông

Năm

 

1.000

1.000

-

-

 

1.100

1.100

-

-

 

1.300

1.300

-

-

2,3

Truyền thông CSSK người cao tuổi tại cộng đồng cho gia đình, người thân, người có uy tín trong cộng đồng nơi NCT sinh sống về các bệnh thường gặp ở NCT, lợi ích tầm soát ung thư đại trực tràng, tự CSSK tại nhà

Cuộc

60

360

360

-

-

60

360

360

-

-

60

360

360

-

-

2,4

Truyền thông vận động cộng đồng về CSSK NCT cho lãnh đạo, ban ngành các cấp

cuộc

3

30

30

-

-

3

30

30

-

-

3

30

30

-

-

3

Tư vấn trực tiếp hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh, lợi ích tầm soát ung thư đại trực tràng, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

người

10.000

100

100

-

-

10.000

100

100

-

-

10.000

100

100

-

-

II

Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi

 

 

480

480

-

-

 

480

480

-

-

 

480

480

-

-

1

Nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế x/p/tt trong thực hiện CSSK ban đầu cho NCT

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1,1

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên, BCV cấp TP

lớp

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

1,2

Tập huấn CSSK NCT cho cán bộ dân số, y tế tuyến huyện

lớp

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

1,3

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, y tế cơ sở về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

lớp

30

300

300

-

-

30

300

300

-

-

30

300

300

-

-

2

Tổ chức chiến dịch CSSK NCT

đợt

6

90

90

-

-

6

90

90

-

-

6

90

90

-

-

III

Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp

 

 

7.765

7.765

-

-

126

7.775

7.775

-

-

-

6.685

6.685

-

-

1

Nâng cao năng lực cho các khoa lão của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thực hiện khám sức khỏe cho NCT

 

 

6.985

6.985

-

-

126

6.955

6.955

-

-

 

5.835

5.835

-

-

1,1

Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị thông thường CSSK NCT cho các Trạm Y tế xã

130

3.900

3.900

-

-

119

3.570

3.570

-

-

125

3.750

3.750

-

-

1,2

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

đợt

1

600

600

-

-

1

1.300

1.300

-

-

1

1.000

1.000

-

-

1,3

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khoa lão các bệnh viện về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

lớp

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

1,4

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chăm sóc sức khỏe NCT

lớp

2

40

40

-

-

2

40

40

-

-

2

40

40

-

-

1,5

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường bệnh điều trị là NCT

đợt

1

2.400

2.400

-

-

1

2.000

2.000

-

-

1

1.000

1.000

-

-

2

Xây dựng và phổ biến mô hình CSSK dài hạn cho NCT

 

 

780

780

-

-

 

820

820

-

-

 

850

850

-

-

a

Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ CSSK NCT tại gia đình

 

 

430

430

-

-

 

440

440

-

-

 

450

450

-

-

a1

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số

lớp

20

300

300

-

-

20

300

300

-

-

20

300

300

-

-

a2

Trang bị túi sơ cứu di động

túi

100

130

130

-

-

100

140

140

-

-

100

150

150

-

-

b

Xây dựng MH CSSK NCT tại TTTVDVDS

mô hình

 

350

350

-

-

-

380

380

-

-

-

400

400

-

-

 

Hoạt động qun lý, điều hành

 

 

50

50

-

 

 

50

50

-

 

 

50

50

-

 

 

Thiết lập mạng lưới, nâng cao năng lực

 

 

50

50

-

 

 

50

50

-

 

 

50

50

-

 

 

Triển khai các hoạt động của Mô hình

 

 

250

250

-

 

 

280

280

-

 

 

300

300

-

 

c

Phát triển mô hình TT CSSK NCT ban ngày tại các quận/huyện/thị xã theo hình thức XHH

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

IV

Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung

 

 

330

330

-

-

 

295

295

-

-

 

745

745

-

-

1

Các hoạt động

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1,1

Phát triển nguồn nhân lực CSSK NCT

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lão khoa, CSSK NCT

 

 

235

235

-

-

 

200

200

-

-

 

200

200

-

-

1,2

Hoạt động nâng cao năng lực, kiểm tra, giám sát

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

a

Triển khai một số NCKH liên quan đến CSSK NCT

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

Đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong tư vấn chăm sóc sức khỏe NCT

K/s

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1

150

150

-

-

b

Học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

b1

Học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước

đợt

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1

100

100

-

-

b2

Học tập trao đổi kinh nghiệm nước ngoài

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

c

Xây dựng và triển khai thực hiện bộ chỉ tiêu thống kê, báo cáo

bộ

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1

100

100

-

-

d

Đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1

100

100

-

-

e

Kiểm tra, giám sát

 

 

15

15

-

-

 

15

15

-

-

 

15

15

-

-

2

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và triển khai lồng ghép hệ cơ sở dữ liệu điện tử quản lý công tác CSSK NCT trên cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý dân số hiện có

đợt

1

80

80

-

-

1

80

80

-

-

1

80

80

-

-

V

Mục tiêu 5: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho NCT tự CSSK, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và nâng cao SK tinh thần

đợt

 

1.800

840

-

960

 

1.800

840

-

960

 

2.000

1.040

-

960

1

Mrộng mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng

mô hình

80

1.600

640

-

960

80

1.600

640

-

960

90

1.800

840

-

960

2

Hỗ trợ địa điểm, dụng cụ, phương tiện và cơ sở vật chất khác phù hợp với hoạt động của NCT. Hỗ trợ, hướng dẫn NCT tham gia hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với SK và tâm lý

đợt

 

200

200

-

-

 

200

200

-

-

 

200

200

-

-

VI

Một số dự án

 

 

7.000

-

7.000

-

 

7.000

-

7.000

-

 

7.000

-

7.000

-

a

Thành lập bệnh viện lão khoa của Thành phố Hà Nội (Sở Y tế xây dựng Đề án trình UBND Thành phố

 

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

b

Mở rộng hoạt động 01 Trung tâm dịch vụ CSSK người cao tuổi Thành phố theo hình thức xã hội hóa

TT

 

7.000

-

7.000

-

 

7.000

-

7.000

-

 

7.000

-

7.000

-

 

STT

NỘI DUNG

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2021-2025

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

SỐ LƯỢNG

KINH PHÍ

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép

Tổng

Trong NS

XHH

Lồng ghép

 

TỔNG

 

17.884

9.924

7.000

960

-

16.331

8.296

7.000

1.035

 

90.990

51.115

35.000

4.875

I

Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, tạo môi trường đồng thuận và phong trào toàn dân tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

 

1.870

1.870

-

-

 

1.865

1.865

-

-

 

8.875

8.875

-

-

1

Xây dựng và hoàn thiện chính sách PL về CSSK NCT, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia CSSK NCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

2

Truyền thông giáo dục thay đổi hành vi về CSSK NCT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

2,1

Tổ chức truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

Xây dựng chuyên trang, chuyên đề trên một số báo, tạp chí

5

30

30

-

-

5

30

30

-

-

25

150

150

 

 

 

Xây dựng/ phát sóng phóng sự

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

1

30

30

 

 

 

Tọa đàm trên truyền hình

1

50

50

-

-

1

50

50

-

-

5

250

250

 

 

2,2

Sản xuất, nhân bản tài liệu truyền thông

 

1.300

1.300

-

-

 

1.300

1.300

-

-

 

6.000

6.000

 

 

2,3

Truyền thông CSSK người cao tuổi tại cộng đồng cho gia đình, người thân, người có uy tín trong cộng đồng nơi NCT sinh sống về các bệnh thường gặp ở NCT, lợi ích tầm soát ung thư đại trực tràng, tự CSSK tại nhà

60

360

360

-

-

60

360

360

-

-

300

1.800

1.800

 

 

2,4

Truyền thông vận động cộng đồng về CSSK NCT cho lãnh đạo, ban ngành các cấp

3

30

30

-

-

3

30

30

-

-

15

150

150

 

 

3

Tư vấn trực tiếp hướng dẫn NCT các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh, lợi ích tầm soát ung thư đại trực tràng, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà

10.000

100

100

-

-

9.500

95

95

-

-

49.500

495

495

 

 

II

Mục tiêu 2: Nâng cao sức khỏe của người cao tuổi trên sở nâng cao kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi

 

480

480

-

-

 

480

465

-

15

-

2.400

2.385

-

15

1

Nâng cao năng lực chuyên môn cho y tế cơ sở bao gồm cả trạm y tế x/p/tt trong thực hiện CSSK ban đầu cho NCT

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

-

-

-

 

 

1,1

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ giảng viên, BCV cấp TP

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

15

255

255

 

 

1,2

Tập huấn CSSK NCT cho cán bộ dân số, y tế tuyến huyện

3

45

45

-

-

3

45

30

-

15

15

225

210

 

15

1,3

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ dân số, y tế cơ sở về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

30

300

300

-

-

30

300

300

-

-

150

1.500

1.500

-

-

2

Tổ chức chiến dịch CSSK NCT

6

90

90

-

-

6

90

90

-

-

30

450

450

 

 

III

Mục tiêu 3: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của người cao tuổi với chất lượng ngày càng cao, chi phí và hình thức phù hợp

 

5.539

5.539

-

-

-

3.691

3.691

-

-

476

31.455

31.455

-

-

1

Nâng cao năng lực cho các khoa lão của bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thực hiện khám sức khỏe cho NCT

 

4.595

4.595

-

-

 

2.785

2.785

-

-

476

27.155

27.155

-

-

1,2

Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị thông thường CSSK NCT cho các Trạm Y tế xã

67

2.010

2.010

-

-

-

-

-

 

-

441

13.230

13.230

-

-

1,3

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm tư vấn dịch vụ dân số để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

1

1.500

1.500

-

-

1

1.200

1.200

-

-

5

5.600

5.600

-

-

1,4

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khoa lão các bệnh viện về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

3

45

45

-

-

3

45

45

-

-

15

225

225

-

-

1,5

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chăm sóc sức khỏe NCT

2

40

40

-

-

2

40

40

-

-

10

200

200

-

-

1,6

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phòng khám lão khoa, khoa lão, khu có giường bệnh điều trị là NCT

1

1.000

1.000

-

-

1

1.500

1.500

-

-

5

7.900

7.900

-

-

2

Xây dựng và phổ biến mô hình CSSK dài hạn cho NCT

 

944

944

-

-

 

906

906

-

-

 

4.300

4.300

-

-

a

Xây dựng và duy trì hoạt động của đội ngũ CSSK NCT tại gia đình

 

444

444

-

-

 

436

436

-

-

 

2.200

2.200

-

-

a1

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số

30

300

300

-

-

20

300

300

-

-

110

1.500

1.500

-

-

a2

Trang bị túi sơ cứu di động

90

144

144

-

-

80

136

136

-

-

470

700

700

 

 

b

Xây dựng MH CSSK NCT tại TTTVDVDS

-

500

500

-

-

-

470

470

-

-

-

2.100

2.100

-

-

 

Hoạt động quản lý, điều hành

 

50

50

-

 

 

50

50

-

 

 

250

250

-

-

 

Thiết lập mạng lưới, nâng cao năng lực

 

50

50

-

 

 

20

20

-

 

 

220

220

-

-

 

Triển khai các hoạt động của Mô hình

 

400

400

-

 

 

400

400

-

 

 

1.630

1.630

-

-

c

Phát triển mô hình TT CSSK NCT ban ngày tại các quận/huyện/thị xã theo hình thức XHH

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

 

 

 

 

 

IV

Mục tiêu 4: Đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe dài hạn của người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng và trong cơ sở chăm sóc sức khỏe tập trung

 

595

595

-

-

 

895

895

-

-

-

2.860

2.860

-

-

1

Các hoạt động

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

-

 

 

 

 

1,1

Phát triển nguồn nhân lực CSSK NCT

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

-

-

-

 

 

 

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lão khoa, CSSK NCT

 

400

400

-

-

 

400

400

-

-

-

1.435

1.435

 

 

1,2

Hoạt động nâng cao năng lực, kim tra, giám sát

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

-

-

-

 

 

a

Triển khai một số NCKH liên quan đến CSSK NCT

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

-

-

 

 

 

 

Đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong tư vấn chăm sóc sức khỏe NCT

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1

150

150

 

 

b

Học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

-

-

 

 

 

b1

Học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước

1

100

100

-

-

 

 

-

-

-

2

200

200

 

 

b2

Học tập trao đổi kinh nghiệm nước ngoài

 

 

-

-

-

1

200

200

-

-

1

200

200

 

 

c

Xây dựng và triển khai thực hiện bộ chỉ tiêu thống kê, báo cáo

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

1

100

100

 

 

d

Đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

 

 

-

-

-

1

200

200

-

-

2

300

300

 

 

e

Kiểm tra, giám sát

 

15

15

-

-

 

15

15

-

-

-

75

75

 

 

2

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý và triển khai lồng ghép hệ cơ sở dữ liệu điện tquản lý công tác CSSK NCT trên cơ sở dliệu phần mềm qun lý dân số hiện có

1

80

80

-

-

1

80

80

-

-

5

400

400

 

 

V

Mục tiêu 5: Hỗ tr, tạo điều kiện cho NCT tự CSSK, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và nâng cao SK tinh thần

 

2.400

1.440

-

960

 

2.400

1.380

-

1.020

 

10.400

5.540

-

4.860

1

Mrộng mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng

100

2.000

1.040

-

960

100

2.000

980

-

1.020

 

9.000

4.140

 

4.860

2

Hỗ trợ địa điểm, dụng cụ, phương tiện và cơ sở vật chất khác phù hợp với hoạt động của NCT. Hỗ trợ, hướng dẫn NCT tham gia hoạt động văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao khác phù hợp với SK và tâm lý

 

400

400

-

-

 

400

400

-

-

-

1.400

1.400

 

 

VI

Một số dự án

-

7.000

-

7.000

-

 

7.000

-

7.000

-

 

35.000

-

35.000

-

a

Thành lập bệnh viện lão khoa của Thành phố Hà Nội (Sở Y tế xây dựng Đề án trình UBND Thành phố)

 

 

-

-

-

 

 

-

-

-

-

-

 

 

 

b

Mrộng hoạt động 01 Trung tâm dịch vụ CSSK người cao tuổi Thành phố theo hình thức xã hội hóa

 

7.000

-

7.000

-

 

7.000

-

7.000

-

-

35.000

-

35.000

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 93/KH-UBND ngày 19/04/2018 về thực hiện “Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.599

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.0.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!