Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1105/KH-UBND 2021 quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng chủ lực tỉnh Phú Thọ

Số hiệu: 1105/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Nguyễn Thanh Hải
Ngày ban hành: 24/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1105/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 24 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày năm 2015;

Căn cứ Luật Trồng trọt năm 2018;

Căn cứ Luật Kiểm dịch và bảo vệ thực vật năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

Căn cứ Chỉ thị số 8141/CT-BNN-BVTV ngày 24/11/2020 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và PTNT về tiếp tục triển khai Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng suất khẩu;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cụ thể như sau:

PHẦN THỨ NHẤT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ỨNG DỤNG IPM GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 2027/QĐ-BNN-BVTV ngày 02/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2015-2020, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số số 4848/KH-UBND ngày 23/11/2015 về “Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh". Sau 5 năm thực hiện, kết quả đạt được như sau:

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu:

- Số xã có đội ngũ nông dân nòng cốt có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả về IPM/tổng số xã đạt 92,9% (Kế hoạch là 90%).

Trên các cây trồng chủ lực:

- Đối với cây lúa: Diện tích ứng dụng IPM đầy đủ (gồm cả SRI, gieo sạ): trên 46 ngàn ha, tương đương 76% (KH là 80%), số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM: 90% (KH là 70%), lượng thuốc hóa học trừ sâu bệnh giảm 45% (KH 50%), lượng phân đạm giảm 12% (KH 10%), lượng nước tưới giảm 21% (KH 20%), hiệu quả sản xuất tăng 14% (KH 10%).

- Đối với cây rau: Diện tích ứng dụng IPM đầy đủ (gồm cả RAT, VietGAP): trên 3,7 ngàn ha tương đương 62% (KH 70%), số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM: 73% (KH 70%), lượng thuốc hóa học trừ sâu bệnh giảm 37% (KH 50%), lượng phân đạm giảm 17% (KH 20%), hiệu quả sản xuất tăng 25% (KH 30%)

- Đối với cây chè: Diện tích ứng dụng IPM đầy đủ (gồm cả Chè an toàn, VietGAP, RFA, UTZ...): trên 9,2 ngàn ha tương đương 71% (KH 80%), số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM: 79% (KH 70%), lượng thuốc hóa học trừ sâu bệnh giảm 54% (KH 50%), hiệu quả sản xuất tăng 15% (KH 15%)

- Đối với cây bưởi: Diện tích ứng dụng IPM đầy đủ: trên 3,0 ngàn ha tương đương 71% (KH 70%), số hộ nông dân sản xuất hiểu biết và áp dụng IPM: 71% (KH 70%), lượng thuốc hóa học trừ sâu bệnh giảm 32% (KH 30%), tăng hiệu quả sản xuất 22% (KH 20%).

(Chi tiết theo biểu 1)

2. Công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền:

* Công tác tập huấn:

- Cấp tỉnh thực hiện 5 lớp TOT, 189 lớp FFS và 617 lớp tập huấn nông dân cho 22.509 lượt người tham gia.

- Cấp huyện thực hiện 3 lớp TOT, 81 lớp FFS và 2.823 lớp tập huấn nông dân cho 149.387 lượt người tham gia.

* Công tác tuyên truyền: Tổng số tin bài đăng tạp chí, báo 241 bài, thực hiện 150 phóng sự, 12.667 phát thanh (huyện, xã), cấp phát tài liệu tờ rơi 117.179 tờ.

3. Xây dựng mô hình ứng dụng IPM: Tổng số mô hình triển khai trong giai đoạn là 359 mô hình (19.416 ha), số hộ tham gia 96.045 hộ. Trong đó: Cây lúa 159 mô hình (KH 65 MH); cây rau 26 mô hình (KH 30 MH); cây chè 24 mô hình (KH 45 MH); cây bưởi 60 mô hình (KH 25 MH); mô hình IPM khác như: Bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, diệt chuột tập trung,… là 90 mô hình.

4. Phát triển Tổ dịch vụ bảo vệ thực vật:

- Từ năm 2016 - 2020, số tổ dịch vụ được thành lập là 61 tổ. Trong đó: Năm 2016 có 19 tổ; thành lập mới năm 2017 là 08 tổ, năm 2018 là 10 tổ, năm 2019 là 15 tổ, năm 2020 là 09 tổ. Tính đến nay số tổ còn hoạt động là 55 tổ; số tổ không hoạt động là 06 tổ, do giải thể Hợp tác xã, không có thành viên.

- Diện tích Tổ dịch vụ thực hiện 4.636 ha, trong đó trên cây lúa 2.276 ha; cây rau 92 ha; cây chè 117 ha, cây bưởi 554 ha, cây trồng khác 10 ha. Có 08 tổ dịch vụ hoạt động BVTV toàn phần và 53 tổ dịch vụ hoạt động BVTV bán toàn phần.

5. Kinh phí hỗ trợ:

- Tổng kinh phí thực hiện toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 là 31.563,471 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí tỉnh: 2.586,3 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí huyện: 10.618,572 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí Trung ương (KN Trung ương): 593,4 triệu đồng.

- Nguồn vốn khác: 17.875,199 triệu đồng.

Cụ thể theo năm:

- Năm 2016: Tổng kinh phí thực hiện là 5.766 triệu đồng: Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh: 544 triệu đồng: Cấp huyện 3.900,2 triệu đồng; Khác (WB7, cấp xã): 1.227 triệu đồng.

- Năm 2017: Tổng kinh phí thực hiện là 4.049,496 triệu đồng: Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh: 532,3 triệu đồng; Cấp huyện: 1.287,196 triệu đồng; Khác (WB7, nông thôn mới, cấp xã,...): 2.230 triệu đồng.

- Năm 2018: Tổng kinh phí thực hiện là 5.467,334 triệu đồng: Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh: 450 triệu đồng; Cấp huyện: 1.414,022 triệu đồng; Khác (WB7, Nông thôn mới, cấp xã,...): 3.603,312 triệu đồng.

- Năm 2019: Tổng kinh phí thực hiện là 9.451,689 triệu đồng: Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh: 475 triệu đồng; Cấp huyện: 1.617,602 triệu đồng; Ngân sách Trung ương (Khuyến nông TW): 375 triệu đồng; Khác (WB7, Nông thôn mới,...): 6.984,087 triệu đồng.

- Năm 2020: Tổng kinh phí thực hiện là 6.828,952 triệu đồng: Trong đó: Ngân sách cấp tỉnh: 475 triệu đồng; Cấp huyện: 2.399,552 triệu đồng; Trung ương (Khuyến nông TW): 218,4 triệu đồng; Khác (WB7, nông thôn mới, cấp xã,..: 3.736 triệu đồng.

(Chi tiết tại biểu 2)

6. Đánh giá chung:

6.1. Ưu điểm:

- Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây trồng giai đoạn 2016-2020 là định hướng, giải pháp phù hợp trong canh tác bền vững đã được các cấp, ngành quan tâm, được nông dân, các HTX, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hưởng ứng và áp dụng.

- Quá trình triển khai đã lồng ghép được nhiều nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ. Nhiều mục tiêu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra như chỉ tiêu về số xã có đội ngũ nông dân hiểu biết về IPM; giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân đạm sử dụng và tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

- Áp dụng IPM đã giảm được mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, phân bón vô cơ, nhất là thuốc BVTV hóa học đối với sức khỏe cộng đồng, môi trường, đồng thời nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

- Tổ dịch vụ BVTV đã phát huy được hiệu quả đối với những vùng sản xuất tập trung, áp dụng đồng bộ các giải pháp về canh tác như cùng thời vụ, cùng giống, cùng kỹ thuật chăm sóc; cũng như hiệu quả cao đối với những địa hình khó khăn, thời điểm phòng trừ cần nhanh gọn.

- Những diện tích đã ứng dụng IPM trên cây trồng là tiền đề để đánh giá chứng nhận sản xuất trồng trọt an toàn theo GAP, hữu cơ.

6.2. Khó khăn, tồn tại:

- Diện tích áp dụng IPM trên một số cây trồng còn đạt thấp so với kế hoạch (cây rau, cây chè) ở một số huyện như Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn, Phù Ninh, Thị xã Phú Thọ. Lượng thuốc trừ sâu, bệnh giảm trên cây rau, cây lúa chưa đạt kế hoạch.

- Chưa xây dựng và hình thành được nhiều mô hình tổ dịch vụ BVTV, một số huyện chưa hình thành được Tổ dịch vụ BVTV (TP. Việt Trì, TX. Phú Thọ, Cẩm Khê, Thanh Sơn); Tổ dịch vụ chủ yếu mới chỉ thực hiện trên cây lúa, một số tổ hoạt động chưa hiệu quả.

6.3. Nguyên nhân:

- Tập quán canh tác nhiều nơi còn chậm được thay đổi; điều kiện về canh tác như đất đai đa phần vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, nhiều diện tích tưới tiêu chưa chủ động; trong những năm qua thời tiết có những diễn biến bất thuận; lao động nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ và lớn tuổi phần nào ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật, trong đó có IPM.

- Một số huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch hàng năm còn muộn, kinh phí bố trí còn rất hạn chế, một số huyện có năm chưa bố trí kinh phí nên ảnh hưởng đến thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp.

PHẦN THỨ HAI

KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM) TRÊN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Giảm thiểu mối nguy hại do lạm dụng hóa chất, phân bón hóa học, nhất là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tăng tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học. Tăng tỷ lệ nông dân hiểu biết về IPM, tăng diện tích cây trồng áp dụng IPM để bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả sản xuất và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.

Gắn kết chương trình phát triển IPM với chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), hướng tới sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn ATTP.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đối với các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao và có tiềm năng suất khẩu:

- Đối với cây chè: Có trên 90% diện tích áp dụng IPM vào sản xuất, có 70% thuốc BVTV sinh học được sử dụng, 70% diện tích được sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tăng hiệu quả sản xuất trên 15%.

- Đối với cây bưởi: Có trên 90% diện tích được áp dụng IPM vào sản xuất, có 60% lượng thuốc BVTV sinh học được sử dụng, trên 85% diện tích trồng bưởi được sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, tăng hiệu quả sản xuất trên 10%.

- Đối với cây rau: Có 90% diện tích áp dụng IPM vào sản xuất, có 70% lượng thuốc BVTV sinh học được sử dụng, trên 80% diện tích sản xuất rau được sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh, tăng hiệu quả sản xuất trên 10%.

- Đối với cây lúa: Có 85% diện tích áp dụng IPM vào sản xuất, giảm 20% lượng thuốc BVTV hóa học sử dụng, có 60% diện tích được sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh, hiệu quả sản xuất tăng 10%.

- Đối với cây chuối: Có 80% diện tích áp dụng IPM vào sản xuất, giảm 30% lượng thuốc BVTV hóa học sử dụng, trên 60% diện tích được sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh, hiệu quả sản xuất tăng 10%.

(Chi tiết theo biểu 3)

II. Nhiệm vụ

1. Tuyên truyền và tập huấn nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ nông nghiệp và người sản xuất

1.1. Tuyên truyền

- Tuyên truyền về các văn bản liên quan như chương trình, kế hoạch IPM của các cấp, Luật Trồng trọt, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật và các văn bản liên quan tới công tác quản lý, sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV, các văn bản, tiêu chuẩn trong sản xuất an toàn,...

- Tuyên truyền về lợi ích khi áp dụng quản lý dịch hại IPM, kỹ thuật IPM trên các cây trồng; tuyên truyền kết quả xây dựng các mô hình IPM.

1.2. Mở lớp đào tạo, tập huấn

- Tăng cường nguồn nhân lực thông qua lớp đào tạo Tiểu giáo viên (TOT) để đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp các cấp, khuyến nông cơ sở về chương trình IPM.

- Nâng cao nhận thức, hiểu biết và áp dụng IPM cho hợp tác xã, trang trại, gia trại, hộ sản xuất thông qua lớp tập huấn thực hành đồng ruộng (FFS), tập huấn ngắn hạn, định kỳ gắn với triển khai kế hoạch sản xuất hàng vụ, hàng năm của địa phương.

2. Xây dựng mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) gắn với thực hành nông nghiệp tốt (GAP), gắn với dịch vụ BVTV.

2.1. Đối với cây chè

Xây dựng mô hình quản lý dịch hại IPM áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng thuốc BVTV sinh học, sử dụng phân bón tổng hợp cân đối, tăng lượng phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học để cải thiện tính chất đất, hệ sinh thái nương chè, đồi chè, tăng chất lượng chè. Điều tra sinh vật gây hại (SVGH), áp dụng biện pháp phòng trừ và sử dụng thuốc BVTV thông qua dịch vụ BVTV.

2.2. Đối với cây bưởi

Xây dựng mô hình quản lý dịch hại IPM áp dụng các biện pháp kỹ thuật như kiểm soát SVGH bằng thiên địch, phát huy tối đa các yếu tố có lợi trong hệ sinh thái; tỉa cành, tạo tán hợp lý; sử dụng bẫy dẫn dụ, xua đuổi côn trùng gây hại; tăng lượng phân bón hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học; sử dụng hệ thống tưới chủ động,... để nâng cao chất lượng, mẫu mã, giá trị quả bưởi.

2.3. Đối với cây lúa

Xây dựng mô hình quản lý dịch hại IPM áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng giống chống chịu, giống chất lượng; áp dụng hệ thống thâm canh SRI toàn phần; sử dụng chế phẩm để xử đất và rơm rạ, phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh; thu hút và bảo vệ các loài thiên địch bằng cách trồng hoa và cỏ có hoa trên bờ ruộng; điều tra sinh vật gây hại (SVGH), áp dụng biện pháp phòng trừ và sử dụng thuốc thông qua Tổ dịch vụ BVTV.

2.4. Đối với cây rau

Xây dựng mô hình quản lý dịch hại IPM áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng giống khỏe, xử lý đất bằng biện pháp vật lý, sử dụng chế phẩm sinh học, sử dụng bẫy bả dẫn dụ để tiêu diệt côn trùng, sử dụng thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ SVGH, tăng lượng phân hữu cơ vi sinh.

2.5. Đối với cây chuối

Xây dựng mô hình quản lý dịch hại IPM áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng giống sạch bệnh, giống nuôi cây mô, tiến hành xử lý đất trồng hàng vụ, hàng năm; sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý phế phụ phẩm từ cây chuối thành phân bón hữu cơ vi sinh tại chỗ,...

3. Nhân rộng áp dụng IPM trong sản xuất đại trà

- Làm tốt công tác đào tạo, tập huấn cho các đối tượng về chương trình IPM để người sản xuất nắm bắt và áp dụng.

- Tổ chức truyền thông tốt đối với các mô hình IPM thông qua hội nghị đầu bờ, xây dựng các tin, phóng sự truyền hình, hệ thống phát thanh ở xã, khu dân cư và lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ, diễn đàn nông dân,...

- Xây dựng kế hoạch diện tích áp dụng IPM trên các cây trồng gắn với kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng vụ từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Phát huy tối đa nguồn lực của người sản xuất, kinh doanh, nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ thông qua lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương.

III. Giải pháp thực hiện

1. Về thông tin tuyên truyền

- Xây dựng các tin, phóng sự, chuyên mục truyền hình về kỹ thuật áp dụng IPM trên các cây trồng, hiệu quả từ các mô hình IPM.

- Viết các tin, bài về kỹ thuật áp dụng IPM trên các cây trồng, hiệu quả từ các mô hình ứng dụng IPM đăng trên Báo Phú Thọ, trên hệ thống các mạng xã hội (Zalo, FaceBook, Viber...), bản tin nông nghiệp của ngành, trang thông tin điện tử của các đơn vị.

- In ấn tờ rơi, poster, đĩa kỹ thuật, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật IPM trên các cây trồng.

- Tuyên truyền nội dung chương trình IPM, hiệu quả mô hình IPM thông qua truyền thanh cấp huyện, phát thanh ở khu dân cư, phát thanh di động, và thông qua các hội nghị hội đoàn thể các cấp.

2. Về tập huấn

- Xác định đối tượng học viên để tổ chức hình thức tập huấn, chương trình tập huấn cho phù hợp (đào tạo tiểu giáo viên - TOT, tập huấn nông dân đồng ruộng - FFS, tập huấn ngắn hạn, định kỳ,...).

- Lựa chọn thời gian, địa điểm tập huấn phù hợp đối với từng đối tượng học viên. Phát huy công dụng về địa điểm như nhà văn hóa khu dân cư, trung tâm học tập cộng đồng gắn với ruộng, vườn để quan sát, thực hành; gắn với mùa vụ gieo trồng, chăm sóc để triển khai, áp dụng.

- Nội dung tập huấn về kỹ thuật áp dụng IPM trên các cây trồng gắn kết với các tiêu chuẩn an toàn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

3. Về khoa học công nghệ:

- Thử nghiệm, chuyển giao ứng dụng các loại giống cây trồng chất lượng có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với điều kiện tự nhiên, canh tác của tỉnh nhằm giảm sự gây hại của sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc BVTV.

- Ứng dụng các tác nhân sinh học, vật lý, chế độ canh tác, luân canh, xen canh để hạn chế dịch hại. Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, vi sinh vật đối kháng, chế phẩm sinh học,... trong quản lý dịch hại nhằm giảm thiểu sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học.

- Áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất an toàn tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình cho chứng nhận GAP.

- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống theo dõi, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, giám sát dịch hại, giám sát phòng trừ nhằm đáp ứng kịp thời, chính xác thông tin phục vụ công tác quản lý dịch hại.

4. Về phát triển nguồn nhân lực

- Tiếp tục tổ chức đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên cấp tỉnh, huyện “giảng viên chính” thông qua khóa đào tạo giảng viên (TOT) để tổ chức lớp FFS cho nông dân trên địa bàn.

- Nâng cao kỹ năng, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở và nông dân nòng cốt về IPM thông qua các lớp học hiện trường và thực nghiệm trên đồng ruộng, tạo điều kiện để lực lượng này phát huy vai trò hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng thực hiện các hoạt động IPM.

- Cử cán bộ tham ra các khóa đào tạo về lấy mẫu phân tích chất lượng, dư lượng thuốc BVTV trong rau, quả, chè; mẫu côn trùng, mẫu bệnh trong phân tích giám định các nguồn bệnh nguy hiểm.

5. Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

- Đối với các mô hình IPM đã triển khai giai đoạn trước tiếp tục chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), hữu cơ và gắn với chứng nhận sản phẩm.

- Đối với các mô hình triển khai mới thực hiện trên các cây trồng chủ lực, cây trồng có giá trị, cây trồng có tiềm năng suất khẩu để phát huy thế mạnh của địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Lựa chọn những sản phẩm cung ứng ra thị trường để xây dựng mô hình IPM gắn với thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và chứng nhận sản phẩm; Lựa chọn các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn để xây dựng mô hình IPM gắn với dịch vụ BVTV để giảm thiểu lượng thuốc BVTV, ô nhiễm môi trường và số người tiếp xúc với thuốc BVTV.

- Gắn mô hình IPM vào chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết 05/NQ-HĐND và các chương trình, dự án hợp pháp khác. Phối hợp cùng các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất.

6. Phát triển Tổ dịch vụ BVTV

- Tiếp tục thúc đẩy và triển khai công tác dồn đổi ruộng đất, liên kết sản xuất để hình thành các vùng trồng trọt quy mô tập trung; xây dựng cách đồng cùng giống, cùng thời vụ, cùng kỹ thuật chăm sóc để thuận lợi cho việc hình thành và phát triển dịch vụ BVTV và các dịch vụ khác.

- Hỗ trợ phát triển tổ dịch vụ BVTV thông qua các mô hình IPM gắn với dịch vụ BVTV đối với vùng trồng tập trung, quy mô lớn; hỗ trợ phát triển tổ dịch vụ BVTV thông qua các chương trình xây dựng bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

- Hỗ trợ trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho thành viên tổ dịch vụ BVTV về công tác điều tra, phát hiện dịch hại, sử dụng thuốc BVTV và an toàn lao động.

7. Giải pháp về nguồn kinh phí: Các nội dung triển khai kế hoạch cấp tỉnh do ngân sách tỉnh đảm bảo, nội dung triển khai thuộc cấp huyện/xã thực hiện do ngân sách cấp huyện/xã xây dựng kế hoạch và bố trí thực hiện.

Tổng nguồn vốn hỗ thực hiện Kế hoạch IPM giai đoạn 2020-2025 dự kiến khoảng 22.861 triệu đồng, trong đó:

- Dự kiến nhu cầu kinh phí cấp tỉnh hỗ trợ thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021-2025 là 2.961 triệu đồng, trong đó:

+ In, cấp phát sổ tay IPM trên các cây trồng là: 391 triệu đồng

+ Tổ chức đào tạo tiểu giáo viên TOT: 950 triệu đồng

+ Xây dựng mô hình IPM gắn với chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (GAP), gắn với dịch vụ BVTV: 1.620 triệu đồng

- Dự kiến nguồn kinh phí cấp huyện trong giai đoạn là 9.500 triệu đồng.

- Dự kiến nguồn kinh Trung ương trong giai đoạn là 1.400 triệu đồng.

- Kinh phí lồng ghép các nguồn vốn như sự nghiệp kinh tế, nông thôn mới, doanh nghiệp, hợp tác xã khoảng,...: 9.000 triệu đồng.

(Chi tiết theo biểu 4).

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Hàng năm chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xây dựng dự toán kinh phí cấp tỉnh báo cáo Sở Tài chính trình UBND tỉnh cấp kinh phí để thực hiện các nội dung: Tuyên truyền, tập huấn, in ấn tài liệu kỹ thuật IPM trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; tổ chức các khóa đào tạo giảng viên IPM (TOT); xây dựng mô hình IPM gắn với chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn (GAP), gắn với dịch vụ BVTV. Nội dung đào tạo TOT, in ấn sổ tay IPM cần tập trung triển khai trong 2-3 năm đầu giai đoạn. Các nội dung hoạt động cần phối hợp với các huyện để tránh trùng lắp (chi tiết tại biểu 5). Theo dõi kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra. Phối hợp với UBND các huyện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm, đánh giá tình hình thực hiện theo quy định, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan.

2. Sở Tài nguyên và môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn UBND các huyện, thành, thị tiếp tục thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BTNMT- BNN&PTNT về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ để đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh.

4. Sở Tài chính

- Thẩm định dự toán của Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị thuộc Sở và tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh trong giao dự toán hàng năm để tiếp tục tổ chức thực hiện.

- Hướng dẫn các huyện, thành, thị bố trí kinh phí hàng năm để tổ chức thực hiện kế hoạch.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ: Phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tăng cường, đa dang hóa các hình thức thông tin truyền (hình thức truyền thống, đẩy mạnh tuyên truyền trên không gian mạng, các mạng xã hội…) nhằm nâng cao nhận thức của người dân về kỹ thuật áp dụng IPM trên các cây trồng, hiệu quả từ các mô hình IPM trong sản xuất.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

- Hàng năm chỉ đạo đơn vị chuyên môn xây dựng kế hoạch kinh phí cấp huyện để thực hiện, cụ thể cho nội dung: Tuyên truyền, tập huấn nông dân đồng ruộng (FFS), xây dựng các mô hình ứng dụng IPM trên các cây trồng chính, cây trồng có giá trị kinh tế cao, tổ chức hội nghị đầu bờ nhân rộng trong cộng đồng; hình thành và hỗ trợ phát triển các Tổ dịch vụ BVTV; xây dựng bể chứa, thu gom vận chuyển, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, ...

- Tổ chức phát động phong trào ra quân toàn dân thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các mô hình cấp tỉnh áp dụng IPM trên cây trồng; Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo kế hoạch của UBND tỉnh.

- Tổ chức xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng và thuốc tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ nội dung Kế hoạch, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Phú Thọ;
- CVP, PCVPTH;
- CVNCTH;
- Lưu: VT, KT6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hải

 

Biểu 1: Kết quả thực hiện IPM giai đoạn 2016-2020

(Kèm theo kế hoạch số 1105/KH-UBND ngày 24 tháng 03 năm 2021 của UBND tỉnh Phú Thọ)

Chỉ tiêu

 

Cây trồng

Diện tích áp dụng

Số nông dân hiểu biết về IPM

Lượng thuốc trừ sâu giảm

Lượng phân bón giảm

Lượng nước tưới giảm

Hiệu quả kinh tế tăng

Kế hoạch (%)

Thực hiện (%)

Kế hoạch (%)

Thực hiện (%)

Kế hoạch (%)

Thực hiện (%)

Kế hoạch (%)

Thực hiện (%)

Kế hoạch (%)

Thực hiện (%)

Kế hoạch (%)

Thực hiện (%)

Cây Lúa

80

76

70

90

50

45

10

12

20

21

10

14

Cây Rau

70

62

70

73

50

37

20

17

-

-

30

25

Cây Chè

80

71

70

79

50

54

-

-

-

-

15

15

Cây Bưởi

70

71

70

71

30

32

-

-

-

-

20

22

Biểu 2: Tổng hợp kinh phí IPM giai đoạn 2016-2020

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nguồn/năm

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng

1

Ngân sách tỉnh

544.000

532.300

450.000

450.000

475.000

2.586.300

1

Ngân sách huyện

3.900.200

1.287.196

1.414.022

1.617.602

2.399.552

10.618.572

2

Ngân sách TW (KN trung ương)

0

0

0

375.000

218.400

593.400

3

Nguồn khác (WB7, Nông thôn mới, xã,...)

1.227.000

2.230.000

3.603.312

6.984.087

3.736.000

17.875.199

Tổng

5.766.000

4.049.496

5.467.334

9.451.689

6.828.952

31.563.471

Biểu 3: Kế hoạch thực hiện IPM đến năm 2025

(Kèm theo kế hoạch số 1105/KH-UBND ngày 24 tháng 03 năm 2021 của UBND tỉnh Phú Thọ)

Chỉ tiêu

Cây trồng

Tỷ lệ diện tích áp dụng IPM vào sản xuất (%)

Tỷ lệ thuốc BVTV sinh học được sử dụng/ tỷ lệ thuốc BVTV hóa học giảm (%)

Tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh (%)

Hiệu quả kinh tế tăng

(%)

Cây Chè

90

70

70

15

Cây Bưởi

90

60

85

10

Cây Rau

90

70

80

10

Cây Lúa

85

20

60

10

Cây chuối

80

30

60

10

Biểu 4: Dự kiến kinh phí thực hiện chương trình IPM giai đoạn 2021-2025

(Kèm theo kế hoạch số 1105/KH-UBND ngày 24 tháng 03 năm 2021 của UBND tỉnh Phú Thọ)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nguồn/năm

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng

1

Ngân sách tỉnh

585.000

748.000

748.000

610.000

270.000

2.961.000

1

Ngân sách huyện

1.500.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

9.500.000

2

Ngân sách TW

200.000

300.000

300.000

300.000

300.000

1.400.000

3

Nguồn khác (Nông thôn mới, doanh nghiệp, HTX,...)

1.200.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

1.800.000

9.000.000

Tổng

3.485.000

5.048.000

5.048.000

4.910.000

4.370.000

22.861.000

Biểu 5: Nội dung công việc IPM giai đoạn 2021-2025

(Kèm theo kế hoạch số 1105/KH-UBND ngày 24 tháng 03 năm 2021 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Công việc

Số lượng

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Kế hoạch IPM giai đoạn

01KH/huyện

UBND cấp huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT

2

Đào tạo tiểu giáo viên (TOT)

4-6 lớp/năm

Chi cục Trồng trọt và BVTV

Các đơn vị chuyên môn cấp huyện, các hội đoàn thể

3

Tập huấn đồng ruộng (FFS)

3-5 lớp/huyện/năm

Các đơn vị chuyên môn cấp huyện

UBND cấp xã, các hội đoàn thể cấp huyện

4

Tập huấn IPM thường xuyên

Ít nhất 1 lớp/xã/năm

Các đơn vị cấp huyện/cấp xã

UBND cấp xã/KN cơ sở, các hội đoàn thể

5

Tuyên truyền về IPM trên truyền hình Phú Thọ, Báo Phú Thọ

Từ 3-5 nội dung truyền hình/năm; 5-7 tin, bài/Báo/năm

Các đơn vị chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Đơn vị truyền thông

6

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về IPM

4.000 cuốn sổ tay/cây

Chi cục Trồng trọt và BVTV

Đơn vị chuyên môn cấp huyện/KN cơ sở, các hội đoàn thể

7

Xây dựng MH IPM cấp tỉnh

3-4 mô hình/năm

Các đơn vị cấp tỉnh

Đơn vị cấp huyện/UBND cấp xã

8

Xây dựng MH IPM cấp huyện

Ít nhất 2-3 MH/huyện/năm

Các đơn vị cấp huyện

UBND cấp xã

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1105/KH-UBND ngày 24/03/2021 về tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng chủ lực giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


691

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.2.122
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!