Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2716/QĐ-UBND 2022 tập huấn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai xã Bình Định

Số hiệu: 2716/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 23/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2716/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 23 tháng 8 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ TÀI LIỆU TẬP HUẤN LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc Ban hành Hướng dẫn xây dựng và củng cố Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-TWPCTT ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc Ban hành bộ tài liệu tập huấn tạm thời cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

Căn cứ Quyết định số 4706/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 279/TTr-SNN ngày 18/8/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tài liệu tập huấn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Bộ tài liệu tập huấn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh được sử dụng trong công tác tập huấn kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ phòng chống thiên tai cho Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp huyện chủ trì, giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế phối hợp với các phòng, ban, ngành, Hội đoàn thể, UBND cấp xã để triển khai tập huấn kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ phòng chống thiên tai cho Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Điều 3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tổng hợp các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng Bộ tài liệu để báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh nội dung cho phù hợp.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng Hội, đoàn thể, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

MỤC LỤC

PHẦN 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ

PHẦN 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG NGỪA

Chuyên đề 2.1: Giới thiệu tổng quan thiên tai và các hoạt động phòng ngừa

Chuyên đề 2.2: Hướng dẫn hộ gia đình phòng chống thiên tai

Chuyên đề 2.3: Công tác phổ biến tuyên truyền phòng chống thiên tai

PHẦN 3: MỘT SỐ KỸ NĂNG CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Chuyên đề 3.1: Hướng dẫn kỹ năng chằng chống nhà cửa khi có bão

Chuyên đề 3.2: Hướng dẫn kỹ năng neo đậu tàu thuyền và gia cố bảo vệ an toàn lồng, bè, ao nuôi thủy sản

PHẦN 4: MỘT SỐ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Chuyên đề 4.1: Một số hoạt động cơ bản trong ứng phó thiên tai đối với các huyện miền núi

Chuyên đề 4.1: Một số hoạt động cơ bản trong ứng phó thiên tai đối với các huyện, thị xã, thành phố ven biển

PHẦN 5: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN TRONG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

PHẦN 6: MỘT SỐ KỸ NĂNG TÌM KIẾM, CỨU HỘ, CỨU NẠN TRONG ỨNG PHÓ SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH

PHẦN 7: MỘT SỐ KỸ NĂNG SƠ, CẤP CỨU CƠ BẢN

PHẦN 8: XÂY DỰNG SƠ HỌA BẢN ĐỒ RỦI RO THIÊN TAI PHỤC VỤ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ

PHẦN PHỤC LỤC

GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

PCTT

Phòng chống thiên tai

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

PTDS

Phòng thủ dân sự

UBND các cấp

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

UBND cấp huyện

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

UBND cấp xã

Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

PHẦN 1:

MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi bổ sung Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020.

- Luật Dân quân tự vệ ngày 22/11/2019.

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

- Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động Ứng phó sự cố, thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn.

- Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác PCTT.

- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

- Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT ngày 07/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.

- Thông tư 85/2020/TT-BTC ngày 01/10/2020 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp.

- Quyết định số 15/QĐ-TWPCTT ngày 23/7/2021 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc Ban hành bộ tài liệu tập huấn tạm thời cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định: Số 2240/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030”; số 4022/QĐ-UBND ngày 30/9/2021 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều trên địa bàn tỉnh; số 4706/QĐ-UBND ngày 26/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025; số 05/2022/QĐ- UBND ngày 16/3/2022 về việc ban hành Quy định về nội dung chi, mức chi của Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định; số 756/QĐ-UBND ngày 10/3/2022 về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh;

2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

2.1. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2.2. Đối tượng

- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, huyện, xã;

- Các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội các cấp từ tỉnh đến cơ sở;

- Lực lượng xung kích Phòng chống thiên tai cấp xã.

3. MỤC TIÊU

- Giúp các địa phương xây dựng, củng cố Đội xung kích Phòng chống thiên tai cấp xã đảm bảo đồng bộ, thống nhất về tổ chức, nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, phát huy tốt hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” trong Phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật.

- Từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra nhằm chủ động công tác phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai.

4. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

4.1. Vị trí, chức năng

(1). Là lực lượng chủ chốt tại chỗ để thực hiện nhiệm vụ Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự theo kế hoạch và phương án PCTT - TKCN của xã, đặc biệt là công tác ứng phó ngay từ giờ đầu khi có tình huống thiên xảy ra.

(2). Đội Xung kích Phòng chống thiên tai cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thành lập và được kiện toàn hàng năm.

(3). Hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo của Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp xã.

(4). Phối hợp thực hiện nhiệm vụ dưới sự phân công của Chỉ huy cấp trên và Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã trong trường hợp xảy ra thiên tai vượt quá khả năng ứng phó của xã có sự chi viện của lực lượng cấp trên.

4.2. Nhiệm vụ

Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã có các nhiệm vụ ứng với các giai đoạn trước, trong và sau thiên tai và đặc thù riêng phù hợp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, như sau:

a) NHIỆM VỤ CHUNG

09 NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN

(1). Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai của xã;

(2). Tập huấn, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;

(3). Tham gia tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của nhân dân trong PCTT;

(4). Theo dõi diễn biến thiên tai; báo cáo kịp thời với Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã và thông báo đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;

(5). Kiểm tra, rà soát kịp thời phát hiện những nơi có nguy cơ mất an toàn; chủ động xử lý và thông tin đến người dân và báo cáo Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã để xử lý.

(6). Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu;

(7). Kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, kịp thời báo cáo chính quyền, cơ quan chuyên môn để xử lý khi có các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống thiên tai;

(8). Quản lý, sử dụng đúng mục đích các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai;

(9). Thực hiện các nhiệm vụ phòng chống thiên tai khác theo sự điều động, phân công của Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS xã.

04 NHIỆM VỤ TRƯỚC KHI XẢY RA THIÊN TAI

(1). Kiểm tra các điểm tránh trú, sẵn sàng sơ tán người dân ở khu vực có nguy cơ rủi ro đến nơi an toàn; đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và hậu cần tại nơi tránh trú;

(2). Kiểm tra, phân, giao phương tiện, trang thiết bị cho các Tổ/nhóm Đội xung kích và triển khai lực lượng thường trực để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ;

(3). Triển khai lực lượng canh gác, cảnh báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tại những nơi nguy cơ rủi ro cao;

(4). Tham gia hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình gia cố, chằng chống nhà cửa, ... biển hiệu, cắt tỉa cành cây, bảo vệ các cơ sở hạ tầng, sản xuất.

06 NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

(1). Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kiểm tra các khu vực có nguy cơ cao (ngầm tràn, nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt, ...), phát hiện kịp thời, xử lý, các sự cố đồng thời báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã để chỉ đạo xử lý ngay từ giờ đầu;

(2). Phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí nơi ở tạm, sơ tán khẩn cấp người tại những nơi xảy ra sự cố và các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn;

(3). Phối hợp, hỗ trợ các các cơ quan, đơn vị liên quan bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc, tiếp nhận, phân phối hàng viện trợ, cứu trợ...cho những người bị ảnh hưởng;

(4). Hỗ trợ các đoàn công tác cấp trên khi có yêu cầu; tham gia, phối hợp triển khai nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên khi xảy ra thiên tai vượt quá khả năng ứng phó của của xã;

(5). Tham gia, hỗ trợ các cơ quan, đơn vị bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản tại khu vực xảy ra thiên tai cũng như nơi tránh trú;

(6). Sẵn sàng chi viện, hỗ trợ cho các thôn, bản, vùng lân cận (ngoài phạm vi phụ trách) khi có yêu cầu.

06 NHIỆM VỤ SAU THIÊN TAI

(1). Khẩn trương phối hợp thực hiện nhiệm vụ cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích; hỗ trợ gia đình mai táng người bị thiệt mạng;

(2). Tham gia cung cấp lương thực, thực phẩm, ... thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm; hỗ trợ người dân từ nơi sơ tán trở về, sửa chữa, thu dọn nhà cửa, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh;

(3). Tham gia, hỗ trợ sửa chữa, khôi phục công trình phòng chống thiên tai, giao thông và các công trình hạ tầng công cộng;

(4). Tham gia đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ, triển khai ổn định đời sống của người dân;

(5). Thu dọn, sửa chữa, tổng hợp vật tư, phương tiện về nơi tập kết;

(6). Thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai trên địa bàn.

*. NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI

- Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã đến tổ chức, hộ gia đình, đặc biệt là nơi có nguy cơ cao bằng mọi hình thức;

- Hướng dẫn cho người dân nhận biết các dấu hiệu và kỹ năng phòng tránh các hiện tượng dông, lốc, sét, đặc biệt là khi đang ở ngoài trời hoặc làm việc trên nương rẫy;

- Tham gia kiểm tra các khu vực hạ du hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý; khơi thông dòng chảy các khu vực bị tắc, nghẽn; triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng phối hợp để xử lý các sự cố đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du hồ chứa;

- Giúp người dân dự trữ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

- Tuyên truyền, vận động các hộ dân, người quản lý lao động, chủ phương tiện đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo thiên tai;

- Phối hợp với bộ đội biên phòng, cơ quan liên quan kiểm tra an toàn tàu thuyền trước khi ra khơi; liên lạc, thông báo, kêu gọi tàu thuyền thoát khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi neo đậu, trú tránh khi có bão, áp thấp nhiệt đới;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị hướng dẫn và hỗ trợ chủ các phương tiện tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người dân nuôi trồng thủy hải sản gia cố hoặc di chuyển lồng bè ra khỏi khu vực nguy hiểm; vận động hỗ trợ chủ tàu, thuyền nhỏ hoạt động ven sông, ven biển, người lao động tại khu vực nuôi, trồng thủy sản vào nơi trú tránh;

- Đôn đốc, hướng dẫn các chủ khách sạn, khu nghỉ dưỡng thông báo cho khách du lịch biết thông tin về thiên tai và chỉ đạo của các cấp chính quyền để chủ động phòng tránh;

- Hỗ trợ sơ tán người dân, du khách trên các khu du lịch, nghỉ dưỡng trên đảo và ven bờ, các hộ dân ở khu vực trũng, thấp, vùng ven biển;

- Phối hợp với lực lượng quản lý đê nhân dân trong việc kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ an toàn các tuyến đê, kè biển xung yếu trên địa bàn, tham gia xử lý giờ đầu các sự cố đê điều;

- Lực lượng xung kích tham gia các tổ đội đánh bắt xa bờ thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo về bão, áp thấp nhiệt đới để thông tin kịp thời cho các tàu bạn chủ động thoát ra hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.

NHIỆM VỤ TRONG THIÊN TAI

- Hỗ trợ và triển khai sơ tán khẩn cấp người dân tại các khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất, nơi bị ngập lụt, chia cắt, cô lập đến nơi an toàn;

- Báo hiệu, canh gác, hướng dẫn tại các ngầm tràn, những nơi bị ngập sâu, sạt lở, chia cắt để đảm bảo an toàn cho học sinh, người tham gia giao thông;

- Hỗ trợ triển khai các biện pháp chống nắng nóng, hạn hán; phối hợp với các cơ quan liên quan cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất;

- Hỗ trợ cơ quan chủ quản xử lý kịp thời sự cố, đảm bảo an toàn công trình trên địa bàn, nhất là các công trình hồ chứa và khu vực hạ du;

- Ngăn chặn người dân vớt củi, bắt cá trên sông, suối khi có lũ;

- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thiên tai và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã đến người dân, đặc biệt là đối với người dân, các hộ nuôi trồng thủy hải sản tại khu vực cửa sông, ven sông, ven biển, khu nhà thiếu kiên cố;

- Phối hợp kiểm soát không để người dân ở lại trên lồng bè, chòi canh khi bão đổ bộ và tự ý quay trở lại lồng bè, chòi canh khi chưa có bản tin cuối cùng về bão;

- Phối hợp với bộ đội biên phòng, các cơ quan chức năng xử lý các tình huống, sự cố tàu thuyền, lồng bè, vùng cửa sông, nơi neo đậu, nuôi trồng thủy hải sản;

- Hỗ trợ công tác đảm an toàn cho du khách tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, ven biển và các đảo trên địa bàn;

- Hỗ trợ các tàu và ngư dân hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các tổ đội đánh bắt trên biển gặp nạn, sự cố; kịp thời thông tin cho các cơ quan liên quan để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn;

- Hỗ trợ người dân thu hoạch thủy hải sản, sửa chữa nhà hư hỏng, dựng nhà tạm, nhanh chóng ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng do thiên tai.

5. TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

5.1. Cơ cấu tổ chức

Đội xung kích làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, với nòng cốt là lực lượng DQTV và sự tham gia của các thành viên từ các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở thôn, xã (Công an; Dân phòng; Chữ thập đỏ; Đoàn thanh niên; Hội Cựu chiến binh; Hội Phụ nữ; Hội Nông dân; một số công chức chuyên môn ở xã như: Địa chính - nông nghiệp - xây dựng/đô thị và môi trường, công chức văn phòng - thống kê, công chức văn hóa - xã hội, y tế, v.v), cụ thể:

5.1.1. Đội trưởng: Do Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự - Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã kiêm nhiệm.

5.1.2. Đội phó: Do Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự xã; Phó trưởng công an xã và Bí thư Đoàn thanh niên xã kiêm nhiệm.

5.1.3. Đội viên: Đội xung kích là những người thuộc thành phần quy định tại điểm 5.1 do Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã lập danh sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và được rà soát, kiện toàn hàng năm.

5.1.4. Tổ, Nhóm xung kích PCTT:

Đội xung kích có các Tổ và Nhóm chuyên môn, cụ thể do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định (việc phân chia các tổ nhóm và danh sách cụ thể được lồng ghép trong Quyết định kiện toàn Đội Xung kích).

- Tổ xung kích: Được lập ở các thôn, khu dân cư - Tổ trưởng do Thôn đội trưởng hoặc Trưởng thôn (bản, khu dân cư) kiêm nhiệm.

- Nhóm chuyên môn: Thông tin liên lạc, hậu cần; y tế; an ninh trật tự; thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ; v.v. Trưởng các nhóm do công chức phụ trách lĩnh vực, lãnh đạo công an xã, hoặc lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể xã kiêm nhiệm.

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Đội xung kích Phòng chống thiên tai cấp xã

STT

Nguồn lực

Số lượng (người)

Trung bình

Tối thiểu

1

Dân quân tự vệ

57

35

 

Dân quân tự vệ cơ động

25

20

 

Dân quân tự vệ tại chỗ

32

15

2

Công an xã (phường)[1]

3

2

3

Hội chữ thập đỏ

2

1

4

Hội cựu chiến binh

5

2

5

Đoàn thanh niên

8

4

6

Hội Phụ nữ

4

2

7

Công chức Địa chính - Xây Dựng - Nông nghiệp/Đô thị và Môi trường

1

1

8

Công chức văn phòng - thống kê

1

1

9

Công chức văn hóa - xã hội

1

1

10

Y tế xã (phường)

3

2

11

Cán bộ, lãnh đạo các thôn (tổ dân phố)

8

4

 

Tổng số người/xã

93

55

Bảng 1.1: Số lượng nhân sự cho lực lượng xung kích

5.2. Chế độ làm việc

- Đội xung kích làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

- Đội trưởng phụ trách chung, điều hành hoạt động của Đội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đội trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

- Các Phó Đội trưởng giúp Đội trưởng tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Đội theo sự phân công của Đội trưởng, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Các Tổ/Nhóm trưởng có trách nhiệm trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi, quyền hạn của Tổ, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về toàn bộ hoạt động của Tổ/Nhóm.

- Các Đội viên chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Đội viên khi làm nhiệm vụ được trang bị các công cụ hỗ trợ, phương tiện cần thiết để thực thi nhiệm vụ.

5.3. Trách nhiệm

5.3.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Đội trưởng

Phụ trách chung, điều hành hoạt động của Đội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Đội trong phạm vi nhiệm vụ được giao. Trực tiếp phụ trách một mặt số công tác sau:

(1). Xây dựng kế hoạch công tác, phương án triển khai hoạt động phù hợp điều kiện cụ thể tại địa phương trình Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã phê duyệt.

(2). Xây dựng Quy chế hoạt động, phương án tổ chức các Tổ/Nhóm và phân công nhiệm vụ, địa bàn phụ trách; Quy chế phối hợp với các lực lượng chuyên trách, lực lượng vũ trang trên địa bàn báo cáo Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.

(3). Xây dựng kế hoạch hiệp đồng với các lực lượng vũ trang và các cơ quan chuyên môn trong tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về kiến thức, kỹ năng PCTT cho các thành viên của Đội.

(4). Kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn, trang thiết bị cho các thành viên của Đội xung kích khi thực hiện nhiệm vụ.

(5). Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về tình hình diễn biến, kết quả hoạt động PCTT của Đội.

(6). Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đội xung kích.

5.3.2. Trách nhiệm của các Phó Đội trưởng

*. Phó Đội trưởng do Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự kiêm nhiệm:

Giúp Đội trưởng phụ trách các công tác sau:

 (1). Xây dựng chương trình tập huấn, diễn tập ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

(2). Kiểm tra, phát hiện nguy cơ mất an toàn đối với nơi ở của người dân, các khu vực nguy cơ cao xảy ra thiên tai như: Bão, lũ, ngập lụt, sạt lở, lũ quét, giông lốc sét, mưa đá, ... các công trình, cơ sở hạ tầng trên địa bàn; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình gia cố, chằng chống nhà cửa, biển hiệu, cắt tỉa cành cây, bảo vệ các cơ sở hạ tầng, sản xuất.

(3). Hoạt động ứng phó khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn trong thiên tai.

(4). Hỗ trợ các đoàn công tác cấp trên triển khai hoạt động trên địa bàn.

(5). Công tác tham gia đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của người dân và các hoạt động khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất, ổn định đời sống.

(6). Quản lý các trang thiết bị phục vụ công tác PCTT được giao; thường trực khi thiên tai xảy ra.

(7). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đội trưởng phân công.

*. Phó Đội trưởng do Phó trưởng Công an xã kiêm nhiệm

(1). Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương án được phê duyệt.

(2). Triển khai lực lượng canh gác, cảnh báo (cắm biển, thông báo, ...), hướng dẫn phân luồng giao thông.

(3). Đảm bảo an ninh, trật tự, bảo vệ tài sản của nhân dân và nhà nước tại khu vực xảy ra thiên tai cũng như nơi tránh trú.

(4). Tổ chức kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời khi có các hành vi vi phạm pháp luật về PCTT.

(5). Công tác sơ tán người dân ở khu vực có nguy cơ rủi ro đến nơi an toàn.

(6). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đội trưởng phân công.

*. Phó Đội trưởng do Bí thư Đoàn Thanh niên kiêm nhiệm

(1). Thông tin, tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kỹ năng và trách nhiệm của nhân dân trong PCTT.

(2). Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị vật dụng, nhu yếu phẩm thiết yếu đảm bảo an toàn đời sống và sinh hoạt khi thiên tai xảy ra.

(3). Công tác hậu cần, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu.

(4). Công tác tổ chức cứu chữa người bị thương, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh.

(5). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đội trưởng giao.

5.3.3. Trách nhiệm của các Tổ/Nhóm trưởng

Các Tổ/Nhóm trưởng có trách nhiệm trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi, quyền hạn của Tổ, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về toàn bộ hoạt động của Tổ/Nhóm.

5.3.4. Trách nhiệm của các đội viên

- Thực hiện các nhiệm vụ do lãnh đạo Đội và Tổ/Nhóm phân công. Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ.

- Tích cực học tập, rèn luyện đảm bảo sức khỏe, chịu đựng khó khăn, gian khổ, thông thạo địa bàn, có kiến thức, kỹ năng thực thi nhiệm vụ được giao.

- Có ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần phục vụ và lòng dũng cảm khi làm nhiệm vụ.

5.4. Mối quan hệ công tác

5.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã: Giúp Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ PCTT trên địa bàn.

5.4.2. Đối với các lực lượng vũ trang trên địa bàn: Là mối quan hệ phối hợp, đặt dưới sự chỉ huy của cơ quan quân sự và Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS các cấp tại địa phương.

5.4.3. Đối với các lực lượng cấp trên được điều động chi viện: Phối hợp, hỗ trợ và tham gia thực hiện nhiệm vụ ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo sự phân công chỉ đạo của người phụ trách lực lượng cấp trên và Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã khi có lực lượng cấp trên được điều động chi viện làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và TKCN tại địa phương.

6. ĐIỀU KIỆN, TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT

6.1. Nơi làm việc của đội xung kích

- Nơi làm việc thường trực của Đội xung kích được đặt tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã; Các Tổ/Nhóm xung kích sử dụng Nhà văn hóa thôn (Tổ dân phố) hoặc văn phòng cơ quan chuyên môn làm nơi thường trực và làm việc.

- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã bố trí phòng trực và đảm bảo hậu cần cho lực lượng xung kích được huy động ứng trực khi có tình huống thiên tai.

6.2. Phù hiệu của đội xung kích

- Phù hiệu của thành viên Đội xung kích là một băng đỏ rộng 10cm, có ký hiệu “PCTT” màu vàng.

- Phù hiệu đeo trên khủyu tay áo bên trái, chữ “PCTT” hướng ra phía ngoài.

6.3. Trang thiết bị của đội xung kích PCTT:

STT

Dụng cụ

 

STT

Dụng cụ

1

Điện thoại

 

17

Cuốc

2

Loa cầm tay

 

18

Búa tạ

3

Trống hoặc kẻng báo hiệu

 

19

Dao

4

Phao cứu hộ

 

20

Vồ

5

Xuồng, ca nô cứu hộ

 

21

Dây thừng cứu hộ

6

Đèn pin, đèn pha, bóng + dây điện

 

22

Can nước (loại 10l, 20l)

8

Ủng đi mưa

 

23

Tre, nứa

9

Áo mưa bộ

 

24

Chăn chiên

10

Áo phao

 

25

Thau nhôm, nhựa, xô xách nước

11

Mũ bảo hộ lao động

 

26

Bình cứu hỏa

12

Máy cưa chạy xăng

 

27

Xăng

13

Máy phát điện xách tay

 

28

Thiết bị y tế

14

Xe cải tiến, xe rùa

 

29

Túi Y tế sơ cấp cứu

15

Xà beng

 

30

Sổ sách ghi chép

16

Xẻng

 

31

Các trang bị khác (Xe máy, máy cắt sắt, bê tông; kích tay, kích thủy lực, ...)

Bảng 1.2: Trang thiết bị của đội xung kích PCTT

7. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

(Áp dụng Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCTT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều)

7.1. Chế độ đối với người tham gia lực lượng xung kích được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

(1) Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập được hưởng trợ cấp ngày công lao động như sau:

a) Đối với người được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập: Mức trợ cấp theo ngày được huy động không thấp hơn 59.600 đồng.

b) Đối với người được huy động làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai: Mức trợ cấp ngày công lao động mỗi người mỗi ngày không thấp hơn 119.200 đồng.

c) Nếu huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau) được tính gấp đôi mức trợ cấp quy định tại điểm này.

d) Khi tập trung, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng không thấp hơn 57.000 đồng.

Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

(2) Người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe.

a) Trường hợp người lao động hợp đồng trong thời gian tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định.

b) Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

(3) Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ, công an xã được huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

7.2. Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất đối với trường hợp tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

(1) Điều kiện được hưởng: Người tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền. Trường hợp bị ốm, bị tai nạn, bị chết do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

(2) Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế: Được hưởng chế độ về ốm đau, tai nạn lao động, tử tuất theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (thời gian tính từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi hoàn thành, về đến nơi cư trú hoặc từ khi được huy động, bắt đầu đi thực hiện nhiệm vụ đến khi bị tai nạn, hoặc chết).

7.3. Chế độ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn, trợ cấp tiền tuất đối với trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội

(1) Điều kiện được hưởng: Người tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, bị chết trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tham gia huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và các nhiệm vụ khác theo sự điều động của cấp có thẩm quyền. Trường hợp bị ốm, bị tai nạn, bị chết do cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân, sử dụng các chất kích thích, chất ma túy, chất gây nghiện thì không được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại khoản 2, 3 Điều này.

(2) Mức hưởng cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương

Chi phí khám bệnh, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đang tại ngũ. Trong thời gian điều trị nội trú được bảo đảm tiền ăn bệnh lý. Trường hợp người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã đang điều trị nội trú, nhưng hết thời gian làm nhiệm vụ thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu hết 15 ngày bệnh vẫn chưa ổn định thì điều trị đến khi ổn định và được thanh toán 100% tiền khám, chữa bệnh.

(3) Mức hưởng cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã không tham gia bảo hiểm xã hội nếu bị tai nạn, bị chết

a) Trợ cấp tai nạn: Trong thời gian điều trị tai nạn được hưởng như quy định tại khoản 2 Điều này kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi xuất viện. Trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động 5% thì được hưởng 7.450.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm 1% thì được hưởng thêm 745.000 đồng;

b) Trợ cấp tiền tuất: Trường hợp bị chết, bị tai nạn dẫn đến chết thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 53.640.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng;

c) Trường hợp bị ốm đau dẫn đến chết: Thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 7.450.000 đồng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 14.900.000 đồng.

(4) Trình tự, thủ tục

a) Tiếp nhận hồ sơ:

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị của người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đối với trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện;

b) Quyết định hỗ trợ, trợ cấp:

Đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

Đối với kinh phí trợ cấp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trợ cấp tai nạn, bị chết cho người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã;

c) Chi trả hỗ trợ, trợ cấp:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định trợ cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện chi trả chi phí khám chữa bệnh, tiền trợ cấp cho đối tượng được hưởng. Việc chi trả bằng hình thức chuyển khoản hoặc qua đường bưu chính hoặc trực tiếp nhận ở cấp xã.

(5) Hồ sơ đề nghị

a) Hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh:

Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này, phiếu xét nghiệm, đơn thuốc, hóa đơn thu tiền, giấy xuất viện.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình kèm theo hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

b) Trợ cấp tai nạn:

Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; giấy ra viện; trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế nơi đã cấp cứu, điều trị; biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên trong trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Trường hợp tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên Ủy ban nhân dân huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, hồ sơ gồm tờ trình kèm theo hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

c) Trợ cấp tiền tuất:

Người tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã hoặc người đại diện hợp pháp lập 01 bộ hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, hồ sơ gồm đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử. Trường hợp bị tai nạn giao thông dẫn đến chết thì có thêm biên bản điều tra của cơ quan công an.

Ủy ban nhân dân cấp xã lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 01 bộ hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm tờ trình và hồ sơ hợp lệ quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

* Quy trình thủ tục hành chính đối với 02 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT theo quyết định số 3425/QĐ-UBND ngày 17/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định

a) Thủ tục Hỗ trợ khám chữa bệnh, trợ cấp tai nạn cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trong trường hợp chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (mã số 1.010091.000.00.00.H08)

25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định, cụ thể:

- 10 ngày làm việc đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;

- 05 ngày làm việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Ủy ban nhân dân cấp xã chi trả kinh phí khám chữa bệnh cho đối tượng được hưởng: 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định trợ cấp.

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.

b) Thủ tục Trợ cấp tiền tuất, tai nạn (đối với trường hợp tai nạn suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên) cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa tham gia bảo hiểm xã hội (mã số 1.010092.000.00.00.H08)

30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, hồ sơ theo quy định cụ thể:

- 10 ngày làm việc, đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;

- 05 ngày làm việc, đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- 05 ngày làm việc, đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- 10 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã chi trả trợ cấp cho đối tượng được hưởng.

Đối với các trường hợp không đủ điều kiện, hóa đơn, giấy tờ theo quy định hoặc không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phải có văn bản hướng dẫn gửi người nộp đơn để bổ sung, hoàn thiện.

(6) Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm đối với người không tham gia bảo hiểm y tế nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm đối với người không tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn, bị chết.

7.4. Các chế độ khác

(1) Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã bị thương hoặc hy sinh khi làm nhiệm vụ được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, bị chết được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

(2) Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã được bố trí trang thiết bị nơi làm việc theo tiêu chuẩn, định mức quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ. Trang thiết bị nơi làm việc của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.

(3). Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã được trang bị trang phục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ. Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã sử dụng trang phục khi làm nhiệm vụ.

(4) Lực lượng xung kích cấp xã là đối tượng ưu tiên khi xin việc làm.

7.5. Nguồn kinh phí

Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã từ ngân sách nhà nước, Quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

7.6. Khen thưởng, kỷ luật

- Được khen thưởng khi có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Chịu kỷ luật hoặc xử lý theo pháp luật khi có hành vi sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả xảy ra;

- Trường hợp do lỗi vi phạm mà gây ra thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

8. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

8.1. Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN VÀ PTDS cấp huyện

- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng, củng cố và triển khai hoạt động lực lực lượng xung kích PCTT; định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí kinh phí, chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự cấp huyện chủ trì, giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế phối hợp với các phòng, ban, ngành, Hội, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp xã để tập huấn kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ phòng chống thiên tai cho Đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng dự toán kinh phí, chi trả phụ cấp và thực hiện các chế độ chính sách khác cho hoạt động của Đội xung kích.

8.2. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Ban hành quyết định thành lập, kiện toàn Đội xung kích.

- Ban hành quy chế phối hợp giữa Đội xung kích với các cơ quan, tổ chức tại địa phương trong hoạt động PCTT.

- Xây dựng, trình duyệt dự toán chi, thanh toán kinh phí phụ cấp và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các thành viên Đội xung kích theo các quy định.

- Kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động của Đội xung kích, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp huyện.

8.3. Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Đội xung kích.

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định ban hành quy chế hoạt động.

- Phân giao nhiệm vụ, quản lý và chỉ đạo hoạt động của Đội xung kích trên địa bàn theo Hướng dẫn này.

- Xây dựng các quy chế phối hợp và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đội.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn và duy trì hoạt động của Đội xung kích.

PHẦN 2:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THIÊN TAI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG NGỪA

CHUYÊN ĐỀ 2.1:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN THIÊN TAI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ TỪ NGỮ

(1). Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

(2). Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

(3). Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

- Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.

- Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.

- Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa.

Cấp độ rủi ro

Màu sắc

Mã màu

1

Xanh dương nhạt

(175, 225, 255)

2

Vàng nhạt

(250, 245, 140)

3

Da cam

(255, 155, 0)

4

Đỏ

(255, 10, 0)

5

Tím

(160, 40, 160)

Bảng 2.1: Mã màu đặc trưng trên các loại bản đồ rủi ro thiên tai (theo thang mã màu RGB cơ bản)

Cấp ATNĐ, bão

Cấp độ rủi ro

≥16 (siêu bão)

5

14 - 15 (bão rất mạnh)

5

12 - 13 (bão rất mạnh)

4

10 - 11 (bão mạnh)

3

6 - 9 (ATNĐ, bão)

3

Khu vực ảnh hưởng

Đất liền Nam Trung Bộ

Bảng 2.2: Cấp độ rủi ro do áp thấp nhiệt đới, bão

Độ cao mực nước ven biển (tính từ mực nước biển trung bình) (m)

Cấp độ rủi ro

> 6

4

5 - 6

4

4 - 5

4

3 - 4

4

2 - 3

3

1 - 2

2

Khu vực ảnh hưởng

Ven biển các tỉnh Đà Nẵng đến Bình Định

Bảng 2.3: Cấp độ rủi ro do nước dâng

Lượng mưa (mm)

Cấp độ rủi ro

Trên 400/24giờ

3

3

4

3

4

4

Trên 200 đến 400/24 giờ

2

3

3

2

3

4

Từ 100 đến 200/24 giờ hoặc 50 - 100/12 giờ

1

2

2

1

2

3

Thời gian kéo dài (ngày)

Từ 1 đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4

Từ 1 đến 2

Trên 2 đến 4

Trên 4

Khu vực ảnh hưởng

Đồng bằng, ven biển

Trung du, vùng núi

Bảng 2.4: Cấp độ rủi ro do mưa lớn

Mực nước lũ

Cấp độ rủi ro

Trên lũ lịch sử

3

3

3

5

(BĐ3+1m) đến lũ lịch sử

3

3

3

4

(BĐ3+0.3m) đến dưới

2

2

3

4

(BĐ3+1.0m)

 

 

 

 

BĐ3 đến dưới (BĐ3+0.3m)

2

2

3

3

BĐ2 đến dưới BĐ3

1

2

2

3

BĐ1 đến dưới BĐ2

1

1

1

2

Khu vực xảy ra lũ, ngập lụt

Các trạm thủy văn thuộc khu vực 1 (gồm các trạm thủy văn: An Hòa, Bồng Sơn, Bình Nghi, Vĩnh Sơn)

Các trạm thủy văn thuộc khu vực 2 (trạm thủy văn Thạnh Hòa)

Các trạm thủy văn thuộc khu vực 3

Các trạm thủy văn thuộc khu vực 4

Bảng 2.5: Cấp độ rủi ro do lũ, ngập lụt

Vùng có nguy cơ

Cấp độ rủi ro

Rất cao

1

2

2

Cao

1

1

2

Trung bình

 

 

1

Thấp

 

 

 

Tổng lượng mưa 24 giờ (mm)

100-200

Trên 200 đến 400

Trên 400

Thời gian mưa trước đó (ngày)

1-2 ngày

Trên 2 ngày

Khu vực xảy ra

Khu vực 4 (Bình Định)

Bảng 2.6: Cấp độ rủi ro do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

(Nguồn: Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai)

(4). Xoáy thuận nhiệt đới là vùng gió xoáy (đường kính có thể tới hàng trăm km) hình thành trên biển nhiệt đới, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp) trong xoáy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có mưa, đôi khi kèm theo dông, tố, lốc.

- Gió mạnh trên biển là gió với tốc độ từ cấp 6 trở lên xảy ra trên biển, xác định trung bình trong khoảng thời gian 02 phút quan trắc (tính bằng cấp gió Bô-pho).

- Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.

- Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.

Cấp gió

Tốc độ gió

Độ cao sóng trung bình

Mức độ nguy hại

Bô-pho

m/s

km/h

m

0

1

2

3

0 - 0,2

0,3 - 1,5

1,6 - 3,3

3,4 - 5,4

< 1

1 - 5

6 - 11

12 - 19

-

0,1

0,2

0,6

- Gió nhẹ.

- Không gây nguy hại,

4

5

5,5 - 7,9

8,0 - 10,7

20 - 28

29 - 38

1,0

2,0

- Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu

- Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm,

6

7

10,8 - 13,8

13,9 - 17,1

39 - 49

50 - 61

3,0

4,0

- Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió.

- Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền.

8

9

17,2 - 20,7

20,8 - 24,4

62 - 74

75 - 88

5,5

7,0

- Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió.

- Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền,

10

11

24,5 - 28,4

28,5 - 32,6

89 - 102

103 - 117

9,0

11,5

- Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng.

- Biển động dữ dội. Làm đắm tàu biển,

12

13

14

15

16

17

32,7 - 36,9

37,0 - 41,4

41,5 - 46,1

46,2 - 50,9

51,0 - 56,0

56,1 - 61,2

118 - 133

134 - 149

150 - 166

167 - 183

184 - 201

202 - 220

14,0

- Sức phá hoại cực kỳ lớn.

- Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn,

Bảng 2.7: Bảng cấp gió và sóng

Hình 2.1: Sơ đồ khu vực theo dõi và dự báo áp thấp nhiệt đới, bão

(Nguồn: Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai)

(5). Mưa lớn là hiện tượng mưa với tổng lượng mưa đạt trên 50 mm trong 24 giờ, trong đó mưa với tổng lượng mưa từ trên 50 mm đến 100 mm trong 24 giờ là mưa to, mưa với tổng lượng mưa trên 100 mm trong 24 giờ là mưa rất to.

(6). Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định, sau đó xuống, trong đó: Lũ lịch sử là lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được; Lũ đặc biệt lớn là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc; Lũ bất thường là lũ xuất hiện trước hoặc sau mùa lũ quy định tại khoản 27 Điều này hoặc lũ được hình thành do mưa lớn xảy ra trong phạm vi nhỏ, hồ chứa xả nước, do vỡ đập, tràn đập, vỡ đê, tràn đê.

- Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên các sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn.

- Ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng.

(7). Nắng nóng là hiện tượng thời tiết khi nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày vượt quá 35°C.

- Hạn hán là hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng xảy ra trong thời gian dài do không có mưa và cạn kiệt nguồn nước.

- Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt.

- Sét là hiện tượng phóng điện trong đám mây, giữa các đám mây với nhau hoặc giữa đám mây với mặt đất.

- Lốc là luồng gió xoáy có sức gió mạnh tương đương với sức gió của bão nhưng được hình thành và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động hẹp từ vài km2 đến vài chục km2.

- Mưa đá là mưa dưới dạng cục băng hoặc hạt băng có kích thước, hình dạng khác nhau, xảy ra trong thời gian ngắn, kèm theo mưa rào, đôi khi có gió mạnh.

2. CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Theo Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050:

Hình 2.2: Bản đồ phân vùng thiên tai

TT

VÙNG, MIỀN

CÁC LOẠI THIÊN TAI ĐIỂN HÌNH

1

Vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ

Lũ quét, sạt lở đất, rét hại, băng tuyết, sương muối, mưa lớn.

2

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Lũ, ATNĐ, bão, bão lớn ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, rét hại, mưa lớn.

3

Vùng duyên hải miền Trung.

Lũ lớn, ngập lụt, ATNĐ, bão, bão mạnh, siêu bão, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, mưa lớn.

4

Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Nắng nóng, hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt

5

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

ATNĐ, bão, lũ, ngập lụt, triều cường, nước dâng do bão, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất bờ sông, bờ biển, dông, lốc, sét.

6

Đô thị lớn, tập trung

Ngập úng do mưa lũ lớn và triều cường, bão lớn và dông lốc

7

Vùng biển, hải đảo

ATNĐ, bão, sóng to, gió lớn, bão mạnh, siêu bão, nước dâng

Bảng 2.8: Các loại thiên tai điển hình theo vùng, miền

Theo phân vùng thiên tai, địa bàn tỉnh Bình Định chịu tác động của các loại thiên tai điển hình của vùng Duyên hải miền Trung như lũ lớn, ngập lụt, ATNĐ, bão, bão mạnh, siêu bão, nước dâng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, mưa lớn và một số loại hình thiên tai miền núi Nam Trung Bộ như nắng nóng, hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở đất.

3. ĐẶC ĐIỂM THIÊN TAI TỈNH BÌNH ĐỊNH

Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, địa mạo cùng với tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn ra hết sức phức tạp và có xu thế ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ khốc liệt. Các loại hình thiên tai thường xuất hiện ở Bình Định là áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, dông, sét, lốc, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, … Đặc biệt là loại hình thiên tai do bão, lũ, mưa lớn xảy ra hàng năm gây ra nhiều thiệt hại và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong tỉnh.

Thiệt hại do thiên tai gây ra từ năm 1999 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã làm 474 người chết, 351 người bị thương, 8.270 nhà bị sập, 363.291 nhà dân bị tốc mái, hư hỏng. Tổng ước tính thiệt hại hơn 12.172 tỷ đồng.

1. Bão và áp thấp nhiệt đới

- Thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 9 - 12. Trung bình mỗi năm chịu tác động trực tiếp của 1 - 2 cơn bão. Khi vào đất liền, bão gây gió mạnh tới cấp 11 - 12. Theo phân vùng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bão đổ bộ vào Bình Định có thể tới cấp 16. Bão thường gây mưa từ 200 - 300 mm trong 2 - 3 ngày.

- Từ năm 1975 đến nay đã quan trắc được gió, tốc độ gió bão 40 m/s tại Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn (năm 1984, 1995). Trước năm 1975, đã quan trắc được gió bão 59 m/s tại Quy Nhơn vào ngày 16/9/1972. Hướng gió mạnh ở phía Bắc tỉnh chủ yếu là Bắc đến Tây Bắc; phía Nam tỉnh hướng Tây, Bắc và Tây Bắc. Gió mạnh thường xuất hiện tại vị trí bão đổ bộ không có địa hình che chắn; tại khe núi, thung lũng gió cũng mạnh hơn. Khi đổ bộ vào đất liền, bão thường gây mưa từ 200 - 300 mm trong 2 - 3 ngày; bán kính 100 - 200 km; phía Bắc tỉnh vùng An Lão, Hoài Ân thường mưa nhiều hơn. Khi kết hợp với không khí lạnh, diện mưa sẽ mở rộng, thời gian mưa tới 5 - 6 ngày, lượng mưa có thể 700mm. Đặc biệt, nơi có địa hình đón gió bão thường có mưa rất lớn.

Đánh giá cấp độ bão: Bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 9 - 12. Trung bình mỗi năm chịu tác động trực tiếp của 1 - 2 cơn bão. Khi vào đất liền, bão gây gió mạnh tới cấp 11 - 12; đặc biệt năm 2013 cơn bão số 14, 15 mạnh tới cấp 13, giật cấp 15, 16. Những cơn bão mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, đường đi phức tạp, khi vào gần đất liền có xu hướng lệch về phía Nam. Đáng chú ý những cơn bão xuất phát ngay trên biển Đông, di chuyển nhanh, bất ngờ, đổ bộ vào đất liền; gây thiệt hại nặng nề về ngư dân, tàu thuyền và cơ sở hạ tầng trong tỉnh. Sáu cơn bão mạnh tác động toàn tỉnh và các tỉnh lân cận vào năm 1995, 2001, 2009, 2013 phổ biến cấp 11, 12 giật cấp 13, 14 đã tàn phá nhà cửa, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, năm 2020 bão số 9 đổ bộ sức gió mạnh cấp 12, giật cấp 15. Rủi ro thiên tai do bão và ATNĐ cấp độ 4.

2. Lũ, ngập lụt, lũ quét

- Lũ lụt xảy ra trên phạm vi rộng, bình quân mỗi năm xảy ra 3 đến 4 đợt lũ. Năm nhiều nhất có 8 đợt lũ (1999), năm ít nhất có 2 trận lũ (2004). Lũ lụt phổ biến nhất là lũ chính vụ xuất hiện vào tháng 10, 11. Lũ tiểu mãn xuất hiện vào cuối tháng 5. Lũ sớm xuất hiện vào tháng 9 và lũ muộn xuất hiện vào tháng 12. Thời gian mưa gây lũ mỗi đợt thường từ 2 - 3 ngày có đợt lên đến 5 ngày. Tổng lượng mưa từ 200 - 300 mm, có đợt lên đến 400 - 750 mm. Đợt lũ lịch sử từ ngày 14 - 17/11/2013 lượng mưa phổ biến từ 250 - 450mm. Tổng lượng dòng chảy trong mùa lũ chiếm tới 70% lượng dòng chảy cả năm. Thời kỳ đầu mùa lũ với lượng mưa trung bình trên lưu vực xấp xỉ 50 mm, làm mực nước trên các sông dao động tăng hoặc có lũ nhỏ. Lũ ở mức báo động I - II xuất hiện khi trên lưu vực có lượng mưa từ 100 - 150 mm; lượng mưa trên lưu vực từ 150 - 250 mm, mực nước các sông ở hạ lưu xấp xỉ hoặc vượt báo động III. Qua số liệu thống kê nhiều trận lũ trong nhiều năm, lượng mưa gây lũ trung bình thường từ 130 - 200 mm. Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70% lượng dòng chảy năm.

- Từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm là thời kỳ mưa lũ ở tỉnh Bình Định, mưa lớn tập trung từ tháng 10 đến tháng 12. Có 03 loại hình thái thời tiết gây mưa lũ trên địa bàn tỉnh, đó là:

+ Khi có bão, ATNĐ đổ bộ vào đất liền hoặc ảnh hưởng trực tiếp như di chuyển dọc theo bờ biển, hoặc đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam tỉnh Phú Yên. Đi kèm với bão thường có các đợt mưa to trước và sau bão, ATNĐ.

+ Khi có gió mùa Đông - Bắc cường độ mạnh tràn về kết hợp với hoàn lưu của bão, ATNĐ. Đây là hình thái thời tiết có xu thế gây mưa to, lũ lớn trên đất liền.

+ Khi dải hội tụ nhiệt đới hoạt động ở phía Nam Biển Đông, đồng thời ở phía Bắc có gió mùa hoặc tín phong Đông Bắc hoạt động và di chuyển xuống phía Nam. Hình thái thời tiết này thường gây ra mưa lớn, kéo dài nhiều ngày.

- Các cơn lũ lớn điển hình năm 1999, 2007, 2009, 2011, 2013, 2017, 2020 trên địa bàn tỉnh đều do các hình thái kết hợp nêu trên gây ra.

- Năm 2009, 2013, 2016, 2020 đã xảy ra lũ quét, lũ lịch sử, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội. Thiệt hại do lũ và lũ quét làm cho 117 người chết, 107 người bị thương, nhiều cơ sở hạ tầng bị hư hại, tổng thiệt hại kinh tế lên đến 6.704 tỷ đồng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của mưa có cường suất cao, lũ quét có khả năng xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ khác nhau. Lũ quét thường phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vị hẹp nhưng sức tàn phá lớn và gây ra những tổn thương nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân ở khu vực ven các sông, suối.

3. Về hạn hán

- Khô hạn xảy ra khi tháng 1 - 8 có lượng mưa ít, thiếu hụt từ 50 - 70% so với lượng mưa trung bình nhiều năm cùng kỳ, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Hầu hết các lưu vực sông thường xảy ra khô hạn khi nắng nóng kéo dài. Các năm 1983, 1987, từ 1991 - 1993, 1998, 2010, 2014, 2016, 2018, 2019, 2020 hạn hán liên tục xảy ra. Khô hạn gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và dân sinh. Từ năm 2010 - 2016, hạn hán đã làm giảm năng suất 86.360 ha gieo trồng, trong đó có 8.070 ha cây trồng bị mất trắng, 99.200 hộ thiếu nước sinh hoạt.

4. Về sạt lở đất, đá

Trong những năm gần đây, sạt lở đất, đá xảy ra phổ biến trong tỉnh. Khi có tác động của bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt thì xảy ra sạt lở đất, đá. Đầu tháng 11/2021 lượng mưa trung bình 652 mm. Trên các vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển đã sạt lở đất, đá nghiêm trọng. Rủi ro thiên tai do sạt lở cấp độ 1.

Sạt lở đất, đá tại 8 địa phương. Vùng núi xảy ra tại huyện An Lão (An Vinh), Vân Canh (Canh Liên). Vùng trung du tại Tây Sơn (Bình Tường), Hoài Ân (Ân Thạnh). Vùng đồng bằng ven biển tại Hoài Nhơn (Hoài Mỹ), Phù Mỹ (Mỹ Thọ), Phù Cát (Cát Thành, Cát Minh) và thành phố Quy Nhơn (Đống Đa, Quang Trung). Chính quyền địa phương tổ chức sơ tán 711 hộ/2.156 người dân bị ảnh hưởng sạt lở đất, đá đến nơi an toàn. Sơ tán tập trung 36 hộ dân tại Núi Gành, xã Cát Minh; 30 hộ dân vùng Núi Cấm, xã Cát Thành, huyện Phù Cát; 76 hộ dân phường Nhơn Phú, Bùi Thị Xuân và phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn.

Qua khảo sát, còn có 11 khu vực/568 hộ dân sinh sống thuộc vùng nguy cơ cao sạt lở đất, đá. Huyện Hoài Ân 4 khu vực, 75 hộ (315 khẩu); huyện An Lão có 3 khu vực, 76 hộ (293 khẩu); huyện Vĩnh Thạnh có 2 khu vực, 112 hộ (560 khẩu); thành phố Quy Nhơn 2 khu vực, 305 hộ (1.138 khẩu).

Sạt lở đất, đá thường xảy ra trong đêm tối; gây hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng; sập đổ nhà cửa, vùi lấp khu dân cư; làm mất đất sản xuất và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và môi trường.

5. Khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai

Đối với bão, áp thấp nhiệt đới

- Vùng bị ảnh hưởng gió bão: có 138 xã, phường, thị trấn ảnh hưởng

TT

Cấp huyện

Số

Xã, phường, thị trấn ảnh hưởng

01

Quy Nhơn

19

Phường Bùi Thị Xuân, Đống Đa, Ghềnh Ráng, Hải Cảng, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Ngô Mây, Nhơn Bình, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Phú, Quang Trung, Thị Nại, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Diệu, Nhơn Châu.

02

An Nhơn

15

Phường Bình Định, Đập Đá, Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hưng, Nhơn Thành, Nhơn Hậu, Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Nhơn Thọ, Nhơn Hòa, Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Mỹ.

03

Hoài Nhơn

17

TT. Tam Quan, TT. Bồng Sơn, Hoài Sơn, Hoài Châu Bắc, Hoài Châu, Hoài Phú, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Xuân, Hoài Mỹ, Hoài Đức, Hoài Hải

04

Phù Cát

15

Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, TT Ngô Mây, Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Chánh.

05

Phù Mỹ

9

Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Châu.

06

Tuy Phước

13

TT. Tuy Phước, TT. Diêu Trì, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Quang, Phước Hưng, Phước An, Phước Thành.

07

Vân Canh

7

Canh Vinh, Canh Hiển, Canh Hiệp, TT Vân Canh, Canh Thuận, Canh Hòa, Canh Liên.

08

Vĩnh Thạnh

9

TT Vĩnh Thạnh, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận, Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hảo.

09

Hoài Ân

10

Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Ân Thạnh, Ân Mỹ, Ân Tín, Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông.

10

An Lão

10

An Hòa, An Tân, An Quang, An Hưng, TT An Lão, An Trung, An Dũng, An Vinh, An Nghĩa, An Toàn.

11

Tây Sơn

14

Tây Vinh, Bình Hòa, Bình Thành, Bình Nghi, Bình Tường, Tây Phú, Tây Xuân, Tây Giang, Tây Bình, Tây An, Tây Thuận, Bình Tân, Bình Thuận.

Bảng 2.9: Vùng có nguy cơ ảnh hưởng của gió bão

- Vùng bị ảnh hưởng do nước biển dâng do bão: Có 27 xã, phường, thị trấn ảnh hưởng.

TT

Cấp huyện

Số

Xã, phường, thị trấn ảnh hưởng

01

Quy Nhơn

7

Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu, Lê Lợi, Nguyễn Văn Cừ, Ghềnh Ráng, Hải Cảng

02

Hoài Nhơn

6

Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Mỹ.

03

Tuy Phước

4

Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận.

04

Phù Cát

4

Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Tiến.

05

Phù Mỹ

6

Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức, Mỹ Cát.

Bảng 2.10: Vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước biển dâng do bão

Đối với lũ lụt

Vùng bị ảnh hưởng ngập lụt: có 105 xã, phường, thị trấn ảnh hưởng

TT

Cấp huyện

Số

Xã, phường, thị trấn ảnh hưởng

1

Quy Nhơn

5

Nhơn Phú, Nhơn Bình, Bùi Thị Xuân, Phước Mỹ, Trần Quang Diệu.

2

An Nhơn

15

Phường Bình Định, Đập Đá, Nhơn An, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Hưng, Nhơn Thành, Nhơn Hậu, Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Nhơn Thọ, Nhơn Hòa, Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Mỹ.

3

Hoài Nhơn

17

TT. Tam Quan, TT. Bồng Sơn, Hoài Sơn, Hoài Châu Bắc, Hoài Châu, Hoài Phú, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hảo, Hoài Thanh Tây, Hoài Thanh, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Xuân, Hoài Mỹ, Hoài Đức, Hoài Hải

4

Phù Cát

15

Cát Sơn, Cát Lâm, Cát Hiệp, Cát Hanh, Cát Tài, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, TT Ngô Mây, Cát Tân, Cát Tường, Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Chánh.

5

Phù Mỹ

3

Mỹ Chánh, Mỹ Cát, Mỹ Tài.

6

Tuy Phước

13

TT. Tuy Phước, TT. Diêu Trì, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Nghĩa, Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Quang, Phước Hưng, Phước An, Phước Thành.

7

Vân Canh

6

Canh Vinh, Canh Hiển, TT Vân Canh, Canh Thuận, Canh Hòa, Canh Liên

8

Vĩnh Thạnh

6

Vĩnh Hòa, Vĩnh Quang, Vĩnh Thuận, Vĩnh Sơn, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thịnh

9

Hoài Ân

10

Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Ân Thạnh, Ân Mỹ, Ân Tín, Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông

10

An Lão

3

An Hòa, An Tân, TT An Lão

11

Tây Sơn

12

Bình Hòa, Bình Nghi, Bình Thành, Bình Tường, Tây An, Tây Bình, Tây Giang, Tây Phú, Tây Thuận, Tây Vinh, Tây Xuân, TT Phú Phong.

Bảng 2.11: Vùng có nguy cơ ảnh hưởng do nước biển dâng do bão

Đối với sạt lở đất

Theo báo cáo số 112/BC-BCH ngày 15/01/2021 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh về kết quả khảo sát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá trên địa bàn tỉnh:

- Nguy cơ sạt lở cao: 12 khu vực.

+ Huyện Hoài Ân 04 khu vực: Khu vực thôn Bình Hòa Bắc, xã Ân Hảo Đông; Khu vực thôn Đồng Nhà Mười, xã Ân Sơn; Khu vực điểm cao 182, thôn Phú Ninh, xã Ân Nghĩa; Khu vực điểm cao 318, thôn Nhơn Sơn, xã Ân Nghĩa.

+ Huyện An Lão 03 khu vực: Khu vực núi Đá, thôn Trà Cong, xã An Hòa; Khu vực núi Đá Chồng, thôn Vạn Long, xã An Hòa; Khu vực đèo Đá Cạnh, thị trấn An Lão.

+ Huyện Vĩnh Thạnh 02 khu vực: Khu vực thôn 03, xã Vĩnh Kim; Khu vực điểm cao 130, thôn Đắk Tra, xã Vĩnh Kim.

+ Thành phố Quy Nhơn 02 khu vực: Khu vực núi Một, khu phố 1, phường Đống Đa; Khu vực hóc Bà Bếp, tổ 27, khu phố 5, phường Đống Đa.

+ Huyện Phù Cát 01 khu vực: Khu vực núi Gành, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh.

Đặc điểm: Các khu vực trên có độ dốc lớn, bề mặt nền đất phần lớn là đá tảng, đá mồ côi; nền đất yếu, thiếu ổn định, một số khu vực đã xảy ra hiện tượng rạn nứt, sụt lún và di chuyển của nền đất ... ảnh hưởng lớn đến các hộ dân định cư, sinh sống dưới chân núi. Bên cạnh đó, bề mặt nền đất có sự thay đổi kết cấu do tác động từ hoạt động khai thác, sản xuất của nhân dân, phần lớn diện tích trồng cây công nghiệp (keo lai), diện tích còn lại là rừng ngoài sản xuất (cơ bản là cây nhỏ, thưa, chủ yếu thân dây leo); một số khu vực nhân dân tự ý san ủi, múc đất để mở rộng phạm vi sinh sống, xây dựng nhà trái phép trên nền đất gửi ... đã tác động kết cấu địa lý của địa hình.

- Sạt lở gây chia cắt giao thông: 07 khu vực.

+ Huyện An Lão 03 khu vực: Đường giao thông mới từ xã An Trung đi xã An Vinh; Đường giao thông từ xã An Quang đi xã An Toàn; Đường giao thông từ ngã ba Ghế (ngã ba đường đi xã An Toàn và xã An Nghĩa) đến thôn 3, xã An Nghĩa.

+ Huyện Vĩnh Thạnh 02 khu vực: Đường giao thông ĐH33 từ đập hồ Định Bình đến xã Vĩnh Sơn; Đường giao thông từ ngã 3 đèo Vĩnh Sơn đến thôn Đăk Tra, 05, 03, 02, Kon Trú, xã Vĩnh Kim.

+ Huyện Vân Canh 02 khu vực: Đường giao thông từ Ngã ba Cà Te đi các thôn Cà Nâu, Cà Bưng, Cà Bông, xã Canh Liên; Đường giao thông từ làng Canh Giao, xã Canh Hiệp đến thôn Đa Lộc, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Đặc điểm: Các khu vực trên cơ bản là đường giao thông độc đạo đến địa bàn các thôn, xã vùng sâu của huyện; ta luy dương là các sườn núi có độ dốc lớn, ta luy âm phần lớn là vực sâu; dọc hai bên đường là nương rẫy, rừng trồng cây lâm nghiệp (keo lai) và rừng tự nhiên; có nhiều khe suối cạn từ đỉnh núi xuống mặt đường. Do nhiều yếu tố tác động, nên bề mặt nền đất các khu vực trên có độ liên kết không cao, đất đá thường theo khe suối đổ xuống đường giao thông khi có mưa, lũ. Tiền lệ các khu vực trên đã xảy ra sạt lở ở nhiều điểm, gây chia cắt giao thông, cô lập một số thôn, xã trên địa bàn.

II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM

Hình 2.3: Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, điều phối liên ngành về PCTT

Hình 2.4: Quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai

III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA THIÊN TAI

- Phòng ngừa chủ động, cộng đồng giúp đỡ lẫn nhau.

- Thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

+ Đánh giá rủi ro và lập sơ họa bản đồ rủi ro thiên tai

+ Xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai

+ Xây dựng phương án ứng phó với các loại hình thiên tai

+ Hướng dẫn tổ chức hộ gia đình chuẩn bị nhân lực, vật tư, nhu yếu phẩm

+ Công tác phổ biến, tuyên truyền trong phòng chống thiên tai

1. KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Trong Khoản 2 Điều 15 của Luật PCTT có quy định rõ Kế hoạch PCTT cấp xã gồm 5 nội dung chính sau:

1. Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;

2. Xác định nội dung và biện pháp PCTT phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương

3. Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai;

4. Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch PCTT tại địa phương;

5. Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch PCTT

2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PCTT CẤP XÃ

a. Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện

Đối với UBND xã

- Chủ tịch xã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ huy phụ trách từng thôn xóm trong địa bàn xã.

Lấy lực lượng cán bộ xã trực là chủ yếu, khi cần thiết thì huy động thêm một số lực lượng dân quân trên địa bàn.

Công an xã, Ban Chỉ huy quân sự xã:

- Chuẩn bị lực lượng và phương tiện để có kế hoạch đảm bảo hoạt động khi thiên tai xảy ra; Công an xã có kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự khi thiên tai xảy ra, phối hợp với các thôn tăng cường kiểm tra các khu dân cư, không để nguy hiểm đến tính mạng của người dân.

- Ban CHQS xã điều động lực lượng dân quân tham gia cứu hộ đê điều, tìm kiếm cứu nạn và giúp dân khắc phục hậu quả sau thiên tai.

Văn hóa thông tin:

Đảm bảo truyền thanh, phát thanh kịp thời, thường xuyên thông tin diễn biến tình hình bão lụt để nhân dân chủ động phòng tránh. Tuyên truyền cho các hộ gia đình thực hiện tốt phương châm “ 5 tại chỗ”.

Trạm y tế:

Chuẩn bị cơ số thuốc đảm bảo tại trạm và các thôn, có kế hoạch sơ cứu tại chỗ, có phương án chuyển lên bệnh viện huyện kịp thời nếu cần và có kế hoạch phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường sau bão lụt.

Kế toán ngân sách xã:

Tham mưu cho UBND, ban chỉ huy PCTT-TKCN xã chuẩn bị ngân sách để phục vụ công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, mua lương thực, thực phẩm trong tình huống khẩn cấp để kịp thời cứu đói cho nhân dân.

Địa chính xây dựng:

Đề xuất phương án di dời những hộ dân vùng thấp trũng, ven sông có nguy cơ sạt lở; kiểm tra đề xuất tu sửa các tuyến đường, cầu cống, phối hợp ngành y tế để xử lý môi trường.

Hợp Tác Xã nông nghiệp:

- Phải nắm tình hình, vận động xã viên thu hoạch mùa vụ nhanh gọn trước mùa bão lũ; kiểm tra luân chuyển hàng hóa từ kho thấp đến kho cao, có kế hoạch giằng chống mái cũng như di chuyển sổ sách, chứng từ làm việc đảm bảo an toàn.

- Lập phương án, kế hoạch phòng, chống lụt bão và phân công trực 24/24h để xử lý tình huống khi có lụt, bão xảy ra.

- Chuẩn bị bao bì, cọc tre để bảo vệ các tuyến đê, dự phòng lương thực, xăng dầu trong thời gian mưa lụt để phục vụ cho nhân dân.

Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội CCB, Hội CTĐ xã.

Xây dựng tổ xung kích, tổ ứng cứu tại từng địa bàn để kịp thời phối hợp di dời dân và tài sản của nhân dân đến nơi an toàn, vận động giúp đỡ các gia đình bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt.

Các trường học:

- Tổ chức trực 24/24 giờ, có kế hoạch kiểm tra các cửa, tài liệu sách giáo khoa, thiết bị máy móc phải được cất giữ ở những nơi cao và an toàn không bị mưa dột hoặc ngập lụt, khi có thông báo của cấp trên phải kiểm tra học sinh đến trường, về đến nhà đảm bảo an toàn.

- Phối hợp với Ban chỉ huy PCTT - TKCN bố trí trường học làm nơi sơ tán, tránh trú an toàn cho người dân khi cần thiết.

Các thôn:

- Nắm chắc tình hình của địa bàn mình: số hộ, số người cần di dời, sơ tán, địa điểm di dời, sơ tán đến.

- Tích cực kiểm tra vận động hướng dẫn nhân dân giằng chống nhà cửa, chuẩn bị có nơi trú ẩn an toàn khi có bão, lụt lớn xảy ra. Chuẩn bị phương tiện đầy đủ để cứu hộ, cứu nạn và vận động mỗi gia đình phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm.

- Theo dõi nắm chắc số lượng phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản của ngư dân đánh bắt hàng ngày trong mùa lụt, bão.

- Thành lập tổ xung kích do tổ trưởng chỉ đạo chung.

Văn phòng:

- Nắm bắt thông tin, thống kê chính xác tình hình thiệt hại ở các thôn, cụm dân cư, các trường, các HTX để tổng hợp nhanh báo cáo cho UBND, Ban chỉ huy PCTT- TKCN huyện.

- Phối hợp với các ban ngành và ban thường trực Ủy ban MTTQ xã tổ chức tiếp nhận và phân phối tiền hàng cứu trợ cho nhân dân bị thiệt hại, tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b. Xác định nguồn lực để thực hiện

- Về con người

- Về phương tiện, vật tư

- Về kinh phí

c. Xây dựng tiến độ thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá

d. Tổng kết báo cáo rút kinh nghiệm, cập nhật và chuẩn bị kế hoạch cho năm sau và những năm tiếp theo.

3. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI THIÊN TAI

Nội dung phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai bao gồm:

- Xác định thời điểm ứng phó.

- Xác định các kịch bản ứng phó thiên tai.

- Xác định đối tượng/phạm vi ảnh hưởng theo từng thời điểm.

- Đề xuất các phương án, giải pháp ứng phó tương ứng với các kịch bản.

- Một số điểm lưu ý trong phương án.

VÍ DỤ: PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI MƯA LỚN

Bước 1 : Xác định thời điểm ứng phó với mưa lớn

Tin dự báo, cảnh báo của cơ quan khí tượng thủy văn về lượng mưa 24h từ 100- 200mm trong 1-2 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trên 200-500mm trong 1-2 ngày ở vùng Đồng bằng. Tin cảnh báo lũ ở mức báo động 2-3 ở một số hạ lưu sông;

Bước 2 : Xác định các kịch bản ứng phó với mưa lớn

Căn cứ vào bản tin dự báo, cảnh báo và tình hình mưa lớn đã xảy ra ở địa phương để xây dựng các kịch bản do mưa lớn có thể xảy ra đối với địa phương mình.

Bước 3 : Xây dựng các phương án, giải pháp ứng phó với từng kịch bản và thời điểm ứng phó tại bước 1 và bước 2

Lượng mưa 24h từ 100-200mm trong 1-2 ngày ở vùng Trung du, miền núi hoặc trên 200-500mm trong 1-2 ngày ở vùng Đồng bằng (đây là RRTT cấp độ 1)

- Kịch bản có thể xảy ra đối với trường hợp này là mưa lớn gây lũ trên các triền sông và ngập lụt ở một số khu vực, có khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất vùng trũng thấp, vùng bị ảnh hưởng mưa lớn kéo dài nhiều ngày, ...

- Phương án, giải pháp ứng phó đối với kịch bản trong trường hợp này chủ yếu tập trung vào công tác chỉ đạo, chỉ huy các cấp. Cụ thể với cấp xã thực hiện theo nội dung sau:

- Thực hiện các công điện, thông báo, chỉ đạo của cấp trên;

- Thực hiện các phương án ứng phó gồm

+ Thông tin, truyền thông về mưa lớn;

+ Triển khai lực lượng xung kích PCTT để hỗ trợ người dân.

+ Thông tin, cảnh báo tới bà con và nhân dân về tình hình mưa, các sự cố có thể xảy ra do mưa lớn,

+ Kiểm tra, rà soát các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng mưa lớn;

+ Phối hợp với các lực lượng dân quân tự vệ, xung kích cấp xã để kiểm tra, rà soát các khu vực ngầm tràn, vùng trũng thấp, hạ lưu các lưu vực sông; các trọng điểm đối với các công trình phòng chống lũ.

CHUYÊN ĐỀ 2.2:

HƯỚNG DẪN HỘ GIA ĐÌNH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. CHUẨN BỊ VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ

(1) Trang thiết bị, công cụ cung cấp thông tin

Bản đồ phân vùng thiên tai: Bão, bão mạnh, siêu bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập sạt lở; Các công cụ truyền tin truyền thống của địa phương (kẻng, trống, phách, ...)

(2) Phương tiện vận chuyển và cứu hộ: Phương tiện vận chuyển người và tài sản: Xe đạp, xe máy, tàu, thuyền, ...

(3) Trang thiết bị, công cụ chống nắng nóng: Quạt điện, quạt tay, mũ nón, ô dù ...

(4) Thiết bị, công cụ chằng chống nhà cửa: Thang, đinh, búa, cuốc, xẻng, dây thừng, bạt, bao cát, tre cây, cột gỗ, ...

(5) Ngoài ra tàu thuyền trước khi ra biển phải chuẩn bị các điều kiện về an toàn theo quy định của các cơ quan chức năng: (Thông tư 15/2011 TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 về Quy chế thông tin với tàu cá hoạt động trên biển; 982/QĐ-TCTDS- KTTS ngày 28/10/2016 về việc ban hành hướng dẫn tàu thuyền tránh trú, neo đậu và giải pháp bảo vệ ao, đầm, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi có bão, áp thấp nhiệt đới) bao gồm: thiết bị thu phát thoại vô tuyến sóng cực ngắn (VHF), máy thu chuyên dụng thông tin dự báo thiên tai (SSB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS), thiết bị thu phát thoại đơn biên sóng ngắn (HF), phao phát tín hiệu báo nạn qua hệ thống thông tin vệ tinh Cospas-Sarsat.

II. CHUẨN BỊ NHU YẾU PHẨM

Chuẩn bị lương thực, thực phẩm đủ dùng cho các thành viên trong tổ chức, gia đình bảo đảm sử dụng trong 07 ngày (tối thiểu 03 ngày).bao gồm:

- Lương thực: gạo, mỳ ăn liền, lương khô, rau củ, quả, thực phẩm khô, ...;

- Nước uống, nước sinh hoạt cho người, nước uống cho vật nuôi.

- Cơ số thuốc hoặc tủ thuốc cơ quan (gia đình) với một số loại thuốc, vật phẩm thông dụng phục vụ sơ cứu ban đầu như bông băng, thuốc cầm máu, sát trùng và chữa các bệnh thông thường như ho, sốt, cảm cúm, đau bụng tiêu chảy, nhức đầu ...;

- Thuốc sát khuẩn, khử trùng, làm sạch nguồn nước (CloraminB, viên lọc nước Aquatas, ...);

Một số lưu ý

Sau mỗi trận thiên tai cần kiểm tra, bổ sung kịp thời hư hỏng, mất mát để chủ động ứng phó với các đợt thiên tai tiếp theo có thể xảy ra.

Các nhu yếu phẩm cần thiết nên sắp xếp gọn gàng, thuận tiện khi di dời.

Đối với các hộ gia đình sống ven biển, trên hải đảo: Các công việc chuẩn bị cần tiến hành sớm.

III. CHUẨN BỊ NHÂN LỰC

- Có sự phân công sắp xếp nhiệm vụ của các thành viên trong gia đình để chủ động ứng phó và hỗ trợ lẫn nhau khi có tình huống thiên tai xảy ra, đặc biệt là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như: Người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai...

- Cần có sự phân công các thành viên học tập, rèn luyện, tự trang bị một số kỹ năng cơ bản để có khả năng phòng tránh và ứng phó với một số loại hình thiên tai nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở địa phương.

- Chủ hộ, thành viên chủ lực trong gia đình người có sức khỏe (hoạt động bình thường) cần cân nhắc kỹ khi có các chuyến đi xa (có thể hoãn hoặc trở về nhà nếu cần) để cùng gia đình ứng phó với thiên tai.

- Chủ động học bơi (đặc biệt là đối tượng học sinh).

- Chằng chống nhà cửa phòng giông lốc, ATNĐ, bão.

- Có hiểu biết về công tác tổ chức di dời, sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm do bão, lũ, ngập lụt.

Một số lưu ý

Các thành viên trong gia đình thường xuyên tìm hiểu thông tin, trao đổi, chia sẻ để nắm được tình hình và nguy cơ xảy ra và kỹ năng phòng tránh các loại hình thiên tai ở địa phương, nơi sinh sống.

Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ cơ quan chỉ huy PCTT ở địa phương, từ cộng đồng và chia sẻ cho các thành viên trong gia đình để chủ động phòng tránh không để xảy ra bất ngờ;

CHUYÊN ĐỀ 2.3:

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. MỤC ĐÍCH

- Hiểu biết cơ bản về thiên tai, cảnh giác của người dân trước các dấu hiệu, các cảnh báo thiên tai;

- Trách nhiệm chính của cán bộ và người dân, công tác chuẩn bị, phòng ngừa thiên tai thường xuyên trên địa bàn.

2. PHƯƠNG THỨC TRUYỀN THÔNG

- Biên tập, biên dịch các bản tin về tình hình và công tác ứng phó trên địa bàn, kiến thức và kĩ năng phòng tránh thiên tai);

- Các chương trình phóng sự phim, câu chuyện truyền thanh đề xuất UBND huyện chỉ đạo phổ biến trên hệ thống đài truyền hình, phát thanh huyện; và thường xuyên đọc, phổ biến trên đài phát thanh xã, thôn.

- Tổ chức và kết hợp tuyên truyền trong các sự kiện, lễ kỷ niệm về phòng chống thiên tai tại xã, thôn hoặc liên thôn, liên xã như hưởng ứng tuần lễ PCTT, các sự kiện tưởng nhớ, kỷ niệm về các sự cố/tình huống thiên tai lớn.

- Sử dụng hệ thống loa truyền thanh, hoặc có thể tổ chức các đội tuyên truyền lưu động tại xã và thôn bản để tuyên truyền có định kì phòng chống thiên tai hoặc khi nhận được cảnh báo thiên tai sắp xảy ra.

- Lập trang mạng xã hội FB- Thông tin phòng chống thiên tai xã”, kết nối và chia sẻ rộng rãi với các cơ quan liên quan như BCH PCTT xã, huyện, Đài KTTV, các thành viên đội xung kích.

- Sử dụng Pano, áp phích, khẩu hiệu theo từng chuyên đề (Xem một số mẫu tại phụ lục) tại các địa bàn công cộng tập trung, nơi dễ quan sát.

- Đưa một số kiến thức về phòng tránh các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn vào các chương trình ngoại khóa, sinh hoạt giáo dục thể chất trong nhà trường và yêu cầu, khuyến khích các bậc phụ huynh cùng các em thực hiện những bài học đó.

* Hướng dẫn kết nối trang Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai” và “Thông tin phòng chống thiên tai Bình Định” (xem Phụ lục).

3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Bước 1:

- Tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai từ Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, tuyên truyền, phổ biến đến từng cộng đồng dân cư để chủ động trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai trên địa bàn.

- Xác định loại hình thiên tai để xây dựng nội dung tuyên truyền, truyền thông

Bước 2: Xác định nội dung tuyên truyền, truyền thông

- Nguyên nhân hình thành, dấu hiệu xảy ra;

- Tác hại và phạm vi ảnh hưởng đối với từng đối tượng trên địa bàn; nhấn mạnh tới đối tượng dễ bị tổn thương.

- Các biện pháp phòng tránh; các biện pháp hạn chế tác hại; các việc nên làm, không nên làm.

- Trách nhiệm của chính quyền, các cơ quan liên quan;

- Nhiệm vụ người dân, hộ gia đình; các quy định của pháp luật.

Bước 3: Phương thức tuyên truyền

- Xây dựng các chương trình chuyên đề, bản tin và phát trên hệ thống đài phát thanh xã; (Tần suất đưa tin căn cứ vào từng cấp độ rủi ro của loại hình thiên tai)

- Khẩu hiệu, băng rôn; bảng tin cổ động tại xã; các biển cảnh báo; các phiên họp thôn xóm, sinh hoạt cộng đồng;

- Tuyên truyền lưu động; loa tay và các công cụ truyền thống bản địa; mạng xã hội; tin nhắn điện thoại;

Bước 4: Xác định thời lượng - khung giờ phát tin

- Căn cứ loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn

- Căn cứ cấp độ rủi ro của thiên tai

4. NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN

- Dấu hiệu nhận biết

- Cấp độ rủi ro và mức độ ảnh hưởng

- Đối tượng dễ bị tổn thương

- Những việc nên làm và không nên làm

4.1. Công tác tuyên truyền về bão - ATNĐ

Tiếp nhận thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai từ Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, tuyên truyền, phổ biến đến từng cộng đồng dân cư để chủ động trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục thiệt hại do bão - ATNĐ có thể gây ra trên địa bàn.

Với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương:

Đối với tàu thuyền trên biển, cư dân ven biển:

- Theo dõi thông tin dự báo qua radio, qua các đài hải văn và qua hệ thống ICOM của Bộ đội biên phòng, người nhà của các ngư dân.

- Thông báo cho người nhà và cơ quan chức năng về vị trí tàu thuyền trên biển và tham khảo về hướng di chuyển.

- Thông báo cho các thuyền bạn đang trong cùng vùng biển.

- Kiểm tra các thiết bị liên lạc, phao cứu sinh, tích trữ nước uống và thực phẩm đủ dùng cho 7 ngày.

- Nạp điện đầy đủ cho các thiết bị chiếu sáng dự phòng, thiết bị vô tuyến, liên lạc.

- Tất cả các tàu thuyền cần chủ động di chuyển vào bờ tránh bão.

- Neo đậu tàu thuyền theo chỉ đạo của các địa phương nơi có bến cảng, luồng lạch.

- Di chuyển tàu thuyền vào các lạch sông kín gió nếu không có cảng.

- Tránh neo đậu tàu thuyền nơi có các ghềnh đá, sóng lớn hoặc nơi mà ngư dân ít biết về các rủi ro có thể xảy ra.

♦ Khu đô thị và nông thôn thấp trũng, nơi có nguy cơ ngập lụt, sạt lở và lũ quét ...

- Theo dõi dự báo thời tiết, cập nhật thông tin về rủi ro thiên tai đặc biệt là rủi ro về ngập lụt, lũ ống, lũ quét và sạt lở.

- Tích trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men đủ dùng trong ít nhất 3 ngày.

- Nạp điện đầy đủ cho các thiết bị thông tin liên lạc, đèn pin, sạc điện và bình ắc quy. Đổ xăng đầy bình các phương tiện di chuyển cơ giới.

√ Đối với khu đô thị:

- Tháo dỡ các bảng bảng cáo, áp phích, chằng chống nhà cửa, đóng kín cửa sổ và bịt các lỗ thông gió. Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn nhất, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao, kiểm tra và có phương án dự phòng ứng cứu tài sản trong các hầm chung cư.

- Chọn nơi trú ẩn an toàn nhất cho thành viên của cả gia đình.

√ Đối với vùng nông thôn

Thu hoạch mùa màng, thủy sản ở các vùng thấp trũng, Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn nhất, chằng chống nhà cửa theo kinh nghiệm địa phương, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao, kiểm tra và có phương án dự phòng sơ tán khi có lệnh của chính quyền địa phương.

- Thông báo cho người dân, người phụ trách phòng chống thiên tai của địa phương về nơi ở của mình và tình trạng trong thiên tai.

4.2. Công tác tuyên truyền về lũ, ngập lụt

- Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương.

- Tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với đặc điểm lũ tại địa phương.

- Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước lũ hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ, lũ quét.

- Tham gia các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng chống lũ.

- Thống kê, rà soát, kiểm tra và chuẩn bị các dự trữ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch phương tiện, thiết bị xử lý nước, vật tư và các nhu yếu phẩm thiết yếu theo khả năng để bảo đảm đời sống khi lũ xảy ra phù hợp với đặc thù lũ tại địa phương.

- Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai.

- Chuẩn bị ghe thuyền, bè nổi để chủ động sơ tán người và tài sản khi xảy ra lũ.

- Tìm hiểu, nắm bắt trước các tuyến đường sơ tán khẩn cấp đến nơi an toàn khi có lũ.

- Chuẩn bị các nhu yếu phẩm thiết yếu (Số lượng cụ thể theo hướng dẫn): Nước sạch, Thức ăn: đồ hộp ăn liền, trái cây, rau, ..., Hộp sơ cứu: bông, băng, oxy già, thuốc tiêu chảy, giảm đau, giảm sốt, kem chống muỗi, vắt, thuốc men cần thiết khác, ... Đồ sinh hoạt cơ bản: quần áo, chăn ấm; Phương tiện thông tin: đài radio, điện thoại, ...; Đèn chớp và đèn pin; Dụng cụ và vật dụng khẩn cấp khác.

4.3. Tuyên truyền về hạn hạn

a. Giải pháp tích trữ nước sinh hoạt

- Chú ý tích trữ nước mưa trước mùa hạn;

- Sử dụng các trang thiết bị, vật dụng sẵn có để tích trữ nước (bồn, lu nước, thùng nhựa, ...);

- Đào, nạo vét giếng, xây bể nước, sử dụng máy bơm để lấy và trữ nước;

- Sử dụng nước tuần hoàn, tăng cường tái sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm nước.

b. Giải pháp canh tác nông nghiệp

- Lựa chọn, sử dụng và đa dạng hóa các giống cây trồng chịu hạn;

- Sử dụng các kỹ thuật canh tác nông nghiệp, các công nghệ tưới tiên tiến:

+ Đối với cây trồng cạn: áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa, ...

+ Đối với cây lúa: tưới theo đợt, tưới luân phiên, nông-lộ-phơi, ...

+ Canh tác nông lâm kết hợp;

+ Tăng độ ẩm, giảm dòng chảy mặt như trồng cỏ; bón phân hữu cơ, phân xanh,...

- Thực hiện các giải pháp để tích trữ nước: tận dụng đầm, ao hồ, hệ thống kênh trục lớn; đắp đập tạm, bờ bao cục bộ, ...

4.4. Tuyên truyền về lũ quét

a. Dấu hiệu nhận biết

- Mưa lớn nhiều ngày, đặc biệt ở thượng lưu

- Nước sông suối chuyển màu đục

- Có tiếng động bất thường của đất đá, cây cối

- Xuất hiện âm thanh lạ trong lòng đất

b. Những điều nên làm

- Luôn luôn cảnh giác, đề phòng khi có các dấu hiệu của lũ quét, nhất là khi có mưa lớn kéo dài (kể cả ban đêm).

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ quét (bao gồm cả khu vực thượng lưu) trên mọi phương tiện như tivi, loa, đài, internet,....

- Thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu lũ quét.

- Tránh xa các khu vực có nguy cơ lũ quét, không được lội qua sông, suối, ngầm, tràn, đường bị ngập, ...

- Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, an toàn tính mạng là quan trọng nhất.

- Chạy thật nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm đến các khu vực, vị trí cao hơn.

Những việc làm thường xuyên khi sống trong khu vực có lịch sử lũ quét

- Thường xuyên theo dõi thông tin mưa lũ trên báo, đài, tivi hoặc loa phát thanh công cộng, các mạng xã hội; quan sát các dấu hiệu có thể xảy ra lũ quét.

- Tham gia tích cực các cuộc họp thôn bản để biết thông tin về mưa lũ và các biện pháp phòng ngừa.

- Xác định vị trí an toàn hơn có thể trú ẩn khi có tình huống xảy ra.

- Không nên xây nhà tại những nơi thường có lũ xảy ra, nơi gần dòng chảy, có độ dốc cao. Di dời nhà cửa đến vùng đất an toàn hơn.

- Chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây ...

- Không phá rừng đầu nguồn hoặc khai thác gỗ bừa bãi. Trồng cây và bảo vệ rừng.

c. Những điều không nên làm

- Hạn chế đi lại qua sông, suối; không đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang lên, dòng chảy mạnh.

- Không được đánh cá, vớt củi, bơi lội qua sông, suối khi có mưa lớn hoặc thấy có dấu hiệu bất thường như nước từ trong chuyển sang đục dần.

- Không lội xuống nước nếu nhìn thấy dây diện hoặc cột điện bị đổ xuống nước.

4.5. Tuyên truyền về sạt lở đất

a. Dấu hiệu nhận biết

- Xuất hiện vết nứt, đất phồng, trồi lên hoặc sự dịch chuyển bất thường của bề mặt đất

- Cây cối, hàng rào, các cọc xung quanh mái dốc bị đổ nghiêng;

- Xuất hiện rò rỉ tạo dòng nước chảy trên bề mặt mái dốc;

- Cây trồng, rau màu và lớp đất bề mặt của mái dốc bị xói, rửa trôi;

- Sự dịch chuyển của bề mặt đất xung quanh chân và gần chân mái dốc;

b. Những điều nên làm

- Thông báo cho chính quyền và cán bộ kĩ thuật để đến xem xét, đánh giá để có giải pháp xử lí;

- Sơ tán khẩn cấp; chạy ra khỏi vệt khu vực sạt lở;

- Thông báo cho những người xung quanh;

- Trong trường hợp còn có thời gian:

+ Tắt các thiết bị điện và các vòi nước nhằm giảm khả năng các thiết bị, vật dụng này có thể bị hư hại thêm;

+ Gói ghém và mang các giấy tờ tùy thân và Balo chuẩn bị sẵn (đựng vật dụng, lương thực thiết yếu),

- Giữ bình tĩnh và ra dấu hiệu cảnh báo.

- Nếu bạn đang đi trên đường, cần đặc biệt cảnh giác, chú ý quan sát các tấm bê tông chắn lề đường đổ gãy, bùn, đá lăn và các dấu hiệu của dòng chảy bùn đá;

- Nếu bạn đang bị mắc kẹt, tắc đường, hãy tìm cách gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp 119, và nếu có thể, hãy bật đài, tivi để cập nhật thêm thông tin về diễn biến sạt trượt;

- Đợi lực lượng xung kích tại địa phương, hoặc lực lượng chuyên nghiệp được cử đến.

- Chỉ dẫn cho lực lượng ứng cứu về vị trí có người bị thương, người còn bị mắc kẹt gần khu vực sạt trượt

- Tìm kiếm nơi an toàn và tuân theo sự chỉ dẫn của các cán bộ có liên quan trước khi quay lại những nhà đã bị ảnh hưởng;

- Thường xuyên theo dõi tin tức, tình hình qua Đài Radio, Tivi;

- Trồng lại cây cối, khôi phục sửa chữa lại mặt bằng/mái dốc càng nhanh càng tốt để giảm thiểu rủi ro do lũ quét và tái xuất hiện của sạt trượt đất;

c. Những điều không nên làm

- Không ở gần những vùng đã bị ảnh hưởng;

- Không xây dựng các công trình có khả năng gia tăng trận sạt trượt mới;

- Không đi vào khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt trượt.

4.6. Tuyên truyền về lốc

a. Dấu hiệu nhận biết

- Bầu trời bỗng đổi màu đen, mây di chuyển nhanh, xoắn lại với nhau tạo thành hình nón;

- Xuất hiện các tiếng rít trong không gian

b. Những điều nên làm

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo và quan sát các biểu hiện xảy ra lốc xoáy

- Không chạy cùng hướng với đường đi của lốc xoáy

- Tìm chỗ trú ẩn an toàn trong nhà, núp dưới một vật nặng và giữ chặt nó

- Nơi an toàn nhất là tầng hầm hoặc tầng trệt của công trình kiến trúc bằng bê tông

- Khi bất ngờ gặp lốc xoáy, nhanh chóng tìm nơi đất trũng thấp, nằm sát xuống trú vào cống, nhảy xuống hố, ...

- Ngắt nguồn điện để tránh bị điện giật, hỏa hoạn. Tắt, cắt tạm thời các thiết bị điện.

c. Những điều không nên làm

- Không đứng gần, trú tránh dưới cây to; nhà thô sơ, cột điện,...để tránh bị va đập, đè bẹp hoặc điện giật.

- Không đứng gần, thò đầu ra ngoài cửa sổ, cửa đại và tường ngoài của căn nhà, trú trong căn phòng nhỏ có hướng ngược với lốc xoáy.

- Không được ở trên nóc nhà.

4.7. Tuyên truyền về mưa đá

a. Dấu hiệu nhận biết

Mưa đá là hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm và chỉ giảm dần khi mùa mưa đến, tức là khoảng hết tháng 5. Người dân có thể nhận biết được mưa đá chuẩn bị xảy ra dựa vào một vài đặc điểm như: Ban ngày có dông mạnh, mây đen kịt trên bầu trời; ban đêm có sấm sét, gió đang thổi đều bỗng lặng đi, trời lạnh đột ngột, ... Nếu thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi rất nhanh là lúc mưa đá đã kéo đến.

b. Những điều nên làm

- Với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị nát dập, có thể dựng giàn che dọc theo luống, và nên làm giàn dạng mái hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của hạt mưa đá khi va chạm, đá sẽ rơi xuống hai bên luống cây mà không đâm thủng giàn che, chú ý dựng cọc chống phải chắc chắn.

- Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập. Làm mái nhà dốc xuống hai bên, cách dựng mái nhà này sẽ làm giảm lực tác động từ mưa đá. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc độ 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch.

- Trong trường hợp mái nhà bị mưa đá làm hư hại, để tránh thiệt hại về người, người dân nên tìm nơi có thể "trốn" được như gầm bàn, gầm giường, tìm các vật cứng để che đầu.

- Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, bạn nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.

4.8. Tuyên truyền về sét

a. Dấu hiệu nhận biết

- Mây đen kéo đến bao phủ bầu trời, không khí lạnh, gió.

- Tia chớp lóe lên ở một điểm nào đó trên bầu trời, sau đó là tiếng sấm kèm theo.

- Nếu khoảng thời gian giữa lúc có chớp đến lúc nghe thấy sấm càng ngắn, sét sẽ xuất hiện ở vị trí càng gần, tức là mức độ nguy hiểm tăng

- Khi đó cần nhanh chóng tìm cách tránh sét.

b. Những điều nên làm

- Tìm nơi trú ẩn trong nhà mình, các tòa nhà kiên cố và các xe ô tô;

- Trú ẩn tại khu vực đất thấp như dưới tán lùm cây nhỏ và ngồi thu tròn trên nền đất (Nếu không tìm thấy nơi trú ẩn khô ráo);

- Tránh xa các vật dụng sắt thép, kim loại;

- Không được đi xe đạp hay xe máy hoặc trong thùng xe công nông; nếu như bạn đang đi trên những phương tiện đó, hãy rời khỏi chúng một cách nhanh nhất và tìm nơi trú ẩn.

- Ngắt nguồn điện các vật dụng sử dụng điện.

c. Những điều không nên làm

- Không ra ngoài;

- Không đứng dưới các gốc cây to, cao; dưới các đường dây điện cao thế;

- Không được ở và trú trên những vùng đất cao;

- Tránh sử dụng các vòi phun, phòng tắm. Các dây và vật dụng trong phòng tắm có thể dẫn điện.

- Tránh sử dụng các loại điện thoại trừ khi tình huống khẩn cấp;

- Cần phân tán người ra nếu đang đi cùng nhóm nhiều người;

- Lên bờ ngay khi bạn đang ở dưới nước.

4.9. Tuyên truyền về động đất

a. Dấu hiệu nhận biết

- Các vật nuôi (chó, mèo, cá, sóc, chuột, ... có những biểu hiện khác thường);

- Mực nước sông, hồ rút bớt bất thường hoặc tràn mà không có trận mưa lớn nào trong thời gian đó;

- Quan sát bầu trời, hướng gió. Nếu bạn nhận thấy một sự điềm tĩnh bất thường trong bầu khí quyển, nó sẽ là dấu hiệu của việc biến đổi khí hậu lạ, rất có thể, một trận động đất sắp diễn ra trong khu vực.

- Nhìn lên bầu trời, theo dõi luồng sáng bí ẩn, hay còn được biết dưới cái tên “ánh sáng động đất”. Những luồng sáng này có nhiều hình dạng khác nhau và xuất hiện trước hoặc trong các trận động đất.

- Sau khi động đất kết thúc thường vẫn còn xuất hiện các dư chấn tiếp theo trong một vài giờ, thậm chí trong vài tháng.

b. Những điều nên làm

- Khi rung chấn bắt đầu, bò sát sàn nhà và sử dụng ngay các vật cứng che đầu, núp dưới gầm bàn hoặc các tủ đồ gỗ cho đến khi rung chấn kết thúc;

- Di chuyển đến ngay đến vị trí an toàn gần nhất (như góc nhà, tường phía trong xa cửa sổ, các khung, tủ treo treo và bất cứ thứ gì có thể rơi gây thương tích cho bạn) ngồi thu mình lại lấy hai cánh tay che đầu, che mặt.

- Đứng ở nơi thoáng cho đến khi rung chấn kết thúc

- Ở trong nhà cho đến khi rung chấn dừng hẳn và bạn chắc chắn an toàn để ra ngoài;

- Giúp đỡ người bị thương, người bị mắc kẹt, gọi cứu thương hoặc chính quyển để giúp đỡ, hỗ trợ cấp cứu

- Nếu có thể, tắt bếp Gas, các nguồn cung cấp, cầu giao điện;

- Quan sát, kiểm tra có cháy xảy ra không; chủ động dập tắt các đám cháy nhỏ - nếu có thể.

- Tránh xa các vùng bị hư hại và các tòa nhà, gầm cầu, đường cáp điện, ống dẫn gas (cảnh giác với đường dây điện rơi)

- Tạm dừng tham gia giao thông

- Ở trong xe, bật và dò tìm đài Radio địa phương để nghe cập nhật tình hình;

- Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát, cố gắng giữ bình tĩnh. Không di chuyển hoặc làm tung bụi lên mù mịt, che miệng bằng khăn tay hoặc một mảnh vải. Gõ vào một đường ống hoặc mảnh tường để nhân viên cứu hộ có thể xác định vị trí bạn bị mắc kẹt.

- Nếu bạn ở gần biển, hãy chạy đến nơi an toàn và chuẩn bị tinh thần và đề phòng nguy cơ xảy ra sóng thần.

c. Những điều không nên làm

- Hạn chế di chuyển liên tục;

- Kiểm tra nhanh tình hình thiệt hại xung quanh nơi ở và cùng mọi người sơ tán ngay nếu thấy các dấu hiệu hư hỏng các kết cấu nhà;

- Không sử dụng thang máy vì sau cú sốc, thường mất điện và thang máy có thể bị hư hỏng;

- Không tập trung hoặc chạy vào gần các tòa nhà;

- Không đứng dưới cột điện, đường dây điện.

Danh bạ điện thoại khi có tình huống xảy ra

- Danh bạ điện thoại thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS huyện, xã trên địa bàn.

- Danh bạ điện thoại các đơn vị quản lý hồ chứa trên địa bàn.

PHẦN 3:

MỘT SỐ KỸ NĂNG CHUẨN BỊ ỨNG PHÓ THIÊN TAI

CHUYÊN ĐỀ 3.1:

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CHẰNG CHỐNG NHÀ CỬA KHI CÓ BÃO

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. MỤC ĐÍCH:

- Phân loại được nhà kiên cố và không kiên cố ở các vùng miền.

- Nắm được cách chằng chống nhà cửa an toàn để giảm thiểu thiệt hại về tài sản tính mạng của người dân khi có bão.

- Hỗ trợ cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ người dân khi xảy ra bão.

2. MỘT SỐ MÔ HÌNH NHÀ TIÊU BIỂU

2.1. Mô hình nhà chống bão có mái hiên rời

- Nhà xây dựng có kết cấu liên tục từ móng tới khung cột kèo, giằng, xà gồ chắc chắn, mái hiên tách rời

- Móng nhà phải chịu lực phải đủ chắc chắn, sử dụng giằng móng để chịu lực tổng thể theo các phương

- Tường gạch phải đủ chịu lực, tường dài thì bố trí các trụ hoặc dầm, cột liên kết bằng bê tông cốt thép

- Giữa các kết cấu mái phải có giằng liên kết theo hai phương đứng và ngang, nên có các giằng chéo ở góc mái, vì kèo cần liên kết xuống đến móng

- Khi cần có thể bổ sung hệ thống lưới che mái nhà để hạn chế thiệt hại do mưa

đá.

Hình 3.1: Mô hình nhà chống bão có mái hiên rời

2.2. Mô hình nhà chống lốc xoáy có mái bê tông cốt thép

- Hệ thống kết cấu xà gồ, dầm, cột có liên kết chặt chẽ, vì kèo được liên kết với móng.

- Móng nhà được xây dựng bằng vật liệu chắc chắn, chịu được tải trọng của ngôi nhà, đúc giằng móng để đảm bảo khả năng chịu lực tổng thể.

- Tường hồi nhà có các trụ, dầm cột bê tông cốt thép tăng cường độ cứng.

- Mái nhà làm bằng bê tông cốt thép, hệ thống mái lợp được neo chặt vào xương mái. Máng thu nước bảo vệ phần mái nhô ra tránh gió lật mái, sử dụng tôn úp bờ nóc để che chắn phần bờ mái.

- Cửa làm kín gió tránh gió lùa vào trong nhà.

Hình 3.2: Mô hình nhà chống lốc xoáy có mái bê tông cốt thép

II. HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG CHẰNG CHỐNG NHÀ CỬA

1. PHÂN LOẠI NHÀ(Theo Công văn số 1145/BXD-KHCN ngày 28/05/2015 của Bộ Xây dựng v/v hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão)

1.1. Phân loại nhà theo thiết kế

1.1.1 Nhà theo tiêu chuẩn

Nhà theo tiêu chuẩn trong hướng dẫn này là nhà được thiết kế và thi công tuân thủ các tiêu chuẩn và các quy định về quản lý xây dựng của Nhà nước. Nhà theo tiêu chuẩn chịu được cấp gió bão trong giới hạn tính toán thiết kế theo phân vùng áp lực gió và tuổi thọ công trình của tiêu chuẩn hiện hành. Khi cấp bão lớn hơn cấp thiết kế, cần có biện pháp phòng chống và gia cố, đặc biệt đối với các kết cấu bao che và kết cấu mái. Trong trường hợp cần thiết cần tiến hành di dân tới nơi trú ngụ an toàn.

Hình 3.3: Mô hình nhà theo tiêu chuẩn

1.1.2. Nhà phi tiêu chuẩn

Nhà phi tiêu chuẩn trong hướng dẫn này là nhà không được thiết kế và thi công theo các tiêu chuẩn và các quy định về quản lý xây dựng của Nhà nước. Khi có bão các nhà này có thể không đảm bảo an toàn phòng chống bão. Do đó, việc đánh giá an toàn nhà theo cấp bão cần được tập trung vào đối tượng nhà phi tiêu chuẩn.

Hình 3.4: Mô hình nhà theo phi tiêu chuẩn

1.1.3. Các loại nhà còn lại

Các loại nhà còn lại trong hướng dẫn này là nhà có kết cấu chịu lực chính được tính toán thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn nhưng các kết cấu mái, tường làm bằng tôn, fibrô xi măng hoặc các vật liệu tương tự không được thiết kế và thi công theo tiêu chuẩn.

Hình 3.5: Mô hình nhà theo không theo tiêu chuẩn

1.2. Phân loại theo mức độ kiên cố

1.2.1 Nhà kiên cố: Là nhà có ba kết cấu chính: cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc.

1.2.2 Nhà bán kiên cố: Là nhà có hai trong ba kết cấu chính cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu bền chắc.

1.2.3 Nhà thiếu kiên cố: Là nhà có một trong ba kết cấu chính cột, mái, tường được làm bằng vật liệu bền chắc.

1.2.4 Nhà đơn sơ: Là nhà có cả ba kết cấu chính cột, mái, tường đều được làm bằng vật liệu không bền chắc.

Vật liệu

Kết cấu chính

Cột, dầm

Mái

Tường bao che

Vật liệu bền chắc

1. Bê tông cốt thép;

2. Xây gạch/đá;

3. Sắt/thép/gỗ bền chắc;

1. Bê tông cốt thép;

1. Bê tông cốt thép;

2. Xây gạch/đá;

3. Gỗ/kim loại

Vật liệu không bền chắc

4. Gỗ tạp/tre;

5. Vật liệu khác

2. Ngói (xi măng, đất nung);

3. Tấm lợp (xi măng, kim loại); 4. Lá/rơm rạ/giấy dầu;

5. Vật liệu khác

4. Đất/vôi/rơm

5. Phiên/liếp/ván ép

6. Vật liệu khác

Bảng 3.1: Đặc điểm nhận dạng vật liệu bền chắc, không bên chắc

2. HƯỚNG DẪN NHÀ AN TOÀN THEO CẤP BÃO

2.1. Nhà theo tiêu chuẩn

Nhà theo tiêu chuẩn chịu được cấp bão trong giới hạn tính toán thiết kế, khi cấp bão lớn hơn cần có biện pháp phòng chống và gia cố, đặc biệt đối với các kết cấu bao che và kết cấu mái. Trong trường hợp cần thiết cần tiến hành di dân tới nơi trú ngụ an toàn.

Hình 3.6: Mô hình nhà theo tiêu chuẩn

2.2. Nhà phi tiêu chuẩn

Bảng 3.2: Hướng dẫn nhà an toàn theo cấp bão với nhà phi tiêu chuẩn

3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẰNG CHỐNG NHÀ CỬA

3.1. Giảm thiểu tốc mái bằng bao cát

- Đối với nhà có độ dốc mái lớn, dùng các bao cát đóng lỏng có trọng lượng từ 15 - 20kg, nối với nhau bằng dây và đặt vắt qua mái nhà sao cho các bao cát nằm sát trên đầu tấm lợp hoặc mép tiếp giáp của các tấm lợp. Khoảng cách giữa các bao cát là 1,5m ở vùng giữa mái và 1m ở phần mép mái.

- Đối với nhà có độc dốc mái nhỏ, làm tương tự như trên nhưng không cần dùng dây nối các bao cát với nhau.

Hình 3.6: Mô hình giảm thiểu tốc mái bằng bao cát

3.2. Giảm thiểu tốc mái bằng thanh nẹp

- Đối với mái fibrô xi măng: Đặt lên mái các thanh nẹp cách nhau khoảng từ 1,5

- 2m tại mép chồng lên hai tấm lợp. Đục lỗ tại các đỉnh mút tấm lợp, dùng dây thép đường kính 2mm buộc thanh nẹp vào xà gồ, đòn tay. Dùng vữa xi măng hoặc keo chống dột để bít lỗ đục tấm lợp.

- Đối với mái tôn: Đặt lên mái các thanh nẹp cách nhau khoảng từ 1,5 - 2m tại mép chồng lên hai tấm tôn, nẹp lại phần phủ chồng giữa 2 tấm tôn. Bắn vít cường độ cao, đục lỗ tại đỉnh sóng tấm lợp, xâu dây thép đường kính 2mm buộc thanh nẹp vào xà gồ cách nhau khoảng 0,5 ~ 0,7m. Thanh nẹp có thể dùng thép thanh đường kính >14mm, thép góc hoặc gỗ, tre, luồng bổ đôi có kích cỡ tương đương (≥15mm).

Hình 3.7: Mô hình giảm thiểu tốc mái bằng thanh nẹp

3.3. Giảm thiểu tốc mái, đổ mái bằng giằng chữ A kết hợp dây neo xuống đất

- Với mái nhà tôn, fibrô xi măng, đặt các thanh chặn ngang bằng cây, gỗ, thép lên mái cách nhau khoảng 1m. Đặt tiếp các giằng chữ A, đỉnh chữ A nằm tại nơi tiếp giáp giữa hai mái nhà, cách nhau khoảng 2,5m lên thanh chặn. Cột chặt thanh chặn và thanh giằng bằng dây thép hoặc các loại dây khác, sau đó dùng dây thép hoặc dây thừng, chão neo giằng chữ A vào các cọc cây đóng sâu xuống đất từ 1 - 1,5m.

+ Thép chữ V: Kích thước 5x5cm hoặc 7x7cm hoặc 9x9cm tùy theo khả năng chịu lực của đất và độ lớn của bão. Thép kích thước càng lớn thì khả năng neo giữ càng chắc chắn.

+ Có thể dùng gốc tre già có đường kính trên 10cm, dài 0,7 - 1 m, vót nhọn về phần ngọn.

+ Khi neo dây trực tiếp xuống đà kiềng đảm bảo đủ để chịu lực.

Hình 3.8: Mô hình giảm thiểu tốc mái, đổ mái bằng giằng chữ A kết hợp dây neo xuống đất

- Với nhà mái lá, vách đất: Đặt phên liếp, lưới mắt cáo lên mái. Đặt thanh chặn ngang bằng tre, gỗ, luồng hoặc thép đè lên trên, khoảng cách giữa hai thanh khoảng 1m. Đặt tiếp giằng chữ A cách nhau khoảng 2,5m lên trên thanh chặn, buộc thanh chặn vào giằng chữ A. Dùng thừng chão, dây thép đường kính 4mm neo giằng chữ A theo hai phương vuông góc với nhau rồi neo vào các cọc đóng sâu xuống đất khoảng 1 - 1,5m.

Hình 3.9: Mô hình giảm thiểu tốc mái, đổ mái bằng giằng chữ A kết hợp dây neo xuống đất

3.4. Giảm thiểu tốc mái ngói

- Chèn vữa xi măng cát tỉ lệ 1:3 gắn các viên ngói khoảng 3 - 4 hàng xung quanh mái. Chèn vữa xi măng bờ nóc bằng vữa xi măng cát. Xây bờ chảy mái bằng vữa xi măng với 1 hàng gạch đôi và 1 hàng gạch đơn. Xây các hàng con trạch giữa mái, mỗi hàng cách nhau khoảng 1,5m.

Hình 3.10: Mô hình thiểu tốc mái ngói

4. YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG CHẰNG CHỐNG NHÀ CỬA VÀ NHÀ TRÚ ẨN

4.1. Các nhà kiên cố xây dựng mới

- Nhà chịu lực bằng tường 20, mái bằng BTCT, có tum thang sẽ là lối thoát hiểm trong trường hợp lũ ngập cửa đi. Phần móng tường có thể bị ngập trát vữa xi măng. Bố trí gác xép để đựng đồ đạc khi nước dâng.

- Móng nhà khi xây dựng phải có giằng móng bê tông cốt thép đặt trên móng gạch chạy xung quanh nhà. Trường hợp đất yếu cần đóng cọc tre, tràm. Nếu đất tốt thì cần đầm kỹ nền đất trước khi xây móng

- Với nhà có mái bằng tôn thì cần làm xà gồ thép, sau đó sử dụng vít cường độ cao nẹp chặt vào các thanh xà gồ. Tại các điểm tiếp giáp giữa tấm lợp với vít phải có gioăng cao su để chống thấm.

Hình 3.11: Mô hình nhà kiên cố xây dựng mới

4.2. Trú ẩn tại các nhà kiên cố khi có bão lớn

- Trong mọi trường hợp, khi có bão cần tuân thủ hướng dẫn của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tại địa phương, lực lượng xung kích tại đại phương.

- Khi có bão lớn, chọn các công trình công cộng kiên cố như trụ sở, trường học, trạm ý tế, nhà văn hóa để trú ẩn. Yêu cầu về phòng chống thiên tai của các công trình công cộng trong vùng bão như sau:

+ Nhà khung sàn, trần bê tông cốt thép, mái lợp tôn, nên có tường chắn mái.

+ Đảm bảo liên kết vì kèo với hệ kết cấu chịu lực (khung chịu lực hoặc tường chịu lực), xà gồ với vì kèo và vật liệu mái với xà gồ.

- Khi không ở gần các công trình kiên cố có thể làm hầm trú ẩn bằng bao cát kết hợp với gỗ, tre và các vật dụng khác.

Hình 3.11: Trú ẩn tại các nhà kiên cố khi có bão lớn

4.3. Một số lưu ý khác

- Bịt kín cửa và các khe hở chống gió lùa vào nhà. Cài chặt chốt cửa ra vào, cửa sổ neo cửa bằng đòn cây vào tường nhà để phòng gió lùa làm bung cửa. Dán cửa kính bằng băng keo bản rộng để giảm thiểu vỡ kính. Bịt các khe hở giữa đỉnh tường và mái, những lỗ thông gió trên tường, đầu hồi và trên cửa để tránh gió lùa vào nhà gây tốc mái. Chèn chặt cách mép cửa tránh gió lùa kèm nước mưa tràn vào trong nhà

Hình 3.12: Gia cố cửa, cửa sổ trước gió bão

CHUYÊN ĐỀ 3.2.

HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG NEO ĐẬU TÀU THUYỀN VÀ GIA CỐ, BẢO VỆ AN TOÀN LỒNG BÈ NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. MỤC ĐÍCH:

- Nắm được nhiệm vụ, vai trò trong việc hỗ trợ tàu thuyền neo đậu vào bến an toàn, đảm bảo tính mạng và tài sản của bà con ngư dân.

- Hỗ trợ cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng khi xảy ra thiên tai, đặc biệt là bão.

- Cung cấp kiến thức, kĩ năng cho học viên để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của những ngư dân nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè.

- Nhiệm vụ của lực lượng xung kích.

2. TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÙNG VEN BIỂN

2.1. Đặc điểm về tàu thuyền và thủy sản

Bình Định hiện có khoảng 5.952 tàu thuyền/41.887 ngư dân thường xuyên di chuyển hoạt động đánh bắt trên biển. Tình hình hoạt động tàu thuyền trên các ngư trường: hoạt động ven bờ 1.589 tàu thuyền/3.932 người; vùng lộng 1.123 tàu thuyền/6.825 người; vùng khơi 3.240 tàu thuyền/31.130 người. Ngoài ra, còn có 4.969 lồng bè nuôi thủy sản, chủ yếu ở ven biển Quy Nhơn.

Tổng số tàu

Tổng số người

Ven bờ (số tàu/ người)

Vùng lộng (số tàu/ người)

Vùng khơi (số tàu/ người)

Có thiết bị quan sát tàu cá (số tàu)

Ngư trường đánh bắt chính

5.952

41.887

1.589/3.932

1.123/6.825

3.240/31.130

3.175

Hoàng sa; giữa Hoàng Sa - Trường Sa; Trường Sa

Bảng 3.3: Số liệu tàu thuyền đánh bắt hải sản trên biển tỉnh Bình Định

Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão: Đầm Thị Nại 2.400 chiếc, Đầm Đề Gi 2.000 chiếc, Tam Quan 1.200 chiếc.

TT

Khu vực

Địa điểm

Tọa độ
(hệ tọa độ WGS 84)

Chiều dài luồng
(m)

Sức chứa
(số tàu)

1

Đầm Thị Nại

Thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước

13045‘54‘‘N; 109014‘48‘‘E

1.800

2.400

2

Đầm Đề Gi

Huyện Phù Cát và huyện Phù Mỹ

14007‘18‘‘N; 109012‘36‘‘E

1.500

2.000

3

Tam Quan

Xã Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn

14034‘18‘‘N; 109004‘12‘‘E

1.000

1.200

Bảng 3.4: Vị trí khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão

II. TÌM HIỂU VỀ VÙNG BÃO TRÊN CẢ NƯỚC

- Toàn lãnh thổ Việt Nam, vùng ven biển và đảo ven bờ được phân thành 8 vùng ảnh hưởng của bão, trong đó những vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của bão gồm:

+ Vùng Quảng Ninh đến Thanh Hóa (bao gồm các tỉnh thuộc đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa

+ Vùng Nghệ An đến Thừa Thiên Huế (bao gồm các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)

+ Vùng Đà Nẵng đến Bình Định (bao gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định)

+ Vùng Phú Yên đến Ninh Thuận (bao gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận)

+ Vùng Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang (bao gồm các tỉnh Nam Bộ và các tỉnh ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau - Kiên Giang).

III. NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI TÀU THUYỀN KHI NEO ĐẬU TẠI BẾN

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới an toàn tàu bè khi neo đậu tại bến tránh trú bão, nhưng các nguyên nhân sau đây là chủ yếu:

Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, neo đậu tàu thuyền không đúng chỗ, không đúng cách thì vẫn bị thiệt hại do tàu thuyền va đập vào nhau và do sóng đánh lật úp tàu:

- Không đảm bảo khoảng cách giữa hai hoặc nhiều tàu trên một hàng khiến xảy ra hiện tượng va đập giữa các tàu.

- Dây chằng buộc không đủ chắc chắn hoặc chằng buộc không đúng cách khiến tàu đứt dây trôi nổi và dễ bị hỏng do va đập hoặc sóng gió tác động.

- Cách bố trí tư thế của tàu không hợp lý (mũi tàu hướng song song với bờ thay vì vuông góc), khiến tàu và đập vào bờ và sóng mạnh có thể gây lật úp tàu.

- Va chạm giữa các tàu khi sóng lớn mà không có thiết bị bảo vệ hai bên thành tàu (đệm chống va đập).

- Cháy nổ do thiết bị điện trên tàu.

- Người trên tàu bị thương do va đập.

- Neo đậu không đúng nơi quy định, không đảm bảo an toàn.

- Các nguyên nhân chủ quan khác về khu neo đậu như: không đủ chỗ neo đậu cho tàu thuyền, cọc neo đậu không chắc chắn v.v…

IV. NHỮNG RỦI RO ĐỐI VỚI LỒNG BÈ NUÔI TRỒNG

1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

- Gió to và sóng lớn đánh vỡ, thủng lồng bè gây thất thoát hải sản.

- Sóng lớn kéo lồng bè ra ngoài biển làm mất lồng bè.

- Với lồng bè nuôi thủy sản trên sông thì khi mùa bão lũ là thủy điện xả nước, cá dễ bị chết do lưu lượng dòng chảy lớn và bị ngạt khí do độc tố từ bùn đáy đồng thời lồng bè có thể bị trôi nếu không neo chằng cẩn thận.

- Nước lớn đem theo bùn cát dễ làm chết cá.

2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN

- Nhiều nơi, người dân chưa được cập nhật đầy đủ thông tin về thiên tai nên còn chủ quan.

- Người dân đưa lồng bè nuôi cá ra những vùng không được phép nuôi trồng, khi xảy ra bão/ATNĐ thì không kịp thời di chuyển lồng bè.

- Người dân nuôi thả cá trái vụ.

- Đặt lồng bè tại những nơi có mực nước thay đổi quá nhiều, có xoáy nước hoặc những vùng nước ô nhiễm.

V. GIẢI PHÁP GIA CỐ AN TOÀN CHO TÀU THUYỀN

1. KHI NEO ĐẬU TẠI CÁC KHU TRÚ TRÁNH BÃO

- Khi tàu thuyền vào khu neo đậu tránh trú bão, thuyền trưởng phải chấp hành hướng dẫn neo đậu của người có trách nhiệm thuộc Ban quản lý khu neo đậu hoặc Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS các cấp.

- Nếu diện tích Khu neo đậu rộng và có ít tàu đang neo đậu, tốt nhất nên neo tàu một mình riêng biệt, sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với bất cứ vật gì và không bị mắc cạn. Thả 01 - 02 neo trước mũi tàu, chiều dài dây neo bằng 5 - 7 lần độ sâu nơi thả neo, góc mở giữa hai neo khoảng từ 40 ÷ 900.

- Nếu trong Khu neo đậu có các phao bù, hoặc cọc neo buộc tàu, tàu buộc chặt dây neo mũi vào phao bù hoặc cọc neo và xông dây neo ra một khoảng độ dài 5 - 7 m, sau đó thả thêm neo phía buồng lái.

Hình 3.13: Neo tàu đậu tại các khu trú tránh bão có phao dù hoặc cọc

- Nếu trong Khu neo đậu không có phao bù hoặc cọc neo và có nhiều tàu neo đậu, thì cần neo tàu theo hướng lái vào bờ, chằng buộc vào các vật sẵn có trên bờ và thả thêm 02 neo phía mũi tàu. Tối đa chỉ được neo 03 tàu liền nhau và giữa các tàu phải có đệm chống va và dây liên kết.

Hình 3.14: Neo tàu đậu tại các khu trú tránh bão không có phao dù hoặc cọc

2. NEO ĐẬU Ở ĐẦM PHÁ, VỤNG, VỊNH VEN BIỂN

- Chọn nơi khuất gió và đáy biển là cát, cát pha sét hoặc sét, neo một mình cách biệt với các tàu khác và cách xa các vách đá và các chướng ngại vật khác, thả 01 - 02 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5 - 7 độ sâu nơi thả neo sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với vật gì và không bị mắc cạn.

- Đối với tàu thuyền nhỏ, có thể kéo lên bờ cách xa mép nước càng tốt, kê kích, chằng buộc chắc chắn hoặc tháo máy đưa lên bờ, đánh chìm tàu tại nơi neo đậu.

- Ở những bến bãi không có cầu tàu thuyền thì neo đậu tàu thuyền theo hướng thẳng góc với bờ, giữ cho khoảng cách giữa các tàu thuyền đủ rộng để tránh va đập vào nhau. Tuyệt đối không neo đậu tàu thuyền theo hướng song song với bờ, vì như thế tàu thuyền rất dễ bị sóng đánh thẳng vào mạn làm lật úp tàu. Thả cả neo đáy và neo bờ để giữ cho tàu thuyền cố định.

Hình 3.15: Neo tàu đậu ở đầm phá, vụng, vịnh ven biển

3. NEO ĐẬU TÀU THUYỀN TRONG SÔNG, KÊNH, RẠCH

- Chọn vị trí khuất gió, quan sát hướng thả neo cho phù hợp.

- Neo đậu tại các sông vùng miền Trung, cần phải hết sức lưu ý đến lũ sau bão, không neo đậu tàu ở giữa dòng sông và không được điều động tàu di chuyển khi còn có lũ mạnh.

Hình 3.16: Neo đậu thuyền tại các vùng kênh rạch

VI. GIẢI PHÁP GIA CỐ AN TOÀN CHO LỒNG BÈ

1. ĐỐI VỚI AO, ĐẦM NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

- Thu hoạch thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra và gia cố bờ ao chắc chắn có khả năng chống chịu khi mưa lũ lớn.

- Phát quang những cành, cây xung quanh bờ, tránh gió bão làm cành, lá rơi vào ao gây ô nhiễm ao nuôi.

- Đặt ống xả tràn để thoát nước khi mưa lũ kéo dài và khi mực nước trong ao quá lớn.

- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quại nước, vôi, tàu thuyền, phao cứu sinh ...) để chủ động gia cố sửa chữa hệ thống bờ, cống khi có tình huống xấu xảy ra.

- Đặt lưới chắn xung quanh bờ (độ cao 40 - 50 cm, ghim sâu 20 - 30cm dưới mặt đất) nhằm giảm thất thoát gây thiệt hại sản xuất khi mưa lũ kéo dài.

- Nạo vét, khơi thông cống, rãnh, kênh mương đảm bảo thoát nước tốt khi xảy ra mưa lũ.

- Sơ tán người lao động về nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo không có thiệt hại về người khi xảy ra thiên tai.

2. ĐỐI VỚI LỒNG, BÈ NUÔI TRỒNG THỦY, HẢI SẢN

- Thu hoạch thủy/hải sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.

- Kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh gió bão gây hư hỏng lồng.

- Trường hợp không di chuyển được lồng, cần hạ lồng xuống thấp để giảm bớt sóng, gió.

- Che chắn mặt lồng/bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp sao cho không để thủy/hải sản nuôi lọt ra ngoài khi có thiên tai.

- Thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước và treo túi vôi (3 - 5kg) trước dòng chảy để phòng bệnh cho thủy sản.

- Bố trí neo đậu tuân thủ nghiêm các yêu cầu về phòng chống lụt bão của cơ quan quản lý địa phương.

- Sơ tán người lao động về nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo không có thiệt hại về người khi xảy ra thiên tai.

3. ĐỐI VỚI NUÔI NGAO/NGHÊU BÃI TRIỀU VEN BIỂN

- Khẩn trương thu hoạch nhuyễn thể đã đạt kích cỡ thương phẩm.

- Gia cố chắc chắn lưới, đăng chắn tránh để ngao/nghêu thất thoát.

- Gia cố các chòi canh, đảm bảo an toàn cho người lao động ở trên chòi.

- Tuân thủ nghiêm yêu cầu về bờ (vào trong đất liền) khi có lệnh của ban chỉ huy phòng chống thiên tai địa phương.

VII. NHIỆM VỤ CỦA XUNG KÍCH CẤP XÃ

1. ĐỐI VỚI NEO ĐẬU TÀU THUYỀN

- Chủ động hướng dẫn tàu thuyền vào nơi tránh bão bằng cờ lệnh hoặc loa phóng thanh.

- Phân luồng di chuyển cho tàu thuyền vào đúng nơi neo đậu.

- Nắm chắc kỹ thuật neo buộc, đậu đúng cách.

- Thường xuyên theo dõi thông tin về bão, áp thấp.

- Hướng dẫn ngư dân neo đậu đúng cách.

- Trực tiếp hỗ trợ: chuẩn bị vật tư, gồm: Dây thừng, búa, đèn, phao cứu sinh, áo phao, cọc gỗ, thuyền bè cứu nạn, …

- Phối hợp với ban quản lý khu neo đậu cần chuẩn bị vật tư, nhân lực để sẵn sàng đưa các tàu thuyền vào nơi trú tránh bão an toàn.

- Có trách nhiệm hướng dẫn buộc dây neo tàu và thả neo cho tàu tại những vị trí được bố trí.

- Đảm bảo có cán bộ trực ban 24/24 khi bão đổ bộ để kịp thời xử lý tình huống, tuyệt đối không để người dân ở lại trên tàu thuyền khi bão đổ bộ.

- Đảm bảo hoạt động của thiết bị phòng chống thiên tai và lực lượng chuyên trách được bố trí.

- Hỗ trợ ngư dân chèo kéo, cố định tàu thuyền tại nơi trú tránh, hỗ trợ vật lực, tư trang

cho người dân để giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão.

2. ĐỐI VỚI BẢO VỆ AN TOÀN LỒNG BÈ

- Thường xuyên theo dõi thông tin về bão, áp thấp.

- Hướng dẫn người dân gia cố lồng bè, chằng buộc, theo dõi và vệ sinh lồng bè khi có nước lũ tràn về.

- Bổ trợ kiến thức về bảo vệ lồng bè cho người dân:

+ Hỗ trợ người dân di chuyển lồng bè vào nơi khuất gió.

+ Cảnh báo về tình hình bão lũ và giúp đỡ người dân gia cố lồng bè, kiểm tra dây neo, phao, ...

+ Hạ thấp lồng bè nếu không thể di chuyển để tránh nước chảy mạnh.

- Trực tiếp hỗ trợ: chuẩn bị vật tư, gồm: Dây thừng, búa, phao, dây neo, sắt thép buộc, cọc gỗ hoặc sắt, lưới cước, thuyền cứu sinh, …..

- Đảm bảo hoạt động của thiết bị phòng chống thiên tai và lực lượng chuyên trách được bố trí.

- Tích cực theo dõi tình hình bão lũ và thông tin đến người dân kịp thời nhất.

PHẦN 4:

MỘT SỐ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ THIÊN TAI

CHUYÊN ĐỀ 4.1.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI

I. NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LŨ QUÉT VÀ SẠT LỞ ĐẤT

1. NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LŨ QUÉT

1.1. Khái niệm và nguyên nhân

(1) Khái niệm: Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên sườn dốc và trên các sông suối nhỏ miền núi, dòng chảy xiết, thường kèm theo bùn đá, lũ lên nhanh, xuống nhanh, có sức tàn phá lớn.

(2) Nguyên nhân: Chủ yếu do mưa lớn kết hợp với địa hình dốc gây ra. Ngoài ra, lũ quét có thể hình thành do vỡ đập hoặc xả lũ khẩn cấp với lưu lượng lớn; quá trình khai thác khoáng sản, vật liệu, chất thải; khai thác rừng quá mức; xây dựng các công trình làm thu hẹp, tắc nghẽn dòng chảy hình thành các đập tạm, tạo cột nước dâng cao khi gặp mưa lớn, khi bị vỡ đột ngột gây lũ quét cho phía hạ du.

1.2. Dấu hiệu nhận biết (05 dấu hiệu chính)

(1) Mưa lớn kéo dài nhiều ngày hoặc mưa rất lớn trong nhiều giờ ở vùng núi.

(2) Nước sông, suối chảy xiết chuyển màu đục.

(3) Có tiếng động bất thường do đất, đá, cây cối bị dịch chuyển hoặc dòng nước trong suối bị cạn nước khi có mưa lớn.

(4) Xuất hiện những âm thanh lạ của dòng chảy (âm thanh như thác nước đổ).

(5) Sự cố vỡ đập hoặc hồ xả lũ khẩn cấp.

1.3. Phân loại lũ quét (có 02 loại chính)

(1) Lũ quét sườn dốc

- Lũ quét sườn dốc thường phát sinh do mưa lớn ở khu vực có độ dốc lớn, độ che phủ thảm thực vật thưa, tạo ra dòng chảy mặt sườn dốc lớn, tích tụ nước nhanh về các suối gây lũ quét ở phía hạ lưu.

- Dạng lũ quét này thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ hình nan quạt. Khi có mưa lớn trên lưu vực, từng nhánh suối tập trung nhanh đổ về dòng chính gây ra lũ quét trên dòng chính.

(2) Lũ quét nghẽn dòng

- Lũ quét nghẽn dòng phát sinh từ các khu vực có nhiều trượt lở, đào xẻ lòng sông, suối; mặt cắt sông, suối hẹp thường có dạng chữ V, sườn núi rất dốc.

- Khi mưa lớn dòng chảy xiết, đất đá bị xói lở chân làm cho khối đất này mất ổn định và trượt xuống lòng sông, suối. Lòng suối bị chặn lại đột ngột và tích nước ở vùng thung lũng phía thượng lưu, tạo ra thế năng lớn, khi bị vỡ gây lũ quét phía hạ du.

2. NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VỀ SẠT LỞ ĐẤT

2.1. Khái niệm: Sạt lở đất là hiện tượng đất, đá bị sạt, lở do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy.

2.2. Nguyên nhân

CÓ 05 NGUYÊN NHÂN CHÍNH

 

(1) Dòng chảy trên mặt sườn dốc và ở sông, suối do mưa kéo dài hoặc mưa với cường độ lớn trong thời gian ngắn;

(2) Do mưa lũ lớn hoặc vận hành xả lũ khẩn cấp hồ chứa nước làm mực nước sông ở hạ lưu thay đổi đột ngột;

(3) Mực nước ngầm thay đổi;

(4) Ảnh hưởng của động đất;

(5) Các hoạt động của con người như:

- Xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng thiếu quy hoạch hoặc không đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống thiên tai;

- Chặt phá, khai thác rừng bừa bãi không theo quy hoạch;

- Khai thác khoáng sản, vật liệu trái quy định;

Sử dụng đất không theo quy hoạch, lấn chiếm dòng chảy.

 

2.3. Dấu hiệu

CÓ 10 DẤU HIỆU CHÍNH

 

(1) Mưa trong thời gian dài hoặc mưa với cường độ rất lớn trong nhiều giờ;

(2) Nước ở sông suối chuyển màu đục, trên mặt nước xuất hiện bọt;

(3) Nước chảy ra từ chân sườn dốc, khe, rãnh của sườn dốc mang theo bùn đất;

(4) Xuất hiện vết rạn nứt ở bề mặt sườn dốc, bờ sông, suối;

(5) Nước chảy mặt trước chân sườn dốc có dấu hiệu bất thường như: trên mặt đất xuất hiện bùn lầy sũng nước, mực nước giếng ở khu vực sạt lở hoặc lân cận đột ngột tăng lên;

(6) Mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất ở khối trượt hạ thấp so với xung quanh;

(7) Kết cấu của các công trình xây dựng trên mặt đất bị thay đổi như: cửa bị kẹt không thể đóng, mở; xuất hiện vết nứt trên tường nhà, tường bao; đồ vật trong nhà có hiện tượng rung hoặc dịch chuyển ...; hàng rào, tường chắn,

cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc dịch chuyển; đường ống nước bị vỡ, máng dẫn nước bị nghiêng, đổ;

(8) Xuất hiện vết nứt, hố sụt trên mặt đất ở sân, vườn, lối đi; mặt đất có hiện tượng phồng rộp khi bước lên thấy bùng nhùng, nước ngầm trào lên mặt đất;

(9) Cây cối bị nghiêng, gẫy đổ, xuất hiện những âm thanh lạ, tiếng va đập của các tảng đá khi bị dịch chuyển; tiếng động do công trình xây dựng trên mặt đất bị sập, đổ ...;

(10) Sự tháo chạy, tiếng kêu bất thường của động vật trong khu vực.

 

II. HƯỚNG DẪN ỨNG PHÓ LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT

09 NHIỆM VỤ TRƯỚC THIÊN TAI
(Khi có tin mưa lớn và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất)

(1). Thông tin kịp thời về tình hình thiên tai và chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS xã đến tổ chức, hộ gia đình, đặc biệt là khu dân cư có nguy cơ cao bằng mọi hình thức. Trường hợp cần thiết phải cử ngay người đến thông báo trực tiếp, lưu ý đối với các lao động trên nương rẫy, hộ dân ở khu vực dễ bị chia cắt, cô lập;

(2). Hướng dẫn, yêu cầu người dân thường xuyên theo dõi các thông tin về thiên tai qua đài, điện thoại và các phương tiện thông tin khác; hạn chế ở lại nương rẫy trong trong mùa mưa lũ và không ở lại khi có cảnh báo thiên tai trên địa bàn;

(3). Chuẩn bị sẵn sàng phương án bảo đảm thông tin, liên lạc, bảo đảm giao thông phục vụ chỉ huy và triển khai các hoạt động ứng phó khi xảy ra thiên tai;

(4). Rà soát trên bản đồ các khu vực nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét thuộc địa bàn; Tổ chức kiểm tra thực địa và bố trí lực lượng thường trực tại khu vực có nguy cơ cao;

(5). Kiểm tra phát hiện các dấu hiệu bất thường như: vết nứt trên mái dốc, tường, sân nhà; tiếng động lạ, nước sông suối chuyển màu, các điểm tắc nghẽn trên khe suối; các ao, hồ, bọng nước lớn phía trên khu dân cư v.v., thông tin khẩn cấp đến chính quyền, người dân để kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó;

(6). Triển khai lực lượng, kiểm tra, phát hiện và phá bỏ điểm bị tắc nghẽn trên các suối; nạo vét, khai thông hệ thống kênh, mương, cống tiêu thoát nước.

(7). Tham gia kiểm tra các khu vực hạ du hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ chứa nhỏ do địa phương quản lý; triển khai lực lượng, phương tiện, sẵn sàng phối hợp để xử lý sự cố đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du hồ chứa.

(8). Tổ chức thực hiện, hướng dẫn người dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng, chữa bệnh và các nhu yếu phẩm thiết yếu tại khu vực dễ bị chia cắt, cô lập khi xảy ra thiên tai;

(9). Phối hợp, rà soát phương án sơ tán các hộ dân sống ven suối, vùng thấp trũng, vùng có nguy có cao đến nơi an toàn.

09 NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN ỨNG PHÓ
(Khi lũ quét, sạt lở đất đang diễn ra):

(1). Tham gia trực ban ứng phó lũ quét, sạt lở đất để chủ động tham mưu, xử lý kịp thời các tình huống.

(2). Cập nhật bản tin cảnh bảo, dự báo khí tượng thủy văn trên đài truyền hình, đài phát thanh và từ cấp trên chuyển đến, đồng thời theo dõi diễn biến mưa tại địa bàn để cảnh báo đến người dân, đặc biệt nhân dân sống ở khu vực ven sông, suối và khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động ứng phó;

(3). Phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí nơi ở tạm, sơ tán khẩn cấp người tại những nơi xảy lũ quét, sạt lở đất và các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn;

(4). Tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích, cứu chữa kịp thời người bị thương, ...

(5). Phân công lực lượng cảnh giới tại các điểm có nguy cơ cao bị sạt lở và hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn khi xuất hiện lũ;

(6). Tham gia hỗ trợ xử lý sự cố các công trình đê điều, đập, hồ chứa nước, công trình phòng, chống thiên tai, thủy lợi, giao thông, ...

(7). Phối hợp, hỗ trợ các các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan bảo đảm giao thông, thông tin liên lạc, tiếp nhận, phân phối hàng cứu trợ, lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm, v.v. cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là tại những khu vực bị chia cắt, cô lập;

(8). Cảnh báo, ngăn chặn người dân vớt củi, bắt cá trên sông, suối khi có lũ;

(9). Hỗ trợ các đoàn công tác cấp trên triển khai hoạt động tại địa bàn khi có yêu cầu; tham gia, phối hợp triển khai nhiệm vụ theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS xã và Chỉ huy Trưởng lực lượng chi viện cấp trên khi xảy ra thiên tai vượt quá khả năng ứng phó của của xã.

05 NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
(Sau khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất)

(1). Khẩn trương phối hợp thực hiện nhiệm vụ cứu chữa người bị thương, tìm kiếm người mất tích; hỗ trợ gia đình mai táng người bị thiệt mạng;

(2). Tham gia cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác; hỗ trợ người dân từ nơi sơ tán trở về, sửa chữa, thu dọn nhà cửa, vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh;

(3). Tham gia, hỗ trợ sửa chữa, khôi phục công trình PCTT, giao thông và các công trình hạ tầng công cộng;

(4). Tham gia đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của người dân và các hoạt động khắc phục hậu quả phục hồi sản xuất, ổn định đời sống;

(5). Thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả, phục hồi tái thiết sau thiên tai trên địa bàn theo sự chỉ đạo của UBND và Trưởng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS xã.

III. CÔNG TÁC SƠ TÁN DÂN

1. TỔ CHỨC SƠ TÁN

- Căn cứ diễn biến thiên tai (cường độ, phạm vi, thời điểm), Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phát lệnh sơ tán nhân dân để đảm bảo kịp thời, tránh trường hợp không đủ thời gian sơ tán hoặc phải sơ tán trong đêm khuya.

- Chỉ huy công tác sơ tán nhân dân: Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp xã (tùy theo diễn biến thiên tai).

1.1. Phương án, hình thức sơ tán (05 phương án, hình thức chính)

- Tổ chức cho nhân dân sơ tán theo phương án đã phê duyệt và báo cáo số lượng người dân sơ tán tập trung lên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã;

- Ưu tiên sơ tán các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người bệnh;

- Ưu tiên sơ tán người dân, hộ gia đình đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất, khu vực bãi sông, suối, nơi bị ngập lụt, chia cắt, cô lập tới nơi tránh trú tập trung như nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, Ủy ban nhân dân xã, ... Đặc biệt chú ý đến người dân ở nhà tạm, trong lán trại, các lao động trên nương rẫy, ...;

- Thực hiện sơ tán triệt để; nếu có hộ gia đình không sơ tán thì báo cáo Chủ tịch UBND hoặc Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã tổ chức vận động, cưỡng chế nhằm bảo đảm an toàn tính mạng của người dân;

- Chủ tịch UBND các cấp quyết định huy động tất cả các nguồn lực, các cơ sở, trụ sở, cơ quan, ... và các cơ sở an toàn khác của tất cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm vị trí sơ tán đến cho nhân dân.

1.2. Các nội dung quán triệt người dân đi sơ tán

CÓ 12 NỘI DUNG CHÍNH CẦN QUÁN TRIỆT

(1) Chia sẻ với các thành viên trong gia đình hoặc hàng xóm về kế hoạch sơ tán.

(2) Lên kế hoạch làm thế nào để gia đình bạn giữ liên lạc nếu bị chia cắt trong các trận lũ quét và sạt lở đất.

(3) Tham khảo lộ trình an toàn được khuyến cáo bởi chính quyền địa phương.

(4) Nắm rõ địa điểm sơ tán đến và các phương tiện hỗ trợ sơ tán nếu có.

(5) Sơ tán khẩn trương nhưng có trình tự và tổ chức.

(6) Bảo đảm an toàn trong sơ tán để tránh tổn thất và mất mát khi sơ tán.

(7) Ưu tiên hỗ trợ người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người bệnh trong trường hợp khẩn cấp.

(8) Chia sẻ lương thực, thực phẩm, nước sạch, ...

(9) Người sơ tán phải mang theo nhu yếu phẩm cần thiết để sử dụng trong thời gian sơ tán;

(10) Tuyệt đối chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của chính quyền địa phương nơi sơ tán;

(11) Có trách nhiệm cùng chung tay giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh nơi ở và nơi sơ tán;

(12) Không tự ý quay lại nơi ở khi chưa có lệnh của chính quyền địa phương.

1.3. Lực lượng phương tiện hỗ trợ sơ tán nhân dân

- Lực lượng và phương tiện hỗ trợ sơ tán nhân dân gồm lực lượng vũ trang các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn là chủ yếu; lực lượng Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh và các sở, ngành hỗ trợ; lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.

- Chính quyền địa phương có kế hoạch chuẩn bị lương thực, nước uống, thuốc dự phòng tối thiểu, vệ sinh môi trường, bếp... và bố trí lực lượng đảm bảo an toàn, an ninh trật tự nơi sơ tán.

2. NHỮNG VẬT DỤNG CẦN MANG THEO

Tùy theo dự báo mưa lớn, cảnh báo về nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, tại các địa phương, người dân cần chuẩn bị vật dụng sau đây để chủ động trong thời gian tập trung tại các khu vực sơ tán:

CÓ 07 LOẠI VẬT DỤNG CHÍNH NGƯỜI DÂN CẦN CHUẨN BỊ

(1) Hộp sơ cấp cứu và một số thuốc cơ bản như bông, băng, thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió, …

(2) Thực phẩm/thức ăn cho trẻ em, người già, người bị bệnh. Nên chọn thực phẩm không bị ôi thiu, có thể để dài ngày và không cần đun nấu nhiều;

(3) Nước uống: mỗi người bình thường cần ít nhất hai lít nước mỗi ngày. Khi đi sơ tán, mỗi người cần dự trữ khoảng 4 lít nước/ngày để uống và làm vệ sinh (nếu có).

(4) Dụng cụ nhà bếp: dao, cốc, đĩa, chén bằng nhựa, gia vị, ...

(5) Đèn pin, pin dự phòng, điện thoại di động nếu có, Radio, ...

(6) Chăn, mền, chiếu để ngủ, quần áo, ...

(7) Giấy tờ quan trọng như giấy chứng minh, khai sinh, sổ đỏ và các tài sản có giá trị của gia đình. Các giấy tờ này cần được để trong túi ni lông kín để tránh bị ướt, hỏng trong quá trình sơ tán.

* Ngoài ra, trong gia đình có thể có những người có nhu cầu đặc biệt như phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người bị bệnh. Cần chuẩn bị những vật dụng, thuốc hay thực phẩm đặc biệt.

1. Nước sạch: 3,7 lít/người/ngày

2. Thức ăn: đồ hộp ăn liền, trái cây, rau, …

3. Hộp sơ cứu: thuốc men,…

4. Đồ sinh hoạt cơ bản: quần áo, chăn ấm

5. Dụng cụ và vật dụng khẩn cấp

6. Phương tiện thông tin: đài, điện thoại, …

7. Đèn chớp và pin

3. ĐƯA NGƯỜI SƠ TÁN TRỞ VỀ NHÀ

- Khi nhận được tin cuối cùng về đợt thiên tai, hoặc đã có thông tin an toàn từ Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã thì Đội xung kích PCTT, các lực lượng liên quan hỗ trợ việc đưa người dân về nhà đảm bảo trật tự, an toàn;

- Đảm bảo tài sản và dọn dẹp vệ sinh nơi sơ tán;

- Đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, nước sạch, ...

IV. CÔNG TÁC CẢNH BÁO NGƯỜI DÂN TẠI CÁC KHU VỰC NGUY HIỂM MỘT SỐ KHU VỰC CẦN CẮM BIỂN CHỈ DẪN

 

 

 

 

CHUYÊN ĐỀ 4.2

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN TRONG ỨNG PHÓ THIÊN TAI ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ VEN BIỂN

I. ĐẶC TRƯNG CỦA BÃO, ATND

1. KHÁI NIỆM

Bão là xoáy thuận nhiệt đới có sức gió từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật (Theo QĐ số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai).

- Bão mạnh: Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11.

- Bão rất mạnh: Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 12 đến cấp 15.

- Siêu bão: Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 16 trở lên.

2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BÃO

- Nhiệt độ mặt nước biển cao trên 280C sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đẩy lên cao, hình thành một tâm áp thấp.

- Chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào. Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành một bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa rất lớn và gió xoáy rất mạnh.

Cấu tạo của 1 cơn bão gồm 04 phần:

1. Mắt bão;

2. Thành mắt bão;

3. Dải mây mưa;

4. Khối mây dày đặc phía trên.

3. PHÂN VÙNG BÃO VIỆT NAM

Vùng

Nguy cơ cấp gió mạnh nhất

Cấp gió mạnh nhất đã ghi nhận

I

11-12, giật > 13

10, giật 12-13

II

10-11, giật > 13

9, giật 12-13

III

15-16, giật > 17

14, giật 15-16

IV

15-16, giật > 17

14, giật 15-16

V

14-15, giật > 16

13, giật 14-15

VI

14-15, giật > 16

13, giật 14-15

VII

10-11, giật > 12

9, giật 10-11

VIII

11-12, giật > 13

10, giật 12-13

Nguy cơ gió mạnh trong bão (Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16 /12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH ỨNG PHÓ VỚI BÃO

1. KHI BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG: Bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.

CÓ 09 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1). Thông tin về diễn biến của bão đến cộng đồng;

(2). Phối hợp bộ đội biên phòng, cơ quan quản lý thủy sản rà soát vị trí các tàu cá;

(3). Hỗ trợ công tác liên lạc các chủ tàu, thuyền trưởng khi có sự cố tàu thuyền trên địa bàn;

(4). Tham gia công tác kiểm tra hiện trạng các khu neo đậu tàu thuyền, hỗ trợ lực lượng biên phòng, sẵn sàng cho tránh trú của các tàu cá, lồng bè, nhà canh.

(5). Hỗ trợ Ban chỉ huy rà soát hiện trạng nuôi trồng thủy sản khu vực ven biển, sản xuất nông nghiệp.

(6). Sẵn sàng ứng phó thiên tai theo phương án UBND cấp xã đã phê duyệt,

(7). Kiểm tra trang thiết bị, phương tiện liên lạc, cứu hộ cứu nạn và vật liệu hỗ̃ trợ sơ tán, chằng chống nhà cửa;

(8). Hỗ trợ công tác rà soát hiện trạng dân cư ở các vùng xung yếu;

(9). Rà soát các điểm xung yếu và các công trình sơ tán cộng đồng.

2. KHI BÃO TRÊN BIỂN ĐÔNG: Khi bão hoạt động trên Biển Đông, có vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300km trở lên và chưa có khả năng ảnh hưởng đến đất liền trong 48h tới.

CÓ 14 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1). Tiếp tục triển khai nội dung bão gần biển Đông;

(2). Phối hợp, hỗ trợ các đoàn công tác kiểm tra công tác PCTT;

(3). Tham gia thông tin, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền di chuyển khỏi vùng nguy hiểm;

(4). Hỗ trợ sắp xếp tàu thuyền, tối ưu hóa không gian để chuẩn bị cho các tàu cá đang trên đường vào bờ;

(5). Hỗ trợ di chuyển bảo vệ lồng bè nuôi trồng thủy sản đến nơi an toàn.

(6). Hỗ trợ nhiệm vụ giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn;

(7). Tham gia công tác cảnh báo, canh gác (các tuyến đường không an toàn) nhằm đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian bão đổ bộ;

(8). Rà soát phương án đảo bảo an toàn cho dân cư vùng hạ du hồ chứa nước;

(9). Hỗ trợ công tác hướng dẫn khách du lịch và dân cư các đảo ven bờ;

(10) Hỗ trợ người dân các khu dân cư tại nơi sạt lở ven biển trên địa bàn;

(11). Hỗ trợ công tác thu hoạch nông - hải sản;

(12). Hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa; chặt tỉa cành cây, …

(13). Sẵn sàng phương tiện cứu hộ cứu nạn;

(14) Tuyên truyền người dân bổ sung dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, chuẩn bị các vật dụng cá nhân cần thiết, sẵn sàng cùng chính quyền địa phương và cộng đồng sơ tán phòng tránh bão (mì tôm, đèn pin, sạc điện thoại, ...).

3. KHI BÃO KHẨN CẤP: Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam dưới 300 km; hoặc có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền trong 48 giờ tới

CÓ 06 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1). Hỗ trợ công tác vận động hoặc cưỡng chế tàu, thuyền hoạt động ven biển, ven sông, khu vực nuôi, trồng thủy sản... vào nơi trú ẩn an toàn.

(2). Hỗ trợ đảm an toàn tài sản và trang thiết bị trường học, dụng cụ học tập nhất là học sinh tiểu học.

(3). Kết thúc việc thu hoạch Nông - Thủy - Hải sản, hoàn thành công tác bảo vệ các lồng bè, chòi canh;

(4). Hoàn thành việc chằng chống nhà cửa, bảo vệ công trình công cộng; tháo dỡ hoặc gia cố biển quảng cáo, các tháp cẩu, trụ ăng ten, ...

(5). Tham gia việc gia cố, nâng cấp đảm bảo an toàn các tuyến đê, kè chống tràn, hồ chứa; tổ chức lực lượng hộ đê, đập;

(6). Hỗ trợ công tác sơ tán nhân dân các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng, triều cường, các vùng có nguy cơ lũ lụt khi bão đổ bộ; đảm bảo trật tự nơi sơ tán.

4. KHI BÃO TRÊN ĐẤT LIỀN: Tâm bão đã đi vào đất liền, sức gió mạnh nhất vẫn từ cấp 8 trở lên; tâm bão đã đổ bộ vào nước khác nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24h đến 48 giờ tới

CÓ 03 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1) Tham gia giữ trật tự tại các khu vực sơ tán tập trung;

(2) Hỗ trợ, kiểm soát, ngăn chặn người dân đi lại trong bão;

(3) Hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu từ Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS xã.

5. TIN CUỐI CÙNG VỀ CƠN BÃO: Bão đã suy yếu thành một vùng thấp; bão đổ bộ vào nước khác hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam; bão đã di chuyển ra khỏi Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.

CÓ 06 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1) Tổ chức xuống hiện trường, nắm bắt tình hình thiệt hại, báo cáo Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã;

(2) Phối hợp tích cực tìm kiếm người bị nạn;

(3) Hỗ trợ đưa nhân dân nơi sơ tán trở về nhà đảm bảo an toàn;

(4) Tham gia công tác thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ;

(5) Tham gia công tác dọn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện, nước sinh hoạt.

(6) Phối hợp tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp và phân bổ kịp thời, đúng đối tượng và hỗ trợ thực hiện khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương

III. ĐẶC TRƯNG CỦA LŨ, NGẬP LỤT

1. KHÁI NIỆM

- Lũ là hiện tượng mực nước sông dâng cao trong khoảng thời gian nhất định. Lũ hình thành do mưa có cường độ lớn trong thời gian ngắn hoặc do sự kết hợp với các hình thái thời tiết theo mùa.

Lũ có 2 loại: (i) lũ sông, suối và (ii) lũ ven biển

Cấu tạo một trận lũ: (1) mực nước, (2) lưu lượng, (3) chân lũ, (4) đỉnh lũ, (5) thời gian lũ, (6) biên độ lũ

- Ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng.

IV. NHỮNG HOẠT ĐỘNG XUNG KÍCH ỨNG PHÓ VỚI LŨ, NGẬP LỤT

1. KHI CÓ TIN CẢNH BÁO LŨ, NGẬP LỤT

CÓ 16 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1) Chuyển thông tin đến cộng đồng;

(2) Những nơi không có phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng các phương tiện, dụng cụ, hiệu lệnh truyền thống theo quy ước của địa phương.

(3). Chuẩn bị triển khai phương án sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm theo hiệu lệnh của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS xã;

(4). Kiểm tra việc đảm bảo an toàn tại các điểm sơ tán;

(5). Tham gia duy trì trật tự an toàn ở các điểm sơ tán;

(6). Chuẩn bị sẵn sàng nước uống, nước sinh hoạt tối thiểu và bố trí nơi ăn nghỉ, vệ sinh cá nhân ở các điểm sơ tán, đảm bảo dự trữ ít nhất 7 ngày; những khu vực ngập lụt kéo dài ít nhất là 10 - 15 ngày;

(7). Triển khai các điểm giữ trẻ tập trung mùa lũ;

(8). Triển khai các điểm chốt cứu hộ, cứu nạn ở các khu vực xung yếu, nguy hiểm; khu vực nước chảy xiết có người và phương tiện qua lại để cảnh báo, sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố xảy ra;

(9). Hướng dẫn di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thủy sản trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức hướng dẫn neo đậu tàu thuyền và thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn;

(10). Hỗ trợ tổ chức kê kích, chằng chống nhà cửa; di chuyển tài sản lên các vị trí cao an toàn;

(11). Tổ chức kiểm tra thường xuyên những vị trí xung yếu, những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, sạt lở đất do ảnh hưởng của lũ lớn;

(12). Kiểm tra các khu vực trũng, thấp đề phòng bị ngập úng do lũ và mưa hạ du kết hợp triều cường;

(13). Tập trung tổ chức vận động, hỗ trợ nhân dân tổ chức thu hoạch nhanh, sớm diện tích lúa, hoa màu, thủy sản để hạn chế thiệt hại do lũ lớn theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

(14). Tổ chức kiểm tra, thông báo và hỗ trợ các hộ dân bảo vệ an toàn các bè cá, ao cá, bèo đang nuôi trên sông có nguy cơ bị ảnh hưởng, thiệt hại do lũ lớn;

(15). Sẵn sàng triển khai khẩn cấp các phương án cứu hộ, cứu nạn;

(16) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra lũ và ngập lụt.

2. TRONG THỜI GIAN XẢY RA LŨ

CÓ 05 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1) Chủ động triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn; trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo, đề nghị Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên hỗ trợ.

(2) Tổ chức trực ban 24/24h tại các cơ quan, đơn vị, địa phương;

(3) Giữ thông tin liên lạc, báo cáo kịp thời, thường xuyên về diễn biến lũ, lụt và các sự cố công trình đến các cấp có thẩm quyền;

(4) Cảnh báo các phương tiện tham gia giao thông qua các khu vực ngập lụt, ngầm, tràn do mưa, lũ.

(5) Cảnh báo người dân không vớt củi trên sông.

3. SAU KHI LŨ KẾT THÚC

CÓ 05 NHIỆM VỤ CHÍNH

(1) Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn;

2. Hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; an toàn hệ thống lưới điện và nước sinh hoạt.

3. Hỗ trợ sửa chữa, khôi phục nhà cửa của người dân, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng;

4. Hỗ trợ công tác phân phối tiền, hàng cứu trợ khẩn cấp của Nhà nước, tổ chức và cộng đồng;

(5) Tham gia kiểm kê báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại do thiên tai;

PHẦN 5.

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN TRONG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

1. NHỮNG TÁC ĐỘNG CHÍNH TỪ THIÊN TAI CÓ THỂ XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN (5 tác động)

(1) Người thiệt mạng, mất tích, bị thương

(2) Nhà cửa bị đổ sập, cuốn trôi, hư hỏng

(3) Tài sản của người dân bị thiệt hại, cuốn trôi

(4) Cơ sở hạ tầng: giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, trường học, y tế, thủy lợi, ... bị hư hỏng không duy trì được việc cung cấp dịch vụ.

(5) Cơ sở sản xuất của người dân bị thiệt hại, hoạt động kinh doanh, sản xuất bị gián đoạn.

2. BỐI CẢNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI (03 bối cảnh chính)

(1) Được triển khai trong điều kiện cơ sở hạ tầng, lực lượng, phương tiện trang thiết bị tại địa bàn vừa trải qua thiên tai, bị tổn thương do tác động bởi thiên tai.

(2) Người dân ở khu vực bị thiên tai cần sự hỗ trợ về mọi mặt: lương thực, nước uống, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác; giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất. Một số hộ gia đình bị mất nhà cửa phải ở tạm tại khu sơ tán hoặc ở nhờ nhà người thân.

(3) Công trình cơ sở hạ tầng PCTT, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng bị tổn thương, một số dịch vụ cơ bản chưa thể cung cấp cho người dân.

(4) Một số gia đình thành viên lực lượng xung kích PCTT cấp xã bị thiệt hại.

II. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI HOẠT ĐỘNG KPHQ CẦN ĐẢM BẢO CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN SAU (07 yêu cầu chính)

(1) Phải được thực hiện khẩn trương trong thời gian sớm nhất khôi phục những điều kiện thiết yếu để người dân sớm ổn định đời sống, sản xuất.

(2) Phải được thực hiện hiệu quả trên tinh thần tiết kiệm.

(3) Không để người dân bị đói, rét, màn trời chiếu đất.

(4) Chủ động khắc phục hậu quả thiên tai cho bản thân gia đình mình trước.

(5) Khắc phục hậu quả thiên tai trên tinh thần lá lành đùm lá rách.

(6) Chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn trước, nếu vượt quá khả năng mới báo cáo cấp huyện để hỗ trợ.

(7) Luôn đề phòng trường hợp tiếp tục xảy ra thiên tai trên địa bàn hoặc thiên tai tiếp tục tiếp diễn (ví dụ sạt lở đất tiếp tục xảy ra).

III. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KHẮC PHỤC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CỦA LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH

1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.1. Trên cơ sở phương án ứng phó với thiên tai cấp xã, phân công nhiệm vụ, quy chế hoạt động, đội xung kích triển khai

(1) Phân công thành tổ, nhóm, nắm bắt tình hình thiệt hại tại địa bàn.

(2) Đội trưởng Đội xung kích PCTT cấp xã và một số thành viên thường trực tham gia cuộc họp của Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã về công tác khắc phục hậu quả để báo cáo kết quả nắm bắt tình hình thiệt hại tại địa bàn, cập nhật thông tin về thiệt hại từ các thành viên BCH, tiếp nhận phân công nhiệm vụ.

(3) Họp đội xung kích PCTT cấp xã trao đổi tình hình, xác định cụ thể các nhiệm vụ phải thực hiện theo từng nhóm, từng địa bàn cụ thể; phân công nhiệm vụ từng nhóm thành viên. Thống nhất cách thức, phương thức báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện trên cơ sở những cách thức, phương thức cơ bản đã xác định trong phương án ứng phó thiên tai và phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện tại.

(4) Trên cơ sở những hoạt động chủ động chuẩn bị từ trước, các thành viên Đội xung kích PCTT cấp xã chuẩn bị tốt trước khi thiên tai xảy ra; thực hiện nhanh khắc phục hậu quả thiên tai cho bản thân gia đình.

1.2. Nhóm thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau

(1) Nhóm triển khai từng nhiệm vụ phải có tối thiểu 03 người để hỗ trợ nhau để đảm bảo an toàn.

(2) Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn: mũ cứng, ủng, dép đế cứng, găng tay, đèn pin, dây thừng, thiết bị liên lạc (điện thoại di động, bộ đàm, còi, loa cầm tay, ...) áo phao trong trường hợp thực hiện nhiệm vụ gần sông nước, ...

2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

2.1. Một số hoạt động tiếp tục từ giai đoạn ứng phó thiên tai (04 nhiệm vụ)

(1) Tham gia cứu chữa người bị thương

(2) Tham gia tìm kiếm người mất tích

(3) Tham gia hỗ trợ gia đình mai táng người bị thiệt mạng

(4) Tham gia Cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm

2.2. Một số hoạt động tham gia thực hiện trong giai đoạn khắc phục hậu quả thiên tai (11 hoạt động)

(1) Rà soát, cảnh báo các khu vực nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra tai nạn.

(2) Tham gia hỗ trợ người dân từ nơi sơ tán trở về.

(3) Tham gia hỗ trợ người dân sửa chữa, thu dọn nhà cửa.

(4) Tham gia hỗ trợ vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

(5) Tham gia hỗ trợ, sửa chữa, khôi phục công trình PCTT, giao thông, công trình cơ sở hạ tầng.

(6) Tham gia đánh giá thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ người dân.

(7) Tham gia hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ổn định đời sống.

(8) Thu dọn, tổng hợp vật tư, phương tiện về nơi tập kết.

(9) Sửa chữa vật tư bị hỏng.

(10) Tham gia đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội.

(11) Tham gia một số hoạt động tái thiết sau thiên tai.

3. THAM GIA ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI

3.1. Nhiệm vụ tham gia đánh giá thiệt hại (04 nhiệm vụ).

(1) Tổ xung kích PCTT tại thôn, bản tới từng nhà dân trong khu vực, hỗ trợ người dân thống kê, tổng hợp thiệt hại (điền vào Mẫu thống kê thiệt hại), xác định nhu cầu hỗ trợ; tổng hợp thiệt hại đối với các công trình công cộng trên địa bàn thôn, bản theo chỉ đạo của UBND xã, Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS xã.

(2) Tổ trưởng Tổ xung kích PCTT tại thôn báo cáo Trưởng thôn để báo cáo với Nhóm chuyên môn về thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ xã.

(3) Trưởng nhóm chuyên môn về thống kê thiệt hại, xác định nhu cầu cứu trợ xã tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã.

(4) Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã tổ chức kiểm tra; báo cáo Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp huyện.

3.2. Nguyên tắc tổng hợp thiệt hại (04 nguyên tắc)

(1) Thống kê, đánh giá thiệt hại phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai. Việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền.

(2) Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

(3) Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại.

(4) Đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thống kê, đánh giá thiệt hại.

(Điều 4, Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu Tư)

3.3. Mức thiệt hại (04 mức)

(1) Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại.

(2) Thiệt hại rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50-70%.

(3) Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30-50%.

(4) Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%.

(Điều 3, Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015)

3.4. Biểu mẫu thống kê, đánh giá thiệt hại

(1) Biểu mẫu 01/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do các loại hình thiên tai gây ra: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, sóng thần.

(2) Biểu mẫu 02/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: lốc, sét, mưa đá.

(3) Biểu mẫu 03/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: sương muối, sương mù, rét hại.

(4) Biểu mẫu 04/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: xâm nhập mặn, hạn hán, nắng nóng.

(5) Biểu mẫu 05/TKTH - Tổng hợp thiệt hại nhanh/đợt do loại hình thiên tai gây ra: động đất.

(6) Biểu mẫu 06/TKTH - Thống kê nguyên nhân người chết và mất tích.

(7) Biểu mẫu 07/TKTH - Tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra 6 tháng đầu năm và tổng kết năm.

(8) Biểu mẫu 08/TKTH - Tổng hợp các chỉ tiêu chính thiệt hại do thiên tai gây ra theo định kỳ và theo năm.

(Điều 3, Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015)

3.5. Báo cáo về đánh giá thiệt hại

(1) Báo cáo nhanh tình hình thiên tai và thiệt hại (Báo cáo nhanh): Được lập ngay sau khi thiên tai xảy ra. Thời gian báo cáo, thực hiện trước 24 giờ tính từ khi xảy ra thiên tai và được báo cáo hàng ngày cho đến khi kết thúc đợt thiên tai.

(2) Báo cáo tổng hợp đợt thiên tai: Được thực hiện khi kết thúc thống kê, đánh giá thiệt hại, kết thúc đợt thiên tai, áp dụng đối với những loại hình thiên tai xuất hiện trong nhiều ngày hoặc loại thiên tai gây thiệt hại lớn phải thống kê, đánh giá trong thời gian dài.

(3) Báo cáo định kỳ công tác phòng, chống thiên tai (báo cáo sơ kết sáu tháng, báo cáo tổng kết năm): Được thực hiện khi kết thúc 6 tháng đầu năm, tổng kết năm về công tác phòng, chống thiên tai.

(4) Báo cáo đột xuất: Trong trường hợp cần có báo cáo thống kê để thực hiện các yêu cầu công việc về quản lý nhà nước, cơ quan yêu cầu báo cáo phải có văn bản nêu rõ mục đích, thời gian và các nội dung cần báo cáo.

(5) Ngoài việc báo cáo bằng văn bản, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp và các Bộ, ngành phải thường xuyên thông tin và báo cáo qua điện thoại khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

(Điều 7, Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015)

Lưu ý: Trong trường hợp chưa thể thống kê, đánh giá đầy đủ thì nêu rõ là thiệt hại ban đầu. Các chỉ tiêu chính theo Biểu mẫu từ 01 đến 06/TKTH - Phụ lục I (nếu có).

4. CẢNH BÁO TẠI CÁC KHU VỰC NGUY CƠ TIẾP TỤC XẢY RA THIÊN TAI, TAI NẠN

4.1. Khảo sát khu vực nguy cơ tiếp tục xảy ra thiên tai, tai nạn

(1) Loại thiên tai, tai nạn có thể xảy ra: sạt lở; cây cối, cột điện, biển hiệu bị đổ, gãy, ..; điện giật, trượt chân xuống hố, vực, ...

(2) Xác định đối tượng có thể bị tác động: người đi qua, trẻ em (gần trường học, khu vực sân chơi trẻ em, ...).

(3) Xác định phạm vi tác động của thiên tai.

(4) Loại hình, vị trí đặt công cụ cảnh báo (biển cảnh báo, rào chắn, dây giới hạn khu vực bảo vệ, trạm gác, ...).

4.2. Khu vực có nguy cơ tiếp tục xảy ra thiên tai, tai nạn

(1) Đồi núi có thể bị sạt lở.

(2) Đường giao thông, cầu, cống đã bị sạt lở.

(3) Bờ sông, bờ suối đã có hiện tượng sạt lở.

(4) Cây cối, cột điện, cột thông tin, biển hiệu bị đổ, gãy sau bão, gió mạnh.

(5) Công trình hạ tầng, nhà cửa, tường rào bị hư hỏng, hố xói.

(6) Đường dây điện, dây thông tin liên lạc bị đứt.

4.3. Tổ chức biện pháp bảo vệ

(1) Cắm biển cảnh báo nguy hiểm:

- Kích thước biển đủ lớn đảm bảo người dân nhìn thấy biển cảnh báo khi đi tới khu vực nguy hiểm

- Vị trí cắm biển cảnh báo: Tại lối người dân có thể đi vào khu vực nguy hiểm; Vị trí thoáng, không bị khuất tầm nhìn; Vị trí cắm biển có nền cứng, đảm bảo ổn định lâu dài

(2) Rào chắn, dây căng giới hạn phạm vi nguy hiểm:

- Hình thức rào chắn: Rào chắn bằng vật liệu cứng; Đảm bảo rào chắn không tự lật, đổ do gió hoặc va chạm của động vật, …

- Dây căng giới hạn phạm vi nguy hiểm: Phạm vi nguy hiểm được căng dây giới hạn (dây vàng có vạch đen hoặc dây thừng có buộc các vật đánh dấu); Chiều cao dây căng giới hạn 80 - 100 cm (trường hợp có trẻ nhỏ thì làm nhiều tầng chắn).

PHẦN 6.

MỘT SỐ KỸ NĂNG TÌM KIẾM, CỨU HỘ, CỨU NẠN TRONG ỨNG PHÓ SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN, KHẢ NĂNG XẢY RA SỰ CỐ SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH

1.1. Khái niệm

Ứng cứu sập đổ công trình là các biện pháp, các hoạt động cấp cứu, sửa chữa, phục hồi, khắc phục hậu quả sự cố nghiêm trọng xảy ra, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên nhiên, con người gây ra làm sập đổ các công trình (nhà cửa, cầu, cống, hầm lò, hồ đập, ...) có tác động đến kinh tế và đời sống xã hội ở địa phương.

1.2. Nguyên nhân

a) Do thiên tai

- Bão, lốc, sét, ...

- Động đất, sạt lở đất, ...

- Lũ quét, lũ ống, lụt, sóng thần, ...

- Do biến đổi khí hậu, biến động tầng địa tầng, ...

b) Do con người

- Do bất cẩn gây ra cháy, nổ, ...

- Do chiến tranh, khủng bố;

- Do chất lượng công trình kém;

- Do không tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động.

1.3. Khả năng xảy ra

a) Động đất

- Động đất là một hiện tượng đặc biệt xảy ra ở những nơi nhất định của vỏ trái đất. Nó có thể xảy ra ở trên đất liền cũng như ở dưới nước. Con người rất cần biết sẽ có động đất ở đâu và khi nào. Khoa học hiện đại mới dự báo được nơi nào có thể có động đất, mạnh đến mức nào, nhưng chưa thể dự báo chính xác ngày giờ xảy ra động đất.

- Công tác dự báo động đất đã tiến hành hàng chục năm nay, trong những năm gần đây đã có được một số thành công nhất định. Hàng loạt dấu hiệu gián tiếp đã được xác định là triệu chứng sẽ có động đất.

Ví dụ, trong giai đoạn trước động đất, thấy các mốc trắc địa cao lên, các thông số về thành phần lý hóa của nước ngầm thay đổi. Các dấu hiệu này được ghi bằng máy móc đặc biệt của các trạm vật lý địa cầu. Một số dấu hiệu khác có thể coi như triệu chứng có khả năng động đất mà nhân dân các vùng hay động đất cần phải biết, đó là hiện tượng có mùi khí đốt ở những vùng mà trước đó không khí vẫn sạch và chưa hề có hiện tượng như vậy; chim chóc và gia súc nháo nhác, có những đám rực sáng như ánh chớp rải rác, tóe lửa ở hai dây điện gần nhau tuy không chạm nhau, mặt trong tường nhà phát ra ánh sáng xanh nhạt. Tất cả các dấu hiệu này là cơ sở ban đầu để thông báo cho nhân dân có thể sắp động đất.

- Động đất thường gây cho con người những rối loạn tâm lý với mức độ khác nhau; qua thống kê phần lớn các chấn thương trong dân chúng là do hành động không tự chủ được của chính người bị nạn do hoảng hốt và sợ hãi.

- Nước ta tuy không nằm trong vành đai động đất mạnh của trái đất, nhưng do cấu trúc địa chất phức tạp và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các chuyển động tạo nên vành đai động đất Hymalaya, sự chuyển động kiến tạo ở đây diễn ra mạnh mẽ; hệ quả của chế độ chuyển động ấy là một chế độ chuyển động tích cực, động đất xảy ra nhiều và mạnh, độ nguy hiểm của động đất cao ở nhiều vùng lãnh thổ. Ở nước ta, các khu vực: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hòa Bình thường hay xảy ra động đất với cường độ 4-6 độ ríchte, các khu vực Tây Nguyên còn tiềm ẩn núi lửa hoạt động, luôn là nguy cơ gây ra sập đổ công trình. Riêng tỉnh Bình Định thì chưa có hiện tượng động đất xảy ra.

b) Sạt lở đất, đá

- Vào mùa mưa, bão hàng năm, ở những nơi đất đá bị phân tầng do mưa kéo dài, nước chảy qua các khe tạo nên sự lở đất, đá, ở vùng rừng núi do làm đường giao thông, xây dựng nhà, khai thác khoáng sản ... ở các sông lớn nước chảy xiết nên đất, đá sạt lở thường xảy ra rất nhanh.

- Lũ đất đá là do lũ từ trên núi chảy xuống, lẫn lộn cả nước, cát, đất sét, sỏi, mảnh đá vỡ, thậm chí cả những tảng đá to.

- Đất trượt là hiện tượng diễn ra do sự phá vỡ điều kiện cân bằng của các sườn dốc, nhiều nhất là ở bờ sông và bờ hồ chứa nước; nguyên nhân cơ bản do các lớp đất sét ở dưới sâu bị ngấm quá nhiều nước ngầm đến mức nhão ra khiến cả những khối lượng đất đá ở trên cùng mọi thứ xây dựng trên đó đều trượt theo sườn dốc.

- Tổ chức quan sát, theo dõi và phát hiện kịp thời và chú ý đến các dấu hiệu của lũ đất đá, đất trượt và tổ chức thông báo (dự báo trước) về tai họa đó là những việc làm có ý nghĩa to lớn đối với cách xử trí và hành động của các vùng dân cư khi gặp các thiên tai đó.

- Trong các vùng hay bị lũ đất đá, các nguyên nhân trực tiếp (cũng chính là triệu chứng báo trước về khả năng xảy ra) gây ra lũ đất đá là các trận mưa quá lớn (lũ đất đá do mưa rào thường xảy ra sau một đợt hạn hán kéo dài), các hồ và vũng nước trên núi quá đầy, sự phá vỡ lưu lượng tự nhiên của các sông suối ở vùng núi làm thay đổi lưu lượng, số lượng dòng chảy và tạo ra những nơi tụ nước bất thường. Các nguyên nhân gián tiếp là sự xói mòn đất đá, tiêu hủy lớp cỏ và cây rừng trên sườn núi.

- Trong đa số các trường hợp; nhân dân được thông báo về nguy cơ lũ đất đá chỉ trước được từ một đến hai giờ trở lên. Khi cơn lũ đất đá sắp kéo tới nơi, có thể nghe thấy tiếng ầm ầm đặc biệt do đá lăn va đập vào nhau, giống như tiếng ầm ầm của đoàn xe lửa chạy với tốc độ cao.

c) Cháy nổ

- Nền kinh tế ngày càng phát triển thì các sự cố cháy nổ có nguy cơ ngày càng cao, nhất là đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư, chợ, siêu thị do bị chi phối bởi mục đích lợi nhuận, mật độ người lao động lớn và việc đầu tư cho công tác phòng, cháy, chữa cháy là chưa đủ. Cùng với sự phát triển các khu công nghiệp, các khu dân cư, công sở ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn, có công trình sức chứa hàng vạn người, trong khi đó các biện pháp phòng cháy, chữa cháy chưa bảo đảm, ý thức bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ của người dân còn thấp nên nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố cháy nổ là rất lớn.

- Các công sở, trung tâm thương mại, ngân hàng, bưu điện, khách sạn, khu chung cư ... đều là nhà cao tầng, khi xảy ra cháy, nổ sự cố sập đổ có thể ở các tầng khác nhau, một phần hoặc toàn bộ tòa nhà; nên việc triển khai các phương tiện tiếp cận khắc phục gặp rất nhiều khó khăn.

- Khi sập đổ, các mảng kết cấu bê tông cốt thép bị dính vào nhau, tạo ra các khối có thể tích và trọng lượng lớn, rất khó cắt dỡ.

- Các công trình kiến trúc thường nằm trong tổng thể quy hoạch, không riêng rẽ nên khi sập đổ sẽ gây ảnh hưởng tới các công trình khác; việc cơ động, triển khai lực lượng ứng cứu gặp nhiều khó khăn.

2. ĐẶC ĐIỂM, YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC ỨNG CỨU SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH

2.1. Đặc điểm

- Việc xác định xảy ra sự cố sập đổ công trình chỉ mang tính dự báo;

- Quá trình cơ động, tìm kiếm, ứng cứu, sơ tán người bị nạn, nhân dân ra khỏi khu vực gặp nhiều khó khăn, gặp nhiều tác động ảnh hưởng cản trở cơ động, dễ bị ùn tắc dẫn đến bị mất thời cơ;

- Việc tìm kiếm, ứng cứu đòi hỏi khẩn trương, thời gian ngắn, diễn ra trong điều kiện phức tạp;

- Các công trình kiến trúc thường có độ cao lớn, nguy hiểm, kết cấu phức tạp, việc triển khai lực lượng tiếp cận hiện trường di dời, tìm kiếm, ứng cứu khó khăn, khó đảm bảo tính kịp thời;

- Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã được trang bị chủ yếu là trang bị cầm tay và một số trang thiết bị được huy động tại chỗ;

- Việc di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực sập đổ công trình là nội dung không mới nhưng gặp nhiều khó khăn, vì lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã chưa có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong khắc phục và xử lý;

- Trong thực hiện nhiệm vụ phải thông qua nhiều hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, điều hành các cấp, do đó chưa bảo đảm tính kịp thời;

- Nhiều lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ.

2.2. Yêu cầu

- Phát hiện, thông báo, báo động, báo cáo kịp thời;

- Chỉ huy kiên quyết, linh hoạt, chủ động xử lý các tình huống;

- Tuyệt đối chấp hành sự chỉ huy, điều hành thống nhất của ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn của địa phương và cơ quan nghiệp vụ cấp trên;

- Chuẩn bị chu đáo, đồng bộ, đầy đủ;

- Hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ;

- Chủ động huấn luyện, tổ chức luyện tập thường xuyên các tình huống đã dự kiến; nâng cao khả năng cơ động; thuần thục động tác chuyên môn, nghiệp vụ trong sơ cứu, cấp cứu nạn nhân, khắc phục hậu quả và sử dụng trang bị, phương tiện hiện có và được huy động.

2.3. Nguyên tắc

- Đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ huy điều hành của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (ban chỉ huy); người đứng đầu cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân địa phương.

- Thực hiện nguyên tắc:

+ Tích cực, chủ động, kịp thời khắc phục sự cố;

+ Cứu người trước, cứu tài sản sau;

+ Chỉ huy quyết đoán, linh hoạt, khẩn trương;

+ Sử dụng lực lượng, phương tiện phù hợp, hiệu quả;

+ Bảo đảm an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ.

- Thực hiện phương châm phòng là chính; khi xảy ra sự cố thực hiện phương châm bốn tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ).

3. NHIỆM VỤ; NỘI DUNG, BIỆN PHÁP

3.1. Nhiệm vụ

- Độc lập làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn theo phương án (kế hoạch);

- Phối hợp với các lực lượng chức năng khác; nhanh chóng tổ chức, ứng cứu, di dời người và tài sản do sập đổ công trình gây ra, gồm các nội dung:

+ Đón, chỉ đường và hướng dẫn cho các lực lượng chuyên trách vào tìm kiếm ở các khu vực dự đoán có nhiều nạn nhân; tham gia tìm kiếm, sơ cấp cứu và vận chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực sập đổ công trình bàn giao cho y tế địa phương hoặc các ngành và cơ quan chức năng;

+ Sẵn sàng tăng cường lực lượng, phương tiện giúp các đội tìm kiếm chuyên trách thực hiện nhiệm vụ.

+ Huy động nguồn nhân lực, vật lực tại chỗ, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, theo khả năng và điều kiện thực tế của địa phương;

+ Hiệp đồng với công an và các cơ quan chức năng khoanh vùng, bảo vệ hiện trường, động viên người thân của nạn nhân, ổn định tình hình;

+ Khắc phục hậu quả sau khi các lực lượng đã hoàn thành nhiệm vụ.

- Khi được tăng cường một số trang bị kỹ thuật: Có thể tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố sập đổ công trình mức lớn hơn trên địa bàn;

- Sẵn sàng nhận các nhiệm vụ đột xuất khác.

3.2. Nội dung

a) Tổ chức nắm tình hình khu vực

- Thời gian, vị trí xảy ra sập đổ, cháy, nổ; địa hình, đường cơ động vào khu vực sập đổ;

- Kết cấu khu vực sập đổ công trình, xác định nguyên nhân sơ bộ (do động đất, bão lũ, chất lượng công trình...);

- Tình hình dân cư khu vực xảy ra sập đổ công trình, thương vong ban đầu, xác định sơ bộ các vị trí có khả năng còn người bị nạn cần ứng cứu;

- Khả năng huy động lực lượng phương tiện tại chỗ (địa phương, cơ quan) nơi xảy ra sự cố;

- Các biện pháp đã tiến hành khắc phục hậu quả;

- Sơ bộ đánh giá thiệt hại;

- Tổng hợp báo cáo, kiến nghị đề xuất ban chỉ huy.

b) Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

- Nghiên cứu, đánh giá, kết luận tình hình, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch ứng cứu;

- Xác định thứ tự ưu tiên và chương trình làm việc;

- Bổ sung nhiệm vụ cho các bộ phận;

- Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên và đề nghị hỗ trợ lực lượng, phương tiện nếu thấy khối lượng công việc và thương vong vượt quá khả năng của đơn vị.

c) Cơ động làm nhiệm vụ

- Tổ chức thành các bộ phận để khắc phục sự cố sập đổ công trình;

- Bộ phận đi trước với trang bị dụng cụ cầm tay, tận dụng phương tiện cá nhân nhanh chóng cơ động theo đường ngắn nhất đến khu vực xảy ra sự cố;

- Bộ phận xe máy, phương tiện cơ giới được huy động đến sau;

- Bộ phận đi trước thường xuyên giữ vững liên lạc, thông báo tình hình cho bộ phận đi sau, bảo đảm an toàn cho người và trang bị;

- Đến nơi phải nắm chắc tình hình, nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ ứng cứu và báo cáo theo quy định.

d) Bảo đảm thông tin liên lạc

- Thông suốt từ khu vực làm nhiệm vụ của Ban Chỉ huy và đến cơ quan thường trực xử lý sự cố, tới các lực lượng khác phối hợp làm nhiệm vụ;

- Bảo đảm thông tin liên lạc giữa các bộ phận làm nhiệm vụ bên trong khu vực xảy ra sự cố và các lực lượng khác;

- Kết hợp sử dụng các phương tiện thông tin hiện có như: Điện thoại di động, điện thoại dân sự, quân sự (nếu có) liên lạc truyền tin, ký, tín, ám hiệu, thông tin vận động để chỉ huy, hiệp đồng.

3.3. Biện pháp

a) Phối hợp với các lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, bảo đảm an toàn

Lực lượng xung kích phải phối hợp chặt chẽ với công an và các lực lượng khác khoanh vùng, bảo vệ khu vực làm nhiệm vụ cho các lực lượng, ngăn chặn không cho những người không có nhiệm vụ vào khu vực sập đổ công trình, đề phòng các hiện tượng quá khích, phá hoại, lợi dụng trộm cắp. Tổ chức lực lượng bảo vệ vòng ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng làm nhiệm vụ.

b) Phối hợp với lực lượng y tế tham gia sơ, cấp cứu, vận chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực xảy ra sự cố

- Phối hợp với lực lượng y tế và các lực lượng khác để tiến hành sơ cứu kịp thời những người bị thương, bị vùi lấp trong khu vực sập đổ công trình và lực lượng tham gia ứng cứu bị thương, tai nạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trước khi đưa đến các trung tâm cấp cứu hoặc bệnh viện của khu vực.

- Sơ cứu nạn nhân ngay khi đưa ra khỏi nơi bị nạn.

- Sử dụng băng ca, cáng các loại, cõng, gùi ..., phương tiện hiện có đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm; từng nạn nhân phải được gắn thẻ ghi những chấn thương và các biện pháp sơ, cấp cứu đã áp dụng để bảo đảm thuận tiện cho việc cứu chữa tiếp theo.

- Vận chuyển nạn nhân đến trạm cấp cứu trong khu vực đã chuẩn bị sẵn.

- Khi phát hiện thấy tử thi trong khu vực xảy ra sự cố, tiến hành các biện pháp phá, dỡ kết cấu vùi lấp, bao gói sơ bộ, nhất là các trường hợp bị dập nát, đưa tử thi ra khỏi nơi sập đổ công trình và bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định.

c) Phối hợp lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ (mở đường, đưa lực lượng vào ứng cứu người và tài sản)

Khu vực sập đổ công trình có thể làm tắc nghẽn việc cơ động lực lượng và phương tiện ở phạm vi rộng, gây trở ngại cho việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, vì vậy lực lượng xung kích phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, đặc biệt là lực lượng chuyên trách mở đường, phá dỡ các vật cản để đưa các lực lượng, phương tiện nhanh chóng vào hiện trường, tìm kiếm cứu người và tài sản. Bảo đảm chiếu sáng khi thực hiện nhiệm vụ ban đêm, chiếu sáng ở các nơi tìm kiếm, cứu nạn bên trong nơi thiếu ánh sáng.

d) Phối hợp với các lực lượng di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn

- Theo nhiệm vụ và khu vực được giao, sử dụng các trang bị thô sơ hoặc thiết bị chuyên dùng để di dời, tìm kiếm cứu người và tài sản của Nhà nước, Nhân dân;

- Tuân theo nguyên tắc: Phía trên trước, phía dưới sau để đảm bảo an toàn cho người và các khối đè phía dưới trước để cứu người và tài sản được kịp thời thì phải nghiên cứu chống sập cho khu vực tháo dỡ phía dưới trong quá trình tìm kiếm, ...

- Khi phát hiện có người bị vùi lấp còn sống mà chưa thể đào dỡ đất, đá để cứu hộ, thì phải có biện pháp duy trì sự sống cho những người bị vùi lấp (cung cấp ô xy, nước uống, thức ăn, ...) trong thời gian chờ cứu hộ ra khỏi nơi bị vùi lấp.

e) Tiếp nhận, giải quyết hậu quả khu vực xảy ra sự cố

Trong một số trường hợp, sau khi đã cứu người, tìm kiếm tử thi đưa ra khỏi khu vực sập đổ, lực lượng xung kích có thể được bàn giao, tiếp nhận hiện trường khu vực xảy ra sự cố, phối hợp với các lực lượng tại chỗ và cơ quan chức năng tham gia khắc phục hậu quả do sập đổ công trình gây ra:

- Bảo đảm an ninh, trật tự;

- Tẩy rửa, chống ô nhiễm môi trường, dịch bệnh;

- Sửa chữa nhà cửa, khôi phục và đưa công trình phục vụ công cộng cần thiết vào hoạt động phục vụ Nhân dân;

- Nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất, sinh hoạt bình thường của Nhân dân.

- Hoàn thành nhiệm vụ, chỉ huy đơn vị lực lượng xung kích nhanh chóng tổng hợp tình hình báo cáo người chỉ huy, sẵn sàng nhận các nhiệm vụ tiếp theo.

II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1.1. Quy định xây dựng kế hoạch

- Chỉ huy lực lượng xung kích phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS của địa phương, xây dựng kế hoạch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Kế hoạch hằng năm, từng thời kỳ có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;

- Trên cơ sở kế hoạch của địa phương đã được cấp trên phê chuẩn, chỉ huy đơn vị lực lượng xung kích phối hợp với cơ quan thường trực phòng chống thiên tai của địa phương xây dựng kế hoạch di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực sập đổ công trình gồm các kế hoạch sau:

+ Kế hoạch di dời và bảo đảm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực sập đổ công trình;

+ Kế hoạch hiệp đồng huy động lực lượng, phương tiện di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình.

1.2. Nội dung xây dựng kế hoạch

* Nội dung kế hoạch gồm:

- Kết luận đánh giá tình hình các mặt (địa hình, công trình, khu dân cư, ... lực lượng, trang bị, phương tiện hiện có và khả năng huy động, ...);

- Ý định ứng cứu, di dời, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực sập đổ công trình (xác định các khu vực, điểm cứu nạn, đường hướng tiếp cận khi xảy ra sự cố; tổ chức sử dụng và bố trí lực lượng; phương pháp ứng cứu ở từng mục tiêu; vị trí tập kết của các đơn vị thuộc quyền; bảo đảm thông tin liên lạc, ...);

- Nhiệm vụ của địa phương, nhiệm vụ của lực lượng xung kích.

* Nội dung kế hoạch gồm:

- Nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị phối hợp tham gia ứng cứu;

- Vị trí chỉ huy thường xuyên và khi có sự cố (tên người, điện thoại của người chỉ huy).

Những nội dung thể hiện trong bản thuyết minh kế hoạch di dời, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực sập đổ công trình: Phải thể hiện đầy đủ các nội dung đã thể hiện trên sơ đồ (bản đồ) và các nội dung khác của kế hoạch được cấp trên phê chuẩn đây là văn bản có tính pháp lý, cấp nào phê chuẩn kế hoạch thì cấp đó phê chuẩn thuyết minh kế hoạch.

Sau khi kế hoạch được phê chuẩn, chỉ huy lực lượng xung kích tiến hành quán triệt, hướng dẫn, triển khai, tổ chức huấn luyện, luyện tập theo kế hoạch cho các đơn vị lực lượng xung kích thuộc quyền.

2. YÊU CẦU SOẠN THẢO CÁC KẾ HOẠCH

2.1. Kế hoạch di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình

- Nội dung do người chỉ huy tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn soạn thảo, có sự tham gia của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và đơn vị có liên quan. Người chỉ huy ký chịu trách nhiệm, chỉ huy cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Kế hoạch được thể hiện trên sơ đồ (bản đồ), có văn bản thuyết minh kèm theo.

- Những nội dung thể hiện trên sơ đồ (bản đồ) sử dụng ký hiệu cơ bản theo quy định.

2.2. Kế hoạch hiệp đồng di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình

- Nội dung kế hoạch hiệp đồng cần thể hiện rõ hành động của người chỉ huy lực lượng xung kích, hành động của các lực lượng tham gia ứng cứu và di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình. Được thể hiện trong từng nhiệm vụ. Lực lượng nào hành động trước đề cập trước theo thứ tự kế hoạch đã xác định trên sơ đồ (bản đồ) và có thuyết minh kèm theo.

- Thời cơ làm kế hoạch: Được làm đồng thời với kế hoạch di dời, Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình và tổ chức hội nghị hiệp đồng di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình được trình bày trên bảng kẻ và có văn bản ký kết kèm theo.

- Kế hoạch hiệp đồng di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình do người chỉ huy lực lượng xung kích phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp soạn thảo, có ý kiến chỉ đạo của chính quyền địa phương, sau đó trình Trưởng ban phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp xã phê chuẩn.

2.3. Kế hoạch bảo đảm di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình

- Kế hoạch bảo đảm của các ngành cho kế hoạch bảo đảm di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình phải thể hiện rõ nhiệm vụ; tổ chức sử dụng và bố trí lực lượng bảo đảm; nội dung, phương pháp ứng cứu; tổ chức chỉ huy, bảo đảm các mặt; được thể hiện trên sơ đồ (bản đồ) với tỷ lệ thích hợp, có bản thuyết minh kèm theo. Nếu có phối hợp bảo đảm với các đơn vị khác thì phái có văn bản ký kết thực hiện nhiệm vụ.

- Kế hoạch bảo đảm di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sạt lở đất, đá do Chỉ huy lực lượng xung kích phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp soạn thảo, có ý kiến chỉ đạo của chính quyền địa phương, trình Trưởng ban phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cấp xã phê chuẩn.

- Kế hoạch được phê chuẩn, Chỉ huy lực lượng xung kích tiến hành quán triệt, triển khai, hướng dẫn cho lực lượng xung kích tổ chức huấn luyện, luyện tập theo kế hoạch.

3. GIAO NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC HIỆP ĐỒNG

3.1. Thành phần

Ban chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã; Chỉ huy Lực lượng xung kích; lực lượng xung kích, đại diện chính quyền địa phương, đại diện các đơn vị hiệp đồng và liên quan.

3.2. Nội dung

Quán triệt nhiệm vụ, phổ biến kế hoạch, giao nhiệm vụ, hiệp đồng, công tác bảo đảm cho đơn vị và một số mốc thời gian chính để thực hiện.

3.3. Phương pháp

- Trưởng ban chỉ huy PCTT-TKCN cấp xã trực tiếp quán triệt kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho lực lượng xung kích và tổ chức hiệp đồng bảo đảm;

- Chỉ huy lực lượng xung kích, chỉ huy các đơn vị tham gia phối hợp nắm chắc nhiệm vụ và công tác hiệp đồng, bảo đảm của đơn vị mình để tổ chức thực hiện;

- Trường hợp sự cố xảy ra đột xuất, bất ngờ có thể giao nhiệm vụ, hiệp đồng qua phương tiện thông tin hoặc cử cán bộ trực tiếp xuống giao nhiệm vụ và hiệp đồng cụ thể.

4. TỔ CHỨC SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG

4.1. Bộ phận Chỉ huy

- Thành phần: Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã; chỉ huy lực lượng xung kích; chỉ huy các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ cứu nạn.

- Nhiệm vụ:

+ Khẩn trương điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch;

+ Phân công chỉ huy đảm nhiệm theo từng nhiệm vụ;

+ Nhận và xử lý thông tin từ bộ phận đi trước, bổ sung vào kế hoạch di dời, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn người dân ra khỏi khu vực bị sập đổ công trình.

4.2. Bộ phận đi trước

- Lực lượng: Gồm một chỉ huy lực lượng xung kích cùng một tổ từ 2 - 4 đồng chí và trang bị, vật chất, phương tiện như: Đèn pin, cờ, còi, dụng cụ cá nhân cầm tay, ...

- Nhiệm vụ:

+ Cơ động tới hiện trường nơi xảy ra sập đổ công trình; xác định vị trí, quy mô, mức độ sập đổ công trình và cần những loại phương tiện, công cụ gì cần để ứng cứu;

+ Nắm những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ; xác định và đánh dấu đường cơ động nhanh nhất đến nơi có sự cố sập đổ công trình;

+ Kiểm tra xử lý hệ thống điện, bảo đảm an toàn cho lực lượng xung kích vào thực hiện nhiệm vụ;

+ Xác định chính xác các khu vực có người bị mắc kẹt, vùi lấp trong nơi sập đổ; tổ chức đánh dấu và báo cáo người chỉ huy;

+ Cùng bộ phận ứng cứu tổ chức tìm kiếm và cứu người nơi xảy ra sự cố;

+ Phối hợp với các lực lượng khác khoanh vùng, bảo vệ hiện trường;

+ Sẵn sàng nhận các nhiệm vụ khác khi chỉ huy phân công.

5. TỔ CHỨC KHU VỰC ỨNG CỨU

5.1. Địa điểm tập kết

- Địa điểm tập kết thường cách nơi sạt lở khoảng 100 - 300m; là nơi lực lượng xung kích ổn định đội hình sau khi cơ động đến; nơi các bộ phận ứng cứu nhận lệnh; nơi làm công tác chuẩn bị để triển khai tìm kiếm cứu người bị nạn và tài sản trong khu vực sập đổ;

- Yêu cầu địa điểm tập kết phải có không gian đủ để triển khai lực lượng, trang bị kỹ thuật và làm công tác chuẩn bị; địa điểm này phải bảo đảm an toàn do bộ phận đi trước chuẩn bị và được chỉ huy đơn vị đồng ý.

5.2. Khu vực triển khai các bộ phận ứng cứu

Là khu vực gần vị trí xảy ra sập đổ, các bộ phận triển khai thực hiện nhiệm vụ do chỉ huy đơn vị giao cho các bộ phận. Để các bộ phận vào triển khai đúng vị trí, bộ phận đi trước phải cử người đón và hướng dẫn cụ thể từ vị trí triển khai đến đường cơ động vào từng vị trí làm nhiệm vụ.

5.3. Bộ phận ứng cứu

- Lực lượng khoảng 2/3 quân số của đơn vị, cùng với trang thiết bị, vật chất được giao và một số trang bị, phương tiện huy động tại chỗ ở địa phương, cơ quan gần nơi xảy ra sự cố;

- Nhiệm vụ: Tới hiện trường, cùng bộ phận đi trước và các lực lượng khác tổ chức khắc phục vật cản, kịp thời tìm kiếm cứu người, tài sản vận chuyển ra khỏi khu vực sập đổ.

5.4. Bộ phận dự bị

- Lực lượng khoảng 1/4 quân số của đơn vị;

- Nhiệm vụ sẵn sàng tăng cường cho các bộ phận và nhận các nhiệm vụ khác do chỉ huy giao.

5.5. Bộ phận bảo đảm

- Lực lượng thường 01 tổ (3 - 5 đồng chí);

- Nhiệm vụ: Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho đơn vị. Quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể huy động thêm nhân lực tại chỗ cùng thực hiện. Sẵn sàng bổ sung, tăng cường quân số cho các bộ phận khác trong từng thời điểm.

6. BẢO ĐẢM THÔNG TIN LIÊN LẠC

6.1. Bảo đảm cho chỉ huy

Bảo đảm thông suốt từ chỉ huy đơn vị đến các bộ phận, cấp trên và đến các đơn vị theo hiệp đồng.

6.2. Bảo đảm thông tin liên lạc

Tổ chức thông tin phải vững chắc, nhanh chóng, kịp thời, chính xác; kết hợp chặt chẽ giữa các phương tiện thông tin hiện đại và giản đơn, điện thoại di động cá nhân, hệ thống liên lạc tại chỗ, hệ thống thông tin bưu điện, thông tin vận động để bảo đảm cho thông báo, báo cáo cho chỉ huy, chỉ đạo và phối hợp hiệp đồng kịp thời.

III. THỰC HÀNH ỨNG CỨU, KHẮC PHỤC SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH

1. KHI CÓ LỆNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

1.1. Hành động của người chỉ huy

Sau khi nhận mệnh lệnh của cấp trên, người chỉ huy lực lượng xung kích nhanh chóng thực hiện các nội dung sau:

- Phát lệnh báo động tập trung đơn vị, kiểm tra quân số, trang bị, vật chất, phương tiện;

- Hội ý chỉ huy thống nhất giao nhiệm vụ cho các bộ phận, tổng hợp tình hình của đơn vị báo cáo cấp trên;

- Tổ chức một bộ phận đi trước nắm tình hình, đánh dấu những nơi nguy hiểm, có nhiều nạn nhân trong khu vực xảy ra sự cố, bổ sung, căn cứ tình hình cụ thể do bộ phận đi trước báo cáo về điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp;

- Cử người tiếp nhận lực lượng và trang bị cấp trên tăng cường (nếu có);

- Bổ sung nhiệm vụ cho các bộ phận theo kế hoạch đã điều chỉnh;

- Đôn đốc các bộ phận còn lại khẩn trương chuẩn bị và cơ động tới nơi xảy ra sự cố để thực hiện nhiệm vụ;

- Tổng hợp tình hình, báo cáo cấp trên và những ý kiến, kiến nghị, đề xuất (nếu có).

1.2. Hành động của lực lượng xung kích

- Chấp hành mệnh lệnh của chỉ huy;

- Bộ phận đi trước nhanh chóng xuất phát;

- Các bộ phận còn lại, tiếp tục làm công tác chuẩn bị theo nhiệm vụ;

- Báo cáo công tác chuẩn bị của mình và những đề xuất, kiến nghị (nếu có).

2. CƠ ĐỘNG LỰC LƯỢNG VÀO VỊ TRÍ TRIỂN KHAI

2.1. Hành động của người chỉ huy

- Chỉ huy các bộ phận cơ động vào vị trí thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã xác định;

- Chỉ huy bộ phận đi trước nắm chắc tình hình nơi xảy ra sự cố, đón và dẫn đường cho các bộ phận vào tìm kiếm cứu người và tài sản trong khu vực sự cố;

- Nắm chắc tình hình; báo cáo cấp trên theo quy định.

2.2. Hành động của lực lượng xung kích

- Bộ phận đi trước nắm tình hình, khi lực lượng cứu hộ đến tiến hành đón và dẫn đường cho các bộ phận vào tìm kiếm cứu người và tài sản trong khu vực sự cố.

- Các bộ phận còn lại theo mệnh lệnh của chỉ huy đơn vị, nhanh chóng cơ động lực lượng, phương tiện đến vị trí tập kết và triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. THỰC HÀNH ỨNG CỨU, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

3.1. Hành động của người chỉ huy

- Nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận;

- Trực tiếp chỉ huy bộ phận ứng cứu tại nơi trọng điểm;

- Sẵn sàng xử trí các tình huống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3.2. Hành động của lực lượng xung kích

- Hành động của bộ phận đi trước: Bộ phận đi trước hướng dẫn cụ thể vị trí người, tài sản cần ứng cứu cho các bộ phận ứng cứu; các bộ phận khác của đơn vị và các lực lượng có liên quan tiến hành tìm kiếm cứu người và tài sản theo nhiệm vụ;

- Hành động của các tổ thực hiện nhiệm vụ: Triển khai thành các tổ, nhóm nhanh chóng tìm kiếm người và tài sản; khi phát hiện có người bị nạn, sử dụng các trang bị để phá dỡ vật cản, đào bới, sơ cứu và vận chuyển người ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trường hợp các trang bị hiện có không thể phá dỡ được vật cản, đào bới phải báo cáo ngay với người chỉ huy, đồng thời phối hợp với các lực lượng khác tiếp tục tìm phương pháp phá dỡ, đào bới cứu người bị nạn.

- Hành động của bộ phận bảo đảm:

+ Bảo đảm công tác hậu cần, kỹ thuật cho đơn vị;

+ Phối hợp với các bộ phận tham gia tìm kiếm, cấp cứu sơ bộ người bị nạn, cứu tài sản;

+ Sẵn sàng tăng cường cho các bộ phận khác khi cần theo lệnh của người chỉ huy, bảo đảm đường cơ động, đưa người bị nạn được cứu về khu y tế.

3.3. Sau khi sự cố sập đổ công trình xảy ra

Sau khi sự cố xảy ra, lực lượng xung kích chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy, nêu cao tinh thần trách nhiệm phối hợp cùng các lực lượng khác thực hiện các công việc: Tìm kiếm người mất tích, tài sản có giá trị bị vùi lấp, trôi dạt; khôi phục cơ sở hạ tầng, giao thông bị thiệt hại do sự cố... đưa các hoạt động của Nhân dân, của địa phương vào hoạt động bình thường.

4. HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

4.1. Hành động của người chỉ huy

- Khi được lệnh của cấp trên, người chỉ huy lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn ra lệnh cho các bộ phận thu dọn trang bị, phương tiện cơ động về nơi tập trung;

- Kiểm tra quân số, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất;

- Chỉ huy đơn vị về nơi tập kết;

- Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm;

- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với cấp trên;

- Khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ.

4.2. Hành động của đơn vị

- Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy;

- Kiểm tra, thu dọn trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện, cơ động về nơi tập trung; sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo; tổ chức rút kinh nghiệm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

PHẦN 7.

MỘT SỐ KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU CƠ BẢN

1. SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU

Là việc thực hiện những biện pháp chăm sóc ban đầu cho người bị bệnh hoặc bị thương, thông thường người thực hiện sẽ là nghiệp dư (không giới hạn) cho tới khi nhân viên y tế chuyên nghiệp có mặt hoặc khi đã tiếp cận được với sự chăm sóc y tế đầy đủ. Biện pháp này thường bao gồm những động tác đơn giản và trong một số trường hợp sẽ có thể bao gồm cả những kỹ thuật cấp cứu mà một cá nhân sau khi qua đào tạo có thể thực hiện với điều kiện thiết bị tối thiểu.

1.1. Trước khi bạn tiếp cận người bị thương hoặc bị bệnh, bạn nên làm theo những bước sau:

- Giữ nguyên hiện trạng - đừng cố gắng tự xử lý những việc nằm ngoài khả năng của bạn.

- Đánh giá ban đầu

Một bước mới ở đây đó là chúng ta sẽ thực hiện ép tim thay vì thực hiện thiết lập đường dẫn khí (khí đạo) và sau đó thực hiện thông khí từ miệng qua miệng. Những chỉ dẫn mới sau đây có thể áp dụng với người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh nhưng không áp dụng cho trẻ mới chào đời.

Lưu ý: Cứu hộ viên có chứng chỉ và cứu hộ viên cộng đồng không được kiểm tra nhịp đập của nạn nhân trưởng thành. Giả định rằng nguyên nhân gây ra tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân trưởng thành đó là rối loạn tim tự nhiên. Các bằng chứng khoa học đã cho thấy rất khó để kiểm tra nhịp đập chính xác trong trường hợp này (Tham khảo: ARC 2005 hướng dẫn về chăm sóc cấp cứu và giáo dục, trang 8).

Tiến trình mới được gọi là C-A-B - Viết tắt của:

Compressions (ép tim),

Airway (đường dẫn khí),

Breath-ing (thổi khí).

1.2. Hướng dẫn thực hiện hô hấp nhân tạo theo phương pháp mới

(1) Gọi tới số khẩn cấp hoặc nhờ ai đó làm việc này.

(2) Kiểm tra phản ứng của nạn nhân; nếu không có phản ứng, lật nạn nhân nằm ngửa.

(3) Bắt đầu thực hiện ép tim. Đặt gốc bàn tay của mình lên phần giữa ngực nạn nhân, đặt bàn tay còn lại chồng lên trên bàn tay đó với các ngón tay đan vào nhau.

(4) Ấn thẳng, ép ngực xuống ít nhất là 5cm đối với người lớn, trẻ em. “Một trăm lần một phút hoặc thậm chí hơi nhanh hơn một chút là tốt nhất”.

(5) Nếu bạn đã được đào tạo về hồi sức tim phổi, đến bước này bạn có thể thực hiện mở đường dẫn khí bằng cách nghiêng đầu và nâng cằm nạn nhân.

(6) Bóp mũi nạn nhân lại. Hít một hơi bình thường, dùng miệng mình áp vào miệng nạn nhân sao cho kín khí, và sau đó thổi 2 hơi, mỗi hơi khoảng 1 giây đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân nâng lên.

(7) Tiếp tục thực hiện ép tim và thổi khí - 30 lần ép tim, 2 lần thổi khí - cho tới khi những người trợ giúp tới nơi.

Lưu ý: Thực hiện 30 lần ép tim và 2 lần thổi khí trong 5 chu kỳ đánh giá lại nạn nhân, độ sâu của ép tim từ 3,5 - 5 cm, 100 lần ép tim mỗi phút, giữa 2 lần thổi khí cách 5 giây. Bản hướng dẫn mới này cũng đưa ra khuyến cáo rằng các điều phối viên nên hướng dẫn cho những cứu hộ viên chưa qua đào tạo cách thực hiện hồi sức tim phổi chỉ dùng tay (chỉ thực hiện ép tim) đối với nạn nhân trưởng thành khi nạn nhân không có dấu hiệu phản ứng, không hô hấp hoặc hô hấp không bình thường.

Dưới đây là bảng so sánh giữa trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

Đối tượng

Tỉ lệ giữa số lần ép tim: Thổi ngạt

Hô hấp nhân tạo

Số lần ép tim (lần/phút)

Độ sâu của lực ép tim (cm)

Sơ sinh

30 : 2

1 hơi sau mỗi 3 giây
(40 hơi trong 2 phút)

100 lần

1,2 tới 2,5cm

Trẻ em

30 : 2

1 hơi sau mỗi 3 giây
(40 hơi trong 2 phút)

100 lần

Ít nhất là 3,5 cm

Người lớn

30 : 2

1 hơi sau mỗi 5 giây
(12 hơi trong 2 phút)

100 lần

Ít nhất là 5 cm

2. NGẠT THỞ

2.1. Các bước tiến hành

(1) Xác nhận có sự tắc nghẽn đường hô hấp bằng cách hỏi “Có phải anh, chị,..đang bị ngạt không?”

(2) Khuyến khích nạn nhân ho ra.

(3) Quan sát các triệu chứng tắc nghẽn hoàn toàn.

(4) Khi nạn nhân bất tỉnh hãy gọi người giúp đỡ (nếu đang ở một mình) và bắt đầu tiến hành hồi sức tim phổi.

Xử lý tình huống nguy hiểm tính mạng

Khi xảy ra thảm họa hoặc những tình huống khẩn cấp, những cứu hộ viên chuyên nghiệp sẽ bị điều động tùy theo nhiệm vụ. Bộ phận cứu hỏa sẽ phải phụ trách chống cháy khu vực rộng, nhân viên y tế và nhân viên khẩn cấp sẽ phải phụ trách chăm sóc những người bị thương nặng và vì thế họ sẽ phải để cộng đồng tự xử lý tình huống trong vòng 24 và 72 tiếng đầu tiên. Với tư cách là một cứu hộ viên cộng đồng, bạn có nhiệm vụ phải làm điều tốt nhất cho đa số người dân ở đó. Vì vậy, nếu hô hấp không được phục hồi trong lần đầu thực hiện phương pháp Nghiêng đầu/Nâng-cằm, cứu hộ viên cộng đồng nên áp dụng phương pháp đó thêm 1 lần nữa. Nếu lần thứ 2 mà vẫn không phục hồi được hô hấp, bạn cần phải chuyển ngay sang nạn nhân tiếp theo.

Lưu ý: Nếu đã phục hồi được hô hấp, cần phải tiếp tục duy trì đường dẫn khí. Một giải pháp khả thi là nhờ một tình nguyện viên hoặc một người bị thương vẫn còn khả năng di chuyển để giữ đầu nạn nhân cố định. Hoặc cũng có thể duy trì đường dẫn khí bằng cách đặt những vật mềm phía dưới vai nạn nhân nhằm nâng phần vai lên một chút và giữ cho đường dẫn khí được thông suốt.

3. CẦM MÁU

Mất máu không kiểm soát đầu tiên sẽ gây ra hiện tượng suy nhược cơ thể. Nếu máu vẫn không được cầm, nạn nhân sẽ bị sốc trong một khoảng thời gian ngắn, và cuối cùng sẽ dẫn  tới tử vong. Một người trưởng thành có khoảng 5  lít máu. Mất 1 lít có thể dẫn tới tử vong. Có 3 dạng mất máu và có thể phân loại chúng bằng tốc độ máu chảy:

- Chảy máu động mạch

Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao. Máu từ động mạch thoát ra sẽ theo dạng phụt ra.

- Chảy máu tĩnh mạch

Máu chảy trong tĩnh mạch dưới áp lực thấp. Máu từ tĩnh mạch thoát ra sẽ theo dạng chảy thành dòng.

- Chảy máu mao mạch

Máu chảy trong mao mạch cũng dưới áp suất thấp. Máu từ mao mạch thoát ra sẽ theo dạng ứa ra, rỉ ra.

3.1. Quy trình tiến hành cầm máu

3.1.1. Đè trực tiếp

- Đè trực tiếp lên vết thương bằng một mảnh băng gạc sạch và ấn chặt.

- Duy trì lực đè lên miếng băng gạc trên vết thương bằng cách quấn chặt vết thương bằng băng ép.

3.1.2. Đặt cao vết thương: Đặt vị trí vết thương lên vị trí cao hơn tim.

3.1.3. Điểm bóp/ép

- Bóp/ép lên điểm gần nhất với vết thương để làm chậm lưu lượng máu đến vết thương. Hãy bóp/ép các điểm:

- Điểm bóp/ép ở cánh tay nếu chảy máu ở tay.

- Điểm bóp/ép ở đùi nếu chảy máu ở chân.

*. Thực hiện việc đè trực tiếp kết hợp với việc đặt cao vết thương sẽ giải quyết phần lớn vấn đề chảy máu. Thực hiện quy trình cầm máu áp dụng phương pháp đè trực tiếp:

Bước 1: Đè trực tiếp lên vết thương bằng một mảnh băng gạc sạch và ấn chặt.

Bước 2: Duy trì lực đè lên miếng băng  gạc trên vết thương bằng cách quấn chặt  vết thương bằng băng ép.

- Phương pháp đè trực tiếp và đặt cao vết thương có thể cần 5 tới 7 phút để cầm máu hoàn toàn. Sử dụng băng gạc và băng nén sẽ cho phép cứu hộ viên có thể chuyển  sang nạn nhân tiếp theo.

- Băng ép nên được thắt nơ để có thể tháo buộc dễ dàng, tránh việc phải cắt băng ra mới kiểm tra được vết thương. Quy trình sẽ này giúp tiết kiệm vật liệu và thời gian.

- Có thể áp dụng phương pháp đặt cao vết thương để cầm máu: Đặt vết thương lên cao hơn tim. Phương pháp đặt cao được sử dụng kết hợp với phương pháp đè trực tiếp.

- Ngoài ra còn có các huyệt có thể được sử dụng để chặn dòng chảy của máu.

Những điểm bóp/ép mạch thường được áp dụng:

- Ở tay.

- Ở chân.

- Yêu cầu nạn nhân tự làm phần việc còn lại ngay khi có thể.

4. NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐC

4.1. Sốc là một loại rối loạn do tuần hoàn máu kém hiệu quả. Nếu bị sốc quá lâu sẽ dẫn đến sự chết của:

- Tế bào

- Mô

- Toàn bộ các cơ quan

- Ban đầu cơ thể chúng ta cố gắng bù đắp lượng máu bị mất và che đi các dấu hiệu của sốc. Vì vậy, việc quan trọng cần phải làm là không ngừng đánh giá xem nạn nhân có bị sốc không và theo dõi tình trạng của họ.

4.2. Các dấu hiệu chính của việc bị sốc mà cứu hộ viên cộng đồng nên lưu ý đó là:

Độ hồi máu của mao mạch là khoảng thời gian cần thiết để màu của mao mạch trở lại như cũ. Động tác này gọi là “blanch test” (kiểm tra màu của móng tay).

4.3. Quy trình kiểm soát sốc

a) Đặt nạn nhân nằm ngửa. Đặt chân lên vị trí cao hơn 15-25cm so với tim.

b) Đảm bảo đường dẫn khí (khí đạo) được thông suốt. Cầm máu ở những vị trí quan sát được.

c) Duy trì nhiệt độ cơ thể (VD: Đắp kín nạn nhân bằng một tấm chăn nếu cần)

d) Tránh việc xử lý mạnh hoặc quá mức, trừ trường hợp cứu hộ viên và nạn nhân đang trong tình thế nguy hiểm.

5. CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG

- Phần này tập trung vào việc làm sạch và băng bó vết thương, nhằm hạn chế nhiễm trùng.

- Cần làm sạch vết thương bằng cách rửa bằng nước, xối dung dịch nước xà phòng với nồng độ nhẹ vào, sau đó rửa lại bằng nước.

- Bạn không nên chà xát vết thương.

- Khi vết thương đã được rửa sạch hoàn toàn, bạn sẽ phải dùng một tấm băng gạc và băng vải quấn để giữ sạch vết thương và cầm máu.

6. BỘ PHẬN CƠ THỂ ĐỨT RỜI

Những phương pháp xử lý chính với trường hợp một bộ phận trên cơ thể bị đứt rời là:

- Trường hợp tìm được phần bị đứt rời, cứu hộ viên cộng đồng cần phải: Giữ lại các phần mô, bọc lại bằng vật liệu sạch và đặt vào trong một túi ny-lông (nếu có).

- Giữ lạnh các phần mô.

- Đặt phần bị đứt rời cùng với nạn nhân.

7. DỊ VẬT ĐÂM XUYÊN

Sẽ có trường hợp bạn gặp phải nạn nhân có dị vật găm trên cơ thể - thường do những mảnh vật liệu nhà cửa bị gió cuốn khi xảy ra thảm họa.

8. SƠ CẤP CỨU GÃY XƯƠNG, TRẬT KHỚP, BONG GÂN VÀ CĂNG CƠ

- Mục đích của việc xử lý tình huống nghi ngờ gãy xương, bong gân, căng cơ đó là cố định nạn nhân và các khớp ngay lập tức tại phần trên và dưới của vùng bị thương.

- Vì việc phân biệt giữa gãy xương, bong gân hay căng cơ là rất khó, nếu không chắc chắn chấn thương thuộc loại nào, các thành viên của đội ứng phó cộng đồng nên xử lý chấn thương như gãy xương.

8.1. Gãy xương

8.1.1. Gãy xương là khi xuất hiện một vết gãy hoàn toàn, một vết nứt hoặc một vết rạn trên xương. Có nhiều loại gãy xương:

- Khi xương bị gãy nhưng không bị rách da. Xử lý sơ cứu cho gãy xương kín có thể chỉ cần nẹp lại.

- Chấn thương mà xương chọc ra ngoài da. Loại này cần phải được chăm sóc cẩn thận trước khi nẹp. KHÔNG ĐƯỢC tự ý nắn xương và nẹp để giữ được nguyên trạng càng nhiều càng tốt

8.1.2. Gãy xương hở nguy hiểm hơn nhiều bởi nguy cơ mất máu và nhiễm trùng. Vì vậy, cần phải ưu tiên và kiểm tra thường xuyên trường hợp này hơn.

- Xử lý gãy xương hở:

+ Không được kéo phần xương hở trở lại vào trong mô.

+ Không được rửa vết thương. Bạn cần phải:

+ Che vết thương lại bằng một miếng băng gạc vô trùng và thêm miếng băng gạc tăng cường nếu cần.

+ Nẹp phần gãy xương một cách vừa phải. Không bao giờ được nẹp quá chặt và quá lỏng.

+ Đặt một miếng băng gạc ẩm cỡ 10 x 10cm lên trên phần đầu xương lộ ra để tránh xương bị khô.

8.1.3. Gãy xương lệch có thể được miêu tả bởi độ lệch của các đoạn xương. Nếu như một chi bị gập thành góc, có nghĩa là nó đã bị gãy xương lệch.

- Gãy xương không lệch rất khó phát hiện, vì dấu hiệu chính của nó chỉ là đau và sưng.

- Xử lý trường hợp nghi ngờ gãy xương như gãy xương cho tới khi có được sự xử lý chuyên môn.

8.2. Trật khớp

Trật khớp là một loại chấn thương phổ biến trong các trường hợp khẩn cấp. Trật khớp là chấn thương dây chằng xung quanh khớp nặng đến mức khiến cho xương tách khỏi vị trí bình thường của nó trong khớp. Dấu hiệu của trật khớp cũng tương tự như gãy xương, trường hợp nghi ngờ trật khớp cần phải được xử lý như gãy xương.

- Không được cố gắng nắn lại hoặc di chuyển trong trường hợp nghi ngờ trật khớp.

- Cố định khớp cho tới khi có sự giúp đỡ của người có chuyên môn.

- Xử lý trật khớp như thực hiện với trường hợp gãy xương.

8.3. Bong gân và căng cơ

- Bong gân là việc giãn hoặc rách dây chằng tại khớp và thường gây ra bởi giãn hoặc kéo khớp vượt quá giới hạn bình thường của nó.

- Bong gân được coi như trật khớp một phần, mặc dù xương vẫn nằm tại vị trí hoặc có khả năng tự quay trở lại vị trí sau khi xảy ra chấn thương.

- Các dấu hiệu của bong gân cũng tương tự như trường hợp gãy xương không lệch. Vì vậy, không nên cố gắng xử lý chấn thương mà chỉ nên thực hiện cố định và đặt cao.

- Căng cơ liên quan đến việc giãn và/hoặc rách cơ hoặc gân. Căng cơ thường liên quan nhiều nhất tới các phần cơ ở cổ, lưng, đùi, hoặc bắp chân. Trong một số trường hợp, khó có thể phân biệt căng cơ với bong gân hoặc gãy xương. Khi không chắc chắn liệu chấn thương là căng cơ, bong gân hay gãy xương, hãy xử lý vết thương như trường hợp gãy xương.

8.4. Nẹp

8.4.1. Khái niệm:

- Nẹp là cách thức thông dụng nhất để cố định gãy xương, bong gân, trật khớp. Bìa các tông là loại vật liệu thường được dùng để nẹp “tạm thời” nhưng ngoài ra cũng có thể sử dụng những vật liệu khác.

- Nẹp bằng cách sử dụng một tấm chăn là việc bó cố định 2 chân nạn nhân bằng cách buộc chăn vào khoảng giữa đùi cho đến bàn chân nạn nhân.

8.4.2. Các nguyên tắc nẹp:

- Đỡ/cố định phần trên và dưới của vùng bị thương, bao gồm cả các khớp.

- Nếu được, hãy nẹp vết thương ở ngay vị trí mà bạn phát hiện được.

- Không được tự ý nắn xương hoặc khớp.

- Sau khi nẹp, kiểm tra sự lưu thông máu (độ ấm, cảm giác và màu sắc)

Lưu ý: Với loại chấn thương này, sẽ xuất hiện sưng tấy. Bạn nên cởi bỏ những thứ chật chội như quần áo, giày dép và đồ trang sức khi cần thiết để tránh việc chúng sẽ trở thành miếng thắt ga-rô.

9. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG NẠN NHÂN

Sau khi toàn bộ nạn nhân được sơ cứu và chuyển đến khu vực chữa trị; các cứu hộ viên cộng đồng sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể một cách kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng của nạn nhân. Trong quá trình kiểm tra tổng thể này, cần chú ý quan sát:

D - Biến dạng

O - Vết thương hở

T - Đau/nhức; sờ vào thấy đau

S - Sưng tấy

9.1. Mục đích của việc kiểm tra tổng thể này là:

- Xác định mức độ thương tích.

- Xác định hình thức xử lý thích hợp.

- Ghi lại các chấn thương.

- Cần mang thiết bị an toàn khi tiến hành kiểm tra tổng thể. Kiểm tra tổng thể sẽ bao gồm:

+ Bất cứ khi nào có thể, bạn nên hỏi nạn nhân về bất cứ chấn thương, chỗ đau, chỗ chảy máu hoặc các triệu chứng khác. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, các thành viên của đội ứng phó luôn cần phải yêu cầu sự cho phép của nạn nhân để tiến hành kiểm tra. Nạn nhân có quyền được từ chối điều trị. Khi đó:

+ Cần tiến hành đánh giá tổng thể một cách có hệ thống, kiểm tra các bộ phận cơ thể từ trên xuống dưới xem tình trạng nguyên vẹn của xương và các chấn thương mô mềm theo thứ tự sau:

1. Đầu

4. Ngực

7. Xương chậu

2. Cổ

5. Cánh tay

8. Chân

3. Vai

6. Bụng

9. Lưng

- Hoàn thành công tác kiểm tra theo cùng một cách thức sẽ giúp quy trình trở thành chính xác và nhanh hơn.

- Khi kết thúc hoạt động kiểm tra cần phải xem lại 2 bàn tay của bạn xem có máu của bệnh nhân không. Cần thực hiện hoạt động kiểm tra trước khi tiến hành bất kỳ một hoạt động xử trí nào.

- Bên cạnh đó, ta cần xử lý tất cả những nạn nhân bất tỉnh như thể họ có chấn thương cột sống.

Khi tiến hành kiểm tra tổng thể, cứu hộ viên có thể gặp phải trường hợp nạn nhân có thể bị chấn thương sọ não kín, chấn thương cổ hoặc cột sống. Khi gặp phải nạn nhân nghi ngờ bị chấn thương vùng đầu và cột sống thì mục đích chính của cứu hộ viên cộng đồng sẽ là tránh gây tổn thương cho các phần này. Bạn cần hạn chế tối đa sự di chuyển của phần đầu và cột sống, trong khi xử lý bất kỳ tình huống nguy hiểm tính mạng nào khác.

Các dấu hiệu của chấn thương cột sống thường bao gồm:

- Vùng đầu hoặc cột sống bị chảy máu, thâm tím hoặc biến dạng trầm trọng.

- Có máu hoặc chất dịch trong mũi hoặc tai.

- Có bầm tím đằng sau tai.

- “Mắt gấu trúc” (thâm tím vùng xung quanh mắt).

- Đồng tử hai mắt không đều.

- Co giật.

- Buồn nôn hoặc nôn mửa.

10. NẠN NHÂN ĐƯỢC PHÁT HIỆN DƯỚI ĐỐNG ĐỔ NÁT CỦA CÔNG TRÌNH ĐƯỢC XÂY DỰNG HOẶC TÒA NHÀ BỊ SẬP

Nếu nạn nhân có bất kỳ biểu hiện nào sau đây, cần phải xử lý theo trường hợp bị chấn thương hộp sọ kín, chấn thương cổ hoặc cột sống. Giữ cột sống luôn thẳng trong suốt quá trình thực hiện kiểm tra tổng thể. Trong trường hợp khẩn cấp, thiết bị lý tưởng rất hiếm khi có sẵn, vì vậy cứu hộ viên cộng đồng cần phải sáng tạo bằng cách:

- Tìm kiếm bất kỳ vật liệu gì có thể sử dụng để làm nẹp lưng , vật liệu xây dựng - bất kỳ thứ gì có sẵn ở đó.

- Tìm bất kỳ một đồ vật gì có thể dùng để cố định đầu của nạn nhân trên tấm nẹp lưng - có thể là khăn tắm, rèm cửa hoặc bao cát - nhét chúng vào 2 bên đầu của nạn nhân để cố định nó lại.

11. NÂNG VÀ DI CHUYỂN NẠN NHÂN

11.1. Di chuyển khẩn cấp

trong tình trạng tồn tại mối đe dọa tại chỗ cho người bệnh hoặc người bị thương. Ví dụ: cháy nổ, hỏa hoạn, khu vực đang sạt lở, xe lật, chất độc hại, đám người thù địch và tràn xăng.

- Kéo áo.

- Kéo chăn (nạn nhân nằm trên tấm chăn).

- Xốc nách một bên/cõng.

- Bế ngửa.

- Hai người bế nam.

- Hai người bế nữ.

- Dùng ghế để khiêng.

- Kiểu lính cứu hỏa.

11.2. Di chuyển không khẩn cấp

- Nâng tứ chi.

- Nâng trực tiếp khỏi mặt đất (cáng chăn, cáng áo).

PHẦN 8.

XÂY DỰNG SƠ HỌA BẢN ĐỒ RỦI RO THIÊN TAI PHỤC VỤ NHIỆM VỤ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CẤP XÃ

I. GIỚI THIỆU VỀ SƠ HỌA BẢN ĐỒ RỦI RO THIÊN TAI PHỤC VỤ NHIỆM VỤ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH CẤP XÃ

Bản đồ rủi ro thiên tai (BĐ RRTT):

Là công cụ:

- Được xây dựng có sự tham gia của cộng đồng

- Sử dụng để thu thập thông tin cụ thể về năng lực, tình trạng dễ bị tổn thương, các rủi ro thiên tai của người dân về lĩnh vực an toàn cộng đồng; sản xuất kinh doanh; sức khỏe và vệ sinh, môi trường.

Bản đồ rủi ro thiên tai phục vụ nhiệm vụ lực lượng xung kích cấp xã:

Là công cụ:

- Được xây dựng trên bản đồ rủi ro thiên tai

- Hỗ trợ lực lượng xung kích sử dụng triển khai các hoạt động phòng ngừa; hiệp đồng và phối hợp các lực lượng triển khai các hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai theo phương án.

1. MỤC ĐÍCH VÀ LỢI ÍCH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ RỦI RO THIÊN TAI PHỤC VỤ NHIỆM VỤ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH CẤP XÃ

1.1. Mục đích:

Thông qua xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực an toàn tại địa phương khi thiên tai xảy ra; điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực triển trong công tác phòng, chống thiên tai để:

- Xây dựng, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai sát với tình hình thiên tai, điều kiện PCTT thực tế tại địa phương.

- Hỗ trợ lực lượng xung kích triển khai các hoạt động PCTT, đặc biệt trong giai đoạn ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

1.2. Lợi ích:

- Nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích cấp xã: Biết rõ địa bàn, nhiệm vụ, đối tượng cần hỗ trợ, nguồn lực PCTT sẵn sàng khi thiên tai xảy ra, các khu vực và đường sơ tán dân an toàn tại địa phương.

- Hỗ trợ hiệp đồng và phối hợp các lực lượng triển khai các hoạt động theo phương án ứng phó thiên tai.

- Hỗ trợ điều chỉnh, bổ sung các phương án ứng phó theo cấp độ rủi ro thiên tai, diễn tập ứng phó thiên tai sát với điều kiện thực tế về tình hình thiên tai, nguồn lực, năng lực PCTT tại địa phương.

2. CÁC THÔNG TIN CẦN THỂ HIỆN TRÊN BẢN ĐỒ RỦI RO THIÊN TAI

TT

Thông tin cần thu thập

Thông tin thu thập

Ghi chú

Vẽ trên bản đồ

Xây dựng PA UP

I

Bản đồ nền

1.

Ranh giới hành chính xã, thôn/bản

x

 

 

2.

Trụ sở, cơ sở hạ tầng chính: UBND, Trường học, Trạm y tế, Nhà văn hóa xã/thôn/bản

x

 

 

3.

Đường giao thông: Quốc lộ, tỉnh lộ, Huyện lộ, xã lộ, đường liên thôn/xóm đường nội đồng, ...

x

 

 

4.

Cầu, cống, ngầm tràn

x

x

Số lượng, chất lượng

5.

Sông, hồ, suối

x

 

 

6.

Hệ thống loa truyền thanh

x

x

Số lượng, chất lượng

7.

Công trình phòng chống thiên tai: Đê, kè chống sạt lở bờ sông, chỉnh trị dòng chảy, công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất

x

x

Số lượng, chất lượng

8.

Công trình thủy lợi: Trạm bơm, cống, kinh tưới tiêu, hồ thủy lợi

x

x

Số lượng, chất lượng

9.

Khu dân cư tập trung: Xác định vị trí các nhà của đối tượng dễ bị tổn thương sống đơn thân (Ưu tiên vẽ những nhà nằm trong vùng nguy hiểm bị ảnh hưởng nhiều từ thiên tai viết tên lên nhà sau khi vẽ xong; các khu vực còn lại không bị nguy hiểm bởi thiên tai chỉ cần vẽ tượng trưng nhà ở từng thôn)

x

x

Số lượng, phân định theo nam/nữ, độ tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương

10.

Khu vực sản xuất: lúa: ngô, sắn

x

x

Diện tích, sản lượng mỗi loại

11.

Khu công nghiệp, kinh tế trọng điểm, du lịch

x

x

Số lượng

II

Khu vực nguy hiểm và bị ảnh hưởng bởi thiên tai

12.

Khoanh vùng khu vực bị ảnh hưởng bởi từng loại thiên tai: Lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa lớn...

x

x

Diện tích

13

+ Lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai (khoanh vùng diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi thiên tai...)

x

x

Diện tích theo từng loại

14.

+ Khu dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai

x

x

Số dân tại các khu dân cư (số lượng, phân định theo nam/nữ, độ tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương) Danh sách ưu tiên hỗ trợ sơ tán sớm: Người già đơn thân, phụ nữ đơn thân, người khuyết tật đơn thân (Cách hỗ trợ phù hợp cho từng đối tượng)

15.

Khu vực bị ô nhiễm môi trường

x

x

Vị trí loại hình ô nhiễm

16.

Xác định các vị trí nguy hiểm: Điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét; vị trí các ngầm tràn, suối cạn nguy hiểm khi có mưa lũ, các hố nước sâu nguy hiểm cho trẻ em, đường ổ gà, khu vực nước chảy xiết, cầu đến điểm sơ tán yếu, đường dây điện sà thấp... Xác định các vị trí nguy hiểm cần lưu ý đến đối tượng dễ bị tổn thương: trẻ em (từ nhà đến trường và khu vực vui chơi của trẻ em...), người già, người khuyết tật...

x

x

Thông tin chi tiết tại từng vị trí

17.

Khu vực không nhận được thông tin cảnh báo qua loa phát thanh,... (trong vùng không nhận được thông tin cảnh báo qua loa phát thanh xác định các đối tượng cần hỗ trợ ưu tiên cảnh báo sớm: người điếc đơn thân, người già đơn thân, người thường xuyên làm nương rẫy

x

x

Danh mục các đối tượng cần hỗ trợ ưu tiên cảnh báo sớm. Cách hỗ trợ phù hợp cho từng đối tượng

18.

Khu vực thường xuyên bị cô lập khi thiên tai xảy ra

x

x

Tên khu vực, số lượng người dân (Số lượng, phân định theo nam/nữ, độ tuổi, đối tượng dễ bị tổn thương) theo từng loại hình thiên tai điển hình tại địa phương

III

Khu vực an toàn, đường sơ tán

19.

Khu vực an toàn sơ tán tập chung: Các trụ sở UBND, Nhà văn hóa, Trường học, Khu đất an toàn để dựng lán trại sơ tán tập chung,...

x

x

Số lượng, sức chứa, vị trí

20.

Các nhà kiên cố, an toàn để sơ tán tại chỗ

x

x

Số lượng, vị trí nhà kiên cố; Số lượng người (cụ thể danh sách hộ gia đình) có thể được sơ tán đến nhà kiên cố nào

21.

Xác định đường sơ tán an toàn cho người dân từ vùng nguy hiểm (bước 2) đến khu vực an toàn (bước 3) bao gồm sơ tán tập chung và sơ tán tại chỗ

x

x

Khoảng cách di chuyển (km), hướng di chuyển, loại đường (bê tông, đất... xác định khu cần sơ tán đến điểm sơ tán

II. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG SƠ HỌA BẢN ĐỒ RỦI RO THIÊN TAI PHỤC VỤ NHIỆM VỤ LỰC LƯỢNG XUNG KÍCH CẤP XÃ

1. CHUẨN BỊ

- Bản đồ nền in trên giấy A0

- Bút màu, giấy màu

Cơ sở dữ liệu về Bản đồ nền Rủi ro thiên tai của Tổng cục PCTT

2. THỐNG NHẤT THÔNG TIN, KÝ HIỆU VÀ MÀU SẮC SỬ DỤNG KHI VẼ BẢN ĐỒ.

Thống nhất ký hiệu sử dụng, màu vẽ và nội dung ghi chú

3. ĐƯA CÁC THÔNG TIN NỀN CƠ BẢN

- Ranh giới hành chính xã, thôn/bản

- Trụ sở, cơ sở hạ tầng chính: UBND, Trường học, Trạm y tế, Nhà văn hóa xã/thôn/bản

- Đường giao thông: Quốc lộ, tỉnh lộ, Huyện lộ, xã lộ, đường liên thôn/xóm, đường nội đồng, ...

- Cầu, cống, ngầm tràn

- Sông, hồ, suối

- Hệ thống loa truyền thanh

- Công trình phòng chống thiên tai: Đê, kè chống sạt lở bờ sông, chỉnh trị dòng chảy, công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất

- Công trình thủy lợi: Trạm bơm, cống, kênh tưới tiêu, hồ thủy lợi

- Khu dân cư tập trung: Xác định vị trí các nhà của đối tượng dễ bị tổn thương sống đơn thân

- Khu vực sản xuất: lúa, ngô, sắn, ...

- Khu công nghiệp, kinh tế trọng điểm, du lịch

4. XÁC ĐỊNH KHU VỰC NGUY HIỂM VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI MỖI LOẠI THIÊN TAI ĐIỂN HÌNH

+ Khoanh vùng, khu vực bị ảnh hưởng bởi từng loại thiên tai: Lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, mưa lớn;

+ Lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai (khoanh vùng diện tích lúa bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ...)

+ Khu dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai

+ Khu vực bị ô nhiễm môi trường

+ Xác định các vị trí nguy hiểm: Điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét, vị trí các ngầm tràn, suối cạn nguy hiểm khi có mưa lũ, các hồ nước sâu nguy hiểm cho trẻ em, đường ổ gà, khu vực nước chảy xiết, cầu đến điểm sơ tán yếu, đường dây điện sà thấp, ...

+ Khu vực không nhận được thông tin cảnh báo qua loa phát thanh,... (trong vùng không nhận được thông tin cảnh báo qua loa phát thanh xác định các đối tượng cần hỗ trợ ưu tiên cảnh báo sớm: người điếc đơn thân, người già đơn thân, người thường xuyên làm nương rẫy

+ Khu vực thường xuyên bị cô lập khi thiên tai xảy ra

5. XÁC ĐỊNH KHU VỰC AN TOÀN VÀ ĐƯỜNG SƠ TÁN

- Khu vực an toàn sơ tán tập chung: Các trụ sở UBND, Nhà văn hóa, Trường học, Khu đất an toàn để dựng lán trại sơ tán tập chung...

- Các nhà kiên cố, an toàn để sơ tán tại chỗ;

- Xác định đường sơ tán an toàn cho người dân từ vùng nguy hiểm đến khu vực an toàn bao gồm sơ tán tập chung và sơ tán tại chỗ.

6. BỔ SUNG THÔNG TIN VÀ KIỂM CHỨNG THÔNG TIN

Bản đồ sau khi xây dựng cần lấy ý kiến, kiểm chứng thông tin từ các tổ chức, trường học, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Sơ hoạ bản đồ rủi ro thiên tai có sự tham gia của cộng đồng ứng với mỗi cấp độ rủi ro của mỗi loại hình thiên tai.

2. Danh sách người dân cảnh báo sớm ưu tiên, sơ tán sớm ưu tiên (Danh sách bao gồm: Tên người cần hỗ trợ, tên người hỗ trợ, cách thức hỗ trợ, thông tin liên lạc)

3. Phương án ứng phó với mỗi cấp độ thiên tai (kèm theo sơ hoạ bản đồ)

PHẦN PHỤ LỤC

Phụ lục: Hướng dẫn kết nối trang Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai” và “Thông tin phòng chống thiên tai Bình Định”

I. Đối cá nhân chưa có tài khoản Email và Facebook

1.1. Tạo lập tài khoản Gmail (khuyến nghị sử dụng Gmail bởi tính bảo mật liên quan)

- Tìm trên Google địa chỉ Gmail.

- Chọn theo các bước sau: “Sử dụng một tài khoản khác” > Tạo tài khoản > Khai các thông tin theo mẫu và ấn tiếp theo.

- Sau đó, khai các thông tin về bảo mật bao gồm số điện thoại và Email giúp khôi phục mật khẩu trong trường hợp thay đổi và quên mật khẩu.

- Sau khi xác minh số điện thoại và Email khôi phục mật khẩu bằng cách kiểm tra tin nhắn điện thoại và điền vào ô xác minh.

- Sau khi xác minh và đồng ý điều khoản của Gmail sẽ hiện ra giao diện của Email với địa chỉ đăng ký thành công.

1.2. Tạo lập tài khoản Facebook

- Truy cập địa chỉ https://www.facebook.com và điền thông tin để tạo lập trang Facebook cá nhân sau đó ấn đăng ký. (Sử dụng địa chỉ Email vừa khởi tạo)

- Sau đó xác nhận bằng Email vừa khởi tạo bằng cách ấn vào “Kết nối với Gmail”.

- Sau khi xác nhận và nhận thông báo thành công, tiếp tục các bước tiếp theo bằng cách ấn nút “Tiếp”, vì tài khoản mới nên không tìm thấy bạn bè, có thể ấn bỏ qua để vào trang Facebook.

- Vào trang thành công dưới dạng trang Facebook của cá nhân, tiến hành thêm các nội dung và hoàn thiện về giao diện. Sau đó tiến hành kết nối với trang “Thông tin Phòng chống thiên tai”.

- Sử dụng chức năng “Tìm kiếm”, gõ “Thông tin Phòng chống thiên tai” và ấn vào biểu tượng

- Kết quả tìm kiếm sẽ ra các trang như hình phía dưới, sau đó ấn nút để theo dõi và cập nhật thông tin liên tục từ trang Facebook của Tổng cục Phòng chống thiên tai:

- Trang “Thông tin Phòng chống thiên tai” chính thống của Tổng cục Phòng chống thiên tai là trang có Logo của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai, và dấu xác nhận của Facebook là trang đã được xác minh. Thông thường những trang được xác minh chính thống sẽ hiện lên đầu tiên. Tiến hành kích chuột vào trang “Thông tin Phòng chống thiên tai”. Kết quả như sau:

- Tiếp tục Sử dụng chức năng “Tìm kiếm”, gõ “Thông tin Phòng chống thiên tai Bình Định” và ấn vào biểu tượng .

- Kết quả tìm kiếm sẽ ra các trang như hình phía dưới, sau đó ấn nút  để theo dõi và cập nhật thông tin về thiên tai của tỉnh Bình Định liên tục từ trang Facebook của Văn phòng Thường trực về Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định:

- Tiến hành kích chuột vào trang “Thông tin Phòng chống thiên tai Bình Định”.

Kết quả như sau:

1.3. Tạo lập Trang FanPage Facebook các huyện, thị xã, thành phố

- Sau khi tạo được Facebook như hướng dẫn ở 1.2 sẽ tiến hành tạo trang Fanpage bằng bấm vào nút  như hình phía dưới:

Và thực hiện theo các bước:

Bước 1: Bấm vào Tạo (1) → chọn tới mục Trang (2)

Bước 2: Bấm vào nút bắt đầu (3) ở mục “Cộng đồng hoặc người của công chúng”

Bước 3: Điền thông tin tên trang và hạng mục (4):

Tên trang: Theo Công văn số 751/PCTT-TTCĐ ngày 30/7/2019 của Tổng cục phòng chống thiên tai. Cụ thể: “Thông tin Phòng chống thiên tai tên huyện”.

Sau khi điền thông tin tên trang và hạng mục bấm vào nút “Tiếp tục” (5)

Như thế là đã hoàn thành việc tạo trang Fanpage. Tiếp theo Facebook sẽ đi đến trang điều chỉnh ảnh đại diện và ảnh bìa cho trang Fanpage ở hình tiếp theo ở mục (6) và (7).

Sử dụng chức năng “Tìm kiếm”, gõ “Thông tin Phòng chống thiên tai” và “Thông tin Phòng chống thiên tai Bình Định” ấn vào biểu tượng  để tìm và liên kết với trang “Thông tin Phòng chống thiên tai” và trang “Thông tin Phòng chống thiên tai Bình Định”.

II. Đối với cá nhân đã có tài khoản Email và Facebook

Đối với các cá nhân đã tạo lập tài khoản Email và Facebook có thể bỏ qua bước tạo lập, chỉ cần thực hiện chức năng Tìm kiếm, sau đó ấn nút “Thích” để kết nối với trang Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai” của Tổng cục Phòng chống thiên tai và trang Facebook “Thông tin Phòng chống thiên tai Bình Định” của Văn phòng Thường trực về Phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Định.

 



[1] Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, biên chế tại một số Công an cấp phường có thể huy động đáp ứng được số lượng người tham gia công tác phòng chống thiên tai (tối thiểu 7, trung bình 10 người) nhưng biên chế Công an xã chính quy được bố trí 05 - 06 người/1 xã. Công an tỉnh đề nghị số lượng Công an xã (phường) trung bình là 03 người, tối thiểu là 02 người.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2716/QĐ-UBND ngày 23/08/2022 về Bộ tài liệu tập huấn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.070

DMCA.com Protection Status
IP: 3.19.31.73
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!