Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 27/KH-UBND 2021 phát triển ngành nông nghiệp nông thôn Cần Thơ

Số hiệu: 27/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Ngọc Hè
Ngày ban hành: 29/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH CN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 29 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thtướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chỉ thị số 3110/CT-BNN-KH ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn 5 năm 2021 - 2025. y ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung cụ th như sau:

I. MỤC TIÊU

- Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị theo chui giá trị. Mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gn với chế biến và xuất khẩu các sản phm chủ lực.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình tổng th“Phát triển nông nghiệp xanh, sạch, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu đến năm 2030”. Thành lập sàn giao dịch sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dn địa lý; đảm bo đầu ra sản phm.

- Xây dựng thành phố Cần Thơ trthành trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ nông nghiệp, đặc biệt là trung tâm sản xuất ging cây, con chủ lực; Phát triển ngành chế biến nông sản để kết nối với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; Xây dựng và phát triển Cần Thơ thành trung tâm logistic nông sản của vùng cho thị trường trong nước và thế giới.

- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gn với đô thị hóa, nâng chất nông thôn mới theo chun nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mu. Đy mạnh thực hiện Chương trình OCOP “mỗi xã một sản phm” gắn với xây dựng thương hiệu và phát trin du lịch đặc trưng của địa phương.

II. CHỈ TIÊU CỤ THỂ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025:

1. Chtiêu kinh tế xã hội

- Tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực nông nghiệp - thủy sản giai đoạn 2021-2025 bình quân đạt 2,5 - 3%.

- Tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản trong cơ cấu kinh tế: 5,6 - 5,9%.

- Đến năm 2025, có 24 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 94%.

2. Chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu nông nghiệp, lâm nghiệp và thy sản ính kèm phụ lục 1: Ch tiêu 2021 - 2025)

III. NHIỆM VỤ

1. Phát huy lợi thế, khai thác hiệu qutiềm năng đất đai, lao động, khoa học, công nghệ và dịch vụ của đô thị trung tâm vùng đồng bng sông Cửu Long, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và phát trin kinh tế nông thôn hiện đại, làm tốt vai trò là trung tâm dịch vụ khoa học kthuật về sn xuất và chế biến các sản phm nông, lâm nghiệp và thy sản hàng hóa của vùng đng bằng sông Cửu Long.

2. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị. Thực hiện cơ giới hóa và công nghiệp hóa gn với tiêu chun kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến. Tích tụ ruộng đất và mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn theo chuỗi giá trị, phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, bo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động khu vực nông thôn, thích ứng với biến đi khí hậu.

3. Quan tâm đầu tư vào nông nghiệp theo hướng tăng ngân sách hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển, chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gn với tạo việc làm; phát trin thị trường đầu ra cho các sản phẩm chủ lực; đầu tư kết cấu hạ tầng, cung cấp thông tin và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sng; tạo môi trường thuận lợi thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sn xuất, hình thành trang trại, hợp tác xã và các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp.

4. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiu mẫu theo hướng văn minh, hiện đại và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa thành phố. Thu hẹp khong cách chênh lệch về thu nhập và điều kiện sng giữa thành thị và nông thôn, thực hiện giảm nghèo, bo đảm công bng xã hội, quốc phòng, an ninh, n định xã hội và cải thiện môi trường nông thôn.

5. Xây dựng “Chương trình hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành phố giai đoạn 2020 - 2030”.

IV. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi thế của địa phương, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, tự động hóa đ sdụng có hiệu quđất đai, lao động, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông, thủy sản.

b) Tiếp tục triển khai thực hiện Đán tái cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân thành phố. Phát trin và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung (cánh đồng lớn đi với canh tác lúa, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái, vùng nuôi thủy sản áp dụng các tiêu chun quy định) kết hợp thực hiện thâm canh, sử dụng các ging cây con và quy trình sản xuất hiệu quả tạo năng suất chất lượng cao. Đy mạnh công tác cơ giới hóa một cách đồng bộ các khâu sản xuất; trong đó chú trọng bảo qun, chế biến, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phm. Btrí cơ cấu cây trồng, mùa vụ và sử dụng các loại ging phù hợp đthích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh. Triển khai đồng bộ các chính sách bảo đảm lợi ích cho người sn xut nông nghiệp.

c) Đẩy mạnh thực hiện nông nghiệp ứng công nghệ cao: tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; triển khai thực hiện các dự án ưu tiên vphát triển nông nghiệp đô thị và nông nghiệp sinh thái, quản lý chất lượng và tiêu chuẩn hóa nông - thy sản, hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp.

d) Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, gắn hệ thống chế biến tiêu thụ và xây dựng thương hiệu nông sản thành phố. Đy mạnh thực hiện liên kết vùng, liên kết theo chui giá trị nhằm bo đm tiêu thụ hàng hóa nông sản n định.

2. Phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

a) Ưu tiên thực hiện các gii pháp tạo động lực phát triển sản xut, kinh doanh, phát triển đa dạng ngành nghề phi nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động ở nông thôn. Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp gn với du lịch và dịch vụ nông thôn.

b) Xây dựng và triển khai thực hiện Đ án “Mi xã một sn phm” giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phát huy tối đa tiềm năng các làng nghề, ngành nghề nông thôn btrợ đthu hút mạnh các nguồn đầu tư phát triển du lịch, kết hợp du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn, gn với làng nghề địa phương.

3. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn kết chặt chẽ với quá trình đô thị hóa

- Huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát trin nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; đồng thời ưu tiên btrí vốn xây dựng nông thôn mới, gn với đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, theo chủ trương của Nghị quyết 26-NQ/TW đề ra.

- Tập trung xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn và hệ thống thủy lợi nhm đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyn giao thương hàng hóa thuận tiện. Tiếp tục xây dựng và đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm và viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm và cơ quan chuyn giao khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Nâng cao năng lực phòng chng, gim nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đề phòng và khc phục tình trạng sạt lở sông rạch. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và xử lý tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

4. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội vùng nông thôn

- Tăng cường đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nông thôn, phục vụ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.

- Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ; Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ. Khuyến khích các loại hình bo hiểm nông nghiệp đbảo vệ quyền lợi người sản xuất gặp rủi ro theo Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.

- Đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, chđộng giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện nông thôn, không đgây thành điểm nóng. Tích cực đấu tranh phòng chống tham ô, nhũng nhiễu, quan liêu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thực hiện Luật Bình đẳng giới, nâng cao đời sống, năng lực và vị thế của phụ nữ ở nông thôn.

5. Bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai

- Tiếp tục triển khai các chính sách, pháp luật về đất đai hướng tới bảo vệ môi trường; chuyển đi sdụng đất hợp lý để ngăn chặn tình trạng suy thoái đất và không giảm diện tích đất nông nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phòng ngừa các vi phạm về sử dụng đất gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và làm mất diện tích đt có giá trị đa dạng sinh học.

- Nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ chế chính sách và giải pháp khuyến khích nhân dân bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu. Lồng ghép quy hoạch sử dụng đất với bo tồn đa dạng sinh học đảm bảo giữ vng hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn.

6. Đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức sản xuất ở nông thôn thúc đẩy phát triển nông thôn gắn với xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

a) Trin khai thực hiện Chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng

- Huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng đy mạnh xã hội hóa và đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Xây dựng kế hoạch đu tư phát triển trung hạn, dài hạn cho khu vực nông nghiệp nông thôn, trong đó tăng cường nguồn vn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn và nâng cao hiệu qu vn đầu tư. Phát huy các nguồn lực tài chính vi mô do các đoàn thể hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi tăng thu nhập nâng cao mức sống người dân nông thôn.

- Đi mới phương thức tiếp cận, chủ động tranh thủ các nguồn tài trợ ODA, NGO, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kthuật, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, các công trình phục vụ an sinh xã hội. Tăng cường các giải pháp mrộng tín dng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đặc biệt là cho vay các chương trình, chính sách phát trin nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi đcác doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tiếp cận tốt các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.

b) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

- Tăng cường, củng cvà phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, khai thác hợp lý nguồn lực của nông hộ đphát triển sản xuất cộng đng, sản xuất vùng theo quan điểm khai thác tng hợp, đa canh và bền vng. Đy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã, thợp tác, trang trại phù hợp với tình hình mới. Thực hiện chính sách khuyến khích liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phm nhm tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Mở rộng hình thức sản xut theo vùng tập trung (cánh đng lớn đi với canh tác lúa, vùng sn xuất rau an toàn, vùng trồng cây ăn trái, vùng nuôi thủy sản) nhằm tạo vùng nguyên liệu hàng hóa chất lượng cao với quy mô lớn gn kết với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tăng hiệu quả liên kết chui giá trị nông sn trong đó lợi ích của các bên được gn liền trong mối quan hệ hài hòa.

7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông thôn

- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin truyền thông đnâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về vai trò chủ thể ca mình trong quá trình đy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; về vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; khơi dậy người dân tinh thần chủ động, tích cực học tập và áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa, có sức cạnh tranh cao và phát trin bền vững.

- Chú trọng các tiêu chí liên quan đến việc nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhằm nâng cao trình độ tay nghề, từng bước hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần phát trin nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cht lượng cao, đáp ứng yêu cu phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và đảm bo an sinh xã hội nông thôn. Thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn gn với phát triển nông nghiệp theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy phát triển sản phm nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Đẩy mạnh đào tạo ở tất cả các cấp dạy nghề, trong đó chú trọng đào tạo nghề ngn hạn cho nông dân và đẩy mạnh phát triển đào tạo dài hạn trong tương lai.

8. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ

- Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện tt Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/8/2016 của Thành ủy về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Thành ủy Cần Thơ về xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

- Tăng cường các điều kiện để nông dân ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ sn xuất, năng suất lao động. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kthuật vào sản xuất, tạo bước đột phá về nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp và thủy sản, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp an toàn và bền vững, tập trung giải quyết các vấn đề căn ct trong chuỗi sản xuất, nht là công nghệ giống, quy trình sản xuất và chế biến, tiêu thụ; phát triển mạnh nông nghiệp công nghệ cao nhm tạo đột phá về năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phm và nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả của ngành nông nghiệp. Giới thiệu quảng bá, xúc tiến thương mại, quản lý sản xuất theo từng khu vực, từng ngành hàng, từng chui sản phm.

9. Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế

- Chủ động xây dựng chương trình phbiến nhng nội dung hiệp định, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia có liên quan đến vấn đề tam nông. Tham gia các chương trình xúc tiến, quảng bá, vận động đầu tư trong và ngoài nước nhằm mở rộng và phát triển kinh tế có vn đầu tư nước ngoài tại địa phương.

- Phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ; nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường xúc tiến thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất khu; mở rộng thị trường nông thôn.

10. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị xã hội ở nông thôn

- Nâng cao nhận thức của cán bộ về mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn, xác định nhiệm vụ phát triển nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản và nông dân là chủ th; coi đây là những vấn đề chiến lược để xây dựng và phát triển thành phố thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện; đng thời, tiến hành sơ kết, tng kết nhân rộng các mô hình hiệu quả; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã đề ra.

V. CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 ính kèm phụ lục 2).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung, giải pháp chyếu của Kế hoạch, Giám đc sở, Thtrưởng các cơ quan ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND quận, huyện trực tiếp chỉ đạo, cụ thhóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm, triển khai thực hiện hiệu qucác nội dung, giải pháp xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn bảo đảm kịp thời yêu cu phát trin của ngành, địa phương và thành phố Cần Thơ nói chung.

2. Giám đc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện tập trung chỉ đạo, tăng cường kim tra, đôn đc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Trường hợp có phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất trình Ủy ban nhân dân thành phố đxem xét, giải quyết.

3. Giao SNông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tng hợp, xây dựng, phê duyệt và trin khai thực hiện kế hoạch hàng năm. Đxuất các nội dung phát sinh, có liên quan đến phát triển nông nghiệp, bsung vào kế hoạch hàng năm.

- Theo dõi, đôn đc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các Sở, ban ngành thành phố và địa phương có liên quan, tchức hp định kỳ hàng năm để đánh giá, báo cáo kết qutriển khai và trình Ủy ban nhân dân thành phố những vấn đề cần nghiên cứu, bsung các nhiệm vụ, giải pháp cụ th, bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- TT.
Thành y;
- CT, PCT UBND thành phố (
1AC);
- S
ban, ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND thành phố (2B.3B);
- Cổng thông tin điện t
thành phố;
- L
ưu: VT.HN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hè

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Đính kèm Kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2020 ca y ban nhân dân thành phố)

TT

Ch tiêu

Đơn vị

Kế hoạch 2021-2025

KH 2021

KH 2022

KH 2023

kH 2024

KH 2025

A

B

C

2

3

4

5

6

A

Sn xuất

 

 

 

 

 

 

I

Trồng trọt

 

 

 

 

 

 

1

Cây lúa

 

 

 

 

 

 

 

+ DT gieo trồng

ha

206.915

210.520

209.260

208.010

206.780

 

+ Năng suất

tấn/ ha

6,10

6,17

6,19

6,21

6,22

 

+ Sản lượng

tấn

1.262.595

1.299.030

1.294.950

1.290.990

1.287.085

1.1

Lúa Đông Xuân

 

 

 

 

 

 

 

+ DT gieo trồng

ha

76.290

78.255

77.760

77.270

76.780

 

+ Năng suất

tấn/ ha

7,20

7,14

7,14

7,14

7,14

 

+ Sn lượng

tấn

* 548.960

558.650

555.200

551.840

548.480

1.2

Lúa Hè Thu

 

 

 

 

 

 

 

+ DT gieo trồng

ha

72.205

73.265

72.500

71.740

71.000

 

+ Năng suất

tấn/ ha

5,73

5,83

5,86

5,89

5,92

 

+ Sn lượng

tn

413.565

427.130

424.790

422.470

420.190

1.3

Lúa Thu Đông

 

 

 

 

 

 

 

+ DT gieo trồng

ha

 58.420

59.000

 59.000

59.000

 59.000

 

+ Năng suất

tấn/ ha

5,14

5,31

5,34

5,37

5,40

 

+ Sn lượng

tn

300.070

313.250

314.960

316.680

318.415

2

Rau, màu, đậu các loại

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

14.760

16.035

16.120

16.200

16.300

 

- Sản lượng

tn

158.100

188.765

196.315

204.095

212.435

 

Trong đó,

 

 

 

 

 

 

2.1

Cây bắp

 

 

 

 

 

 

 

+ DT gieo trồng

ha

750

920

925

930

935

 

+ Năng suất

tấn/ ha

 

 

 

 

 

 

+ Sản lượng

tấn

5.386

5.160

5.200

5.230

5.300

3

Cây lâu năm

ha

 

 

 

 

 

3.1

Cây ăn quả:

- Tng diện tích

ha

22.600

23.060

23.210

23.360

23.510

 

- Sn lượng

tn

151.340

152.196

153.186

154.776

155.166

II

Chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

1

1. Đàn gia súc, gia cầm

con

 

 

 

 

 

1.1

Đàn trâu

con

 

 

 

 

 

1.2

Đàn bò

con

4.800

5.000

5.000

5.000

5.000

 

Trong đó: Bò sữa

con

1.400

1.400

1.500

1.500

1.500

1.3

Đàn heo (tng số)

con

130.000

135.000

140.000

145.000

150.000

 

Tr.đó - Heo sinh sn

con

 

 

 

 

 

 

- Heo thịt

con

 

 

 

 

 

1.4

Đàn gia cầm

con

1.950.000

2.000.000

2.000.000

2.050.000

2.100.000

 

Trong đó: - Gà

con

600.000

650.000

650.000

700.000

700.000

 

 - Vịt

con

1.350.000

1.350.000

1.350.000

1.350.000

1.400.000

2

Sản phm chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

2.1

Thịt hơi các loại

tấn

39.000

39.500

40.000

41.000

42.000

 

Thịt hơi gia súc

tấn

31.000

31.000

31.000

31.500

32.000

 

Thịt gia cm

tấn

8.000

8.500

9.000

9.500

10.000

2.2

Trứng gia cầm

1000 quả

93.000

93.500

94.000

95.000

96.000

III

Thủy sn

 

 

 

 

 

 

1

Tng diện tích nuôi trng thy sn

ha

8.200

8.500

9.000

9.500

10.000

1.1

Diện tích nuôi cá

ha

8.189

8.460

8.950

9.450

9.925

 

+ DT nuôi cá tra

ha

736

750

750

750

750

1.2

Diện tích nuôi tôm

ha

11

40

50

50

75

2

Tng sản lượng thủy sn

tấn

202.000

230.000

240.000

240.000

254.000

2.1

Nuôi trồng

tấn

199.600

227.600

237600

237.600

251.600

2.1.1

Sn lượng nuôi cá

tấn

199.588

227.558

237.546

237.546

251.515

 

+ Sản lượng nuôi cá tra

tn

163.765

170.000

170.000

170.000

170.000

2.1.2

Sản lượng nuôi tôm

tấn

12

42

54

54

85

2.2

Khai thác

tấn

2.400

2.400

2.400

2.400

2.400

IV

Lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

Trồng cây phân tán

1000 cây

800

800

800

800

800

B

Phát triển nông thôn

 

 

 

 

 

 

1

Tlệ hộ dân sử dụng nước sạch nông thôn (QC02)

%

87

89

91

93

94

2

Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới kiu mẫu

1

1

2

2

2

3

Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao

4

4

5

6

5

 

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, KẾ HOẠCH VÀ DỰ ÁN ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Đính kèm Kế họach số 27/KH-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2020 ca Ủy ban nhân dân thành phố)

TT

Chương trình, đề án, kế hoạch và d án

Đơn vị phụ trách

Cơ quan phi hp

Giai đoạn thực hin

1

Kế hoạch chuyển đi cơ cấu cây trồng tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

2

Kế hoạch xác định và bo vệ phát triển vùng canh tác hữu cơ

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

3

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thực vật nội địa

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

4

ng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo Nghị định 35 và Nghị định 62

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

5

Ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý sản xuất và dịch hại.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

6

Dự án xây dựng vùng sản xuất cây ăn trái đạt tiêu chuẩn VietGAP

SNông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

7

Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sn xuất và tiêu thụ rau

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các qun huyện

2021-2025

8

Dự án xây dựng 10 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ hoa kiểng

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

9

Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2021 - 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

10

Đ án xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

11

Dự án thâm canh và cải tạo vườn cây ăn trái kết hợp với xây dựng nhãn hiệu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

12

Kế hoạch kiểm tra lần đu cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thy sn, thức ăn thy sn, sn phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sn và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

13

Thu mẫu kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản theo Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

14

Kế hoạch triển khai thực hiện công tác thẩm định, chứng nhận theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

15

Kế hoạch Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

16

ng dụng VietGAP trong nuôi thủy sản thương phẩm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyn

2021-2025

17

Xây dựng các mô hình Khuyến ngư chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi thủy sản

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

18

Kế hoạch trin khai thực hiện công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thy sn

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở ngành, UBND các quận huyện

2021-2025

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 27/KH-UBND ngày 29/01/2021 về phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.058

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.112.1
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!