Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 142/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Phương
Ngày ban hành: 17/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 07 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP BẢO TỒN CÁC LOÀI LINH TRƯỞNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

Thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Quyết định số 3039/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU.

1. Mục tiêu chung:

- Tổ chức quán triệt, cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017.

- Tạo môi trường sống đảm bảo cho tất cả các loài linh trưởng hiện có trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là khu vực bên trong và bên ngoài các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn; đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định của các quần thể linh trưởng hiện đang sinh sống tại các khu rừng tự nhiên thuộc sự quản lý của các Công ty TNHH Nhà nước 01 Thành viên Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao nhận thức và hành động về bảo tồn loài linh trưởng cho các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người dân sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn.

- Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng; giảm thiểu nạn săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài linh trưởng.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn và các đơn vị có sự phân bố của các loài linh trưởng, trong đó ưu tiên về kỹ năng nhận dạng loài, cứu hộ và giám sát linh trưởng.

- Lồng ghép được các hoạt động bảo tồn loài linh trưởng vào các quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các đơn vị có sự phân bố của các loài linh trưởng.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong các hoạt động điều tra, giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng.

- Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện công tác bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh ngày một tốt hơn.

3. Yêu cầu:

- Các hoạt động, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch này phải bám sát nội dung Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đồng bộ, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tự nhiên của tỉnh; được lồng ghép với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch của các ngành, địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; phân công, xác định rõ đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp với lộ trình thời gian thực hiện cụ thể, khả thi.

II. PHẠM VI THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG.

Kế hoạch này được áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung vào các phạm vi sau:

- Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn Sao La.

- Các khu vực có thông tin và sự xuất hiện của các loài linh trưởng ở địa bàn tỉnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân; khu vực đèo Phước Tượng, huyện Phú Lộc; khu vực rừng tự nhiên thuộc thôn Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông.

- Các nhà hàng, quán ăn, hộ gia đình có dấu hiệu buôn bán, nuôi nhốt, tàng trữ,... các loài linh trưởng, đặc biệt là các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.

1. Thông tin chung về công tác quản lý, bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

1.1. Công tác điều tra đa dạng sinh học và sự phân bổ của các loài linh trưởng:

Theo kết quả khảo sát sơ bộ, kết hợp với nghiên cứu các tài liệu thứ cấp do các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận sự xuất hiện của 09 loài linh trưởng thuộc 03 họ, chiếm 36% tổng số loài linh trưởng ở Việt Nam và chiếm 60% tổng số loài linh trưởng hiện có ở khu vực Trung Trường Sơn. Tất cả các loài linh trưởng này đều thuộc các loài quý hiếm, có giá trị cao về mặt bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học.

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Xếp hạng tình trạng bảo tồn

NĐ 32

NĐ 160

SĐVN

IUCN

CITES

I

Họ Culi

Loridae

 

 

 

 

 

1

Culi nhỏ

Nycticebus pygmaeus

IB

X

VU

EN

I

2

Culi lớn

Nycticebus bengalensis

IB

X

VU

EN

I

II

Họ khỉ

Cercopithecidae

 

 

 

 

 

 

Phân họ Voọc

Colobinae

 

 

 

 

 

3

Voọc chà vá chân nâu

Pygathrix nemaeus

IB

X

EN

CR

I

 

Phân họ khỉ

Cercopithecinae

 

 

 

 

 

4

Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

IIB

 

VU

VU

II

5

Khỉ mốc

Macaca assamesis

IIB

 

vu

NT

II

6

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis

IIB

 

LR

LC

II

7

Khỉ đuôi lợn

Macaca leonina

IIB

 

VU

VU

II

8

Khỉ vàng

Macaca mulatta

IIB

 

LR

LC

II

III

Họ Vượn

Hylobatidae

 

 

 

 

 

9

Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenys

IB

X

EN

CR

I

Ghi chú:

- NĐ 32: Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

- NĐ 160: Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- SĐVN: Sách đỏ Việt Nam.

- IUCN: Sách đỏ IUCN (IUCN Red List).

- CITES: Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.

- Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật, động vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

- Các cấp đe dọa đối với loài linh trưởng:

CR: Cực kỳ nguy cấp.

EN: Nguy cấp.

VU: Có thể bị tổn thương.

LR/nt: Nguy cơ thấp/sắp bị đe dọa.

DD: Thiếu thông tin.

n/e: Chưa được đánh giá.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh, đã tiến hành khảo sát và điều tra đa dạng sinh học các loài linh trưởng; phát hiện sự phân bố và sinh sống ổn định của các qun thể linh trưởng như sau:

- Tại khu rừng cộng đồng thôn Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông: Từ cuối năm 2014, tại khu vực bìa rừng có sự xuất hiện và sinh sống ổn định của đàn Khỉ vàng với số lượng khoảng 100 cá thể. Hiện nay, do khu vực này gần nơi dân cư sinh sống và sản xuất nên đàn khỉ đã di chuyển vào sống ở khu vực rừng sâu hơn, tuy nhiên người dân của cộng đồng thôn Phú Mậu và các thôn lân cận khng định đàn khỉ vẫn đang sinh sống và phát triển tốt.

- Tại khu vực rừng tự nhiên thuộc khu vực đèo Hải Vân, thuộc sự quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân: Phát hiện sự xuất hiện và sinh sống ổn định của đàn Voọc chà vá chân nâu. Đàn Voọc này có khoảng trên 90 cá th, bao gồm các cá thtrưởng thành và con non (so với năm 2016 là khoảng 70 cá thể) với số lượng 04 đàn (so với năm 2016 là 03 đàn). Đàn Voọc này thường hay xuất hiện tại các khu vực lân cận của tiểu khu 250, khoảnh 14 vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra, tại khu vực trên đã có sự xuất hiện của loài Culi nhỏ, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân đã phát hiện và cứu hộ thành công cá thnày; tuy nhiên hiện vẫn chưa có số liệu giám sát đa dạng sinh học cụ thể về loài này trong khu vực rừng thuộc đèo Hải Vân.

- Ngoài ra, tại các khu vực rừng tự nhiên thuộc sự quản lý của Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và Khu bảo tồn Sao La cũng đã ghi nhận rất nhiều lần có sự xuất hiện của các loài linh trưởng trong quá trình bẫy ảnh, giám sát đa dạng sinh học của đơn vị. Tuy nhiên, do địa bàn rừng quản lý của các đơn vị quá lớn và số lượng bẫy ảnh có hạn nên vẫn chưa thống kê được tng số đàn và cá thể linh trưởng hiện đang có mặt trong khu vực quản lý của mỗi đơn vị.

1.2. Công tác truyền thông về bảo tồn các loài linh trưởng:

Ngay sau khi Quyết định số 628/2017/QĐ-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan thực hiện đúng các quy định của Chính phủ về bảo tồn các loài linh trưởng. Trong đó chú trọng vào các nội dung "Tổ chức tuyên truyền, phbiến giáo dục về bảo tn đa dạng sinh học và bảo tn linh trưởng; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn các loài linh trưởng".

Trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái phép, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 6872/UBND-NN ngày 07/11/2016 yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác đấu tranh đối với các hành vi xâm hại động vật hoang dã. Đặc biệt yêu cầu thủ trưởng các đơn vị "Phổ biến, quán triệt đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị mình quản lý để nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát, bảo tn các loài động vật hoang dã với các nội dung: Không mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ động vật hoang dã trái với quy định của pháp luật; khuyến khích người dân thông tin về các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm liên quan đến các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương".

Hiện công tác truyền thông về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm đã được thực hiện rộng khắp địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, các hành vi vi phạm về động vật hoang dã đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời. Đặc biệt, trong tháng 02/2018, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã có văn bản chúc mừng sự thành công của thành phố Huế trong công tác bảo vệ động vật hoang dã. Đây là lần đầu tiên ENV ghi nhận một cơ quan chức năng địa phương đã xử lý thành công 100% dấu hiệu vi phạm về động vật hoang dã trong chương trình đánh giá mức độ phổ biến và hiệu quả công tác xử lý các vi phạm về động vật hoang dã trên địa bàn các thành phố lớn tại Việt Nam từ năm 2013 đến nay. Tiếp nối sự thành công đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 1796/UBND-NN ngày 20/3/2018 về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã, trong đó yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã đến các cộng đồng dân cư địa phương."

Trong công tác truyền thông hướng đến cộng đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác truyền thông; trung bình mỗi năm tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật cho hơn 150 cụm dân cư, tổ chức hơn 10 chiến dịch truyền thông đưa thông tin về cơ sở, thu hút bình quân gần 10.000 lượt người tham dự mỗi năm. Đặc biệt, trong năm 2017, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức các chiến dịch truyền thông về bảo tồn loài Voọc chà vá chân nâu - là loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ cho cộng đồng dân cư thị trấn Lăng Cô - là khu vực tiếp giáp với vùng phân bố của đàn Voọc tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân; xã Hng Vân, huyện ALưới - là xã vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; xã ARoàng, huyện ALưới - là xã vùng đệm của Khu bảo tồn Sao La.

2. Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

2.1. Khó khăn, vướng mắc:

- Tại địa bàn tỉnh, một số công trình xây dựng được thực hiện dựa trên kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã làm chia cắt sinh cảnh sống của các loài linh trưởng, các quần thlinh trưởng bị cô lập dẫn đến giao phối cận huyết, dễ dàng suy giảm và thoái hóa nguồn gen.

- Vướng mắc trong công tác cứu hộ các loài: Trên địa bàn tỉnh cũng như các vùng lân cận chưa có Trung tâm cứu hộ linh trưởng nên công tác cứu hộ các loài này còn gặp nhiều khó khăn. Phương án chuyển giao cho các Trung tâm cứu hộ ngoài tỉnh còn gặp khó khăn vì không có nguồn kinh phí hỗ trợ. Hầu hết các cá thlinh trưởng được cứu hộ là tang vật của các vụ án mua bán, vận chuyển động vật hoang dã nên có sức khỏe yếu; cán bộ cứu hộ chủ yếu là Kiểm lâm - không có chuyên môn sâu, kiến thức về nhận dạng các loài linh trưởng hạn chế, trang thiết bị chuyên dùng về cứu hộ còn thiếu nên gặp không ít khó khăn trong xử lý tình huống và cứu hộ kịp thời các loài linh trưởng này. Bên cạnh đó, theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ Luật hình sự năm 2015, các loài linh trưởng là tang vật của các vụ vi phạm nên sau khi kết thúc điều tra hoặc xử lý vi phạm hành chính thì mới được tái thả vào tự nhiên, do đó nhiều cá thể linh trưởng bị nuôi nhốt lâu ngày nên sức khỏe không đảm bảo. Ngoài ra, việc kéo dài thời gian nuôi nhốt khiến các cá thể linh trưởng mất dần tập tính hoang dã và giảm khả năng sinh tồn sau khi được thả về với tự nhiên.

- Một số quy định hướng dẫn chưa được triển khai xây dựng như hướng dẫn áp dụng Điều 190 của Bộ Luật hình sự đối với các hành vi vi phạm về loài linh trưởng thuộc Danh mục được ưu tiên bảo vệ; phương án và kỹ thuật định kỳ điều tra, rà soát các loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Các đơn vị chủ rừng chưa có điều kiện thống kê, lập bản đồ vùng phân bố, giám sát sự biến động của các quần thể linh trưởng.

- Các tầng lớp xã hội chưa thực sự vào cuộc trong theo dõi, kiểm soát, ngăn chặn buôn bán trái pháp luật các loài linh trưởng; ngoài ra, trong công tác quản lý các loài linh trưởng của các cơ quan chức năng thiếu các cơ chế kiểm tra, giám sát công tác thực thi với sự tham gia của cộng đồng nên việc quản lý, kiểm soát hoạt động săn bắt, buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển, gây nuôi trái phép các loài linh trưởng vẫn chưa thực sự hiệu quả.

2.2. Các mối đe dọa đối với loài linh trưởng:

- Bị săn bắt: Tại địa bàn tỉnh, nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ linh trưởng không cao, tuy nhiên chúng vẫn bị săn bắt để phục vụ nhu cầu thực phẩm của một bộ phận nhỏ người dân. Các loài này thường bị săn bắt để giết thịt, sử dụng xương để nấu cao, hoặc sử dụng da để nhồi bông trang trí, nuôi làm cảnh...

- Phá rừng làm nương rẫy: Hoạt động phá rừng làm nương rẫy đã làm thu hẹp sinh cảnh sống của các loài động vật nói chung và các loài thú linh trưởng nói riêng. Trong những năm gần đây, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã áp dụng công nghệ viễn thám trong công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng để phát hiện và ngăn chặn sớm các vụ phá rừng; kết hợp với các chương trình, chính sách và các dự án bảo tồn, phát triển sinh kế, nâng cao nhận thức cho người dân trong khu vực nên tình trạng phá rừng làm nương đã giảm đáng kể.

- Khai thác lâm sản phụ quá mức: Trong những năm gần đây, do nhu cầu thị trường về các loài lâm sản phụ (lá nón, mây, các loài dược liệu...) tăng cao nên người dân sống ở khu vực gần rừng thường xem đây là một nghề tạo thu nhập chính. Tuy nhiên, do cường độ khai thác cao và kỹ thuật khai thác không bền vững của người dân đã làm cho các loài này bị suy giảm đáng kể, cần phải đi vào các khu vực rừng sâu thì mới có thể tìm và khai thác được các loài lâm sản phụ. Với việc có nhiều người vào rừng để tìm kiếm lâm sản phụ như vậy cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh cảnh sống của các loài linh trưởng và tài nguyên rừng nơi đây.

- Hoạt động khai thác vàng sa khoáng trái pháp luật: Tuy hoạt động này được tiến hành với quy mô nhỏ lẻ và không nằm trong khu vực quản lý của các Ban quản lý rừng đặc dụng nhưng tiếng động phát ra từ hoạt động này có thể ảnh hưởng đến tập tính của các loài linh trưởng sống gần đó. Ngoài ra, khai thác vàng sa khoáng còn gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã và đời sống sinh hoạt của một bộ phận người dân sống phụ thuộc vào nguồn nước ở khu vực đó.

3. Các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong thời gian đến:

3.1. Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về bảo tồn linh trưởng thông qua các chương trình giáo dục bảo tồn:

- Quán triệt, triển khai đầy đủ nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 628/2017/QĐ-TTg nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã nói chung và các loài linh trưởng nói riêng.

- Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng địa phương, nhất là vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới trong các hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng ở khu vực phân bố tự nhiên của chúng.

- Thực hiện chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, bảo tồn linh trưởng, bảo tồn thiên nhiên gắn liền với giảm thiểu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc liên quan đến các loài linh trưởng, trọng tâm là khu vực thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đưa thông tin về bảo tồn linh trưởng vào các chương trình hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đầu tuần ở các trường học thuộc vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

Các nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông cần phải phù hợp với khả năng nhận thức của từng nhóm đối tượng để thực hiện hiệu quả chương trình truyền thông, chương trình nâng cao nhận thức về bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn tỉnh.

3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cộng đồng để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng:

- Xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn chi tiết cho từng loài linh trưởng hiện có; đánh giá khả năng sinh tồn của quần thvà sinh cảnh nhất là đối với các loài linh trưởng đặc hữu cực kỳ nguy cấp trước năm 2020 và cho các loài linh trưởng nguy cấp và chưa nguy cấp trước năm 2025.

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực thi hoạt động bảo tồn đi với các quần thể linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm, ưu tiên bảo vệ ở các khu rừng tự nhiên trọng điểm.

- Xây dựng cơ chế và đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành trong kiểm soát, thu giữ các loại súng săn, súng tự chế; truy quét các tụ điểm buôn bán, tập kết, tiêu thụ động vật hoang dã (nếu có) và quản lý chặt chẽ tạm trú tạm vắng của các đối tượng săn bắn, bẫy, bắt chuyên nghiệp đến từ ngoại tỉnh.

- Quản lý hiệu quả, đảm bảo chấp hành các quy định của pháp luật đối với các cơ sở gây nuôi, cơ sở kinh doanh, chế biến động vật hoang dã, đặc biệt là các loài linh trưởng.

- Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, các Ban quản lý rừng đặc dụng về bảo tồn các loài linh trưởng.

- Lồng ghép, nâng cao chất lượng, hiệu quả các nội dung và hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng vào các Quy hoạch, Kế hoạch, Chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương theo hướng bền vững.

- Xây dựng lộ trình để thiết lập, kết nối hành lang đa dạng sinh học theo cơ chế bảo tồn liên vùng, liên khu trong tỉnh và các tỉnh giáp ranh.

- Xây dựng nguồn tin tố giác tội phạm liên quan đến các loài linh trưởng trong quần chúng nhân dân, có cơ chế khen thưởng kịp thời, đúng mức độ và giá trị thực tế hiện vật.

- Cần tập trung vào công tác bảo vệ nội bộ, chú trọng hơn nữa vào mục tiêu chống vi phạm pháp luật nội bộ nhằm phòng tránh tình trạng móc nối, tiếp tay và vi phạm pháp luật của cán bộ thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn các loài linh trưởng.

3.3. Nâng cao năng lực của các cán bộ thực hiện công tác bảo tồn tại các đơn vị Kiểm lâm và Ban quản lý rừng đặc dụng:

- Đào tạo riêng cho mỗi đơn vị (Chi cục Kim lâm, Ban quản lý rừng phòng đặc dụng...) 01 cán bộ chuyên trách về bảo tồn đa dạng sinh học có kiến thức chuyên môn sâu về nhận biết các loài động vật, cứu hộ động vật hoang dã, giám sát đa dạng sinh học, truyền thông...; cung cấp các trang thiết bị cần thiết để thực hiện nhiệm vụ (máy vi tính, máy định vị GPS, máy tính bảng, bẫy ảnh, máy ảnh cầm tay, trang thiết bị thực địa...).

- Xây dựng các khóa tập huấn ngắn hạn, dài hạn về công tác bảo vệ động vật hoang dã; trong đó tập trung nâng cao chất lượng, nội dung, hình thức và phương thức truyền tải thông tin đến các đối tượng liên quan về bảo tồn các loài động vật hoang dã.

- Hướng dẫn xây dựng và thực hiện các chương trình giám sát đa dạng sinh học nhằm quản lý bền vững tài nguyên động vật rừng, trước mắt tập trung giám sát đánh giá hiện trạng những loài linh trưởng được ưu tiên bảo vệ, bảo tồn nguồn gen và các loài có giá trị kinh tế. Lập chương trình ưu tiên cho những loài linh trưởng trưởng đang có nguy cơ bị xâm hại cao tại các khu vực trọng điểm.

3.4. Lồng ghép các hoạt động bảo tồn linh trưởng với quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các Ban quản lý rừng đặc dụng có sự phân bố các loài linh trưởng:

- Chỉ đạo các Ban quản lý rừng đặc dụng xây dựng quy hoạch, kế hoạch về bảo tồn thiên nhiên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó chú trọng lồng ghép công tác bảo tồn các loài linh trưởng hiện đang có trong địa bàn quản lý vào kế hoạch hoạt động chung của đơn vị. Nghiên cứu, đề xuất chuyển đổi khu rừng phòng hộ Bắc Hải Vân thành rừng đặc dụng để quản lý các quần thể Voọc chà vá chân nâu và Culi ngày một tốt hơn.

- Lồng ghép, ưu tiên nguồn lực để thực hiện hoạt động quản lý, bảo vệ, giám sát và nghiên cứu bảo tồn các quần thể linh trưởng tại chỗ; ngăn chặn các hoạt động làm suy thoái, suy giảm chất lượng rừng tự nhiên; thực hiện các hoạt động bảo vệ, phục hồi rừng, trồng mới rừng bằng cây bản địa nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng môi trường sống cho các loài linh trưởng.

- Ưu tiên thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoặc gây chia cắt môi trường sống của các loài linh trưởng khi lập kế hoạch hoặc dự án đầu tư ở các khu rừng đặc dụng.

- Từng bước xây dựng và phát trin các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh theo hướng kết hợp làm dịch vụ du lịch sinh thái, tạo nguồn kinh phí bền vững đđầu tư vào công tác bảo tồn các loài linh trưởng.

3.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các hoạt động điều tra giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng:

- Điều tra cơ bản, xây dựng bộ bản đồ cơ sở dữ liệu (hiện trạng quần thể, đặc điểm sinh học, sinh thái, tập tính, vùng phân bố) các loài linh trưởng hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu (thông tin, mẫu vật và nguồn gen) về các loài linh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công tác quản lý và bảo tồn.

- Tiến hành điều tra, đánh giá và đề xuất bảo tồn đối với các quần thể của các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm có phân bố ở các khu vực rừng tự nhiên nằm ngoài khu rừng đặc dụng; ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững các quần thể linh trưởng hiện có.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về loài, quần thể, hệ sinh thái của các loài linh trưởng, đặc biệt quan tâm đến các loài linh trưởng đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Từng bước đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất kthuật ở các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, chuyển giao, cứu hộ, phát triển các loài linh trưởng. Nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng mới Trung tâm cứu hộ linh trưởng hoặc mở rộng quy mô của Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã - Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện có.

3.6. Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về bảo tồn các loài linh trưởng:

- Tham gia tích cực, thực hiện hiệu quả các Công ước Quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên. Chủ động đề xuất, kêu gọi các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ, giúp đỡ các nguồn lực để thực hiện nghiên cứu, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và bảo tồn các loài linh trưởng cũng như hợp tác, chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn, phát triển bền vững các loài linh trưởng ở các khu vực phân bố tự nhiên.

- Tăng cường hợp tác thu thập, xử lý và chia sẻ thông tin liên quan đến bảo tồn linh trưởng; thiết lập các mạng lưới tình nguyện viên hợp tác bảo tồn ở địa phương nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý động vật hoang dã.

- Thực hiện đồng bộ hóa các biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm về săn bt, buôn bán, tàng trữ, vận chuyn động vật hoang dã nói chung và các loài linh trưởng nói riêng và các sản phẩm, dẫn xuất của chúng trên địa bàn nội tỉnh, các tỉnh giáp ranh và khu vực bên giới.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN.

1. Nguồn kinh phí:

Kinh phí thực hiện nội dung Kế hoạch này được cân đối từ các nguồn vốn sau:

- Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm của tỉnh.

- Nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Nguồn hỗ trợ từ các dự án:

+ Trường Sơn Xanh (do tổ chức USAID tài trợ);

+ Giám sát đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng tại Thừa Thiên Huế (do WWF tài trợ);

+ Tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn ở khu vực Trung Trường Sơn (do WWF tài trợ).

+ Các dự án liên quan đến công tác bảo vệ động vật hoang dã khác.

2. Dự trù kinh phí thực hiện:

TT

Nội dung

Dự trù kinh phí (đồng)

1

Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về bảo tồn linh trưởng thông qua các chương trình giáo dục bảo tồn

400.000.000

2

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cộng đồng để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng

300.000.000

3

Nâng cao năng lực của các cán bộ thực hiện công tác bảo tn tại các đơn vị Kiểm lâm và Ban quản lý rừng đặc dụng

300.000.000

4

Lồng ghép các hoạt động bảo tồn linh trưởng với quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các Ban quản lý rừng đặc dụng có sự phân bố các loài linh trưởng

300.000.000

5

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các hoạt động điều tra giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng

600.000.000

 

TỔNG

1.900.000.000

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Thời gian thực hiện:

TT

Nội dung

Thời gian thực hiện

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về bảo tồn linh trưởng thông qua các chương trình giáo dục bảo tồn

x

x

x

x

x

x

x

2

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan quản lý và cộng đồng để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng

x

x

x

 

 

 

 

3

Nâng cao năng lực của các cán bộ thực hiện công tác bảo tồn tại các đơn vị Kiểm lâm và Ban quản lý rừng đặc dụng

 

 

x

 

x

 

x

4

Lồng ghép các hoạt động bảo tồn linh trưởng với quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các Ban quản lý rừng đặc dụng có sự phân bố các loài linh trưởng

 

 

x

x

x

x

x

5

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, các hoạt động điều tra giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng

x

x

 

 

 

x

x

6

Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về bảo tồn các loài linh trưởng

x

x

x

x

x

x

x

2. Nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan:

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đôn đốc, triển khai, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên để tạo môi trường sống thuận lợi cho các loài linh trưởng. Thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn hiệu quả hành vi xâm hại tài nguyên rừng gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Chủ động kêu gọi, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện các hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn tỉnh theo các nhiệm vụ, Chương trình, Đề án, dự án được phân công.

2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện các chương trình, dự án và các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý; tham mưu lồng ghép có hiệu quả nhiệm vụ và hoạt động của kế hoạch này với kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

- Cân đối, đề xuất nguồn vốn sự nghiệp môi trường để ưu tiên, thực hiện các hoạt động bảo tồn các loài linh trưởng hiện có ở các khu vực phân bố tự nhiên.

2.3. Sở Khoa học và Công nghệ:

Lựa chọn đề xuất, cân đối kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học đưu tiên thực hiện một số nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực nghiên cứu cá thể, quần thể, hệ sinh thái bảo tồn các loài linh trưởng, nhất là các loài thuộc Danh mục nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ.

2.4. Sở Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, tổ chức các chương trình truyền thông bo tồn, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo tồn các loài linh trưởng và môi trường sống tự nhiên của chúng.

2.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu vận động, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững các loài linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh.

2.6. Sở Tài chính:

- Căn cứ nhu cầu, khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh đtham mưu bố trí ngân sách nhằm thực hiện các chương trình, đề án, dự án về bảo tồn các loài linh trưởng nguy cấp, quý, hiếm hàng năm khi được cấp thẩm quyền phê duyệt. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo quy định.

- Tham mưu, xử lý, tiếp nhận và phân bổ các nguồn kinh phí trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo tồn linh trưởng trên địa bàn tỉnh.

2.7. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo các cấp học, trường học lồng ghép, tổ chức thực hiện các chương trình ngoại khóa, các bui sinh hoạt đầu tuần đtuyên truyền, vận động, hướng dẫn học sinh tham gia công tác bảo vệ, bảo tn các loài linh trưởng.

2.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế:

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ, nội dung, hoạt động bảo tồn phát trin các loài linh trưởng.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường số lượng, chất lượng phát thanh, phát sóng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ, bảo tồn các loài linh trưởng tại địa phương.

- Lồng ghép, bố trí nguồn kinh phí từ nguồn vốn ngân sách địa phương đthực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, hoạt động của kế hoạch này với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2.9. Các Chi cục: Kiểm lâm, Hải quan, Quản lý thị trường; Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

Theo chức năng, nhiệm vụ được quy định, có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đúng chế độ quản lý, kiểm tra, giám sát các loài linh trưởng và mẫu vật của chúng; tăng cường thực thi pháp luật đkiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, tàng trữ, buôn bán, vận chuyn trái phép các loài linh trưởng và các bộ phận, dẫn xuất của chúng.

2.10. Các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH Nhà nước 01 thành viên Lâm nghiệp:

Tăng cường quản lý, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các hoạt động của Kế hoạch; chủ động triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có; gìn giữ, bảo tồn, phát triển cá th, quần th các loài linh trưởng hiện có trong khu vực. Chủ động xây dựng kế hoạch, tăng cường tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các hành vi săn, bắn, bẫy, bắt các loài linh trưởng gắn với thu, tháo, gỡ bẫy trong các khu vực rừng do đơn vị quản lý. Lng ghép, thực hiện đồng bộ hoạt động bảo tồn linh trưởng với các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên nói chung./.

 


Nơi nhận:
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành và đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP: LĐ và các CV: TH, TC;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phương

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 142/KH-UBND ngày 17/07/2018 về hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.527

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.22.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!