Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT rủi ro hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển doanh nghiệp

Số hiệu: 14/2020/TT-BKHĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Xử lý rủi ro trong cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển DNNVV

Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Theo đó, việc xử lý rủi ro của Quỹ Phát triển DNNVV phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 39 Nghị định 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019.

Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro bao gồm:

(1) DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.

(2) DNNVV gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.

(3) DNNVV có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại Khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp (1), (2).

(4) DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 25/02/2021.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2020/TT-BKHĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC XỬ LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRỰC TIẾP CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Mục I Chương III và Mục II Chương V Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây được viết tắt là Nghị định số 39/2019/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là Quỹ);

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây được viết tắt là DNNVV) vay vốn của Quỹ theo quy định tại Mục I Chương III Nghị định số 39/2019/NĐ-CP;

3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, ngoài các thuật ngữ đã được quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Hợp đồng cho vay trực tiếp” (sau đây được viết tắt là Hợp đồng) là thỏa thuận cho vay trực tiếp theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

2. “Rủi ro” là tổn thất có khả năng xảy ra đối với các khoản nợ của Quỹ do DNNVV không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.

3. “Xử lý rủi ro” là việc áp dụng các biện pháp quy định tại Điều 40 Nghị định 39/2019/NĐ-CP để xử lý đối với khoản nợ của DNNVV bị rủi ro dẫn đến Quỹ không thể thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.

4. “Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ” là việc Quỹ Phát triển DNNVV thay đổi các kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) hoặc số tiền trả nợ (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong Hợp đồng đã ký.

5. “Gia hạn nợ” là việc Quỹ và DNNVV cùng thống nhất kéo dài thời gian trả nợ (gốc, lãi) trong Hợp đồng đã ký.

6. “Khoanh nợ” là việc Quỹ tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ (gốc, lãi) của DNNVV trong khoảng thời gian nhất định theo Hợp đồng đã ký.

7. “Nợ lãi” là khoản tiền lãi DNNVV chưa thanh toán cho Quỹ, được tính trên nợ gốc và mức lãi suất theo Hợp đồng đã ký.

8. “Xóa nợ lãi” là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ lãi của DNNVV theo Hợp đồng đã ký.

9. “Nợ gốc” là khoản tiền đã được Quỹ giải ngân cho DNNVV vay, nhưng DNNVV chưa hoàn trả cho Quỹ theo Hợp đồng đã ký.

10. “Xóa nợ gốc” là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo Hợp đồng đã ký.

11. “Bán nợ” là việc Quỹ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác có liên quan đến khoản nợ của DNNVV cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

12. “Giá trị số sách của khoản nợ” là tổng giá trị số dư nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ của DNNVV (nếu có) được theo dõi trong sổ sách kế toán của Quỹ theo quy định của pháp luật.

13. “Bên mua nợ” là các tổ chức, cá nhân có chức năng mua bán, nợ theo quy định của pháp luật.

14. “Bên môi giới” là các tổ chức, cá nhân có chức năng môi giới mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.

15. “Xử lý tài sản bảo đảm” là việc Quỹ thực hiện các biện pháp xử lý đối với tài sản bảo đảm của DNNVV nhằm thu hồi khoản nợ (gốc, lãi) của DNNVV.

16. “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được Quỹ trích lập theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP để dự phòng bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra do DNNVV không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng đã ký.

Điều 4. Nguyên tắc xử lý rủi ro của Quỹ

Việc xử lý rủi ro của Quỹ phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Điều 39 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

Điều 5. Các trường hợp được xem xét xử lý rủi ro

1. DNNVV bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, thảm họa, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh, tình trạng khẩn cấp quốc gia.

2. DNNVV gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không có khả năng hoặc không trả được nợ vay (gốc, lãi) theo đúng Hợp đồng đã ký.

3. DNNVV có khoản nợ xấu theo kết quả phân loại nợ được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP của Chính phủ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản

1. Khi DNNVV vay vốn gặp rủi ro, Quỹ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các bên có liên quan gồm Quỹ, DNNVV và các cơ quan có chức năng, thẩm quyền (nếu có) tiến hành kiểm tra, đánh giá về rủi ro và lập Biên bản xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.

2. Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV phải có xác nhận của các bên có liên quan và cần phải có các nội dung như sự việc xảy ra, rủi ro xảy ra, nguyên nhân xảy ra rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản.

3. Mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV là giá trị quy đổi thành tiền về tài sản và vốn bị tổn thất thực tế tại thời điểm lập biên bản.

4. Quỹ được thuê các tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định để đánh giá mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO VÀ NGUỒN XỬ LÝ RỦI RO

Mục I. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO

Điều 7. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

1. Đối tượng xem xét:

DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét:

DNNVV được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

Hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do DNNVV chuẩn bị gửi đến Quỹ gồm có:

a) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký và bao gồm các nội dung: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng Hợp đồng đã ký; mức thiệt hại về vốn và tài sản; số dư nợ gốc và lãi còn phải trả; các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro cụ thể cần được áp dụng; cam kết về tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay nếu dược chấp nhận xử lý rủi ro;

b) Bản sao có chứng thực Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của hai (02) năm gần nhất trước then điểm đề nghị xử lý rủi ro của DNNVV hoặc Báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập hoặc Báo cáo tài chính đã gửi cơ quan thuế của năm trước thời điểm đề nghị xử lý rủi ro đối với DNNVV có thời gian hoạt động dưới 2 năm;

c) Sao y bản chính Bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro;

d) Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).

4. Hồ sơ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

Quỹ có trách nhiệm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xử lý rủi ro gồm có:

a) Hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.

b) Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV.

c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dung sau: Tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV, tình hình trả nợ (gốc, lãi) theo Hợp đồng đã ký, rủi ro xảy ra, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng và kết quả thực hiện (nếu có), kiến nghị biện pháp xử lý rủi ro cụ thể cần được áp dụng, sự cần thiết phải áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất, khả năng trả nợ (gốc, lãi) của DNNVV sau khi được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro đã đề xuất.

d) Các văn bản, tài liệu có liên quan khác (nếu có).

5. Thẩm quyền quyết định điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

Quỹ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ.

6. Nguyên tắc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

a) Một khoản nợ có thể được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ làm nhiều lần.

b) Việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ phải trong phạm vi thời hạn cho vay, không làm thay đổi kỳ hạn trả nợ cuối cùng và tổng số tiền phải trả nợ theo Hợp đồng đã ký.

7. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ

Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Quỹ có trách nhiệm tổ chức thẩm định, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, quyết định và tổ chức thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ.

Điều 8. Gia hạn nợ vay

1. Đối tượng xem xét:

DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét:

DNNVV được xem xét gia hạn nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn nợ

DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

4. Hồ sơ gia hạn nợ

Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

5. Thẩm quyền quyết định gia hạn nợ

Quỹ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp gia hạn nợ.

6. Nguyên tắc gia hạn nợ

a) Một khoản nợ có thể được gia hạn nợ nhiều lần.

b) Việc gia hạn nợ phải trong phạm vi thời hạn cho vay và không vượt quá thời hạn tối đa cho vay theo quy định về cho vay trực tiếp của Quỹ.

7. Gia hạn nợ

Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư này.

Điều 9. Khoanh nợ

1. Đối tượng xem xét:

DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét:

DNNVV được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Hồ sơ đề nghị, khoanh nợ

DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

4. Hồ Sơ khoanh nợ

Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

5. Thẩm quyền quyết định khoanh nợ

Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khoanh nợ.

6. Nguyên tắc khoanh nợ

a) Một khoản nợ có thể được khoanh nợ nhiều lần.

b) Tổng thời gian khoanh nợ tối đa không quá 03 năm, thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn.

c) Trong thời gian khoanh nợ, DNNVV không phải chịu lãi phát sinh, chưa phải trả nợ gốc và lãi.

7. Thực hiện khoanh nợ

a) Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Quỹ có trách nhiệm tổ chức thẩm định, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

b) Sau khi có quyết định xử lý rủi ro, Quỹ có trách nhiệm thực hiện khoanh nợ.

Điều 10. Bán nợ

1. Đối tượng xem xét:

DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét:

DNNVV được xem xét bán nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Hồ sơ đề nghị bán nợ

a) Trường hợp DNNVV đề nghị bán nợ

DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này. Trường hợp DNVVV đề nghị bán nợ cho toàn bộ giá trị số sách của khoản nợ, Văn bản đề nghị xử lý rủi ro không cần có nội dung về cam kết và phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay khả thi nếu được chấp nhận xử lý rủi ro.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị bán nợ

Quỹ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị bán nợ gồm có:

- Văn bản đề xuất xử lý rủi ro của Quỹ gồm các nội dung: nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ theo đúng hợp đồng đã ký, số dư nợ gốc và lãi còn phải trả. Văn bản đề xuất xử lý rủi ro phải nêu rõ các biện pháp xử lý rủi ro đã được áp dụng (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý rủi ro cần được áp dụng.

- Biên bản xác nhận mức thiệt hại về vốn và tài sản của DNNVV (không cần có xác nhận của DNNVV).

4. Hồ sơ bán nợ

a) Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ bán nợ gồm các văn bản, giấy tờ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ bán nợ gồm các văn bản, giấy tờ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điếm c khoản 4 Điều 7 Thông tư này, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị việc bán nợ cho một phần hay toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ.

d) Bản chính văn bản đề nghị hoặc chấp thuận mua nợ của Bên mua nợ.

đ) Các văn bản, giấy tờ khác theo quy định của pháp luật và theo đề nghị của Bên mua nợ (nếu có).

5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro

a) Trường hợp bán nợ không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

Quỹ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bán nợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP và các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ.

b) Trường hợp bán nợ làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

Quỹ có trách nhiệm chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xử lý rủi ro, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bán nợ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

6. Nguyên tắc bán nợ

a) Việc mua, bán nợ giữa Quỹ và bên mua nợ thực hiện theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định pháp luật khác có liên quan.

b) Một khoản nợ có thể được bán một phần hay toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ.

c) Việc bán nợ theo phương thức đấu giá được ưu tiên áp dụng trước. Trường hợp bán đấu giá không thành công, Quỹ được xem xét, áp dụng phương thức bán nợ theo thỏa thuận.

7. Phương thức bán nợ

a) Bán nợ theo phương thức đấu giá

- Quỹ thuê tổ chức đấu giá được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật hoặc tự tổ chức bán đấu giá khoản nợ theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

- Việc xác định giá khởi điểm theo phương thức bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về định giá khoản nợ trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng.

b) Bán nợ theo phương thức thỏa thuận

- Quỹ và bên mua nợ trực tiếp thỏa thuận việc mua bán nợ hoặc thông qua bên môi giới theo nguyên tắc thị trường.

- Việc xác định giá bán nợ theo phương thức thỏa thuận được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về định giá khoản nợ trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng.

8. Hợp đồng mua bán nợ

Việc bán nợ của Quỹ được thực hiện thông qua Hợp đồng mua, bán nợ, trong đó xác định rõ giá bán nợ, việc chuyển quyền chủ nợ từ Quỹ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác có liên quan.

9. Xử lý phần chênh lệch giữa giá bán nợ và giá trị số sách của khoản nợ (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật).

a) Trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị số sách của khoản nợ

Phần chênh lệch thừa được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

b) Trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị số sách của khoản nợ

Phần chênh lệch thiếu được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 42 và điểm b khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

10. Hạch toán kế toán trong bán nợ

Quỹ thực hiện hạch toán kế toán việc bán nợ theo quy định hiện hành về chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ.

11. Thực hiện bán nợ

a) Trường hợp DNNVV đề nghị bán nợ

Bán nợ thuộc thẩm quyền quyết định của Quỹ: thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư này.

Bán nợ thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng: thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị bán nợ

Quỹ thẩm định, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định; thực hiện bán nợ sau khi có quyết định bán nợ của cấp có thẩm quyền.

Điều 11. Xử lý tài sản bảo đảm

1. Đối tượng xem xét:

DNNVV gặp rủi ro thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét:

DNNVV được xem xét xử lý tài sản bảo đảm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV trong ít nhất một (01) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ hoặc lỗ lũy kế, không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký.

d) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bảo đảm

a) Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý rủi ro

DNNVV chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý tài sản bảo đảm cho toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ, văn bản đề nghị xử lý rủi ro không cần có nội dung về cam kết và phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ vay khả thi nếu được chấp nhận xử lý rủi ro.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro: Quỹ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

4. Hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm

a) Trường hợp DNNVV đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị xử lý rủi ro: Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị việc xử lý tài sản đảm bảo cho một phần hay toàn bộ giá trị sổ sách của khoản nợ.

d) Các văn bản, giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản đảm bảo.

5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm

a) Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

Quỹ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP, quy định của Bộ Luật dân sự 2015 và các quy định pháp luật có liên quan về việc xử lý tài sản bảo đảm.

b) Trường hợp xử lý tài sản bảo đảm làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

Quỹ có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ xử lý tài sản bảo đảm, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

6. Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;

d) Phương thức khác theo quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm.

7. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

a) Một khoản nợ có thể được xử lý tài sản bảo đảm nhiều lần cho một phần hoặc toàn bộ giá trị số sách của khoản nợ.

b) Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của Bộ Luật dân sự và các quy định pháp luật có liên quan về việc xử lý tài sản bảo đảm.

c) Phương thức xử lý tài sản bảo đảm phải được quy định trong Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản được xử lý theo phương thức bán đấu giá

8. Xử lý phần chênh lệch giữa số tiền thu về từ xử lý tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách của khoản nợ (sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật)

a) Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm cao hơn giá trị số sách của khoản nợ, phần chênh lệch thừa được xử lý theo thỏa thuận tại Hợp đồng đã ký (nếu có) hoặc chuyển trả cho DNNVV.

b) Trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ, xử lý phần chênh lệch thiếu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 39/2019/NĐ-CP .

Quỹ có quyền yêu cầu DNNVV thanh toán phần chênh lệch còn thiếu của khoản nợ. Khoản tiền thu được từ phần chênh lệch còn thiếu được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

9. Hạch toán kế toán trong xử lý tài sản bảo đảm

Quỹ thực hiện hạch toán kế toán việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành về chế độ kế toán áp dụng đối với Quỹ.

10. Xử lý tài sản bảo đảm

Thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Thông tư này.

Điều 12. Xóa nợ lãi

1. Đối tượng xem xét:

DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét:

DNNVV được xem xét xóa nợ lãi khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

c) Gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh trong hai (02) năm liền kề trước năm phải xử lý rủi ro bị lỗ; hoặc còn lỗ lũy kế trong một (01) năm trước năm phải xử lý rủi ro (đối với DNNVV có thời gian hoạt động dưới 2 năm); không trả được nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn theo Hợp đồng đã ký (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này).

d) Có đầy đủ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.

đ) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này: Khoản nợ của DNNVV đã được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư này để thu hồi nợ (gốc và lãi), nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ lãi còn lại chưa thu hồi được.

e) Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này: Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư này để thu hồi nợ lãi, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ lãi còn lại chưa thu hồi được.

3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ lãi

a) Trường hợp DNNVV đề nghị xóa nợ lãi

DNNVV có thể đề nghị xóa nợ lãi khi gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này và chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị xóa nợ lãi

Quỹ đề nghị xóa nợ lãi cho DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này. Quỹ chuẩn bị Hồ sơ đề nghị xóa nợ lãi như sau:

- Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

- Quyết định của Cơ quan thi hành án về việc thi hành quyết định tuyên bố bị phá sản (bản gốc).

4. Hồ sơ xóa nợ lãi

a) Trường hợp DNNVV đề nghị xóa nợ lãi: Hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị xóa nợ lãi: Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

c) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị mức xóa nợ lãi.

5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý rủi ro

Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xóa nợ lãi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

6. Nguyên tắc xóa nợ lãi

a) Mức xóa nợ lãi do người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này quyết định.

b) Một khoản nợ lãi chi được xóa một (01) lần.

7. Thực hiện xóa nợ lãi

a) Trường hợp DNNVV đề nghị xóa nợ lãi

Thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này.

b) Trường hợp Quỹ đề nghị xóa nợ lãi

Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 10 Thông tư này.

Điều 13. Xóa nợ gốc

1. Đối tượng xem xét:

DNNVV gặp rủi ro thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.

2. Điều kiện xem xét:

DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.

c) Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này.

d) Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Điều 11 Thông tư này để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lại chưa thu hồi được.

3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc

Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

4. Hồ sơ xóa nợ gốc

a) Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

b) Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dung kiến nghị mức xóa nợ gốc.

5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc

a) Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

Quỹ có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

b) Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:

Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP.

6. Nguyên tắc xóa nợ gốc

a) Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này quyết định.

b) Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần.

7. Thực hiện xóa nợ gốc

Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 10 Thông tư này.

Mục II. NGUỒN XỬ LÝ RỦI RO

Điều 14. Nguồn xử lý rủi ro

1. Nguồn thu hồi từ bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm.

2. Nguồn từ dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính

a) Quỹ sử dụng dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều 42 và khoản 3 Điều 51 Nghị định số 39/2019/NĐ-CP để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro: bán nợ (trong trường hợp giá bán thấp hơn giá trị nợ gốc ghi trong sổ sách); xử lý tài sản bảo đảm (trong trường hợp số tiền thu về từ việc xử lý tài sản bảo đảm thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ); xóa nợ gốc.

b) Trường hợp sau khi sử dụng hết dự phòng rủi ro và quỹ dự phòng tài chính, nhưng không đủ bù đắp rủi ro, Quỹ báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Nguồn để thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro khác được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo các cơ quan và doanh nghiệp trực thuộc, phối hợp với Quỹ trong công tác thu hồi và xử lý nợ.

3. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm ban hành quy định về thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định các biện pháp xử lý rủi ro được quy định tại khoản 5 Điều 7, khoản 5 Điều 8, điểm a khoản 5 Điều 10điểm a khoản 5 Điều 11 Thông tư này.

Điều 16. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2021

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Sở KHĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Bộ KHĐT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các đơn vị trực thuộc Bộ, Cổng TTĐT của Bộ;
- Lưu: VT, QDNNVV (5).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No.: 14/2020/TT-BKHDT

Hanoi, December 31, 2020

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON TREATMENT OF RISKS ARISING FROM DIRECT LENDING OPERATIONS OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISE DEVELOPMENT FUND

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law on assistance for small- and medium-sized enterprises dated June 12, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2017/ND-CP dated July 25, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Planning and Investment;

Pursuant to the Government’s Decree No. 39/2019/ND-CP dated May 10, 2019 on organization and operation of the Small and Medium Enterprise Development Fund (SMEDF);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Planning and Investment promulgates a Circular providing guidance on treatment of risks arising from direct lending operations of the Small and Medium Enterprise Development Fund (SMEDF).

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides guidance on treatment of risks arising the Small and Medium Enterprise Development Fund (SMEDF) as prescribed in Section I Chapter III and Section II Chapter V of the Government’s Decree No. 39/2019/ND-CP dated May 10, 2019 on organization and operation of the Small and Medium Enterprise Development Fund (SMEDF) (hereinafter referred to as “Decree No. 39/2019/ND-CP”).

Article 2. Regulated entities

1. The Small and Medium Enterprise Development Fund - SMEDF (hereinafter referred to as “Fund”);

2. Small- and medium-sized enterprises (hereinafter referred to as “SMEs”) getting loans from the Fund as prescribed in Section I Chapter III of Decree No. 39/2019/ND-CP;

3. Any organizations and individuals involved in the implementation of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For the purpose of this Circular, in addition to the terms defined in Decree No. 39/2019/ND-CP, the terms below shall be construed as follows:

1. “direct lending contract” (hereinafter referred to as “contract”) means the direct lending agreement defined in Article 20 of Decree No. 39/2019/ND-CP.

2. “risk” means the possibility of a loss, associated with loans given by the Fund, resulting from a SME's failure or inability to meet part or all of repayment obligations on its loan (principal and/or interest) under the signed contract.

3. “risk treatment” means the adoption of the measures specified in Article 40 of Decree No. 39/2019/ND-CP for dealing with an SME’s loan debts (principal and/or interests) which cannot be recovered by the Fund under the signed contract.

4. “revision of payment periods/amounts” means the Fund’s making changes in periods for making payment of debts (principal and/or interest) or payment amounts (principal and/or interest) agreed upon in the signed contract.

5. “extension of repayment period” means the agreement made between the Fund and an SME on extension of the repayment period of debts (principal and/or interest) specified in the signed contract.

6. “debt charge-off” means the Fund’s declaration that a portion or all of an SME’s debt (principal and/or interest) will not be collected within a given period under the signed contract.

7. “outstanding interest” means interest which is calculated on the principal amount and according to the interest rate specified in the signed contract but has not yet been paid by the SME.

8. “outstanding interest write-off” means the Fund’s partial or total forgiveness of the outstanding interest owned by an SME under the signed contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. “outstanding principal write-off” means the Fund’s partial or total forgiveness of the outstanding principal owned by an SME under the signed contract.

11. “debt sale” means the Fund's transfer of a part or all of the rights to collect debt and other rights associated with an SME’s debt to a debt buyer and receipt of payment from the debt buyer.

12. “book value of debt" means total amount of outstanding principal and interest and any other financial liabilities associated with an SME’s debt, which is recorded in the accounting books of the Fund in accordance with regulations of law.

13. “debt buyer” means an entity that is licensed to buy/sell debts in accordance with regulations of law.

14. “broker” means an entity that is licensed to provide brokerage on buying or selling of debts in accordance with regulations of law.

15. “disposition of collateral” means the Fund’s adoption of measures for disposing of the collateral provided by the SME to recover debt (principal and/or interest).

16. “provision for risks” means an amount of money which is set aside by the Fund as prescribed in Decree No. 39/2019/ND-CP as the provision for covering losses which may arise from SMEs’ failure to repay debts under signed contracts.

Article 4. Risk treatment principles   

The Fund’s treatment of risks must comply the principles laid down in Article 39 of the Decree No. 39/2019/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. SMEs suffer financial and/or property damage due to disasters, calamities, crop failure, epidemics, fire, war events or national state of emergency.

2. SMEs incur risks due to objective factors which directly affect their business operations resulting in their inability or failure to repay debts (principal and/or interest) under signed contracts. 

3. SMEs have bad debts according to results of debt classification as prescribed in Clause 1 Article 37 of Decree No. 39/2019/ND-CP and fall into neither the case in Clause 1 nor the case in Clause 2 of this Article.

4. SMEs are declared bankrupt in accordance with current regulations of law.

Article 6. Determination of capital and asset damage

1. When an SME borrowing funds from the Fund incurs risk, the Fund shall play the leading role and cooperate with relevant parties, including the SME and competent authorities (if any), to examine and assess the risk and make a record of capital and asset damage incurred by that SME.

2. The record of capital and asset damage incurred by the SME must bear certifications of related parties and contain all the necessary information such as events, risks incurred, causes of risks, and the capital and asset damage level.

3. The level of capital and asset damage incurred by the SME is the cash value of assets and capital actually damaged or lost at the date of record.

4. The Fund is allowed to hire entities that are licensed to provide valuation services to determine the level of capital and asset damage incurred by the SME.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

MEASURES AND FUNDING SOURCES FOR RISK TREATMENT

Section I. RISK TREATMENT MEASURES

Article 7. Revision of payment periods/amounts

1. Eligible borrowers:

SMEs facing risks as prescribed in Clause 1 or Clause 2 Article 5 of this Circular.

2. Eligibility requirements:

An SME may be eligible for revision of payment periods/amounts when meeting all of the following requirements:

a) It is an entity mentioned in Clause 1 of this Article.

b) It has used the borrowed funds for the purposes specified in the contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) It has submitted an adequate application as prescribed in Clause 3 of this Article.

3. Application for revision of payment periods/amounts:

The SME shall prepare and send an application for risk treatment to the Fund. The application consists of:

a) The application form which is signed by the SME's legal representative and includes the following contents: Causes of risk resulting in its failure to repay debts under the signed contract; capital and asset damage level; outstanding principal and interest payable; adopted risk treatment measures (if any) and proposed risk treatment measures; commitments on the feasibility of the business plan and debt repayment plan after risk treatment;

b) Authenticated duplicates of the financial statements audited by independent audit organizations or sent to tax authorities of the latest 02 years before the date of application for risk treatment or of the year preceding the year in which the SME applies for risk treatment if the SME has operated for a period less than 2 years;

c) Certified true copy of the debt reconciliation statement by the time of application for risk treatment;

d) Other relevant documents (if any).

4. Dossier on revision of payment periods/amounts:

The Fund shall prepare a risk treatment dossier, consisting of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The record of capital and asset damage incurred by the SME.

c) The Fund’s report on risk treatment, including the following contents: The SME’s business situation, repayment of debt (principal and/or interest) under the signed contract, description and causes of the risk, capital and asset damage level, adopted risk treatment measures and results thereof (if any), proposed risk treatment measures, the necessity of such proposed risk treatment measures, SME’s ability to repay debt (principal and/or interest) after implementing such proposed risk treatment measures.

d) Other relevant documents (if any).

5. Authority to decide revision of payment periods/amounts:

The revision of payment periods/amounts shall be considered and decided by the Fund.

6. Rules for revision of payment periods/amounts:

a) Revision to payment periods/ amounts of a debt may be made several times.

b) The revision of payment periods/amounts shall change neither of the repayment period, the last payment deadline, and total amount of debts payable as specified in the signed contract.

7. Revision of payment periods/amounts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Extension of repayment period

1. Eligible borrowers:

SMEs facing risks as prescribed in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 Article 5 of this Circular.

2. Eligibility requirements:

An SME may be eligible for extension of repayment period when meeting all of the following requirements:

a) It is an entity mentioned in Clause 1 of this Article.

b) It has used borrowed funds for the purposes specified in the contract.

c) It has difficulties in business operations resulting in its failure to repay debts (principal and/or interest) in full and on schedule under the signed contract.

d) It has submitted an adequate application as prescribed in Clause 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The SME shall prepare an application as prescribed in Clause 3 Article 7 hereof.

4. Dossier on extension of repayment period

The Fund shall prepare a dossier as prescribed in Clause 4 Article 7 hereof.

5. Authority to decide extension of repayment period

The extension of repayment period shall be considered and decided by the Fund.

6. Rules for extension of repayment period

a) Repayment period of a debt may be extended multiple times.

b) The extended repayment period must fall within the loan term and not exceed the maximum loan term according to regulations on the Fund’s direct lending.

7. Extension of repayment period

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Debt charge-off

1. Eligible borrowers:

SMEs facing risks as prescribed in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 Article 5 of this Circular.

2. Eligibility requirements:

An SME may be eligible for debt charge-off when meeting all of the following requirements:

a) It is an entity mentioned in Clause 1 of this Article.

b) It has used borrowed funds for the purposes specified in the contract.

c) It faces difficulties during business resulting in its loss or accumulated losses incurred within at least 01 year preceding the year of risk treatment and its failure to repay debt (principal and/or interest) in full and on schedule as agreed upon in the signed contract.

d) It has submitted an adequate application as prescribed in Clause 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The SME shall prepare an application as prescribed in Clause 3 Article 7 hereof.

4. Debt charge-off dossier

The Fund shall prepare a debt charge-off dossier as prescribed in Clause 4 Article 7 hereof.

5. Authority to decide debt charge-off

The Fund shall request the Minister of Planning and Investment to consider and decide the debt charge-off.

6. Debt charge-off rules

a) A debt may be charged off multiple times.

b) The period over which a debt will be charged off shall not exceed 03 years and not included in the loan term.

c) During the period over which a debt is charged off, the SME shall not incur interest and is not required to pay outstanding principal and interest.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) After receiving an adequate application as prescribed in Clause 3 of this Article, the Fund shall appraise the received application, carry out risk assessment and determination of capital and asset damage incurred by the SME, and prepare and submit a report on risk treatment to competent authorities for decision.

b) After a decision on risk treatment is issued, the Fund shall charge off the debt.

Article 10. Debt sale

1. Eligible borrowers:

SMEs facing risks as prescribed in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 Article 5 of this Circular.

2. Eligibility requirements:

An SME may be eligible for debt sale when meeting all of the following requirements:

a) It is an entity mentioned in Clause 1 of this Article.

b) It has used borrowed funds for the purposes specified in the Contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) It has submitted an adequate application as prescribed in Clause 3 of this Article.

3. Application for debt sale

a) In case of debt sale requested by the SME

The SME shall prepare an application as prescribed in Clause 3 Article 7 hereof. If an SME has a request for selling of total book value of debt, commitments, and information about feasibility of the business plan and the debt repayment plan must not be specified in the application for risk treatment.

b) In case of debt sale requested by the Fund

The Fund shall prepare an application for debt sale, consisting of:

- The written proposal for risk treatment made by the Fund, indicating the followings: causes of the risk resulting in the SME’s failure to repay debt under the signed contract, the outstanding principal and interest payable. Any adopted risk treatment measures and proposed ones must be specified in the written proposal for risk treatment.

- The record of capital and asset damage incurred by the SME (the SME’s certification thereon is not required).

4. Debt sale dossier

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In case of risk treatment requested by the Fund: The debt sale dossier includes the documents specified in Point b Clause 3 of this Article.

c) The Fund's report on risk treatment:  In addition to the contents specified in Point c Clause 4 Article 7 hereof, the report on risk treatment shall include the proposal for sale of partial or entire book value of debt.

d) The original of the debt buyer’s written request for or letter of acceptance of debt purchase.

dd) Other documents and instruments as prescribed by law or requested by the debt buyer (if any).

5. Authority to decide to implement risk treatment measure

a) In case of debt sale which does not cause a decrease in the Fund’s charter capital:

The Fund shall consider deciding the debt sale in accordance with Point c Clause 1 Article 41 of the Decree No. 39/2019/ND-CP and SBV’s regulations on debt trading.  

b) In case of debt sale resulting in a decrease in the Fund’s charter capital:

The Fund shall prepare and submit a risk treatment dossier to the Ministry of Planning and Investment that shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance in submitting it to the Prime Minister for considering and deciding the debt sale in accordance with Point a Clause 1 Article 41 of the Decree No. 39/2019/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The debt trading between the Fund and the debt buyer shall comply with SBV’s regulations on trading of debts of credit institutions and foreign bank branches (FBBs) and other relevant laws.

b) Either partial or entire book value of the debt may be sold.

c) The sale of debts by auction shall be prioritized. In case of unsuccessful auction, the Fund may consider deciding to sell debts by negotiation.

7. Debt sale methods

a) Selling debts by auction

- The Fund shall employ an auction organization that is established and operating in accordance with regulations of law to organize or itself organize the auction of debts in accordance with regulations of law on property auction.

- The starting price for the auction shall be determined in accordance with SBV’s regulations on determination of value of debts traded by credit institutions.

b) Selling debts by negotiation

- The Fund and the debt buyer shall enter into negotiation on selling debt directly or through a broker according to the market principle.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Debt sale and purchase contract

The Fund’s debt sale shall be made by entering into a debt sale and purchase contract in which the selling price and transfer of the creditor’s rights from the Fund to the debt buyer and other relevant agreements are specified.

9. Settlement of difference between the selling price and book value of the debt (after deducting all expenses as prescribed by law):

a) In case the selling price of a debt is greater than its book value, the positive difference shall be settled according to Point c Clause 3 Article 51 of Decree No. 39/2019/ND-CP.

b) In case the selling price of a debt is smaller than its book value, the negative difference shall be settled according to Point a Clause 1 Article 41 and Point b Clause 3 Article 51 of Decree No. 39/2019/ND-CP.

10. Accounting for debt sale

The Fund shall carry out accounting for its debt sale according to current regulations on accounting applied to the Fund.

11. Selling debts

a) In case of debt sale requested by the SME

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The debt sale which is decided by the Prime Minister shall be carried out according to Clause 7 Article 9 hereof.

b) In case of debt sale requested by the Fund

The Fund shall carry out risk assessment and determination of capital and asset damage incurred by the SME, prepare and submit a report on risk treatment to competent authorities for decision; carry out the debt sale after obtaining a decision on debt sale issued by a competent authority.

Article 11. Disposition of collateral

1. Eligible borrowers:

SMEs facing risks as prescribed in Clause 1, Clause 2 or Clause 3 Article 5 of this Circular.

2. Eligibility requirements:

An SME may be eligible for disposition of collateral when meeting all of the following requirements:

a) It is an entity mentioned in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) It faces difficulties during business resulting in its loss or accumulated losses incurred within at least 01 year preceding the year of risk treatment and its failure to repay debt (principal and/or interest) in full and on schedule as agreed upon in the signed contract.

d) It has submitted an adequate application as prescribed in Clause 3 of this Article.

3. Application for disposition of collateral

a) In case of risk treatment requested by the SME:

The SME shall prepare an application as prescribed in Clause 3 Article 7 hereof.

If an SME has a request for disposition of collateral for settling total book value of its debt, commitments and information about feasibility of the business plan and the debt repayment plan must not be specified in the application for risk treatment.

b) In case of risk treatment requested by the Fund: The Fund shall prepare an application as prescribed in Point b Clause 3 Article 10 hereof.

4. Collateral disposition dossier

a) In case of risk treatment requested by the SME: The collateral disposition dossier shall comply with Point a Clause 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The Fund's report on risk treatment:  In addition to the contents specified in Point c Clause 4 Article 7 hereof, the report on risk treatment shall include the proposal for disposition of collateral for settling partial or entire book value of debt.

d) Other documents and instruments as prescribed by law regulations on disposition of collateral.

5. Authority to decide to dispose of collateral

a) In case of disposition of collateral which does not cause a decrease in the Fund’s charter capital:

The Fund shall consider deciding the disposition of collateral according to Point c Clause 1 Article 41 of Decree No. 39/2019/ND-CP, the 2015 Civil Code and relevant laws on disposition of collateral.

b) In case of disposition of collateral resulting in a decrease in the Fund’s charter capital:

The Fund shall prepare and submit a collateral disposition dossier to the Ministry of Planning and Investment that shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance in submitting it to the Prime Minister for considering and deciding the disposition of collateral in accordance with Point a Clause 1 Article 41 of the Decree No. 39/2019/ND-CP.

6. Methods for disposition of collateral

a) Auction of collateral;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The secured party’s acceptance of collateral instead of fulfillment of obligations by the securing party;

d) Other methods as prescribed by law regulations on disposition of collateral.

7. Collateral disposition rules

a) The collateral may be disposed of for settling either partial or entire book value of a debt.

b) The disposition of collateral shall be carried out in accordance with the Civil Code and relevant laws on disposition of collateral.

c) The method for disposition of collateral must be specified in the pledge or mortgage agreement.  If agreements on collateral disposition are not available, the collateral shall be disposed of by auction.

8. Settlement of difference between the proceeds from collateral disposition and book value of the debt (after deducting all expenses as prescribed by law):

a) In case the proceeds from the collateral disposition are greater than the book value of debt, the positive difference shall be settled according to the signed Agreement (if any) or returned to the SME.

b) In case the proceeds from the collateral disposition are smaller than the book value of debt, the negative difference shall be settled according to Decree No. 39/2019/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Accounting for disposition of collateral

The Fund shall carry out accounting for collateral disposition according to current regulations on accounting applied to the Fund.

10. Disposing of collateral

The collateral shall be disposed of according to Clause 11 Article 10 hereof.

Article 12. Outstanding interest write-off

1. Eligible borrowers:

SMEs facing risks as prescribed in Clause 1 or Clause 4 Article 5 of this Circular.

2. Eligibility requirements:

An SME may be eligible for outstanding interest write-off when meeting all of the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) It has used borrowed funds for the purposes specified in the Contract.

c) It faces difficulties during business resulting in its loss within at least two (02) years preceding the year of risk treatment, or accumulated losses incurred within 01 year preceding the year of risk treatment (if the SME has operated for a period less than 2 years), and its failure to repay debt (principal and/or interest) in full and on schedule as agreed upon in the signed contract (except the case specified in Clause 4 Article 5 hereof).

d) It has submitted an adequate application for risk treatment as prescribed in Clause 3 of this Article.

dd) With regard to the case prescribed in Clause 1 Article 5 hereof: The risk treatment measure prescribed in Article 10 or Article 11 hereof has been adopted to collect debt (principal and interest) of a SME but there is still an amount of outstanding interest yet to be collected.

e) With regard to the case prescribed in Clause 4 Article 5 hereof: The risk treatment measure prescribed in Article 10 or Article 11 hereof has been adopted to collect outstanding interest but there is still an amount of outstanding interest yet to be collected.

3. Application for outstanding interest write-off

a) In case of outstanding interest write-off requested by the SME

If an SME faces risks as prescribed in Clause 1 Article 5 hereof, it may prepare an application for outstanding interest write-off as prescribed in Clause 3 Article 7 hereof.

b) In case of outstanding interest write-off requested by the Fund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The documents specified in Point b Clause 3 Article 10 hereof.

- The original of the decision to declare bankruptcy issued by the civil judgment enforcement agency.

4. Dossier on outstanding interest write-off

a) In case of outstanding interest write-off requested by the SME: The dossier on outstanding interest write-off shall comply with Point a Clause 3 of this Article.

b) In case of outstanding interest write-off requested by the Fund: The dossier on outstanding interest write-off shall comply with Point b Clause 3 of this Article.

c) The Fund's report on risk treatment:  In addition to the contents specified in Point c Clause 4 Article 7 hereof, the report on risk treatment shall include the proposed amount of outstanding interest to be written off.

5. Authority to decide to implement risk treatment measure

The Fund shall request the Minister of Planning and Investment to consider deciding the outstanding interest write-off as prescribed in Point b Clause 1 Article 41 of Decree No. 39/2019/ND-CP.

6. Rules for outstanding interest write-off

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) An amount of outstanding interest shall be written off once only.

7. Writing off outstanding interest

a) In case of outstanding interest write-off requested by the SME

The outstanding interest shall be written off according to Clause 7 Article 9 hereof.

b) In case of outstanding interest write-off requested by the Fund

The outstanding interest shall be written off according to Point b Clause 11 Article 10 hereof.

Article 13. Outstanding principal write-off

1. Eligible borrowers:

SMEs facing risks as prescribed in Clause 4 Article 5 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An SME may be eligible for outstanding principal write-off when meeting all of the following requirements:

a) It is an entity mentioned in Clause 1 of this Article.

b) It has used borrowed funds for the purposes specified in the Contract.

c) It has submitted an adequate application as prescribed in Clause 3 of this Article.

d) The risk treatment measure prescribed in Article 11 hereof has been adopted to collect the outstanding principal from the SME but there is still an amount of outstanding principal yet to be collected.

3. Application for outstanding principal write-off

The Fund shall prepare an application as prescribed in Point b Clause 3 Article 12 hereof.

4. Dossier on outstanding principal write-off

a) The dossier on outstanding principal write-off shall comply with Point b Clause 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Authority to decide the outstanding principal write-off

a) In case of outstanding principal write-off which does not cause a decrease in the Fund’s charter capital:

The Fund shall request the Minister of Planning and Investment to consider deciding the outstanding principal write-off as prescribed in Point b Clause 1 Article 41 of Decree No. 39/2019/ND-CP.

b) In case of outstanding principal write-off resulting in a decrease in the Fund’s charter capital:

The Fund shall request the Ministry of Planning and Investment to play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance in requesting the Prime Minister to consider deciding to write off the outstanding principal in accordance with Point a Clause 1 Article 41 of the Decree No. 39/2019/ND-CP.

6. Rules for outstanding principal write-off

a) The amount of outstanding principal to be written off shall be decided by the competent person prescribed in Clause 5 of this Article.

b) An amount of outstanding principal shall be written off once only.

7. Writing off outstanding principal

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section II. FUNDING FOR RISK TREATMENT

Article 14. Funding for risk treatment

1. Proceeds from debt sale and disposition of collateral.

2. Funding from the loan loss provision and financial reserve fund

a) The loan loss provision and financial reserve fund shall be used according to Clause 1 Article 42 and Clause 3 Article 51 of Decree No. 39/2019/ND-CP for implementing the following risk treatment measures, including: debt sale (in case the selling price is smaller than the book value of debt), disposition of collateral (in case the proceeds from the disposition are smaller than the book value of debt), and outstanding principal write-off.

b) In the event risks are not fully settled after the amounts of the loan loss provision and financial reserve fund have been used up, the Fund shall request the Ministry of Planning and Investment to play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance in submitting the case to the Prime Minister for consideration.

3. Funding for implementing other risk treatment measures shall comply with regulations of law.

Chapter III

IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Relevant organizations, units and individuals are responsible for the implementation of this Circular.

2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People's Committees at all levels shall, within the ambit of their assigned functions, tasks and powers, direct their affiliated agencies and enterprises to cooperate with the Fund in collecting and settling debts.

3. The Small and Medium Enterprise Development Fund (SMEDF) shall promulgate regulations on authority to decide to adopt the risk treatment measures specified in Clause 5 Article 7, Clause 5 Article 8, Point a Clause 5 Article 10, and Point a Clause 5 Article 11 of this Circular.

Article 16. Implementation clause

1. This Circular comes into force from February 25, 2021.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Planning and Investment for consideration./.

 

 

MINISTER




Nguyen Chi Dung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT ngày 31/12/2020 hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.034

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.31.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!