Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 29/2019/QĐ-UBND phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi tỉnh Yên Bái

Số hiệu: 29/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Đỗ Đức Duy
Ngày ban hành: 31/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2019/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CẮM MỐC CHỈ GIỚI PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định vxử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều;

Căn cứ Nghị định s 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điu của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định s 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

Căn cứ Thông tư s 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn quy định chi tiết một số điu của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Thông tư s 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 5 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s 400/TTr-SNN ngày 20 tháng 12 năm 2019 về việc ban hành quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 01 năm 2020, thay thế Quyết định số 18/2013/QĐ-UB ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc cắm mốc chỉ giới công trình thủy lợi.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh
ủy;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội t
nh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam t
nh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Ph
ó Chánh Văn phòng (NLN) Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tnh;
- Cổng Th
ông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TC, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Đức Duy

 

QUY ĐỊNH

PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CẮM MỐC CHỈ GIỚI PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của y ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về phạm vi vùng phụ cận và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, theo quy định tại Khoản 7 Điều 40 Luật Thủy lợi và Khoản 5 Điều 19 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

Điều 2. Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau

1. Công trình thủy lợi: Là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

2. Hệ thống công trình thủy lợi: Là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.

3. Hồ chứa nước: Là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát điện và cải thiện môi trường.

4. Đập: Là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.

5. Vai đập: Là phần giao tuyến giữa hai bờ đập và phần đất đá tự nhiên.

6. Chân đập đất: Là phần giao tuyến giữa phần đất đắp mái đập và phần đất đá tự nhiên.

7. Tràn xả lũ: Là công trình xả lượng nước thừa, điều chỉnh lưu lượng xả về hạ lưu để đảm bảo an toàn công trình thủy lợi.

8. Trạm bơm: Là tập hợp các công trình và các thiết bị bơm tạo thành.

9. Kênh: Là công trình có chức năng chuyển tải nước phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt và sản xuất.

10. Kênh chìm: Là kênh có mặt cắt ngang kênh theo thiết kế đào hoàn toàn trong nền đất tự nhiên.

11. Kênh nổi: Là kênh có mặt cắt ngang kênh theo thiết kế đắp nổi trên nền đất tự nhiên hoặc nửa đào, nửa đắp.

12. Công trình trên kênh: Là công trình xây dựng ở trong phạm vi kênh (bờ kênh, lòng kênh hoặc dưới kênh) để lấy nước, chuyển nước, tiêu nước qua kênh hoặc phục vụ các yêu cầu khác của dân sinh.

13. Cầu máng, dốc nước, bậc nước, máng nước: Là kênh nhân tạo được xây dựng trên mặt đất hoặc cao hơn mặt đất, làm bằng bê tông cốt thép, thép, gỗ, gạch, đá xây. Các công trình này được sử dụng khi điều kiện địa hình, địa chất không cho phép làm kênh.

14. Cống ngầm: Được xây dựng dưới đất, khi đường dẫn nước không thể đào kênh được thì người ta phải làm đường hầm để nối tiếp các kênh chuyển nước.

15. Cống tưới: Là công trình trên kênh dùng để chia nước từ kênh tới các khu tưới.

16. Tràn bên: Là công trình trên kênh dùng để xả nước thừa trong kênh để đảm bảo an toàn cho kênh.

17. Tràn qua kênh: Là công trình trên kênh dùng để xả nước qua kênh để đảm bảo an toàn cho kênh.

18. Kè: Là dạng công trình bảo vệ bờ sông, bờ suối, bờ hồ khỏi tác động xói lở gây ra bởi dòng chảy và sóng.

19. Vùng phụ cận: Là vùng tiếp giáp liền kề với công trình thủy lợi có vai trò đảm bảo an toàn cho công trình và thuận lợi trong quá trình quản lý, vận hành, khai thác công trình.

20. Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Là mốc xác định đường ranh giới phân định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và ngoài phạm vi bảo vệ công trình (sau đây gọi là Mốc chỉ giới).

21. Mốc tham chiếu: Là mốc đã có hoặc cắm mới, được sử dụng để thay thế mốc chỉ giới trong trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới theo quy định.

Chương II

QUY ĐỊNH PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN VÀ CẮM MỐC CHỈ GIỚI PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 3. Quy định về phạm vi vùng phụ cận

1. Đầu mối công trình thủy lợi là đập dâng.

a) Đập dâng cấp I:

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái đập phía thượng lưu 30 m;

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái hạ lưu đập 30 m i với đập không có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận hạ lưu đập cách mép ngoài sân tiêu năng 30 m (đối với đập có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận cách vai đập 30 m.

b) Đập dâng cấp II:

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái đập phía thượng lưu 20 m;

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái hạ lưu đập 20 m (đối với đập không có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận hạ lưu đập cách mép ngoài sân tiêu năng 20 m i với đập có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận cách vai đập 20 m.

c) Đập dâng cấp III:

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái đập phía thượng lưu 10m;

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái hạ lưu đập 10 m (đối với đập không có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận hạ lưu đập cách mép ngoài sân tiêu năng 10 m (đối với đập có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận cách vai đập 10 m.

d) Đập dâng cấp IV:

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái đập phía thượng lưu 5 m;

Phạm vi vùng phụ cận cách chân mái hạ lưu đập 5 m (đối với đập không có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận hạ lưu đập cách mép ngoài sân tiêu năng 5m i với đập có sân tiêu năng);

Phạm vi vùng phụ cận cách vai đập 5 m.

2. Đối với trạm bơm điện và trạm thủy điện thuộc công trình thủy lợi phạm vi vùng phụ cận là hàng rào bảo vệ.

3. Vùng phụ cận của kênh và công trình trên kênh được quy định như sau:

a) Đối với kênh có lưu lượng thiết kế nhỏ hơn 2 m3/s:

Đối với kênh nổi phạm vi vùng phụ cận được tính từ chân mái ngoài bờ kênh.

Đối với kênh chìm phạm vi vùng phụ cận được tính từ mép ngoài bờ kênh trở ra tối thiểu là 1m.

Kênh có mái taluy là sườn gò thì phạm vi vùng phụ cận là 1,5 m tính từ đỉnh taluy về phía trên taluy.

b) Đối với các hạng mục công trình trên kênh như: cống tưới, tiêu, tràn qua kênh, tràn bên, cống ngầm, kè bảo vệ bờ kênh thì phạm vi vùng phụ cận tối thiểu là 1,5 m tính từ mép ngoài phần xây (hoặc bê tông) trở ra. Riêng cầu máng nổi phạm vi vùng phụ cận tối thiểu là 5m tính từ mép ngoài cầu máng (phần xây).

4. Phạm vi bảo vệ của những công trình thủy lợi không có trong Quy định này phải tuân theo Điều 40 của Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Quy định về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Trong việc thực hiện cắm mốc chỉ giới các công trình thủy lợi đồng thời tiến hành cắm các biển báo, biển cấm, thước thủy chuẩn, biển tên công trình thủy lợi trên đó ghi rõ: Tên công trình, ngày khởi công, ngày hoàn thành, hiệu quả tưới của công trình.

2. Các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn.

Ngoài các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới quy định tại Điều 19 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, phải thực hiện cắm mốc chỉ giới đối với công trình, hạng mục công trình sau:

a) Đập đầu mối các công trình hồ chứa nước có dung tích từ 50.000 m3 đến 500.000 m3 hoặc đập có chiều cao trên 5 m đến 10 m.

b) Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 50.000 m3 đến 500.000 m3.

c) Đập đầu mối là đập dâng.

d) Trạm bơm điện, trạm thủy điện nằm trong hệ thống công trình thủy lợi.

đ) Kênh dẫn có lưu lượng thiết kế từ 1 m3/s đến 2 m3/s.

3. Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn:

a) Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ chứa nước có dung tích từ 50.000 m3 đến 500.000 m3 hoặc đập có chiều cao từ 5 m đến 10 m:

Đối với đập khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 50 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là 20 m;

Đối với lòng hồ chứa nước căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 50 m đến 100 m; khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 300 m. Tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc.

b) Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập đầu mối là đập dâng, trạm bơm điện, trạm thủy điện khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 50 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là 25 m. Tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc.

c) Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ kênh có lưu lượng thiết kế từ từ 1 m3/s đến 2 m3/s, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách hai mốc liền nhau từ 100 m đến 200 m; trường hợp kênh ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung khoảng cách hai mốc liền nhau từ 50 m đến 100 m. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc.

d) Đối với các công trình thủy lợi không có trong quy định này phải tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Quy định về kích thước và vị trí cắm mốc chỉ giới

a) Quy định về kích thước cột mốc.

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Vị trí cắm mốc. Mốc cắm ở vị trí dễ quan sát, không ảnh hưởng tới giao thông, dễ bảo quản.

Điều 5. Kinh phí cắm mốc chỉ giới

1. Các công trình được đầu tư xây dựng mới: Chủ đầu tư có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi xây dựng mới và bàn giao lại cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

2. Những công trình đã đưa vào quản lý khai thác: Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đối với công trình thủy lợi đang khai thác. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn vốn hp pháp khác.

Điều 6. Xử lý công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

Nhà ở, công trình xây dựng và vật kiến trúc nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ngoài việc phải thực hiện theo Điều 48 Luật Thủy lợi, phải thực hiện các nội dung sau:

1. Đất trong phạm vi vùng phụ cận đã bồi thường, giải tỏa hoặc đất do người dân hiến để xây dựng công trình phải được thu hồi và giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình để quản lý, sử dụng đúng quy định.

2. Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong phạm vi vùng phụ cận thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.

Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và tổ chức, cá nhân sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện,thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công trình thủy lợi thực hiện Quy định này.

b) Hướng dẫn Công ty Trách nhiệm hữu hạn khai thác công trình thủy lợi, các địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình; tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định.

c) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tiếp nhận hồ sơ và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

d) Tổ chức thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Chủ trì, phối hp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, thẩm định nhu cầu sử dụng đất để thu hồi đất, giao đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo đúng cam kết đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Sở Giao thông Vận tải:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy, giao thông đường bộ; xác định lộ giới, phạm vi vùng bảo vệ công trình thủy lợi có kết hợp đường giao thông, thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông theo quy định hiện hành.

4. Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hỗ trợ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành.

5. Các sở, ngành có liên quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi thực hiện Quy định này.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Phối hp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện Quy định này.

b) Tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện Quy định này.

c) Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Xử lý các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền.

d) Tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, giao đất theo quy định pháp luật.

7. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

a) Tuyên truyền, phổ biến Quy định này tại địa phương.

b) Thực hiện bảo vệ công trình thủy lợi tại địa phương theo quy định của pháp luật. Phối hp với các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn cắm mốc và quản lý mốc giới bảo vệ công trình khi được bàn giao.

c) Chủ động phối hp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn khai thác công trình thủy lợi và các đơn vị có liên quan trong việc rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

d) Kịp thời xử lý những hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ công trình trên địa bàn theo thẩm quyền. Trường hp vượt thẩm quyền xử lý thì phải báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý.

8. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thủy lợi:

a) Lập, trình thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ công trình theo đúng quy định tại Điều 41 Luật Thủy lợi và các quy định khác có liên quan.

b) Tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình; trực tiếp quản lý các mốc chỉ giới, kinh phí cho việc cắm mốc được lấy từ nguồn hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và các nguồn khác của đơn vị.

c) Chủ trì, phối hp với Ủy ban nhân dân cấp xã, phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình rà soát hiện trạng sử dụng đất trong hành lang bảo vệ công trình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.

d) Lập và bàn giao hồ sơ quản lý phạm vi bảo vệ công trình cho Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp quản lý.

đ) Chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, quản lý hành lang, mốc giới bảo vệ công trình. Trường hợp hành lang bảo vệ công trình bị lấn chiếm, sử dụng trái phép thì phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bị vi phạm để phối hợp, xử lý.

e) Thực hiện chế độ tổng hp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình vi phạm lấn chiếm hành lang bo vệ công trình thủy lợi với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương.

g) Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm; phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Quy định này trên địa bàn.

h) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn tchức triển khai việc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để nghiên cứu, hướng dẫn./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 29/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 quy định về phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi và cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.361

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.252.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!