Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 95/KH-UBND 2018 thực hiện Chương trình Phát triển lâm nghiệp bền vững Thái Nguyên

Số hiệu: 95/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Vũ Hồng Bắc
Ngày ban hành: 02/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 08 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN 03 NĂM (2018-2020)

Thực hiện Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

Sau khi xem xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1178/TTr-SNN ngày 02/7/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững 03 năm (2018-2020), với các nội dung như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH CHO PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT

1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

1.1. Căn cứ Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCLN ngày 03/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2017, diện tích rừng và đất lâm nghiệp cụ thể như sau:

- Tổng diện tích tự nhiên: 352.664 ha.

- Diện tích đất có rừng (bao gồm cả diện tích rng ngoài quy hoạch): 186.924 ha, trong đó:

+ Diện tích rừng tự nhiên: 76.486 ha.

+ Diện tích rừng trồng: 110.438 ha.

1.2. Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên: Số 1518/QĐ-UBND ngày 10/7/2014 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm 2020, số 2500/QĐ-UBND ngày 05/11/2014 về việc điều chỉnh một số nội dung Quyết định số 1518/QĐ-UBND:

Diện tích nằm trong quy hoạch 3 loại rng là 179.914,28 ha, trong đó:

- Rng đặc dụng: 36.211,12 ha.

- Rừng phòng hộ: 45.971,63 ha.

- Rừng sản xuất: 97.731,53 ha.

2. Các nguồn lực hiện có:

2.1. Nguồn vn: Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua chủ yếu sử dụng nguồn vốn Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bn vững Trung ương hỗ trợ, bình quân khoảng 40 tỷ đồng/năm để thực hiện các chỉ tiêu lâm sinh như trồng rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng,.. Nguồn kinh phí từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng khoảng 02-03 tỷ đồng/năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và trồng rừng thay thế; ngân sách địa phương hỗ trợ khoảng 03-05 tỷ đồng/năm thực hiện hỗ trợ xây dựng các dự án, mô hình phát triển kinh tế lâm nghiệp tại địa phương. Ngoài ra còn nguồn kinh phí huy động từ các công ty, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển rừng nhưng khi lượng còn hạn chế.

2.2. Về nguồn nhân lực: Lao động trong độ tuổi làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 752.276 người, trong đó lao động nông - lâm nghiệp - thủy sản là 361.073 người. Đây là nguồn lao động bổ sung cho các ngành kinh tế của tỉnh, đặc biệt là ngành nông - lâm nghiệp sẽ thu hút một lượng lao động khá lớn nếu làm tốt công tác xã hội hoá trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Bên cạnh đó, Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều cơ sở đào tạo và cơ quan nghiên cứu khoa học - công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh.

2.3. Nguồn lc về tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp 179.914,28 ha, trong đó đất quy hoạch rừng sản xuất là 97.731,53 ha. Đây là nguồn tư liệu sản xuất dồi dào trong việc phát triển nguồn lâm sản, cây dược liệu, các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, phát triển kinh doanh gỗ lớn, gỗ nguyên liệu giấy,...

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016, 2017

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch

1.1. Công tác bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên

a) Công tác đấu tranh ngăn chặn và xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng: Lực lượng kim lâm đã chủ động phi kết hợp với các cơ quan có liên quan như công an, quân đội,... tổ chức nhiu đợt truy quét chống chặt phá rng, buôn bán, vận chuyn lâm sản trái phép. Kết quả trong 02 năm 2016, 2017 số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng được phát hiện, xử lý 889 vụ; tịch thu 1.211m3 g quý tròn các loại; thu nộp ngân sách nhà nước 6.243 triệu đồng; tịch thu 161 phương tiện các loại.

b) Công tác phòng chống cháy rừng: UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 25/10/2017 về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa hanh khô năm 2017-2018. Trong 02 năm 2016, 2017 toàn tỉnh xảy ra 13 vụ cháy rừng gây thiệt hại 28,17 ha (5,96 ha rừng trồng; 22,21ha thảm thực bì). Do có sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh Thái Nguyên và sự chủ động, tích cực của các địa phương, nên hầu hết các vụ cháy rừng đều được phát hin sớm và đã tổ chức dập tắt kịp thời đám cháy, không gây thiệt hại lớn vkinh tế cũng như ảnh hưởng đến môi trường.

c) Tổ chức giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được 17.573,52 ha (ngân sách tỉnh: 4.419,49 ha; ngân sách Trung ương 7.361,03 ha; chi trả dịch vụ môi trường rng 5.793,00 ha). Diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng sau khi giao khoán được người dân quản lý bảo vệ tốt, đảm bảo ổn đnh độ che phủ rừng, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do phá rừng, cháy rừng, khai thác rừng trái phép; góp phần củng can ninh, quốc phòng trên địa bàn.

d) Công tác Bảo tồn thiên nhiên:

- Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng xây dựng và triển khai thực hiện Phương án quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng và phối hợp thu hồi súng săn, bẫy săn bắt động vật hoang dã trong khu bảo tồn giai đoạn 2016-2020. Kết quả sau 02 năm triển khai thực hiện, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động thu hồi 34 khẩu súng săn, súng kíp, súng tự chế; 52 cạm, bẫy bắt động vật hoang dã bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

- Lực lượng kiểm lâm phụ trách địa bàn tổ chức theo dõi, hướng dẫn 91 cơ sở nuôi động vật hoang dã trên địa bàn thực hiện nuôi nhốt động vật hoang dã đảm bảo đúng quy định (05 cơ sở nuôi động vật hoang dã quý hiếm nhóm IB, 20 cơ sở nuôi động vật hoang dã q hiếm nhóm IIB, 66 cơ sở nuôi động vật hoang dã thông thường).

1.2. Về phát triển, nâng cao năng suất chất lưng rừng

Trong 02 năm 2016, 2017 toàn tỉnh đã trồng rừng mới đạt 14.724,52 ha (trồng rừng tập trung vốn ngân sách nhà nước là 10.256,74/9.585,9 ha đạt 107 % kế hoạch; các công ty lâm nghiệp và người dân tự bỏ vốn ra trồng 4.467,78 ha); trng cây phân tán đạt 1.786 nghìn cây; chăm sóc rừng phòng hộ, đặc dụng: 1.322,7 ha, đặc biệt là việc triển khai dự án trồng cây quế trên địa bàn huyện Định Hoá giai đoạn 2016-2020, đến nay tổng diện tích đã trồng đạt 1.121,93 ha với 1.058 hộ tham gia. Đây là loài cây trồng đa mục đích có giá trị kinh tế cao, đảm bảo được chức năng phòng hộ của rừng, có khả năng thích nghi với điều kiện lập địa tại huyện Định Hoá; giải quyết công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người trồng rừng.

UBND tỉnh đã triển khai thực hiện Đề án "Cánh rừng mẫu lớn" tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa giai đoạn 2013-2020. Đến nay có 01 doanh nghiệp, 01 hợp tác xã đã xin chủ trương xây dựng dự án, 01 doanh nghiệp hoàn thành việc xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án với tổng kinh phí đầu tư trên 21 tỷ đồng (vốn của doanh nghiệp và các nguồn khác) thực hiện trồng mới 172 ha quế, bảo vệ 788 ha rừng, xây dựng, nâng cấp 4 km đường lâm nghiệp hiện có phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa.

Năm 2016, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai xây dựng 03 tuyến đường trên địa bàn 02 huyện Phú Lương và Đồng Hỷ với tổng chiều dài 6,288 km được btrí từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương. Hiện nay các tuyến đường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo thuận lợi cho việc cơ giới hoá trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đồng thời nâng cao giá trị hàng hóa, các sản phẩm từ rừng.

1.3. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

Hiện nay, các huyện, thành phố, thị xã đã thực hiện nghiêm việc dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Chỉ thị của Ban bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đã tổ chức giám sát khai thác được 286.774 m3 g(Sở Nông nghiệp và PTNT cấp 14.478 m3; UBND các huyện, thành phố, thị xã cấp 16.696 m3; UBND các xã, thị trấn cấp 247.776 m3; các công ty lâm nghiệp cấp 7.824 m3); 82.681 ste củi,.. Bên canh đó lực lượng kim lâm thường xuyên tham mưu, phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tích cực kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ schế biến gỗ. Đến ngày 31/12/2017, trên địa bàn tỉnh có có 921 cơ sở chế biến lâm sản (trong đó, 63 doanh nghiệp, 07 hợp tác xã, 851 hộ kinh doanh cá thể).

1.4. Chi trả dịch v môi trường rừng, trồng rừng thay thế:

Tổng số tiền thu ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt 2.975 triệu đồng; tổng diện tích rừng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong 02 năm là 10.390 ha (bình quân trên 5 nghìn ha/năm) với kinh phí thực hiện là 2.078 triệu đồng.

Kết quả tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế: Tổng số tiền đã tiếp nhận từ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình phục vụ kinh doanh là 1.918 triệu đồng; diện tích trồng rừng thay thế (rừng phòng hộ) đã trồng 241,5 ha đạt 100% theo kế hoạch được duyệt.

2. Tình hình triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm, các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đã tổ chức 212 lớp tập huấn, 78 buổi tuyên truyền về kỹ thuật trồng rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, các quy định, chính sách vay vốn ưu đãi về vay vốn để phát triển kinh tế đồi rừng, trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, chi trả dịch vụ môi trường rừng,... với 14.384 lượt người tham gia.

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành các quyết định phê duyệt đơn giá sản xuất một số loài cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; phê duyệt mức chi phí hỗ trợ trồng rừng, chăm sóc rừng trồng, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 tỉnh Thái Nguyên. Hiện ngành Nông nghiệp và PTNT đang tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các đề án, dự án như: Đề án Phát triển hệ thống đường băng cản lửa phòng cháy chữa cháy rừng, vận xuất, vận chuyển lâm sản giai đoạn 2016-2020; Đán Xác lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan hồ Núi Cốc; Dự án Điều chỉnh ranh giới diện tích Vườn Quốc gia Tam Đảo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Dự án Rà soát, điều chỉnh rng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên; Dự án Hỗ trợ gạo cho hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ thay thế nương rẫy trên diện tích rừng được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2017-2020,...

Các cấp, ngành trong tnh đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng như: Quy chế phối hợp bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ rừng giữa các huyện Định Hoá, Phú Lương và Đại Từ; giữa huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn),..; Kế hoạch phối hợp trong công tác phòng cháy chữa cháy giai đoạn 2017-2020 giữa các đơn vị: Công an tỉnh - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh - Sở Nông nghiệp và PTNT - Cảnh sát PCCC tỉnh Thái Nguyên; quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng giữa Sở Nông nghiệp và PTNT 03 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn và Lạng Sơn,...

III. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại

- Phát triển rừng chưa gắn được với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

- Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng, tính đa dạng sinh học của rừng rừng chưa cao.

- Thu nhập của người làm nghề rng còn thấp, chưa ổn định.

- Các thành phần kinh tế chưa mạnh dạn tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Công tác giao đất giao rừng đối với diện tích rng và đất lâm nghiệp do các Công ty nông lâm nghiệp, các ban quản lý rừng quản lý còn nhiều bất cập; công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình còn hạn chế.

2. Nguyên nhân

- Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa cao, chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ, phát triển rừng.

- Việc thực hiện một số chính sách lâm nghiệp về bảo vệ và phát triển rừng còn bất cập, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế rừng.

- Trình độ, năng lực, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, lực lượng trực tiếp thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng tại cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

- Sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài, rủi ro lớn, chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ; hiện trường sản xuất trải rộng, tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, địa hình khó khăn phức tạp, hạ tầng thấp kém đặc biệt là đường giao thông đến các khu rừng; đời sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế. Những hạn chế này ảnh hưng rất lớn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh.

3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, phát triển rừng bền vững, từng bước cải thiện nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên một đơn vị diện tích.

- Đẩy nhanh tiến độ giao đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng đối với điện tích do các công ty nông lâm nghiệp trả về địa phương, diện tích rừng UBND cấp xã hiện đang quản lý; phát huy tối đa giá trị sử dụng đất lâm nghiệp; giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất rừng. Khuyến khích, lựa chọn các doanh nghiệp lớn, hợp tác xã, tổ hợp tác quy mô vừa và lớn đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, lấy các doanh nghiệp lớn làm trung tâm liên kết chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực, các vùng nguyên liệu tập trung, nhất là sản phẩm xuất khẩu.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế xã hội. Tăng cường đầu tư các cơ sở chế biến lâm sản có quy mô phù hợp với từng vùng nguyên liệu, tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

- Tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng nhằm hạn chế tối đa cháy rừng; các hoạt động khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản; bo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước nâng cao chất lượng rừng.

- Tiếp tục cải tạo nâng cao chất lượng, hiệu quả giống cây trồng lâm nghiệp; tăng cường ứng dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất để rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng. Đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống cây trồng, hạn chế chủ rừng mua phải giống không rõ nguồn gốc, chất lượng giống kém.

- Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại lâm sản, lâm sản ngoài gỗ; kêu gọi, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 03 NĂM (2018-2020)

I. BỐI CẢNH, DỰ BÁO

Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 được xây dựng trong bối cảnh Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 sẽ là những thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các chính sách về lâm nghiệp có hiệu quả.

Tỉnh ủy Thái Nguyên đã ban hành Đề án số 09-ĐA/TU ngày 29/01/2018 thực hiện hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị ln thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đng (khoá XII) về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động s 17-CTr/TU ngày 22/9/2017; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 11/10/2017 về việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đây là một điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn đầu tiên thực hiện Luật Đầu tư công, vốn ngân sách nhà nước chủ yếu giành trả nợ khối lượng các dự án hoàn thành, vốn cho các dự án khởi công mới hạn hẹp. Vì vậy, việc huy động ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong những năm tới là rất khó khăn.

Giai đoạn 2018-2020, có ý nghĩa quyết định để thực hiện thành công Kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành lâm nghiệp; các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020. Ngành lâm nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi cũng đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức do nhiều yếu tố: Sự cạnh tranh gay gắt về thị trường lâm sản thế giới và trong nước trong bối cảnh toàn cầu hoá; sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn ra các khu công nghiệp; diễn biến bất thường của hình thái thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán,..) tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất lâm nghiệp,... Do đó đòi hỏi ngành lâm nghiệp phải nỗ lực phấn đấu, tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Quản lý tốt và bền vững nguồn tài nguyên rừng thông qua việc sử dụng hợp lý diện tích rừng hiện có; tiếp tục triển khai công tác phát triển rừng thông qua việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đặc dụng; trồng rừng tập trung theo kế hoạch hàng năm, đảm bảo độ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 50%; bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân các vùng nông thôn và giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kinh tế: Từng bước cải thiện chất lượng các loại rừng, nhất là rừng trồng; hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gỗ lớn gắn với chế biến lâm sản chất lượng cao để phục vụ sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và dịch vụ du lịch; xây dựng các cơ chế chính sách để người dân ngày càng được hưởng lợi từ tài nguyên rừng, đảm góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng của tnh; xây dựng được nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng thông qua tham gia các hoạt động trồng, khai thác, chế biến và bảo vệ rừng với thu nhập bình quân đạt khoảng 5-6 triệu đồng/tháng;

2.2. Về xã hội:

- Đảm bảo cho người dân sống gần rng yên tâm đầu tư phát triển lâm nghiệp, đưa các hoạt động lâm nghiệp thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh.

- Hạn chế, giảm tối đa các vi phạm pháp luật và bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3. Bảo vệ môi trường:

- Đm bảo huy động mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển bền vững 186.924 ha rừng và đất lâm nghiệp đã được phê duyệt; giữ ổn định và phát triển bền vững diện tích rừng tự nhiên hiện có, thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung nâng cao chất lượng rừng trồng.

- Triển khai thực hiện mục tiêu, tiêu chí theo chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia; tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên, hạn chế phá rừng và thoái hóa rừng đ hp thụ khí thải; bảo tn đa dạng sinh học; giám sát nghiêm ngt, ngăn chặn các hành vi săn bn và buôn bán động vật hoang dã trái phép.

- Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, đc dụng ổn định nhằm đáp ứng mục tiêu điều hoà khí hậu, chng ô nhim ở khu dân cư, kết hợp phục vụ du lịch, sinh thái.

2.4. Quốc phòng - an ninh: Phát huy có hiệu quả các chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học của rừng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng bn vững.

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tn thiên nhiên

- Thực hiện nghiêm Chỉ thsố 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cưng các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rng và chống người thi hành công vụ; phi hp chặt chẽ giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng theo Quy chế phối hợp đã được ký kết giữa 3 ngành; tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra theo phương án đã được phê duyệt; điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; tập trung nguồn lực bảo vệ tốt các khu rừng phòng hộ, đặc dụng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung giám sát chặt chẽ công tác quản lý sử dụng rừng tại cơ sở, yêu cầu các chủ đầu tư có chuyên mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế theo chỉ đạo của UBND tỉnh; xử lý vi phạm hành chính các tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Tiếp tục thực hiện tốt quy chế phối hợp giáp ranh giữa 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bc Kạn, Lạng Sơn; trin khai thực hiện có hiệu quả Phương án quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rng phòng hộ Hồ Núi Cốc có sự tham gia của người dân; Phương án Quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng giai đoạn 2016-2020; Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng khu ATK Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008-2020,...

2. Công tác phát triển, nâng cao năng suất, cht lượng rừng

- Triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu lâm sinh thuộc Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2020, cụ thể:

+ Trồng rừng tập trung 11.490 ha, trong đó: Trồng rừng đặc dụng 150 ha, phòng hộ 1.690 ha; trồng rng sản xuất 9.650 ha.

+ Khoán bảo vệ rừng: 84.316 ha

+ Hỗ trợ bảo vệ rừng: 29.367 ha

+ Khoanh nuôi tái sinh rừng: 1.665 ha

+ Chăm sóc rừng: 1.840 ha.

+ Trồng cây phân tán: 2.080.000 cây.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015-2020; tiếp tục thực hiện công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Cánh rừng mu lớn” xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa giai đoạn 2013-2020. Tiếp tục trồng cây Quế kết hợp trồng lâm sản phụ, phát triển chăn nuôi dưới tán rng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.

3. Khai thác gỗ và chế biến lâm sản

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phát triển trồng rừng gỗ lớn gắn với chế biến lâm sản, triển khai xây dựng khoảng 02 mô hình điểm theo hình thức liên kết chuỗi từ trồng rừng đến khai thác và chế biến lâm sản, kết hợp nguồn lực nhà nước và nguồn xã hội hóa là chính; trên cơ sở quy hoạch mạng lưới chế biến và thương mại lâm sản tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu thành lập hội chế biến lâm sản tỉnh nhằm thống nhất về quản lý, liên kết trong sản xuất, tạo ra các sn phẩm gỗ có giá trị chất lượng cao và cạnh tranh với thị trường.

4. Thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương đã ban hành

Triển khai thực hiện các Nghị đnh của Chính phủ: Số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010, số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu sgiai đoạn 2015-2020; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 38/2016/QĐ-TTg về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp; số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng,...

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

Đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, các hội nghị tại thôn bản để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; tiếp tục thực hiện vận động các hộ gia đình, cộng đồng thôn bản sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng, thay đổi nhận thức tập quán sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn có giá trị kinh tế cao.

2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp

Thực hiện tốt Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 10/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thái Nguyên.

Hoàn thành việc tiếp nhận, xây dựng phương án quản lý hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp Vườn Quốc gia Tam Đảo trả về địa phương; xây dựng hồ sơ quản lý, phân định ranh giới và cắm mốc phân chia ba loại rừng trên bản đồ và thực địa trên cơ sở rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng của tỉnh; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án "Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông, lâm nghiệp, các ban qun lý rừng, Vườn quốc gia, các tổ chức sự nghiệp, hộ gia đình và cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên".

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, tổ chức, đặc biệt là các diện tích đất sau chuyển đổi 3 loại rừng, diện tích đất lâm nghiệp đang giao cho UBND xã quản lý; giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất rừng; hạn chế tình trạng xâm canh trồng rừng để người dân và các doanh nghiệp yên tâm đầu tư trồng rừng.

3. Về bảo vệ rừng

Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có, bảo tồn và khắc phục rừng bị suy thoái, đặc biệt là rừng đặc dụng; tăng cưng năng lực thực thi pháp luật, giảm tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng.

Xây dựng các quy ước, hương ước tại thôn, bản về bảo vệ rừng; thực hiện cam kết tham gia quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng; phát triển các mô hình quản lý rừng cộng đồng để nâng cao trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng.

4. Về giao, cho thuê rừng

Thực hiện giao đất, giao rừng gắn với thuê đất, thuê rừng theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức giao mới diện tích UBND xã đang quản lý để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, ưu tiên cho các hộ miền núi, dân tộc thiểu số có nhu cầu sử dụng đất phát triển kinh tế hộ.

Thực hiện rà soát, điều chỉnh lại quỹ đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trước đây cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013 nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả trong việc sử dụng đất lâm nghiệp. Đẩy nhanh công tác giao đất gắn với giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính về đất lâm nghiệp. Tổ chức giao rừng núi đá cho cng đng thôn bản và hộ dân cư quản lý sử dụng lâu dài theo quy định của pháp luật.

Hoàn thiện chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp nhằm tạo động lực để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển, kinh doanh lâm sản và đảm bảo lợi ích thoả đáng cho các chủ rừng.

5. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm

Đầu tư xây dựng, củng cvà cải tạo các rừng giống, vườn giống đảm bảo cung cấp đgiống có chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả trồng rng. Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng theo quy định của pháp luật. Nghiên cứu thực nghiệm một số giống cây nhập nội có giá trị kinh tế cao. Ứng dụng, nhân rộng mô hình thâm canh, nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, trang trại lâm nghiệp, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý và dự báo phòng chống cháy rng, phòng chống sâu bệnh hại trên phạm vi toàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên bằng các biện pháp lâm sinh như cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng ... Nghiên cứu và xây dựng các dự án phát triển lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Tăng cường công tác khuyến lâm, hướng dẫn người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào các khâu trồng, khai thác, chế biến, bảo quản trong sản xuất lâm nghiệp, từng bước hiện đại hóa công tác quản lý trên cơ sở ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng rừng và sản phẩm của một số loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao của tnh, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm.

6. Giải pháp thị trường

Tiếp tục rà soát, quy hoạch các cơ sở chế biến hiện có theo hướng cải tạo nâng cấp nhà xưởng, thay thế bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến, giảm bớt tình trạng xuất khẩu thô, tạo ra các sản phẩm có giá trị như ván nhân tạo, ván sàn, đồ gỗ nội thất, đồ mộc mỹ nghệ,..

Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, gắn với việc ký kết hợp đồng xây dựng vừng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu ổn định cho bà con nông dân làm nghề rừng.

Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lâm sản thông qua chế biến, đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường năng lực thiết kế, tạo dáng, mẫu mã sản phẩm, xúc tiến thương mại, hạ giá thành sản phẩm, để sản phẩm lâm sản của tỉnh đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

7. Về hợp tác quốc tế

Tăng cường xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại lâm sản, lâm sản ngoài gỗ. Kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.

V. NHU CẦU VỐN GIAI ĐOẠN 2018-2020

1. Tổng dự toán nhu cầu vốn: 513.588,95 triệu đồng. Trong đó:

- Nguồn vn ngân sách Trung ương hỗ trợ:  377.116,69 triệu đồng, gồm:

+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 274.946,00 triệu đồng.

+ Nguồn vốn sự nghiệp kinh tế: 103.170,69 triệu đồng.

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ: 18.483,26 triệu đồng.

- Nguồn vốn Chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh: 9.600,00 triệu đồng.

- Nguồn vốn hợp pháp khác: 108.389,00 triệu đồng.

2. Cơ chế huy động vốn

- Ngân sách Trung ương đầu tư, hỗ trợ theo Chương trình mục tiêu phát trin lâm nghiệp bn vững đã được phê duyệt.

- Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản.

- Tăng cường hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế; thu hút nguồn vốn ODA của các nước, tổ chức phi chính phủ đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.

- Lồng ghép các dự án phát triển lâm nghiệp với các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

- Sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định, tiền ủy thác của các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện nội dung chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; đưa các nội dung vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, S Tài chính: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối và bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung kế hoạch được duyệt.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã xác định ranh giới quy hoạch đất lâm nghiệp đến năm 2020 để sử dụng vào mục đích phát triển rừng và tiến hành đo đạc, cập nhật chỉnh lý bản đồ địa chính để phục vụ công tác giao đất gắn với giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch được phê duyệt.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phi hp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp.

5. Sở Công Thương: Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác chống buôn lậu, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn kinh doanh, buôn bán gỗ, lâm sản và động vật hoang dã trái phép; xây dựng, hướng dẫn các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và thị trường lâm sản.

6. Cục Thống kê: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan xác định nội dung, tiêu chí, chỉ s giám sát đánh giá, giá trị ngành lâm nghiệp.

7. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Chỉ đạo lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền, nhất là dân quân tự vệ sẵn sàng hỗ trợ địa phương và chủ rừng ứng cứu các vụ cháy rừng lớn, tham gia ngăn chặn phá rừng, khai thác lâm sản, buôn bán vận chuyển lâm sản trái phép theo chức năng nhiệm vụ và của đơn vị chủ trì đề nghị phối hợp thực hiện.

8. Công an tnh, Cảnh sát PCCC tỉnh: Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án kiểm tra, truy quét, xóa bỏ các tụ điểm và điểm nóng phá rừng, tụ điểm buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm; tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

9. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình ở vùng dân tộc và miền núi, thường xuyên tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số, các cấp chính quyền địa phương tích cực tham gia bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

10. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Thái Nguyên: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức công tác tuyên truyền, xây dựng và phát các bản tin, phóng sự, chương trình phát thanh, truyền hình chuyên đề về công tác bảo vệ rng, phát triển rừng; thông tin kịp thời và đầy đủ bản tin dự báo nguy cơ cháy rừng và các vụ cháy rừng trên địa bàn tnh đến người dân.

11. Hội Nông dân tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức thực hiện Chương trình; vận động, tuyên truyền, chỉ đạo các thành viên trong Hội, tổ chức đoàn tham gia công tác khuyến lâm cùng với nông dân, đoàn viên sng trong rừng và gần rừng tích cực tham gia trồng, bảo vệ rừng; xây dựng các mô hình điểm về kinh tế lâm nghiệp, trồng rừng và bảo vệ rừng.

12. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý; tổ chức thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác để triển khai các hoạt động của Kế hoạch theo quy định.

VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đề nghị Chính phủ:

- Cấp bổ sung kinh phí (nguồn đầu tư phát triển) thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2020 để tỉnh Thái Nguyên chủ động trong tổ chức triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án đã được phê duyệt.

- Ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với ngành lâm nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương

- Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm ban hành hướng dẫn thực hiện các nội dung theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; ban hành hướng dẫn xây dựng Tiêu chuẩn, quy chuẩn đường ranh phòng, chống cháy rừng,..

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT cho phù hợp với quy định của Luật Đất đai hiện hành.

Trên đây là Kế hoạch về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên 03 năm (2018-2020) của UBND tỉnh Thái Nguyên./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Bộ Tài chính (b/c);
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Đ/c Tu
n - PCT UBND tỉnh;
- Hội Nông dân, T
nh đoàn;
- Các Sở: NN&PTNT, TC, CT, KH&CN, KH&ĐT, TN&MT;
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh;
- Công an tỉnh, CSPCCC tỉnh;
- Cục Thống kê, Ban Dân tộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Thái Nguyên;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh: Đ/c Vịnh;
- Lưu: VT, CNN, TH, KT.
Bachđt, 15/6/18,90b

CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

 

Biểu 01: HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH CHO PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG, PHÒNG HỘ, SẢN XUẤT

(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

ĐVT: ha

TT

Loại đất, loại rng

Tổng cộng

Phân theo đơn vị hành chính (huyện)

Định Hóa

Phú Lương

Đại từ

Võ Nhai

Đồng Hỷ

Phú Bình

Phổ Yên

Sông Công

TP Thái Nguyên

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

Tng

179.914,28

30.267,43

16.850,91

29.542,60

62.689,50

23.691,00

6.010,10

7.045,40

1.591,25

2.226,09

1.

Đất rừng đặc dụng

36211,12

7.539,98

-

8.757,60

19.913,54

-

-

-

-

-

a)

Đất có rừng

31948,70

5.965,63

-

8.757,60

17.225,47

-

-

-

-

-

-

Rừng tự nhiên

29791,74

4.032,03

 

8.681,60

17.078,11

0

 

 

 

 

-

Rừng trồng

2156,96

1.933,60

 

76,00

147,36

0

 

 

 

 

b)

Đất chưa có rừng

4262,42

1.574,35

-

-

2.688,07

-

-

-

-

-

-

IA

0,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

IB

90,38

 

 

 

90,38

 

 

 

 

 

-

IC

2871,34

1.574,35

 

 

1.296,99

 

 

 

 

 

-

Nương rẫy

0,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Núi đá

1300,70

 

 

 

1.300,70

 

 

 

 

 

-

Đất khác

0,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Đất rừng phòng h

45971,63

8.947,80

3.232,61

6.002,77

17.903,04

5.773,80

-

2.577,90

368,50

1.165,21

a)

Đất có rừng

42896,63

8.595,33

3.176,81

5.964,51

15.789,74

5.359,64

-

2.577,90

254,90

1.177,80

-

Rừng tự nhiên

22297,73

3.653,30

1.522,93

1.717,81

13.432,24

1944,00

 

14,86

-

12,59

-

Rừng trng

20598,90

4.942,03

1.653,88

4.246,70

2.357,50

3.415,64

 

2.563,04

254,90

1.165,21

b)

Đất chưa có rừng

3087,59

352,47

55,80

38,26

2.113,30

414,16

-

-

113,60

-

-

IA

171,87

 

34,70

38,26

 

95,03

 

 

3,88

 

-

IB

309,53

 

21,10

 

56,20

219,13

 

 

13,10

 

-

IC

1234,67

352,47

 

 

782,20

100,00

 

 

 

 

-

Nương rẫy

0,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Núi đá

5,60

 

 

 

5,60

 

 

 

 

 

-

Đất khác

1365,92

 

 

 

1.269,30

 

 

 

96,62

 

3.

Đất rừng sản xuất

97731,53

13.779,65

13.618,30

14.782,23

24.872,92

17.917,20

6.010,10

4.467,50

1.222,75

1.060,88

a)

Đất có rừng

91662,85

13.779,65

13.314,06

14.482,19

21.631,48

17.227,34

5.703,30

3.756,17

707,18

1.060,88

-

Rừng tự nhiên

24397,47

3.853,65

 

 

12.769,90

7.773,92

0,00

0,00

-

 

-

Rừng trồng

67265,38

9.926,00

13.314,06

14.482,19

8.861,58

9.453,42

5.703,30

3.756,77

707,18

1.060,88

b)

Đất chưa có rừng

6068,68

 

304,24

300,04

3.241,44

689,86

306,80

710,73

515,57

-

-

IA

791,12

 

244,45

 

 

516,66

 

 

30,01

 

-

IB

1124,50

 

59,79

300,04

615,47

149,20

 

 

 

 

-

IC

1749,28

 

 

 

1.725,28

24,0

 

 

 

 

-

Nương rẫy

0,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Núi đá

141,83

 

 

 

141,83

 

 

 

 

 

 

Đất khác

2261,95

 

 

 

758,86

 

306,80

710,73

485,56

 

4.

Đất khác (ngoài QH) có trồng cây lâm nghiệp

20416,76

8.759,32

707,62

2.343,48

5.791,50

939,92

 

 

1.347,86

527,06

 

Biểu 02. KẾT QUẢ BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG 02 NĂM 2016-2017

(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng (2016)

Số lượng (2017)

% tăng (+) giảm (-) so với cùng kỳ năm trước

Ghi chú

1

2

3

 

4

5

6

1

Tổng số vụ vi phạm

vụ

525

364

-30,67

 

1.1

Phá rng trái phép

vụ

9

8

-11,11

 

 

Trong đó phá rừng làm nương rẫy

vụ

0

0

0

 

1,2

Khai thác rừng trái phép

vụ

11

8

-27,27

 

1,3

Vi phạm các quy định về PCCC rừng

vụ

4

0

-100

 

1,4

Vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã

vụ

1

1

0

 

1,5

Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép

vụ

305

207

-32,13

 

1,6

Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản

vụ

24

10

-58,33

 

1,7

Vi phạm khác

vụ

171

130

-23,98

 

2

Tổng diện tích rừng giảm

ha

 

 

 

 

2,1

Do chuyn mục đích sử dụng sang mục đích khác

ha

 

 

 

 

2.2

Do khai thác trắng

ha

729,59

96,72

-86,74

 

 

- Rừng tự nhiên

ha

0

0

0

 

 

- Rừng trồng

ha

759,87

177,1

-76,69

 

2,3

Do cháy rừng

ha

18,76

9,41

-49,84

 

2,4

Do phá rừng trái pháp luật

ha

 

 

0

 

2,6

Do nguyên nhân khác

ha

 

 

0

 

 

Biểu 03. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH 02 NĂM 2016-2017

(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Hạng mục

ĐVT

Nhiệm vụ KH2016

Nhiệm vụ KH 2017

Thực hiệu đến kỳ báo cáo

Kết quả

So vi KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

 

5

6

7

I

BO VỆ RNG

 

17573,52

17573,5

17573,5

100

100

1

Khoán bảo vệ rừng

ha

17573,52

17573,5

17573,5

100

100

1.1

Tại các huyện 30a

 

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

1,2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

 

10694,62

10694,6

10694,6

100

100

a

Rừng phòng hộ

 

6275,13

6275,13

6275,13

100

100

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

4419,49

4419,49

4419,49

100

100

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

1,3

Khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác (không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3)

ha

6878,9

6878,9

6878,9

100

100

a

Rừng phòng hộ

 

6878,9

6878,9

6878,9

100

100

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven bin

 

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

0

0

0

0

0

2,1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

ha

0

0

0

0

0

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên (DD)

 

 

 

 

 

 

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg

ha

 

 

 

 

 

a

Diện tích

ha

 

 

 

 

 

b

Hỗ trợ cộng đồng vừng đệm

cộng đồng

 

 

 

 

 

3

Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng

 

 

 

 

 

 

2,1

Chòi canh lửa rng

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

b

Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

Slượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

2,2

Trạm bảo vệ rừng

m2

 

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

b

Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

2,4

Đường ranh cản lửa

 

 

 

 

 

 

a

Băng trắng

Km

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

Tu b, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

b

Băng xanh

Km

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

Tu bổ, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

2,5

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng

cái

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

Sa chữa, cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

4

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

II

PHÁT TRIỂN RỪNG

 

 

 

 

 

 

1

Khoanh nuôi tái sinh rng

ha

 

 

 

 

 

1.1

KNTS tự nhiên

 

1214,24

1214,24

1214,24

100

100

a

Mới

 

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

1214,24

1214,24

1214,24

100

100

1,2

KNTS có trồng bổ sung cây LN

 

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

2

Trồng rừng

ha

7333,22

7391,3

14724,5

107

107

2,1

Trng rừng PH, ĐD

ha

819,19

489,4

1308,59

 

 

a

Phòng hộ

 

761,89

489,4

1251,29

 

 

 

Trong đó phòng hộ ven biển

 

 

 

0

 

 

b

Đặc dụng

 

57,3

 

57,3

 

 

2.2

Trồng rừng sản xuất

ha

6514,03

6901,9

13415,9

 

 

 

Trng mới

ha

2042

500

2542

 

 

 

Trồng lại rừng sau khai thác

ha

4471,55

6401,9

10873,5

 

 

3

Chăm sóc rừng

ha

783

1322,7

1322,7

100

100

3.1

Rừng phòng hộ, đặc dụng

ha

783

1322,7

1322,7

 

 

3.2

Rừng sản xuất

ha

 

 

 

 

 

4

Cải tạo rừng

ha

 

 

 

 

 

5

Trồng cây phân tán

nghìn cây

1224

562,242

1786,24

 

 

6

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

III

S DNG RỪNG

 

 

 

 

 

 

1

Khai thác rừng tự nhiên

 

404,739

 

404,739

 

 

 

- Khai thác chính

m3

285,468

 

285,468

 

 

 

- Khai thác tận dụng

m3

119,271

 

119,271

 

 

2

Khai thác rừng trồng

 

139595

146774

286369

 

 

 

Diện tích

ha

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

m3

139595

146774

286369

 

 

3

Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài g

 

650000

780500

1430500

 

 

3.1

Tre nứa

 

650000

780500

1430500

 

 

 

Slượng

nghìn cây

650000

780500

1430500

 

 

 

Sản lượng

tấn

 

 

 

 

 

3.2

...

 

 

 

 

 

 

4

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

IV

CẤP CHNG CHỈ QUN LÝ RNG BỀN VNG

ha

 

 

 

 

 

1

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 04. TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 02 NĂM 2016, 2017

(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Nguồn vốn

Kế hoạch 2016

Kế hoạch 2017

Thực hiện đến kỳ báo cáo

Kết quả

So với KH (%)

1

2

3

 

4

5

 

TNG

55.115

46.948,7

82.264,0

 

I

Ngân sách nhà nước

54.717

45.268,2

80.185,5

80

1

Trung ương

46.600

42.585,0

69.385,0

 

a

Đu tư phát triển

40.000

22.785,0

62.785,0

 

b

Sự nghiệp

6.600

19.800,0

6.600,0

 

2

Địa phương

8.117

2.683

10.800,5

100

a

Đầu tư phát triển

6.917

1.340,2

8.257,5

 

b

Sự nghiệp

1.200,0

1.343,0

2.543,0

 

II

Vn ODA

-

-

 

 

III

Dịch vụ môi trường rừng

398,0

1.680,5

2.078,5

100

IV

Tín dụng

-

-

 

 

V

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

-

-

 

 

 

Biểu 05. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH BẢO VỆ RỪNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG GIAI ĐOẠN 2018-2020

(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Hạng mục

% giảm so với năm hiện hành

Ghi chú

Tính bình quân tỉnh

 

Chia theo địa bàn huyện/Quận

Định Hóa

Phú Lương

Đại từ

Võ Nhai

Đồng Hỷ

Phú Bình

TX. Phổ Yên

TP. Sông Công

TP. Thái Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Vi phạm các quy định nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Phá rừng trái pháp luật

100,00

100

100

100

100

100

100

100

100

100

 

 

Trong đó phá rừng làm nương rẫy

96,67

100

100

100

100

70

100

100

100

100

 

1,2

Khai thác rừng trái pháp luật

72,16

44,44

70

80

25

50

90

100

100

90

 

1,3

Vi phạm các quy định về PCCC

95,56

100

100

100

100

80

90

100

100

90

 

1,4

Vi phạm quy định về sử dụng đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dng, rng phòng hộ, rừng sản xuất

88,89

100

100

100

100

50

100

50

100

100

 

1,5

Vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã

92,22

100

100

100

100

50

90

100

100

90

 

1,6

Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái pháp luật

55,77

61,9

50

50

20

50

90

30

100

50

 

1,7

Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản

92,81

55,33

100

100

100

100

90

100

100

90

 

1,8

Vi phạm khác

69,70

67,31

60

100

20

50

90

50

100

90

 

2

Diện tích rng bị thiệt hại

-

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

2,1

Cháy rừng (ha)

-

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

Cháy rừng (số vụ)

-

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

2,2

Phá rừng trái pháp luật

-

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

BIỂU 06. TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG 03 NĂM (2018-2020)

(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Hạng mục

Khối lượng

Mức đầu tư, hỗ trợ (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo nguồn vốn (Tr.đ)

Ngân sách nhà nước

DVMTR

Vốn hợp pháp khác (Tchức, cá nhân tự đầu tư)

Tng NSNN

Trong đó

Chia ra

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát triển

Vốn snghiệp

Tng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Vn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

16

18

 

TNG

 

 

513.588,95

395.599,95

279.446,00

117.153,95

377.116,69

274,946,00

103.170,69

18.483,26

4.500,00

13.983,26

9.600,00

108.389,00

I

BO VỆ RỪNG

 

 

71.165,69

71.165,69

6.000,00

65.165,69

63.425,69

1.500,00

61.925,69

7.740,06

4.500,00

3.240,00

-

-

1

Khoán bảo vệ rừng

 

 

36.564,69

36,564,69

-

36.564,69

33.324,69

-

33.324,69

3.240,00

-

3.240,00

-

-

1.1

Tại các huyện 30a

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

-

Năm 1

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

-

Năm thứ 2 đến năm thứ 5

 

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

-

-

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

 

 

35,359,19

35.359,19

-

35.359,19

32.119,19

-

32.119,19

3.240,00

-

3.240,00

-

-

a

Rừng phòng hộ

45.037,98

 

18.015,19

18.015,19

-

18.015,19

18.015,19

-

18.015,19

-

-

-

 

 

-

Năm 1

13.577,53

0,40

5,431,01

5.431,01

 

5.431,01

5.431,01

 

5.431,01

 

 

 

 

 

-

Năm thứ 2 đến năm thứ 5

31.460,45

0,40

12.584,18

12.584,18

 

12.584,18

12.584,18

 

12.584,18

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

43.360,00

0,40

17,344,00

17.344,00

 

17.344,00

14.104,00

 

14.104,00

3.240,00

 

3.240,00

 

 

1,3

Khoán bảo vệ rừng cho các đi tượng khác (không thuộc đi tượng tại mục 1.2, 1.3)

4.018,32

-

1,205,50

1.205,50

-

1.205,50

1.205,50

-

1.205,50

-

-

-

-

-

a

Rừng phòng hộ

4.018,32

 

1,205,50

1.205,50

-

1.205,50

1.205,50

-

1.205,50

-

-

-

 

 

-

Năm 1

253,54

0,30

76,06

76,06

 

76,06

76,06

 

76,06

 

 

 

 

 

-

Năm thứ 2 đến năm thứ 5

3.764,78

0,30

1.129,43

1.129,43

 

1.129,43

1.129,43

 

1.129,43

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

-

24.916,00

24.916,00

-

24.916,00

24.916,00

 

24.916,00

-

-

-

-

 

2,1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

29.367,30

 

12.300,00

12.300,00

 

12.300,00

12.300,00

 

12.300,00

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ, đặc dụng

29.367,30

 

12.300,00

12.300,00

 

12.300,00

12.300,00

 

12.300,00

 

 

 

 

 

-

Năm 1

9.789,10

0,46

4.468,72

4.468,72

 

4.468,72

4.468,72

 

4.468,72

 

 

 

 

 

-

Năm thứ 2 đến năm thứ 5

19.578,20

0,40

7.831,28

7.831,28

 

7.831,28

7.831,28

 

7.831,28

 

 

 

 

 

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,2

Htrợ bo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg

 

 

12.616,00

12.616,00

 

12.616,00

12.616,00

 

12.616,00

 

 

 

 

 

a

Diện tích

43.360,00

0,10

4.336,00

4.336,00

 

4.336,00

4.336,00

 

4.336,00

 

 

 

 

 

b

Htrợ cộng đồng vùng đệm

207

40,00

8.280,00

8.280,00

 

8.280,00

8.280,00

 

8.280,00

 

 

 

 

 

3

Xây dựng cơ sở htầng phòng cháy, chữa cháy rừng

 

 

5.185,00

5.185,00

1.500,00

3.685,00

5.185,00

1.500,00

3.685,00

 

 

 

 

 

3,1

Chòi canh la rừng

8,00

 

1.200,00

1.200,00

 

1.200,00

1.200,00

 

1.200,00

 

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

8,00

150,00

1.200,00

1.200,00

 

1.200,00

1.200,00

 

1.200,00

 

 

 

 

 

 

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Din tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,2

Trạm bo vệ rừng

 

750,00

750,00

750,00

750,00

 

750,00

750,00

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

 

750,00

750,00

750,00

750,00

 

750,00

750,00

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

1,00

750,00

750,00

750,00

750,00

 

750,00

750,00

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

120,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Sa chữa, cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Slượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,3

Đường ranh cản la

25,00

30,00

750,00

750,00

750,00

 

750,00

750,00

 

-

-

-

-

-

a

Băng trắng

25,00

30,00

750,00

750,00

750,00

 

750,00

750,00

 

-

-

-

-

-

 

Xây dựng mới

25,00

30,00

750,00

750,00

750,00

 

750,00

750,00

 

 

 

 

 

 

 

Tu bổ, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Băng xanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tu bổ, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,4

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rng

29

 

2.485,00

2.485,00

 

2.485,00

2.485,00

 

2.485,00

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới (Bảng điện tử)

12

200,00

2.400,00

2.400,00

 

2.400,00

2,400,00

 

2.400,00

 

 

 

 

 

 

Sa chữa, cải tạo nâng cấp

17

5,00

85,00

85,00

 

85,00

85,00

 

85,00

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nhiệm vụ khác

 

 

4.500,00

4.500,00

4.500,00

-

-

-

-

4.500,00

4.500,00

 

 

 

-

Xây dựng và nâng cấp hồ cha nước

 

2.500,00

2.500,00

2.500,00

2.500,00

 

 

 

 

2.500,00

2.500,00

 

 

 

-

Sửa chữa đường lâm nghiệp

 

 

2.000,00

2.000,00

2.000,00

 

 

 

 

2.000,00

2.000,00

 

 

 

II

PHÁT TRIN RỪNG

 

 

138.144,00

128.544,00

123.549,00

4.995,00

128.544,00

123.549,00

4.995,00

-

-

-

9.600

-

1

Khoanh nuôi tái sinh rừng

1.665,00

 

4.995,00

4.995,00

 

4.995,00

4.995,00

 

4.995,00

 

 

 

 

 

1,1

KNTS tự nhiên (ha) (3 triệu đồng/6 năm)

1.665,00

 

4.995,00

4.995,00

 

4.995,00

4.995,00

 

4.995,00

 

 

 

 

 

a

Mới

1.665,00

3,00

4.995,00

4.995,00

 

4.995,00

4.995,00

 

4.995,00

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,2

KNTS có trồng bổ sung cây LN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trồng rừng

11.490,00

-

94.749,00

94.749,00

94.749,00

-

94.749,00

94.749,00

 

 

 

 

 

 

2,1

Trng rừng PH, ĐD

1.040,00

 

39.744,00

39.744,00

39.744,00

 

39.744,00

39.744,00

 

 

 

 

 

 

a

Phòng hộ

1.690,00

20,00

33.800,00

33.800,00

33.800,00

 

33.800,00

33.800,00

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Đặc dụng

150,00

20,00

3.000,00

3.000,00

3.000,00

 

3.000,00

3.000,00

 

 

 

 

 

 

c

Chi phí QLDA (8% tăng mức hỗ trợ đầu tư lâm sinh)

 

 

2.944,00

2.944,00

2.944,00

 

2.944,00

2.944,00

 

 

 

 

 

 

2.2

Trồng rng sản xuất

9.650,00

 

55.005,00

55.005,00

55.005,00

 

55.005,00

55.005,00

 

 

 

 

 

 

a

Trồng mới

1.915,62

5,00

9.578,10

9.578,10

9.578,10

 

9.578,10

9.578,10

 

 

 

 

 

 

b

Trồng lại rng sau khai thác

7.734,38

5,00

38.671,90

38.671,90

38.671,90

 

38.671,90

38.671,90

 

 

 

 

 

 

c

Chi phí QLDA (8% tổng mức hỗ trợ đầu tư lâm sinh)

 

 

3,860,00

3.860,00

3.860,00

 

3.860,00

3.860,00

 

 

 

 

 

 

d

Thiết kế TRSX (300,000đ/ha)

9.650,00

0,30

2.895,00

2.895,00

2.895,00

 

2.895,00

2.895,00

 

 

 

 

 

 

3

Chăm sóc rừng

1.840,00

10,00

18.400,00

18.400,00

18.400,00

-

18.400,00

18.400,00

 

 

 

 

 

 

3.1

Rng phòng hộ, đặc dụng

1.840,00

10,00

18.400,00

18.400,00

18.400,00

 

18.400,00

18.400,00

 

 

 

 

 

 

3.2

Rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Cải tạo rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Trồng cây phân tán

2.080,00

5,00

10.400,00

10.400,00

10.400,00

 

10.400,00

10.400,00

 

 

 

 

 

 

6

Nhim vụ khác

 

 

9.600,00

-

-

-

-

-

-

-

-

-

9.600,00

 

6,1

Trồng rừng thay thế

200,00

48,00

9.600,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.600

 

III

SỬ DỤNG RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khai thác rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khai thác rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

CP CHỨNG CHQUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rng trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

HOẠT ĐỘNG CỦA VPTT CTMT PTLNBV CP TỈNH

 

 

1.000,00

1.000,00

 

1.000,00

1.000,00

 

1.000,00

 

 

 

 

 

VI

NHIỆM VỤ KHÁC

 

 

304.279,26

195,890,26

149.897,00

45.993,26

185.147,00

149.897,00

35.250,00

10.743,26

-

10.743,26

-

108,389

1

Theo dõi DBTNR (ha)

18.530,00

0,06

1.148,86

1.148,86

 

1.148,68

-

 

 

1.148,86

 

1.148,86

 

 

2

Diễn tập PCCCR (đợt)

30,00

50,00

1.500,00

1.500,00

 

1.500,00

1.500,00

 

1.500,00

 

 

-

 

 

3

Htrợ Gạo trồng rừng thay thế nương rẫy (tấn gạo)

2.250,00

15,00

33.750,00

33.750,00

 

33.750,00

33.750,00

 

33.750,00

 

 

 

 

 

4

Xây dựng đề án phát triển hệ thống đường ranh cản la phục vụ PCCCR, vận xuất, vận chuyển LS giai đoạn 2017-2020

 

 

491,00

491,00

 

491,00

 

 

 

491,00

 

491,00

 

 

5

Xây dựng DA trợ cấp gạo cho hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương ry tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020

 

 

110,00

110,00

 

110,00

 

 

 

110,00

 

110,00

 

 

6

DA hàng cây đi đời nhớ ơn Bác Hồ tnh Thái Nguyên, giai đoạn 2014-2016

 

 

1.441,10

1.441,10

 

1.441,10

 

-

 

1.441,10

 

1.441,10

 

 

7

Đề án phát triển chế biến thương mại và quy hoạch mạng lưới chế biến lâm sản tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020

 

 

2.000,00

2.000,00

 

2.000,00

 

 

 

2.000,00

 

2.000,00

 

 

8

Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống cây trồng lâm nghiệp tỉnh thái nguyên giai đoạn 2015- 2020

 

 

1.000,00

1.000,00

 

1.000,00

 

 

 

1.000,00

 

1.000,00

 

 

9

Dự án xây dựng công trình hệ thống đường lâm nghiệp phục vụ sản xuất, phát triển, bảo vệ, phòng chống cháy rừng tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn I)

 

 

71.113,00

64.095,00

64.095,00

 

64.095,00

64.095,00

 

-

 

-

 

7,018,00

10

Dự án Điều chỉnh phân định ranh giới, cm mốc, bng 3 loại rừng tnh Thái Nguyên năm 2015"

 

 

1.046,00

1.046,00

 

1.046,00

 

 

 

1.046,00

 

1.046,00

 

 

11

Dự án rà soát, điều chỉnh rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tnh Thái Nguyên năm 2016

 

 

987,00

987,00

 

987,00

 

 

 

987,00

 

987,00

 

 

12

XD Đán: Xác lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan HNúi Cốc tỉnh Thái Nguyên

 

 

2.519,30

2.519,30

 

2.519,30

 

 

 

2.519,30

 

2.519,30

 

 

13

Đề án Bảo vệ và Phát triển rừng khu ATK Định Hoá tỉnh Thái Nguyên giai đon 2008-2020

 

 

182.373,00

81.002,00

81.002,00

 

81.002,00

81.002,00

 

 

 

 

 

101.371,00

4

XDCSHT

 

 

4.800,00

4.800,00

4.800,00

 

4.800,00

4.800,00

 

 

 

 

 

 

-

DA đường LN thôn 6 đi Nà Chả xã Phú Tiến

 

900,00

900,00

900,00

900,00

 

900,00

900,00

 

 

 

 

 

 

-

DA đường LN Tân Phương đi Nà Tậu, xã Tân Dương

 

900,00

900,00

900,00

900,00

 

900,00

900,00

 

 

 

 

 

 

-

DA đường LN xóm 6 đi xóm 7 Kim Tân, xã Kim Sơn

 

1.350,00

1.350,00

1.350,00

1.350,00

 

1.350,00

1.350,00

 

 

 

 

 

 

-

DA đường LN Văn Lương, Trung Lương, xã Trung Lương

 

1.350,00

1.350,00

1.350,00

1.350,00

 

1,350,00

1.350,00

 

 

 

 

 

 

 

DA hỗ trợ XD nhà văn hóa xóm Khuân Tát, xã Phú Đình

 

300,00

300,00

300,00

300,00

 

300,00

300,00

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 8. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN SỰ NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG 03 NĂM 2018-2020

(Kèm theo Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 02/8/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

TT

Hạng, mục

ĐVT

Khối lượng

Định mức

Thành tiền

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

 

TNG

 

 

 

103.170,69

 

1

Khoán bảo vệ rừng

ha

84.316,30

 

33.324,69

 

1.1

Tại các huyện 30a

 

-

 

-

 

a

Rừng phòng hộ

 

-

 

-

 

-

Năm 1

 

-

-

-

 

-

Năm thứ 2 đến năm thứ 5

 

-

-

-

 

b

Rừng đặc dụng

 

-

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

-

 

 

 

1,2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

 

80.297,98

 

32.119,19

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biểu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

a

Rừng phòng hộ

 

45.037,98

 

18.015,19

 

-

Năm 1

 

13.577,53

0,40

5.431,01

 

-

Năm th2 đến năm thứ 5

 

31.460,45

0,40

12.584,18

 

b

Rừng đặc dụng

 

35.260,00

0,40

14.104,00

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

-

 

 

 

1.3

Khoán bảo vệ rừng cho các đi tượng khác (không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3)

 

4.018,32

 

1.205,50

 

a

Rừng phòng hộ

 

4.018,32

 

1.205,50

 

-

Năm 1

 

253,54

0,30

76,06

 

-

Năm thứ 2 đến năm thứ 5

 

3.764,78

0,30

1.129,43

 

b

Rừng đặc dụng

 

-

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

-

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

29.36730

 

24.916,00

 

2,1

H trbảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

ha

29.367,30

 

12.300,00

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biểu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT

a

Rừng phòng hộ, đặc dụng

 

29.367,30

 

12.300,00

 

-

Năm 1

 

9.789,10

0,46

4.468,72

 

-

Năm thứ 2 đến năm thứ 5

 

19.578,20

0,40

7.831,28

 

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

-

 

 

 

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg

 

 

 

12.616,00

 

a

Diện tích

Ha

43.360,00

0,10

4.336,00

 

b

Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

Cộng đồng

207,00

40,00

8.280,00

 

3

Khoanh nuôi tái sinh rừng

ha

1.665,00

 

4.995,00

 

1.1

KNTS tự nhiên (3 triệu/6 năm)

 

1.665,00

3,00

4.995,00

 

a

Mới

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

1.2

KNTS có trồng bổ sung cây LN

 

-

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

Trong đó: thuộc đối tượng Nghị định 75/2015/NĐ-CP

 

 

 

 

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

 

Mới

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

4

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bn vững

ha

-

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

 

 

 

 

 

5

Nhiệm vụ khác

 

 

 

38.935,00

 

 

Bin báo cháy rừng (làm mới)

Bin

12

200,00

2.400,00

 

 

Sửa chữa biển báo cháy rừng

Biển

17

5,00

85,00

 

 

Hỗ trợ Gạo trồng rừng thay thế nương rẫy

Tấn

2.250,00

15,00

33.750,00

 

 

Chòi canh lửa rừng

Chòi

8

150

1200

 

 

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng

Đợt

30

50

1500

 

6

Hoạt động của Văn phòng thường trực CTMT Phát triển lâm nghiệp BV cấp tỉnh

 

 

 

1000,00

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 95/KH-UBND ngày 02/08/2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Thái Nguyên 03 năm (2018-2020)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.263

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.250.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!