Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 728/QĐ-UBND 2018 đất đai có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh Đắk Nông

Số hiệu: 728/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Nguyễn Bốn
Ngày ban hành: 17/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 728/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 17 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH DO CÁC CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP KHÔNG THUỘC DIỆN SẮP XẾP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2014/NĐ-CP, BAN QUẢN LÝ RỪNG VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; xác định giá đất thuê; giao đất; cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

Căn cứ Công văn số 2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 66/TTr-STNMT ngày 12 tháng 02 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu của Đề án:

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. Phạm vi thực hiện Đề án:

Đối với diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, vườn Quốc gia, Khu bảo tồn, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích: 246.006,28 ha, do các nhóm đối tượng dưới đây đang quản lý, sử dụng:

- 01 Vườn quốc gia, 05 Ban quản lý rừng, 02 Khu bảo tồn thiên nhiên, với tổng diện tích 81.299,46 ha.

- 64 tổ chức khác: 73.165,66 ha.

- Đất thu hồi của các nông, lâm trường bàn giao về địa phương quản lý, bố trí sử dụng sau khi rà soát theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP là: 34.535 ha.

- Đất thu hồi của các Công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý, bố trí sử dụng sau khi rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP (gồm 10 Công ty sắp xếp lại và 06 công ty giải thể) là: 57.007,16 ha.

(Khối lượng cụ thể nêu trong Đề án kèm theo Tờ trình số 66/TTr-STNMT ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường).

3. Nội dung thực hiện Đề án

- Lập và thực hiện các Thiết kế kỹ thuật - dự toán, gồm: xác định ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính đối với toàn bộ diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, Ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh.

- Lập phương án sử dụng đất, thực hiện các thủ tục chuyển đổi hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang Nhà nước cho thuê đất đối với các doanh nghiệp sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh.

- Lập phương án quản lý, sử dụng đất đối với diện tích đất do các nông, lâm trường hoặc các tổ chức chuyển đổi từ nông, lâm trường bàn giao cho các địa phương quản lý, bố trí sử dụng.

- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, xử lý vi phạm đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường.

4. Cơ quan chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

5. Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông.

6. Đơn vị thực hiện Đề án: Lựa chọn các đơn vị thực hiện Đề án theo quy định.

7. Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2018 - 2021.

8. Kinh phí thực hiện:

Tổng khái toán kinh phí thực hiện Đề án là: 383.963.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám mươi ba tỷ chín trăm sáu mươi ba triệu đồng).

9. Nguồn vốn thực hiện dự án: Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện Đề án.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện Đề án theo quy định.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thẩm định, thanh quyết toán việc sử dụng nguồn vốn theo đúng quy định của Nhà nước.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc xác định ranh giới theo quy định.

4. UBND các huyện, thị xã phối hợp với các Sở, Ban, ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KTKH, NN(Tha).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Bốn

 

UBND TỈNH ĐẮK NÔNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/TTr-STNMT

Đắk Nông, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

TỜ TRÌNH

VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH DO CÁC CÔNG TY NÔNG, LÂM NGHIỆP KHÔNG THUỘC DIỆN SẮP XẾP THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2014/NĐ-CP, BAN QUẢN LÝ RỪNG VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý về đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

Căn cứ Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp;

Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý về đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

Căn cứ Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; xác định giá đất thuê; giao đất; cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp;

Thực hiện Công văn số 2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28/6/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg và Công văn 1246/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 12/7/2016 của Tổng Cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn Đề cương chi tiết xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở các ý kiến góp ý của các Sở (Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư) và UBND các huyện, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án và đề nghị UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. Nội dung thực hiện Đề án:

- Lập và thực hiện các Thiết kế kỹ thuật - dự toán, gồm: xác định ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính đối với toàn bộ diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, vườn Quốc gia, Khu bảo tồn, ban quản lý rừng và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh.

- Lập phương án sử dụng đất, thực hiện các thủ tục chuyển đổi hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang Nhà nước cho thuê đất đối với các doanh nghiệp sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh.

- Lập phương án quản lý, sử dụng đất đối với diện tích đất do các nông, lâm trường hoặc các tổ chức chuyển đổi từ nông lâm trường bàn giao cho các địa phương quản lý, bố trí sử dụng.

- Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, xử lý vi phạm đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường.

- Công tác quản lý thực hiện Đề án: hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý dự án; kiểm tra, đôn đốc tiến độ, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án; đánh giá giữa kỳ (sơ kết) và tổng kết Đề án.

3. Cơ quan chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông;

4. Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông.

5. Đơn vị thực hiện Đề án: Lựa chọn các đơn vị thực hiện Đề án theo quy định.

6. Thời gian thực hiện Đề án: Giai đoạn 2018 - 2021.

7. Kinh phí thực hiện:

Tổng khái toán kinh phí thực hiện Đề án là; 383.963,0 triệu đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám mươi ba ngàn chín trăm sáu mươi ba triệu đồng).

8. Nguồn vốn thực hiện dự án: Đề xuất Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện Đề án.

Hồ sơ kèm theo Tờ trình gồm có:

- Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

- Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án.

Kính trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- PVP UBND tỉnh ;
- Lưu: VT-ĐKTK.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Bùi Thanh Hà

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH HIỆN DO CÁC CÔNG TY NÔNG NGHIỆP, CÔNG TY LÂM NGHIỆP KHÔNG THUỘC DIỆN SẮP XẾP LẠI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 118/2014/NĐ-CP, BAN QUẢN LÝ RỪNG VÀ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP KHÁC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG
(Kèm theo Tờ trình số: 66/TTr-STNMT ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

Phần I.

THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án

- Nghị quyết 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

- Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị Quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định bản đồ địa chính;

- Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP và văn bản chỉ đạo có liên quan tại địa phương;

- Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT ngày 26/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định việc lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công ty nông, lâm nghiệp;

- Công văn số 2574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28/6/2016 của Tổng cục Quản lý đất đai về thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng;

- Công văn 1246/TCQLĐĐ-CĐKĐĐ ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Tổng Cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn Đề cương chi tiết xây dựng Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông lâm trường quốc doanh;

2. Mục tiêu của Đề án

2.1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, vườn Quốc gia, Khu bảo tồn, Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Thiết lập hệ thống bản đồ và hồ sơ kỹ thuật phản ánh tính chính xác, đầy đủ đúng hiện trạng, ranh giới các loại đất; ranh giới đất thuộc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng.

- Rà soát, xác định rõ ràng nguồn gốc sử dụng đất, diện tích chính xác theo loại đất; xây dựng phương án sử dụng đất; hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất cho thuê đất đồng bộ, thống nhất và theo đúng quy định hiện hành.

- Hoàn thành việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính.

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật, xử lý kịp thời các vi phạm về quản lý, sử dụng đất.

- Đề xuất các giải pháp, chính sách để xử lý những tồn tại, bất cập và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

3. Phạm vi địa bàn thực hiện Đề án

Phạm vi đất thực hiện Đề án bao gồm đất hiện do các nhóm đối tượng dưới đây quản lý, sử dụng:

(1) Các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các tổ chức sự nghiệp có tên gọi khác thực hiện nhiệm vụ sự nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp (dưới đây gọi là Đối tượng 1). Cụ thể gồm:

- 01 Vườn quốc gia, 02 Khu bảo tồn thiên nhiên, 05 Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

(2) Các công ty nông, lâm nghiệp, cộng đồng và các tổ chức có tên gọi khác hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trừ các đơn vị thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP (dưới đây gọi là Đối tượng 2). Cụ thể gồm có 64 đơn vị.

(3) Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang quản lý, sử dụng đất do các nông, lâm trường và các tổ chức được chuyển đổi từ nông, lâm trường bàn giao về địa phương trong quá trình thực hiện các Nghị quyết số 28-NQ/TW (2003), 30-NQ/TW (2014) và các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, Nghị định số 118/2014/NĐ-CP (dưới đây gọi là Đối tượng 3).

4. Nhiệm vụ của Đề án

- Rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất đối với các tổ chức Đối tượng 1 và Đối tượng 2, gồm: 01 vườn quốc gia, 05 Ban quản lý rừng, 02 khu bảo tồn thiên nhiên và 64 tổ chức sự nghiệp khác, với chiều dài đường ranh giới khoảng 1.875 km; cắm mốc ranh giới khoảng 1.745 mốc.

- Thành lập lưới địa chính 1.015 điểm.

- Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 diện tích 140.351,58 ha; bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000 diện tích 14.112,54 ha; bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 diện tích 91.542,16 ha.

- Lập phương án sử dụng đất, chuyển hình thức giao đất từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp và các tổ chức có tên gọi khác hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, trừ các đơn vị thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

- Lập phương án quản lý, sử dụng đất đối với diện tích đất do các nông, lâm trường hoặc các tổ chức chuyển đổi từ nông lâm trường bàn giao cho các địa phương trong quá trình thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW (2003), Nghị định 170/2004/NĐ-CP, Nghị định 200/2004/NĐ-CP; Nghị quyết 30-NQ/TW (2013). Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gồm cấp GCN lần đầu và cấp đổi GCN), lập hồ sơ địa chính.

- Tích hợp dữ liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường (bao gồm cả dữ liệu địa chính đối với đất của các công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP).

- Kiểm tra, kiểm soát, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất.

5. Các hoạt động chính của Đề án

a) Lập, trình duyệt các Thiết kế kỹ thuật - Dự toán xác định ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đo đạc, lập bản đồ địa chính; đăng ký cấp GCN, lập hồ sơ địa chính, tích hợp dữ liệu địa chính, xây dựng bộ dữ liệu địa chính đất có nguồn gốc nông, lâm trường.

b) Lập và thực hiện phương án sử dụng đất của các tổ chức.

c) Lập và thực hiện phương án quản lý, sử dụng quỹ đất do các nông, lâm trường hoặc các tổ chức chuyển đổi từ nông lâm trường bàn giao về địa phương.

d) Tổ chức thực hiện các Thiết kế kỹ thuật - Dự toán:

+ Rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất đối với đất thuộc người sử dụng đất.

+ Đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính chi tiết;

+ Cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính.

+ Tích hợp dữ liệu địa chính đất có nguồn gốc nông, lâm trường vào cơ sở dữ liệu địa chính.

+ Xây dựng bộ dữ liệu địa chính đất có nguồn gốc nông, lâm trường.

đ) Lập và thực hiện phương án sử dụng đất, chuyển hình thức giao đất từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

e) Xác định giá đất phục vụ thu tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất.

f) Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, xử lý vi phạm đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường.

g) Công tác chỉ đạo, quản lý thực hiện Đề án, gồm:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kỹ thuật, quản lý chất lượng, quản lý dự án;

- Kiểm tra, đôn đốc tiến độ, xử lý vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án;

- Đánh giá giữa kỳ (sơ kết) và tổng kết Đề án.

6. Thời gian thực hiện Đề án

Từ năm 2017 đến hết năm 2021.

Trong đó, trong năm 2017 thực hiện xây dựng và trình phê duyệt Đề án; từ năm 2018-2021 triển khai lập và thực hiện thiết kế kỹ thuật - dự toán, các kế hoạch, chương trình hoạt động, nghiên cứu; năm 2021 tổ chức tổng kết Đề án.

7. Tổng dự toán kinh phí thực hiện Đề án

Tổng khái toán kinh phí thực hiện Đề án là: 383.963,0 triệu đồng (Bằng chữ: Ba trăm tám mươi ba ngàn chín trăm sáu mươi ba triệu đồng).

8. Nguồn vốn thực hiện Đề án

Đề xuất Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

9. Các đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện Đề án

- Cơ quan Chủ trì Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

- Cơ quan Chủ trì thực hiện Đề án: Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông.

- Đơn vị thực hiện: Các đơn vị tư vấn có đủ năng lực được Chủ đầu tư ký hợp đồng thực hiện (dưới hình thức Nhà nước đặt hàng dịch vụ).

- Đơn vị tham gia phối hợp: các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Thanh tra; Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã; các tổ chức sử dụng đất và các đơn vị thi công.

- Hình thức lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện: Đặt hàng (Chỉ định thầu) theo quy định của pháp luật.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Các nông, lâm trường quốc doanh đã có quá trình hình thành và phát triển trên 60 năm, có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh. Từ công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển các nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004; Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ; công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị, cụ thể bằng Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014. Các chủ trương, chính sách trên đã làm thay đổi mô hình hoạt động, phương thức quản lý của các nông, lâm trường ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế; công tác quản lý, sử dụng đất đai được chặt chẽ, có hiệu quả hơn. Các nông, lâm trường đã thực hiện việc rà soát, sắp xếp lại trên sổ sách và bản đồ, làm rõ thêm một bước về đất đai, tài sản trên đất, lập quy hoạch sử dụng đất gắn với phương án sản xuất kinh doanh; xác định được diện tích cần thiết giữ lại, diện tích bàn giao về địa phương quản lý, bố trí sử dụng, góp phần giải quyết đất ở, đất sản xuất cho người dân; một số ít công ty nông, lâm nghiệp thực hiện giao khoán đất, tổ chức sử dụng đất có hiệu quả hơn, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Một số doanh nghiệp đã đổi mới cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp; tạo quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy vậy, diện tích đất đai có nguồn gốc từ các từ nông trường, lâm trường quốc doanh quản lý, sử dụng hiện nay là rất lớn, nhưng công tác quản lý, sử dụng đất vẫn còn nhiều bất cập như: Ranh giới chưa được phân định rõ ràng, nhiều diện tích đất còn sử dụng không đúng mục đích, đất cho thuê, cho mượn trái quy định của Nhà nước, đất bị lấn chiếm, tranh chấp ... được xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật.

Để khắc phục tình trạng trên, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng (Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 (Chỉ thị số 11/CT-TTg) nhằm triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2016 - 2020 tại địa phương.

Đắk Nông là tỉnh miền trung Tây nguyên, thuộc vùng cao nguyên có độ cao trung bình từ 600 m đến 800 m so với mực nước biển, có đường biên giới với Campuchia. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hình thành và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã trải qua những giai đoạn khác nhau theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Hầu hết các công ty nông, lâm nghiệp từ khi thành lập đến nay đều có thay đổi về quy mô diện tích đất đai; thay đổi nhiệm vụ, quy mô sản xuất; một số đơn vị thay đổi về loại hình tổ chức thông qua việc thực hiện rà soát về ranh giới quỹ đất, sắp xếp, đổi mới và phát triển tổ chức theo hướng phù hợp với trình độ quản lý và đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội.

Theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã được rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP. Theo đó, các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được tiếp tục rà soát, làm rõ thực trạng việc quản lý, sử dụng đất; đo đạc lập bản đồ, cắm mốc ranh giới sử dụng đất; xây dựng phương án sử dụng đất, trong đó làm rõ diện tích từng loại đất được giữ lại sử dụng, diện tích đất bàn giao cho địa phương quản lý, bố trí sử dụng.

Tuy nhiên, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là các Đối tượng 1, Đối tượng 2 và Đối tượng 3 nêu ở trên được giao quản lý, sử dụng đất do các nông lâm trường chuyển về hoặc chuyển đổi trong quá trình thực hiện các Nghị định số 170/2004/NĐ-CP, 200/2004/NĐ-CP, 118/2014/NĐ-CP với tổng diện tích rất lớn, đa phần thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; phần lớn đất đai chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, chưa lập bản đồ địa chính, diện tích đất được cấp Giấy chứng nhận chiếm tỷ lệ thấp; hệ thống hồ sơ kỹ thuật và pháp lý sử dụng để quản lý đất còn thiếu và yếu, diện tích đất quản lý, sử dụng giữa thực tế và hồ sơ sổ sách còn sai khác lớn, có nhiều diện tích chưa quản lý được. Diện tích đất bàn giao cho địa phương phần nhiều chỉ thực hiện trên sổ sách, chưa có hồ sơ địa chính để quản lý, sử dụng; phần diện tích đã giao khoán theo chính sách trước đây do không thiết lập hồ sơ hoặc có thiết lập hồ sơ nhưng không chặt chẽ nên việc truy nguồn gốc đất giữa giao khoán với cho thuê, cho mượn, lấn chiếm, chồng lấn, tranh chấp... gặp rất nhiều khó khăn phức tạp. Tình trạng tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai còn phức tạp (bị lấn, bị chiếm; cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái phép; giao khoán không đúng đối tượng; để hoang hóa...).

Để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả cần được thiết lập được hệ thống bản đồ và hồ sơ kỹ thuật; rà soát, xác định rõ ràng nguồn gốc sử dụng đất; xây dựng được phương án sử dụng đất; hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất, cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với kết quả xác định ranh giới trên thực địa và xử lý các tồn tại, hạn chế để nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai.

Từ các căn cứ nêu trên, việc xây dựng Đề án là thực sự cần thiết, làm cơ sở để tổ chức thực hiện các mục tiêu, yêu cầu đề ra, đảm bảo việc quản lý nhà nước về đất đai được chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất đai, tranh chấp đất đai, việc sử dụng đất của nhân dân được ổn định, tiết kiệm, hiệu quả góp phần ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.

II. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực thực hiện Đề án

1. Sơ lược về tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. Tỉnh Đắk Nông tiếp giáp với: Phía bắc và đông bắc giáp với tỉnh Đắk Lăk; phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng; phía nam giáp với tỉnh Bình Phước; phía tây giáp với Vương Quốc Campuchia, với đường biên giới dài khoảng hơn 130 km qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đắk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup'rang thuộc địa phận huyện Tuy Đức.

Tỉnh lỵ đặt tại Thị xã Gia Nghĩa, trung tâm tỉnh cách thành phố Buôn Ma Thuột 125 km theo đường Quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía nam.

2. Địa hình

Tỉnh Đắk Nông cũng như toàn bộ diện tích quản lý, sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp của tỉnh Đắk Nông nằm ở khu vực có nền địa hình được kiến tạo bởi một loạt các cao nguyên liền kề, khu vực cao nhất có độ cao trung bình từ 600 mét đến 800 mét so với mực nước biển; Khu vực thấp nhất có độ cao khoảng 200 mét.

Hệ thống sông, suối không nhiều và phân bố không đều trên diện tích quản lý, sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp, chủ yếu tập trung ở huyện Đắk R’Lấp và huyện Đắk Mil, còn các huyện khác chỉ có các con suối nhỏ.

3. Khí hậu

Tỉnh Đắk Nông nằm trong tiểu vùng khí hậu Trung Tây nguyên, có nền nhiệt độ thường cao hơn 2 tiểu vùng Bắc và Nam Tây nguyên. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng nhất.

4. Giao thông

Trong khu vực xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc đường ranh giới, mốc ranh giới các công ty nông, lâm nghiệp có các tuyến đường giao thông như: Quốc lộ 14 xuyên suốt từ thành phố Buôn Ma Thuột qua Đắk Nông về thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ 28 từ thị xã Gia Nghĩa đi Lâm Đồng; Tỉnh lộ 693 và các tuyến đường liên xã tuy nhỏ nhưng đã được trải nhựa nên việc đi lại tương đối dễ dàng. Ngoài ra còn có hệ thống đường dân sinh nối liền các cụm dân cư đi qua các khu đất của các công ty nông, lâm nghiệp chủ yếu là đường đất nhỏ và đường mòn.

Tuy nhiên còn nhiều khu vực quản lý, sử dụng đất của các công ty không có đường đi tới do địa hình đồi bát úp, chia cắt lớn nên việc đi lại, vận chuyển mốc rất khó khăn.

5. Đánh giá chung

- Nhìn chung địa bàn đất của các công ty lâm nghiệp quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp phần lớn là nằm trên khu vực núi cao, hiểm trở có địa hình phức tạp, mức độ chia cắt mạnh bởi nhiều dòng suối, mặt khác diện tích khu đo chủ yếu là tái sinh, khoanh nuôi, bảo vệ và rừng nguyên sinh vì vậy độ che phủ chiếm khoảng 70% diện tích khu đo, rất khó khăn cho việc đo đạc xác định tọa độ, độ cao của mốc ranh giới và đo đạc đường ranh giới cho khu vực này.

- Địa bàn công ty nông, lâm nghiệp quản lý sử dụng, sản xuất nông nghiệp nằm ở khu vực có nền địa hình được kiến tạo bởi đồi bát úp và dải thung lũng hẹp; diện tích đất sử dụng nằm không tập trung, manh mún cũng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới quá trình thi công về sau này.

- Một phần các khu đất của các công ty nông, lâm nghiệp đã có đường đất nhỏ và đường mòn đi tới nhưng do phần đất của công ty nông, lâm nghiệp sử dụng ở địa hình núi cao, chia cắt lớn nên nhiều khu vực không có đường đi lại và xa khu dân cư nên việc đi lại vận chuyển mốc đến vị trí chôn cũng gặp rất nhiều khó khăn phức tạp.

III. Thực trạng quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường

1. Về rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp và chuyển đổi nông, lâm trường

Quá trình hình thành và phát triển các nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã trải qua những giai đoạn khác nhau theo chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ. Tính đến nay, các tổ chức đang quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường như sau:

- Có 01 Vườn Quốc gia;

- Có 05 Ban quản lý rừng (gồm 04 Ban quản lý rừng phòng hộ và 01 Ban quản lý rừng đặc dụng);

- Có 02 Khu Bảo tồn thiên nhiên (Tà Đùng, Nam Nung);

- Có 16 Công ty nông, lâm nghiệp thuộc đối tượng rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP (trong đó có 06 công ty lâm nghiệp bị giải thể);

- Có 64 công ty, trung tâm, cộng đồng quản lý, sử dụng đất không thuộc đối tượng rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP;

2. Về hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai sau khi sắp xếp và chuyển đổi nông, lâm trường

Tính đến nay, tổng diện tích đất của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân đang quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường, gồm:

- 01 Vườn Quốc gia: 2.983 ha;

- 05 Ban quản lý rừng: 43.906,43 ha;

- 02 Khu Bảo tồn thiên nhiên (Tà Đùng, Nam Nung): 34.408,21 ha;

- Công ty nông, lâm nghiệp: 235.649,19 ha, trong đó:

+ 10 công ty nông, lâm nghiệp thuộc đối tượng rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP: 105.476,37 ha;

+ 64 công ty, trung tâm, HTX, cộng đồng quản lý, sử dụng đất không thuộc đối tượng rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP: 73.165,66 ha;

- Đất thu hồi của các nông, lâm trường bàn giao về địa phương quản lý, bố trí sử dụng sau khi rà soát theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP là: 34.535,0 ha

- Đất thu hồi của các Công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý, bố trí sử dụng sau khi rà soát theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP (gồm 10 Công ty sắp xếp lại và 06 công ty giải thể) là: 57.007,16 ha.

(Số liệu chi tiết đến từng đơn vị sử dụng đất và nhóm hộ gia đình cá nhân xem tại Phụ lục số 01 kèm theo Đề án này)

IV. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường

1. Hiện trạng tư liệu lưới tọa độ, độ cao

Hiện nay, trên địa bàn một số huyện đã được xây dựng lưới tọa độ địa chính cơ sở và được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao quản lý, sử dụng. Hệ thống lưới tọa độ địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS, hệ tọa độ quốc gia VN-2000, có độ chính xác tương đương lưới tọa độ nhà nước hạng III, độ cao tương đương lưới thủy chuẩn nhà nước hạng IV, mật độ đủ cho việc phát triển lưới địa chính của từng khu đo.

Vì vậy, tư liệu lưới tọa độ địa chính cơ sở là tư liệu chính, kết hợp với các điểm tọa độ nhà nước hiện có, được sử dụng để xây dựng lưới địa chính phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết.

2. Hiện trạng tư liệu bản đồ

2.1. Bản đồ địa hình, Bản đồ nền

Khu vực đất đai đất đai do các đơn vị quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh cơ bản đã có các loại bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25000, 1/50000 thành lập bằng phương pháp hiện chỉnh trong giai đoạn năm 1994 - 1996; một số khu vực có bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 lập trong giai đoạn 2007 - 2010 và cơ bản đã có bản đồ nền cấp xã được thành lập trong hệ tọa độ VN-2000 ở các tỷ lệ 1:2000,1:5000, 1:10000 phục vụ công tác kiểm kê đất đai năm 2010.

Các loại bản đồ trên được sử dụng trong quá trình thực hiện xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới; được lựa chọn để làm bản đồ nền và tham khảo để xác định vị trí, đường ranh giới của các đơn vị quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.

2.2. Bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Khu vực đất đai đất đai do các đơn vị quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh có bản đồ hiện trạng sử dụng đất lập theo kỳ kiểm kê đất đai năm 2010, 2014; bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Một số khu vực đất lâm nghiệp có bản đồ kiểm kê đất rừng năm 2014.

Các loại bản đồ này chủ yếu lập theo phương pháp biên tập từ bản đồ hiện có, chỉnh lý đường ranh giới khoanh đất theo loại đất, không xác định theo ranh giới của người quản lý, sử dụng đất; xác định ranh khoanh đất bằng phương pháp gần đúng. Do đó, bản đồ này chỉ sử dụng làm nền và tham khảo để xác định vị trí, đường ranh giới của các đơn vị quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.

2.3. Bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính đất lâm nghiệp, bản đồ địa chính

- Khu vực đất đai đất đai do các đơn vị quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh cơ bản đã có bản đồ thể hiện khoanh vẽ đường bao quanh dựa trên tài liệu giao đất lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng; thành lập năm 2004 - 2005; biên tập ở tỷ lệ 1/10000 dựa trên nền bản đồ địa chính cơ sở được lập trên nền ảnh hành không, chuyển đổi về hệ tọa độ VN-2000 (tạm gọi là bản đồ địa chính đất lâm nghiệp tỷ lệ 1:10000), trong bản đồ này, đối tượng thửa đất chủ yếu xác định theo một đơn vị sử dụng đất mà không thể hiện chi tiết bên trong đơn vị đó (toàn bộ diện tích sử dụng, quản lý của đơn vị sử dụng đất tính là một thửa đất).

- Đa số diện tích khu vực đất lâm nghiệp (Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các đơn vị sự nghiệp; công ty lâm nghiệp; hộ gia đình cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp) đã có bản đồ địa chính đất lâm nghiệp ở dạng số, hệ tọa độ VN-2000, tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/10000 (chủ yếu là tỷ lệ 1:10000) được lập trong các Dự án về đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Diện tích khu vực đất sản xuất nông nghiệp và các loại đất còn lại một phần đã được đo đạc lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000 hoặc được trích đo từng khu vực, có chất lượng và chủng loại rất khác nhau. Có thể phân thành một số loại như sau:

+ Bản đồ giải thửa: Chủ yếu được lập theo Chỉ thị số 299/TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước. Loại bản đồ này được vẽ giải thửa, không gắn với hệ tọa độ và chỉ có bản đồ dạng giấy, trong đó không thể hiện phần diện tích đất của các nông, lâm trường quốc doanh.

+ Bản đồ địa chính gắn với hệ tọa độ giả định: Chủ yếu được lập theo Chỉ thị số 10/1998/CT-TTg ngày 20 tháng 2 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Loại bản đồ này được vẽ gắn với hệ tọa độ tọa độ giải định (độc lập theo từng khu vực) và chỉ có bản đồ dạng giấy, trong đó không thể hiện phần diện tích đất của các nông, lâm trường quốc doanh.

+ Bản đồ địa chính gắn với hệ tọa độ: Được đo vẽ và lập trong hệ tọa độ quốc gia HN-72 hoặc VN-2000.

3. Về cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính

Diện tích đất do các tổ chức, công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng cơ bản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng dựa trên cơ sở rà soát, khoanh vẽ, xét đoán trên nền bản đồ địa chính cơ sở và ảnh vệ tinh cho các công ty lâm nghiệp và dựa trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000, 1:25000, Từ đó việc quản lý, sử dụng đất đai đã có những chuyển biến tích cực; nhiều nông, lâm trường đã bước đầu làm rõ hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai.

4. Về rà soát ranh giới, cắm mốc, đo đạc xác định tọa độ đường ranh giới sử dụng đất lập hồ sơ ranh giới

Thực hiện Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp; đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 công ty nông, lâm nghiệp thuộc đối tượng rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP đã thực hiện xong việc rà soát, xác định ranh giới tại thực địa, cắm mốc ranh giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính phần đất do các công ty giữ lại theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT, với diện tích đất giữ lại là 105.476,37ha và giải thể đối với 06 Công ty TNHH MTV.

Các công ty nông, lâm nghiệp còn lại chưa thực hiện việc rà soát, xác định ranh giới tại thực địa, cắm mốc ranh giới, đo đạc đường ranh giới sử dụng đất và đo đạc chi tiết phần đất trong ranh giới. Trên thực tế chỉ thực hiện ở việc rà soát, khoanh vẽ, xét đoán trên nền bản đồ địa chính cơ sở và ảnh vệ tinh cho các công ty lâm nghiệp và dựa trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000, 1:25000 để thực hiện làm thủ tục giao đất, thuê đất, cấp giấy Chứng nhận.

5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường

Thực hiện Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004; Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, các nông, lâm trường đã được sắp xếp, chuyển đổi hoặc chuyển về các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên; Ban quản lý rừng (đặc dụng, phòng hộ); các tổ chức sự nghiệp có tên gọi khác; các công ty nông, lâm nghiệp (Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu); đã cơ bản phân định rõ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ sự nghiệp công ích; đất đai đã được quản lý chặt chẽ hơn khi thực hiện việc tự tổ chức sản xuất. Việc giao khoán; liên doanh, liên kết; cho thuê, mượn; đất bị tranh chấp, lấn chiếm có xu hướng giảm; đã thiết lập được hồ sơ kỹ thuật và pháp lý quản lý, sử dụng đất ban đầu để phục vụ việc quản lý, sử dụng đất. Đã bàn giao một phần hoặc toàn bộ (giải thể) về địa phương để giao cho hộ gia đình - cá nhân và tổ chức khác, một phần diện tích đất bàn giao về địa phương này đã được đã ưu tiên giao cho các hộ dân thiếu đất sản xuất, góp phần vào việc định canh, định cư, phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó, việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường đã dần đi vào nề nếp; hiệu lực hiệu quả quản lý, sử dụng đất được nâng lên một bước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau:

1. Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khi rà soát, sắp xếp lại theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP và Nghị định số 200/2004/NĐ-CP. Kết quả của việc sắp xếp, đổi mới và phát triển là đã rà soát hiện trạng quỹ đất của các nông, lâm trường; xác định diện tích đất giữ lại cho nông, lâm trường tiếp tục sử dụng, diện tích đất giao thêm, diện tích đất bàn giao về địa phương để giao cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là có khó khăn về kinh phí nên hầu hết các đơn vị chỉ rà soát trên cơ sở số liệu sẵn có trên sổ sách mà không thực hiện việc rà soát đo đạc, cắm mốc ngoài thực địa; từ đó dẫn đến tình trạng hồ sơ đất đai đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường không đầy đủ, không rõ ràng, tạo ra kẽ hở dễ bị lợi dụng để vi phạm và gây khó khăn trong xử lý vi phạm, như hiện tượng kinh doanh, làm nhà ở... bên trong phạm vi diện tích đất rừng.

2. Tình hình quản lý nhà nước đối với đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn nhiều lỏng lẻo, sơ hở; số lượng và chất lượng hồ sơ kỹ thuật và pháp lý để quản lý loại đất này còn thiếu và yếu so với diện tích đất đai còn lại và so với nhu cầu thực tế. Phần lớn diện tích bên trong các nông, lâm trường và diện tích bàn giao về địa phương chưa thực hiện việc đo đạc chi tiết, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả quản lý còn hạn chế, trong đó có hiện tượng lợi dụng để hợp thức hóa cho các vi phạm đất đai trước đó.

3. Tình trạng không nắm rõ phạm vi ranh giới, quỹ đất của nông, lâm trường còn tương đối phổ biến. Hầu hết các nông, lâm trường chưa được xác định cụ thể, rõ ràng ranh giới sử dụng đất tại thực địa, chưa được cắm mốc ranh giới. Tình hình quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường còn nhiều khuyết điểm, vẫn còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, tranh chấp, cho thuê không đúng quy định của pháp luật...

4. Hiện trạng các đơn vị nông, lâm trường sử dụng đất không đúng với chức năng của tổ chức vẫn còn rất lớn như các đơn vị sự nghiệp công ích (vườn quốc gia, Ban Quản lý rừng, khu bảo tồn thiên nhiên...) quản lý, sử dụng đất rừng sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp, một số loại đất phi nông nghiệp; các đơn vị sản xuất kinh doanh quản lý sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ... hay bên trong các tổ chức vẫn còn nhiều loại đất ở, đất của các hộ gia đình, cá nhân không bóc tách ra được... các tồn tại trên tạo ra sự đan chéo, xen kẽ loang báo khó kiểm soát.

5. Diện tích nông, lâm trường bàn giao lại cho địa phương quản lý cũng đang gặp không ít khó khăn, nhiều nơi không thực hiện được vì nhiều lý do như: Diện tích đất sông suối, núi đá, vùng sâu, vùng xa, nơi khó quản lý, sử dụng thì chính quyền địa phương không muốn nhận; diện tích đất tốt, gần đường giao thông, thuận lợi cho sản xuất thì nông, lâm trường đã sử dụng với nhiều hình thức khác nhau (tự tổ chức sản xuất, khoán, hoặc cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết v.v...), hiện đã có vườn cây, tài sản trên đất, khi bàn giao cho chính quyền địa phương (huyện, xã) và người dân địa phương lại không có kinh phí để thanh toán bồi thường lại giá trị tài sản trên đất cho người sử dụng trước hoặc doanh nghiệp đã đầu tư;

6. Việc Kiểm tra chấp hành pháp luật về đất đai đối với đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường chưa được thực hiện thường xuyên; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất; tình trạng đất được Nhà nước giao, cho thuê nhưng sử dụng không đúng mục đích hoặc chậm đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả còn xảy ra nhưng chưa giải quyết kịp thời.

7. Các tồn tại nêu trên cần có nỗ lực, quyết tâm và bố trí nguồn lực rất lớn để tạo được hồ sơ kỹ thuật, pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, phản ánh đúng thực địa; từ đó tạo cơ sở để quản lý đất đai có nguồn gốc nông lâm trường đi vào nề nếp, đúng pháp luật và chặt chẽ.

V. Thực trạng nguồn nhân lực thực hiện Đề án

1. Nguồn nhân lực, trang thiết bị

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 01 Văn phòng đăng ký đất đai, 08 Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, 01 Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm Đo đạc và tư vấn Tài nguyên Môi trường và một số đơn vị tư vấn đóng trên địa bàn tỉnh có khả năng thực hiện dự án đo đạc bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong những năm qua, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đăk Nông cũng đạt được nhiều thành tựu trong việc ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động của ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đất đai và đo đạc bản đồ.

Hệ thống thiết bị ngoại nghiệp và nội nghiệp đã được các đơn vị thuộc sở, các đơn vị tư vấn trong và ngoài tỉnh đã trang bị tương đối đồng bộ và hiện đại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Thiết kế kỹ thuật - dự toán, cụ thể: Bằng các phương tiện và công nghệ hiện đại như công nghệ định vị toàn cầu (GPS), máy toàn đạc điện tử, công nghệ bản đồ số mà các cơ quan, đơn vị đang sử dụng khá phổ biến thì việc thực hiện xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ rất thuận lợi, sản phẩm đạt độ tin cậy cao.

Tuy nhiên, với nguồn nhân lực và trang thiết bị nêu trên của tỉnh và các đơn vị đóng trên địa bàn thì vẫn cần phải phối hợp giữa các đơn vị có năng lực cả trong và ngoài tỉnh thì Dự án mới đẩy nhanh được tiến độ thực hiện.

2. Khả năng đầu tư kinh phí thực hiện Đề án

VI. Nội dung, khối lượng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án

1. Nội dung và khối lượng nhiệm vụ về rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới sử dụng đất, đo đạc xác định tọa độ mốc, đường ranh giới và lập hồ sơ ranh giới; đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính

1.1. Xây dựng lưới địa chính: 1.015 điểm.

1.2. Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất cho các tổ chức là Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Ban Quản lý và tổ chức sự nghiệp quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty, trung tâm nông, lâm nghiệp.

- Rà soát, xác định và lập Bản mô tả đường ranh giới: 1.875 km;

- Cắm mốc, đo đạc xác định tọa độ mốc và đường ranh giới sử dụng đất: 1.745 mốc;

- Lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất cho 66 tổ chức là Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, Ban Quản lý và tổ chức sự nghiệp quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty, trung tâm nông, lâm nghiệp

1.3. Đo đạc lập mới bản đồ địa chính, chỉnh lý bản đồ địa chính hiện có; tổng hợp, thống kê hiện trạng quản lý, sử dụng đất:

- Đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10.000 diện tích khoảng: 140.351,58 ha;

- Đo đạc lập bản đồ địa chính Tỷ lệ 1:5000 diện tích khoảng: 14.112,54 ha;

- Đo đạc lập bản đồ địa chính Tỷ lệ 1:2000 diện tích khoảng: 91.542,16 ha;

- Cấp giấy chứng nhận QSD đất: 91.623 giấy, trong đó:

+ Cấp mới: 91.542 giấy (1 ha/1 giấy);

+ Cấp đổi: 81 giấy.

- Lập hồ sơ địa chính cho toàn bộ diện tích đất của các đối tượng theo số liệu đo đạc, cấp Giấy chứng nhận theo đơn vị hành chính cấp xã.

2. Lập phương án sử dụng đất, chuyển hình thức giao đất từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất; xác định giá đất để tính tiền thuê đất.

2.1. Lập hoặc rà soát lại phương án sử dụng đất, làm rõ, điều chuyển nhóm đất không phải là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ về đúng chức năng của tổ chức đối với Ban quản lý rừng, với tổ chức.

2.2. Lập phương án sử dụng đất, làm rõ phạm vi giao quản lý nhóm đất có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với phạm vi đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh theo chức năng của tổ chức; chuyển đổi hình thức từ giao đất không thu tiền sang hình thức Nhà nước cho thuê đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

2.3. Lập phương án quản lý, sử dụng đất đối với diện tích đất do các nông, lâm trường hoặc các tổ chức chuyển đổi từ nông lâm trường bàn giao cho các địa phương.

3. Tích hợp dữ liệu địa chính đối với toàn bộ diện tích đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường vào cơ sở dữ liệu đất đai của địa phương

4. Xây dựng bộ dữ liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tỉnh

5. Thực hiện các hoạt động kiểm soát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường; giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường.

Việc Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật được xây dựng kế hoạch chuyên đề hàng năm và thành lập các Đoàn Thanh tra, Đoàn Kiểm tra (Đoàn công tác) trong thời gian thực hiện Đề án để thực hiện mục tiêu của Đề án, trong đó ưu tiên thực hiện đối với đất các nông, lâm trường bàn giao về địa phương khi thực hiện rà soát, sắp xếp.

6. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách, phương án để xử lý những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh.

VII. Các giải pháp thực hiện Đề án

1. Giải pháp công nghệ, quy trình kỹ thuật rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc ranh giới và đường ranh giới sử dụng đất

Giải pháp công nghệ, quy trình kỹ thuật rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc mốc ranh giới và đường ranh giới sử dụng đất thực hiện theo quy định liên quan tại Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT. Lưu ý việc cắm mốc đối với Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng chỉ thực hiện đối với phần ranh giới tiếp giáp khu dân cư. Việc thực hiện theo trình tự cơ bản như sau:

- Thu thập tài liệu và bản đồ, thực hiện các công việc nội nghiệp;

- Chuẩn bị bản đồ nền;

- Chuyển sơ bộ đường ranh giới lên bản đồ nền;

- Thiết kế vị trí mốc trên bản đồ nền; dự kiến điểm cắm mốc, số lượng, mật độ mốc, đánh số hiệu mốc.

Số lượng và mật độ mốc ranh giới được xác định phù hợp với mức độ phức tạp và quy mô diện tích khoanh đất tại thực địa nhưng khoảng cách trung bình giữa hai mốc liền kề trên đường ranh giới không nhỏ hơn 700 mét trên thực địa đối với đất lâm nghiệp, không nhỏ hơn 300 mét trên thực địa đối với đất nông nghiệp còn lại và đất phi nông nghiệp.

- Đúc mốc ranh giới;

- Xác định ranh giới, vị trí cắm mốc giới ở thực địa.

- Thành phần tham gia xác định ranh giới, vị trí cắm mốc ranh giới tại thực địa gồm: Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (chủ trì); đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã; đại diện tổ chức quản lý, sử dụng đất; đại diện đơn vị thi công; người sử dụng đất có liên quan.

- Lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất; Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất.

- Chôn (cắm) mốc; lập Sơ đồ vị trí mốc ranh giới.

- Đo đạc xác định tọa độ mốc, điểm đặc trưng và đường ranh giới.

- Lập hồ sơ ranh giới.

2. Giải pháp công nghệ, quy trình kỹ thuật đo đạc, xác định hiện trạng, lập bản đồ địa chính đất giữ lại và đất bàn giao về địa phương

2.1. Việc đo đạc, xác định hiện trạng, lập bản đồ địa chính đất bên trong các tổ chức được xác định theo chỉ tiêu loại đất cơ bản và trạng thái pháp lý quản lý, sử dụng đất. Áp dụng quy định liên quan tại Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT và Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT để thực hiện.

- Việc xác định diện tích đo đạc (chi tiết đối với nhóm đối lượng này không phải là toàn bộ diện tích theo ranh giới; chỉ tính diện tích đo đạc chi tiết đối với các loại đất, trạng thái pháp lý bên trong tổ chức đó).

Đối với các khu vực nhỏ, các thửa đất độc lập thì thực hiện trích đo theo quy định.

Trước khi đo đạc, xác định hiện trạng, lập bản đồ địa chính đất bên trong các tổ chức, đơn vị thi công phải cùng với người sử dụng thửa đất lập Phiếu xác nhận hiện trạng sử dụng đất đối với từng chủ sử dụng của từng thửa đất chuyển nhượng, giao khoán, cho thuê, liên doanh liên kết hoặc tự lấn chiếm...

Nhà nước chỉ thực hiện quản lý đất đai đối với chủ sử dụng đất là các tổ chức nông, lâm nghiệp mà không quản lý đến từng người, nhận khoán, thuê sử dụng đất, cho mượn, liên doanh liên kết, lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai, ... Tuy nhiên, khi xác định ranh giới và hiện trạng sử dụng đất cần thực hiện việc kê khai tình hình sử dụng đất của người được giao khoán, thuê sử dụng đất để nắm hiện trạng sử dụng đất và nắm đến từng chủ nhận khoán, chủ thuê sử dụng đất. Trước khi thực hiện đo đạc chi tiết, người sử dụng, quản lý đất phải thực hiện kê khai hiện trạng quản lý, sử dụng đất theo mẫu quy định, lập thành 03 bản (giao đơn vị tư vấn 01 bản để tổng hợp và lưu hồ sơ nghiệm thu; nộp Sở Tài nguyên và Môi trường 01 bản) để làm cơ sở triển khai các bước công việc tiếp theo,

* Tỷ lệ cơ bản đo vẽ bản đồ địa chính như sau:

- Đối với khu vực đất lâm nghiệp xác định tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1/10000 và 1/5000.

- Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thuộc Đối tượng là hộ gia đình, cá nhân sử dụng xác định tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1/2000.

- Đối với khu vực đất ở, tỷ lệ cơ bản có thể lớn hơn tùy theo điều kiện từng khu vực cụ thể. Tỷ lệ bản đồ trên được xác định căn cứ chủ yếu vào mật độ, kích thước trung bình của thửa đất theo mục đích sử dụng đất.

Trong trường hợp thành lập bản đồ địa chính đất công ty nông, lâm nghiệp ở tỷ lệ lớn hơn hoặc nhỏ hơn tỷ lệ quy định trên thì phải tính cụ thể các chỉ tiêu kỹ thuật nhằm đảm bảo độ chính xác và đáp ứng các yêu cầu về công tác quản lý đất đai và phải nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật dự toán.

Bên trong các công ty nông, lâm nghiệp chỉ đo vẽ bản đồ địa chính thể hiện hiện trạng quản lý, sử dụng đất phục vụ cho việc thống kê thực trạng sử dụng đất của các công ty. Đối với các thửa đất mà công ty giao khoán hoặc cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai,... việc xác định ranh giới từng thửa thuộc trách nhiệm của công ty (không thực hiện việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất); trước khi thực hiện việc đo vẽ chi tiết các công ty nông, lâm nghiệp có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các tài liệu, hồ sơ, sổ sách và các giấy tờ có liên quan để phục vụ cho việc xác định ranh giới các các loại hình sử dụng đất, đồng thời phải thông báo cho những người đang được giao quản lý, sử dụng đất trong phạm vi của công ty đến để cùng xác định ranh giới từng thửa đất; không thực hiện việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất.

Việc xác định ranh giới sử dụng đất của các thửa đất thuộc các chủ nhận khoán, các chủ thuê sử dụng đất do công ty nông, lâm nghiệp và các chủ đó phải xác định tại thực địa và phải đánh dấu (đóng cọc) để phục vụ cho việc đo vẽ chi tiết.

3. Giải pháp tổng hợp, thống kê chi tiết hiện trạng quản lý, sử dụng đất

Vận dụng quy định về thống kê, kiểm kê đất đai để thực hiện. Lập các biểu mẫu thống kê chuyên đề để thực hiện để tổng hợp trước và sau khi đo đạc chi tiết.

Việc tổng hợp, thống kê theo loại đất và theo trạng thái pháp lý như: sử dụng đúng mục đích, sử dụng không đúng mục đích, không sử dụng; giao khoán, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư và bị lấn, bị chiếm, đang có tranh chấp...

4. Giải pháp công nghệ, quy trình kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ tích hợp dữ liệu địa chính đất nông, lâm trường vào cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương và cơ sử dữ liệu đất đai Trung ương

Thực hiện theo quy định chung hiện hành, trong đó việc tích hợp vào cơ sở dữ liệu địa phương thực hiện theo phạm vi dữ liệu đất đai đất chung theo đơn vị hành chính cấp xã của nông, lâm trường; việc tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai Trung ương do Tổng cục Quản lý đất đai thực hiện theo phạm vi dữ liệu đất đai đất chung theo đơn vị hành chính cấp xã của nông, lâm trường và các dữ liệu tổng hợp, báo cáo chuyên đề nông lâm trường trên phạm vi cả nước.

5. Giải pháp công nghệ, quy trình kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ về giao đất, cho thuê đất; cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính

Thực hiện theo quy định chung hiện hành, trong đó lưu ý việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận thực hiện trên cơ sở phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

VII. Sản phẩm chủ yếu của Đề án

Về nguyên tắc, mỗi loại sản phẩm được giao nộp ở cả dạng giấy và dạng số; đã được rà soát, đối chiếu trên thực địa, bao gồm:

- Bản đồ ranh giới, gồm các mảnh bản đồ địa chính có chứa đường ranh giới sử dụng đất, số lượng, chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể sẽ xác định trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình.

- Bảng thống kê tọa độ các điểm mốc ranh giới, điểm đặc trưng, đường ranh giới.

- Sơ đồ vị trí mốc ranh giới;

- Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất;

- Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất.

- Biên bản về các trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong;

- Bảng kê diện tích đất của tổ chức;

- Báo cáo kết quả lập phương án sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận.

- Bản đồ chi tiết hiện trạng sử dụng đất và hồ sơ địa chính phần đất do các tổ chức lập theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT và Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

- Số lượng, chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể sẽ xác định, trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình.

- Bản đồ địa chính của tổ chức hộ gia đình, cá nhân lập theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT.

- Số lượng, chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể sẽ xác định trong Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình.

- Các Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất; lập các báo cáo chuyên đề về đất có nguồn gốc nông, lâm trường.

- Báo cáo đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất; đề xuất các giải pháp, chính sách để xử lý những tồn tại, bất cập trong quản lý, sử dụng đất và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên phạm vi cả nước.

- Kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên đề.

- Báo cáo tổng kết Đề án.

IX. Khái toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện Đề án

1. Cơ sở lập dự toán

- Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang 1.300.000 đồng/tháng;

- Thông tư số 49/2013/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành kèm theo Định mức kinh tế kỹ thuật xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp ban hành kèm theo;

- Điều 16 của Thông tư số 07/2015/TT-BTNMT;

- Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tư số 18/2013/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính (Định mức 18);

- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

- Thông tư 136/2017/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính Quy định lập, quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động kinh tế đối với các nhiệm vụ chi về tài nguyên môi trường;

- Quyết định số 784/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo quy định về tiêu chuẩn, mức chi thanh toán công tác phí và hội nghị phí sử dụng ngân sách nhà nước trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Các văn bản quy định về chế độ tài chính, chế độ bảo hiểm hiện hành có liên quan.

2. Nguyên tắc, phương pháp tính đơn giá các sản phẩm

- Đối với các công việc đã có quy định định mức thì đơn giá sản phẩm được tính theo quy định tại Định mức;

- Đối với các công việc chưa có định mức thì vận dụng các định mức của các công việc có tính chất công việc tương đương để vận dụng;

- Các quy định về phân loại khó khăn, định biên và định mức vật tư, thiết bị.,. thực hiện theo các quy định tương ứng với các nội dung công việc nêu trên.

3. Tổng hợp khái toán kinh phí

3.1. Tổng khái toán kinh phí thực hiện Đề án là: 383.963,0 triệu đồng (Ba trăm tám mươi ba ngàn chín trăm sáu mươi ba triệu đồng).

Khái toán chi tiết xem tại Bảng 1.

Bảng 1. Tổng hợp khái toán kinh phí thực hiện các hạng mục công việc:

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Mức khó khăn

Khối lượng

Đơn giá (Triệu đồng)

Thành tiền (Triệu đồng)

1

Lưới địa chính

Điểm

2

1.015

9,436

9.577,54

2

Lập hồ sơ ranh giới

 

 

 

 

24.237,14

2.1

Công tác chuẩn bị

NLT

2

72

1,87

134,64

2.2

Rà soát xác định đường ranh giới; vị trí cắm mốc ranh giới, các điểm đặc trưng

Km

3

1.875

5,796

10.867,50

2.3

Cắm mốc ranh giới

Mốc

3

1.745

6,385

11.141,83

2.4

Lập Bản xác nhận đường ranh giới sử dụng đất

Km

3

1.875

0,813

1.524,38

2.5

Lập bản đồ ranh giới và hoàn thiện hồ sơ ranh giới

NLT

3

72

7,9

568,80

3

Đo vẽ bản đồ địa chính

 

 

 

 

226.790,38

 

Tỷ lệ 1:2000

Ha

3

91.542

1,851

169.444,54

 

Tý lệ 1:5000

Ha

3

14.113

0,702

9.907,00

 

Tỷ lệ 1:10000

Ha

3

140.352

0,338

47.438,83

4

Cấp giấy CNQSD đất

 

 

 

 

61.106,62

 

Cấp mới

Giấy

 

91.550

0,667

61.063,85

 

Cấp đổi

Giấy

 

81

0,528

42,77

5

Chi phí khác

 

 

 

 

27.345,49

5.1

Chi phí khảo sát, lập DA, TKKT-DT

 

 

 

 

12.868,47

5.2

Chi phí KTNT

 

 

 

 

14.477,03

6

Cộng (1+2+3+4+5)

 

 

 

 

349.057,17

7

Thuế VAT (10%)

 

 

 

 

34.905,72

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

383.963,00

3.2. Nguồn vốn thực hiện Đề án: Đề xuất Trung ương hỗ trợ 100%.

X. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Tiến độ thực hiện Đề án

- Xây dựng Đề án: Lập, phê duyệt: Quý IV/2017.

- Triển khai thực hiện các nội dung Đề án từ Quý I/2018 đến hết Quý I/2021.

- Tổng kết Đề án Quý II/2021.

2. Phân công trách nhiệm thực hiện Đề án

2.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Là đầu mối tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Gia nghĩa:

- Rà soát, tổng hợp nhu cầu khối lượng và kinh phí thực hiện; đề xuất căn cứ xác định và mức kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương cho địa phương hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Đề án.

- Tổ chức lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đối với nhiệm vụ về rà soát xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, lấy ý kiến của Tổng cục Quản lý đất đai trước khi phê duyệt.

- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn chuyên môn; tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh;

- Thường xuyên theo dõi và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Đề án;

- Tổ chức tổng kết Đề án; đề xuất giải pháp duy trì kết quả khi thời gian thực hiện Đề án kết thúc;

- Thực hiện việc lưu trữ, sử dụng sản phẩm của Đề án, quản lý, khai thác, sử dụng đúng quy định của pháp luật đất đai.

2.2. Thanh tra tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra việc quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.

- Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng thuộc Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Ban quản lý rừng. Thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tham mưu UBND tỉnh trình các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ kinh phí từ ngân sách trung ương cho địa phương hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Đề án này.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong dự toán ngân sách được giao hàng năm để hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Đề án này.

2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nội dung nêu tại Đề án này.

2.5. Các sở, ngành khác liên quan; Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã thuộc phạm vi Đề án; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

3. Nhiệm vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh

- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, bản đồ có liên quan đến việc giao, nhận khoán đất, thu hồi đất của nông, lâm trường; các tài liệu, bản đồ có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường cung cấp cho đơn vị thi công.

- Phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị thi công xác định hiện trạng ranh giới đang quản lý, sử dụng đất của nông, lâm trường; xác nhận hiện trạng các loại hình sử dụng đất.

- Thông báo cho những người đang được giao quản lý, sử dụng đất trong phạm vi của nông, lâm trường đến để xác định ranh giới từng thửa đất.

- Phối hợp với đơn vị thi công, người đang sử dụng đất của nông, lâm trường xác định hiện trạng sử dụng đất.

- Kê khai, đăng ký đất đai, đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

- Tiếp nhận các sản phẩm liên quan đến nông, lâm trường được bàn giao để lưu giữ, quản lý, khai thác, sử dụng đúng quy định của pháp luật đất đai.

Phần III

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Đánh giá lợi ích của Đề án

Đây là Đề án với mục tiêu chính là phục vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý đất đai của ngành Tài nguyên và Môi trường đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh do các công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, vườn Quốc gia, Khu bảo tồn, ban quản lý rừng và các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở điều tra, đo đạc, thống kê chi tiết giúp cơ quan quản lý nắm chắc quỹ đất và thực trạng tình hình sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường, làm cơ sở thực hiện việc giao đất, cấp Giấy chứng nhận và thực hiện chính sách quản lý về đất đai.

Xác định được cụ thể, chi tiết ranh giới ngoài thực địa sẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp về ranh giới và tránh bị lấn chiếm; xác định được các vấn đề vướng mắc, hạn chế trong quản lý, sử dụng đất nhằm giải quyết được các vấn đề tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh.

2. Đánh giá tính bền vững của Đề án

- Đất đai luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia, đặc biệt trong những năm trở lại đây, khi nền kinh tế quốc dân của Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể vấn đề đất đai càng trở nên thành một vấn đề nóng bỏng. Đối với các nông, lâm trường quốc doanh đã có một thời gian dài quản lý chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như: sử dụng đất không đúng diện tích, không đúng mục đích; bị lấn, chiếm; cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái phép; giao khoán không đúng đối tượng; để hoang hóa...

- Hầu hết các nông, lâm trường quốc doanh từ khi thành lập đến nay đều có thay đổi về quy mô diện tích đất đai thay đổi quy mô nhiệm vụ sản xuất, thay đổi về loại hình tổ chức thông qua việc thực hiện rà soát về ranh giới quỹ đất, sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh theo chỉ đạo của Chính phủ theo hướng phù hợp với trình độ quản lý và bảo đảm hiệu quả về kinh tế, xã hội. Mặt khác, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân ngày càng tăng trong khi diện tích đất thuộc các nông, lâm trường tương đối lớn nên một số nông, lâm trường đã trả lại một phần diện tích cho địa phương.

- Việc thực hiện Đề án sẽ:

+ Nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có được tài liệu hồ sơ kỹ thuật và pháp lý để phục vụ cho việc quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh được chặt chẽ. Từ đó tạo cơ sở để tăng hiệu quả sử dụng đất; tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất;

+ Hồ sơ tài liệu kỹ thuật và pháp lý này sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất đai được rõ ràng, minh bạch, công bằng; hạn chế tối đa việc tham ô, tham nhũng, tiêu cực về đất đai; giảm thiểu việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, vi phạm pháp luật về đất đai;

+ Đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của người quản lý, sử dụng đất; đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước;

+ Việc thực hiện Đề án sẽ góp phần rất lớn vào việc sử dụng đất hợp lý, bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.

3. Đánh giá rủi ro của Đề án

- Các đơn vị tham gia thực hiện Đề án không thực hiện được công việc đúng tiến độ và chất lượng.

Phương án khắc phục: Các đơn vị cam kết, đảm bảo huy động nguồn lực của mình hoàn thành công việc đúng thời gian và chất lượng, phối hợp ở mức cao nhất trong khi thực hiện.

- Quá trình thi công không đảm bảo, yêu cầu đồng bộ, sự hợp tác của cấp cơ sở (cấp xã) không chặt chẽ, gây chậm tiến độ hoàn thành Đề án.

Phương án khắc phục: Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các cơ quan, đơn vị, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đảm bảo sự chỉ đạo chặt chẽ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường đối với chính quyền cơ sở và các ngành tại địa phương.

- Không giải quyết kịp thời kinh phí.

Do nhu cầu về kinh phí đo đạc rà soát, cắm mốc ranh giới, đo đạc, rà soát đất đai cần kinh phí lớn nên cần chủ động lên kế hoạch sớm, đề xuất Trung ương hỗ trợ kinh phí để tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công việc, tránh dàn trải.

Để đảm bảo tính bền vững, khả năng quản lý, vận hành cần duy trì kết quả dự án sau khi hoàn thành thông qua cập nhật, chỉnh lý biên động thường xuyên hồ sơ ranh giới và hồ sơ địa chính đã lập./.

 

PHỤ LỤC 1:

TỔNG HỢP NHU CẦU KHỐI LƯỢNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC VỀ LẬP HỒ SƠ RANH GIỚI, ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRONG ĐỀ ÁN

TT

Tên đơn vị

Nhu cầu khối lượng các hạng mục công việc

Diện tích quản lý, sử dụng (Ha)

Nhu cầu lập lưới địa chính (Điềm)

Xác định ranh giới sử dụng đất

Lập bản đồ địa chính

Cấp Giấy chứng nhận

Chiều dài đường bao (Km)

Mốc ranh giới (Mốc)

Tỷ lệ

Cấp lần đầu (Giấy)

Cấp đổi (Giấy)

1/2000

(Ha)

1/5000

(Ha)

1/10000

(Ha)

A

B

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Vườn quốc gia

2.983,82

6

45

30

0,00

0,00

2.983,82

0

1

1

Vườn Quốc gia York Don

2.983,82

6

45

30

 

 

2.983,82

 

1

II

Khu bảo tồn

34.408,21

68

517

351

0,00

0,00

34.408,21

0

4

1

Khu bảo tồn TN Nam Nung

12.307,87

24

185

125

 

 

12.307,87

 

1

2

Khu bảo tồn TN Tà Đùng

22.100,34

44

332

226

 

 

22.100,34

 

3

III

Ban quản lý rừng

43.906,43

23

180

121

0,00

0,00

43.906,43

0

4

1

BQL RDD Dray Sáp

1.575,67

3

24

16

 

 

1.575,67

 

2

2

BQL RPH vành đai biên giới

10.417,16

20

156

105

 

 

10.417,16

 

2

3

BQL RPH Thác Mơ

6.580,27

13

100

65

 

 

6.580,27

 

1

4

BQL RPH Nam Cát Tiên

14.180,00

28

213

145

 

 

14.180,00

 

5

5

BQL RPH Gia Nghĩa

11.153,33

160

250

250

 

 

11.153,33

1

0

IV

Các tổ chức sự nghiệp khác không thuộc đối tượng sắp xếp theo NĐ 118/2014/NĐ-CP

73.165,66

524

1.133

798

0,00

14.112,54

59.053,12

8

72

1

Công ty cà phê Đắk Nông

9.326,99

18

140

95

 

 

9.326,99

 

5

2

Công ty CP cao su Phú Riềng

8.262,69

18

136

92

 

 

8.262,69

 

7

3

BCH BP tỉnh Đắk Nông

368,19

4

6

4

 

368,19

 

 

2

4

BCH QS tỉnh Đắk Nông

3.633,55

7

54

37

 

 

3.633,55

 

2

5

Bon Bu Koh

544,02

5

8

6

 

544,02

 

1

0

6

Bon Bu Nor A&B

591,70

5

9

6

 

591,70

 

1

0

7

Bon Bu Nung

249,83

2

4

3

 

249,83

 

1

0

8

Bon Mê ra, Bu Dưng

712,71

7

11

8

 

712,71

 

1

0

9

Bon N'Doh&R'but

529,32

5

8

5

 

529,32

 

1

0

10

Bon N'Ting

181,51

2

3

2

 

181,51

 

1

0

11

Công ty Nông sản Việt

765,50

8

13

9

 

765,50

 

 

1

12

Công ty TNHH Thái Cường

112,67

2

2

2

 

112,67

 

 

1

13

Cộng đồng Bon choih

438,41

4

7

5

 

438,41

 

1

0

14

Cộng đồng thôn Phú Lợi

1.351,48

14

21

14

 

 

1.351,48

1

0

15

Công ty 2-9

138,49

2

21

14

 

138,49

 

 

1

16

Công ty CP Cao su DAKNORUCO

197,73

2

3

2

 

197,73

 

 

1

17

Công ty CP Kiến Trúc Mới

997,15

2

22

15

 

997,15

 

 

1

18

Công ty CP MDF Long Việt

2.665,45

26

40

27

 

 

2.665,45

 

1

19

Công ty CP Ngọc Biền

1.658,48

16

25

17

 

 

1.658,48

 

1

20

Công ty Cao su Đồng Phú

1.159,75

11

17

12

 

 

1.159,75

 

1

21

Công ty Giấy Tân Mai

4.074,43

40

62

42

 

 

4.074,43

 

1

22

Công ty Khang Nam

342,38

4

6

4

 

342,38

 

 

1

23

Công ty Kim Tín MDF

275,20

2

4

3

 

275,20

 

 

1

24

Công ty Phúc Lâm Thành

100,96

2

2

1

 

100,96

 

 

1

25

Công ty CP Đông Bắc

384,00

2

2

4

 

384,00

 

 

1

26

Công ty TNHH Đinh Nghệ

133,27

2

2

2

 

133,27

 

 

1

27

Công ty TNHH Bảo Châu

164,81

2

3

2

 

164,81

 

 

1

28

Công ty TNHH Bảo Lâm

388,39

4

6

4

 

388,39

 

 

1

29

Công ty TNHH Biển Xanh

406,49

4

6

4

 

406,49

 

 

1

30

Công ty TNHH Công Long

269,92

2

4

3

 

269,92

 

 

1

31

Công ty TNHH Hào Quang

1.431,65

14

22

15

 

 

1.431,65

 

1

32

Công ty TNHH Hoàng Ba

1.021,71

10

15

10

 

 

1.021,71

 

1

33

Công ty TNHH Hoàng Thiên

317,06

4

5

4

 

317,06

 

 

1

34

Công ty TNHH Huy Du

195,16

2

3

2

 

195,16

 

 

1

35

Công ty TNHH Khải Vy

2.708,44

27

42

30

 

 

2.708,44

 

1

36

Công ty TNHH Long Sơn

304,25

6

10

7

 

304,25

 

 

1

37

Công ty TNHH Mai Khôi

1.467,55

15

22

15

 

 

1.467,55

 

1

38

Công ty TNHH Minh Phúc

458,96

5

7

5

 

458,96

 

 

1

39

Công ty TNHH MTV Cà phê 15

7.481,74

76

120

82

 

 

7.481,74

 

1

40

Công ty TNHH Phi Long

316,40

4

5

3

 

316,40

 

 

1

41

Công ty TNHH Thiên Nhân II

416,59

4

6

4

 

416,59

 

 

1

42

Công ty TNHH Thiên Sơn

412,76

4

6

4

 

412,76

 

 

1

43

Công ty TNHH Thiện Hưng

512,91

5

7

5

 

512,91

 

 

1

44

Công ty TNHH TMDV Lâu Đài

92,15

2

2

2

 

92,15

 

 

1

45

Công ty TNHH Việt Can

44,71

2

1

1

 

44,71

 

 

1

46

Công ty TNHH Vĩnh An

588,01

6

9

6

 

588,01

 

 

1

47

Công ty CP VRG Đắk Nông

134,19

2

2

2

 

134,19

 

 

1

48

Công ty CP TR Trường Thành

421,08

4

6

4

 

421,08

 

 

1

49

DNTN Phạm Quốc

333,31

4

5

3

 

333,31

 

 

1

50

DNTN Thái Lan

233,17

2

4

3

 

233,17

 

 

1

51

Tỉnh Đoàn Đắk Nông

1.170,00

12

15

12

 

 

1.170,00

 

1

52

Trại giam Đắk Trung

1.135,64

12

17

12

 

 

1.135,64

 

1

53

Trung đoàn 720

333,57

4

5

4

 

333,57

 

 

1

54

Trung đoàn 726

2.748,98

28

42

30

 

 

2.748,98

 

1

55

Trung Tâm Phát triển Cao Su

237,83

2

4

3

 

237,83

 

 

1

56

Trung tâm thực nghiệm Lâm Đồng

2.228,85

24

35

24

 

 

2.228,85

 

1

57

Công ty TNHH Thịnh An Khương

47,50

2

1

2

 

47,50

 

 

5

58.

Công ty TNHH TM Nguyên Vũ

162,88

2

6

2

 

162,88

 

 

1

59

Công ty TNHH Hùng Cá

1.321,38

13

13

13

 

 

1.321,38

 

1

60

Công ty CP Năm Nghĩa Đăk Nông

1.220,76

12

12

12

 

 

1.220,76

 

1

61

Công ty TNHH TMDVSXKS Phú Gia

1.768,60

17

20

17

 

 

1.768,60

 

1

62

Công ty TNHH Duy Hòa

112,40

2

1

2

 

112,40

 

 

1

63

Công ty CP Mắc Ca Nữ Hoàng

145,00

2

2

2

 

145,00

 

 

1

64

HTX Nông nghiệp DVTM Hợp Tiến

1.215,00

12

15

12

 

 

1.215,00

 

1

V

Đất bàn giao về cho địa phương

91.542,16

352

0

445

91.542,16

0,00

0,00

91.542

0,00

1

Rà soát theo NĐ 170/2004/NĐ-CP; NĐ 200/2004/NĐ-CP

34.535,00

127

0

168

34.535,00

 

0,00

34535

0

2

Rà soát theo NĐ 118/2014/NĐ-CP

57.007,16

225

0

277

57.007,16

0,00

0,00

57007

0

 

Tổng

246.006,28

1015

1875

1745

91.542,16

14.112,54

140.351,58

91.550

81

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 728/QĐ-UBND ngày 17/05/2018 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, Ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.519

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.236.219
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!