Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 392/KH-UBND 2020 thực hiện hoạt động khoa học công nghệ 2021 Bắc Kạn

Số hiệu: 392/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 09/07/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 392/KH-UBND

Bắc Kạn, ngày 09 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2021

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN); Luật Ngân sách nhà nước (NSNN); Luật Đầu tư công; Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025; Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Công văn số 254/BKHCN-KHTC ngày 07/02/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2021, UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng Kế hoạch khoa học và Công nghệ năm 2021 như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KH&CN NĂM 2020 VÀ 05 NĂM 2016-2020

I. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo 05 năm giai đoạn 2016-2020

1. Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật (QCVN), hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Giai đoạn 2016-2020, Bắc Kạn chưa ban hành văn bản cấp tỉnh về các tiêu chuẩn, quy chuẩn địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua tỉnh đã tích cực phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đến các tổ chức, cá nhân liên quan. Thường xuyên tra cứu kho tiêu chuẩn, phối hợp cung cấp các tiêu chuẩn ngành, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ tra cứu của các đơn vị trên địa bàn.

Giai đoạn này, tỉnh đã ban hành Kế hoạch xây dựng Quy chuẩn địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh Bắc Kạn theo Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 10/3/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn.

2. Các cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN; chuyển giao công nghệ trong nước và với nước ngoài

- Thời gian qua, địa phương đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện Luật Đo lường, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; chỉ đạo ngành chuyên môn ban hành các văn bản hướng dẫn, công tác quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo được niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Triển khai quản lý nhà nước về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử và hạt nhân, thông tin thống kê khoa học và công nghệ, quản lý công nghệ theo đúng quy định, đạt hiệu quả. Công tác kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ hạt nhân, góp ý công nghệ của các dự án đầu tư được thực hiện nghiêm túc, góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này trên địa bàn.

- UBND tỉnh đã ban hành một số quy định về SHTT, ATBX hạt nhân, phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN trên địa bàn, như: Quyết định số 765/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 về ban hành quy chế quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bắc Kạn” dùng cho sản phẩm quả quýt; Quyết định 731/QĐ-UBND ngày 10/5/2019 về việc ban hành quy định về đánh giá, công nhận sáng kiến đề tài nghiên cứu khoa học của các cá nhân để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 về phê duyệt phương án phát triển, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 08/5/2019 ban hành kế hoạch hành động về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2019-2025.

3. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST và phát triển doanh nghiệp KH&CN, lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, các sản phẩm sáng tạo phục vụ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lượng theo chuỗi giá trị

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2025 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017, Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, ĐMST quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn).

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, ĐMST: Trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 03 Nghị quyết: Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 quy định mức chi từ ngân sách nhà nước để tổ chức cuộc thi STKT và cuộc thi sáng tạo TTNNĐ tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 quy định mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025.

4. Nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới công nghệ, ĐMST và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp ĐMST; cơ chế ưu đãi, phát triển doanh nghiệp ĐMST

- Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch đổi mới sáng tạo theo Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 của UBND tỉnh, trong đó, nội dung chủ yếu là: Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về ĐMST, ứng dụng KH&CN trong các doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ; triển khai chương trình khởi nghiệp cho sinh viên Trường Cao đẳng cộng đồng, Cao đẳng nghề Dân tộc nội trú; tổ chức các sự kiện kết nối cộng đồng khởi nghiệp ĐMST; triển khai và thực hiện các cơ chế, chính sách về khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch số 423/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 17-Ctr/TU ngày 02/8/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Triển khai các hoạt động khảo sát, đánh giá công nghệ, góp ý công nghệ của các dự án đầu tư ... góp phần nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư, hạn chế việc nhập thiết bị công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường tại địa phương1.

5. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Trong thời gian qua, để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học. Tuy nhiên, do nguồn lực của tỉnh hạn hẹp, nên số lượng người được hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh còn ít, tỉnh chưa sử dụng kinh phí từ nguồn đầu tư phát triển sử dụng cho phát triển nguồn lực nên nguồn nhân lực tại địa phương, nhất là nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ phục vụ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn hạn chế.

6. Cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KHCN và ĐMST, nhất là từ doanh nghiệp

- Tỉnh chưa ban hành chính sách riêng để khuyến khích, huy động được nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KH&CN do các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng việc đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ.

- Chương trình khởi nghiệp, ĐMST đã được tỉnh triển khai, hỗ trợ theo Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025.

7. Cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN, các vướng mắc trong thực hiện cơ chế khoán chi

- Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh mới chưa thực hiện cơ chế khoán chi từng phần, chưa thực hiện khoán chi đến sản phẩm cuối cùng đối với các nhiệm vụ KH&CN là do các nhiệm vụ KH&CN liên quan tới nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung không có định mức kinh tế - kỹ thuật cụ thể.

- Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN việc áp dụng quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN thực hiện theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 liên tịch giữa Bộ KH&CN và Bộ Tài chính quy định còn gặp những khó khăn:

+ Nhiệm vụ thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng theo Điều 6 của Thông tư 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC quy định có nhiều nội dung khó có thể để đáp ứng đồng thời các điều kiện để thực hiện khoán, ví dụ: nhiệm vụ phải xác định rõ được chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được, số lượng, quy mô...; các khoản chi phục vụ cho hoạt động nghiên cứu như: sửa chữa, mua sắm tài sản trang thiết bị, cơ sở vật chất, chi đoàn ra... dưới 15% tổng dự toán nguồn ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, việc không được điều chỉnh phương thức khoán chi, tổng mức kinh phí khoán, không được điều chỉnh tên, mục tiêu và sản phẩm cuối cùng yêu cầu sự cam kết rất cao của chủ nhiệm nhiệm vụ, sẽ rất khó khăn khi có rủi ro trong việc nghiên cứu. Do đó, việc khoán chi đến sản phẩm cuối cùng trong thực hiện nhiệm vụ rất khó khăn để thực hiện.

+ Đối với phương thức khoán chi từng phần: Một số nội dung thực hiện khoán chi, nhưng khi triển khai thực hiện gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, nhất là cơ sở thanh toán vì ngoài thực hiện theo Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC còn phải thực hiện theo các quy định tại các Văn bản pháp quy khác. Có những khoản chi khó xác định cụ thể để xây dựng mức khoán, như: số đại biểu tham dự thực tế, kinh phí chi tiền nước, tiền văn phòng phẩm trong khoán chi Hội thảo. Trong chi phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN (5%) theo Thông tư số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2014 có nhiều nội dung chi không có định mức kinh tế - kỹ thuật, do đó khó khăn trong việc thanh, quyết toán.

8. Việc thành lập và hoạt động các Quỹ KH&CN, các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện

Tỉnh Bắc Kạn chưa thành lập được Quỹ KH&CN tại địa phương do chưa đáp ứng được yêu cầu thành lập quỹ.

9. Cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung

Tỉnh Bắc Kạn chưa có khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung nên chưa xây dựng cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư riêng cho khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh có kế hoạch xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích sản xuất rau 25 ha. Trong đó, khoa học và công nghệ đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại thành phố Bắc Kạn với diện tích là 2,0 ha. Từ kết quả mô hình khoa học và công nghệ tại địa phương, một số hộ dân đã tự mở rộng mô hình được 2,4 ha, bước đầu xác định mô hình sản xuất rau công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế cao.

10. Công tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ người dân và doanh nghiệp; thực hiện dỡ bỏ các điều kiện kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Kạn đã tăng cường chỉ đạo, triển khai công tác cải cách hành chính tại địa phương; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng CNTT cho các cơ quan, đơn vị góp phần thực hiện hiện đại hóa nền hành chính tại địa phương; thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; nâng cấp một số thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến từ cấp độ 2 lên cấp độ 3; cấp độ 3 lên cấp độ 4 ở nhiều cơ quan, đơn vị (Sở Thông tin và TT, Sở KH&ĐT, Sở KH&CN, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải ...) đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tới liên hệ công tác và thực hiện các dịch vụ công tại địa phương. Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ có 14 thủ tục hành chính giải quyết dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4.

11. Công tác thanh tra

11.1. Công tác thanh tra, kiểm tra

Tổ chức triển khai thực hiện 20 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, An toàn bức xạ hạt nhân, Sở hữu công nghiệp, Đề tài/dự án KH&CN.

Kết quả thanh tra: Tổng số cơ sở được thanh tra 113 cơ sở, trong đó phát hiện có 14 cơ sở vi phạm, đã xử phạt vi phạn hành chính, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước và giảm trừ thanh quyết toán với tổng số tiền là: 322.061.976 đồng2, 100% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, kiến nghị thu hồi đã được đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ theo Kết luận thanh tra. Đồng thời, qua công tác thanh tra cũng đã đề xuất, kiến nghị một số biện pháp xử lý đối với những tồn tại, hạn chế về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu, kinh doanh thiết bị điện, điện tử...

11.2. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

- Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tuyên truyền, phổ biến Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân và các Nghị định hướng dẫn thi hành...

- Không phát sinh đơn thư, khiếu nại, tố cáo.

11.3. Công tác phòng, chống tham nhũng

- Tham mưu tuyên truyền, phổ biến, quán triệt triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của tỉnh đối với công tác phòng chống, tham nhũng: Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/1/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; tuyên truyền Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17/5/2019 của Tổng Thanh tra Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành Thanh tra; Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 21/02/2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn triển khai, thực hiện Chương trình số 22-CTr/TU ngày 11/02/2020 của Tỉnh ủy về trọng tâm công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng...

- Tham mưu triển khai thực hiện việc kê khai và công khai bản kê khai tài sản thu nhập đối với những người thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập.

II. Đánh giá kết quả hoạt động KH&CN và ĐMST

1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp

1.1. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được giao trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; chỉ thị; quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Tỉnh Bắc Kạn không có các nhiệm vụ KH&CN được giao trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

1.2. Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Kạn được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt triển khai 03 đề tài, dự án3 (ĐTDA) (02 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi, 01 đề tài KHCN độc lập cấp Quốc gia thực hiện từ năm 2020); phối hợp theo dõi dự án Ứng dụng công nghệ phát triển bò thịt chất lượng cao thành hàng hóa theo chuỗi giá trị ở miền núi phía Bắc.

Các nhiệm vụ cơ bản triển khai theo kế hoạch. Dự án Ứng dụng công nghệ phát triển bò thịt chất lượng cao thành hàng hóa theo chuỗi giá trị ở miền núi phía Bắc chậm tiến độ so với thuyết minh dự án đã được phê duyệt. Sở KH&CN đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức kiểm tra và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án.

Thông qua các ĐTDA, tỉnh đã xây dựng được các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN mới trong sản xuất cây giống/con giống giúp cho địa phương chủ động một phần giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp; góp phần phát triển các sản phẩm có lợi thế của địa phương, từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị có hiệu quả kinh tế cao, phục vụ tích cực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Việc thực hiện các ĐTDA là cơ sở để các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng KH&CN trong sản xuất, kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lượng sản phẩm theo chuỗi giá trị. Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế hộ.

1.3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, tỉnh năm 2020

Năm 2020, Sở KH&CN quản lý 28 ĐTDA KH&CN cấp tỉnh và Chương trình NTMN ủy quyền (19 ĐTDA chuyển tiếp, 09 ĐTDA triển khai mới năm 2020). Trong đó, lĩnh vực khoa học nông nghiệp chiếm 71,4%, lĩnh vực khoa học Y dược 7,1%, còn lại là các lĩnh vực khác. Các ĐTDA đang triển khai cơ bản đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nội dung. Trong năm 2019 nghiệm thu 06 ĐTDA (02 nhiệm vụ xuất sắc, 03 nhiệm vụ đạt khá, 01 nhiệm vụ đạt yêu cầu). Đa số các ĐTDA đã được ứng dụng, duy trì tại địa phương, qua đó giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết của tỉnh, góp phần thiết thực vào sản xuất và đời sống.

Tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2020: Tổ chức nghiệm thu cấp tỉnh 01 đề tài, xếp loại Khá; xét duyệt 09/09 ĐTDA triển khai năm 2020 (đạt 100% kế hoạch), Hội đồng KH&CN tỉnh tổ chức họp lựa chọn được 09/82 nhiệm vụ KH&CN năm 2021 trình UBND tỉnh phê duyệt; kiểm tra tiến độ 10/19 ĐTDA (đạt 40%); tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh Đề án Quỹ Gen cấp Bộ, cấp tỉnh trình Bộ KH&CN xem xét và hoàn thành một số nhiệm vụ khác.

Một số kết quả đề tài, dự án nổi bật góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, cụ thể như sau:

(1) Dự án Ứng dụng khoa học công nghệ tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn: Xây dựng mô hình 10ha chè Shan tập trung theo tiêu chuẩn VietGap, 20ha chè Shan tập trung theo hướng hữu cơ. Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho Hợp tác xã Hồng Hà để sản xuất 03 sản phẩm chè chất lượng (trà Shan tuyết móc câu, Hồng Trà và Bạch Trà). Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Shan tuyết Bằng Phúc, bàn giao cho Hội Nông dân xã Bằng Phúc quản lý. Bao bì có nhãn hiệu hàng hóa tập thể với logo và nhận diện đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp 28/12/2018; bàn giao 05 mẫu bao bì sản phẩm (loại 100g, 200g, 500g cho sản phẩm trà Shan tuyết móc câu; loại hộp chè Hồng Trà 100g; loại hộp chè Bạch Trà 50g) cho Hợp tác xã Hồng Hà quản lý; hỗ trợ Hợp tác xã Hồng Hà tham gia 02 Hội chợ triển lãm tại Hà Nội và Lạng Sơn.

Đến nay, địa phương đã nhân rộng diện tích cây chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc lên tới 139,8 ha và tiếp tục chỉ đạo duy trì và mở rộng diện tích sản xuất chè Shan tuyết theo hướng VietGAP, hữu cơ. Hợp Tác xã Hồng Hà duy trì hoạt động sản xuất các thương hiệu chè.

(2) Đề tài Khảo nghiệm tuyển chọn một số giống lúa chất lượng cao, năng suất khá, phù hợp với điều kiện tỉnh Bắc Kạn: Đề tài đã bố trí tuyển chọn 10 giống lúa mới chất lượng cao, năng suất khá, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Bắc Kạn: Lúa thuần (gồm giống: Sơn Lâm 1 (G1), Bắc Giang 6 (G2), Bắc Giang 1 (G3), HT18(G4), T10 (G9)), lúa lai (gồm giống: Thái xuyên 111 (G5), Hương ưu 98 (G10)), lúa Japonica (gồm giống: TBJ3 (G6), J02 (G7), ĐS1 (G8)). Xây dựng quy trình tổ chức sản xuất tiêu thụ lúa gạo. Xây dựng mô hình trình diễn thử nghiệm sản xuất 02 giống lúa tuyển chọn được gồm Sơn Lâm 1, ĐS1. Hiện nay, 02 giống lúa này vẫn đang được nhân dân gieo trồng và được đánh giá năng suất, chất lượng gạo ngon.

(3) Đề tài Nghiên cứu thử nghiệm, xây dựng lò sấy thuốc lá tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao chất lượng thuốc lá sau sấy: Nghiên cứu, hoàn thiện được lò sấy thuốc lá theo kiểu sấy Roket Barn, sử dụng nhiên liệu củi kết hợp với than phù hợp với điều kiện tại Bắc Kạn. Nghiên cứu, hoàn thiện được 01 Nhà ủ vàng thuốc lá tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng cho thuốc lá sấy. Hoàn thiện kỹ thuật xây lò và kỹ thuật sấy thuốc lá theo kiểu lò sấy Riket Barn. Căn cứ kết quả nghiên cứu của đề tài chính quyền các cấp đã phối hợp với các đơn vị đầu tư trên địa tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi sang lò sấy tiết kiệm nhiên liệu, kết quả đến nay trên địa bàn huyện đã chuyển đổi được 224 lò sấy và được người dân đánh giá cao vì có khả năng tiết kiệm được 40% nhiên liệu.

(4) Dự án Bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch Ba Bể: Đã thành lập 05 đội văn nghệ dân gian các dân tộc tham gia biểu diễn phục vụ khách du lịch. Xây dựng mô hình bảo tồn và phát huy 15 món ẩm thực đặc trưng của dân tộc; mô hình Khu vui chơi giải trí và giao lưu văn hóa ẩm thực dân tộc; khu tắm thuốc người Dao và khu trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm du lịch văn hóa làm quà lưu niệm để phục vụ khách du lịch hồ Ba Bể. Đang hoàn thiện cuốn sách Văn hóa dân gian các dân tộc vùng hồ Ba Bể - Bắc Kạn và 01 bộ Phim tài liệu (35 phút) quảng bá di sản văn hóa các dân tộc Bắc Kạn, đẩy mạnh hoạt động của Khu du lịch hồ Ba Bể. Kết quả của dự án sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh nói chung và hồ Ba Bể nói riêng.

(5) Các lĩnh vực khác: Y tế, môi trường, công nghệ thông tin cũng góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương: Dự án Xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng bằng Sổ sức khỏe điện tử: Đã vận hành sử dụng phần mềm trên hệ thống 18/18 đơn vị (trong đó có 16 đơn vị tuyến xã, thị trấn, 1 đơn vị tuyến huyện và 1 đơn vị tuyến tỉnh, đạt 100% kế hoạch. Phần mềm được duy trì ổn định, thường xuyên. Cán bộ các Trạm y tế cập nhật liên tục thông tin khám chữa bệnh, thông tin người dân chuyển đi, chuyển đến, tử vong, sinh... của người dân trên hệ thống.

1.4. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh 5 năm (2016-2020)

Giai đoạn 2016-2020, ngành Khoa học và Công nghệ đã triển khai thực hiện 37 đề tài, dự án (trong đó: nông lâm nghiệp có 27 đề tài, dự án (chiếm 72,9%); khoa học xã hội và nhân văn có 04 đề tài (chiếm 10,8%); khoa học kỹ thuật 03 (chiếm 8,1%); y dược 03 (chiếm 8,1%). Qua triển khai các nhiệm vụ đã đạt được một số kết quả quan trọng4 góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội.

2. Phát triển tiềm lực KH&CN

2.1. Đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức KH&CN trên địa bàn được giao quản lý; tình hình thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016; Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Giai đoạn 2016-2020, Bắc Kạn có 04 đơn vị đăng ký hoạt động KH&CN, trong đó có 02 đơn vị công lập (01 đơn vị ngành KH&CN, 01 đơn vị ngành y tế), 02 đơn vị ngoài công lập. Đến hết năm 2019, có 02 tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập đã bị hủy Giấy đăng ký hoạt động, do thời gian qua 02 tổ chức này hoạt động không hiệu quả. Do vậy, đến thời điểm hiện nay tỉnh Bắc Kạn còn 02 Tổ chức khoa học và công nghệ.

- Tỉnh đã sắp xếp lại Tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo đề án sắp xếp tổ chức, bộ máy các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh, theo đó, 02 Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được sáp nhập thành 1, bộ máy tổ chức được tinh gọn, bước đầu hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực.

- Tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt Phương án: "Đổi mới theo hướng giao quyền tự chủ cho tổ chức, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; xây dựng cơ chế tăng cường liên kết giữa Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ với các tổ chức khoa học và công nghệ và các trường Đại học, doanh nghiệp để gắn kết nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh" theo Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 27/9/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn; Phương án: “Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” theo Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn.

- Tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được tỉnh phê duyệt Đề án vị trí việc làm; phê duyệt phương án tự chủ một phần theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ (Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tự chủ từ năm 2019, mức tự chủ 12% chi thường xuyên).

- Hoạt động của các tổ chức KH&CN trên địa bàn còn hạn chế, nhất là Tổ chức KH&CN ngoài công lập, hoạt động cầm chừng, do vậy hiệu quả thấp, chưa khai thác và phát huy được những tiềm năng lợi thế của địa phương cũng như nguồn lực hiện có của đơn vị.

- Việc tăng cường tiềm lực cho khoa học và công nghệ thời gian qua chủ yếu là đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức: Nguồn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu sử dụng từ nguồn chi thường xuyên và nguồn tự túc của công chức, viên chức được cử đi đào tạo, tập huấn. Do vậy, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

2.2. Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN bao gồm: Chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ; đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng NSNN theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Do nguồn lực của địa phương còn nhiều khó khăn nên giai đoạn 2016-2020 tỉnh Bắc Kạn chưa ban hành chính sách riêng về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN, tuy nhiên tỉnh có chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

2.3. Kết quả phát triển hạ tầng KH&CN thuộc phạm vi được giao quản lý bao gồm: Khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; phòng thí nghiệm trọng điểm; thông tin KH&CN; tăng cường tiềm lực cho các tổ chức KH&CN...

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đầu tư để phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ tại địa phương, một số dự án đầu tư hạ tầng trong công nghệ thông tin cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, như: Trung tâm công nghệ thông tin của tỉnh, Trung tâm hành chính công của thành phố Bắc Kạn, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cho Văn phòng Tỉnh ủy ...

Đối với ngành khoa học và công nghệ, tỉnh đã đầu tư 02 dự án đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, đó là đầu tư xây dựng Trụ sở và đầu tư trang thiết bị cho Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và dịch vụ trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh.

2.4. Kết quả triển khai Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo Quyết định 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Giai đoạn 2016-2020, Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã được đầu tư xây dựng Trụ sở, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, trạm nghiên cứu5... đã góp phần quan trọng để tăng cường tiềm lực, năng lực cho Trung tâm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống; thực hiện các dịch vụ công về lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi thực tiễn nhiệm vụ được giao, nhất là việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay Trung tâm mới tự chủ về tài chính được 12%/năm.

- Tổ chức, bộ máy của Trung tâm được sắp xếp ngày càng tinh gọn, phù hợp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Bước đầu đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ thiết thực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương. Tuy nhiên, năng lực của đội ngũ viên chức kỹ thuật còn hạn chế, việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đã được quan tâm nhưng chưa nhiều do việc cử đi đào tạo, tập huấn chủ yếu sử dụng từ nguồn chi thường xuyên của đơn vị.

- Đến nay, 100% viên chức quản lý, viên chức kỹ thuật đạt trình độ đại học trở lên; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo khả năng kiểm định các phương tiện đo phổ biến, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng với các sản phẩm hàng hóa thiết yếu có trong danh mục phải kiểm tra chất lượng của địa phương đạt 40-60%. Tuy nhiên, Trung tâm chưa có khả năng thử nghiệm được các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh, an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019, do đó chưa đạt mục tiêu theo Quyết định số 317/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (60% trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng có khả năng thử nghiệm được các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh, an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và được công nhận đủ năng lực phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước).

3. Phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

3.1. Đánh giá việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao; hình thành và phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; phát triển thị trường KH&CN; các hoạt động chợ công nghệ và thiết bị, kết nối cung cầu, sàn giao dịch công nghệ.

Trong thời gian qua, việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN tại Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn, hiện nay chỉ có 01 doanh nghiệp KH&CN. Thị trường công nghệ tại địa phương chậm phát triển, hoạt động kết nối cung cầu, sàn giao dịch công nghệ chưa hình thành.

3.2. Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; không gian làm việc chung, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm; hoạt động đào tạo khởi nghiệp ĐMST, các sự kiện nhằm kết nối, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST (Techfest).

- UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Quyết định số 626/QĐ-UBND ngày 20/4/2018 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2022, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 của HĐND tỉnh về việc quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025.

- Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Xây dựng 03 chuyên mục trên Đài phát thanh và Truyền hình, tổ chức tọa đàm chuyên đề xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phối hợp với Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ trao đổi, tuyên truyền về các mô hình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo với trên 150 người tham gia bao gồm các doanh nghiệp, các Hợp tác xã và học sinh, sinh viên; tổ chức Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, có 13 thí sinh tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương đã nảy sinh một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như còn thiếu thông tin các nguồn đầu tư, các chương trình và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đặc biệt là thông tin về chính sách, hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động khởi nghiệp, thông tin về các Doanh nghiệp KHCN, thiếu vốn để triển khai các dự án kinh doanh và khó khăn trong việc chứng minh tiềm năng phát triển để thu hút các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, thiếu các chính sách ưu tiên cho hoạt động khởi nghiệp như việc hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa đủ mạnh, chưa có các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Việc kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh thúc đẩy hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong hệ sinh thái khởi nghiệp chưa hiệu quả.

4. Công tác đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân

Thời gian qua công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân được tăng cường, quản lý chặt chẽ, nhất là việc thanh tra, kiểm tra các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ trên địa bàn, giúp cho công tác đảm bảo an toàn của các tổ chức, cá nhân có sử dụng các thiết bị bức xạ trong y tế và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Năng lượng và nguyên tử6.

5. Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Kạn không có chương trình hợp tác với nước ngoài về KH&CN. Đối với trong nước, tỉnh đã chủ động phối hợp với nhiều đơn vị ở Trung ương, như: Phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp Thành Tây, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Viện Nghiên cứu rau quả triển khai các nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm Nông lâm nghiệp mang lại hiệu quả thiết thực.

6. Thông tin và thống kê KH&CN

- Công tác thông tin tư liệu, thống kê KHCN được đẩy mạnh trong thời gian qua, bằng nhiều hình thức tuyên truyền: Qua trang website của Sở Khoa học và Công nghệ, qua phương tiện thông tin đại chúng (Đài PTTH tỉnh, Báo Bắc Kạn), cấp nông lịch hàng năm cho 08 huyện, thành phố. Qua đó đã giúp cho việc tuyên truyền, giới thiệu kết quả nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần đưa nhanh các thông tin khoa học và công nghệ tới người dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn về tiếp cận thông tin nói chung, thông tin về khoa học và công nghệ nói riêng7.

- Giai đoạn 2015 - 2020 đã thực hiện 4 cuộc điều tra thống kê về khoa học và công nghệ trong đó 01 cuộc điều tra về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ năm 2018, 01 cuộc điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ năm 2018, 01 cuộc điều tra về hội nhập quốc tế về KH&CN năm 2020, 01 cuộc điều tra nghiên cứu và phát triển năm 2020. Thực hiện 05 báo cáo thống kê khoa học và công nghệ.

7. Công tác cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN

7.1. Công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính

- Thực hiện rà soát thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính, công bố thủ tục hành chính hàng năm. Rà soát kiến nghị cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính đảm bảo đảm bảo ngắn gọn, dễ thực hiện, đúng quy định của pháp luật.

- Niêm yết công khai tại bộ phận một cửa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KH&CN và đăng trên trang website của UBND tỉnh và Sở KH&CN. Năm 2019 tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm hành chính công mang lại hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tới giao dịch công việc.

7.2. Hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ

- Tỉnh đã triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước hướng tới xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bắc Kạn. Ngành KH&CN đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và xử lý công việc, 100% văn bản đến, văn bản đi được thực hiện qua phần mềm hồ sơ công việc. Các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thông báo danh mục nhận văn bản điện tử để các tổ chức, cá nhân nắm được và thực hiện.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính, đang xây dựng quy trình nâng cấp một số thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến từ cấp độ 2 lên cấp độ 3; cấp độ 3 lên cấp độ 4. Hiện nay hầu hết các đơn vị trên địa bàn tỉnh đang thực hiện tăng nâng cấp dịch vụ công trực tuyến từ cấp độ 3 lên cấp độ 4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp giải quyết các công việc đạt hiệu quả, tiết kiệm. Riêng ngành Khoa học và Công nghệ đến nay đã có 14/38 thủ tục hành chính dịch vụ công cấp độ 48.

7.3. Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ

- Tiếp tục duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 và 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị; triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tới các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Năm 2019, xây dựng tại 28 xã, phường, thị trấn tại 03 huyện: Chợ Đồn, Pác Nặm và thành phố Bắc Kạn; năm 2020 tiếp tục triển khai tới các xã, phường, thị trấn còn lại của 5 huyện: Chợ Mới, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể và Na Rì. Phấn đấu hết năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

8. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN

Đầu tư cho khoa học và công nghệ nói chung, đầu tư tăng cường tiềm lực nói riêng cho lĩnh vực khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2016-2020 của tỉnh Bắc Kạn mới đạt 0,46% so với tổng chi ngân sách hàng năm của địa phương, giảm 0,12% so với giai đoạn 2010-2015 (0,58%).

Giai đoạn 2016-2020, Trung ương cấp cho tỉnh Bắc Kạn 41,0 tỷ đồng để đầu tư phát triển. Trong đó, ngành khoa học tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư 18,756 tỷ đồng để triển khai mới 01 dự án (phê duyệt năm 2018) để mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ cho công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh, trả nợ khối lượng hoàn thành của một số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước (Đầu tư xây dựng Trụ sở Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, dự án tăng cường tiềm lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ). Số kinh phí còn lại tỉnh cấp cho các dự án đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất cho một số cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh.

Với mức đầu tư thấp như trên, hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn ngành khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhất là trong thời kỳ thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và thời kỳ đẩy mạnh triển khai chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đẩy nhanh phê duyệt tự chủ cho các Tổ chức khoa học và công nghệ công lập; đầu tư các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm đáp ứng các tiêu chuẩn thì việc đầu tư tăng cường tiềm lực cho các Trung tâm ở giai đoạn 2021-2025 là hết sức cần thiết. Đối với tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020, Trung ương hỗ trợ đầu tư từ nguồn đầu tư phát triển cho tỉnh Bắc Kạn giảm dần, bình quân 8,2 tỷ đồng/năm là thấp, ảnh hưởng tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm tăng cường tiềm lực cho ngành KH&CN. Do vậy, giai đoạn 2021-2025, đề nghị Chính phủ, Bộ KH&CN tăng đầu tư cho tỉnh Bắc Kạn khoảng 81,0 tỷ cho các dự án tăng cường tiềm lực.

9. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

9.1. Hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy ĐMST của doanh nghiệp, ngành, địa phương. Đánh giá tổng hợp và chia theo nguồn: (i) NSNN cấp hoàn toàn; (ii) NSNN hỗ trợ thực hiện; (iii) Nguồn hoàn toàn của doanh nghiệp và xã hội (số lượng, kinh phí các nhiệm vụ và hoạt động theo nguồn).

Trong thời gian qua việc giành kinh phí cho hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy ĐMST của doanh nghiệp, địa phương còn hạn chế, tỉnh mới giành một phần nhỏ kinh phí cho triển khai các hoạt động khởi nghiệp, ĐMST. Với nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ này 2016-2020 là: 151,0 triệu đồng.

9.2. Hoạt động sở hữu trí tuệ: Trong phạm vi quản lý của mình, đánh giá kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế các hoạt động sau: (i) việc triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) hoạt động hỗ trợ, xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho tổ chức, cá nhân; (iii) hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ; (iv) hoạt động hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ; (v) hoạt động hỗ trợ khai thác nguồn thông tin sáng chế ở trong và ngoài nước phục vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh.

Công tác Sở hữu trí tuệ bước đầu hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về Sở hữu trí tuệ tại địa phương thông qua việc triển khai tập huấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và người dân về đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc thù của địa phương v.v9.

9.3. Hoạt động Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

- Thường xuyên tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, tích cực tham gia góp ý đối với các văn bản pháp luật của địa phương do các Sở, ngành soạn thảo có liên quan đến công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

- Duy trì tra cứu kho tiêu chuẩn, hàng tháng tra cứu các TCVN phục vụ công tác chuyên môn, đồng thời hỗ trợ các đơn vị tra cứu TCVN khi có yêu cầu. Thường xuyên cập nhật tin cảnh báo về hàng rào kỹ thuật trong thương mại vào trang web của Sở KHCN và cập nhật tin cảnh báo từ mạng lưới TBT Việt Nam.

- Hướng dẫn đăng ký quyền sử dụng mã số, mã vạch cho 37 cơ sở trên địa bàn tỉnh với các sản phẩm măng, miến, rượu, thịt gà, nấm...; hướng dẫn 09 doanh nghiệp xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm là vàng thương phẩm; hướng dẫn công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy cho sản phẩm gạch không nung.

- Thực hiện tốt công tác quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại địa phương, tăng cường kiểm tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, góp phần nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh, chấp hành đúng quy định về đo lường chất lượng.

9.4. Kết quả triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg); tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch cải thiện chỉ số về ĐMST (GII); mức độ sẵn sàng cho sản xuất tương lai theo Bộ chỉ số của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) thuộc trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương mình.

Ngày 29/6/2020, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Kế hoạch số 365/KH-UBND Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP Ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 185-KH/TU ngày 05/5/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

9.5. Các quy định hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhận hỗ trợ của NSNN, các hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh.

- HĐND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025.

- Hiện nay các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, ĐMST tại địa phương gặp khó khăn, do doanh nghiệp khởi nghiệp còn ít, quy mô hoạt động của doanh nghiệp nhỏ lẻ, manh múm

10. Hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN các cấp

Giai đoạn 2016-2020, sau khi xem xét quy định của Nhà nước về điều kiện thành lập quỹ, khả năng nguồn lực của địa phương, tỉnh Bắc Kạn thấy rằng địa phương chưa đủ các điều kiện thành lập và duy trì quản lý quỹ, do vậy, tỉnh chưa thành lập Quỹ phát triển KH&CN các cấp tại địa phương.

11. Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, dịch vụ khoa học và công nghệ của Trung tâm ứng dụng Khoa học-Công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Giai đoạn từ 2016-2020 là thời điểm đơn vị có sự thay đổi lớn về mặt tổ chức, cụ thể: Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng được hợp nhất trên cơ sở 02 Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Ngay sau khi thành lập đơn vị đã nhanh chóng ổn định tổ chức và thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ mà Sở KHCN và tỉnh giao.

Kết quả bước đầu, Trung tâm đã thể hiện vai trò của đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ và thực hiện  dịch vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại địa phương; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ viên chức làm công tác khoa học, đồng thời đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ mới tới người dân trên địa bàn tỉnh như: Chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cung ứng giống cây trồng như: 7,5 ha mận sớm tại xã Yên Thượng, 02 ha cây đinh lăng, 02 ha đào chín sớm tại xã Khang Ninh, 03 ha trồng hoa giống, 01 ha trồng cam tại xã Yến Dương. Chủ trì triển khai dự án Cải tạo vườn mận tại huyện Ba Bể, Pác Nặm, đề tài Ứng dụng KHCN trong phát triển một số loại hoa lan rừng có giá trị kinh tế tại vườn Quốc gia Ba Bể; phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Đồn thực hiện dự án Phát triển một số cây trồng hàng hóa nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho các nông hộ trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã Tân Lập, Quảng Bạch huyện Chợ Đồn; chuyển giao khoa học kỹ thuật theo chương trình 135 và 30a cho 6 xã được 14 lớp tập huấn với 750 nông dân; tổ chức tập huấn kỹ thuật được 21 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm cho các địa phương trong tỉnh: Số lượng 15 mô hình. Làm chủ được công nghệ nuôi cấy mô để sản xuất giống một số cây trồng nông nghiệp như: Khoai môn Bắc Kạn, lan kim tuyến, ba kích, chuối...; đã kiểm định được 6.248 phương tiện đo nhóm 2 các loại (gồm cột đo nhiên liệu, cân kỹ thuật, công tơ điện...); thử nghiệm 835 mẫu vật liệu xây dựng các loại phục vụ các cá nhân, tổ chức; đo điện trở tiếp địa được 140 điểm đo tại các cửa hàng xăng dầu và các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.

Đối với việc thực hiện phương án tự chủ về tài chính theo yêu cầu của tỉnh: Năm 2019, tổng thu phí, lệ phí: (Năm đầu tiên thực hiện phương án tự chủ): 293.000.000 đồng/220.000.000 đồng (kế hoạch được giao), vượt chỉ tiêu thu ngân sách do cấp trên giao 33%, đáp ứng tự chủ 12% kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

12. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN

Hàng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí Trung ương cấp, tỉnh Bắc Kạn đã phân bổ kinh phí từ nguồn sự nghiệp KH&CN tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN tại địa phương; việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cho KH&CN về cơ bản đúng mục đích, có hiệu quả. Các dự án đầu tư phát triển và các nhiệm vụ KH&CN được triển khai và giải ngân theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hàng năm ít, giai đoạn 2016-2020 đầu tư sự nghiệp khoa học và công nghệ khoảng 62,204 tỷ đồng; đầu tư phát triển 41,0 tỷ đồng, nên tỉnh chưa chủ động được trong việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình phục vụ công tác quản lý và triển khai các hoạt động KH&CN; chưa cấp kinh phí cấp cho hoạt động KH&CN cấp huyện.

Mặc dù tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí thực hiện hoạt động KH&CN không thấp hơn nguồn do Trung ương giao. Tuy nhiên, đầu tư cho khoa học và công nghệ của địa phương thấp, giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 0,46% so với tổng chi ngân sách của địa phương. Tình hình phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN giai đoạn 2016-2020 như sau:

Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Năm

Nguồn TW giao

Địa phương phân bổ

Ghi chú

Sự nghiệp KH&CN

Đầu tư phát triển

Sự nghiệp KH&CN

Đầu tư phát triển

1

2016

11,261

10,0

11,261

10,0

 

2

2017

11,580

10,0

11,580

10,0

 

3

2018

11,627

7,0

11,627

7,0

 

4

2019

12,066

7,0

12,066

7,0

 

5

2020

12,592

7,0

15,670

7,0

Địa phương giao tăng 24,4% so với TW giao

 

Tổng

59,126

41,0

62,204

41,0

 

13. Đánh giá chung hoạt động KH&CN 05 năm 2016-2020

Hoạt động KH&CN của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020 đã thu được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt trong 5 năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực KH&CN, sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy chế quản lý, quy định định mức tài chính đối với nhiệm vụ KH&CN, đổi mới sáng tạo; quản lý hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008, chuyển đổi sang hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 tại các cơ quan hành chính nhà nước đến cấp tỉnh, triển khai HTQLCL theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tới toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Nhiều kết quả của đề tài/dự án ứng dụng thành công trong thực tiễn đã góp phần tạo sản phẩm mới, có giá trị kinh tế; xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, bước đầu tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, có giá trị kinh tế tại địa phương, như các mô hình sản xuất cam sành Vietgap, mô hình sản xuất chè shan tuyết hữu cơ, Vietgap; mô hình rau ứng dụng công nghệ cao, mô hình lò sấy thuốc lá tiết kiệm nhiên liệu...

Hoạt động duy trì và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu của tỉnh cũng được quan tâm: Phát triển chỉ dẫn địa lý Quýt Bắc Kạn; Nhãn hiệu tập thể Miến dong Bắc Kạn; Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, Gạo Bao Thai Chợ Đồn, xây dựng và được cấp mới Nhãn hiệu tập thể Chè Shan tuyết Bằng Phúc, nhờ đó các sản phẩm đặc sản của địa phương đã được quảng bá rộng rãi, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao.

Chương trình khởi nghiệp, ĐMST bước đầu đã được quan tâm, triển khai các hoạt động thiết thực như triển khai cuộc thi, tổ chức tọa đàm về khởi nghiệp, ĐMST, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX về phát triển sở hữu trí tuệ v.v. đã mang lại hiệu quả tốt, góp phần tuyên truyền tới toàn thể các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, HTX và nhân dân nắm bắt được tầm quan trọng của khởi nghiệp, ĐMST trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020 còn một số hạn chế như:

- Sự vào cuộc của các cấp các ngành đối với KH&CN còn hạn chế.

- Cơ chế quản lý tài chính; quản lý, xử lý tài sản hình thành sau khi triển khai các nhiệm vụ KH&CN còn một số bất cập.

- Việc ứng dụng và nhân rộng các đề tài, dự án thành công vào thực tiễn còn gặp khó khăn; hoạt động KH&CN cấp huyện còn yếu và còn nhiều bất cập trong công tác quản lý nhà nước.

- Dịch vụ KH&CN chưa phát triển, hầu như các hoạt động chuyển giao tiến bộ KH&CN tại địa phương còn ít, nguồn thu từ dịch vụ KH&CN thấp, nên khả năng tự chủ của tổ chức KH&CN công lập gặp khó khăn.

- Các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa.

- Các hoạt động ĐMST, chương trình khởi nghiệp chưa được đẩy mạnh; thị trường khoa học và công nghệ chưa phát triển. Số lượng doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp ít. Hoạt động sử dụng, khai thác tài sản trí tuệ còn hạn chế, chưa hỗ trợ tích cực cho thúc đẩy năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, khai thác tiềm năng thế mạnh vùng, địa phương.

B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2021

I. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2021

1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH&CN, ĐMST

- Triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển KH&CN quốc gia, của tỉnh; đề án tái cơ cấu ngành KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Triển khai các hoạt động khởi nghiệp ĐMST theo Kế hoạch đã UBND tỉnh phê duyệt.

2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hoạt động sở hữu trí tuệ

- Tiếp tục đầu tư tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, thông tin, cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tăng cường quản lý việc sử dụng mã số mã vạch; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại địa phương, triển khai có hiệu quả tới cấp xã.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế của Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ; xây dựng, nhân rộng mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ tại các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN.

3. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế

Xem xét triển khai các hoạt động tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhập nội một số cây trồng nhằm khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu tại địa phương.

4. Hoạt động thông tin, thống kê KH&CN và ĐMST

- Tiếp tục cập nhật, bổ sung và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia, của tỉnh; công khai thông tin về việc thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN, phát triển công nghệ và ĐMST, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh Bắc Kạn.

- Triển khai có hiệu quả hệ thống thông tin thống kê KH&CN, ĐMST của địa phương.

5. Nâng cao năng lực ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST và phát triển thị trường KH&CN

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Quyết định 844/QĐ-TTg), Đề án “Hệ tri thức việt số hóa” (Quyết định 677/QĐ-TTg); triển khai thực hiện các giải pháp để tiếp tục cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia (GII).

- Tiếp tục phát triển thị trường KH&CN, hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

6. Phát triển tiềm lực KH&CN

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với định hướng phát triển tại địa phương.

- Tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực của tổ chức KH&CN, doanh nghiệp KH&CN, hình thành doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST.

7. Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN

- Tiếp tục đơn giản hóa và minh bạch quy trình và thủ tục, giảm thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ.

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các đề tài, dự án KH&CN sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

8. Đẩy mạnh công tác truyền thông KH&CN

- Tiếp tục tuyên truyền, cung cấp kịp thời các thông tin về cơ chế, chính sách và vai trò của KH&CN, ĐMST, kết quả hoạt động KH&CN, ĐMST đến các cơ quan quản lý các cấp, các ngành và nhân dân.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển mạng thông tin KH&CN và kết nối với các mạng thông tin trong và ngoài tỉnh; xây dựng phóng sự, chuyên trang KH&CN về thành tựu, tiến bộ KH&CN.

9. Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên

- Tập trung ưu tiên phát triển, ứng dụng KH&CN phục vụ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao, các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ năng lượng mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi đề án “Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035”; nghiên cứu, phát triển các sản phẩm OCOP tại địa phương.

- Xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động ĐMST, khởi nghiệp sáng tạo.

- Tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ các khó khăn về cơ cấu tổ chức, biên chế, cơ chế tự chủ của hệ thống KH&CN.

- Làm tốt công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: thẩm định và giám định công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân, thông tin KH&CN, thanh tra KH&CN để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân tiếp cận nhiều hơn với KH&CN, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững.

10. Đối với hoạt động sự nghiệp

- Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các tổ chức KH&CN công lập. Triển khai có hiệu quả phương án tự chủ của tổ chức KH&CN công lập theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng nhân một số giống nấm giá trị kinh tế cao, ứng dụng công nghệ sinh học nhân giống một số cây trồng có giá trị kinh tế; tăng cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các dịch vụ Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ làm công tác KH&CN.

11. Đối với hoạt động Thanh tra

- Tăng cường bám sát, nắm bắt tình hình việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ tại các địa phương, cơ sở, để tổ chức triển khai thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

- Triển khai các cuộc thanh, kiểm tra đảm bảo đúng quy định, tập trung thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn đo lường chất lượng xăng dầu, gas, điện - điện tử, vàng bạc trang sức; an toàn bức xạ hạt nhân; sở hữu công nghiệp; nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ...

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo; quan tâm phân loại, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thi hành công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước. Thường xuyên giáo dục về phẩm chất đạo đức cho công chức, viên chức trong việc thực hành, tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí.

12. Đối với hoạt động KH&CN cấp huyện và cấp ngành

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành “Quy chế ứng dụng, nhân rộng đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh”, góp phần duy trì, phát triển kết quả nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả tại địa phương.

- Tiếp tục tổ chức bàn giao các sản phẩm KH&CN cho 08 huyện, thành phố và các sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đẩy mạnh quản lý nhà nước về KH&CN cấp huyện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng KH&CN cấp huyện.

II. Dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN năm 2021

1. Nguyên tắc

- Ưu tiên kinh phí sự nghiệp khoa học để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp; các nhiệm vụ KH&CN phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Ưu tiên các nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST, nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, dự án sản xuất thử nghiệm là kết quả nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ có sự tham gia của doanh nghiệp.

2. Dự toán

Dự toán chi ngân sách nhà nước cho hoạt động KH&CN của địa phương bao gồm: Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng; chi thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, an toàn bức xạ hạt nhân, sở hữu trí tuệ, công nghệ, ĐMST v.v.; chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi tăng cường năng lực nghiên cứu, duy tu, bảo dưỡng, chống xuống cấp; chi đầu tư phát triển cho KH&CN.

C. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Đề nghị Bộ KH&CN tiếp tục quan tâm, bố trí đủ nguồn kinh phí cho hoạt động KH&CN năm 2021 để tỉnh Bắc Kạn thực hiện các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh và các dự án đầu tư tăng cường tiềm lực cho KH&CN.

Trên đây là kế hoạch hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2021 của tỉnh Bắc Kạn./.

(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)

 


Nơi nhận:

Gửi bản giấy:
- Bộ KH&CN (02 bản);
Gửi bản điện tử:
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Sở KH&CN;
- Sở KH&ĐT;
- Sở Tài chính;
- CT, PCT UBND tỉnh (Bà Hoa);
- CVP, PCVP (Ô.Thất);
- Lưu: VT, HàNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

DANH MỤC PHỤ LỤC

(Kèm theo Kế hoạch số 392/KH-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

UBND tỉnh Bắc Kạn

Phụ lục 1
Biểu TK1-1

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 05 NĂM (2016-2020)

Số TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì, Tác giả

Tóm tắt nội dung

Ghi chú

I

Bài báo, công bố, giải pháp, kiến nghị, ấn phẩm khoa học

 

 

 

1

Nông lịch Bắc Kạn

Sở Khoa học và Công nghệ

Các kỹ thuật về sản xuất Nông lâm nghiệp, y tế, khí tượng Thủy văn

 

2

Tuyên truyền trên Báo Bắc Kạn

Sở KH&CN, Báo Bắc Kạn

Kết quả đề tài, dự án, hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh

 

3

Chuyên mục khoa học và công nghệ

Sở KH&CN, Đài PT&TH Bắc Kạn

Tin, bài viết, hình ảnh kết quả hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh

 

4

Trang thông tin điện tử

Sở KH&CN

Hoạt động về KH&CN của tỉnh, trong nước, quốc tế

 

5

Số hóa đề tài, dự án

Sở KH&CN

Tóm tắt đề tài, dự án

 

II

Sáng chế, giải pháp hữu ích; Các loại giống mới; Các loại vắc xin mới, chế phẩm mới; Các bản vẽ thiết kế mới, mẫu máy, thiết bị mới

 

 

 

1

Không có

 

 

 

III

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hình thành

 

 

 

1

Công ty trách nhiệm hữu hạn HTL

Sở KH&CN, Công ty TNHH HTL

Chế tạo lò đốt rác thải y tế, sản xuất cucumin

Công ty TNHH, thôn Nam Đội Thân phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn

IV

Hoạt động ứng dụng đổi mới công nghệ điển hình

 

 

 

1

Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm đang được hỗ trợ phát triển thông qua các nhiệm vụ KH&CN

Sở KH&CN, các cơ quan đơn vị triển khai đề tài, dự án

Một số sản phẩm chủ lực

Quýt Bắc Kạn, Hồng không hạt Bắc Kạn, Gạo Bao thai Chợ Đồn, Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, Miến dong Bắc Kạn, Chè Shan tuyết Bằng Phúc, Chợ Đồn đã được bảo hộ thương hiệu

2

Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Không có

 

 

3

Dự án đầu tư trang thiết bị, công nghệ; dự án tăng cường năng lực nghiên cứu

Không có

 

 

V

Kết quả khác

Không có

 

 

 

Phụ lục 1

Biểu TK1-2

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT 05 NĂM (2016-2020)

STT

Tên sản phẩm/ công trình/công nghệ

Xuất xứ

(Ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ...)

Hiệu quả kinh tế-xã hội

(Giải trình chi tiết giá trị làm lợi so sánh với sản phẩm công nghệ cùng loại, ý nghĩa kinh tế xã hội, môi trường...)

Ghi chú

1

Mô hình cam Xã Đoài

- Dự án: Xây dựng mô hình trồng cam Xã Đoài tại tỉnh Bắc Kạn.

- Viện Nghiên cứu Rau quả

Đã tuyển chọn được 60 cây cam ưu tú để phục vụ khai thác mắt ghép; thẩm định chất lượng cây giống 16.000 cây phục vụ trồng mới 30 ha cam Xã Đoài tại các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì. Hiện nay, diện tích cam Xã Đoài đã được phát triển mở rộng diện tích thêm ở các huyện trên 325 ha; năm 2018, huyện Na Rỳ đăng ký tiếp tục mở rộng 265 ha; Việc triển khai dự án góp phần bổ sung cơ cấu giống cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác (ví dụ giá cam Xã Đoài năm 2016 tại Na Rỳ là 30.000-40.000 đồng/kg).

 

2

Mô hình trồng thuốc lá vụ thu đông

- Dự án: Xây dựng mô hình trồng thuốc lá vụ thu-đông tại Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

- Công ty cổ phần Hoàng Liên Sơn.

Sử dụng 02 giống thuốc lá là GL7, C9-1 từ kết quả đề tài Nghiên cứu khả năng thích ứng của một số giống thuốc lá tại tỉnh Bắc Kạn để mở rộng diện tích 10ha tại huyện Chợ Mới. Đã xây dựng mô hình trồng thuốc lá với 2 giống GL7, C9-1 trên diện tích 10 ha, kết quả năng suất trung bình đạt 2,2 tấn/ha, cho thu nhập trung bình từ 80-100 triệu đồng/ha. Việc đưa cây thuốc lá vào trồng vụ Thu Đông đã tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân.

 

3

Mô hình quýt VietGap

- Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất quýt bền vững theo hướng VietGap.

- Viện Nghiên cứu rau quả.

Xây dựng mô hình 30 ha sản xuất quýt theo hướng VietGAP thuộc 2 huyện Bạch Thông, Chợ Đồn trong vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quýt Bắc Kạn; Xây dựng mô hình bảo quản quả trên cây 0,2ha và bảo quản quả sau thu hoạch sản phẩm 01 tấn quả; Xây dựng được mô hình hợp tác xã trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm quýt theo hướng VietGAP; Đào tạo, chuyển giao kiến thức khoa học, kỹ thuật 360 lượt người dân

Kết quả của dự án giúp tăng năng suất quýt lên 10-15% và sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; Sản phẩm quýt được bảo quản lâu hơn trong khoảng thời gian 20-30 ngày, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa. Người dân được chuyển giao tự làm chủ được quy trình sản xuất quýt bền vững để mở rộng vùng sản xuất, tăng năng suất, thu nhập.

 

4

Mô hình chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Dự án: Ứng dụng KHCN tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn,

- Viện Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc

- Mô hình 10ha chè Shan tập trung theo tiêu chuẩn VietGap với 20 hộ tham gia, năng suất búp tăng tối thiểu 15%; giá bán búp tươi tăng trên 20%; chứng nhận vùng nguyên liệu 10ha chè Shan đạt tiêu chuẩn VietGAP.

- Mô hình 20ha chè Shan tập trung theo hướng hữu cơ với 25 hộ tham gia, năng suất búp tăng tối thiểu 10%, giá bán búp tăng trên 20%, chất lượng búp tăng.

- Hỗ trợ thiết bị, công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật cho Hợp tác xã Hồng Hà để sản xuất 03 sản phẩm chè chất lượng cao là: Sản phẩm trà Shan tuyết móc câu, Hồng Trà và Bạch Trà.

- Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Shan tuyết Bằng Phúc; thiết kế 05 loại mẫu bao gói khác nhau cho sản phẩm chè VietGAP; chè hữu cơ; hỗ trợ Hợp tác xã Hồng Hà tham gia 02 Hội chợ triển lãm tại Hà Nội và Lạng Sơn.

 

5

Mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng bằng Sổ sức khỏe điện tử

Dự án: XD Mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng bằng Sổ sức khỏe điện tử.

- Sở Y tế Bắc Kạn

Đã vận hành sử dụng phần mềm trên hệ thống 18/18 đơn vị (trong đó có 16 đơn vị tuyến xã, thị trấn, 1 đơn vị tuyến huyện và 1 đơn vị tuyến tỉnh, đạt 100% kế hoạch. Phần mềm được duy trì ổn định, thường xuyên. Cán bộ các Trạm y tế cập nhật liên tục thông tin khám chữa bệnh, thông tin người dân chuyển đi, chuyển đến, tử vong, sinh... của người dân trên hệ thống.

 

6

Mô hình lò sấy thuốc lá theo kiểu sấy Roket Barn, sử dụng nhiên liệu củi kết hợp với than

- Đề tài Nghiên cứu thử nghiệm, xây dựng lò sấy thuốc lá tiết kiệm nhiên liệu, nâng cao chất lượng thuốc lá sau sấy.

- Công ty cổ phần Hoàng Liên Sơn.

Hoàn thiện được 01 Nhà ủ vàng thuốc lá tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng cho thuốc lá sấy. Hoàn thiện kỹ thuật xây lò và kỹ thuật sấy thuốc lá theo kiểu lò sấy Riket Barn. Căn cứ kết quả nghiên cứu của đề tài chính quyền các cấp đã phối hợp với các đơn vị đầu tư trên địa tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi sang lò sấy tiết kiệm nhiên liệu, kết quả đến nay trên địa bàn huyện đã chuyển đổi được 224 lò sấy và được người dân đánh giá cao vì có khả năng tiết kiệm được 40% nhiên liệu.

 

7

Mô hình rau công nghệ cao

- Dự án: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau tại thành phố Bắc Kạn.

- Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây.

Xây dựng nhà lưới bán kiên cố (cấp II) cho sản xuất rau ăn quả trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn 792m2, lắp đặt nhà mái che vòm cao 720m2; Sản xuất vòm che thấp 7000-8000m2; Đào tạo tập huấn cho 20 cán bộ, 50 lượt nông dân; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau: trên hệ thống thủy canh bán tuần hoàn 2.400m2, trong nhà mái che cao 2.700m2, trồng trái vụ ngoài đồng ruộng dưới vòm che thấp 34.000m2. Dự án đang triển khai, bước đầu cho hiệu quả tốt. Sản phẩm rau có giá cao hơn giá rau thường khoảng 20-30%. Đồng thời, mô hình đã tạo sức lan tỏa, nhiều địa phương, hộ dân đến học tập và tại thành phố Bắc Kạn đã mở rộng thêm được trên 10ha, góp phần nâng cao giá trị sản xuất rau, tăng thu nhập cho người dân.

 

 

Phụ lục 1

Biểu TK1-3

KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA 05 NĂM (2016-2020)

STT

Tên Chương Trình/Đề án

Chỉ tiêu/Mục tiêu đề ra

Kết quả đã đạt được

Đánh giá mức độ hoàn thành (%)

Lý do

1

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống bố mẹ và chăn nuôi lợn ngoại tập trung tại Bắc Kạn (Nông thôn miền núi do Trung ương quản lý)

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Huế là đơn vị thực hiện, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ, Tổng kinh phí thực hiện dự án: 8,0 tỷ đồng, trong đó nguồn SNKH Trung ương hỗ trợ: 3,02 tỷ đồng, Công ty đối ứng: 4,98 tỷ đồng.

Mục tiêu của dự án là xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn sinh sản cấp giống ông, bà quy mô 200 nái và 6 đực giống để sản xuất lợn bố, mẹ với quy mô 400 nái, 20 con đực; đào tạo, chuyển giao công nghệ cho 07 kỹ thuật viên, 120 lượt hộ nông dân

Kết quả đến nay, dự án cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh gần 7.000 con lợn giống bố, mẹ; hơn 7.000 con lợn thương phẩm. Đơn vị chủ trì thực hiện đã mở rộng quy mô sản xuất 700 nái bố, mẹ và liên kết mở rộng sản xuất chăn nuôi lợn thương phẩm với khoảng 50 gia trại tại các huyện trên địa bàn tỉnh, hàng tháng dự án cung cấp cho các cơ sở vệ tinh hàng nghìn con lợn giống để nuôi bán thương phẩm.

Dự án đang triển khai, (thời gian thực hiện 36 tháng, từ tháng 8/2017-8/2020).

 

2

Ứng dụng KH&CN phát triển cây cam sành tại Bắc Kạn (Nông thôn miền núi ủy quyền địa phương quản lý)

Viện Nghiên cứu rau quả là tổ chức hỗ trợ và chuyển giao công nghệ, Tổng kinh phí thực hiện dự án: 4.254,975 triệu đồng, trong đó, nguồn SNKH Trung ương: 1.050 triệu đồng; nguồn SNKH tỉnh: 1.050 triệu đồng, còn lại là đối ứng của dân.

Ứng dụng thành công các tiến bộ khoa học và công nghệ trong phát triển giống cam sành tại Bắc Kạn thành vùng sản xuất cam hàng hóa, có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các nội dung thực hiện để đạt được mục tiêu là: Tuyển chọn 40 cây cam ưu tú để làm vật liệu khai thác mắt ghép phục vụ mở rộng mô hình; xây dựng mô hình trồng mới 20ha cam sành tại Bắc Kạn, 10ha mô hình thâm canh cam theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất đạt 20 tấn/ha; đào tạo 05 kỹ thuật viên và tập huấn cho 200 lượt hộ dân về kỹ thuật trồng chăm sóc cây cam theo hướng Vietgap

mô hình sản xuất cam theo hướng Vietgap đã cho năng suất, chất lượng cao hơn so với diện tích ngoài mô hình, mẫu mã quả đẹp hơn, to hơn, giá bán cao hơn từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng/1kg, năng suất tăng hơn 15-20%. Dự kiến giai đoạn 2021-2025 tỉnh sẽ mở rộng thêm diện tích trồng cam từ 300-500 ha.

Dự án đang triển khai, thời gian thực hiện 36 tháng, từ tháng 01/2018-12/2020).

 

3

Đề tài Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực Hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (ĐT khoa học và công nghệ độc lập cấp Quốc gia).

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổng kinh phí: 8.450,0 triệu đồng; NSKHCN địa phương 800, 0 triệu.

 

 

Đề tài mới triển khai, từ 4/2020 - 3/2023

 

 

Phụ lục 1

Biểu TK1-4

NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC KH&CN

Số TT

Tên tổ chức nghiên cứu & phát triển

Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN và cơ chế hoạt động10

Nhân lực hiện có đến 30/6/2020

Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2020 (tr.đ)

Ghi chú (công lập/ ngoài công lập)

Tổng số

Trong đó hưởng lương SNKH

Tổng số

Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp

Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính

Nghiên cứu viên/Kỹ sư

Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(6+9)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

I

Các đơn vị do cấp bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng

- Giấy phép đăng ký hoạt động số: 01 ngày 16/6/2010 (Đăng ký lần đầu) và số 02/GCN ngày 26/6/2018 (Đăng ký lần thứ 2);

- Cơ chế hoạt động: Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.

14

11

0

0

9

2

251,0

Công lập

2

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn

- Giấy phép đăng ký hoạt động số: 52/GCN-HĐCN ngày 25/12/2015 (Đăng ký lần đầu) và số 05/GCN ngày 14/02/2019 (Đăng ký lần thứ 2)

- Cơ chế hoạt động: Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính là 23% theo Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2017 - 2019.

36

0

0

0

0

0

0

Công lập

II

- Các đơn vị do cấp khác thành lập được giao cho bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý

0

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

Biểu TK1-5

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN NĂM 2019, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 VÀ 05 NĂM (2016-2020)

Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Kết quả đạt được (số lượng)

Năm 2019

6 tháng đầu năm 2020

05 năm 2016-2020

I

Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai

 

8

6

37

1

Lĩnh vực tự nhiên

N.vụ

0

0

0

2

Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ

N.vụ

01

0

3

3

Lĩnh vực nông nghiệp

N.vụ

07

06

27

4

Lĩnh vực y, dược

N.vụ

0

0

3

5

Lĩnh vực xã hội

N.vụ

0

0

4

6

Lĩnh vực nhân văn

N.vụ

0

0

0

II

Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ

 

 

 

 

1

Thẩm định/có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư

DA

29

04

45

2

Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ

0

0

0

3

Giám định công nghệ

CN

0

0

0

III

Công tác phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân

 

 

 

 

1

Số nguồn phóng xạ kín

 

4

4

4

-

Số nguồn phóng xạ được lắp đặt mới

Nguồn

0

0

0

-

Số nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Nguồn

4

4

4

2

Số thiết bị bức xạ được lắp đặt mới

 

 

 

 

-

Trong lĩnh vực Y tế

Thiết bị

2

1

3

-

Trong lĩnh vực Công nghiệp

Thiết bị

0

0

0

-

Trong An ninh hải quan

Thiết bị

0

0

0

3

Lượng đồng vị, dược chất phóng xạ được sử dụng trong Y tế

Curie (Ci)

0

0

0

4

Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ

Dự án

0

0

0

5

Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ

Hợp đồng

0

0

0

6

Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở

Cơ sở

2

1

3

7

Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ

Giấy phép

2

1

17

IV

Công tác Sở hữu trí tuệ

 

 

 

 

1

Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hồ sơ

 

 

27

2

Số đơn nộp đăng ký

Đơn

 

 

27

3

Số văn bằng được cấp

Văn bằng

 

 

10

4

Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Vụ

0

0

0

5

Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ

DA

0

0

0

6

Số sáng kiến, cải tiến được công nhân

SK

45

5

200

V

Công tác thông tin và thống kê KH&CN

 

 

 

 

1

Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,...)

Tài liệu/biểu ghi/CSDL

0

0

0

2

Ấn phẩm thông tin đã phát hành

Ấn phẩm, phút

5000

0

2.500

2.1

Tạp chí/bản tin KH&CN

Tạp chí/bản tin

0

0

0

2.2

Phóng sự trên đài truyền hình

Buổi phát

12

6

60

3

Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhập biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL,...)

CSDL/biu ghi/trang tài liệu

0

0

0

4

Thông tin về nhiệm vụ KH&CN

 

 

 

 

4.1

Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành

N.vụ

25

28

37

4.2

Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện

N.vụ

15

2

37

4.3

Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng

N.vụ

25

28

37

5

Thống kê KH&CN

 

 

 

 

5.1

Số cuộc điều tra/số phiếu thu được tương ứng

Số cuộc/số phiếu

0

2 cuộc/14 phiếu

6 cuộc/84 phiếu

5.2

Báo cáo thống kê cơ sở

Báo cáo

1

1

5

5.3

Báo cáo thống kê tổng hợp

Báo cáo

0

0

0

6

Kết quả khác (nếu nổi trội)

 

 

 

 

VI

Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

 

 

 

 

1

Số phương tiện đo được kiểm định

Phương tiện

2.088

1.346

8434

2

Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng

Tiêu chuẩn

0

0

0

3

Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng

Quy chuẩn

0

0

0

4

Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, ISO 9001:2015

Đơn vị

36 đơn  vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện

36 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và 43 đơn vị hành chính cấp xã

36 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và 108 đơn vị hành chính cấp xã (ước hết năm 2020)

5

Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Cuộc

8

2

26

6

Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả

Mẫu

03

0

03

VII

Công tác thanh tra

 

 

 

 

1

Số cuộc thanh tra

Cuộc

06

02

20

2

Số lượt đơn vị thanh tra

Đơn vị

24

11

114

3

Số vụ vi phạm phát hiện xử lý (nếu có)

Vụ

03

-

14

4

Số tiền xử phạt (nếu có)

Trđ

186,54

-

322,06

VIII

Hoạt động đổi mới công nghệ

 

 

 

 

1

Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt

N.vụ

0

0

0

2

Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ11

Doanh nghiệp

0

0

0

3

Số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm

Doanh nghiệp

0

0

0

4

Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng

Công nghệ

1

0

1

5

Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện

1

0

1

6

Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ

Tr.đ

1000

0

5000

IX

Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN

 

 

 

 

1

Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ

Người

0

 

 

2

Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ

Người

0

 

 

3

Kéo dài thời gian công tác

Người

0

 

 

4

Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành

Người

0

 

 

5

Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng

Người

0

 

 

6

Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng

Người

0

 

 

X

Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN

 

 

 

 

1

Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN

Doanh nghiệp

0

0

0

2

Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Cơ sở

0

0

0

3

Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Đối tượng

0

0

0

4

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN

Đối tượng

0

0

0

5

Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đơn vị

0

0

0

XI

Công tác phát triển thị trường KH&CN

 

 

 

 

1

Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường

Tr.đ

0

0

0

2

Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ trên giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN

%

0

0

0

XII

Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia

 

 

 

 

1

Số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hình thành (doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới)

Doanh nghiệp

0

0

0

2

Số lượng dự án khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ

Dự án

0

0

0

3

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ

Doanh nghiệp

0

0

0

4

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị

Doanh nghiệp/ tổng giá trị

0

0

0

5

Số lượng các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

Tổ chức

0

0

0

 

Phụ lục 1

Biểu TK1-6

VĂN BẢN VỀ KH&CN ĐƯỢC BAN HÀNH 05 NĂM (2016-2020)

Số TT

Tên văn bản

Ngày tháng ban hành

Cơ quan ban hành

Tỉnh ủy

HĐND

UBND

1

Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh quy định mức chi từ NSNN để tổ chức hội nghị sáng tạo kỹ thuật và cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bắc Kạn

06/12/2019

 

X

 

2

Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh quy định mức chi từ NSNN để thực hiện hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

06/12/2019

 

X

 

3

Nghị quyết số 04/2020/NQ-HĐND ngày 05/5/2020 của HĐND tỉnh Quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025

05/5/2020

 

X

 

4

Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND ngày 19/11/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều tại Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ban hành theo Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn

19/11/2018

 

 

X

5

Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành "Quy chế ứng dụng, nhân rộng đề tài, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh"

29/8/2017

 

 

X

6

Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Kạn

03/9/2015

 

 

X

7

Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày 11/12/2015 Ban hành quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

11/12/2015

 

 

X

8

Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn

20/7/2018

 

 

X

 

Phụ lục 1

Biểu TK1-7

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN 05 NĂM (2016-2020)

Số nhiệm vụ triển khai 05 năm (2016-2020)

Tổng số

Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần

Cấp Bộ, Tỉnh

0

42

Cấp cơ sở

0

0

 

Phụ lục 1

Biểu TK1-8

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Quyết định thành lập
(số, ngày tháng năm)

Vốn điều lệ
(Triệu đồng)

Hoạt động tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay, ....

Giải ngân
(Triệu đồng)

Ghi chú

Nội dung

Tổng kinh phí
(Triệu đồng)

Năm 2019

Năm 2020

 

Không có

 

Tài trợ

0

0

0

 

 

 

Cho vay

0

0

0

 

 

 

Bảo lãnh vốn vay

0

0

0

 

 

Phụ lục 2

Biểu TK2-2

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ, TỈNH NĂM 2021

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ
(số ngày tháng năm)

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Tổng số

Nguồn NSNN

Nguồn khác

Tổng số

Đã bố trí đến hết năm 2020

Dự kiến năm 2021

Số còn lại

Số đã thực hiện năm trước

Dự kiến thực hiện trong năm 2021

(Theo kế hoạch đến hết 2020 cấp)

A

B

1

2

3

4

5

6

7=4-5-6

8

9

10

 

Tổng cộng

 

 

50.300

26.755

14.529

12.856

3.503

3.480

0

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2021

 

 

44.035

26.755

14.529

9.306

3.503

3.480

0

 

1

Ứng dụng KH&CN sản xuất lê tại Bắc Kạn

Số 377/QĐ-UBND ngày 30/3/2017

01/2017-12/2021

2.470,00

1.200,00

1.070,74

129,2554

0

1.270,00

0

Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

2

Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tạo vườn mận không đồng đều, năng suất thấp tại huyện Pác Nặm, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

Số 1846/QĐ-UBND ngày 05/11/2018

9/2018- 9/2021

2.115,73

894,59

731,948

162,642

163

1.221,14

0

Trung tâm Ứng dụng KH-CN và TĐC - Sở Khoa học và Công nghệ

3

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa tại tỉnh Bắc Kạn

Số 363/QĐ-UBND ngày 12/3/2019

3/2019- 10/2021

11.743,72

4.457,22

3.149,29

1.307,93

0

0

0

Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc

4

Ứng dụng KH&CN trồng và bao tiêu sản phẩm cây Cà gai leo tại tỉnh Bắc Kạn

Số 1156/QĐ-UBND ngày 10/7/2019

6/2019 - 6/2021

2.589,27

1.028,26

922,945

105,3172

0

0

0

Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại XNK Thái Hưng

5

Phục tráng giống bí thơm Ba Bể đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt

Số 1381/QĐ-UBND ngày 13/8/2019

7/2019-6/2022

1.733,37

1.733,37

857,36

545,82

330,2

0

0

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

6

Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng gỗ lớn, hỗn loài, đa mục đích nhằm tăng năng suất, giá trị sản phẩm lâm nghiệp.

Số 1366/QĐ-UBND ngày 08/8/2019

7/2019-6/2024

4.555,31

3.167,72

2.117,54

234,7908

465,9497

0

0

Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng - Viện KHLN Việt Nam (Sở NN&PT NT đặt hàng)

7

Ứng dụng KH&CN trong bảo quản và chế biến nhằm đa dạng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm chuối tây Bắc Kạn

Số 1382/QĐ-UBND ngày 13/8/2019

7/2019- 6/2021

2.759,43

1.369,43

1.083,06

286,362

0

0

0

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

8

Xây dựng mô hình trồng cây dẻ ván tại huyện Ngân Sơn

Số 1368/QĐ-UBND ngày 08/8/2019

7/2019- 6/2024

3.149,84

2.551,38

1.569,26

191,997

391,204

0

0

Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng - Viện KHLN Việt Nam (UBND huyện Ngân Sơn đặt hàng)

9

Tuyển chọn, nhân giống cây Trám đen (Canarium nigrum Dai & Yakovl) có năng suất quả cao, chất lượng quả tốt tại tỉnh Bắc Kạn

Số 542/QĐ-UBND ngày 30/3/2020

01/2020- 12/2023

976,144

912,35

265,466

327,713

319,171

0

0

Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản

10

Ứng dụng KH&CN trong tuyển chọn và nhân giống vịt bầu cổ xanh gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm

Số 647/QĐ-UBND ngày 10/4/2020

4/2020- 4/2022

2.520,75

1.440,34

557,9

783,8

98,643

0

0

Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Kạn. (Đang điều chỉnh ND, KP)

11

Nghiên cứu và phát triển cây Đào toáng tại xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn

Số 784/QĐ-UBND ngày 05/5/2020

4/2020- 4/2024

825,535

717,535

289,12545

134,67655

293,733

0

0

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chợ Đồn

12

Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng và chế biến dược liệu Hoài Sơn và Địa Hoàng theo chuỗi giá trị tại Bắc Kạn

Số 820/QĐ-UBND ngày 11/5/2020

01/2020- 12/2021

1.738,31

1.570,01

967,119348

602,8888

0

0

0

Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên

13

Hoàn thiện quy trình sản xuất tinh dầu và phát triển sản phẩm trà hòa tan từ quả Quýt Bắc Kạn

Số 938/QĐ-UBND ngày 28/5/2020

5/2020- 12/2021

1.378,38

625,89

340

285,89

0

752,494

 

HTX Hương Ngàn

14

Nghiên cứu phát triển cây Nét tỳ, cây Nát moong và cây Nhân trần làm nguyên liệu tạo men lá phục vụ làng nghề sản xuất rượu truyền thống xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Số 1038/QĐ-UBND ngày 09/6/2020

5/2020 4/2023

1.080,25

924,977

334,339

207,034

375,647

155,268

 

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

15

Nghiên cứu đề xuất giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Đã thẩm định kinh phí

2020-2021

727

727

300

427

0

0

0

Sở Tài chính Bắc Kạn

16

Nghiên cứu trồng thử nghiệm Gừng trâu, củ kiệu, dưa chuột giống Nhật Bản làm nguyên liệu cho Công ty TNHH Việt Nam Misaki

Số 1071/QĐ-UBND ngày 12/06/2020

6/2020- 6/2022

1.372

1.135

432,90

630,89

504,20

237

0

Trung tâm Đào tạo, Nghiên cứu Giống cây trồng và vật nuôi - Trường ĐHNL TN

17

Nghiên cứu các biện pháp cải tạo, thâm canh và phòng trừ sâu bệnh trên cây Hồng không hạt Bắc Kạn

Chưa thẩm định

2020-2023

1500

1500

400

600

500

0

0

Viện Bảo vệ thực vật

18

Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực hồ Ba Bể phục vụ phát triển KT-XH địa phương (Đối ứng đề tài cấp Quốc gia)

Số 760/QĐ-UBND ngày 28/4/2020

4/2020- 3/2023

800

800

107

632

61

0

0

Viện Khoa học Thủy lợi

19

Trả nợ khối lượng 17 Đề tài/dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

1.845,00

0

0

0

Năm 2020 mới cấp 80%

II

Nhiệm vụ mở mới 2021

 

 

6.265

-

-

3.550

0

0

0

 

1

Dự án Xây dựng hệ thống thông tin ngành nông nghiệp, phục vụ công tác quản lý và phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

 

2021-2022

1200

 

 

700

 

 

 

Trung tâm Nghiên cứu địa tin học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2

Dự án: Ứng dụng công nghệ GIS online xây dựng hệ thống tin cơ bản tích hợp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn.

 

 

450

 

 

450

 

 

 

Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn.

3

Đề tài: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

 

2021- 2022

500

 

 

300

 

 

 

Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn

4

Đề tài: Xây dựng mô hình quản lý bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình tại tỉnh Bắc Kạn.

 

2021- 2022

500

 

 

300

 

 

 

Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn

5

Dự án: Thử nghiệm phân bón hữu cơ sinh học (HCSH) và hữu cơ khoáng (HCK) trên cây Quýt tại tỉnh Bắc Kạn.

 

2021- 2023

1300

 

 

600

 

 

 

Hội nông dân tỉnh Bắc Kạn

6

Dự án: Ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng mô hình nuôi trồng nấm dược liệu Linh Chi (Ganodema lucidum), nấm Vân Chi (Trametes versicolor) từ nguyên liệu ngọn, cành cây Keo tại tỉnh Bắc Kạn

 

2021- 2022

1200

 

 

600

 

 

 

Trung tâm Ứng dụng khoa học-công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn

7

Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật gốc và sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất rau hữu cơ tại tỉnh Bắc Kạn.

 

2021- 2022

1115

 

 

600

 

 

 

Trung tâm Ứng dụng khoa học-công nghệ và Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn

 

Phụ lục 2

Biểu TK2-3

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN NĂM 2021

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Tên Dự án/ công trình

Căn cứ pháp lý (QĐ phê duyệt)

Chủ đầu tư

Địa điểm xây dựng

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Khởi công

Hoàn thành

Tổng vốn đầu tư được duyệt

Kinh phí được phân bổ lũy kế hết năm 2020

Kế hoạch vốn năm 202112

I

Dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

5.000,00

1

Tăng cường tiềm lực trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bắc Kạn

2452/QĐ-UBND ngày 30/12/2013

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bấc Kạn, Đồn Đèn (Ba Bể)

2008

2014

9.633,00

9.527,00

0

2

Tăng cường tiềm lực trang TB trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN (giai đoạn 2)

2042/QĐ- UBND ngày 27/9/2010

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2010

2014

4.021,00

3.814,08

0

3

Đầu tư trang thiết bị đo lường, thử nghiệm thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn III từ năm 2017-2020

1491/QĐ-UBND ngày 5/9/2018

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2018

2020

4.535,00

3.534,49

0

4

Các dự án đầu tư của các sở, ngành

 

Các sở, ngành

 

 

 

 

 

5.000,00

II

Dự án mới (Dự kiến đề xuất đưa vào danh mục đầu tư công trung hạn Giai đoạn 2021-2025)

10.000,00

1

Đầu tư trang triết bị Đo lường thử nghiệm thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Giai đoạn 2 (2021-2022)

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2022

 

 

1.000,00

2

Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Trung tâm ƯD TB KH-CN và TĐC (2021-2025)

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2025

 

 

1.000,00

3

Đầu tư nâng cấp thiết bị ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Trung tâm ƯDKH-CN và TĐC (2021-2022)

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2022

 

 

500,00

4

Sửa chữa nâng cấp trụ sở, đầu tư cơ sở vật chất cho Sở Khoa học và Công nghệ (2021-2022)

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2022

 

 

1.500,00

5

Đầu tư tăng cường tiềm lực phục vụ công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng giai đoạn 2021-2025

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2025

 

 

1.000,00

6

Triển khai Đề án: triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Quyết định 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2025

 

 

500,00

7

Triển khai Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp VN nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định 996/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2025

 

 

500,00

8

Chiến lược sở hữu trí tuệ từ nay đến năm 2030

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Thành phố Bắc Kạn

2021

2025

 

 

500,00

9

Các dự án đầu tư mới của các sở, ngành

 

Các sở, ngành

Thành phố Bắc Kạn

2021

2025

 

 

3.500,00

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

15.000,00

 

Phụ lục 2

Biểu TK2-5

DỰ KIẾN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2021

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

NỘI DUNG

KINH PHÍ TW THÔNG BÁO NĂM 2020

KINH PHÍ UBND TỈNH, TP PHÊ DUYỆT 2020

KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2020

KINH PHÍ DỰ KIẾN NĂM 2021

I

Kinh phí sự nghiệp KH&CN

12.592,00

15.670,00

15.670,00

16.381,10

1

Kinh phí nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia chuyển tiếp cấp về địa phương quản lý (chi tiết theo từng nhiệm vụ)

 

-

-

-

2

Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện

 

13.050,00

13.050,00

12.856,00

3

Chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

 

251,00

251,00

346,00

4

Chi hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước

 

 

 

 

4.1

Hoạt động Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng

 

127,00

127,00

775,90

4.2

Sở hữu trí tuệ

 

35,00

35,00

40,00

4.3

Thông tin và thống kê KH&CN

 

213,00

213,00

319,00

4.4

Phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân

 

10,00

10,00

15,00

4.5

Đào tạo, tập huấn

 

 

 

20,00

4.6

Đánh giá, thẩm định, giám định và CGCN, Thị trường công nghệ, Khởi nghiệp, ĐMST

 

27,00

27,00

168,20

4.7

Thanh tra KH&CN

 

60,00

60,00

100,00

4.8

Hợp tác quốc tế

 

-

-

-

4.9

Thực hiện chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN

 

-

-

-

5

Chi hoạt động KH&CN cấp huyện

 

-

-

-

6

Chi các đơn vị sự nghiệp

 

1.688,00

1.688,00

1.741

7

Chi tăng cường tiềm lực, chống xuống cấp

 

0

0

0

8

Chi khác (Cấp cho Liên hiệp các hội khoa học tỉnh)

 

209

209

 

II

Kinh phí đầu tư phát triển

7.000,00

7.000,00

7.000,00

15.000,00

A

Các dự án chuyển tiếp

 

7.000,00

7.000,00

5.000,00

1

Các dự án đầu tư cho Sở KH&CN

 

2.056,00

2.056,00

0,00

1.1

Tăng cường tiềm lực trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bắc Kạn

 

585,00

585,00

-

1.2

Tăng cường tiềm lực trang TB trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN (gđ2)

 

124,00

124,00

-

1.3

Đầu tư trang thiết bị đo lường, thử nghiệm thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn III từ năm 2017-2020

 

1.347,00

1.347,00

-

2

Các dự án đầu tư của các sở, ngành

 

4.944,00

4.944,00

5.000,00

B

Các dự án dự kiến đầu tư mới năm 2021

 

 

 

10.000,00

1

Đầu tư trang triết bị Đo lường thử nghiệm thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Giai đoạn 2 (2021-2022)

 

 

 

1.000,00

2

Đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Trung tâm ƯD TB KH-CN và TĐC (2021 - 2025)

 

 

 

1.000,00

3

Đầu tư nâng cấp thiết bị ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Trung tâm ƯDKH-CN và TĐC (2021-2022)

 

 

 

500,00

4

Sửa chữa nâng cấp trụ sở, đầu tư cơ sở vật chất cho Sở Khoa học và Công nghệ (2021 - 2022)

 

 

 

1.500,00

5

Đầu tư tăng cường tiềm lực phục vụ công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng giai đoạn 2021-2025

 

 

 

1.000,00

6

Triển khai Đề án: triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (theo QĐ 100/QĐ-TTg)

 

 

 

500,00

7

Triển khai Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp VN nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 996/QĐ-TTg) theo Kế hoạch số 436/KH-UBND ngày 23/7/2019 của UBND tỉnh

 

 

 

500,00

8

Chiến lược sở hữu trí tuệ từ nay đến năm 2030

 

 

 

500,00

9

Các dự án đầu tư mới của các sở, ngành

 

 

 

3.500,00

 

Tổng số

19.592,00

22.670,00

22.670,00

31.381,10

 



1 Ngành đã góp ý thẩm tra cho 41 lượt dự án đầu tư, thu thập thông tin khảo sát nhu cầu đổi mới công nghệ tại 19 doanh nghiệp; đánh giá trình độ công nghệ của 41 doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh, kết quả xác định có 73,17% doanh nghiệp có trình độ công nghệ lạc hậu, 26,83% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, không có doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, từ đó đề xuất với tỉnh xem xét chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ phù hợp và hiệu quả.

2 Trong đó xử phạt vi phạm hành chính: 72.300.000đ; thu hồi, giảm trừ thanh quyết toán: 250.761.976đ.

3 Dự án: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống bố mẹ và chăn nuôi lợn ngoại tập trung tại Bắc Kạn (Dự án do Trung ương quản lý); Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển cây cam sành tại Bắc Kạn (Dự án ủy quyền cho địa phương quản lý); Đề tài: Nghiên cứu các giải pháp ứng phó với một số thiên tai chính gây mất ổn định tự nhiên khu vực Hồ Ba Bể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (thuộc đề tài KH&CN độc lập cấp Quốc gia)

4 Lĩnh vực Nông lâm nghiệp: Dự án: Xây dựng mô hình trồng cam Xã Đoài tại tỉnh Bắc Kạn, trên cơ sở xây dựng mô hình 30ha, người dân đã mở rộng thêm mô hình được trên 325 ha; năm 2018, huyện Na Rỳ đăng ký tiếp tục mở rộng 265 ha; Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất quýt bền vững theo hướng VietGap, đã xây dựng được 30 ha mô hình, bước đầu xác định có hiệu quả tốt, giảm sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng của quýt; Dự án Ứng dụng KHCN tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè Shan tuyết tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng mô hình sản xuất chè shan tuyết Vietgap 10ha, theo hướng hữu cơ an toàn 20ha, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Shan tuyết Bằng Phúc. Từ năm 2016-2019 tỉnh đã xây dựng và đề nghị Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận NHTT cho 02 sản phẩm: Gạo nếp khẩu nua lếch Ngân Sơn, NHTT Chè shan tuyết Bằng Phúc; triển khai các dự án khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý quýt Bắc Kạn, NHTT gạo nếp Khẩu nua lếch Ngân Sơn, Miến dong Bắc Kạn ... đã góp phần tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của địa phương tới người tiêu dùng. Đến nay tỉnh Bắc Kạn đã có 06 sản phẩm được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và NHTT. Qua đó, đã góp phần phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân. Triển khai các dự án hỗ trợ liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị như: xây dựng mô hình HTX kiểu mới, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau tại Thành phố Bắc Kạn ... bước đầu đã hỗ trợ xây dựng 03 HTX: HTX sản xuất quýt, HTX sản xuất chế biến chè shan tuyết tại huyện Chợ Đồn, HTX sản xuất rau an toàn tại Thành phố Bắc Kạn.

Lĩnh vực kinh tế kỹ thuật: Dự án: Nghiên cứu bảo quản tinh bột dong riềng, đã nghiên cứu bảo quản tinh bột ở trong củ, hoàn thiện được công nghệ bảo quản tinh bột ở dạng ướt, dạng khô; hỗ trợ lắp đặt dây chuyền công nghệ bảo quản tinh bột. Kết quả của dự án đã xác định được phương pháp bảo quản tinh bột dong riềng ướt và khô, giảm tỷ lệ hao hụt, kéo dài thời gian bảo quản được trên 6 tháng, chất lượng tinh bột vẫn đảm bảo. Hiện nay, dự án đang được duy trì tại Nhà máy sản xuất miến Tân Sơn; Đề tài: Thử nghiệm chất thủy hóa vô cơ (HRB) trong xây dựng đường nông thôn: Đã thử nghiệm 750m đường, mặt đường rộng 3,0 m với 05 loại mặt đường: Carboncor, vữa nhựa nhũ tương; láng nhựa 2 lớp nhựa đặc nóng; Mặt đường đất gia cố HRB thi công máy. Trong đó, đã xác định được mặt đường rải Carboncor đạt chất lượng tốt nhất và có giá thành thấp hơn so với đường bê tông xi măng, có thể nhân rộng ra thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới.

Lĩnh vực y tế: Tỉnh đã triển khai một số đề tài, dự án nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật trồng, chế biến một số cây dược liệu nhằm khai thác tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai tại địa phương, các mô hình trồng, chế biến Giảo cổ lam, diện tích 1,5ha, chế biến sản phẩm 02 loại trà túi lọc và hút chân không; xây dựng mô hình Vườn ô mẫu thuốc nam đã xây dựng và duy trì được 5 vườn thuốc nam mẫu (Trạm y tế xã Thanh Bình, Phường Sông Cầu, Thị trấn Bộc Bố, Hà Hiệu, Phúc Lộc), mỗi vườn có trên 60 cây thuốc quý nằm trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế về Vườn mẫu thuốc nam. Kết quả của dự án làm cơ sở để ngành Y tế triển khai đại trà trên địa bàn toàn tỉnh; Xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân tại cộng đồng bằng sổ sức khỏe điện tử, đã vận hành sử dụng phần mềm trên hệ thống 18/18 đơn vị (trong đó có 16 đơn vị tuyến xã, thị trấn, 1 đơn vị tuyến huyện và 1 đơn vị tuyến tỉnh, đạt 100% kế hoạch). Số bộ Hồ sơ sức khỏe được khởi tạo của toàn huyện là 34.654/28.164 tổng số người dân đến khám chữa bệnh đạt 121%, chiếm 60,62% trên tổng số dân toàn huyện. Lập hồ sơ sức khỏe của xã Cao Trĩ được khám và khởi tạo với 2.137 hồ sơ cho người dân, đạt tỷ lệ 98,21%. Phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử được duy trì ổn định, thường xuyên. Cán bộ các Trạm y tế liên tục cập nhật thông tin khám chữa bệnh, thông tin người dân chuyển đi, chuyển đến, tử vong, sinh... trên hệ thống.

5 Tổng kinh phí hỗ trợ từ Trung ương cho đầu tư phát triển 5 năm, giai đoạn 2016-2020: 41,0 tỷ đồng (năm 2016: 10 tỷ đồng, năm 2017: 10 tỷ đồng, năm 2018: 7 tỷ đồng, năm 2019: 7 tỷ đồng, năm 2020: 7 tỷ đồng); trong đó, tỉnh phân bổ đầu tư trực tiếp cho tăng cường tiềm lực thuộc ngành KH&CN là: 18,756 tỷ đồng (năm 2016: 5,075 tỷ đồng, 2017: 7,086 tỷ đồng, 2018: 69,0 triệu đồng; năm 2019: 4,470 tỷ đồng, năm 2020: 2,056 tỷ đồng).

6 Từ năm 2015 đến nay đã cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho 14 cá nhân; cấp mới giấy phép X-quang cho 17 cơ sở, cấp gia hạn Giấy phép X-quang 14 cơ sở, sửa đổi giấy phép 16 cơ sở, phê duyệt KH Ứng phó sự cố cho 17 cơ sở. Hàng năm, tổ chức 01 đợt kiểm tra an toàn bức xạ các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong chẩn đoán y tế, sử dụng thiết bị phân tích huỳnh quang tia X đo xác định tuổi vàng. Phối hợp với Thanh tra Sở tiến hành thanh tra an toàn bức xạ hạt nhân các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ. Phối hợp với Cục An toàn bức xạ tổ chức 02 khóa đào tạo ATBX tại Bắc Kạn cho người phụ trách ATBX và nhân viên bức xạ trên địa bàn tỉnh (cho trên 40 người).

7 Xuất bản được 24 số (9 600 cuốn) Bản tin Kinh tế - Khoa học và Công nghệ; 14 số Thông tin KHCN (6000 cuốn); Nông lịch 20.000 cuốn; Chuyên mục truyền hình 48 số; Chuyên trang trên Báo Bắc Kạn 96 số. Duy trì mạng Lan, Internet, hoạt động Website trang thư viện số (hằng năm cập được trên 200 tin, bài, ảnh, phim KHCN); tổ chức 03 lớp tập huấn khai thác thông tin thư viện số sản xuất nông nghiệp.

8 Dịch vụ công trực tuyến của một số cơ quan đơn vị: Sở Y tế: 193 thủ tục; Sở Tư pháp: 126; Sở KH&ĐT: 147; Sở Công Thương: 111, Sở NN&PTNT: 72; Sở Xây dựng: 34; Sở Tài chính; 16 v.v.

9 Hướng dẫn 27 tổ chức/cá nhân có nhu cầu đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Đề cử tham gia các chương trình giải thưởng, tôn vinh sản phẩm của bộ, ngành tổ chức (01 hồ sơ “Giải thưởng khuyến tài của Hội khuyến học”, 01 hồ sơ tham gia chương trình “Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2015”, lựa chọn, giới thiệu 03 công trình, giải pháp khoa học và công nghệ trong in Sách vàng sáng tạo Việt Nam, 01 đơn vị tham gia tôn vinh điển hình sáng tạo Việt Nam...). Tổ chức tập huấn nghiệp vụ 01 lớp/năm cho các đối tượng làm công tác quản lý SHTT tại các sở ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

11 Doanh nghiệp trong năm có một trong các hoạt động sau đây được coi là có đổi mới công nghệ:

1. Thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ có kết quả được chuyển giao, đánh giá, nghiệm thu hoặc ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc có đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).

2. Có nhận chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư, mua sắm mới hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị hoặc thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hoặc sản xuất hiệu quả hơn (giảm giá thành sản xuất sản phẩm; giảm tiêu thụ năng lượng; nguyên, nhiên, vật liệu; giảm phát thải, đạt các chỉ tiêu về môi trường;...).

3. Đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng như: ISO; HACCP; GMP (thực hành sản xuất tốt); KPI (Đo lượng hiệu suất); TPM (duy trì năng suất toàn diện); TQM (quản lý chất lượng toàn diện); PMS (cải tiến năng suất toàn diện); thực hành 5S, Six Sigma, Kaizen,...

4. Đạt được các tiêu chuẩn, chứng nhận chuyên ngành: VietGap, Global Gap, GMP, BRC (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu),... hoặc nâng cấp lên mức tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ: GMP-ASEAN —> GMP-WHO —> PIC/S —> EU-GMP) hoặc đạt được các chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ ASTM của Mỹ; JISG3505, JIS3112 của Nhật Bản;...).

12 Do 03 Dự án chuyển tiếp đã quyết toán xong năm 2020

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 392/KH-UBND ngày 09/07/2020 về hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.237

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.234.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!