Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN dịch vụ trung gian thanh toán

Số hiệu: 23/2019/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Nguyễn Kim Anh
Ngày ban hành: 22/11/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Một số quy định mới khi sử dụng Ví điện tử từ ngày 07/01/2020

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 23/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo đó, khi sử dụng Ví điện tử khách hàng (chủ Ví điện tử) phải tuân thủ các quy định sau:

- Chỉ được nạp tiền vào Ví điện tử từ:

+ Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng;

+ Nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở.

- Mục đích sử dụng Ví điện tử để:

+ Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;

+ Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;

+ Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng tại ngân hàng.

- Nghiêm cấm hành vi sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác…

Ngoài ra, Thông tư 23 cũng bổ sung quy định khi cá nhân mở ví phải cung cấp các thông tin như Căn cước công dân hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi)…

Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhận định: “Việc yêu cầu người mở ví điện tử phải cung cấp thông tin cá nhân là hợp lý, bởi ví điện tử là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nên cần có thông tin cụ thể của người dùng để tránh tình trạng một người mở hàng chục tài khoản ví cho các mục đích vi phạm pháp luật”.

Xem thêm chi tiết tại Thông tư 23/2019/TT-NHNN (chính thức có hiệu lực từ ngày 07/01/2020).

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2019/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 39/2014/TT-NHNN NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN VỀ DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định s 101/2012/NĐ-CP; Nghị định s 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một s điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định s 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 7 và bổ sung khoản 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 vào Điều 3 như sau:

“2. Dịch vụ bù trừ điện tử là dịch vụ cung ứng hạ tng kỹ thuật để thực hiện việc tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu thanh toán và tính toán kết quả số tiền phải thu, phải trả sau khi bù trừ giữa các thành viên tham gia để thực hiện việc quyết toán cho các bên có liên quan.”.

“7. Tài khoản đảm bảo thanh toán là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác để đảm bảo cho việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán.”.

“9. Tổ chức chủ trì hệ thống bù trừ điện tử (sau đây gọi là Tổ chức chủ trì BTĐT) là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử và được tham gia, kết nối trực tiếp vào Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (Hệ thống TTĐTLNH) để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử.

10. Hệ thống bù trừ điện tử (sau đây gọi là Hệ thống BTĐT) là hệ thống thanh toán do Tổ chức chủ trì BTĐT xây dựng, sở hữu và tổ chức vận hành để cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.

11. Thành viên của Hệ thống BTĐT (sau đây gọi là thành viên) là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tổ chức khác đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn thành viên theo quy định của Tổ chức chủ trì BTĐT và được kết nối với Hệ thống BTĐT để gửi, nhận và xử lý giao dịch thanh toán. Thành viên gồm thành viên quyết toán và thành viên không quyết toán.

12. Thành viên quyết toán là thành viên có thiết lập Hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ điện tử quy định tại khoản 14 Điều này để thực hiện giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT và mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để quyết toán bù trừ điện tử.

13. Thành viên không quyết toán là thành viên thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, quyết toán trong giao dịch chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử thông qua thành viên quyết toán.

14. Hạn mức nợ ròng trong thanh toán bù trừ điện tử (sau đây gọi là Hạn mức BTĐT) là mức giới hạn giá trị thanh toán tối đa đối với khoản chênh lệch bù trừ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên giao dịch bù trừ điện tử.

15. Kết quả quyết toán ròng bù trừ điện tử (sau đây gọi là kết quả BTĐT) là bảng số liệu do Tổ chức chủ trì BTĐT lập sau khi kết thúc mỗi phiên giao dịch bù trừ điện t, phản ánh tổng hợp chênh lệch phải thu, phải trả cuối cùng của từng thành viên quyết toán trong phiên giao dịch đó.

16. Quyết toán bù trừ điện tử (sau đây gọi là quyết toán BTĐT) là việc thực hiện thanh toán các khoản chênh lệch phải thu, phải trả theo kết quả quyết toán ròng thông qua tài khoản thanh toán của các thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Tổ chức chủ trì BTĐT gửi Ngân hàng Nhà nước (qua hệ thống TTĐTLNH) kết quả BTĐT để thực hiện việc xử lý quyết toán BTĐT.

17. Khả năng chi trả của thành viên quyết toán (sau đây gọi là khả năng chi trả) là số dư Có trên tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tại thi điểm xử lý quyết toán BTĐT.

18. Ngân hàng hợp tác là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc hợp tác cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán cho khách hàng.

19. Ngân hàng liên kết là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng sử dụng Ví điện tử mở tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ, trong đó tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ này được khách hàng sử dụng để liên kết với Ví điện tử của khách hàng.

Ngân hàng liên kết thực hiện liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán (hoặc thẻ ghi nợ) của khách hàng thông qua kết nối trực tiếp với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (trường hợp ngân hàng liên kết đồng thời là ngân hàng hợp tác) hoặc thông qua kết nối giữa tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử (trong trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện từ đã có thỏa thuận với ngân hàng liên kết về việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán (hoặc thẻ ghi nợ) mở tại ngân hàng liên kết).”.

2. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Đảm bảo khả năng thanh toán

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ phải thỏa thuận với ngân hàng hợp tác về các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ này, bao gồm việc mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản tiền ký quỹ hoặc các biện pháp đảm bảo khác.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với các tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác.

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.

3. Tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử chỉ được sử dụng vào việc:

a) Thanh toán vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của đơn vị chấp nhận thanh toán tại ngân hàng;

b) Hoàn trả tiền vào tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) trong trường hợp:

(i) Khách hàng rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng;

(ii) Khách hàng không còn nhu cầu sử dụng Ví điện tử;

(iii) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt cung ứng dịch vụ Ví điện tử cho khách hàng;

(iv) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử chấm dứt hoạt động, bị thu hồi Giấy phép, giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật;

c) Thanh toán vào tài khoản thanh toán của các đơn vị cung ứng dịch vụ công trong trường hợp khách hàng sử dụng Ví điện tử để thanh toán, nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hp pháp theo quy định của pháp luật;

d) Chuyển đến các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở.”.

3. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 9. Hoạt động cung ứng Ví điện tử

1. Hồ sơ mở Ví điện tử:

a) Đối với Ví điện tử của cá nhân:

(i) Thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hp với quy định tại khoản 2 Điều này;

(ii) Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài);

b) Đối với Ví điện tử của tổ chức:

(i) Thông tin của tổ chức mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;

(ii) Một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở Ví điện tử được thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đu tư hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;

(iii) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi là người đại diện hp pháp) của tổ chức mở Ví điện tử kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;

c) Khách hàng đăng ký mở Ví điện tử có thể xuất trình các tài liệu quy định tại điểm a(ii), b(ii) và b(iii) khoản này dưới hình thức bản chính hoặc bản sao hoặc bản quét (scan) từ bản gốc hoặc hình thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử;

d) Khách hàng có thể đăng ký và gửi Hồ sơ mở Ví điện tử trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặc các kênh giao dịch trực tuyến của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Thông tin của khách hàng mở Ví điện tử bao gồm:

a) Đối với Ví điện tử của cá nhân:

(i) Đối với cá nhân là người Việt Nam: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số căn cước công dân hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp;

(ii) Đối với cá nhân là người nước ngoài: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số điện thoại; số hộ chiếu còn thi hạn, ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh (nếu có);

b) Đối với Ví điện tử của tổ chức:

(i) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; mã số doanh nghiệp và mã số thuế (nếu tổ chức có mã số thuế khác mã số doanh nghiệp); địa chỉ đặt trụ sở chính; địa chỉ giao dịch; số điện thoại;

(ii) Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở Ví điện tử theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có các quy định và điều khoản về việc đăng ký mở và sử dụng Ví điện tử và phải công khai cho khách hàng biết trước khi đăng ký mở Ví điện tử. Ngoài những nội dung quy định tại điểm a, b khoản này, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử được bổ sung thêm những thông tin khác phù hp với từng đối tượng khách hàng và phù hp với quy định của pháp luật, nhưng phải thông báo rõ và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng biết.

3. Trường hợp cá nhân đăng ký mở Ví điện tử có tài khoản thanh toán được mở thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ và thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm các tài liệu, thông tin sau:

a) Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ Ví điện tử là cá nhân, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và các giấy tờ chứng minh tư cách giám hộ, đại diện hp pháp của người đó đối với chủ Ví điện tử. Các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trường hp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ Ví điện tử là pháp nhân, hồ sơ mở Ví điện tử phải có thêm một trong các giấy tờ chứng minh việc tổ chức này được thành lập và hoạt động hợp pháp, các giấy tờ chứng minh tư cách giám hộ, đại diện hợp pháp của tổ chức đó đối với chủ Ví điện tử. Các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức đó theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Xác thực thông tin khách hàng mở Ví điện tử:

a) Chủ Ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin trong hồ sơ mở Ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin mà mình cung cấp;

b) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở Ví điện tử của khách hàng là đầy đủ, hp lệ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

5. Việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng liên kết:

a) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải yêu cầu khách hàng hoàn thành việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết trước khi khách hàng sử dụng Ví điện tử;

b) Ví điện tử phải được liên kết với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ (có gắn với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam) của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết;

c) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng liên kết hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử về quy trình, cách thức liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng;

d) Khách hàng được liên kết Ví điện tử với một hoặc nhiều tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) mở tại các ngân hàng liên kết.

6. Sử dụng Ví điện tử:

a) Việc nạp tiền vào Ví điện tử phải thực hiện từ:

(i) Tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng;

(ii) Nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;

b) Khách hàng được sử dụng Ví điện tử để:

(i) Thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;

(ii) Chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở;

(iii) Rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng (chủ Ví điện tử) tại ngân hàng.

c) Tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng;

d) Quy định tại điểm c khoản này không áp dụng đối với Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử;

đ) Nghiêm cấm việc sử dụng Ví điện tử để thực hiện các giao dịch cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác; nghiêm cấm việc thuê, cho thuê, mượn, cho mượn Ví điện tử hoặc mua, bán thông tin Ví điện tử;

e) Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử so với giá trị tiền khách hàng nạp vào Ví điện tử.

7. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải cung cấp công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử. Công cụ giám sát phải đảm bảo:

a) Cho phép giám sát tổng số lượng Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động), tổng số dư Ví điện tử của tất cả khách hàng tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;

b) Cho phép giám sát tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử, thông tin của từng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hp tác, bao gồm tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm truy cập công cụ giám sát;

c) Cho phép khai thác số liệu theo kỳ báo cáo tháng (tính từ ngày 01 của tháng đến ngày cuối cùng của tháng) vào chậm nhất là ngày 05 tháng tiếp theo, bao gồm:

(i) Tổng số lượng và tổng số dư Ví điện tử (đã phát hành, đã kích hoạt và đang hoạt động) vào cuối ngày của ngày cuối cùng của kỳ báo cáo; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán và các giao dịch khác của Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;

(ii) Tổng số lượng giao dịch bên Nợ, tổng giá trị giao dịch bên Nợ, tổng số lượng giao dịch bên Có, tổng giá trị giao dịch bên Có của tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử được thống kê theo từng ngày trong tháng;

(iii) Thông tin về 10 Ví điện tử có số lượng giao dịch nhiều nhất và 10 Ví điện tử có giá trị giao dịch cao nhất theo từng đối tượng khách hàng (đơn vị chấp nhận thanh toán; khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức nhưng không bao gồm cá nhân, tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán) bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch nạp tiền, rút tiền theo từng ngân hàng liên kết; tổng số lượng và tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền; tổng số lượng và tổng giá trị các giao dịch khác nếu có (chỉ thống kê các giao dịch do hệ thống xử lý thành công). Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.”.

4. Bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 như sau:

“Điều 9a. Hoạt động bù trừ điện tử

1. Tổ chức ch trì BTĐT được quy định về việc kết nạp (hoặc ngừng) tham gia thành viên Hệ thống BTĐT, trong đó thành viên quyết toán phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:

a) Là thành viên trực tiếp của Hệ thống TTĐTLNH;

b) Đã thực hiện việc thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 2 Điều này và cam kết thực hiện việc theo dõi, quản lý Hạn mức BTĐT để đảm bảo việc xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT tuân thủ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

c) Có văn bản ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của mình và xử lý tài sản ký quỹ (khi thiết lập Hạn mức BTĐT) để thực hiện việc quyết toán BTĐT hoặc nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hp thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;

d) Có văn bản cam kết với Tổ chức chủ trì BTĐT về việc đảm bảo khả năng chi trả để thanh toán kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh khi xử lý quyết toán BTĐT theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.

2. Hạn mức BTĐT:

a) Các thành viên quyết toán phải thiết lập, duy trì và quản lý Hạn mức BTĐT để thực hiện các giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT. Hạn mức BTĐT do Tổ chức chủ trì BTĐT xác lập trên cơ sở đề xuất của thành viên quyết toán và tuân thủ quy định nội bộ về cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý Hạn mức BTĐT nhưng phải đảm bảo việc ký quỹ để thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này. Việc thiết lập hoặc điều chỉnh Hạn mức BTĐT được thực hiện bằng chứng từ giấy hoặc bằng phương thức điện tử thông qua các kênh trao đổi thông tin điện tử giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán;

b) Thiết lập Hạn mức BTĐT:

Để thiết lập Hạn mức BTĐT lần đầu, thành viên quyết toán gửi Tổ chức chủ trì BTĐT đề nghị thiết lập Hạn mức BTĐT và thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán, Tổ chức chủ trì BTĐT căn cứ thông tin xác nhận của Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về việc ký quỹ của thành viên quyết toán và quy định nội bộ về cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý Hạn mức BTĐT để xác lập Hạn mức BTĐT và thông báo cho thành viên quyết toán biết;

c) Điều chỉnh Hạn mức BTĐT:

(i) Thành viên quyết toán có thể đề nghị Tổ chức chủ trì BTĐT xem xét điều chỉnh Hạn mức BTĐT trên cơ sở nhu cầu giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT, quy định nội bộ của Hệ thống BTĐT về cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý Hạn mức BTĐT và giá trị tài sản ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của mình tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch):

- Trường hợp điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT, thành viên quyết toán phải bổ sung giấy tờ có giá và/hoặc yêu cầu tăng thêm số tiền tạm khóa trên tài khoản thanh toán để đảm bảo việc ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này. Ngay sau khi thành viên quyết toán hoàn thành việc bổ sung ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), Tổ chức chủ trì BTĐT thực hiện việc điều chỉnh và cập nhật tăng Hạn mức BTĐT cho thành viên quyết toán;

- Trường hp điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của thành viên quyết toán, Tổ chức chủ trì BTĐT thực hiện việc cập nhật giảm Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán và thông báo cho thành viên quyết toán và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) biết. Sau khi giảm Hạn mức BTĐT, theo đề nghị của thành viên quyết toán và trên cơ sở đảm bảo việc ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại khoản 3 Điều này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) hoàn trả giấy tờ có giá và/hoặc tiền ký quỹ của thành viên quyết toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoàn trả giấy tờ có giá, tiền ký quỹ trong hệ thống TTĐTLNH.

(ii) Tổ chức chủ trì BTĐT được chủ động điều chỉnh Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán đối với trường hợp có sự thay đổi về tỷ lệ ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này hoặc thành viên quyết toán bị giảm giá trị ký quỹ trong quá trình xử lý quyết toán BTĐT quy định tại khoản 6 Điều này. Trường hợp điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT, Tổ chức chủ trì BTĐT phải hoàn thành việc cập nhật Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán vào phiên giao dịch bù trừ điện tử kế tiếp sau khi nhận được Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi tỷ lệ ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT hoặc thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) về giảm giá trị ký quỹ của thành viên quyết toán.

3. Ký quỹ để thiết lập Hạn mức BTĐT:

a) Thành viên quyết toán thực hiện ký quỹ bằng tiền và/hoặc giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập Hạn mức BTĐT, trong đó:

(i) Các loại giấy tờ có giá và giá trị giấy tờ có giá sử dụng để thiết lập Hạn mức BTĐT thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng;

(ii) Tiền ký quỹ là số tiền tạm khóa trên tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để phục vụ cho việc thiết lập Hạn mức BTĐT;

b) Khi thành viên quyết toán thiết lập Hạn mức BTĐT lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, tỷ lệ ký quỹ tối thiểu là 10% giá trị Hạn mức BTĐT. Trường hợp điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT theo quy định tại điểm c (i) khoản 2 Điều này, tỷ lệ ký quỹ là 100% đối vi phần giá trị Hạn mức BTĐT tăng thêm;

c) Tỷ lệ ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT theo quy định tại điểm b khoản này có thể được thay đổi trong từng thời kỳ hoặc đối với từng thành viên quyết toán theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trên nguyên tắc:

(i) Tăng tỷ lệ ký quỹ đối với tất cả thành viên quyết toán để đảm bảo an toàn hoạt động của Hệ thống BTĐT trong trường hợp cần thiết hoặc theo khuyến nghị về giám sát Hệ thống BTĐT;

(ii) Tăng tỷ lệ ký quỹ đối với thành viên quyết toán không thực hiện nghiêm các cam kết về đảm bảo Hạn mức BTĐT để xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

(iii) Tăng tỷ lệ ký quỹ đối với thành viên quyết toán để xảy ra tình trạng không đảm bảo khả năng chi trả quyết toán BTĐT hoặc thiếu tiền trên tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để quyết toán giá trị thấp Hệ thống TTĐTLNH;

(iv) Thành viên quyết toán không tuân thủ các quy định, quy chế hoạt động của Hệ thống BTĐT, các quy định về thành viên của Hệ thống TTĐTLNH sẽ phải áp dụng tỷ lệ ký quỹ cao hơn so với các thành viên quyết toán khác;

d) Giấy tờ có giá và tiền ký quỹ của thành viên quyết toán dùng để ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT không được cùng sử dụng cho những mục đích ký quỹ khác của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước.

4. Xử lý giao dịch thanh toán qua Hệ thống BTĐT:

Tổ chức chủ trì BTĐT xây dựng quy trình nghiệp vụ của Hệ thống BTĐT: quy định về số phiên giao dịch, thời gian bù trừ, thanh toán, việc tra soát, đối chiếu dữ liệu, đảm bảo thực hiện quyết toán kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán theo kết quả BTĐT, đảm bảo các nguyên tắc:

a) Giá trị giao dịch tối đa bằng đồng Việt Nam của lệnh thanh toán qua Hệ thống BTĐT không được vượt quá giá trị tối đa của lệnh thanh toán giá trị thấp qua Hệ thống TTĐTLNH;

b) Việc xử lý các giao dịch thanh toán Nợ qua Hệ thống BTĐT đều phải có văn bản thỏa thuận hoặc ủy quyền trước;

c) Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán phải theo dõi, quản lý chặt chẽ Hạn mức BTĐT đảm bảo tổng số chênh lệch phải trả của thành viên quyết toán trong một phiên giao dịch không lớn hơn Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán đó.

5. Quyết toán BTĐT:

a) Để thực hiện xử lý quyết toán BTĐT, Tổ chức chủ trì BTĐT đăng ký sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác của Hệ thống TTĐTLNH theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTĐTLNH;

b) Tổ chức chủ trì BTĐT quy định thời điểm quyết toán cụ thể vào cuối phiên giao dịch tương ứng với mỗi phương thức xử lý lệnh thanh toán hoặc dịch vụ của Hệ thống BTĐT, đảm bảo phù hợp với thời gian hoạt động Hệ thống TTĐTLNH và việc xử lý quyết toán BTĐT theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này;

c) Tổ chức chủ trì BTĐT gửi kết quả BTĐT đến Hệ thống TTĐTLNH để xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán liên quan theo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTĐTLNH. Kết quả BTĐT gửi đến Hệ thống TTĐTLNH phải đảm bảo nghĩa vụ phải trả của thành viên quyết toán trong phiên quyết toán không vượt quá Hạn mức BTĐT của thành viên đó. Việc xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.

6. Xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu khả năng chi trả để thực hiện quyết toán BTĐT:

a) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả khi quyết toán BTĐT, trình tự thực hiện xử lý như sau:

(i) Thành viên quyết toán thực hiện thấu chi trong hạn mức được cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng để xử lý kết quả quyết toán BTĐT;

(ii) Khi thành viên quyết toán đã sử dụng hết hạn mức thấu chi được cấp mà vẫn không đủ số dư để xử lý quyết toán BTĐT thì kết quả BTĐT được chuyển vào hàng đợi quyết toán. Khi đủ số dư, kết quả BTĐT được xử lý tiếp;

(iii) Tổ chức chủ trì BTĐT thực hiện vấn tin trên Hệ thống TTĐTLNH để kiểm tra tình trạng xử lý kết quả BTĐT trong hàng đợi; đồng thời, thông báo và yêu cầu thành viên quyết toán thiếu khả năng chi trả có biện pháp kịp thời tăng số dư (Có) trên tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên quyết toán hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện quyết toán BTĐT;

(iv) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTĐTLNH, trường hp thành viên quyết toán vẫn không đủ khả năng chi trả, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán (nếu có) để thực hiện việc quyết toán BTĐT. Ngay sau khi trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết để điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT trên cơ sở giá trị ký quỹ còn lại của thành viên quyết toán đó;

(v) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao Hệ thống TTĐTLNH, thành viên quyết toán không đủ khả năng chi trả sẽ phải lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT (theo mẫu tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để áp dụng giải pháp cho vay thanh toán bù trừ nhằm thực hiện quyết toán BTĐT với lãi suất bằng lãi suất cho vay qua đêm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết để tạm dừng việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Hệ thống BTĐT của thành viên quyết toán đó và chuẩn bị phương án xử lý rủi ro theo quy định tại điểm b, c khoản này;

b) Trường hp có ít nhất một thành viên quyết toán phải lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT:

(i) Vào đầu ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán BTĐT và trước thời điểm Tổ chức chủ trì BTĐT gửi kết quả quyết toán BTĐT, thành viên quyết toán đã lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT phải thực hiện việc trả cả dư nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thành viên quyết toán đó không hoàn thành việc trả nợ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện các biện pháp thu hồi nợ cho vay để thực hiện quyết toán BTĐT (bao gồm cả dư nợ gốc và lãi vay) theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau, cụ thể:

- Chủ động thực hiện trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch);

- Yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán sang cho Ngân hàng Nhà nước đối với những giấy tờ có giá mà thành viên quyết toán đó ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thiết lập Hạn mức BTĐT;

(ii) Đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán BTĐT, trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định tại điểm b(i) khoản này mà vẫn không đủ để thu hồi nợ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển toàn bộ s dư nợ còn thiếu sang dư nợ quá hạn; lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với lãi vay chậm trả bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi suất đối với lãi vay qua đêm chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết số tiền nợ còn thiếu cần thu hồi (bao gồm gốc và lãi vay). Tổ chức chủ trì BTĐT xử lý phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro cho các thành viên quyết toán còn lại để trả nợ vay cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Xử lý phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro đối với trường hợp thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay):

(i) Vào ngày làm việc kế tiếp của ngày mà Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT về việc chưa thu hồi đủ khoản nợ cho vay để quyết toán BTĐT và tổng số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT theo quy định tại điểm b(ii) khoản này, Tổ chức chủ trì BTĐT xác định phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của các thành viên quyết toán còn lại theo công thức sau:

Trong đó:

Ai: là số tiền mà thành viên quyết toán thứ i phải trả Ngân hàng Nhà nước khoản nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) để chia sẻ rủi ro do thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay);

Di: là doanh số giao dịch thanh toán Nợ phát sinh của thành viên quyết toán thứ i trong phiên quyết toán có phát sinh thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;

D: là tổng doanh số giao dịch thanh toán Nợ phát sinh của phiên quyết toán có phát sinh thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;

D(x): là doanh số giao dịch thanh toán phát sinh Nợ trong phiên quyết toán của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;

M: là tổng s nợ vay (bao gồm cả nợ gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT;

(ii) Sau khi tính toán, xác định số tiền mà từng thành viên quyết toán có nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, Tổ chức chủ trì BTĐT gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thực hiện trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và thu hồi đủ số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) của các thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;

(iii) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết để xem xét tạm dừng việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Hệ thống BTĐT của thành viên quyết toán đó. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) theo dõi số dư trên tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) của các thành viên quyết toán đó để tiếp tục trích (ghi Nợ) cho đến khi thu đủ số tiền phân bổ theo nghĩa vụ chia sẻ;

(iv) Đến cuối ngày làm việc của ngày Tổ chức chủ trì BTĐT xác định và thông báo cho các thành viên quyết toán về nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán nào không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện xong nghĩa vụ chia sẻ rủi ro thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tiến hành xử lý tài sản ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT của thành viên đó để thu hồi số tiền còn thiếu bằng cách trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ để thiết lập Hạn mức BTĐT (nếu có) của thành viên quyết toán đó hoặc yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán đó sang Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán biết để tính toán và điều chỉnh giảm Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán;

d) Hoàn trả phần các thành viên quyết toán đã chia sẻ rủi ro:

(i) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Tổ chức chủ trì BTĐT thông báo với các thành viên quyết toán về nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT không đủ khả năng trả nợ vay (cả gốc và lãi) có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp để hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch). Sau khoảng thời gian trên, nếu không nhận đủ số dư nợ cho vay để quyết toán BTĐT (bao gồm cả gốc và lãi vay) thì Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) sẽ chủ động thực hiện trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán đó mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để thu hồi số tiền còn thiếu và thông báo cho Tổ chức chủ trì BTĐT biết về số tiền đã thu hồi được;

(ii) Tổ chức chủ trì BTĐT căn cứ số tiền đã thu hồi được theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và tỷ lệ phần trăm (%) giữa số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên quyết toán còn lại với tổng số tiền phải trả (bao gồm cả gốc và lãi) tính toán phần hoàn trả cho từng thành viên quyết toán đã thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro và gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đ hoàn trả (ghi Có) vào tài khoản thanh toán cho thành viên quyết toán; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;

(iii) Trường hợp thành viên quyết toán lập Giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán BTĐT bị phá sản, Ngân hàng Nhà nước được nhận các khoản nợ theo quy định pháp luật về phá sản doanh nghiệp và chuyển trả các thành viên quyết toán đã chia sẻ theo tỷ lệ phân bổ trong phạm vi khoản nợ thu hồi được.”.

5. Bổ sung khoản 1a và khoản 4 vào Điều 11 như sau:

1a. Đối với đối tác cung ứng dịch vụ:

a) Tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử phải thỏa thuận cụ thể bằng văn bản với ngân hàng hp tác về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cung cấp dịch vụ, trong đó phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc lựa chọn, ký kết hp đồng hợp tác với các đơn vị chấp nhận thanh toán và trách nhiệm giám sát, kiểm tra đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (thỏa thuận không có ngân hàng hợp tác tham gia), tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử phải:

(i) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng để nhận tiền thanh toán từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

(ii) Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh đơn vị chấp nhận thanh toán; thường xuyên cập nhật thông tin về đơn vị chấp nhận thanh toán; xây dựng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán;

(iii) Đánh giá, phân loại các đơn vị chấp nhận thanh toán theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết;

(iv) Hướng dẫn đơn vị chấp nhận thanh toán các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;

c) Nội dung hợp đồng giữa tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử và đơn vị chấp nhận thanh toán trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này phải quy định cụ thể các nội dung sau:

(i) Quyền và trách nhiệm của các bên;

(ii) Quy định rõ việc đơn vị chấp nhận thanh toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;

(iii) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào.”.

“4. Đối với Tổ chức chủ trì BTĐT:

a) Tổ chức chủ trì BTĐT xây dựng và ban hành quy chế nội bộ về tổ chức và vận hành Hệ thống BTĐT phù hợp quy định tại Thông tư này và pháp luật hiện hành về hoạt động thanh toán, đảm bảo có tối thiểu các nội dung sau:

(i) Tiêu chuẩn, yêu cầu đối với thành viên tham gia Hệ thống BTĐT;

(ii) Tạm dừng, chấm dứt tư cách thành viên Hệ thống BTĐT;

(iii) Quy trình nghiệp vụ thanh toán và cơ chế quản lý rủi ro của Hệ thống BTĐT;

(iv) Cơ chế thiết lập, điều chỉnh và quản lý, giám sát Hạn mức BTĐT;

(v) Thời gian hoạt động của Hệ thống BTĐT gồm: thời gian nhận lệnh, thời gian xử lý bù trừ, quyết toán, số phiên giao dịch bù trừ điện tử;

(vi) Việc vấn tin, đối chiếu và quy trình xử lý sai sót, tra soát khiếu nại;

(vii) Xử lý trong trường hợp Hệ thống BTĐT bị gián đoạn hoạt động do bảo trì, bảo dưỡng hoặc sự cố kỹ thuật, các trường hợp khẩn cấp;

(viii) Quyền, nghĩa vụ của các thành viên tham gia Hệ thống BTĐT, trong đó có nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong xử lý quyết toán BTĐT;

(ix) Chính sách phí;

b) Xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý bù trừ các giao dịch thanh toán của các thành viên, đảm bảo Hệ thống BTĐT vận hành an toàn, thông suốt;

c) Theo dõi, quản lý và cập nhật kịp thời Hạn mức BTĐT của các thành viên quyết toán; áp dụng các biện pháp cảnh báo hiệu quả để thành viên quyết toán kịp thời điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT, đảm bảo tuân thủ quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9a Thông tư này;

d) Lập và gửi kết quả BTĐT đến Hệ thống TTĐTLNH để thực hiện quyết toán BTĐT kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các thành viên quyết toán;

đ) Nhận và thông báo kết quả quyết toán BTĐT từ Hệ thống TTĐTLNH tới các thành viên quyết toán;

e) Tính toán, xác định nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của từng thành viên quyết toán và gửi Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) để làm căn cứ thu hồi nợ đối với khoản vay để quyết toán BTĐT theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 9a Thông tư này.”.

6. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 vào Điều 13 như sau:

“2. Đối với ngân hàng:

a) Đối với ngân hàng hp tác:

(i) Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh đối với các giao dịch theo thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng hp tác và phù hp với các quy định pháp luật;

(ii) Thỏa thuận cụ thể bằng văn bản về các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cung cấp dịch vụ, trong đó phân định rõ trách nhiệm của từng bên trong việc lựa chọn, ký kết hp đồng hp tác với các đơn vị chấp nhận thanh toán và trách nhiệm theo dõi các giao dịch thanh toán phát sinh tại đơn vị chấp nhận thanh toán, việc thực hiện các thỏa thuận đã ký kết của đơn vị chấp nhận thanh toán;

(iii) Phối hp với ngân hàng hợp tác và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;

b) Đối với ngân hàng liên kết:

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử có trách nhiệm phối hp với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử và ngân hàng liên kết để kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký mở Ví điện tử.

3. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (thỏa thuận không có ngân hàng hợp tác tham gia), tổ chức cung ứng dịch vụ phải:

a) Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh đơn vị chấp nhận thanh toán; thường xuyên cập nhật thông tin về đơn vị chấp nhận thanh toán; xây dựng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán; đánh giá, phân loại các đơn vị chấp nhận thanh toán theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hp đồng đã ký kết; hướng dẫn đơn vị chấp nhận thanh toán các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Trong nội dung hp đồng giữa tổ chức cung ứng dịch vụ và đơn vị chấp nhận thanh toán phải quy định cụ thể các nội dung sau:

(i) Quyền và trách nhiệm của các bên;

(ii) Quy định rõ việc đơn vị chấp nhận thanh toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;

(iii) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào.”.

7. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Quyền của ngân hàng

1. Quyền của ngân hàng:

a) Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và/hoặc hợp tác triển khai cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;

c) Thực hiện các quyền theo hợp đồng và các thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các bên liên quan.

2. Quyền của ngân hàng hợp tác:

a) Yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật;

b) Từ chối giao dịch nếu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;

c) Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các quyền quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Ngân hàng liên kết có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử cung cấp các thông tin của khách hàng để phục vụ việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán và/hoặc thẻ ghi nợ của khách hàng mở tại ngân hàng liên kết.”.

8. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Trách nhiệm của ngân hàng

1. Trách nhiệm của ngân hàng:

a) Chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép;

b) Các nghĩa vụ theo hp đồng với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, khách hàng và các bên liên quan.

2. Trách nhiệm của ngân hàng hp tác:

a) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;

b) Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hp tác cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

c) Mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và đảm bảo tài khoản này không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có), tách bạch với các tài khoản thanh toán thông thường khác của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử; quản lý các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử theo đúng hợp đồng hp tác đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và quy định tại Thông tư này;

d) Phối hp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Trường hợp ngân hàng hp tác ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận trực tiếp với đơn vị chấp nhận thanh toán (thỏa thuận có tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tham gia), ngân hàng hp tác phải:

a) Xây dựng, thực hiện quy định nội bộ về quy trình, thủ tục nhận biết, xác minh đơn vị chấp nhận thanh toán; thường xuyên cập nhật thông tin về đơn vị chấp nhận thanh toán; xây dựng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán; đánh giá, phân loại các đơn vị chấp nhận thanh toán theo mức độ rủi ro; thường xuyên theo dõi, giám sát và có biện pháp kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết; hướng dẫn đơn vị chấp nhận thanh toán các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Trong nội dung hợp đồng giữa ngân hàng hợp tác và đơn vị chấp nhận thanh toán phải quy định cụ thể các nội dung sau:

(i) Quyền và trách nhiệm của các bên;

(ii) Quy định rõ việc đơn vị chấp nhận thanh toán phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hàng hóa, dịch vụ cung ứng và cam kết không thực hiện các giao dịch bị cấm theo quy định của pháp luật;

(iii) Yêu cầu đơn vị chấp nhận thanh toán cam kết không được thu thêm các loại phí đối với khách hàng khi thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào;

c) Trường hợp đơn vị chấp nhận thanh toán trực tiếp là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ và chấp nhận thanh toán thông qua một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán do chính mình cung ứng), ngân hàng hợp tác là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động của đơn vị chấp nhận thanh toán theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản này.

4. Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều này.

5. Ngân hàng liên kết có trách nhiệm phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử và tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử để kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký mở Ví điện tử.”.

9. Bổ sung Điều 15a vào sau Điều 15 như sau:

“Điều 15a. Trách nhiệm của thành viên quyết toán

1. Chủ động theo dõi, quản lý và bổ sung kịp thời số dư Có trên tài khoản thanh toán của tổ chức mình mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đảm bảo khả năng chi trả để thực hiện quyết toán BTĐT và thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh khi tham gia Hệ thống BTĐT.

2. Thiết lập, duy trì và quản lý Hạn mức BTĐT theo đúng quy định. Chủ động theo dõi, giám sát và kịp thời điều chỉnh tăng Hạn mức BTĐT để đảm bảo các giao dịch thanh toán của khách hàng qua Hệ thống BTĐT được thực hiện thông suốt, không bị gián đoạn.

3. Tuân thủ các quy định về tổ chức, vận hành hệ thống của Tổ chức chủ trì BTĐT.”.

10. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16. Báo cáo, cung cấp thông tin

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước như sau:

a) Báo cáo tình hình hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán định kỳ hàng quý, năm theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thông tin tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng/thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng hợp tác, mở và sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử, bao gồm:

(i) Số hiệu tài khoản, ngày mở tài khoản, ngân hàng mở và quản lý tài khoản;

(ii) Bản sao hợp đồng/thỏa thuận hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với ngân hàng hợp tác, mở và sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử;

c) Báo cáo tình hình rủi ro gian lận, giả mạo qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện các vụ việc liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo gây thiệt hại về tài chính cho khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán và gửi báo cáo bằng văn bản (giấy) hoặc điện tử theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi có báo cáo qua thư điện tử cho Ngân hàng Nhà nước;

d) Báo cáo sự cố khi phát hiện sự cố gây gián đoạn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán quá 2 giờ qua địa chỉ thư điện tử tt@sbv.gov.vn trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát sinh sự cố và gửi báo cáo bằng văn bản (giấy) hoặc điện tử theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 03 ngày sau khi hoàn thành khắc phục sự cố. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp phải thực hiện thông báo sự cố theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về giám sát các hệ thống thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

đ) Phương thức báo cáo:

(i) Báo cáo điện tử thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử được truyền qua mạng máy tính hoặc gửi qua vật mang tin, có chữ ký điện tử của người đại diện hp pháp của tổ chức báo cáo theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc tệp do Ngân hàng Nhà nước quy định;

(ii) Báo cáo bằng văn bản (giấy) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) trong trường hợp không thực hiện được báo cáo thông qua hệ thống báo cáo điện tử, có chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức báo cáo;

e) Định kỳ và thời hạn của báo cáo quy định tại điểm a khoản này như sau:

(i) Kỳ báo cáo quý được tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý (tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chỉ thực hiện báo cáo Quý I, II và III); thời hạn nộp báo cáo chậm nhất là ngày 05 của tháng đầu tiên quý tiếp theo;

(ii) Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12; thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin cá nhân của khách hàng, tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của khách hàng và chỉ được cung cấp thông tin trong các trường hợp sau:

a) Theo yêu cầu của khách hàng;

b) Theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm cử cán bộ đầu mối chịu trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán) và xử lý các rủi ro, sự cố phát sinh.

4. Ngân hàng hợp tác của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử thông qua Hệ thống thu thập thông tin trực tuyến của Ngân hàng Nhà nước.”.

11. Sửa đổi khoản 6 và bổ sung khoản 7, 8, 9, 10 vào Điều 18 như sau:

“6. Thực hiện trách nhiệm giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

7. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng hệ thống báo cáo điện tử để tiếp nhận, tổng hợp, khai thác và lưu trữ các số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

8. Cung cấp thông tin cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc hành vi vi phạm quy định pháp luật về việc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

9. Đầu mối, phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

10. Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác thanh tra các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.

11. Đầu mối, phối hp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ ký quỹ thiết lập Hạn mức BTĐT.”.

12. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 19. Cục Công nghệ thông tin

1. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Thanh toán, Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm xem xét, đánh giá và có văn bản gửi Vụ Thanh toán xác nhận các điều kiện về mặt kỹ thuật, giải pháp công nghệ, khả năng về an toàn bảo mật, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đảm bảo thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức đề nghị cấp Giấy phép.

2. Đầu mối, phối hp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn, bảo mật trong giao dịch điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.

3. Phối hp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác thanh tra các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và Vụ Thanh toán trong việc trang bị công cụ để giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư này.

5. Đầu mối, phối hp với Vụ Thanh toán xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống báo cáo điện tử để tiếp nhận, tổng hp, khai thác và lưu trữ các số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

6. Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng Hệ thống TTĐTLNH, cho phép tiếp nhận, xử lý kết quả quyết toán từ hệ thống của Tổ chức chủ trì BTĐT.

7. Nghiên cứu, xây dựng ứng dụng kỹ thuật cho phép trao đổi, phản hồi thông tin về Hạn mức BTĐT giữa Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) và Tổ chức chủ trì BTĐT, xử lý kết quả BTĐT.”.

13. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 20. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 8 Điều 18 và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước về công tác phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Phối hp với Vụ Thanh toán, Cục Công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

4. Đầu mối thực hiện thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.”.

14. Bổ sung Điều 20a vào sau Điều 20 như sau:

“Điều 20a. Sở Giao dịch

1. Đầu mối tiếp nhận và quản lý giấy tờ có giá của thành viên quyết toán; trao đổi thông tin liên quan tới Hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán thông qua ứng dụng trên Hệ thống TTĐTLNH.

2. Hạch toán kết quả BTĐT vào tài khoản thanh toán của các bên liên quan.

3. Xử lý trong trường hợp thành viên quyết toán của Hệ thống BTĐT không đủ khả năng chi trả theo quy định tại khoản 6 Điều 9a Thông tư này.”.

15. Bổ sung Điều 20b vào sau Điều 20a như sau:

“Điều 20b. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Đầu mối thực hiện thanh tra hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật, trừ đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư này.

2. Tiếp nhận thông tin do Vụ Thanh toán cung cấp theo quy định tại khoản 8 Điều 18 và xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp với Vụ Thanh toán trong công tác kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.”.

16. Thay thế Phụ lục số 01, 0203 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán bằng Phụ lục số 01, 0203 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Bổ sung thêm Phụ lục số 04, 0506 vào Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 2. Điều khoản chuyển tiếp

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử rà soát hồ sơ khách hàng mở Ví điện tử được mở trước thi điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành và thực hiện thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu của khách hàng, xác thực thông tin khách hàng mở Ví điện tử theo quy định tại Thông tư này trong vòng 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Sau 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải chấm dứt cung ứng dịch vụ đối với khách hàng sử dụng Ví điện tử chưa thực hiện cung cấp đủ Hồ sơ mở Ví điện tử theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phối hợp với ngân hàng hp tác rà soát tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại ngân hàng hp tác trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực đảm bảo tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có) và phải tách bạch với tài khoản thanh toán khác tại ngân hàng hợp tác theo quy định tại Thông tư này trong vòng 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử đã được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép bổ sung, hoàn thiện công cụ để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ Ví điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư số 39/2014/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này) trong vòng 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2020.

2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 25 Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTĐTLNH.

3. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 5 Thông tư số 04/2016/TT-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2016 quy định về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:

“d) Ký quỹ giấy tờ có giá để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, tham gia Hệ thống BTĐT”./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để ki
m tra);
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ TT (5 bản).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Kim Anh

PHỤ LỤC SỐ 01

(Kèm theo Thông tư s 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

…., ngày….tháng….năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Kính gửi: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Căn cứ Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên/Hội đồng Quản trị/Đại hội đồng cổ đông hoặc văn bản khác theo thẩm quyền quy định tại Luật Doanh nghiệp của tổ chức đề nghị cấp Giấy phép số... ngày... tháng... năm.... về việc đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

Chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các nội dung cụ thể như sau:

1. Tên Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt:

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt (nếu có):

- Tên đầy đủ bằng tiếng Anh (nếu có):

- Tên viết tắt bằng tiếng Anh (nếu có):

- Tên dùng để giao dịch (nếu có):

2. Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số... được cấp bởi... ngày... tháng... năm...

3. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:

4. Địa điểm đặt trụ sở chính, số điện thoại, số Fax, Email:

5. Tên, nội dung (các) dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị cấp Giấy phép:

- Dịch vụ chuyển mạch tài chính;

- Dịch vụ bù trừ điện tử;

- …

Chúng tôi cam kết đáp ứng và chấp hành nghiêm chỉnh các điều kiện quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); các văn bản pháp luật khác có liên quan. Nếu vi phạm, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Hồ sơ đính kèm:
1.
2.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 02

(Kèm theo Thông tư s 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

…., ngày….tháng….năm….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

Kỳ báo cáo (quý.../năm...)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

1. Số liệu hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (theo Mu số 01 đính kèm).

2. Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (thực hiện đánh giá riêng đi với từng dịch vụ trung gian thanh toán đã được cấp phép):

- Đánh giá kết quả hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong kỳ báo cáo.

- Đánh giá chất lượng dịch vụ, tình hình rủi ro, sự cố đã được phát hiện.

- Những thay đổi cơ bản trong quy định, quy trình, thủ tục (nếu có).

3. Khó khăn, vướng mc và đ xut, kiến nghị.


Nơi nhận:

- Như trên;
- Lưu:…

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 01

(Kèm theo Phụ lục số 02 Thông tư s 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

1. Dịch vụ cổng thanh toán điện tử

1.1. Tình hình cung ứng dịch vụ

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

1.1.1. Thông tin đi tác

G-1 Ngân hàng hợp tác

Danh sách ngân hàng hợp tác đang phối hợp cung ứng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

G-2 Đơn vị chấp nhận thanh toán

Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đang tham gia thực hiện dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

1.1.2. Tình hình giao dịch

G-3 Số lượng giao dịch xử lý thành công

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-4 Giá trị giao dịch xử lý thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-5 Số lượng giao dịch xử lý không thành công1

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-6 Giá trị giao dịch xử lý không thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-7 Đơn vị chấp nhận thanh toán có số lượng giao dịch nhiều nhất trong kỳ báo cáo

Danh sách 05 đơn vị chấp nhận thanh toán có số lượng giao dịch đã được hệ thống xử lý thành công nhiều nhất trong kỳ báo cáo (nêu rõ ngành, nghề kinh doanh chính có phát sinh giao dịch, số lượng và giá trị giao dịch của từng đơn vị chấp nhận thanh toán). Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

G-8 Đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch nhiều nhất trong kỳ báo cáo

Danh sách 05 đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch đã được hệ thống xử lý thành công nhiều nhất trong kỳ báo cáo (nêu rõ ngành, nghề kinh doanh chính có phát sinh giao dịch, số lượng và giá trị giao dịch của từng đơn vị chấp nhận thanh toán). Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

1.2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

1.2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử trên 02 giờ trong kỳ báo cáo.

Quý

R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố

Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo.

Quý

R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố

Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo.

Quý

1.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo

R-4 S lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Số lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

2. Dịch vụ Ví điện tử

2.1. Tình hình cung ứng dịch vụ

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

2.1.1. Thông tin đối tác

G-1 Thông tin Ví điện tử

Tên Ví điện tử, tên ứng dụng và địa chỉ trang thông tin điện tử được sử dụng để cung cấp dịch vụ Ví điện tử.

Quý

G-2 Ngân hàng hp tác

Danh sách ngân hàng hp tác mở tài khoản đảm bảo thanh toán tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

G-3 Đơn vị chấp nhận thanh toán

Thống kê số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đang tham gia thực hiện dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

G-4 Khách hàng cá nhân

Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ (không bao gồm cá nhân là đơn vị chấp nhận thanh toán).

Quý

G-5 Khách hàng tổ chức

Số lượng khách hàng tổ chức sử dụng dịch vụ (không bao gồm tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán).

Quý

2.1.2. Tình hình giao dịch

2.1.2.1 Giao dịch toàn hệ thống

G-6 Số lượng giao dịch xử lý thành công

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-7 Giá trị giao dịch xử lý thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-8 Số lượng giao dịch xử lý không thành công

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-9 Giá trị giao dịch xử lý không thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-10 Số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử

Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-11 Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử

Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-12 Số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử

Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-13 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử

Tng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-14 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử

Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-15 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử

Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-16 Số lượng giao dịch trong ngày cao điểm

Tổng số lượng giao dịch được hệ thống xử lý thành công trong ngày có nhiều giao dịch nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác ngày tại G-17.

Quý

G-17 Giá trị giao dịch trong ngày cao điểm

Tổng giá trị giao dịch được hệ thống xử lý thành công trong ngày có giá trị giao dịch lớn nhất trong kỳ báo cáo. Ngày này có thể khác với ngày tại G-16.

Quý

2.1.2.2 Giao dịch của khách hàng tổ chức (không bao gồm tổ chức là đơn vị chấp nhận thanh toán)

G-18 Số lượng giao dịch của khách hàng tổ chức

Tổng số lượng giao dịch của khách hàng tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-19 Giá trị giao dịch của khách hàng tổ chức

Tổng giá trị giao dịch của khách hàng tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-20 Số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của tổ chức

Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-21 Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bng Ví điện tử của tổ chức

Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-22 Số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức

Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-23 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức

Tổng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-24 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức

Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-25 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức

Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của tổ chức được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-26 Số lượng giao dịch của khách hàng tổ chức có s lượng giao dịch nhiều nhất

Số lượng giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng tổ chức có số lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng tổ chức. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

G-27 Giá trị giao dịch của khách hàng tổ chức có giá trị giao dịch nhiều nhất

Giá trị giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng tổ chức có số lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng tổ chức. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

2.1.2.3 Giao dịch của khách hàng cá nhân (không bao gồm cá nhân là đơn vị chấp nhận thanh toán)

G-28 Số lượng giao dịch của cá nhân

Tổng số lượng giao dịch của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-29 Giá trị giao dịch của cá nhân

Tổng giá trị giao dịch của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-30 S lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân

Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-31 Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân

Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-32 Số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân

Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-33 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân

Tổng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-34 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân

Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-35 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân

Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của cá nhân được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-36 Số lượng giao dịch của khách hàng cá nhân có số lượng giao dịch nhiều nhất

Số lượng giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng cá nhân có s lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng cá nhân. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

G-37 Giá trị giao dịch của khách hàng cá nhân có giá trị giao dịch nhiều nhất

Giá trị giao dịch của 10 Ví điện tử của khách hàng cá nhân có giá trị giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong k báo cáo. Thống kê theo từng cá nhân. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

2.1.2.4 Giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán

G-38 Số lượng giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng số lượng giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo.

Quý

G-39 Giá trị giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng giá trị giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo.

Quý

G-40 Số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng số lượng giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-41 Giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng giá trị giao dịch thanh toán, chuyển tiền bằng Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-42 Số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng số lượng giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-43 Giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng giá trị giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-44 Số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng số lượng giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-45 Giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán

Tổng giá trị giao dịch rút tiền từ Ví điện tử đơn vị chấp nhận thanh toán được hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-46 Số lượng giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán có số lượng giao dịch nhiều nhất

Số lượng giao dịch của 10 Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán có số lượng giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng đơn vị chấp nhận thanh toán. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

G-47 Giá trị giao dịch của đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch nhiều nhất

Giá trị giao dịch của 10 Ví điện tử của đơn vị chấp nhận thanh toán có giá trị giao dịch nhiều nhất được hệ thống xử lý thành công trong kỳ báo cáo. Thống kê theo từng đơn vị chấp nhận thanh toán. Số lượng Ví điện tử cần báo cáo có thể thay đổi theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Quý

2.2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

2.2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ Ví điện tử từ trên 02 giờ trong kỳ báo cáo.

Quý

R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự c

Tổng số lượng giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo.

Quý

R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố

Tổng giá trị giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo.

Quý

2.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo

R-4 S lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Tổng s lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Tổng giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

2.2.3. Rủi ro thanh khoản

R-6 S dư tài khoản bảo đảm thanh toán

Tổng số dư tài khoản đảm bảo thanh toán tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Quý

R-7 Tổng số dư Ví điện tử

Tổng số dư Ví điện tử tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Quý

2.3. Các chỉ tiêu khác

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

O-1 Số lượng Ví điện tử đã phát hành

Tổng số Ví điện tử đã phát hành tại thời điểm cuối ngày giao dịch cuối cùng của kỳ báo cáo.

Quý

O-2 Số lượng Ví điện tử đã kích hoạt

Tổng số Ví điện tử đã kích hoạt (đã đảm bảo tuân thủ các quy định về nhận biết khách hàng và sẵn sàng để thực hiện tất cả các loại giao dịch) tại thời điểm cuối ngày giao dịch cuối cùng của kỳ báo cáo.

Quý

O-3 Số lượng Ví điện tử đang hoạt động

Tổng số Ví điện tử đang hoạt động tại thời điểm cuối ngày giao dịch cuối cùng của kỳ báo cáo. Ví điện tử đang hoạt động là Ví có ít nhất một giao dịch phát sinh giá trị tiền tệ trong vòng 12 tháng tính đến ngày báo cáo.

Quý

3. Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ

3.1. Tình hình cung ứng dịch vụ

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

2.3.1.1. Thông tin đối tác

G-1 Ngân hàng hợp tác

Danh sách ngân hàng hợp tác đang phối hợp cung ứng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

G-2 Đơn vị chấp nhận thanh toán

Số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán đang tham gia thực hiện dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

2.3.1.2. Tình hình giao dịch

G-3 Số lượng giao dịch được xử lý thành công

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-4 Giá trị giao dịch được xử lý thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-5 Số lượng giao dịch xử lý không thành công

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-6 Giá trị giao dịch xử lý không thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

3.2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

3.2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ từ trên 02 giờ trong kỳ báo cáo.

Quý

R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố

Tổng số lượng giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo.

Quý

R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự c

Tổng giá trị giao dịch liên quan đến sự cố trong kỳ báo cáo.

Quý

3.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo

R-4 Số lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Tổng số lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Tổng giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

3.2.3. Rủi ro thanh khoản

R-6 Biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán

Biện pháp áp dụng, tình hình áp dụng (bao gồm thông tin về tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ hoặc duy trì khoản ký quỹ tại ngân hàng hoặc biện pháp khác đã áp dụng).

Quý

4. Dịch vụ h trợ chuyển tiền điện tử

4.1. Tình hình cung ứng dịch vụ

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

4.1.1. Thông tin đi tác

G-1 Ngân hàng hợp tác

Danh sách ngân hàng hp tác đang phối hợp cung ứng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

G-2 Khách hàng sử dụng dịch vụ

Thống kê số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tính đến cuối kỳ báo cáo.

Quý

4.1.2 Tình hình giao dịch

G-3 Số lượng giao dịch được xử lý thành công

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-4 Giá trị giao dịch được xử lý thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-5 Số lượng giao dịch xử lý không thành công

Tổng số lượng giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

G-6 Giá trị giao dịch xử lý không thành công

Tổng giá trị giao dịch do hệ thống xử lý không thành công theo từng tháng trong kỳ báo cáo.

Quý

4.2. Tình hình rủi ro

Chỉ tiêu

Định nghĩa

Định kỳ báo cáo

4.2.1. Rủi ro vận hành

R-1 Khoảng thời gian xảy ra sự cố

Tổng số thời gian (tính theo giờ) xảy ra sự cố làm gián đoạn việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử từ trên 02 giờ trong kỳ báo cáo.

Quý

R-2 Số lượng giao dịch liên quan đến sự cố

Tổng số lượng giao dịch liên quan đến sự cố.

Quý

R-3 Giá trị giao dịch liên quan đến sự cố

Tổng giá trị giao dịch liên quan đến sự cố.

Quý

4.2.2. Rủi ro gian lận, giả mạo

R-4 Số lượng giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Tổng số lượng giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

R-5 Giá trị giao dịch liên quan đến các vụ việc phát sinh rủi ro

Tổng giá trị giao dịch liên quan đến rủi ro gian lận, giả mạo đã được phát hiện trong kỳ báo cáo.

Quý

PHỤ LỤC SỐ 03

(Kèm theo Thông tư s 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../GP-NHNN

….., ngày….tháng….năm….

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và hồ sơ kèm theo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho:

1. Tên tổ chức:

- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có):

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tên giao dịch (nếu có):

2. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế:

3. Địa điểm đặt trụ sở chính:

Điều 2. (Các) Dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép:

Điều 3. (Các) Điều khoản khác:

Điều 4. Trong quá trình hoạt động, Công ty... phải tuân thủ quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có); các văn bản pháp luật khác có liên quan

Điều 5. Giấy phép này có thời hạn là 10 năm và có hiệu lực kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 1;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Cục CNTT
(để phối hợp);
- Sở Giao dịch
(để phối hợp);
- Cơ quan TTGSNH
(để phối hợp);
- NHNN chi nhánh.... (để phối hợp);
- Lưu.

THỐNG ĐỐC

PHỤ LỤC SỐ 04

(Kèm theo Thông tư s 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..

….., ngày.…tháng….năm….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH RỦI RO GIAN LẬN, GIẢ MẠO

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

1. Thông tin chung

Thời điểm xảy ra vụ việc (ngày, giờ xảy ra vụ việc): …………………………………………………..

Mô tả vụ việc: ……………………………………………………………………………………………….

Nguyên nhân gây ra vụ việc: ……………………………………………………………………………...

2. Các biện pháp xử lý (trong đó nêu thi điểm hoàn thành xử lý hoặc dự kiến hoàn thành xử lý).


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 05

(Kèm theo Thông tư s 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..

….., ngày.…tháng….năm….

BÁO CÁO SỰ CỐ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Thanh toán)

1. Thông tin chung

Thời điểm xảy ra sự cố (ngày, giờ xảy ra sự cố): ………………………………………………………

Mô tả sự cố: ………………………………………………………………………………………………..

Nguyên nhân gây ra sự cố: ………………………………………………………………………………

Khoảng thời gian xảy ra sự cố: …………………………………………………………………………..

2. Các biện pháp xử lý, khắc phục (trong đó nêu thời điểm hoàn thành khắc phục):


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC SỐ 06

(Kèm theo Thông tư s 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán)

TÊN NGÂN HÀNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……..
V/v nhận nợ vay quyết toán BTĐT

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm…..

GIẤY NHẬN NỢ NGÂN HÀNG THIẾU VỐN QUYẾT TOÁN BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch)

Căn cứ vào thông báo ngân hàng thiếu vốn để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử ngày…. tháng .... năm .... của Sở Giao dịch NHNN và Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử, Ngân hàng ………….. xin nhận nợ ngân hàng thiếu vốn vay để thực hiện quyết toán BTĐT như sau:

Số tiền vay: ……………………………………………………………………………………. đồng

(Bằng chữ: ………………………………………………………………..………………………….)

Lãi suất …………………………………………………..% năm.

Ngân hàng ………… xin cam kết hoàn trả đầy đủ toàn bộ nợ gốc và lãi vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



1 Giao dịch không thành công tại Mu số 01: Được hiểu là giao dịch do khách hàng yêu cầu thực hiện nhưng không thực hiện được do lỗi đường truyền, sự cố kỹ thuật, mất điện, lỗi phần mềm...

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 23/2019/TT-NHNN

Hanoi, November 22, 2019

 

CIRCULAR

AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO CIRCULAR NO. 39/2014/TT-NHNN DATED DECEMBER 11, 2014 OF THE GOVERNOR OF STATE BANK OF VIETNAM ON INSTRUCTIONS ABOUT PAYMENT INTERMEDIARY SERVICES

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 101/2012/ND-CP dated November 22, 2012 on non-cash payment; the Government’s Decree No. 80/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on amendments and supplements to several Articles of the Decree No. 101/2012/ND-CP; the Decree No. 16/2019/ND-CP dated February 1, 2019 on amendments and supplements to several Articles of Decrees on business conditions under the jurisdiction of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Government's Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Upon the request of the Director of the Department of Payment;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular on amendments and supplements to Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the Governor of State Bank of Vietnam on instructions about payment intermediary services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Amending clause 2 and clause 7, and adding clauses 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19 to Article 3 as follows:

“2. Electronic clearing service is a service providing technical infrastructure to receive, compare payment data and calculate the results of receivable and payable amounts of money after clearing among members in order to settle payments to parties involved.”.

“7. Payment guarantee account is a Vietnamese-dong payment account held by providers of services auxiliary to payment services at acquiring partner banks to ensure the provision of these services auxiliary to payment services.”.

“9. Organization in charge of the electronic clearing system (hereinafter referred to as clearing house) is an organization providing payment intermediary services which is authorized by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as State Bank) to provide electronic transfer switch and clearing services, and participate in and directly be connected to the National Electronic Interbank Settlement System to perform electronic settlement and clearing transactions.

10. Electronic clearing system is a system of payment developed, owned and managed by the clearing house to provide electronic transfer witch and clearing services.

11. Member of an electronic clearing system (hereinafter referred to as member) is a provider of payment services, provider of payment intermediary services and any other organization meeting membership requirements and standards prescribed under regulations of the clearing house, and being connected to the Electronic Clearing System to send, receive and process payment transactions. Members include clearing and non-clearing members.

12. Clearing member is a member establishing net debit caps for electronic clearing and settlement transactions prescribed in clause 14 of this Article to make payments via the Electronic Clearing System and opening payment accounts for clearing and settlement purposes at the State Bank (Transaction Center).

13. Non-clearing member is a member settling clearing and payment obligations arising from electronic transfer switch and clearing transactions through clearing members.

14. Net debit cap for electronic clearing and payment transactions is the maximum limit on payment value of a clearing difference payable to a clearing member in an electronic clearing session.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16. Electronic clearing is a settlement of differences receivable and payable based on net results via payment accounts of clearing members opened at State Bank (Transaction Center). The clearing house shall send the State Bank (via the National Electronic Interbank Information System) electronic results for processing electronic clearing transactions.

17. Clearing member’s payment capability (hereinafter referred to as solvency) is an Asset balance recorded in a payment account of a clearing member opened at the State Bank (Transaction Center) at the time of processing of an electronic clearing transaction.

18. Acquiring partner bank is a bank or foreign bank branch signing contracts or agreements with providers of payment intermediary services on partnership in supplying payment intermediary services to customers.

19. Affiliate bank is a bank or foreign bank branch where a customer using electronic wallets opens payment accounts and/or debit cards which may be used in connection with that customer’s electronic wallets.

Affiliate banks link electronic wallets to payment accounts (or debit cards) of customers through direct connections to providers of electronic wallet services (if affiliate banks are also acquiring partner banks) or connections between providers of electronic wallet services and providers of electronic transfer switch and clearing services (if the latter have already agreed with affiliate banks on connections between electronic wallets and payment accounts (or debit cards) opened at affiliate banks).”.

2. Article 8 shall be amended and supplemented as follows:

“Article 8. Solvency guarantee

1. Providers of services auxiliary to authorized cash collection and payment services must agree with their acquiring partner banks on solvency guarantee measures for provision of these services, including opening payment guarantee accounts for services auxiliary to authorized cash collection and payment services or leaving margins or taking other security measures.

2. Providers of electronic wallet services must open payment guarantee accounts to provide security for provision of these services. Payment guarantee accounts for provision of electronic wallets shall not be the same as those for provision of services auxiliary to authorized cash collection and payment services (if any), and must be separated from other payment accounts opened at acquiring partner banks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Payment guarantee accounts for provision of electronic wallet services may be used for:

a) Depositing payments into payment accounts or debit cards that merchants open at acquiring banks;

b) Sending reimbursements to payment accounts or debit cards of customers (electronic wallet holders) in the following cases:

(i) Customers withdraw money from electronic wallets to their payment accounts or debit cards;

(ii) Customers no longer need electronic wallets;

(iii) Providers of electronic wallet services cease providing such services to customers;

(iv) Providers of electronic wallet services terminate their business, are deprived of licenses, are dissolved or bankrupt in accordance with laws;

c) Depositing payments into merchant accounts of providers of public services in the event that customers use electronic wallets to make payments, pay fees or charges for legal public services as provided in law;

d) Transferring money to payment guarantee accounts for other electronic wallet services which are opened by the same providers of electronic wallet services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Article 9. Electronic wallet provision

1. Application requirements for opening electronic wallets:

a) Personal electronic wallets:

(i) Information of the applicant for opening electronic wallets which is requested by the provider of electronic wallet service and conforms to regulations laid down in clause 2 of this Article;

(ii) Old or new-version ID card or passport remaining valid, birth certificate (applicable to Vietnamese citizens aged under 14 years); immigration visa or any document proving exemption from the immigration visa requirement which is granted to the applicant for electronic wallet (applicable to foreign nationals);

b) Institutional electronic wallets:

(i) Information of the applicant for opening electronic wallets which is requested by the provider of electronic wallet service and conforms to regulations laid down in clause 2 of this Article;

 (ii) One of documents evidencing the organization applying for opening of electronic wallet is established and operated on a legal manner, including establishment decision, enterprise registration certificate, investment certificate and other documents required by law;

(iii) Documents evidencing the status of representation held by the legal representative or the authorized representative of the organization applying for opening of electronic wallet, enclosing old or new-version ID card or passport thereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Customers can register and send application for opening of electronic wallets directly to main offices, branches and transaction offices of providers of electronic wallet services or online transaction channels of providers of electronic wallet services or by other means prescribed in regulations of providers of electronic wallet services and in conformance to laws.

2. Information about customers applying for opening of electronic wallets, including:

a) Personal electronic wallets:

 (i) With regard to Vietnamese citizens, full name, date of birth, nationality, telephone number, number of old or new version ID card, passport remaining valid, date and place of issuance must be provided;

 (ii) With regard to foreign citizens, full name, date of birth, nationality, telephone number, number of passport remaining valid, date and place of issuance, immigration visa (if any) must be provided;

b) Institutional electronic wallets:

(i) In-full and abbreviated transaction name, corporate code, tax identification number (if the applicant’s tax identification number is different from the corporate code), main office address, transaction address and telephone number;

(ii) Information about the legal representative of the organization applying for opening of electronic wallet which is provided as prescribed in point a of this clause;

c) Providers of electronic wallet services must set out rules and regulations on registration for opening and use of their electronic wallets and must publicly inform customers prior to registration for opening of electronic wallets. In addition to regulations laid down in point a and b of this clause, providers of electronic wallet services may impose requirements for provision of other information on specific customers which conform to regulations of laws provided that they give clear notices and instructions to customers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) If the guardian or legal representative of an electronic wallet holder is a person, application for opening of an electronic wallet must additionally include old or new version ID card or passport remaining valid of that guardian or legal representative, And other documents evidencing guardianship or legal representation status over the electronic wallet holder. Information about the guardian or legal representative shall be subject to regulations laid down in point a of clause 2 of this Article;

b) If the guardian or legal representative of the electronic wallet holder is a legal entity, application for opening of electronic wallet must additionally include one of the documents evidencing that such entity is established and operated legally, documents evidencing the status of guardianship or legal representation of that entity over the electronic wallet holder. All information about the guardian or legal representative shall be subject to point b of clause 2 of this Article while all information about legal representative of that entity shall be subject to point a of clause 2 of this Article.

4. Authentication of information about customers applying for opening of electronic wallets:

a) Electronic wallet holder must provide updated and accurate information included in application for opening of electronic wallets to the provider of electronic wallet services, and must bear responsibility for authenticity of provided information;

b) Provider of electronic wallet services shall be responsible for checking and verifying documents submitted to apply for opening of electronic wallet, and ensuring that they are provided in a full and valid manner as provided in clause 1, 2 and 3 of this Article.

5. Linking electronic wallets to payment accounts or debit cards of customers (electronic wallet holders) opened at affiliate banks:

a) Providers of electronic wallet services must request customers to complete connection of electronic wallets to their payment accounts or debit cards opened at affiliate banks before they start using electronic wallets;

b) Electronic wallets must be linked to Vietnamese-dong payment accounts or debit cards (linked to Vietnam-dong payment accounts) that customers open at affiliate banks;

c) Providers of electronic wallet services must agree with affiliate banks or providers of electronic transfer switch and clearing services on procedures and approaches for connection of electronic wallets to their payment accounts or debit cards;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Use of electronic wallets:

a) Electronic wallets may be replenished from:

(i) Payment accounts or debit cards of customers (electronic wallet holders) opened at banks;

(ii) Money transfers received from other e-wallets under the control of the same providers of e-wallet services;

b) Customers may use electronic wallets for:

(i) Paying for legitimate goods and services;

(ii) Transferring money to other e-wallets under the control of the same providers of e-wallet services;

(iii) Withdrawing money from e-wallets to make deposits into payment accounts or debit cards (electronic wallet holders) issued by banks.

c) Total maximum limit on transactions performed via a personal electronic wallet of a customer at a provider of electronic wallet services (including payments for legal goods and services and money transfers from this electronic wallet to the other opened by the same provider of electronic wallet services) shall be 100 (one hundred) million of Vietnamese dong per month;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Any act of using e-wallets to carry out transactions for money laundering, terrorism financing, fraudulent and other law-breaking purposes; hiring or leasing out, borrowing or borrowing out electronic wallets or purchasing or selling electronic wallet information, shall be strictly prohibited;

e) Providers of electronic wallet services shall not extend credit to customers using electronic wallets, pay interest on electronic wallet balances or any act that may result in increase in monetary value in an electronic wallet compared to that loaded into that electronic wallet.

7. Providers of electronic wallet services must provide tools for the state bank to oversee provision of electronic wallet services. Surveillance tools must meet the following requirements:

a) These tools must allow supervision of the number of electronic wallets (already issued, activated or active), total balances in electronic wallets of all customers at the time of access to such tools;

b) These tools must allow oversight of total balances in payment guarantee accounts for electronic wallet services, information of each payment guarantee account for electronic wallet services opened at acquiring partner banks, including account holder's name, account code and balance determined at the time of access to these tools;

c) These tools can authorize access to data collected in a reporting month (from the initial day to the last day of the month) on the 5th day of the following month at the latest, including the following data:

(i) The number of electronic wallets and total balances in electronic wallets (already issued, activated and active) determined at the end date of the reporting period; the number and total value of top-up, withdrawal, payment and other transactions in electronic wallets which are daily counted each month;

(ii) The number and total value of debit-side and credit-side transactions of payment guarantee accounts for provision of electronic wallet services which are daily counted each month;

(iii) Information about 10 top electronic wallets having the large number of transactions and 10 top electronic wallets creating the highest transaction value which are arranged in line with specific customers (including business merchants, individual or institutional customers, but excluding individuals or entities accepting payments), comprising information about opening, closing balances; the number and total value of top-up, withdrawal transactions of specific affiliate banks; the number and total value of payment and money transfer transactions; the number and total value of other transactions (if any) (only taking into account transactions successfully processed by payment facilitation systems). The number of electronic wallets to be reported may vary depending on the state bank’s request.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9a. Electronic clearing services

1. The clearing house may adopt regulations on admission (or cessation) of new members in their electronic clearing systems in which clearing members are required to meet the following requirements:

a) They have been accepted as direct members of the National Electronic Information Interbank System;

b) They have already set electronic clearing limits prescribed in clause 2 of this Article and have already been committed to monitoring and managing electronic clearing limits in order to ensure processing of payment transactions via electronic clearing systems conforms to regulations laid down in point c of clause 4 of this Article;

c) They have granted the State Bank (Transaction Center) indefinite-term and irrevocable written authorizations to act on its own initiative to withdraw money from (debit) their payment accounts and dispose of escrow collateral (when setting electronic clearing limits) in order to carry out electronic clearing transactions or risk distribution obligations in the event that clearing members signing indebtedness agreements with banks due to inadequate capital available for electronic clearing transactions are incapable of repaying loan debts in accordance with regulations laid down in point c of clause 6 of this Article;

d) They have entered into written commitments with the clearing house on their payment capability to make timely and full payments on any obligation arising from settlement of electronic clearing transactions under the provisions of clause 5 and 6 of this Article.

2. Electronic clearing limits:

a) Clearing members shall establish, maintain and manage electronic clearing limits to settle payment transactions via electronic clearing systems. Electronic clearing limits shall be established by the clearing house based on the proposal of clearing members and must conform to internal regulations on the mechanism for establishment, modification and management of electronic clearing limits on condition that escrow need to be provided for establishment of electronic clearing limits in accordance with regulations laid down in clause 3 of this Article. Establishment or modification of electronic clearing limits must be in writing or in electronic form via channels of electronic communication between the clearing house and clearing members;

b) Setting of electronic clearing limits:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Modification of electronic clearing limits:

(i) Clearing members may request the clearing house to consider adjusting electronic clearing limits to meet demands for payment transactions performed via electronic clearing systems, internal regulations of electronic clearing systems on the mechanism for establishment, modification and management of electronic clearing limits, and value of escrow collateral provided for setting their electronic clearing limits at the State Bank (Transaction Center):

- In case of decision on any increase in electronic clearing limits, clearing members must additionally submit valuable papers and/or request any increase in amounts temporarily frozen in payment accounts in order to assure provision of escrow collateral used for setting electronic clearing limits under clause 3 of this Article. Immediately after clearing members finish additionally providing escrow collateral used for setting electronic clearing limits at the State Bank (Transaction Center), the clearing house shall make modification and update increase in electronic clearing limits for requesting clearing members;

- In case of decision on any decrease in electronic clearing limits, within 1 working day of receipt of the requests from clearing members, the clearing house shall update decrease in electronic clearing limits and inform clearing members and the State Bank (Transaction Center). After making decrease in electronic clearing limits, upon requests from clearing members and based on assurance of provision of escrow collateral used for setting electronic clearing limits under clause 3 of this Article, the State Bank (Transaction Center) shall return valuable papers and/or escrow to clearing members in accordance with the State Bank’s regulations on return of valuable papers and escrow in the National Electronic Information Interbank System.

(ii) The clearing house may act on their own accord to adjust electronic clearing limits of clearing members if there is any change in the rate of escrow provided for setting of electronic clearing limits in accordance with point c of clause 3 of this Article, or clearing members are affected by any decrease in escrow value during the process of settlement of electronic clearing transactions as provided in clause 6 of this Article. In case of decision on any decrease in electronic clearing limits, the clearing house must completely update electronic clearing limits of clearing members at the subsequent electronic clearing session after receipt of decision from the State Bank’s Governor on changes in the rate of escrow to be provided to set electronic clearing limits or information from the State Bank (Transaction Center) about any devaluation in clearing members’ escrow.

3. Escrow provided for setting electronic clearing limits:

a) Clearing members may leave cash and/or valuable papers at the State Bank (Transaction Center) as collateral for establishment of electronic clearing limits, including:

(i) Valuable papers and value of these valuable papers used for setting electronic clearing limits shall be subject to the State Bank’s regulations on overdraft and overnight lending in the interbank electronic payment sector;

(ii) Escrow money is an amount temporarily frozen in a clearing member's payment account opened at the State Bank (Transaction Center) for establishment of electronic clearing limits;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The rate of escrow to be provided for establishment of electronic clearing limits as provided in point b of this clause may vary over periods of time or to meet clearing member's demands under decisions of the State Bank's Governor according to the following principles:

(i) Increase the rate of clearing member’s escrow in order to ensure safety for operation of electronic clearing systems where necessary or upon recommendations about surveillance of electronic clearing systems;

(ii) Increase the rate of escrow to be provided by clearing members who have not strictly adhered to commitments on conformance to electronic clearing limits for the purpose of settlement of payment transactions via electronic clearing systems under point c of clause 4 of this Article;

(iii) Increase the rate of escrow to be provided by clearing members that cause incapability of settling electronic clearing transactions or shortage in deposits available in payment accounts opened at the State Bank (Transaction Center) for settlement of low values in the National Electronic Information Interbank System;

(iv) Clearing members that do not observe regulations and operational rules of electronic clearing systems, regulations on members of the National Electronic Information Interbank System shall have to apply the higher rate of escrow than other clearing members;

d) Clearing member’s valuable papers and escrow money used as collateral for establishment of electronic clearing limits shall not serve as the same collateral for other purposes that clearing members leave at the State Bank.

4. Settlement of payment transactions through electronic clearing systems:

Supervisory electronic clearing systems designing operational procedures of electronic clearing systems shall regulate transaction sessions, clearing and settlement timelength, data checking and review, ensuring timely, full and accurate settlement for clearing members according to electronic clearing results, and conforming to the following principles:

a) The maximum Vietnamese-dong value of payment order through an electronic clearing system shall not exceed the maximum value of low-value payment orders on the National Electronic Information Interbank System;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The clearing house and clearing members must strictly oversee and control electronic clearing limits in order to ensure total differential that a clearing member has to pay in a trade session is not greater than the electronic clearing limit of that clearing member.

5. Settlement of electronic clearing transactions:

a) In order to settle electronic clearing transactions, the clearing house must register use of netting services for other systems of the National Electronic Information Interbank System under the regulations of the State Bank on management, operation and use of the National Electronic Information Interbank System;

b) The clearing house shall regulate the specific clearing time at end of each transaction session according to each approach to processing payment orders or services of electronic clearing systems, ensuring such time is consistent with the time of operation of the National Electronic Information Interbank System and settlement of electronic clearing transactions under the provisions of clause 5 and 6 of this Article;

c) The clearing house shall send electronic clearing results to the National Electronic Information Interbank System in order to process settlement into clearing member's relevant payment accounts under regulations on management, operation and use of the National Electronic Information Interbank System. Electronic clearing results sent to the National Electronic Information Interbank System must ensure that clearing members’ payment obligations in clearing sessions do not exceed electronic clearing limits of these members. Measures to be taken to deal with the case in which a clearing member is incapable of making payments shall be subject to regulations laid down in clause 6 of this Article.

6. Measures to be taken to deal with cases in which clearing members are in short position to clearing for settlement of electronic clearing transactions:

a) If there is at least a clearing member incapable of payment during the process of settlement of electronic clearing transactions, handling procedures shall be regulated as follows:

(i) Clearing members carry out overdraft within their assigned limit prescribed in accordance with regulations of the State Bank on overdraft and overnight lending in the interbank electronic payment sector in order to handle results of settlement of electronic clearing transactions;

(ii) In case where a clearing member has used up the authorized overdraft limit and there is not enough balance for settlement of electronic clearing transactions, electronic clearing results shall be moved to the pending queue. If balance is adequate, electronic clearing results shall be further processed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) At the time of putting an end to receipt of low-value payment orders in the National Electronic Information Interbank System, if clearing members remain insolvent to make payments, the State Bank (Transaction Center) shall take away from (debit) escrow funds to set electronic clearing limits for clearing members (if any) for the purpose of settling electronic clearing transactions. After taking away from (debit) escrow funds to set electronic clearing limit for a clearing member, the State Bank (Transaction Center) shall inform the clearing house to make any decrease in electronic clearing limit on the basis of the residual escrow value of that clearing member;

(v) At the time of halting receipt of high-value payment orders in the National Electronic Information Interbank System, an insolvent clearing member shall have to sign Indebtedness Agreement with a bank due to shortage of funds for settlement of electronic clearing transactions (according to the form given in Appendix No.06 hereto), sending it to the State Bank (Transaction Center) in order to be eligible to receive loans for settlement of clearing transactions at the interest rate equaling overnight lending interest rate decided by the State Bank’s over periods of time. Simultaneously, the State Bank (Transaction Center) shall inform the clearing house to temporarily suspend that clearing member from using payment services via electronic clearing systems and prepare risk management plans prescribed in point b and c of this clause;

b) If there is at least a clearing member having to sign Indebtedness Agreement with bank due to shortage of capital for settlement of clearing transactions:

(i) In the beginning of the working day following the date on which a loan is offered for settlement of electronic clearing transactions and before the time of the clearing house’s sending electronic clearing results, the clearing member signing an Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds for settlement of electronic clearing transactions must pay both principal and interest to the State Bank. If that clearing member fails to make debt repayment, the State Bank (Transaction Center) shall implement measures to recover debt incurred from loan used for settlement of electronic clearing transactions (including principal and interest) according to principles in which principal is collected first and interest is collected later, specifically as follows:

- Actively withdraw money from (debit) Vietnamese-dong payment accounts of the clearing member opened at the State Bank (Transaction Center);

- Request the valuable papers depository to transfer the right to own these valuable papers from the clearing member to the State Bank with respect to valuable papers that clearing member provides as escrow at the State Bank (Transaction Center) for establishment of electronic clearing limit;

(ii) By end of the business day following the date of grant of loan used for settlement of electronic clearing transactions, if debt is not able to be recovered even after applying debt recovery measures under point b(i) of this clause, the State Bank (Transaction Center) shall charge off all outstanding debts into overdue debts owed; shall apply the interest rate on overdue outstanding principal and the interest rate on deferred loan interest equal to the interest rate on outstanding debt incurred from overdue overnight loan and the interest rate on deferred payment of overnight loan interest in accordance with the State Bank’s regulations on overdraft and overnight lending in the interbank electronic payment service; shall inform the clearing house of residual outstanding debt that needs to be recovered (including loan principal and interest). The clearing house shall distribute risk-sharing obligations to other clearing members to repay debts to the State Bank (Transaction Center) in accordance with point c of this clause;

c) Distributing risk-sharing obligations among clearing members if any clearing member already signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions is incapable of repaying loan debts (including loan principal and interest):

(i) On the working day subsequent to the date on which the State Bank (Transaction Center) informs the clearing house of not yet receiving all debts incurred from loans used for settlement of electronic clearing transactions, and total remaining amount of loan debt (including principal and interest) that clearing members signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions as provided in point b(ii) of this clause have to repay, the clearing house shall determine risk-sharing obligations distributed to the rest of clearing members according to the following formula:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

Ai: Amount of money that the clearing member i must pay to the State Bank as repayment of loan debt (including principal and interest) in order to share risks posed to clearing members signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions that are insolvent to repay such loan debt (including principal and interest);

Di: Sales gained from payments of Debts incurred by the clearing member i in the clearing session where the clearing member signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions appears;

D: Total sales gained from payments of Debts incurred in the clearing session where the clearing member signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions appears;

D(x): Sales gained from payments of Debts incurred in clearing sessions involving clearing members signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions;

M: Total outstanding loan debt (including principal and interest) that clearing members signing the Indebtedness Agreements with banks due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions are obliged to repay to the State Bank;

(ii) After calculating and determining the amount of money that each clearing member is obliged to repay as a way to share risks, the clearing house shall inform the State Bank (Transaction Center) of such amount to take away from (debit) payment accounts of clearing members at the State Bank (Transaction Center) and recover outstanding loan debts (including principal and interest) of clearing member signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions; concurrently, shall inform clearing members of the aforesaid event;

(iii) If there is at least a clearing member lacking deposits (having credit balance) in its payment account for implementation of risk-sharing obligations, the State Bank (Transaction Center) shall inform the clearing house of this situation to consider temporarily suspending use of payment services via its electronic clearing system. In addition, the State Bank (Transaction Center) shall monitor balances of payment accounts that these clearing members open at the State Bank (Transaction Center) in order to continue to withdraw money from (debit) such accounts to the extent that the amount of money to be repaid after distribution of risk-sharing obligations is settled in full;

(iv) By end of the working day on which the clearing house determines and informs clearing members of obligations to share risks, if any clearing member is insolvent (has credit balance) in its payment account for discharge of its risk-sharing obligations, the State Bank (Transaction Center) shall proceed to dispose of escrow assets used for establishment of electronic clearing limit of that clearing member in order to recover the outstanding amount of money by withdrawing money from (debiting) escrow funds used for setting electronic clearing limit (if any) of that clearing member, or request valuable papers depository organizations to transfer the right to own these valuable papers from that clearing member to the State Bank. Concurrently, the State Bank (Transaction Center) shall inform the clearing house and clearing members to request them to calculate and adjust clearing member’s electronic clearing limit;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(i) Within 5 business days of receipt of the clearing house’s notice of risk-sharing obligations sent to clearing members, if the clearing member signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions is incapable of repaying loan debts (including principal and interest), it shall be obliged to take all necessary actions to repay loans (including principal and interest) in full to the State Bank (Transaction Center). After such duration, in case of having not yet being fully paid outstanding debt (including principal and interest) incurred from loan used for settlement of electronic clearing transactions, the State Bank (Transaction Center) shall discretionarily withdraw money from (debit) payment accounts that clearing members open at the State Bank (Transaction Center) to recover outstanding debt amounts, and shall inform the clearing house of received amounts;

(ii) Based on the amount recovered according to the notice of the State Bank (Transaction Center) and the ratio (%) of the remaining amount the each clearing member has to repay as a way to assume joint obligations to total amount payable (including principal and interest), the clearing house shall calculate reimbursements to specific clearing members that have already fulfilled risk-sharing obligations and inform them to the State Bank (Transaction Center) to make remittances (credit) payment accounts of clearing members; concurrently, shall inform clearing members of this;

(iii) If the clearing member signing the Indebtedness Agreement with bank due to shortage of funds available for settlement of electronic clearing transactions is bankrupt, the State Bank shall be entitled to receive debts prescribed in laws on corporate bankruptcy and reimburse clearing members already sharing obligations according to the distribution rate within the extent of successfully recovered debt.

5. Clause 1a and 4 shall be added to Article 11 as follows:

 “1a. Partners providing services:

a) Providers of electronic payment gateway services must make specific agreements with acquiring partner banks about rights and obligations of parties involved in the process of provision of services which distinguish liabilities of each contracting party for selection and conclusion of cooperative agreements with merchants accepting payments, and supervisory and inspection responsibilities with regard to merchants accepting payments during the period of implementation of these contracts;

b) If providers of electronic payment gateway services sign direct contracts or agreements with merchants accepting payments (agreements not involving acquiring partner banks), they shall:

(i) Request merchants accepting payments to open payment accounts at banks in order to receive payment amounts from provision of services and goods;

(ii) Formulate and implement internal regulations on processes and procedures for recognition and verification of merchants accepting payments; regularly update information about merchants accepting payments; design criteria for selection and procedures for development of merchants accepting payments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) Instruct merchants accepting payments on technical and confidentiality methods and procedures for payments made via payment intermediary services;

c) Contracts between providers of electronic payment gateway services and merchants accepting payments which fall into the case prescribed in point b of this clause must contain the following specific terms and conditions:

(i) Rights and responsibilities of parties involved;

(ii) Clear regulations under which merchants accepting payments are obliged to take responsibility for legitimacy of supplied goods and services and are committed not to carrying out prohibited transactions prescribed in laws;

(iii) Requirements under which merchants accepting payments are committed not to collecting additional fees from customers with respect to payments made through payment intermediary services in any form.".

“4. Clearing house:

a) Clearing house shall formulate and issue internal regulations on organization and operation of electronic clearing systems according to this Circular and existing laws on payments, and ensure inclusion of, inter alia, the followings:

(i) Standards and requirements applied to members participating in electronic clearing systems;

(ii) Temporary suspension and termination of membership of electronic clearing systems;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iv) Mechanisms for establishment, modification, management and oversight of electronic clearing limits;

 (v) Service duration of electronic clearing system, including time of receipt of order, time of processing of clearing and settlement transaction and number of electronic clearing transaction sessions;

(vi) Data inquiry, reconciliation and procedures for correction of errors and verification of complaints;

(vii) Emergency response actions in case of temporary operational suspension caused due to care, maintenance or technical errors and other emergencies;

(viii) Rights and obligations of members participating in electronic clearing systems, including obligations to share risks arising from processing of electronic clearing transactions;

(ix) Fee policies;

b) Designing systems for processing and settlement of clearing transactions of members, ensuring that electronic clearing systems operate in a safe and through manner;

c) Monitoring, administering and promptly updating electronic clearing limits of clearing members; applying effective warning methods in order for clearing members to promptly increase these limits, ensuring compliance with point c of clause 4 of Article 9a herein;

d) Preparing and sending electronic clearing results to the National Electronic Information Interbank System to settle electronic clearing transactions in a timely, adequate and accurate manner for clearing members;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Calculating and determining risk-sharing obligations of each clearing member and sending the State Bank (Transaction Center) as a basis to recover debts incurred from loans used for settlement of electronic clearing transactions as provided in point c of clause 6 of Article 9a herein.".

6. Clause 2 and 3 shall be added to Article 13 as follows:

“2. Banks:

a) Acquiring partner banks:

(i) Fully and duly meet obligations arising from transactions as agreed upon between providers of payment intermediary services and acquiring partner banks, and according to laws;

(ii) Make specific written agreements on rights and obligations of parties during the process of provision of services, which clearly define liabilities of each party for selection and conclusion of partner agreements with merchants accepting payments, and liabilities for monitoring payment transactions performed by merchants accepting payments and implementation of agreements with merchants accepting payments;

(iii) Cooperate with acquiring partner banks and other partners in inspecting and reconciling data on daily transactions arising in accounts of providers of payment intermediary services which are opened at acquiring partner banks under agreements between parties;

b) Affiliate banks:

Providers of electronic wallet services shall be responsible for cooperating with providers of electronic transfer switch and clearing services and affiliate banks in inspecting, authenticating and updating information of customers registering opening of electronic wallets in an adequate and accurate manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Design and implement internal regulations on procedures and processes for recognition and verification of merchants accepting payments; regularly update information about merchants accepting payments; set up criteria for selection, procedures for development of merchants accepting payments; assess and classify merchants accepting payments by risk levels; regularly monitor, oversee and take measures to inspect and strictly manage operation of merchants accepting payments during the process of implementation of contracts already in effect; instruct merchants accepting payments about operational and confidentiality methods and procedures for payments made through payment intermediary services;

b) Contracts between service providers and merchants accepting payments must set out the following specific terms and conditions:

(i) Rights and responsibilities of parties involved;

(ii) Clear regulations under which merchants accepting payments are obliged to take responsibility for legitimacy of supplied goods and services and are committed not to carrying out prohibited transactions prescribed in laws;

(iii) Requirements under which merchants accepting payments are committed not to collecting additional fees from customers with respect to payments made through payment intermediary services in any form.".

7. Article 14 shall be amended and supplemented as follows:

“Article 14. Bank’s rights

1. Bank’s rights:

a) Select non-bank institutions qualified to enter into partnership and technical testing of one or several payment intermediary services;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Exercise contractual rights and agreements with providers of payment intermediary services and involved parties.

2. Acquiring partner bank’s rights:

a) Request providers of payment intermediary services to provide necessary information related to payment transactions performed through payment intermediary services according to laws;

b) Reject transactions if providers of electronic wallet services do not use payment guarantee accounts prescribed in Article 8 herein.

c) If an acquiring partner bank is an affiliate bank, the former shall have the rights prescribed in clause 3 of this Article.

3. Acquiring partner banks may request providers of electronic wallet services to provide customer's information necessary for connecting electronic wallets to payment accounts and/or debit cards that customers open at acquiring partner banks.".

8. Article 15 shall be amended and supplemented as follows:

Article 15. Bank’s responsibilities

1. Bank’s responsibilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Discharge obligations agreed upon in contracts with providers of payment intermediary services, merchants accepting payments, customers and other involved parties.

2. Acquiring partner bank’s responsibilities:

a) Cooperate with providers of payment intermediary services and other partners in inspecting and reconciling data on daily transactions arising in accounts of providers of payment intermediary services which are opened at acquiring partner banks under agreements between parties;

b) Carry out payment for clearing transactions to parties involves in accordance with the State Bank’s regulations and partner contracts for provision of services to providers of payment intermediary services;

c) Open payment guarantee accounts for providers of electronic wallet services, ensuring that these accounts are not used jointly with payment guarantee accounts used for provision of services auxiliary to authorized cash collection and payment services (if any), are separated from other ordinary payment accounts of providers of electronic wallet services; take control of security for solvency of providers of services auxiliary to authorized cash collection and payment services, use of accounts used for guaranteeing payments for electronic wallet services according to partner contracts with providers of electronic wallet services and regulations laid down herein;

d) Cooperate with providers of payment intermediary services in designing procedures and processes for handling of complaints filed by customers relating to clearing transactions performed through payment intermediary services.

3. If acquiring partner banks sign direct contracts or agreements with merchants accepting payments (agreements involving providers of payment intermediary services), they shall:

a) Design and implement internal regulations on procedures and processes for recognition and verification of merchants accepting payments; regularly update information about merchants accepting payments; set up criteria for selection, procedures for development of merchants accepting payments; assess and classify merchants accepting payments by risk levels; regularly monitor, oversee and take measures to inspect and strictly manage operation of merchants accepting payments during the process of implementation of contracts already in effect; instruct merchants accepting payments about operational and confidentiality methods and procedures for payments made through payment intermediary services;

b) Contracts between acquiring partner banks and merchants accepting payments must contain the following specific terms and conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Clear regulations under which merchants accepting payments are obliged to take responsibility for legitimacy of supplied goods and services and are committed not to carrying out prohibited transactions prescribed in laws;

(iii) Requirements under which merchants accepting payments are committed not to collecting additional fees from customers with respect to payments made through payment intermediary services in any form;

c) If merchants accepting directly payments are providers of payment intermediary services (entities supplying goods or services, and accepting payments through one or several payment intermediary services provided by themselves), acquiring partner banks shall serve as entities responsible for managing and overseeing operation of merchants accepting payments in accordance with point a and b of this clause.

4. If an acquiring partner bank is an affiliate bank, the former shall assume responsibilities prescribed in clause 5 of this Article.

5. Acquiring partner banks shall be responsible for cooperating with providers of electronic transfer switch and clearing services and providers of electronic wallet services in inspecting, authenticating and updating information of customers registering opening of electronic wallets in an adequate and accurate manner.”.

9. Article 15a shall be added after Article 15 as follows:

“Article 15a. Clearing member’s responsibilities

1. Take initiative in monitoring, administering and promptly adding Credit balances on payment accounts that they open at the State Bank (Transaction Center) guaranteeing their solvency in order to settle electronic clearing transactions, and implement obligations likely to arise when participating in electronic clearing systems in an adequate and timely manner.

2. Establish, maintain and control electronic clearing limits under law. Take initiative in monitoring, overseeing and promptly increasing electronic clearing transactions in order to ensure that customer’s clearing transactions performed through electronic clearing systems are carried out in a through and uninterrupted manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Article 16 shall be amended and supplemented as follows:

“Article 16. Reporting and information provision

1. Providers of payment intermediary services shall be responsible for reporting and providing information to the State Bank, including:

a) Make quarterly and yearly reports on provision of payment intermediary services by using the Form given in the Appendix No. 2 hereto;

b) Provide information about payment guarantee accounts required for provision of electronic wallet services within 5 working days from the date of conclusion of agreements/contracts for partnership in provision of payment intermediary services with acquiring partner banks, and about opening and use of payment guarantee accounts required for provision of electronic wallet services, including:

(ii) Duplicate copy of contract/agreement on partnership in providing payment intermediary services with the bank partnering, opening and using payment guarantee accounts required for electronic wallet services;

c) Send reports on any fraudulent or phishing act sent to tt@sbv.gov.vn within 24 hours of discovery of cases related to fraudulent and phishing risks causing financial harm to customers using payment intermediary service customers, whether in writing (paper) or electrically, by using the form given in the Appendix 04 hereto within 03 working days of delivery of report emails to the State Bank.

d) Make breakdown reports in case of any emergency situation interrupting provision of payment intermediary services in excess of 2 hours via the email address tt@sbv.gov.vn within 24 hours from the date of occurrence of emergency and send these written or electrical reports according to the Appendix 05 hereto within 03 days after successful emergency response. This regulation shall not apply to cases requiring delivery of breakdown reports as provided in the Circular No. 20/2018/TT-NHNN dated August 30, 2018 of the State Bank’s Governor regulating supervision of clearing systems and other documents on amendment, supplement or replacement thereof (if any);

dd) Reporting methods:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Written (paper) reports may be sent directly or by post to the State Bank (Payment Department) in the event of failure to make reports through the electronic reporting system, and provide the signature of the legally authorized representative of a reporting organization;

e) Periodic reports shall be sent within the reporting duration as prescribed in point a of this clause as follows:

(i) The reporting period of a quarterly report shall be from the 1st day of the first month of the reporting quarter to end of the last day of the month ending the reporting quarter (in particular, providers of payment intermediary services only have to make reports in the 1st, 2nd and 3rd quarter); the final deadline for submission of this report shall be 5th day of the first month of the subsequent reporting quarter at the latest;

(ii) The reporting period of a yearly report shall be from January 1 to December 31; the final deadline for submission of this report shall be the 15th day of the first month of the reporting year immediately following the reporting period.

2. Providers of payment intermediary services and banks shall be responsible for securing information related to clearing transactions through payment intermediary services, customer’s personal information, payment accounts, debit cards, and may be provided with information in the following cases:

a) At customer’s request;

b) In compliance with laws.

3. Providers of payment intermediary services shall be responsible for assigning a liaison officer in charge of reporting and providing information to the State Bank (Payment Department) and handling any possible risks and emergencies.

4. Banks in partnership with providers of payment intermediary services shall be responsible for providing information about payment guarantee accounts required for provision of electronic wallet services through the information acquisition website of the State Bank.”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“6. Perform duties to supervise provision of payment intermediary services.

7. Collaborate with the Information Technology Department in establishing the electronic reporting system to receive, synthesize, exploit and store reporting data in accordance Article 16 hereof.

8. Provide information for Bank Supervision and Inspection Agency, State Bank branches of centrally affiliated cities and provinces in case of discovering any suspicious breach or act against laws on provision of payment intermediary services.

9. Lead and cooperate with Bank Supervision and Inspection Agency and State Bank branches of centrally affiliated cities and provinces in inspection of compliance with regulations on provision of payment intermediary services.

10. Cooperate with Bank Supervision and Inspection Agency and State Bank branches of centrally affiliated cities and provinces in inspection of compliance of providers of payment intermediary services with laws.

11. Lead and cooperate with entities concerned in giving counsels to the State Bank’s Governor on the rate of escrow to be provided for setting electronic clearing limits.”.

12. Article 19 shall be amended and supplemented as follows:

“Article 19. Information Technology Department

1. Within the maximum duration of 15 business days of receipt of the request from the Payment Department, the Information Technology Department shall be responsible for considering, assessing and requesting the Payment Department in writing to give its certification of technical requirements, technological solutions, security and confidentiality capability and technical staff, ensuring provision of payment intermediary services by the organizations requesting licenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Cooperate with Bank Supervision and Inspection Agency and State Bank branches of centrally affiliated cities and provinces in inspection of compliance of providers of payment intermediary services with laws.

4. Cooperate with providers of electronic wallet services and the Payment Department in provision of tools necessary for oversight of provision of electronic wallet services under clause 7 of Article 9 herein.

5. Preside over and collaborate with the Payment Department in establishment and maintenance of operations of the electronic reporting system to receive, synthesize, exploit and store reporting data in accordance with Article 16 herein.

6. Study and develop technical solutions to meet demands for development and expansion of the National Electronic Information Interbank System, enabling receipt and processing of clearing results received from the clearing house’s system.

7. Study and develop technical applications enabling exchange of and response to information about electronic clearing limits between the State Bank (Transaction Center) and the clearing house, and processing of electronic clearing results.”.

13. Article 20 shall be amended and supplemented as follows:

“Article 20. Bank Supervision and Inspection Agency

1. Receive information from the Payment Department as provided in clause 8 Article 18 and consider any possible action under laws.

2. Implement duties to give counsel and support to the State Bank’s Governor to carry out state management of anti-money laundering acts likely to arise from provision of payment intermediary services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Take charge of inspecting provision of payment intermediary services by the National Payment Corporation of Vietnam to ensure its compliance with laws.”.

14. Article 20a shall be added after Article 20 as follows:

Article 20a. Transaction Center

1. Act as the focal point receiving and keeping custody of valuable papers of clearing members; exchanging information related to electronic clearing limits of clearing members through online applications available on the National Electronic Information Interbank System.

2. Record electronic clearing results in payment accounts of parties involved.

3. Take measures to deal with the cases in which clearing members are incapable of making payments as provided in clause 6 of this Article.”.

15. Article 20b shall be added after Article 20a as follows:

Article 20b. State Bank branches in provinces and centrally-affiliated cities

1. Undertake inspection of provision of payment intermediary services by providers of payment intermediary services that are other than banks and are based in cities or provinces in accordance with laws, except those prescribed in clause 4 of Article 20 herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Cooperate with the Payment Department in inspecting compliance with regulations on provision of payment intermediary services.”.

16. Replace the Appendix No. 01, 02 and 03 to the Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the State Bank’s Governor providing instructions about payment intermediary services by the Appendix No. 01, 02 and 03 hereto.

17. Add the Appendix No. 04, 05 and 05 to the Circular No. 39/2014/TT-NHNN dated December 11, 2014 of the State Bank’s Governor providing instructions about payment intermediary services.

Article 2. Transitional provisions

1. Providers of electronic wallet services shall review customer’s applications for opening electronic wallets before the entry into force of this Circular and collect additional information and documents from customers, verify information about customers opening electronic wallets in accordance with this Circular within 6 months from the entry into force of this Circular. Within 6 months after the entry into force of this Circular, providers of electronic wallet services must cease providing services to customer using electronic wallets if they have not yet submitted full applications for opening electronic wallets in accordance with this Circular.

2. Providers of electronic wallet services in collaboration with acquiring partner banks shall review payment guarantee accounts required for provision of electronic wallets at acquiring partner banks before the entry into force of this Circular, ensuring that these accounts are not jointly used as those accounts required for authorized cash collection and payment services (if any), and are separated from other payment accounts opened at acquiring partner banks under the provisions of this Circular within the period of 06 months from the entry into force of this Circular.

3. Providers of electronic wallet services that have obtained licenses from the State Bank must provide more tools or design complete tools in order for the State Bank to supervise provision of electronic wallet services in accordance with clause 7 of Article 9 in the Circular No. 39/2014/TT-NHNN (already amended and supplemented in clause 3 of Article 1 herein) within 3 months from the entry into force of this Circular.

Article 3. Implementation responsibilities

The Office Chief, the Director of the Payment Department, Heads of affiliates of the State Bank, Directors of the State Bank branches in centrally-affiliated cities and provinces, Chairpersons of the Governing Boards (the Boards of Directors), and Directors General (Directors) of providers of payment intermediary services, and providers of payment intermediary services, shall be responsible for implementing this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular shall enter into force on January 7, 2020.

2. It shall repeal clause 3 of Article 25 in the Circular No. 37/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of the State Bank’s Governor regulating management, operation and use of the National Electronic Information Interbank System.

3. It shall provide amendments and supplements to point d of clause 1 of Article 5 in the Circular No. 04/2016/TT-NHNN dated April 15, 2016, regulating depository custody and use of valuable papers at the State Bank of Vietnam as follows:

“d) Provide valuable papers as collateral for setting limits on net debts that may be incurred by interbank electronic payments and participation in electronic clearing systems"./.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Kim Anh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2019/TT-NHNN ngày 22/11/2019 sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


72.095

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.48.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!