Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 28/2019/QĐ-UBND phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh Điện Biên

Số hiệu: 28/2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Mùa A Sơn
Ngày ban hành: 04/09/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2019/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 04 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Căn cứ Nghị định số 129/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 9 năm 2019 và thay thế Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 04/8/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc các Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Cục Kiểm tra VBQPPL-Bộ TP;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- LĐ UBND tỉnh;
- TT Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, KTN(NNT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 28/2019/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2019 của UBND tỉnh Điện Biên)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này Quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đã được đưa vào khai thác, sử dụng.

2. Đối với các công trình, hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác, việc tổ chức quản lý, vận hành do chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) quyết định trên cơ sở vận dụng hướng dẫn của Quy định này và các hướng dẫn khác theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, sử dụng có hiệu quả.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.

2. Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước có nhiệm vụ điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dân sinh, phát điện và cải thiện môi trường.

3. Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.

4. Bờ bao thủy lợi là công trình phân vùng, ngăn nước để bảo vệ cho một khu vực.

5. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (bao gồm cả đất gắn với công trình thủy lợi) do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công bao gồm: Đập (đập thủy lợi và các công trình phụ trợ gắn liền với đập thủy lợi), hồ chứa nước (gồm đập tạo hồ, tràn, cống, lòng hồ, cống lấy nước, cống xả đáy...), cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình phụ trợ phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi (Nhà, trạm, đường quản lý, thiết bị quan trắc, kho, bãi vật tư, cột mốc chỉ giới, biển báo).

Chương II.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi

1. Quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.

2. Tổ chức, cá nhân được giao hoặc tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của từng công trình, hệ thống công trình được giao.

Điều 5. Phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi

1. Các công trình thuộc cấp tỉnh quản lý:

Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, khai thác các công trình thủy lợi liên huyện và các công trình thủy lợi có tiêu chí dưới đây:

a) Đập có chiều cao từ 10m trở lên hoặc hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 nước trở lên.

b) Tất cả các trạm bơm điện.

c) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng có lưu lượng trên 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh trên 5 m.

d) Bờ bao thủy lợi là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích trên 500 ha.

đ) Hệ thống công trình thủy lợi tưới, tiêu tự chảy có diện tích thiết kế từ 50ha trở lên.

e) Đối với công trình Đại thủy nông Nậm Rốm, quản lý đầu mối, tuyến kênh chính, tuyến kênh cấp I, tất cả các tuyến kênh cấp II; tuyến kênh cấp III có diện tích tưới, tiêu từ 50 ha trở lên.

2. Các công trình thuộc cấp huyện quản lý:

Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện và có tiêu chí dưới đây:

a) Đập có chiều cao dưới 10m hoặc hồ chứa nước có dung tích dưới 500.000 m3 nước.

b) Kênh, mương, rạch, tuynel, xi phông, cầu máng có lưu lượng dưới 5 m3/s hoặc chiều rộng đáy kênh dưới 5 m.

c) Bờ bao thủy lợi là bờ bao bảo vệ cho khu vực có diện tích dưới 500 ha.

d) Hệ thống công trình thủy lợi tưới, tiêu tự chảy có diện tích thiết kế dưới 50ha.

đ) Đối với công trình Đại thủy nông Nậm Rốm, UBND huyện quản lý các tuyến kênh cấp III có diện tích tưới, tiêu nhỏ hơn 50 ha và các tuyến kênh nội đồng.

Điều 6. Quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi

1. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do nhà nước đầu tư, trách nhiệm quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp tỉnh và có trách nhiệm bàn giao tài sản đó cho đơn vị khai thác.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cấp huyện hoặc ủy quyền cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện (phòng Kinh tế thị xã, thành phố) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc cấp huyện và có trách nhiệm bàn giao tài sản đó cho đơn vị khai thác.

2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý, khai thác.

3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi là công trình thủy lợi lớn, công trình quan trọng đặc biệt, kỹ thuật vận hành phức tạp phải giao cho doanh nghiệp nhà nước để khai thác theo các phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ và các phương thức khác.

4. Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phải được sử dụng đúng mục đích và đảm bảo yêu cầu về tưới, tiêu thoát nước. Khi sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi vào cung cấp sản phẩm, dịch vụ có mục đích kinh doanh không được làm ảnh hưởng đến hoạt động tưới, tiêu thoát nước và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Điều 7. Nội dung của công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi

1. Quản lý nước bao gồm nội dung chính sau đây:

a) Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phân tích nhu cầu sử dụng nước;

b) Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước; thực hiện phương án ứng phó thiên tai;

c) Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào công trình thủy lợi;

d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi.

2. Quản lý công trình bao gồm nội dung chính sau đây:

a) Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn công trình thủy lợi;

b) Quản lý, tổ chức thực hiện bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý công trình thủy lợi.

3. Quản lý kinh tế bao gồm nội dung chính sau đây:

a) Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

c) Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

d) Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các nguồn lực được giao;

đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng lực công trình thủy lợi;

e) Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính.

Điều 8. Vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

a) Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là vị trí chuyển giao sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ (là vị trí được xác định theo quy mô thủy lợi nội đồng).

b) Tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thống nhất điểm giao nhận dịch vụ phù hợp với quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c) Quy mô thủy lợi nội đồng được quy định theo diện tích tưới, tiêu thiết kế của khu vực tưới, tiêu đối với vùng miền núi nhỏ hơn 50ha.

d) Các trường hợp không xác định được vị trí cụ thể thì tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi tự thỏa thuận điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Điều 9. Tài chính và sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước

1. Nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm:

a) Thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

b) Các khoản cấp, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

c) Các khoản hợp pháp khác.

2. Nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Thực hiện các nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi quy định tại điều 7, quy định này;

b) Bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

c) Mục đích khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Bảo vệ công trình thủy lợi

Thực hiện theo Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, ban hành Quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các văn bản quy định có liên quan.

Chương III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai, theo dõi kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định này.

b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở.

c) Tổ chức hướng dẫn tập huấn cho các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

d) Hàng năm xây dựng kế hoạch để kiểm tra công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

đ) Tham mưu cho UBND tỉnh quyết định phân giao danh mục các công trình thủy lợi do cấp tỉnh quản lý cho các doanh nghiệp có nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo khoản 1, Điều 5, Chương II Quy định này.

Điều 12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Căn cứ khoản 2, điều 5 Quy định này và điều kiện thực tế của địa phương, có trách nhiệm quyết định phân giao danh mục các công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý cho các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

b) Quý 1 hàng năm, có trách nhiệm rà soát, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh mục các công trình thủy lợi hoàn thành được đưa vào khai thác theo điều 5 Quy định này.

c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thành lập, củng cố, kiện toàn phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn huyện để quản lý khai thác công trình thủy lợi, sử dụng tốt, đạt hiệu quả.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật vận hành, áp dụng các biện pháp tưới, tiêu khoa học, công việc duy tu, bảo dưỡng công trình cho các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thủy lợi thực hiện tốt các nội dung quy định tại điều 7 Quy định này.

Điều 13. Các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi

a) Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quản lý, khai thác các công trình thủy lợi đảm bảo hiệu quả theo đúng nội dung nêu tại Điều 7, chương II của Quy định này.

b) Định kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất khi có sự thay đổi về hiện trạng công trình và tình hình quản lý, khai thác công trình thủy lợi về Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân cấp quản lý./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 28/2019/QĐ-UBND ngày 04/09/2019 quy định về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.883

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.235.196
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!