Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 9373/BKHĐT-TH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 30/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9373/BKHĐT-TH
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng.

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 8243/VPCP-QHĐP ngày 10/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hải Phòng gửi Thủ tướng Chính phủ trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Nội dung kiến nghị (số 58 tại văn bản số 8243/VPCP-QHĐP):

a) Cử tri đề nghị trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua Nghị quyết về một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng ngay tại kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV; đồng thời sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Hải Phòng thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù.

b) Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến rất phức tạp, khó lường; khả năng còn kéo dài. Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục hồi kinh tế, không để bị đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất.

c) Cử tri đề nghị Chính phủ, các bộ ngành tăng cường tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các nhà đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, địa phương thu hút được các doanh nghiệp lớn và nguồn đầu tư chất lượng.

Trả lời:

a) Về việc ban hành các văn bản pháp luật có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Hải Phòng thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù.

Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua và ban hành Nghị quyết số 35/2021/QH15 ngày 13/11/2021 thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (có sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020), Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đề xuất xây dựng và các văn bản có liên quan; giao cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp; thời hạn trình ban hành, để làm cơ sở thực hiện Nghị quyết.

b) Về việc tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục hồi kinh tế, không để bị đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất.

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid-19, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh trong và sau dịch Covid-19, Chính phủ cùng các Bộ ngành đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; chính sách về bảo hiểm xã hội, công đoàn hỗ trợ người lao động... Cụ thể, ngày 19/4/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/09/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong bối cảnh Covid-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/09/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tình hình dịch bệnh kiểm soát được trên phạm vi toàn quốc”. Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 (triển khai Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15) hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19 theo đó nhiều đối tượng sẽ được giảm tới 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021,...

Theo phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp, các chính sách và giải pháp nêu trên đã góp phần quan trọng và tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương. Việc ban hành kịp thời hướng dẫn khôi phục sản xuất, kinh doanh theo tình hình mới đã giúp nhiều doanh nghiệp và người lao động quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tốt cho tăng trưởng của địa phương và cả nước.

Từ tháng 7/2021, bám sát quan điểm của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các giải pháp tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường tháng 1/2021. Qua đó, hỗ trợ phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm gắn kết chặt chẽ với các kế hoạch 5 năm và hàng năm, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, năng lực tự chủ của nền kinh tế.

Đây là chương trình tổng thể có quy mô đủ lớn, đảm bảo an toàn, an sinh xã hội cho người dân, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn phục hồi nền kinh tế. Chương trình sẽ tập trung vào các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng có năng lực cạnh tranh, khả năng phục hồi nhanh như: du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thủy sản, vận tải hành khách; và các ngành, lĩnh vực có cơ hội phát triển nhanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn cho nền kinh tế, nhất là thương mại điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số. Các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ dòng tiền, ổn định tài chính cho doanh nghiệp, trong đó dự kiến tiếp tục các chính sách giãn thời hạn nộp thuế, giãn nợ, cấp bù lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Việc hỗ trợ này dự kiến được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có năng lực cạnh tranh nhưng gặp khó khăn về dòng tiền do tác động của đại dịch.

Cụ thể một số chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận nguồn vốn của Quỹ để phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 góp:

- Chia sẻ trước khó khăn của các doanh nghiệp, người lao động mất việc làm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế, xã hội của nước ta, thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 917/QĐ-BKHĐT ngày 19/6/2021 về việc giảm 2% mức lãi suất cho vay của Quỹ Phát triển DNNVV. Theo đó, lãi suất cho vay ngắn hạn còn 2,16%/năm; trung và dài hạn còn 4%/năm. Đây là mức lãi suất rất ưu đãi cho DNNVV thuộc đối tượng hỗ trợ của Quỹ.

Ngày 18/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 1590/TTg-DMDN về việc đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV, theo đó, chấp thuận về việc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển DNNVV. Trên cơ sở này, nhằm đẩy mạnh tối đa các chính sách giúp hỗ trợ DNNVV tiếp cận được chính sách cho vay của Quỹ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 39/2019/NĐ-CP theo hướng đơn giản điều kiện, hồ sơ, thủ tục cho vay, quy định thẩm quyền quyết định cho vay, điều chỉnh mức phí cho vay gián tiếp đối với các Ngân hàng thương mại (NHTM).

Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Quỹ Phát triển DNNVV phối hợp với các NHTM để thúc đẩy lựa chọn, giải ngân nhằm hỗ trợ cho DNNVV. Hiện nay, các NHTM luôn đẩy mạnh việc tiếp nhận hồ sơ của DNNVV có nhu cầu vay vốn theo chương trình của Quỹ, đồng thời, chủ động xây dựng các gói sản phẩm, thông báo về việc giảm lãi suất cho vay theo chương trình của Quỹ, truyền thông, đào tạo và triển khai đến tất cả chi nhánh trong toàn hệ thống ngân hàng. Để cung cấp thông tin về các hoạt động hỗ trợ đến cộng đồng DNNVV, Quỹ đã chủ động đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội thảo trực tiếp và trực tuyến, thông tin kịp thời về các cơ chế, chính sách và thông tin về doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn của Quỹ cho ngân hàng để cùng phối hợp lựa chọn DNNVV thuộc đối tượng hỗ trợ của Quỹ.

c) Về tăng cường tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút các nhà đầu tư tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, địa phương thu hút được các doanh nghiệp lớn và nguồn đầu tư chất lượng.

Chính phủ đã và đang đồng hành cùng các địa phương để hỗ trợ xúc tiến đầu tư (XTĐT), kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các Hội nghị XTĐT trực tiếp và trực tuyến với các đối tác lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hoa Kỳ, Châu Âu; xây dựng các báo cáo về xu hướng đầu tư, xu hướng chuyển dịch của các đối tác đầu tư lớn nhằm cung cấp các thông tin kịp thời cho địa phương; hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng các kế hoạch, chương trình XTĐT phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, với định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như định hướng thu hút đầu tư nước ngoài.

Ngày 06/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 29/2021/QĐ-TTg về ưu đãi đầu tư đặc biệt, làm căn cứ để các địa phương đàm phán nhằm thu hút các dự án lớn, các dự án đầu tư chất lượng, có đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội Việt Nam.

Ngày 01/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1831/QĐ-TTg về việc ban hành danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có 157 dự án phân theo các nhóm lĩnh vực như hạ tầng giao thông; hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng năng lượng; hạ tầng công nghệ thông tin; hệ thống xử lý rác, nước thải; hạ tầng giáo dục và y tế; hạ tầng văn hóa thể thao du lịch; nông lâm thủy sản; sản xuất và dịch vụ.

Trong năm 2020 và 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 làm ảnh hưởng tới hoạt động XTĐT trực tiếp, Chính phủ và các Bộ, ngành đã tăng cường các hoạt động XTĐT trực tuyến để giới thiệu môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư tới các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một số kết quả đạt được của các hoạt động xúc tiến thương mại năm 2021:

Ngay từ đầu năm, Bộ Công Thương đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối qua các nền tảng số, xuất khẩu qua các nền tảng thương mại điện tử lớn.

Trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2021, Bộ Công Thương đã phê duyệt triển khai 22 đề án xúc tiến thương mại qua môi trường mạng với các hoạt động đa dạng[1] như: tổ chức trưng bày, giới thiệu hàng hóa qua các sàn giao dịch thương mại điện tử; tham gia hội chợ quốc tế trên môi trường mạng (hội chợ ảo); tổ chức hội nghị quốc tế trên nền tảng số; đào tạo, hỗ trợ doanh nghiệp giao dịch trên môi trường mạng. Đồng thời, tổ chức các buổi tập huấn trực tuyến để hỗ trợ các đơn vị chủ trì tổ chức hiệu quả cũng như hướng dẫn một số nội dung nhằm nâng cao chất lượng đề án xúc tiến thương mại quốc gia, đặc biệt những nội dung về tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường mạng theo quy định của Thông tư số 40/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ Công Thương.

Về triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết để khai thác và tận dụng các ưu đãi; tiếp tục đàm phán, ký kết các FTA với các đối tác: Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa tập huấn về tuyên truyền, phổ biến về các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các FTA thế hệ mới và các FTA mới bắt đầu triển khai thực hiện (CPTPP, EVFTA, UKVTTA và RCEP); tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi Hội thảo, Tọa đàm, các Khóa đào tạo chuyên sâu về cơ hội mở cửa thị trường và các quy định về xuất xứ trong các Hiệp định; tiếp tục đẩy mạnh việc tạo thuận lợi hóa trong thủ tục hành chính và xuất nhập khẩu, nhất là các thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa theo các Hiệp định FTA; tổ chức làm việc với các Hiệp hội, ngành hàng để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, tổ chức xuất khẩu sang các khu vực thị trường; tích cực đẩy mạnh việc tạo thuận lợi hóa trong thủ tục hành chính và xuất nhập khẩu, nhất là các thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa theo các Hiệp định FTA và đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BCT ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng gửi Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để b/c);
- Ban Dân nguyện;
- Chủ nhiệm VPQH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KH&ĐT: Lãnh đạo Bộ, các đơn vị: Quỹ PTDNNVV, ĐTNN, PTDN, KTĐP&LT, (bản điện tử);
- Sở KH&ĐT Thành phố Hải Phòng;
- Lưu: VT, Vụ THKTQD.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng

 



[1] Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hội chợ triển lãm trực tuyến tại Việt Nam, thu hút sự tham gia của trên 1.000 doanh nghiệp; tổ chức cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia 10 hội chợ triển lãm dưới hình thức gian hàng trực tuyến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, CHLB Đức...; tổ chức 200 doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi “Triển lãm từ xa - Remote Exhibition" tại các Hội chợ quốc tế lớn tại Trung Quốc nhằm tạo điều kiện trực tiếp quảng bá sản phẩm đến khách hàng quốc tế và sử dụng công nghệ để kết nối giao dịch giữa doanh nghiệp ở Việt Nam với khách nước ngoài thăm quan gian hàng. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã trực tiếp và phối hợp tổ chức hàng trăm chương trình giao thương, hội nghị trực tuyến với hàng ngàn lượt giao dịch kết nối trực tuyến với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ... đối với các thị trường tiềm năng phục vụ xuất khẩu như Trung Quốc, Nhật Bản, châu Phi, châu Âu.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 9373/BKHĐT-TH ngày 30/12/2021 xem xét, cho ý kiến và thông qua Nghị quyết về một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.368

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.108.168
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!