Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 247/KH-UBND 2021 Bảo tồn giống nông nghiệp đặc sản vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai

Số hiệu: 247/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 27/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 247/KH-UBND

Lào Cai, ngày 27 tháng 05 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NÔNG NGHIỆP ĐẶC SẢN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO VÙNG TÂY BẮC TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025

Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU của Tỉnh ủy ngày 11/12/2020 về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025; Thông báo số 378-TB/TU ngày 19/5/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về việc điều chỉnh Dự án Bảo tồn và phát triển giống nông nghiệp đặc sản giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Bảo tồn và phát triển giống nông nghiệp đặc sản giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hoá các nội dung để triển khai thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU của Tỉnh ủy ngày 11/12/2020 về Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025;

- Trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có của địa phương để bảo tồn và phát triển các giống nông nghiệp đặc sản có giá trị, tạo ra sản phẩm hàng hoá chủ lực theo chuỗi giá trị để phát triển nông nghiệp bền vững;

- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình quốc gia về phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trong tỉnh: UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tích cực xây dựng, phê duyệt Kế hoạch/Dự án triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Việc triển khai thực hiện đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của đề án, kế hoạch đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn, lưu giữ và phát triển nguồn gen của các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa, đặc hữu có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tạo được nguồn quỹ gen, chủ động nguồn giống gốc bản địa phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất và phát triển giống.

Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen giống nông nghiệp nhằm nâng cao ý thức cho người dân trên địa bàn.

Khai thác, phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa kết hợp với hoạt động du lịch nông nghiệp; đào tạo, nâng cao năng lực cho học sinh, sinh viên về công tác bảo tồn nguồn gen và bảo vệ môi trường sinh thái góp phần thực hiện thành công Đề án Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025 mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể

(1) Điều tra, thu thập và lưu giữ nguồn gen đối với giống lúa, cây ăn quả, dược liệu, rau, hoa, chè, thủy sản và vật nuôi có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cao.

(2) Tập trung lưu giữ và phát triển các giống cây trồng (lúa Khẩu Nậm Xít, nếp Khẩu Tan Đón, nếp Mường Bo; su hào ngồng, cải mầm xoè, hoa địa lan Trần Mộng Xuân; chè Shan cổ thụ; mận Tả Van, mận Hậu, mận Tả Hoàng Ly, Lê địa phương; cây dược liệu (Tam thất hoang, Thất diệp nhất chi mai, Lan Kim Tuyến, Hoàng liên ô zô, Hoàng liên chân gà, Hoàng liên gai, Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Diệp); 02 giống vật nuôi (lợn đen bản địa, Vịt bầu Nghĩa Đô); giống thủy sản (cá Chiên, cá Lăng chấm, cá Bỗng, cá Hoa, cá Chày đất, cá Anh Vũ) là sản phẩm đặc hữu có giá trị kinh tế cao.

(3) Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo 3 hình thức:

- Lưu giữ, bảo tồn tại cộng đồng thông qua các hoạt động tự sản xuất của người dân, các cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, bảo vệ khu sinh sản, bãi đẻ…

- Tại các cơ sở nuôi trồng tập trung thông qua các hình thức như: Lưu giữ trên vườn thực vật, nghiên cứu chọn lọc, phục tráng và lưu giữ trong phòng với hệ thống bảo quản lạnh sâu đối hạt giống cây trồng và nuôi cấy mô; lưu giữ tại các vườn tiêu bản, vườn thực vật của Trung tâm giống Nông nghiệp Lào Cai, vườn quốc gia Hoàng Liên, khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống đối với các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản theo hình thức thông thường. Đối với giống hoa địa lan Trần Mộng Xuân và 02 giống dược liệu (tam thất, thất diệp nhất chi mai) xây dựng quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

4) Phát triển nguồn gen các loại giống nông nghiệp phục vụ cho sản xuất hàng hoá, xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

5) Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật (các Trại nghiên cứu, Trung tâm lưu giữ bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản tập trung; phòng nuôi cấy mô, kho bảo quản, các máy móc, thiết bị kỹ thuật,…).

6) Đào tạo, tập huấn cho người dân, học sinh, sinh viên và người dân cộng đồng về công tác lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa để người dân tự bảo tồn, phát triển.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

A. HOẠT ĐỘNG LƯU GIỮ, BẢO TỒN CÁC NGUỒN GEN

1. Nội dung 1: Điều tra, đánh giá và thu thập nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng, tình hình thực hiện công tác bảo tồn và phát triển các nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

- Điều tra, đánh giá về giá trị kinh tế và nhu cầu thị trường của các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản bản địa cần bảo tồn.

- Đối tượng cụ thể: Các dòng giống lúa có chất lượng tốt, đặc hữu bản địa (lúa Khẩu Nậm Xít, nếp Khẩu Tan Đón, nếp Mường Bo); Giống rau hoa (su hào ngồng, cài mầm xoè, hoa địa lan Trần Mộng Xuân); chè Shan cổ thụ; Cây ăn quả ông đới ( mận Tả Van, mận Hậu, mận Tả Hoàng Ly, Lê địa phương, …); Cây dược liệu (Tam thất hoang, Thất diệp nhất chi mai, Lan Kim Tuyến, Hoàng liên ô zô, Hoàng liên chân gà, Hoàng liên gai, Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Diệp,...); Giống vật nuôi (lợn đen bản địa, vịt bầu Nghĩa Đô…); các loài thủy sản (Cá chiên, cá lăng chấm, cá bỗng, cá hoa, cá chày đất, cá Anh Vũ, …) tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Nội dung 2: Sưu tầm, lưu giữ các nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị phục vụ nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen.

2.1. Sưu tầm, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen tại cộng đồng

- Đối với cây trồng: Duy trì và phát triển nguồn giống gốc, vườn cây đầu dòng phục vụ cho nhu cầu sản xuất; Lưu giữ và bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng tại các địa phương, nơi các cây trồng đó phát triển (lưu giữ tại chỗ).

- Đối với vật nuôi: Tuyển chọn và xây dựng đàn hạt nhân (giống gốc) đối với giống lợn đen bản địa 1.500 con cái và 300 con đực giống; giống Vịt bầu Nghĩa Đô 500 con mái và 100 con trống.

- Đối với thủy sản: Bảo vệ, bảo tồn khu tập tập trung sinh sản, khu vực con non tập trung trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa (bãi đẻ).

- Địa điểm thực hiện: Tại các huyện, thị xã trong tỉnh.

2.2. Sưu tầm, lưu giữ phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen tại khu tập trung

- Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản tại các Trại nghiên cứu và sản xuất thuộc Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh:

(1) Sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn nguồn gen dòng giống lúa có giá trị, giống lúa bản địa.

(2) Sưu tầm, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen giống cây ăn quả có giá trị, cây ăn quả bản địa.

(3) Sưu tầm, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen giống dược liệu có giá trị, dược liệu bản địa.

(4) Sưu tầm, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen giống rau, hoa bản địa, chè Shan.

(5) Sưu tầm, lưu giữ và bảo tồn nguồn gen dòng giống thủy sản, có giá trị và giống cá bản địa.

- Lưu giữ giống vật nuôi bản địa tại khu trại/cơ sở địa phương.

(1) Các Trại trực thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai (Trại Nghiên cứu và sản xuất giống lúa Văn Bàn ở xã Võ Lao, Văn Bàn; Trại Nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà;  Trại Nghiên cứu và sản xuất giống cây ôn đới Sa Pa tại phường Hàm Rồng - Thị xã Sa Pa; Trại Nghiên cứu và sản xuất Nông nghiệp Bát Xát ở xã Bản Qua và xã Quang Kim - huyện Bát Xát; Trại Nghiên cứu và sản xuất giống Thủy sản cấp I Phú Nhuận ở xã Phú Nhuận - huyện Bảo Thắng) đối với giống lúa, cây ăn quả, dược liệu, rau hoa, thủy sản, lợn đen.

(2) Vườn quốc gia Hoàng liên, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (đối với cây dược liệu: Tam thất hoang, Thất diệp nhất chi mai, Lan Kim Tuyến, Hoàng liên ô zô, Hoàng liên chân gà, Hoàng liên gai, Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Diệp).

2.3. Tài liệu hoá số liệu thống kê, điều tra, đánh giá nguồn gen.

Đánh giá các nguồn gen được bảo tồn, lưu giữ sau thu thập: Mô tả chi tiết các đặc điểm hình thái bên ngoài theo từng thời kì, các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu bệnh hại và điều kiện bất thuận của tự nhiên trong quá trình sinh trưởng, phát triển; các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng sản phẩm để lựa chọn nguồn gen triển vọng phục vụ cho sản xuất.

3. Nội dung 3: Nghiên cứu và khai thác nguồn gen có giá trị phục vụ cho phát triển giống:

3.1. Nghiên cứu sử dụng nguồn gen làm vật liệu trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới, cải tiến cải tạo nguồn gen:

- Thống kê nguồn gen sẵn có và nguồn gen thu thập tiến hành lai tạo các cây con giống vật nuôi nông nghiệp mới có giá trị kinh tế cao.

- Nghiên cứu chuyển các gen mục tiêu, tiến hành cải tạo giống nông nghiệp bản địa, giống có nguy cơ thoái hóa nâng cao năng suất, chất lượng cây con giống nông nghiệp bản địa.

- Áp dụng công nghệ mới vào công tác chọn lọc, khảo nghiệm và nhân giống cây con giống cây trồng, thủy sản, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

3.2. Xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống nông nghiệp bản địa:

- Xây dựng các quy trình chọn lọc, phục tráng và nhân giống đối với các loại cây trồng (lúa Khẩu Nậm Xít, nếp Khẩu Tan Đón, nếp Mường Bo; su hào ngồng, cải mầm xoè, hoa địa lan Trần Mộng Xuân; chè Shan cổ thụ; mận Tả Van, mận Hậu, mận Tả Hoàng Ly, Lê địa phương; Tam thất hoang, Thất diệp nhất chi mai, Lan Kim Tuyến, Hoàng liên ô zô, Hoàng liên chân gà, Hoàng liên gai, Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Diệp);

- Xây dựng quy trình nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô tế bào (invitro) đối với cây hoa địa lan Trần Mộng Xuân, tam thất hoang và thất diệp nhất chi mai.

- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đàn hạt nhân (giống gốc) giống lợn đen bản địa, giống vịt bầu Nghĩa Đô. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đàn nhân giống về đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của đàn nhân giống;

- Nghiên cứu xây dựng quy trình chăn nuôi giống lợn đen bản địa và giống vịt Nghĩa Đô sinh sản, thương phẩm.

- Xây dựng quy trình sản xuất giống (sinh sản nhân tạo) các loài thủy sản (cá chiên, cá lăng chấm, cá bỗng, cá hoa, cá chày đất, cá Anh Vũ).

4. Nội dung 4: Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

4.1. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho vườn thực vật giống cây ăn quả, dược liệu, rau, hoa

- Quy mô: Vườn thực vật cây ăn quả 10.000m2;  Vườn Dược liệu 5.000m2

(500m2 nhà kính); Giống rau, hoa 2.000m2 (1.000m2/nhà kính x 2 khu vực)

- Địa điểm: Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà, Trại nghiên cứu và sản xuất cây ăn quả ôn đới Sa Pa.

- Yêu cầu: Thiết kế xây dựng vườn thực vật bảo tồn giống cây ăn quả, dược liệu, rau… Bố trí khu nhà lưới, cắt nắng đảm bảo yêu cầu đối với từng chủng loại. Bố trí hàng rào bảo vệ, đường nội đồng, hệ thống tưới, các trang thiết bị, máy móc chuyên dùng.

4.2. Xây dựng nhà lưới lưu giữ dòng giống gốc nguồn gen giống nông nghiệp bản địa.

a) Nội dung 1: Xây dựng nhà lưới, nhà kính phục vụ cho công tác nghiên cứu, chọn lọc phục tráng giống lúa bản địa.

- Quy mô: 1.000m2/nhà kính, 1000m2 nhà lưới  = 2.000m2.

- Địa điểm: Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà;  Trại nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Bát Xát.

b) Nội dung 2: Xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính lưu giữ và chọn lọc duy trì nhân giống dược liệu.

- Quy mô: Nhà kính lưu giữ: 500m2; Số lượng nhà lưới nhà kính chọn lọc và nhân giống: 1000m2/nhà x 02 nhà.

- Địa điểm: Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà; Trại nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Bát Xát.

- Yêu cầu: Thiết kế xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Bố trí hàng rào bảo vệ, hệ thống tưới tiêu, các trang thiết bị, máy móc chuyên dùng.

4.3. Xây dựng khu sản xuất và nhân giống cây ăn quả, dược liệu, rau hoa:

- Quy mô: Khu sản xuất giống dược liệu: 6.000m2; Khu nhân giống cây ăn quả: 6.000m2

- Địa điểm: Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà; Trại nghiên cứu và sản xuất cây ăn quả ôn đới Sa Pa và tại cơ sở.

- Yêu cầu: Thiết kế san gạt mặt bằng, xây dựng vườn ươm đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Bố trí hàng rào bảo vệ, hệ thống tưới tiêu, các trang thiết bị, máy móc chuyên dùng.

4.4. Xây dựng, cải tạo và nâng cấp khu vực ương nuôi. Xây dựng khu công nghệ cao sản xuất giống thủy sản.

- Quy mô: Khu lưu giữ: 03 ao x 1000m2 x 1 điểm =3.000m2 mặt nước; Khu ương giống: 03 ao x 1200m2 x 2 điểm = 7.200m2 mặt nước; Nhà công nghệ cao: 2.000m2 (Hệ thống nhà điều hành, bể Composite 200 cái, bể lọc thô, hệ thống lọc tuần hoàn, bể kính, hệ thống làm mát, …hoàn toàn tự động).

- Địa điểm: Trại nghiên cứu và sản xuất thủy sản cấp I Phú Nhuận; Trại nghiên cứu và sản xuất giống nông nghiệp Bát Xát.

- Yêu cầu: Thiết kế san gạt mặt bằng, xây dựng Khu chăn nuôi thủy sản, các trang thiết bị, máy móc chuyên dùng ứng dụng công nghệ cao đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Bố trí hệ thống cấp thoát nước, rào bảo vệ.

4.5. Xây dựng hệ thống chăn nuôi chuồng trại lưu giữ và nhân giống vật nuôi bản địa khép kín:

- Quy mô, chủng loại bao gồm: Lợn diện tích 400m2/chuồng nuôi (chuồng sinh sản, chuồng hậu bị, nhà cách ly); Gà diện tích 100m2/chuồng nuôi.

- Các công trình phụ trợ: Nhà điều hành, nhà chế biến phối trộn thức ăn, kho chứa thức ăn, vật tư, nhà xử lý chất thải, ủ phân. Diện tích 100m2.

- Yêu cầu: Thiết kế Khu chăn nuôi bán công nghiệp, các trang thiết bị, máy móc chuyên dùng đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật.

- Địa điểm: Trại sản xuất giống Văn Bàn.

4.6. Cải tạo nâng cấp và mua sắm trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng nuôi cấy mô và xây dựng phòng lưu trữ bảo quản nguồn gen và bảo quản lạnh sâu.

- Số lượng: 04 phòng (02 phòng thí nghiệm, 01 phòng mô, 01 phòng bảo quản nguồn gen).

- Địa điểm: Văn phòng Trung tâm, Huyện Bắc Hà.

- Thiết bị: Tủ cấy vô trùng, máy hút ẩm, mấy cất nước, Nồi hấp, Máy đo EC, PH, kính hiển vi, cân điện tử….

4.7. Xây dựng nhà trưng bày hiện vật, hình ảnh nguồn gen động thực vật sưu tầm, lưu giữ, sản phẩm Ocop, sản phẩm địa phương.

Quy mô: Nhà 2 tầng, tổng diện tích 860m2. Địa điểm: Trại nghiên cứu và sản xuất rau quả Bắc Hà.

B. PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN GEN CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THUỶ SẢN

1. Phát triển sản xuất hàng hoá

- Mở rộng quy mô diện tích sản xuất các cây trồng bản địa, có giá trị thuộc diện cần bảo tồn, cụ thể: Đối với lúa diện tích trên 1.000ha; rau su hào ngồng, cải mầm xoè với diện tích 200ha; hoa địa lan 45.000 cây; chè 300ha; mận, lê các loại trên 3.000ha; cây dược liệu trên 100ha.

- Phát triển sản xuất hàng hóa giống vật nuôi bản địa: lợn đen bản địa quy mô 10.000 con nái, 500 con đực giống và 150.000 lợn thịt/năm; giống Vịt bầu Nghĩa Đô gồm 1.000 con mái và 200 con trống sinh sản và 30.000 vịt thịt/năm.

- Phát triển trên 20.000 con cá giống các loại (cá Chiên, cá Lăng chấm, cá Bỗng, cá Hoa, cá Chày đất, cá Anh Vũ) để cung cấp cho thị trường.

2. Xây dựng mô hình nông nghiệp gắn với du lịch

- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đó:

+ Mô hình Phát triển nông nghiệp (cây Mận Tam hoa) gắn với du lịch sinh thái tại xã Na Hối, huyện Bắc Hà;

+ Mô hình Phát triển nông nghiệp (cây ăn quả ôn đới, chè cổ thụ) gắn với du lịch sinh thái tại xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai;

+ Mô hình Phát triển nông nghiệp (cây ăn quả ôn đới) gắn với du lịch sinh thái tại xã Mường Hum, huyện Bát Xát;

+ Mô hình Phát triển nông nghiệp (rau hoa, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu) gắn với du lịch sinh thái tại xã Mường Hoa, Tả Phìn, Tả Van, thị xã Sa Pa;

+ Mô hình Sản xuất, chế biến chè theo công nghệ Ô Long gắn với phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng tại xã Cao Sơn, huyện Mường Khương.

- Xây dựng 05 mô hình chăn nuôi giống lợn đen bản địa/huyện với quy mô 1.500 con - 3.000 con (trung bình 50 -100 con/mô hình/huyện); 05 mô hình chăn nuôi giống vịt bầu Nghĩa Đô quy mô 5.000 con.

- Xây dựng mô hình nuôi thủy đặc sản với quy mô 02 ha tại các huyện, thị xã, thành phố.

3. Xây dựng các vườn mẫu, khu trưng bày

Các địa phương, bệnh viện, trạm y tế, trường học xem xét, nghiên cứu bố trí quỹ đất, xây dựng các vườn, mô hình mẫu về lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc sản có giá trị tại địa phương để tổ chức tham quan, học tập.

4. Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền

Tăng cường đào tạo, tập huấn và tuyên truyền đưa nội dung về bảo tồn, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản vào chương trình học ngoại khoá của các khoa, các môn kỹ thuật tại trường THPT, trường cao đẳng, trường dân tộc nội trú, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh và người dân trong việc bảo tồn, phát triển nguồn gen.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về quy hoạch, quản lý cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, phát triển nguồn gen

- Rà soát toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, đất đai sẵn có, bố trí khu ruộng nghiên cứu, khảo nghiệm và lưu giữ nguồn gen đảm bảo cho công tác bảo tồn, nhân giống.

- Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo tồn, phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Hợp tác với các Viện nghiên cứu, các đơn vị có năng lực trong và ngoài tỉnh tổ chức nhân giống phát triển giống.

- Phối hợp với các địa phương tiến hành lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quý, giống cây trồng, con giống bản địa có giá trị ngay tại địa phương.

- Đầu tư xây dựng, cải tạo vườn thực vật bảo tồn lưu giữ tại các huyện, thị xã, Trung tâm, Trại nghiên cứu. Xây dựng ruộng thí nghiệm đạt chuẩn phục vụ cho công tác lưu giữ, chọn tạo, phục tráng và nhân giống. Cải tạo khu ao ương dưỡng đảm bảo lưu giữ bảo tồn nguồn gen thủy sản. Xây dựng khu chăn nuôi đảm bảo lưu giữ, thuần hóa nuôi dưỡng vật nuôi.

2. Giải pháp khoa học công nghệ

- Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, đơn vị/địa phương thu thập nguồn vật liệu, nguồn gen. Khai thác và nhân giống tại chỗ và bằng công nghệ nuôi cấy mô đối với một số giống có giá trị cần nhân nhanh với số lượng lớn, hoàn thiện quy trình đối với một số giống cây trồng.

- Khai thác nguồn gen có sẵn tại địa phương có triển vọng. Hợp tác với đơn vị có năng lực trong lĩnh vực nghiên cứu bảo tồn, phát triển nguồn gen (Học viện nông nghiệp Việt Nam, Viện di truyền, Viện Vass, Viện cây ăn quả, Viện Chăn nuôi,... trong thực hiện các giải pháp lưu giữ, chuyển giao công nghệ sử dụng nguồn gen nhân đối với một số giống cây trồng, con giống mới.

- Ứng dụng công nghệ cao vào công tác lưu giữ, bảo tồn và nhân giống (hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới...) áp dụng đối với các giống cây trồng trong vườn ươm, giống thủy sản nuôi trong ao/bể để nâng cao năng suất, chất lượng giống.

- Mở rộng liên kết hợp tác với các đơn vị có năng lực để sản xuất hạt giống. Toàn bộ giống lúa, sau khi thu hoạch, chế biến đều được bảo quản trong kho lạnh để nâng cao chất lượng giống.

3. Giải pháp về quản lý chất lượng nguồn giống

Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống nông nghiệp theo quy định của Luật Trồng trọt, Luật chăn nuôi, Luật thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đã được ban hành.

Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quảng bá, thị trường, giới thiệu sản phẩm; cung ứng các loại cây con giống đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

Tăng cường mời gọi các tổ chức, cá nhân tham gia chọn lọc, bảo tồn và phát triển sản xuất các giống nông nghiệp bản địa có giá trị.

4. Giải pháp nguồn nhân lực

Các địa phương, đơn vị thực hiện dự án phải có cán bộ kỹ thuật chuyên môn đủ năng lực. Doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất giống được hướng dẫn, hỗ trợ thành lập và hoạt động theo quy định.

Thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về các lĩnh vực chuyên ngành; đồng thời, tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông trong tỉnh.

Khuyến khích liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tranh thủ sự tài trợ của các nước và tổ chức quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực thủy sản.

5. Giải pháp về thông tin tuyên truyền

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến huyện, xã; cán bộ quản lý nhà nước các cấp, các doanh nghiệp và người dân nhằm thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất từ việc chỉ biết khai thác, sử dụng sang việc phải bảo tồn, phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, thủy sản hợp lý, hiệu quả.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động, huy động sức mạnh tổng hợp của nhà nước, doanh nghiệp và người dân về công tác lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nguồn gen bản địa, đặc hữu, có giá trị của địa phương.

6. Giải pháp về vốn đầu tư

- Vốn ngân sách: Vốn sự nghiệp ngân sách địa phương, vốn đầu tư NSĐP, vốn Chương trình MTQG, vốn ngân sách TW hỗ trợ có mục tiêu, vốn vay ODA, vốn Chương trình Khoa học và Công nghệ, vốn đầu tư qua Bộ, ngành TW, vốn trái phiếu chính phủ thông qua các chính sách như: Nghị quyết 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính chính tín dụng phục vụ phát triển nông thôn; Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 về  sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015; Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp: Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay tín dụng.

- Vốn nhân dân đóng góp và vốn khác.

V. TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ

Tổng nhu cầu vốn là 357.300.000.000 đồng (Ba trăm năm mươi bảy tỷ, ba trăm triệu đồng), bao gồm:

- Vốn ngân sách: 127,3 tỷ đồng, trong đó: (Vốn đầu tư NSĐP 12,3 tỷ đồng; vốn sự nghiệp ngân sách địa phương 30 tỷ đồng; vốn ngân sách TW hỗ trợ có mục tiêu 85 tỷ đồng).

- Vốn khác: 230 tỷ đồng.

(Phụ biểu 01, 02 đính kèm)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp & PTNT

- Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn các địa phương xây dựng, thẩm định dự án trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật phối hợp với các địa phương, các Trung tâm, Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp tổ chức điều tra, đánh giá các giống nông nghiệp bản địa, đặc hữu và đề xuất khu vực, địa điểm bảo tồn, khai thác.

- Chỉ đạo Trung tâm giống Nông nghiệp chủ trì, phối hợp với các địa phương, các Trung tâm, Viện nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn xây dựng dự án chi tiết và thực hiện về các nội dung như: Điều tra, thu thập giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm bảo tồn, lưu giữ giống tại cơ sở do Trung tâm Giống quản lý để phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển và tổ chức sản xuất giống theo nhu cầu; đầu tư cơ sở hạ tầng tại Trung tâm phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen.

- Đôn đốc, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thuộc lĩnh vực Sở theo dõi, quản lý để thực hiện các nội dung dự án đảm bảo theo quy định.

Sở Tài Chính: Phối hợp với Sở kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí vốn đảm bảo thực hiện dự án, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào việc bảo tồn và phát triển nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Y tế

Đôn đốc, hướng dẫn các bệnh viện, trạm y tế bố trí quỹ đất, xây dựng các vườn, mô hình mẫu để tham quan, học tập và lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống dược liệu có giá trị trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai

Đôn đốc, hướng dẫn triển khai đưa nội dung về bảo tồn, phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản vào chương trình học tại các khoa kỹ thuật, trường THPT, trường cao đẳng, trường dân tộc nội trú, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đào tạo, nâng cao kiến thức cho học sinh và người dân.

Bố trí quỹ đất, xây dựng các vườn, mô hình mẫu để tham quan, học tập và lưu giữ, bảo tồn nguồn gen giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản đặc sản có giá trị trên địa bàn tỉnh.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn xây dựng dự án, kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn phù hợp với thực tiễn của địa phương;

Chủ động phối hợp với các Trung tâm, Viện nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn xây dựng dự án chi tiết, trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án thực hiện

Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức quản lý, chỉ đạo và triển khai thực hiện các nội dung dự án trên địa bàn.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả thực hiện dự án trên địa bàn quản lý theo quy định.

7. Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên huyện Bát Xát.

Tham mưu, đề xuất và xây dựng dự án về bảo tồn và phát triển các cây trồng bản địa, đặc biệt là các loại cây dược liệu, hoa địa lan xanh.

8. Các tổ chức, cá nhân tham gia

Các tổ chức (doanh nghiệp, HTX, các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, trường dạy nghề,...), cá nhân có trách nhiệm xây dựng và phối hợp với các địa phương thực hiện dự án về lưu giữ, bảo tồn nguồn gen trên địa bàn tỉnh; bố trí đất sản xuất, công lao động và tham gia các hoạt động tuyên truyền, tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm đầy đủ.

(Phụ biểu 03 phân công thực hiện nhiệm vụ đính kèm)

VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Định kỳ 6 tháng và hàng năm các đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để tổng hợp theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vướng mắc, phát sinh cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch, Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và CN; Y Tế; Giáo dục và ĐT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai;
- CVP, PCVP3;
- BBT Cổng thông tin ĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH4, VX1, NLN1,2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

TỔNG HỢP GIỐNG CÂY TRỒNG CẦN BẢO TỒN

(Kèm theo Kế hoạch số 247/KH -UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Tên cây trồng

Địa điểm thực hiện

Ghi chú

I

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các giống lúa

1

Lúa Khẩu Nậm Xít

Huyện Bắc Hà

 

2

Lúa nếp Mường Bo

Thị xã Sa Pa

 

3

Lúa nếp Khẩu Tan Đón

Xã Thẩm Dương - Huyện Văn Bàn

 

II

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen giống rau, hoa

1

Su hào ngồng

Thị xã Sa Pa

 

2

Cải mầm xoè

Huyện Bắc Hà

 

3

Hoa địa lan Trần Mộng Xuân (hoa xanh)

Thị xã Sa Pa

 

III

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây chè

1

Chè Shan cổ thụ

Huyện Mường Khương, Bắc Hà.

 

IV

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các giống cây ăn quả

1

Mận Tả Van

Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai

 

2

Mận Hậu

Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà

 

3

Mận Tả Hoàng Ly

Thị xã Sa Pa

 

4

Lê địa phương

Sa Pa, Bắc Hà, Văn Bàn

 

V

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các giống dược liệu

 

 

1

Tam thất hoang

Thị xã Sa Pa, Bát Xát

 

2

Thất diệp nhất chi mai

Huyện Bắc Hà, Bát Xát, Thị xã Sa Pa

 

3

Lan Kim Tuyến

Thị xã Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát

 

4

Hoàng liên ô zô

Thị xã Sa Pa, Bát Xát

 

5

Hoàng liên chân gà

Thị xã Sa Pa, Bát Xát

 

6

Hoàng liên gai

Thị xã Sa Pa, Bát Xát

 

7

Sâm Ngọc Linh

Thị xã Sa Pa, Bát Xát

 

8

Sâm Vũ Diệp

Thị xã Sa Pa, Bát Xát

 

 

TỔNG HỢP GIỐNG VẬT NUÔI, THỦY SẢN CẦN BẢO TỒN

(Kèm theo Kế hoạch số 247/KH-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh)

TT

Tên cây trồng

Địa điểm thực hiện

Ghi chú

I

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các giống vật nuôi

1

Lợn đen bản địa

Huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn và thị xã Sa Pa.

 

2

Vịt bầu Nghĩa Đô

Huyện Bảo Yên

 

II

Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen giống thủy sản

1

Cá Chiên

Thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương

 

2

Cá Lăng chấm

Thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương

 

3

Cá Bỗng

Thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương

 

4

Cá Hoa

Huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa

 

5

Cá Chày đất

Huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên

 

6

Cá Anh Vũ

Huyện Bảo Thắng, Bát Xát.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 247/KH-UBND ngày 27/05/2021 về Bảo tồn và phát triển giống nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao vùng Tây Bắc tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


773

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.131.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!