Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 795/QĐ-UBND 2021 nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa tỉnh Vân Nam với Hà Giang

Số hiệu: 795/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 26/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 795/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 26 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA TỈNH HÀ GIANG (VIỆT NAM) VỚI TỈNH VÂN NAM VÀ KHU TỰ TRỊ DÂN TỘC CHOANG QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC) GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Bộ Chính trị BCH TƯ Đảng Cng sản Việt Nam về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập QT đến 2020, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Thông báo Kết luận số 52-TB/TU ngày 05/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy phiên họp thường kỳ tháng 02 năm 2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Đề án nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Giang (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Ngoại giao, Ban Đ
i ngoại Trung ương;
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các Hội, Đoàn th
tỉnh;
- Đảng ủy Khối Cơ quan - Doanh nghiệp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VNPT iOffice, Cổng TTĐT tỉnh, TT Công báo;
- Lưu: VT, NCPC, CV NCTH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA TỈNH HÀ GIANG (VIỆT NAM) VỚI TỈNH VÂN NAM VÀ KHU TỰ TRỊ DÂN TỘC CHOANG QUẢNG TÂY (TRUNG QUỐC) GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 

MỤC LỤC

PHN 1. MỞ ĐU

I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

II. SỰ CN THIẾT

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ

PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

2. Phạm vi

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

2. Nhiệm vụ

3. Yêu cầu

III. TNG QUAN HỢP TÁC VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

1. Tình hình thế giới, khu vực tác động tới quan hệ hai nước

2. Quan điểm, chính sách đối ngoại của Trung Quốc

3. Quan điểm, chính sách của Việt Nam về hợp tác với Trung Quốc

4. Quan hệ Việt - Trung từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay

IV. THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIỮA HÀ GIANG VỚI TỈNH VÂN NAM VÀ QUẢNG TÂY TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

1. Một số kết quả giao lưu, hợp tác

2. Đánh giá

V. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG THÚC ĐY GIAO LƯU, HP TÁC ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

1. Ưu thế thúc đẩy giao lưu, hợp tác của Hà Giang

2. Ưu thế thúc đẩy giao lưu, hợp tác của Vân Nam và Quảng Tây

3. Dự báo triển vọng giao lưu, hợp tác

VI. MỤC TIÊU HỢP TÁC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

1. Quan điểm chỉ đạo

2. Mục tiêu tổng quát

3. Mục tiêu cụ thể

VII. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các nhiệm vụ chủ yếu

2. Giải pháp thúc đẩy hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh

3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác đối ngoại nhân dân

4. Giải pháp thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại

5. Giải pháp thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực khác

VIII. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

2. Kinh phí thực hiện

IX. HIỆU QUẢ CỦA Đ ÁN

1. Hiệu quả về mặt an ninh - chính trị

2. Hiệu quả về mặt kinh tế

3. Hiệu quả xã hội

PHẦN 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

2. Giám sát và đánh giá

 

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Trải qua 40 năm, sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Hiện nay, Việt Nam là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc ở Đông - Nam Á. Vân Nam và Quảng Tây là hai địa phương cửa ngõ quan trọng của Trung Quốc trong triển khai sáng kiến “Vành đai Con đường” và sáng kiến “hai hành lang một vành đai kinh tế” với Việt Nam; đồng thời cũng là cửa ngõ để Trung Quốc triển khai các hoạt động giao lưu, hợp tác với khu vực ASEAN.

Từ khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ đến nay, tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy giao lưu, hợp tác với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây phát triển và đã đạt được thành quả nhất định. Hiện nay, tỉnh Hà Giang là thành viên đầy đủ và tích cực của các cơ chế hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên.

Chiến lược Hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1696/QĐ-UBND ngày 28/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang), chủ trương “tiếp tục mở rộng, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, thực chất với các địa phương Trung Quốc”. Tuy nhiên, việc triển khai hợp tác đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả giao lưu, hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng, ưu thế hợp tác giữa hai bên; công tác hội nhập với các đối tác Trung Quốc tại một số khâu, giai đoạn còn chưa được triển khai đồng bộ, chưa đầy đủ cơ sở khoa học, chưa thực sự phù hợp với thực trạng phát triển của tỉnh...

II. SỰ CẦN THIẾT

Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới nằm giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam; là địa phương duy nhất trong các tỉnh biên giới phía Bắc tiếp giáp với hai địa phương (cấp tỉnh) của Trung Quốc là tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; tổng chiều dài đường biên giới là 277,556 km; có 01 cửa khẩu quốc tế, 01 cửa khẩu song phương, 13 lối mở, đường qua lại trên toàn tuyến biên giới. Từ khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, tỉnh Hà Giang đã duy trì kết nối, triển khai các hoạt động giao lưu, hợp tác toàn với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra các hạn chế trong quá trình hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong những năm qua cho thấy rất cần có một Đề án nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện để triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung hợp tác giữa hai bên.

Thứ nhất, Đề án này sẽ phục vụ việc thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế đã được nhn mạnh trong nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng của Đảng và Nhà nước; là bước cụ thể hóa quan trọng cho các định hướng lớn của tỉnh về công tác hội nhập quốc tế, đã được chỉ rõ trong Chiến lược hội nhập quốc tế của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như đã nêu trên.

Thứ hai, việc mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ với Trung Quốc, một trong những trọng tâm quan hệ hai nước thời gian tới là đẩy mạnh hợp tác thực chất, hiệu quả, cùng có lợi. Những định hướng này đặt ra nhu cầu cấp bách đối với các địa phương, nhất là các tỉnh biên giới như Hà Giang, phải thúc đẩy và nâng tầm hơn nữa quan hệ và hội nhập quốc tế với các địa phương Trung Quốc.

Thứ ba, trong tổng thể quan hệ đối ngoại tỉnh Hà Giang, quan hệ với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang quan tâm. Tuy nhiên, kết quả hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Trong bối cảnh này, Đề án sẽ là “kim chỉ nam” để Hà Giang triển khai nhất quán, xuyên suốt các chủ trương quan trọng trong quan hệ với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thời gian tới.

Thứ tư, nội dung Đề án sẽ đề cập toàn diện các nội dung liên quan đến giao lưu, hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, khi triển khai sẽ góp phần tích cực vào việc làm sâu sắc hơn, phong phú hơn nội hàm Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

III. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2021 -2026.

2. Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.

3. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

4. Luật Biên giới quốc gia, Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về quy chế khu vực biên gii đất liền.

5. Các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định Thương mại biên giới Việt - Trung (2016), Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Trung Quốc và các văn kiện song phương, đa phương liên quan hợp tác Việt Nam - Trung Quốc.

6. Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

7. Quyết định số 26/QĐ-TTg ngày 2/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

8. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Hà giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

9. Thông báo Kết luận số 634-TB/TU ngày 8/3/2019 của Tỉnh ủy thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị triển khai công tác đối ngoại.

10. Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 28/9/2017 về phê duyệt Chiến lược Hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 372/KH-UBND ngày 28/9/2017 của UBND tỉnh về chương trình hành động thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tượng

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh; văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, vv... liên quan đến hp tác với Trung Quốc.

2. Phạm vi

Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển, đẩy mạnh hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây từ khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến năm 2020; định hướng nhiệm vụ, giải pháp hợp tác toàn diện giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

Đánh giá tình hình khu vực, quốc tế, có tác động tới quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc từ nay đến 2030; những vấn đề lớn đặt ra cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung và các địa phương nói riêng, trong đó có Hà Giang.

Đánh giá thực trạng hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai bên làm cơ sở cho các cấp, các ngành của tỉnh Hà Giang xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai hợp tác trong các lĩnh vực.

Tăng cường thống nhất nhận thức về thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, từ đó duy trì triển khai nhất quán, xuyên suốt các chủ trương quan trọng trong quan hệ với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

2. Nhiệm vụ

Đánh giá, dự báo đy đủ, chính xác tình hình quốc tế và khu vực có ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; những vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa hai nước; thực trạng, tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

Xây dựng định hướng phát triển giao lưu, hợp tác, xác định các nguyên tắc chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây để triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030.

3. Yêu cầu

Xây dựng Đ án và Kế hoạch triển khai Đề án có tầm nhìn lâu dài, định hướng cho địa phương từng bước nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.

Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hội nhập quốc tế, hợp tác với đối tác Trung Quốc và định hướng phát triển của tỉnh, cụ thể: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hà Giang; Chiến lược hội nhập quốc tế tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tập trung nội dung “thúc đẩy quan hệ hợp tác với Trung Quốc”.

Đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tế - xã hội của tỉnh Hà Giang. Tập trung định hướng các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với xu thế của thời đại và lợi ích chung của hai bên.

III. TỔNG QUAN HỢP TÁC VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

1. Tình hình thế giới, khu vực tác động tới quan hệ hai nước

Thế giới đang trải qua một thời kỳ có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Sự trỗi dậy của Trung Quốc dẫn đến chuyển dịch tương quan sức mạnh giữa các quốc gia. Cạnh tranh nước lớn diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Dịch Covid-19 đã kéo theo khủng hoảng kinh tế. Những biến động này sẽ tiếp diễn tùy theo mức độ nghiêm trọng, năng lực chống chọi của từng quốc gia.

Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, tuy nhiên, các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đ, khủng bố, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên... vẫn diễn ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa dạng và phức tạp. Các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống đang ngày càng trở thành các thách thức nghiêm trọng. Tuy nhiên, các thách thức mới cũng thúc đy sự gắn kết về lợi ích và nhận thức về trách nhiệm chung trong giải quyết những vấn đề toàn cầu, trở thành yếu tố thuận lợi cho không khí hợp tác và đối thoại.

Kinh tế thế gii đang trải qua những chuyển biến tích cực đan xen với những rủi ro tiềm ẩn. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ chậm lại do nhiều lực cản như chủ nghĩa bảo hộ và các nguy cơ gây bất ổn như dịch bệnh, các xung đột địa chính trị, xung đột thương mại. Trật tự kinh tế thế giới mới đang hình thành với vai trò ngày càng lớn hơn của các nền kinh tế mới nổi, kéo theo những thay đổi lớn đối với hệ thống kinh tế thế giới như các luật lệ kinh tế quốc tế mới, sự hình thành các trung tâm tài chính mới hay các thị trường hàng hóa mới trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa đã gây ra phân cực trong xã hội của các quốc gia cũng như kéo dài khoảng cách phát triển giữa các nước, khiến chủ nghĩa bảo hộ và phản toàn cu hóa gia tăng tại một số nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các nước đang hướng về những cách tiếp cận như “toàn cầu hóa bao trùm”, “toàn cầu hóa 4.0” để định hình những chuẩn mực, quy tắc mới về quản trị toàn cầu với yêu cầu phải quan tâm hơn tới những người bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển và hội nhập.

Hội nhập quốc tế vẫn được thúc đẩy mạnh mẽ thể hiện qua sự hình thành nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA) trên nhiều cấp độ và các FTA thế hệ mới. Các chuỗi sản xuất và cung ứng được điều chỉnh đáng kể theo hướng "đa dạng hóa"; có xu hướng chuyển dịch ra khỏi "công xưởng thế giới" là Trung Quốc về nước hoặc sang các địa bàn khác, nhất là Đông Nam Á và Ấn Độ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang là xu thế lớn, diễn ra nhanh chóng và chi phối sâu sắc tiến trình phát triển của nhân loại. Những đột phá công nghệ diễn ra nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực đưa đến nhiều cơ hội mới để rút ngắn, đi tắt đón đầu, nhưng cũng đặt ra nguy cơ lớn về tụt hậu.

Các khó khăn và thách thức mới đang trở thành động lực hình thành những mô hình phát triển mới như tăng trưởng xanh, nông nghiệp thông minh, năng lượng tái tạo.... Trước xu thế già hóa dân số, nhiều nước sẽ phải điều chỉnh chính sách lao động và an sinh xã hội, chính sách nhập cư, cải cách giáo dục để xây dựng lực lượng lao động đáp ứng các yêu cầu mới của thị trường.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới và ngày càng nhận được sự quan tâm của quốc tế, tuy nhiên đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Các nước lớn cũng đang sử dụng hợp tác kinh tế, các sáng kiến kết nối cơ sở hạ tầng và viện trợ phát triển để thực hiện các mục tiêu chính trị.

2. Quan điểm, chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc XIX (10/2017), Trung Quốc chủ trương thúc đẩy xây dựng mô hình quan hệ quốc tế kiểu mới và cộng đồng chung vận mệnh nhân loại; xây dựng khuôn khổ quan hệ ổn định tổng thể, phát triển cân bằng với các nước lớn; làm sâu sắc thêm quan hệ với các nước láng giềng, nâng ngoại giao láng giềng lên thành ưu tiên số một.

Tập trung thúc đẩy hợp tác với khu vực ASEAN về kinh tế - thương mại, an ninh và quan hệ nhân dân; tích cực tham gia các cơ chế hợp tác với ASEAN; thúc đẩy nâng cấp cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê Công gắn với triển khai Sáng kiến Vành đai Con đường. Các chủ trương này tạo ra cơ hội phát triển cho các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, được định vị là cửa ngõ kết nối của Trung Quốc với các khu vực Đông Nam Á và Nam Á.

Coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam. Hai nước có sự tương đồng về thể chế chính trị, nhiệm vụ phát triển và hội nhập, vì vậy, mang lại nhiều cơ hội và không gian tăng cường, nâng cao chất lượng hợp tác toàn diện. Việt Nam đang trong giai đoạn quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa và đô thị hóa, đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng là một yêu cầu cấp bách. Cùng với đó, Trung Quốc bày tỏ sẵn sàng kết nối các chiến lược phát triển với Việt Nam, bao gồm kết nối “Vành đai Con đường”, “Hai hành lang, Một vành đai”, mở rộng hợp tác thực chất trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, du lịch; ủng hộ, khuyến khích, định hướng cho các địa phương biên giới tăng cường giao lưu, hợp tác với địa phương các nước láng giềng có chung đường biên giới.

3. Quan điểm, chính sách của Việt Nam về hợp tác với Trung Quốc

Trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với Trung Quốc có vị trí vô cùng quan trọng. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn coi trọng, chân thành mong muốn phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước Trung Quốc; mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất. Một số định hướng của Việt Nam trong hợp tác với Trung Quốc thời gian tới:

Về chính trị, thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần tăng cường tin cậy chính trị, trao đổi thẳng thắn về các mối quan tâm, lập trường, chính sách của Việt Nam, để Trung Quốc hiểu rõ hơn quan điểm nhất quán của Việt Nam trong thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; hiểu rõ hơn thiện chí của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định.

Về hợp tác song phương, tập trung thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại phát triển cân bằng, bền vững; tranh thủ thị trường và tiềm lực kinh tế của Trung Quốc, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các ngành công nghệ cao, bảo vệ môi trường, nông nghiệp chất lượng cao,...; tận dụng cơ hội từ chiến lược phát triển của Trung Quốc như “Vành đai và Con đường”, Mê Công - Lan Thương để phục vụ phát triển kinh tế, kết nối khu vực.

Về giao lưu nhân dân, ưu tiên thúc đẩy tính thiết thực và hiệu quả của các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là giữa thế hệ trẻ; làm tốt hơn nữa việc thông tin khách quan về tình hình của mỗi nước; tăng cường hợp tác giữa các địa phương.

Về hợp tác giữa các địa phương biên giới, có vị trí quan trọng trong tổng thể hợp tác giữa hai nước, có ý nghĩa thiết thực trong thực hiện mục tiêu xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt - Trung thành đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển; chú trọng tăng cường kết nối giao thông, hợp tác thương mại, xây dựng khu hợp tác qua biên giới....

4. Quan hệ Việt - Trung từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay

Sau 70 năm từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (18/01/1950), quan hệ giữa hai nước tuy trải qua thăng trầm nhưng ngày càng phát triển. Sau khi bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc phát triển nhanh chóng; được xác định phát triển theo phương châm “láng ging hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” (1999) và tinh thn “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” (2005). Năm 2008, hai nước nhất trí thiết lập Quan hệ đi tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đây là khung hợp tác cao nhất, nội hàm sâu rộng nhất trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới, Trung Quốc cũng là quốc gia đu tiên cùng Việt Nam xây dựng khuôn khổ hợp tác này. Hiện nay, quan hệ song phương không ngừng mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực.

Về chính trị - ngoại giao, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước diễn ra thường xuyên. Qua các chuyến thăm và tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt nhiều nhận thức chung quan trọng, góp phần củng cố và tăng cường tin cậy chính trị, định hướng cho quan hệ song phương phát triển ổn định, toàn diện, lành mạnh.

Về an ninh - quốc phòng, hai nước hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ. Hai bên tổ chức Đối thoại An ninh chiến lược cấp Thứ trưởng Công an, triển khai có hiệu quả Thỏa thuận hợp tác Biên phòng; triển khai hoạt động giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới, giao lưu cảnh sát biển, phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên bin. Biên giới trên bộ tiếp tục được quản lý tốt, trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển.

Về kinh tế - thương mại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ); Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ tám, thị trường xuất khẩu lớn thứ năm, thị trường nhập khẩu lớn thứ chín của Trung Quốc; nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt trên 116 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu trên 41 tỷ USD, nhập khẩu trên 75 tỷ USD.

Về đầu tư, tính đến hết tháng 11/2019, Trung Quốc có 2.739 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, tổng số vốn 16,1 tỷ USD, đứng thứ 7 trong số 132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các khoản tín dụng ưu đãi dài hạn và viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Trung Quốc dành cho Việt Nam cũng góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương Việt Nam. Hai bên đã ký kết và đang đẩy mạnh triển khai “Chương trình hành động thực hiện quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện,” trong đó có việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng, Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và Nhóm công tác hợp tác về tài chính - tiền tệ.

Về giao lưu nhân dân, gần đây hai bên đã mở thêm nhiều tuyến bay thẳng kết nối hai nước; tổ chức nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, thể thao; triển khai hiệu quả “Thỏa thuận về hợp tác Thể dục thể thao”, Thỏa thuận Hợp tác giáo dục Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2016-2020; hàng năm, Trung Quốc cung cấp 150 suất học bổng toàn phần, 100 suất học bổng bán phần cho Việt Nam; thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu hữu nghị thanh niên....

Hiện nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục xu thế phát triển tốt đẹp, được chính phủ cả hai nước coi trọng và thúc đẩy, được các bộ, ngành, địa phương và nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong quan hệ vẫn còn một số yếu tố gây trở ngại cho hợp tác nói chung như: Vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn tại nhiều khác biệt; thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc ở mức cao; chất lượng các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam kém hiệu quả; nguồn FDI của Trung Quốc có thể đưa lại những hệ lụy đối ngược đối với Việt Nam...

IV. THỰC TRẠNG HỢP TÁC GIỮA HÀ GIANG VỚI TỈNH VÂN NAM VÀ QUẢNG TÂY TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

1. Một số kết quả giao lưu, hợp tác

Về giao lưu hữu nghị, hiện hai bên đã thiết lập cơ chế Hội nghị Nhóm công tác liên hp giữa các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); cơ chế Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp giữa các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc); cơ chế Gặp gỡ đầu xuân giữa Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) với Bí thư Khu ủy khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Thực hiện các cơ chế này, lãnh đạo các tỉnh/khu hai bên thường xuyên có sự tiếp xúc, trao đổi, qua đó đã xây dựng được lòng tin lẫn nhau, cùng định hướng và chỉ đạo các nội dung hợp tác, tạo thuận lợi cho các cấp, các ngành hai bên triển khai hiệu quả các hoạt động giao lưu, hợp tác.

Đồng thời, các ngành hai bên cũng thiết lập và triển khai cơ chế hội đàm, giao lưu, trao đổi thông tin; các huyện/thành phố, các xã/thị trấn/hương biên giới, các đồn/trạm biên giới cũng thiết lập các cơ chế giao lưu, hợp tác hữu nghị. Các hoạt động giao lưu thanh niên, giao lưu văn nghệ, thi đấu giao hữu thể thao cũng đã được hai bên phối hợp tổ chức.

Về quản lý biên giới, hai bên đã cùng quán triệt thực hiện nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới, thiết lập và duy trì cơ chế hội đàm, liên hệ nghiệp vụ, phối hợp phòng chng tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép, phòng chng thiên tai, dịch bệnh; phối hợp giải quyết kịp thời, hợp lý các vấn đề phát sinh trên biên giới trên tinh thần hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau... Do đó, đường biên giới, hệ thống cột mốc biên giới cơ bản được duy trì nguyên trạng; khu vực biên giới giữa hai bên cơ bản ổn định.

Về phát triển cửa khẩu, luôn được hai bên quan tâm thúc đẩy. Hiện trên tuyến biên giới tỉnh Hà Giang có cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo (nâng cấp 2014), cửa khẩu song phương (quốc gia) Xín Mần - Đô Long (mở chính thức 2018) và 13 lối mở, đường mòn qua lại biên giới. Thời gian qua, các cửa khu, li mở đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu hợp tác thương mại của doanh nghiệp và trao đổi hàng hóa, đi lại thăm thân, du lịch của nhân dân hai bên, góp phần tăng thu ngân sách, tiêu thụ sản phẩm địa phương, tạo việc làm tại ch cho nhân dân khu vực biên giới....

Về quản lý lao động qua biên giới, tỉnh Hà Giang đã ký thỏa thuận hợp tác quản lý lao động qua biên giới với cả tỉnh Vân Nam (châu Văn Sơn, châu Hng Hà) và Quảng Tây (thành phố Bách Sắc). Thực hiện các thỏa thuận đã ký, từ năm 2014 đến nay, Hà Giang đã tuyển đưa được trên 2.000 đợt lao động sang làm việc tại phía Trung Quốc. Tuy kết quả triển khai các thỏa thuận còn khiêm tốn so với nhu cầu lao động - việc làm tại khu vực biên giới nhưng đã tạo được kênh hợp tác chính thức, tạo cơ sở để hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác nội dung này thời gian ti.

Về kinh tế thương mại, luôn được hai bên quan tâm thúc đẩy; ủng hộ lẫn nhau trong tổ chức hội chợ, hội nghị, hội thảo xúc tiến thương mại, đầu tư; phối hợp tổ chức các hội chợ quốc tế; đưa nội dung hợp tác kinh tế thương mại vào chương trình nghị sự trọng tâm trong thực hiện các cơ chế hợp tác giữa hai bên. Thúc đẩy các ngân hàng thương mại hai bên phối hợp triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tạo thuận lợi cho hợp tác thương mại giữa hai bên. Đến nay đã có một số doanh nghiệp Trung Quốc hợp tác với tỉnh Hà Giang trong các lĩnh vực khai khoáng, thi công thủy điện, cung ứng thiết bị công nghiệp, mua bán điện, kinh doanh nhà hàng, khách sạn Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 588.339.960 USD, năm 2020 đạt 433.870.933 USD.

Về giao thông vận tải, qua thúc đẩy của hai bên, một số tuyến vận tải đã được phê duyệt mở như: (1) Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến châu Văn Sơn và ngược lại; (2) Tuyến Tuyên Quang - Hà Giang qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam) và cửa khẩu Thiên Bảo (Trung Quốc) đến châu Văn Sơn đi Côn Minh và ngược lại; đang tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt một số tuyến vận tải hành khách, hàng hóa giữa tỉnh Hà Giang và Châu Văn Sơn (Vân Nam); tích cực hoàn thiện thủ tục xây dựng công trình giao thông qua biên giới phục vụ mở lối thông quan hàng hóa cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam) - Thiên Bảo (Trung Quốc). Các tuyến đường biên giới, cửa khẩu luôn được hai bên quan tâm đầu tư nâng cấp, mở mới, tạo thuận lợi cho phát triển giao lưu, hợp tác giữa hai bên.

Về nông nghiệp, hai bên đã hợp tác khảo nghiệm một số giống cây trồng tại tỉnh Hà Giang như lúa, mía, cà chua, mướp đắng, dâu tằm, xọm đen.... cho kết quả tốt; triển khai hợp tác trồng và bao tiêu sản phẩm mía đường nguyên liệu tại huyện Vị Xuyên, niên vụ 2019 diện tích trồng đạt 134 ha, sản lượng xuất bán trên 9.000 tấn. Viện Khoa học nông nghiệp tỉnh Vân Nam đã tổ chức khảo sát để tiến tới hỗ trợ tỉnh Hà Giang về kỹ thuật chế biến chè, khảo nghiệm cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả có múi, dược liệu

Về văn hóa, thể thao, thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã/hương/trấn biên giới; tổ chức các đoàn nghệ thuật sang tham dự các hoạt động kỷ niệm, ngày lễ lớn của phía bên kia; tổ chức thi đấu giao hữu bóng đá, bóng bàn; giao lưu, trao đi kinh nghiệm về gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, ….. Năm 2018, tỉnh Hà Giang đã cử 9 vận động viên của tỉnh đi tham gia lớp bi dưỡng ngn hạn môn Wushu tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Về giáo dục đào tạo, hai bên đã triển khai một số nội dung giao lưu, hợp tác như trao đổi giáo viên, giới thiệu lưu học sinh, cung cấp học bổng cho nhau, tổ chức trại hè cho học sinh, tập huấn cán bộ.... Từ năm 2011 đến nay, chính quyền Quảng Tây đã cung cấp cho tỉnh Hà Giang 158 suất học bổng toàn phần. Từ năm 2018, mỗi năm tỉnh Hà Giang cung cấp 02 suất học bổng toàn phần cho học sinh thành phố Bách Sắc (Quảng Tây) sang học tại Việt Nam.... Thực hiện Thỏa thuận về hợp tác đào tạo cán bộ giữa Tỉnh ủy các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang và Khu ủy Quảng Tây (ký 11/2017), từ năm 2018 đến nay, phía Quảng Tây đã tổ chức các khóa tập huấn (theo chủ đề) cho các tỉnh phía Việt Nam, trong đó tỉnh Hà Giang đã cử trên 70 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia.

Về du lịch, các cơ quan quản lý du lịch hai bên thường xuyên tổ chức gặp gỡ, trao đi, khảo sát, nghiên cứu mở các tour du lịch qua lại hai bên. Năm 2019, lần đầu tiên tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang tại tỉnh Vân Nam, thu hút sự quan tâm tham dự của nhiều doanh nghiệp lữ hành phía Trung Quốc. Lượng khách du lịch qua lại giữa hai bên không ngừng tăng lên qua các năm. Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn của Hà Giang và Khu danh thắng Thạch Lâm của Vân Nam ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ Công viên hữu nghị năm 2014, trong đó xác định cùng giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của nhau, chia sẻ kinh nghiệm thành công, thị trường kinh doanh, liên kết website du lịch...

Ngoài ra, các lĩnh vực như y tế, tư pháp, lâm nghiệp... của hai bên cũng đã thiết lập cơ chế hội đàm hợp tác, trao đổi thông tin nghiệp vụ, phối hợp phòng chống dịch bệnh qua biên giới; tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại khu vực biên giới; phòng chống cháy rừng khu vực biên giới

2. Đánh giá

Giao lưu, hợp tác giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây thời gian qua đã đạt được thành quả nhất định. Giao lưu hữu nghị từ chỗ cơ bản chỉ ở cấp châu/thành phố, nay đã dần nhận được coi trọng và triển khai ở cấp tỉnh, tính đối đẳng cơ bản được đảm bảo; đã thiết lập được cơ chế ở cấp cao nhất của địa phương (bí thư tỉnh/khu), thuận lợi cho thống nhất chỉ đạo các định hướng hợp tác tổng thể. Khu vực biên giới hai bên cơ bản ổn định, đường biên, mốc giới cơ bản được duy trì nguyên trạng. Hợp tác giữa các cơ quan chức năng hai bên ngày càng chặt chẽ, phục vụ ngày càng tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân hai bên giao lưu, hợp tác cùng có lợi.... Tuy nhiên, giao lưu, hợp tác giữa hai bên vẫn tồn tại một số hạn chế cơ bản như:

Một là, việc triển khai hợp tác giữa hai bên cơ bản vẫn mang tính sự vụ, sự việc, chưa có chiều sâu, chưa có các chương trình và dự án mang tính dài hơi, giai đoạn. Một số ngành, địa phương còn chưa thật sự chủ động trong việc nghiên cứu, triển khai hợp tác với các đi tác phía Trung Quốc; phn lớn các nội dung hợp tác thực hiện khi có sự đề xuất của phía bạn. Chưa xây dựng được danh mục dự án kêu gọi đầu tư riêng đối với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Hai là, kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường giao thông khu vực biên gii phía ta còn nhiu yếu kém (so với phía bạn), nguồn lực đ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực biên giới, đặc biệt là khu vực cửa khẩu, lối mở còn nhiều hạn chế. Cả hai bên đều chưa có doanh nghiệp vận tải tham gia vào tuyến vận tải hàng hóa, vận tải hành khách vào sâu nội địa đã được Chính phủ hai bên phê duyệt. Khu vực tiếp giáp giữa tỉnh Hà Giang và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây chưa có cửa khẩu, lối mở có thể đi lại trực tiếp.

Ba là, công tác phối hợp giữa hai bên trong quản lý cửa khẩu đôi khi chưa kịp thời; chưa xác định mục tiêu chính của phát triển hệ thng cửa khu, li mở là phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các tỉnh/thành nội địa, của cả nước nên công tác quảng bá, giới thiệu cửa khẩu ti các doanh nghiệp cả nước cũng như việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ xuất nhập khẩu chưa thực sự được chú trọng.

Bốn là, vẫn tồn tại tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, di cư lao động tự phát, tổ chức người vượt biên trái phép, kết hôn qua biên gii không giá thú, trộm cắp qua biên giới, buôn lậu qua biên giới, buôn bán ma túy qua biên giới, mua bán vận chuyển lâm sản trái phép qua biên giới, quá cảnh, chăn thả gia súc qua biên giới.... ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn tại khu vực biên giới hai bên.

Năm là, quy mô triển khai các thỏa thuận hợp tác quản lý lao động qua biên giới đã ký với phía Trung Quốc còn hạn chế bởi các nguyên nhân như chất lượng các đơn vị dịch vụ lao động chưa tốt; tư tưởng, tâm lý của người lao động không ổn định; nhiều lao động lợi dụng việc đi làm theo Thỏa thuận để trn ở lại bất hp pháp; các đơn vị sử dụng lao động phía Trung Quốc không ủng hộ (việc sử dụng lao động theo Thỏa thuận sẽ phát sinh các ràng buộc pháp lý)…..

Sáu là, hợp tác lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu dừng lại ở giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, khảo sát, khảo nghiệm giống (trừ nội dung hợp tác và thu mua mía nguyên liệu). Các tour du lịch được hai bên xác định mở vẫn chưa được đưa vào khai thác. Hoạt động giao lưu văn hóa chưa được quan tâm tổ chức thường xuyên, chưa tổ chức được các hoạt động quảng bá, giới thiệu Hà Giang tại Vân Nam và Quảng Tây.

V. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG THÚC ĐẨY GIAO LƯU, HỢP TÁC ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

1. Ưu thế thúc đẩy giao lưu, hợp tác của Hà Giang

Về điều kiện tự nhiên, Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới cực Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 320 km, là cửa ngõ phía Bắc của quốc gia, tiếp giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Đây là điều kiện thuận lợi đưa Hà Giang trở thành điểm kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với tỉnh Vân Nam, tạo thành chuỗi liên kết đưa các mặt hàng, sản phẩm của Việt Nam đi vào thị trường Trung Quốc và ngược lại thông qua các cặp cửa khẩu, lối mở trên tuyến biên giới của tỉnh. Ngoài ra, Hà Giang có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, có văn hóa các dân tộc đặc sắc, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với hơn 1.000 loại cây dược liệu quý....là nền tảng thúc đẩy hợp tác giữa hai bên lĩnh vực văn hóa, du lịch, nông nghiệp, dược liệu….

Về an ninh, trật tự, Được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên gii quốc gia, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, trên địa bàn tỉnh hầu như không có các đim nóng về an ninh, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của mô hình tự quản. Không ngừng mở rộng, phát huy hiệu quả các hoạt động đối ngoại quốc phòng, hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên biên giới, tạo dựng lòng tin, cùng phối hợp xây dựng khu vực biên giới hữu nghị, bình yên, hợp tác, cùng phát triển.

Về kinh tế - xã hội, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thu hút đầu tư, triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, phát huy hiệu quả các lợi thế của tỉnh về hoạt động thương mại qua các cặp cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh; tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ; nâng cao chất lượng công vụ, cải cách hành chính với phương châm phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp; triển khai đồng bộ công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt các chính sách về an sinh xã hội, tạo sinh kế cho người dân; triển khai Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Về hội nhập quốc tế, các hoạt động đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân được quan tâm triển khai đồng bộ từ các cấp, các hoạt động đối ngoại được gắn với hợp tác phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các công trình an sinh xã hội, tạo dựng sinh kế cho người dân..., đặc biệt Tỉnh đã xây dựng và công bố Chiến lược Hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về hội nhập quốc tế, trong đó khẳng định hợp tác với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc là ưu tiên trọng tâm.

2. Ưu thế thúc đẩy giao lưu, hợp tác của Vân Nam và Quảng Tây

Thứ nhất, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã có bước phát triển nhanh chóng, vững chắc trong thời gian qua, GRDP năm 2020 của Vân Nam khoảng 380 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ 2019, Quảng Tây là 343 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2019, lần lượt đứng thứ 18 và 19/31 tỉnh của Trung Quốc. Vì vậy, dự báo tốc độ tăng trưởng và mở rộng quy mô của nền kinh tế hai tỉnh/khu thời gian tới sẽ tiếp tục cao hơn trung bình của cả nước; các dự án cơ sở hạ tầng, nâng cấp năng lực cho nền kinh tế sẽ tiếp tục được triển khai, do đó, giai đoạn tới sẽ chứng kiến bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội hai địa phương này.

Thứ hai, với việc theo đuổi thực hiện Sáng kiến Vành đai Con đường và chính sách Hưng biên phú dân, Chính phủ Trung Quốc đang tập trung nguồn lực đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng dọc khu vực biên giới và xuyên biên giới, do đó cả Vân Nam và Quảng Tây đều đang nhanh chóng tận dụng vị thế của mình trong Sáng kiến Vành đai Con đường và trong kết nối khu vực để chuyển mình thành các trung tâm đầu mối về giao thông và trung chuyển hàng hóa.

Thứ ba, cả hai tỉnh/khu đều hướng đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái định vị vai trò của mình trong nền kinh tế Trung Quốc cũng như trong khu vực, hướng tới giảm tỷ trọng nông nghiệp và công nghiệp khai thác nguyên liệu thô, tăng tỷ trọng công nghiệp chế tạo, dịch vụ và khoa học công nghệ. Do đó, trong thời gian tới lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực cung cấp dịch vụ hậu cần, phát triển các công nghiệp và dịch vụ phụ trợ, cũng như s hóa nn kinh tế sẽ là các trọng tâm đầu tư phát triển.

Thứ tư, tỉnh Vân Nam và Quảng Tây là hai cửa ngõ kết nối với các nước Nam Á, Đông Nam Á và thông ra Biển Đông của Trung Quốc, đây là ưu thế rất lớn thúc đẩy sự phát triển của cả hai địa phương này những năm gn đây. Trong đó, Vân Nam hướng đến kết nối với Nam Á và Đông Nam Á bằng đường bộ và đường sắt; Quảng Tây hướng đến kết nối với Đông Nam Á bằng đường hàng hải, cung cấp dịch vụ hậu cần vận tải và quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm.

Thứ năm, hai tỉnh/khu có tình hình chính trị tương đối ổn định, hoạt động giao lưu hữu nghị với các địa phương của các nước láng riềng ngày càng phát triển, tạo dựng được lòng tin, trở thành đối tác quan trọng, ngoài ra còn tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và giá thành thấp tại địa phương cũng như ở các nước láng giềng, sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Vân Nam và Quảng Tây.

3. Dự báo triển vọng giao lưu, hợp tác

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc được hai bên xác định là "Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" (năm 2008). Các cấp, các ngành hai bên từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là các địa phương biên giới trong đó có Hà Giang đã thiết lập được các cơ chế hợp tác rõ ràng, chặt chẽ. Về lâu dài, với điều kiện quan hệ Việt - Trung tiếp tục chiều hướng hòa bình, ổn định, quan hệ giữa tỉnh Hà Giang với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây sẽ có nhiều tiềm năng phát triển, phù hợp với chính sách chung của cả hai nước.

Xu hướng đẩy mạnh liên kết vùng, tăng cường kết nối, đang được cả Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác cùng phát triển, Chính phủ Trung Quốc triển khai chiến lược Sáng kiến Vành đai Con đường.... tạo điều kiện khơi thông các tuyến hành lang kinh tế nối khu vực các tỉnh phía Tây Nam và Đông Nam của Trung Quốc với các khu vực miền Bắc Việt Nam. Vì vậy, các định hướng phát triển của của Vân Nam và Quảng Tây đu cho thấy phát triển hợp tác với các nước láng giềng là một ưu tiên quan trọng.

Quá trình hội nhập guốc tế của Hà Giang trong thời gian tới sẽ tiếp tục được chú trọng, trong đó sẽ “tiếp tục mở rộng, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, thực chất với các địa phương Trung Quốc”. Với vị trí “địa đầu Tổ quốc”, thúc đẩy giao lưu, hợp tác với các địa phương Trung Quốc đối với Hà Giang vừa là nhu cầu tất yếu, vừa là nhiệm vụ chính trị đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng khu vực biên giới hai nước hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

Với các lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện về cơ chế chính sách, nguồn lực và hệ thống cửa khẩu, lối mở phong phú, cùng với những thành tựu hợp tác đã đạt được giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây trong thời gian qua sẽ là nn tảng quan trọng, vững chắc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...và trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

VI. MỤC TIÊU HỢP TÁC PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

1. Quan điểm chỉ đạo

Một là, chủ động và tích cực thúc đẩy hợp tác sâu rộng với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên tinh thần giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam, vừa phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Hai là, quan hệ chính trị là then chốt, hợp tác kinh tế là trọng tâm, hợp tác trong các lĩnh vực khác phải hài hòa, tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào việc bảo đảm quốc phòng an ninh, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; triển khai hợp tác đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình và phù hợp với điều kiện năng lực, thực tiễn của địa phương.

Ba là, đẩy mạnh chủ động tham gia, tiếp cận đa ngành, đa phương diện, đề cao nội hàm phát triển, nhất là trong các vấn đề mà Tỉnh quan tâm. Chú trọng thiết lập, củng cố các kênh cung cấp thông tin đa chiều có lợi cho hợp tác cùng phát triển.

Bn là, quán triệt các cam kết, thỏa thuận kinh tế mà nước ta tham gia ký kết nói chung và các thỏa thuận với Trung Quốc nói riêng để “đón đầu”, chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hiện các cam kết này tại địa phương; tận dụng tối đa các cơ hội mà các thỏa thuận đó mang lại; đồng thời chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ chung; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi. Xử lý hiệu quả tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động và doanh nghiệp của địa phương.

2. Mục tiêu tổng quát

Một là, đổi mới tư duy, tăng cường thống nhất trong chủ trương, quan điểm, nhận thức về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc, giữa Hà Giang với Vân Nam và Quảng Tây; xây dựng tầm nhìn lâu dài, định hướng cho tỉnh Hà Giang từng bước hợp tác hiệu quả, toàn diện, thực chất, theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Hai là, tiếp tục duy trì, phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây; triển khai hiệu quả các cơ chế, thỏa thuận, chương trình hợp tác hai bên đã ký kết; liên kết, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, tranh thủ khoa học, công nghệ; nắm bắt các xu thế thuận lợi từ chính sách phát triển của Trung Quốc; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; xóa đói giảm nghèo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và xây dựng bảo tồn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Ba là, tranh thủ được các điều kiện thuận lợi bên trong và bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và công tác hội nhập quốc tế của địa phương nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nhiệm kỳ tiếp theo.

3. Mục tiêu cụ thể

Về giao lưu - hợp tác, triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược hội nhập quốc tế; phát huy hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác hiện có, cụ thể hóa các thỏa thuận, chương trình hợp tác đã ký kết; nâng tm mi quan hệ, thiết lập các cơ chế giao lưu, hợp tác mới ở nhiều cấp (đặc biệt là lãnh đạo cấp cao), ký các thỏa thuận khung hợp tác theo giai đoạn, các nội dung hợp tác ở từng lĩnh vực cụ thể mang tính khả thi cao, có kết quả cụ thể, phù hợp với nhu cầu, thực tế hai bên.

Về quốc phòng, an ninh, duy trì môi trường thuận lợi cho hội nhập kinh tế và hội nhập trong các lĩnh vực khác; đóng góp hiệu quả hơn vào bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với công tác quản lý, bảo vệ biên giới, duy trì đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc rõ ràng, ổn định, hợp tác, phát triển.

Về kinh tế - xã hội, phục vụ việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu được đề ra trong Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tận dụng được các thuận lợi từ chính sách phát triển và xu thế khu vực hóa và hội nhập của các địa phương Trung Quốc, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khai thác hiệu quả tiền năng, lợi thế của địa phương, thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế địa phương.

VII. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các nhiệm vụ chủ yếu

Một là, xây dựng các nội dung, chương trình, dự án ưu tiên hợp tác cụ thể có tính khả thi cao với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, qua đó phát huy được các lĩnh vực có lợi thế cnh tranh dựa trên các ưu thế và định hướng ưu tiên phát triển của tỉnh và của từng địa phương trong tỉnh, trong đó tập trung thúc đẩy hợp tác phát triển hạ tầng logistic, kết nối giao thông, nông nghiệp chất lượng cao và du lịch.

Hai là, nâng tm hợp tác với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây trên nhiều tầng nấc, chủ động tham gia các cơ chế, tiếp cận đa ngành, đề cao nội hàm phát triển, nhất là trong các vấn đề mà tỉnh quan tâm, có lợi ích như đối tác phát triển, giảm nghèo, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, thương mại, đầu tư……

Ba là, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực mà tỉnh Vân Nam và Quảng Tây có thế mạnh như xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội gắn với xóa đói giảm nghèo, nm bắt trào lưu cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch thông minh và các lĩnh vực mà hai bên quan tâm và có nhu cầu.

Bốn là, chuẩn bị và huy động tối đa tiềm lực, nguồn lực của địa phương phục vụ cho hợp tác với phía Trung Quốc, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, phát triển cụm công nghiệp và logistics, hệ thống cửa khẩu, lối mở, chợ biên giới; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, liên kết đầu tư trên cơ sở đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới.

Năm là, thúc đẩy liên kết vùng và liên kết chuỗi sản xuất (trong nước) phục vụ triển khai hợp tác thực chất với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây; nâng cao nhận thức, trách nhiệm và kỹ năng đối ngoại cho cán bộ, đảng viên và nhân dân khi thực hiện các cam kết quốc tế và thỏa thuận cấp địa phương. Đổi mới tư duy trong tham gia các cơ chế hợp tác với các địa phương Trung Quốc theo hướng chủ động, tích cực hơn.

2. Giải pháp thúc đẩy hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh

Về giao lưu hữu nghị, duy trì tổ chức các chuyến thăm giữa lãnh đạo cấp ủy, Chính quyền và tổ chức đoàn thể hai bên; tận dụng và phát huy hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác hiện có với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây. Thúc đẩy thiết lập cơ chế hợp tác giữa Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên (Việt Nam) với Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, cơ chế hội đàm định kỳ giữa Lãnh đạo Chính quyền (Phó Chủ tịch) hai bên về công tác cửa khẩu.

Ký Chương trình hợp tác khung theo giai đoạn với châu Văn Sơn (Vân Nam) và thành phố Bách Sắc (Quảng Tây); thiết lập các cơ chế hợp tác mới, ký các thỏa thuận hợp tác mới theo thực tế nhu cầu phát triển hợp tác giữa hai bên. Khuyến khích các huyện/thành phố nội địa hai bên triển khai giao lưu, hợp tác.

Về quản lý biên giới, quán triệt thực hiện nghiêm túc 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; giải quyết kịp thời các công việc phát sinh ngay từ cơ sở, đảm bảo sự toàn vẹn của đường biên giới, mốc gii, an ninh, an toàn khu vực biên giới. Phối hợp làm tốt công tác phòng chống lũ lụt, phòng chống cháy rừng, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn tại khu vực biên giới. Thiết lập cơ chế kiểm tra biên giới song phương giữa Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Hà Giang và Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Vân Nam và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác cảnh vụ, tập trung phối hợp phòng chống các loại tội phạm qua biên giới, tội phạm công nghệ cao. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cư dân biên giới.

Về hợp tác tư pháp, triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cư dân biên giới dưới nhiều hình thức; điều phối hòa giải các vụ tranh chấp của cư dân biên giới; khuyến khích và tạo điều kiện để Đoàn Luật sư hai bên kết nối giao lưu hợp tác. Phối hợp làm tốt công tác xác minh, quản lý, hoàn tất thủ tục cho cư dân kết hôn quan biên giới.

Về quản lý lao động qua biên giới, triển khai đồng bộ các thỏa thuận về hợp tác quản lý lao động qua biên gii tỉnh Hà Giang đã ký với các địa phương biên giới phía Trung Quốc; nghiên cứu ký kết các thỏa thuận mới về hợp tác quản lý lao động qua biên giới với các địa phương khác thuộc tỉnh Vân Nam và Quảng Tây phù hợp với nhu cầu thực tế hai bên; tiếp tục trao đối với phía Trung Quốc về các biện pháp quản lý lao động qua biên giới thời vụ (ngắn ngày). Nâng cao chất lượng dịch vụ lao động biên giới, chất lượng tập hun, đào tạo nghề cho người lao động.

3. Giải pháp thúc đẩy hợp tác đối ngoại nhân dân

Duy trì có hiệu quả mô hình kết nghĩa xã/hương/trấn hữu nghị gắn với hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể, có trọng điểm; Tổ chức các hoạt động giao lưu nhân dân và giao lưu thanh niên hàng năm giữa hai bên dưới nhiu hình thức từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và giáo dục nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường li, chính sách của Đảng và Nhà nước về giao lưu, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc, giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây; tạo điều kiện thuận lợi để cư dân biên giới hai bên qua lại thăm thân, giao lưu, trao đổi hàng hóa...

4. Giải pháp thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại

Về phát triển cửa khẩu, xây dựng quy hoạch đầu tư, có trọng tâm trọng điểm, phù hợp với xu hướng phát triển; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy và cửa khẩu song phương Xín Mần; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thành khu kinh tế tổng hợp, là cửa ngõ giao thương quốc tế; thực hiện tốt quản lý cửa khẩu đm bảo vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, vừa thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh (Covid-19) qua biên giới.

Triển khai Đề án Quy hoạch hệ thống cửa khẩu, lối mở trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung sau khi được Chính phủ phê duyệt. Tích cực phối hợp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện thủ tiến tới mở (1) Lối thông quan/đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy - Thiên Bảo; (2) Cửa khẩu song phương Săm Pun - Điền Bồng; (3) Lối mở Lũng Làn - Lộng Bình; (4) mở mới các lối mở/đường qua lại, chợ biên giới tại các mốc khi có đủ điều kiện.

Về thương mại - đầu tư, giảm thiểu tối đa và đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp tục nâng cao hệ thống thông quan điện tử; rút ngắn thời gian thông quan, tăng lưu lượng xe và lưu lượng hàng hóa qua lại.

Luân phiên tổ chức các hội chợ thương mại, du lịch quốc tế gắn với hội nghị xúc tiến đầu tư, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp... giữa hai bên. Đổi mới các hình thức xúc tiến theo hướng tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và tập trung vào những mặt hàng chủ lực, các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chất lượng cao.

Nghiên cứu ký kết các thỏa thuận hợp tác thương mại chính thức để thúc đẩy hợp tác thương mại qua kênh chính ngạch, tiến tới hạn chế dần kênh tiểu ngạch. Phấn đấu kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh giai đoạn 2021-2025 tăng bình quân trên 10%/năm.

Xây dựng cơ chế tạo quỹ đất sạch phục vụ thu hút đầu tư; rà soát, nâng cấp chất lượng các tài liệu giới thiệu cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh; thu thập, biên soạn danh mục dự án đầu tư thu hút doanh nghiệp Trung Quốc; nghiên cứu tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc đặc biệt trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Về tiền tệ, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu qua các tổ chức tín dụng của hai bên; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán của cư dân biên giới, thanh toán biên mậu và thương mại qua biên giới hai bên.

Về đầu tư, xây dựng cơ chế tạo quỹ đất sạch phục vụ thu hút đầu tư; xem xét bố trí nguồn lực để thực hiện giải phóng mặt bằng; tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư để kết nối doanh nghiệp hai bên; rà soát, nâng cấp chất lượng các tài liệu giới thiệu cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh; thu thập, biên soạn danh mục dự án đầu tư thu hút doanh nghiệp Trung Quốc; nghiên cu tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc đặc biệt trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Về giao thông, thúc đẩy tuyên truyền, giới thiệu và tổ chức cho doanh nghiệp hai bên hợp tác khai thác các tuyến vận tải quốc tế vào sâu nội địa đã được Chính phủ phê duyệt; thúc đẩy cấp có thẩm quyền hai bên ký bổ sung các tuyến vận tải hành khách, hàng hóa khu vực biên giới vào các phụ lục của Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc; Đầu tư nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông; đầu tư nâng cấp các tuyến giao thông trọng điểm kết nối liên vùng, đề nghị Chính phủ phê duyệt triển khai xây dựng tuyến cao tốc nối vào cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Về du lịch, khai thác hiệu quả các tuyến du lịch qua biên giới hiện có giữa hai bên; tích cực nghiên cứu mở các tuyến mới; thúc đẩy doanh nghiệp du lịch hai bên tăng cường hợp tác, chia sẻ tài nguyên du lịch, trao đổi nguồn du khách, liên kết website du lịch, quảng bá các tuyến du lịch hai bên; đặt các điểm/văn phòng quảng bá tại hai bên; triển khai mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch thông minh....

Về nông - lâm nghiệp, thiết lập cơ chế hội đàm luân phiên hàng năm giữa cơ quan quản lý nông nghiệp và quản lý lâm nghiệp của hai bên để triển khai các nội dung giao lưu, hợp tác cụ thể về phòng chống dịch bệnh động thực vật, hợp tác chuyển giao công nghệ và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bảo vệ tài nguyên rừng...; mở rộng quy mô các dự án hợp tác nông nghiệp hiện đang triển khai, trong đó, tập trung hợp tác nuôi trồng và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp (tương tự mô hình trồng mía hiện nay).

5. Giải pháp thúc đẩy hợp tác các lĩnh vực khác

Về văn hóa, thể thao, thường xuyên, định kỳ tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, giao lưu hát dân ca khu vực biên giới, thi đấu giao hữu thể thao thường kỳ luân phiên; tổ chức các đoàn nghệ thuật sang biểu diễn tại các hoạt động kỷ niệm, ngày lễ lớn của hai bên.

Về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hiệu quả các chương trình học bổng tỉnh Vân Nam và Quảng Tây dành cho tỉnh Hà Giang; cung cấp các suất học bổng toàn phần hệ đại học của tỉnh Hà Giang cho học sinh châu Văn Sơn (Vân Nam) và thành phố Bách Sắc (Quảng Tây) trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tiếp tục triển khai hợp tác bồi dưỡng cán bộ với thành phố Bách Sắc (Quảng Tây), trong đó, tổ chức mở các lớp bi dưỡng cho cán bộ phía Bách Sc tại tỉnh Hà Giang; nghiên cứu hợp tác bồi dưỡng cán bộ với tỉnh Vân Nam.

Rà soát nhu cầu đào tạo của tỉnh, xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trọng tâm, trọng điểm, theo sát nhu cầu thực tế với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (như tập trung đào tạo về nông nghiệp, y tế, du lịch, ngoại ngữ...); tổ chức các hoạt động giao lưu trại hè cho học sinh hai bên.

V y tế, triển khai các cơ chế hợp tác về y tế đã thiết lập; hoàn thiện cơ chế chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhim như HIV/AIDS, st rét, st xuất huyết, Covid-19; triển khai công tác giám sát bệnh bại liệt tại khu vực biên giới; nâng cao năng lực hợp tác xử lý các sự kiện y tế công cộng bất thường; thúc đẩy giao lưu hợp tác chuyên môn trong các lĩnh vực phía bạn có ưu thế như phục hồi chức năng và Đông dược; hợp tác quản lý dược liệu qua biên giới.

Về môi trường, triển khai giao lưu hợp tác về bảo vệ tính đa dạng sinh học; tăng cường bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động thực vật tự nhiên ven nguồn nước; tăng cường kiểm soát, giám sát và phối hợp phòng chống sinh vật ngoại lai xâm hại; hợp tác trao đổi kỹ thuật trong việc khai thác sử dụng nước mặt trên các sông, suối biên giới hai bên.

Về khoa học công nghệ, thúc đẩy trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học công nghệ mà phía Trung Quốc có thể mạnh như công nghệ sinh học, khoa học y sinh, nông nghiệp chất lượng cao, vật liệu mới, xây dựng, lâm nghiệp...

VIII. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

Giai đoạn 1 (2021 - 2025): Triển khai đồng bộ các định hướng, xây dựng và bước đầu triển khai Đề án, kế hoạch hành động thực hiện Đề án theo định hướng trong từng lĩnh vực, mốc thời gian, nhiệm vụ cụ thể đề ra.

Giai đoạn 2 (2026-2030): Đánh giá kết quả thực hiện Đ án tổng thể giai đoạn 1 vào cuối năm 2025 và đề xuất các điều chỉnh, bổ sung về mục tiêu, quan điểm, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp triển khai Đề án giai đoạn 2026-2030.

2. Kinh phí thực hiện

Ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

IX. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về mặt an ninh - chính trị

Đề án cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh về lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc, thể hiện sự tích cực và chủ động của tỉnh trong quá trình hợp tác song phương, đa phương và hội nhập quốc tế với tinh thần đổi mới tư duy hội nhập, liên kết quốc tế theo hướng chủ động tham gia, tích cực đề xuất, đóng góp.

Việc ban hành Đề án sẽ giúp quán triệt tinh thần tích cực hợp tác, thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của quan hệ toàn diện giữa Hà Giang với Vân Nam và Quảng Tây; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực và sự tham gia của toàn thể các Sở, Ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác cụ thể.

Góp phần tăng cường và đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đi vào chiều sâu, đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước; củng cố quốc phòng - an ninh và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, cùng phát triển.

2. Hiệu quả về mặt kinh tế

Thực hiện tốt đề án sẽ nâng cao hiệu quả hợp tác về kinh tế và thương mại giữa Hà Giang với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân bảo đảm, ổn định về chính trị và an ninh, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Thúc đẩy nâng cao năng lực cải cách hành chính, tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới và cải cách cơ cấu, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và địa phương. Tăng tính chủ động tích cực của các Sở, ban, ngành, doanh nghiệp và nhân dân trong hợp tác và hội nhập quốc tế.

Góp phần thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và các doanh nghiệp, sản phẩm chủ lực trong giai đoạn mới, khai thác được các tiềm năng của tỉnh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức khi hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu...

Góp phần mở rộng thị trường, tranh thủ vốn, công nghệ, kiến thức quản lý cho phát triển doanh nghiệp và sản phẩm; thu hút đầu tư, nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

3. Hiệu quả xã hội

Xây dựng và phổ biến tư duy hợp tác quốc tế trong các Sở, Ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Góp phần ổn định tình hình xã hội, nâng cao đời sống và phúc lợi của nhân dân trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, môi trường...

Xây dựng môi trường và văn hóa hợp tác, hội nhập, tạo nền tảng thuận lợi cho việc triển khai công tác hội nhập và hợp tác quốc tế với các đối tác khác.

PHẦN 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

Sở Ngoại vụ là đầu mối, phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, các huyện biên giới tham mưu, triển khai đồng bộ các định hướng, giải pháp hợp tác; tham mưu, đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về chính trị, quốc phòng, an ninh cần tập trung chỉ đạo, điều hành trong từng giai đoạn triển khai Đề án và định kỳ báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Công Thương là đầu mối, tham mưu, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Th thao & Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu, Cục Hải quan, các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh... về lĩnh vực hợp tác kinh tế với các địa phương Trung Quốc; triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp; đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm, trọng đim về hợp tác kinh tế cn tập trung chỉ đạo, điều hành trong từng giai đoạn triển khai Đề án; tng hợp và định kỳ báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Sở Lao động, Thương binh & Xã hội là đầu mối, tham mưu, phối hợp với các sở: Y tế, Giáo dục & Đào tạo; Khoa học & Công nghệ, Tài nguyên & Môi trường... về hợp tác văn hóa - xã hội, đào tạo - bồi dưỡng, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác; triển khai thực hiện đồng bộ các định hướng và giải pháp hợp tác trong các lĩnh vực được giao; tham mưu, đề xuất những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm về hợp tác trong các lĩnh vực này; tổng hợp và định kỳ báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kết quả triển khai thực hiện.

Sở Nội vụ, phối hợp với sở Ngoại vụ và các sở, ban, ngành liên quan lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cán bộ đáp ứng nhu cầu hợp tác, chú trọng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực; tăng cường kỹ năng, nghiệp vụ và ngoại ngữ.

Các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi thẩm quyền của mình, cụ thể hóa bằng kế hoạch, đề án trong ngành, lĩnh vực quản lý phụ trách để tổ chức thực hiện, hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Ngoại vụ tổng hợp).

2. Giám sát và đánh giá

Sở Ngoại vụ là đầu mối tham mưu công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân của tỉnh, định kỳ chủ động xây dựng báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Nội dung báo cáo cần tập trung vào tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ chính nêu trên và những nội dung quan trọng khác gồm:

Kết quả của việc triển khai quan hệ với các đối tác Trung Quốc và đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Lộ trình, tiến độ và kết quả việc áp dụng, lồng ghép các tiêu chí, tiêu chuẩn khu vực trong các quy hoạch, chính sách của các ngành, lĩnh vực; mức độ điều chỉnh các quy hoạch, chính sách do tác động của việc triển khai hợp tác.

Tác động tích cực của việc triển khai hợp tác trong các lĩnh vực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Mức độ, hiệu quả quản lý các hoạt động; những vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, môi trường... phát sinh trong quá trình triển khai và quản lý triển khai các hoạt động liên quan đến hợp tác trên địa bàn tỉnh.

Khuyến nghị, đề xuất điều chỉnh các quy định liên quan; kiến nghị hỗ trợ, tư vấn từ các Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ đạo quốc gia trong các lĩnh vực hợp tác đối với địa phương hai bên.

PHẦN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

TTWTO VCCI - Vai trò của ASEAN trong chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: http://trungtamwto.vn/an-pham/14419-vai-tro-của-asean-trong-chinh-sach-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-cua-viet-nam.

Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: https://tcnn.vn/news/detail/42929/Mot-so-van-de-ve-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te- của-Viet-Nam.html.

TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÌ NGƯỜI NGHÈO - Tạp chí Cộng sản: http://tapchicongsan.org.vn/tin-dung-chinh-sach-vi-nguoi-ngheo/- /2018/816207/view_content

Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2013 do Cơ quan Phát triển quốc tế Australia (AusAid) và Bộ phát triển quốc tế Anh, do UBQG HTKTQT thực hiện năm 2013.

Sáng kiến Vành đai con đường: Lựa chọn nào cho Đông Nam Á của Tiến sỹ Phạm Sỹ Thành.

Viện nghiên cứu trung quốc -> Quan hệ hợp tác giữa các địa phương giáp biên của Việt Nam với Trung Quốc và một số giải pháp: http://vnics.org.vn/Default. aspx?ctl=Article&aID=591

TS. Phạm Sỹ Thành, Khu hợp tác kinh tế qua biên giới với Trung Quốc: Mô hình “hai nước một khu” đang đi tới đâu? 20/12/2017 https://www.thesaigontimes.vn/266349/khu-hop-tac-kinh-te-qua-bien-gioi-voi- trung-quoc-mo-hinh-hai-nuoc-mot-khu-dang-di-toi-dau.html/

Những điều kiện hình thành và phát triển các khu kinh tế qua biên giới của Việt Nam, 25/12/2018 http://ueb.edu.vn/newsdetail/hoithao/22751/nhung-dieu-kien-hinh-thanh-va-phat-trien-cac-khu-kinh-te-qua-bien-gioi-cua-viet-nam.htm

GS.TS. Đỗ Tiến Sâm, Hợp tác phát triển bền vững giữa khu vực biên giới tỉnh Lào Cai (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), 09/03/2018 https://vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?ItemID=32

Đỗ Ngọc Dũng, Cơ hội và tiềm năng hợp tác địa phương với Quảng Tây, Trung Quốc, 22/01/2020 https://baoquocte.vn/co-hoi-va-tiem-nang-hop-tac-dia-phuong-voi-quang-tay-trung-quoc-108012.html

II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XIX và tác động đối với Campuchia | Khánh | VNU Journal of Social Sciences and Humanities: http://journal.ussh.vnu.edu.vn/index.php/vjossh/article/view/484

Yunnan: A Planned Hub of Belt and Road, 4/5/2016 https://beltandroad.hktdc.com/en/insights/yunnan-planned-hub-belt-and-road

'New areas' established in China over the years, China Daily 11/4/2017 https://www.chinadaily.com.cn/china/2017-04/11/content_28870080_15.htm

Guangxi: Growing Demand for Logistics and Professional` Services, 01 June 2017 https://hkmb.hktdc.com/en/1X0AA9UF/hktdc-research/Guangxi-Growing-Demand-for-Logistics-and-Professional-Services

Yunnan lifts 250,000 people out of poverty through relocation, Xinhua News 21/4/2018; http://www.xinhuanet.com/english/2018-04/21/c_137127185.htm

http://china-trade-research.hktdc.com/business-news/article/Facts-and-Figures/Guangxi-Market-Profile/ff/en/1/1X000000/1X06BURR.htm

Backgrounder: Guangxi in a statistical nutshell -- population and society, Xinhua 12/9/2019 http://www.xinhuanet.com/english/2018-12/09/c_137661448.htm

https://zhuanlan.zhihu.com/p/103462195?fbclid=IwAR3xfWESsv68dZNtj2M4mD6Bpq6pjdaSF6M3TOYMBtgW61jfPqktTmhn9xU

Sue-Ann Tan, Guangxi to strengthen economic cooperation with Asean and Singapore businesses, Strait Times 13/5/2019; https://www.straitstimes.com/business/guangxi-to-strengthen-economic-cooperation-with-asean-and-singapore-businesses

Could Singapore catalyse a poor Chinese region’s trade ambitions? Today 12/02/2018 https://www.todayonline.com/world/could-singapore-catalyse-poor-chinese-regions-trade-ambitions

Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) năm 2019, http://www.stats.gov.cn/english/

Yunnan carries out tourism revolution in 2019, https://m.kunming.cn/en/c/2019-01-14/10782974.shtml#/

Http://yunnan.cn/system/2020/01/23/030575704.shtml?fbclid=IwAR3xfWESsv68dZNtj2M4mD6Bpq6pjdaSF6M3TOYMBtgW61jfPqktTmhn9xU

Chinese premier stresses quality in making 14th five-year plan, Xinhua News 2019-11-26 http://www.xinhuanet.com/english/2019-11/26/c_138585180.htm

China mulls over 14th Five-Year Plan, 26/11/2019 http://english.www.gov.cn/premier/news/201911/26/content_WS5ddd1626c6d0bcf8c4c17d87.html

Report: Poverty levels continue to drop significantly across Yunnan https://www.gokunming.com/en/blog/item/4332/report-poverty-levels-continue- to-drop-significantly-across-yunnan

 2020-03-26 http://www.baise.gov.cn/bsgk/jbqk/t3455943.shtml

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 795/QĐ-UBND ngày 26/04/2021 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Giang (Việt Nam) với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


517

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.100.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!