Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2903/QĐ-UBND 2020 Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản tỉnh Trà Vinh

Số hiệu: 2903/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh Người ký: Nguyễn Trung Hoàng
Ngày ban hành: 07/08/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2903/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 07 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cLuật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Tchức Chính phvà Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phvề nhiệm vụ, giải pháp chyếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quc gia An toàn thực phm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 1801/QĐ-BNN-QLCL ngày 22/5/2020 ca Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chthị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm qun lý nhà nước về an toàn thực phm trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Giám đốc S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s403/TTr-SNN ngày 16/7/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Bí thư Tỉnh đoàn Trà Vinh; Thủ trưởng các sở, Ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND t
nh;
- CT, các PCT.UBND t
nh;
- Như Điều 3;
- Sở KH&ĐT;
- Báo, Đài PT&TH TV;
- Chi cục QLCL NLS&TS TV;
- BLĐVP, các Phòng: KT, CN-XD, KG-VX,

TH-NV; BTCD-NC và TT. TH - CB;
- Lưu: VT. NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

 

CHƯƠNG TRÌNH

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN TRỌNG ĐIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định s
2903/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2020 của y ban nhân dân tỉnh Trà Vinh)

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT AN TOÀN THỰC PHẨM LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

1. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý

Hiện nay, hệ thống tổ chức, bộ máy quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) lĩnh vực nông nghiệp ca tỉnh được kiện toàn theo Thông tư liên tịch s 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ; phân công việc tchức qun lý nhà nước chuyên ngành và thực thi pháp luật về chất lượng, ATTP trong suốt quá trình sn xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bo qun, vận chuyển, kinh doanh; chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương, bao gồm việc thẩm định, kim tra chng nhận điều kiện ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản; thu mẫu phân tích, kiểm nghiệm cht độc hại; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều tra truy xuất nguyên nhân và khắc phục sự cố về ATTP. Tất ccông chức, viên chức thực hiện quản lý cht lượng, ATTP đu được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn như kỹ thuật phát hiện tạp cht trong tôm nguyên liệu; thanh tra, kiểm tra; qun lý ATTP theo chui; thm định, chứng nhận cơ sở đđiều kiện đảm bảo ATTP và lấy mẫu giám sát ATTP.

Nhìn chung, tổ chức, bộ máy, nhân sự hiện nay cơ bản đáp ứng công tác qun lý chất lượng, ATTP toàn bộ quá trình sản xut, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản, tạo sự gắn kết công tác quản lý chất lượng và tổ chức sản xuất theo từng chuỗi ngành hàng.

2. Tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản đảm bảo chất lượng, ATTP; xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn

- Hiện có 430 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản (gồm 226 cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và 204 cơ sở thuộc diện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn). Các cơ sở đều được thẩm định chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và được kiểm tra, giám sát định kỳ việc tuân thủ các quy định ATTP. Đối với các cơ sở sản xuất ban đu nhỏ lẻ, đã triển khai được 33.867 hộ ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

- Tổ chức sản xuất và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản: tính đến 31/12/2019 toàn tnh có 28 cơ sở sản xuất lĩnh vực nông nghiệp được chứng nhận VietGAP (bao gồm VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ). Trong đó, lĩnh vực trồng trọt có 25 chứng nhận, thủy sản 02 chứng nhận và chăn nuôi 01 chứng nhận. Tng diện tích được chứng nhận 1.297,89 ha. Riêng đối với hợp tác xã (HTX), đến cui năm 2019, toàn tỉnh có 117 HTX nông nghiệp, nhưng ch có 08 HTX được hỗ trợ đăng ký chứng nhận, tái chứng nhận VietGAP và tương đương với sản lượng 16,627 tấn/năm (rau, củ, quả các loại,...); 01 công ty dê ging được chứng nhận VietGAP với sản lượng 100 con/năm.

- Xây dựng, kết nối chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn: Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 2 mô hình chui liên kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn (gồm 01 cơ sở chế biến và kinh doanh chả lụa và 01 cơ sở sơ chế, chế biến và kinh doanh rau sạch) được xác nhận và kiểm soát theo quy định; tuy nhiên, do các cơ sở, các tác nhân tham gia mô hình không duy trì các quy định tiêu chí vchuỗi ATTP như nguồn gốc sản phẩm, nguyên liệu phục vụ sơ chế, chế biến và kinh doanh nên cơ quan quản lý đã thu hi các quyết định xác nhận chuỗi trong năm 2019. Về liên kết tiêu thụ nông sản, hiện có 4 doanh nghiệp tham gia liên kết tiêu thụ rau, c, quả an toàn và theo tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng 1.440 tấn/năm.

Nhìn chung, mặc dù tỉnh có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, HTX sản xuất bảo đảm ATTP và liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm được ban hành nhưng chưa thu hút được nhiều người dân, doanh nghiệp tham gia.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN TRỌNG ĐIỂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình Quản lý chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với tng kinh phí 5.238.550 triệu đồng. Kết quả gii ngân 4.201.600 triệu đồng và tổ chức thực hiện các hoạt động, như sau:

1. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản

Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân tnh, huyện, Sở Y tế và Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 352 lớp tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP cho 9.125 lượt người tham dự, cấp phát 9.468 bộ tài liệu. Trong đó, có 5.881 lượt cán bộ quản lý ATTP địa phương, cán bộ phụ trách công tác nông thôn mới; 661 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh và 2.583 người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tnh. Lắp đặt mới và sửa chữa 110 pano tuyên truyền về ATTP nông sản, thủy sản (lp mới 36, sa chữa 74). Thông tin định kỳ kết quả lấy mẫu giám sát về ATTP nông sản, thủy sản đ cnh báo đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm trên Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh được 48 cuộc. Xây dựng 01 vở hài kịch tuyên truyền về ATTP với chủ đề “phê phán sự làm giàu bt chấp trong việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa, thực phẩm gây hậu quả xấu đến sức khỏe của cộng đồng” và tổ chức lưu diễn trên địa bàn các xã, phát hành 20 đĩa CD gửi các huyện, thị để phát trên Đài truyền thanh của địa phương. Qua công tác tập huấn, thông tin, truyền thông về ATTP đã nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý địa phương và ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước về điều kiện sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm.

2. Kiểm soát chuỗi ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản

a) Hoạt động thu mu sản phẩm nông sản, thủy sản đ phân tích, kim nghiệm các chtiêu chất lượng, ATTP

Thực hiện theo quy định tại Thông tư s08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã xây dựng kế hoạch và ly 2.043 mẫu thực phẩm nông sản, thủy sản (gồm 674 mu thủy sản và 1.369 mẫu nông sản) đ kim nghiệm giám sát chtiêu chất lượng và ATTP. Qua kết quả kim nghiệm, phát hiện 128/2.043 mẫu không đạt (chiếm 6,2%); kết qucho thấy số mẫu không đạt vẫn còn mức cao, trong đó mẫu thủy sản phát hiện 60/674 (chiếm 8,9%) và mẫu nông sản phát hiện 68/1.369 (chiếm 4,5%); tỷ lệ mẫu không đạt giảm dn theo thời gian, cụ thể: năm 2016 phát hiện 71/458 mu không đạt (chiếm 34,1%), năm 2019 có 11/304 mẫu (chiếm 7,3%) và sáu tháng đầu năm 2020 đã lấy 76 mẫu để kim nghiệm, nhưng chưa phát hiện mu không đạt theo ch tiêu phân tích. Tỷ lệ mẫu vi phạm về chỉ tiêu chất lượng, ATTP giảm dn là do nhận thức và ý thức trách nhiệm trong thực hành sản xuất, chế biến, bảo quản đối với sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm từng bước được nâng lên. Việc tăng cường công tác thanh tra, kim tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định góp phần cải thiện cht lượng, ATTP nông sản, thủy sản.

b) Hoạt động kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản

Triển khai công tác kiểm tra, đánh giá phân loại, thm định điều kiện đảm bảo ATTP 1.150 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản. Kết quả, cơ sở xếp loại A chiếm 65,3% và xếp loại B chiếm 33.7% và chỉ có 1 cơ sxếp loại C (không đạt). Qua thực tế kiểm tra, thm định điều kiện ATTP trong những năm qua, đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có sự quan tâm đu tư, nâng cp điều kiện cơ sở hạ tng, mua sm trang thiết bị dụng cụ theo tiêu chuẩn và duy trì tốt điều kiện vệ sinh tại cơ sở,... đáp ứng quy định về điều kiện ATTP.

c) Hoạt động thanh tra chuyên ngành ATTP nông sản, thủy sản bao gồm thanh tra theo kế hoạch và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh có mu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP.

Tổ chức 134 cuộc thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật ATTP tại 646 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Kết qu, phát hiện 245/646 cơ sở vi phạm (chiếm 37,9%). Kết quả, cơ sở vi phạm còn mức cao và nội dung vi phạm chyếu do cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP, như điều kiện trang, thiết bị chưa phù hợp; điều kiện btrí sản xuất và các thủ tục, giấy tờ liên quan chưa đầy đủ,... tuy nhiên, sau khi nhắc nhở, hướng dẫn đa số các cơ sở đều thực hiện các biện pháp đkhắc phục tốt; tỷ lệ cơ sở vi phạm đã giảm theo tng năm, như năm 2016 phát hiện 123/132 cơ sở vi phạm (chiếm 93%), năm 2019 có 13/204 cơ sở (chiếm 6,3%) và sáu tháng đầu năm 2020 có 4/57 cơ sở (chiếm 7%).

Thanh tra, xử lý 13 trường hợp vi phạm, trong đó: đình chỉ hoạt động 02 trường hợp, phạt cảnh cáo 02 trường hợp và phạt tin 09 trường hợp với tng số tiền phạt 149.525.000 đồng.

3. Xây dựng mô hình sản xuất nông sản, thủy sản theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP)

- Xây dựng 01 mô hình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) trong trồng trọt tại Hợp tác xã nông nghiệp Thành Công, xã Ngọc Biên và chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô diện tích 14 ha, có 29 hộ tham gia và 8 sản phẩm rau, củ quả các loại (ớt, cà chua, cà nâu, cải xanh, đậu phng, rau mung, bí, bầu).

- Đào tạo kiến thức chung về ATTP, áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất (VietGAP), chương trình qun lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP); tập huấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hướng dẫn tại hiện trường, khắc phục các tồn tại cho 59 lượt hộ tham gia mô hình và nông dân trong vùng thực hiện mô hình.

III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU

1. Tồn tại, hạn chế

- Việc áp dụng các quy phạm thực hành nông nghiệp tốt, chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, GMP, HACCP,...) trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế,... Chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn chưa được liên kết chặt chẽ.

- Việc thống kê cơ s/hộ gia đình sản xuất ban đầu nhỏ lẻ chưa đầy đủ. Các cơ sở trin khai ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn nhưng hoạt động hậu kim việc tuân thcác quy định về điều kiện đảo bảo ATTP chưa được thực hiện đầy đủ.

- Cơ svi phạm về điều kiện đảm bảo ATTP, tỷ lệ các sản phẩm nông sản, thy sản chưa đảm bo ATTP mặc dù có gim nhưng vn còn tương đối cao. Tình trạng lạm dụng thuốc bo vệ thực vật, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn xảy ra.

2. Nguyên nhân

- Đa số các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn tnh thuộc dạng quy mô nhỏ, manh mún,y khó khăn trong việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới, quy trình thực hành sản xuất tốt và công tác qun lý ATTP. Công tác xây dựng và tổ chức vùng sản xuất nông sn, thủy sản an toàn tập trung còn hạn chế. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, HTX sản xuất bảo đm ATTP và liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm được ban hành nhưng chưa thu hút nhiều người dân và doanh nghiệp tham gia.

- Số lượng cơ sở sản xuất ban đu nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh tương đối lớn, trong khi nguồn nhân lực và kinh phí được bố trí cho hoạt động quản lý đi với loại hình sản xuất này của cấp huyện, xã chưa đầy đủ, kịp thời.

- Công tác phbiến, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh chưa sâu rộng. Hình thức thông tin, truyền thông về ATTP chưa phong phú, đa dạng. Hoạt động kiểm tra, thanh tra trong quá trình sản xuất, kinh doanh chưa được duy trì thường xuyên, đặc biệt đối với tuyến huyện, xã.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG SẢN, THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010.

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ATTP.

- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/02/2012 của Chính phủ quy định vcơ quan giao thực hiện thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

- Chương I, III, IV, V, Phụ lục 1, 2, 3, 4 của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của Bộ trưởng: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP.

- Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ ssản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn.

- Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện bảo đm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi qun lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thông tư số 08/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thu mẫu kim nghiệm giám sát ATTP nông lâm thủy sản.

- Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn hướng dn xác nhận sản phẩm chui cung ứng thực phẩm an toàn.

- Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vtruy xuất nguồn gc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sn không đảm bo an toàn: Thông tư s03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vtruy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bo chất lượng, ATTP trong lĩnh vực thủy sản.

- Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của Ủy ban nhân dân tnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Nghị quyết số 48/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tnh quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

- Nghị quyết số 05/2014/NQ-HĐND ngày 18/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tnh Trà Vinh.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Bảo đảm ATTP nông sản, thủy sản cần được thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn” trên cơ sở từng bước áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến (VietGAP, GMP, HACCP,...) trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm.

2. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, hướng dẫn, phbiến việc chấp hành pháp luật v ATTP nông sn, thủy sản là gii pháp cơ bn, trọng tâm, đi trước một bước trong các hoạt động bảo đm ATTP. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của mỗi người sản xuất, kinh doanh thực phẩm là yếu tnền tng bảo đảm hiệu quả của công tác này.

3. Tăng cường và chđộng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất về chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản; kp thời xử lý những hành vi vi phạm để răn đe; tổ chức đánh giá, cung cấp kịp thi và đầy đủ thông tin ATTP đến người tiêu dùng, tránh đngười dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Đối tượng sản phẩm, bao gồm các sản phẩm nông sản như: gạo, thịt gia súc, gia cầm, rau, củ, quthiết yếu trong tiêu dùng; sản phẩm thủy sản như các loại tôm, cá khai thác biển và các sản phẩm nông sản, thủy sản sơ chế, chế biến khác.

2. Đối tượng sản xuất, kinh doanh: các tổ chức, cá nhân tham gia công đoạn sản xuất, kinh doanh theo chuỗi trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; sơ chế, giết mổ, đóng gói, bo quản, vận chuyển và kinh doanh các sản phẩm nông sản, thủy sản.

IV. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về ATTP trong thực hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản; góp phn đảm bảo ATTP nông sản, thy sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhm tạo ra sản phẩm nông sản, thủy sản chất lượng và ATTP, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng yêu cu thị trường nội địa và xuất khẩu.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền kiến thức pháp luật ATTP: đến năm 2025 có 100% cán bộ qun lý địa phương (bao gồm cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới và công chức văn hóa - xã hội xã, phường, thị trấn), cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản được tập hun và cập nhật kiến thức ATTP.

- Đến năm 2025: 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản đạt điều kiện ATTP, trong đó có 80% cơ sở được xếp loại A và 20% cơ sở được xếp loại B; 100% vùng nuôi thủy sản tập trung được giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh; 100% hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ và cơ sở không thuộc diện cấp chứng nhận ATTP thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; có ít nhất 50% cơ sở được kim tra, giám sát sau cam kết.

- Đến năm 2025: Xây dựng ít nhất 10 mô hình liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn đnhân rộng.

- Tỷ lệ mu thực phẩm nông sản, thủy sản giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về chỉ tiêu chất lượng và ATTP giảm 10% mỗi năm.

V. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản

- Tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về ATTP sản phẩm nông sản, thủy sản đến cán bộ địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh (dự kiến thực hiện mi năm 30 lớp).

- Tchức hội thi tìm hiểu pháp luật ATTP cho cán bộ địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh (dự kiến thực hiện mi năm 01 cuộc).

- Xây dựng và sa chữa các Panô với nội dung tuyên truyền phbiến kiến thức về ATTP nông sản, thủy sản đặt tại các khu vực công cộng và khu đông dân cư (dự kiến mỗi năm 10 cái).

- Xây dựng chuyên mục thông tin cảnh báo kết quả thu mẫu kim nghiệm giám sát chất lượng và ATTP phát trên Đài Phát thanh và Truyn hình Trà Vinh (thực hiện mỗi tháng 01 ln).

2. Lấy mẫu giám sát ATTP trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản

Thực hiện lấy mẫu các sản phẩm nông sản, thủy sản tại các vùng sản xuất, cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, bo qun và kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản để phân tích, kiểm nghiệm các chtiêu chất lượng, ATTP như: dư lượng các loại hóa chất, kháng sinh cm sử dụng, vi sinh vật gây bệnh đthông tin, cảnh báo kịp thời đến người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Truy xuất các sn phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP và hướng dn biện pháp khắc phục hoặc xử lý vi phạm theo quy định. Nhm đưa ra các biện pháp kiểm soát phù hợp, góp phần cải thiện chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản (dự kiến thực hiện lấy 300 mẫu/năm), trong đó:

- Lĩnh vực thủy sản: 100 mẫu/năm, đối với sản phẩm tươi sống lấy 50 mẫu/năm; đối với sản phẩm sơ chế, chế biến ly 50 mẫu/năm.

- Lĩnh vực nông sn: 200 mẫu/năm, đi với sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật lấy 50 mu/năm; đối với sản phẩm có nguồn gc từ động vật ly 50 mẫu/năm; đối với sản phẩm sơ chế, chế biến thu 100 mu/năm.

3. Hoạt động thẩm định, đánh giá phân loại điều kiện ATTP và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản

- Tổ chức kiểm tra, thm định chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện ATTP theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với các cơ sở thuộc ký cam kết theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tổ chức thanh, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất việc chp hành pháp luật về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản bao gm thanh tra theo kế hoạch và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh có mu sản phẩm không đảm bảo chất lượng, ATTP và các cơ sở không đạt điều kiện ATTP; truy xuất nguyên nhân, cảnh báo, theo dõi khắc phục sai li của cơ sở sản xuất, kinh doanh; hậu kiểm việc tuân thủ các quy định vđiều kiện đảm bảo ATTP đối với các cơ sở không thuộc diện cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP và xử phạt theo quy định (dự kiến mỗi năm thực hiện 20 cuộc).

4. Xây dựng mô hình liên kết chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn và thương mại nông sản

- Khảo sát, đánh giá lựa chọn, thiết kế mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn theo các tiêu chí: có đầy đủ các tác nhân tham gia trong chuỗi (trồng trt/chăn nuôi/nuôi trồng; sơ chế/giết mổ/chế biến; kinh doanh (bán buôn, bán l). Hướng dẫn các tác nhân trong chuỗi đăng ký tham gia và cam kết nâng cấp cơ sở vật chất theo tư vấn để đáp ứng các yêu cầu theo quy định mới được tham gia trong chuỗi (dự kiến thực hiện từ 02 mô hình/năm tr lên).

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ, liên kết tiêu thụ nông sản an toàn và vận động cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn thực hiện mô hình liên kết chuỗi ATTP và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài tnh trao đổi, liên kết tiêu thụ sản phẩm an toàn với tổ hợp tác, HTX trên địa bàn tỉnh (tham gia mi năm 10 cuộc hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh; tổ chức 01 chuyến học tập kinh nghiệm mô hình liên kết chuỗi và sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và 01 cuộc hội tho liên kết, xúc tiến thương mại nông sản).

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 4.134.000.000 đồng (Bn tỷ, một trăm ba mươi bn triệu đng).

2. Nguồn vốn thực hiện Chương trình: Ngân sách địa phương.

VII. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, tập trung các quy định, quy chuẩn kỹ thuật vsản xuất kinh doanh nông sn, thủy sản thực phẩm an toàn cũng như các quy định vxử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm quy định về ATTP theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng đn công tác qun lý ATTP. Công khai các cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về ATTP.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện có hệ thống và thường xuyên công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức ATTP, nâng cao nhn thức trong cơ quan quản lý ATTP, hệ thống chính trị, các chủ ththam gia chuỗi cung ứng và sdụng sản phẩm, bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

- Hoạt động n định, thường xuyên và định kỳ các chương trình phổ biến, tuyên truyền ATTP (trên ấn phẩm xuất bn; truyền hình; truyền thanh; hội thi,...), thu hút sự tham gia đông đảo của toàn thlực lượng xã hội (đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân...) để vận động, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về ATTP.

- Đu tư kinh phí đối với công tác tuyên truyền vận động, đào tạo nông, ngư dân sản xuất các loại nông, thủy sản sạch, an toàn: chú trọng tuyên truyền sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, an toàn ngay từ khâu sản xuất ban đu như: giống, thức ăn phục vụ chăn nuôi; phân bón, thuốc bo vệ thực vật, thú y, chế phẩm sinh học, hóa chất phục vụ chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản.

2. Công tác phát triển chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh

- Tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt chẽ công tác quản lý chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản với các nhiệm vụ tái cơ cu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; xây dựng và mở rộng vùng sản xut tập trung quy mô lớn các sản phẩm chủ lực ca tỉnh; nhân rộng mô hình mi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đm bảo ATTP.

- Tạo môi trường thuận lợi để người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, cung cấp thông tin về các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, cơ sở sản xuất nông sản, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện ATTP và các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác (VietGAP, GMP, HACCP,...), thiết lập liên kết các cơ sở với các kênh phân phi sn phẩm. Tham gia các hội nghị, hội chợ, phiên chợ nông sản thực phẩm an toàn nhm quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn.

- Mở rộng tổ chức sản xuất tập trung gn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tăng cường đầu tư cải thiện điều kiện vệ sinh ATTP trong giết mổ, sơ chế, bảo quản, bày bán nông sản, thủy sản tươi sống. Hướng dn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản chất lượng, an toàn.

3. Tăng cường năng lực tổ chức thực thi pháp luật

- Rà soát, xác định chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa cơ quan qun lý nhà nước về chất lượng ATTP nông, thủy sản từ tỉnh đến huyện, xã. Phân công nhiệm vụ quản lý chất lượng. ATTP nông sản, thủy sản tại các Chi cục chuyên ngành thuộc SNông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo phù hp với đối tượng, công đoạn quản lý.

- Phân công, phân cp nhiệm vụ quản lý, giám sát chất lượng, ATTP nông, thủy sản cho các huyện, thành phố theo loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, thủy sản.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưng nâng cao nghiệp vụ công chức, viên chức thực hiện công tác qun lý chất lượng ATTP, đặc biệt là cán bộ địa phương (thành phố, thị xã, huyện, phường, xã) trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giám sát, kim tra, thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm sản xuất trong kinh doanh thực phẩm.

4. Xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

- Phát trin, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến để tạo ra nguồn nguyên liệu và thực phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

- Khuyến khích các cơ sở áp dụng và duy trì tốt quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến tiên tiến, đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phm nông sn, thủy sản.

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bo đảm ATTP nông sản, thủy sản. Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực lài chính và từng bước tăng mức đầu tư công tác bảo đm ATTP.

5. Tăng cường hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật ATTP

- Tổ chức thẩm định, xếp loại cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sn; tái kiểm tra cơ sở xếp loại C và xử lý dứt điểm cơ sở tái kiểm tra vẫn xếp loại C theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổ chức cho các cơ sở sn xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra liên ngành vchất lượng, ATTP phù hợp với Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thtướng Chính phủ; ưu tiên thanh tra đột xuất cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản sn phẩm xử lý môi trường nuôi trng thy sn, cơ sở giết mgia súc, gia cầm, cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm nhỏ l nhm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm. Trin khai có hiệu qu vcông tác thanh tra, kim tra liên ngành vATTP trong dịp Tết Nguyên đán, tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu theo kế hoạch hàng năm ca Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh ATTP tnh.

- Thực hiện tốt các chương trình kim soát ATTP trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng nông, thủy sản, trước hết đối với những mặt hàng chủ lực phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tổ chức lấy mẫu giám sát chất lượng ATTP, tập trung vào thực phẩm rủi ro cao, tiêu thụ nhiu (rau, củ, quả, tht, thủy sản....) nhm kịp thời phát hiện, cảnh báo và thanh tra, truy xuất, xlý tận gốc các trường hợp vi phạm vchất lượng và ATTP.

- Áp dụng chế độ kiểm tra giám sát tăng cường đối với các cơ svi phạm: kịp thời đình chsản xuất, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện sản xuất, giy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thu hồi sản phẩm đối với cơ sở vi phạm nghiêm trọng vđảm bảo chất lượng và ATTP.

6. Cơ chế chính sách đầu tư

- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi, tưới tiêu cho các vùng trồng cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thủy sn; hình thành mạng giao thông lưới đm bảo lưu thông nông sản, thủy sản hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện và thông sut, đặc biệt ở các vùng sản xuất tập trung nguyên liệu nông, thủy sản.

- Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân áp dụng quy trình sản xuất nông sản, thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP,..., sơ chế, chế biến theo tiêu chun HACCP.

- Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Chương trình này; thực hiện thanh tra, kim tra ATTP đi với các sản phẩm (nông sản, thủy sản) thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

- Phân công Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản làm đơn vị đầu mối thực hiện Chương trình này.

- Hằng năm, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân tnh xem xét bố trí thực hiện Chương trình này.

- Chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan đến nguồn gốc thực phẩm nông sản, thủy sản nghi ngờ ngộ độc khi xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan đến sản phẩm nông sản, thy sản; phi hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan điều tra nguyên nhân và chtrì trong việc truy xuất ngun gốc, xử lý thực phẩm nông sản, thủy sn gây ngộ độc theo quy định.

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và y ban nhân dân cp huyện, rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sản xuất nông sản, thủy sản phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng; hướng dn nông dân áp dụng các tiêu chuẩn ATTP nông sản, thủy sản trong quá trình sản xuất, kinh doanh; tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật vATTP và nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý ATTP địa phương, cán bộ phụ trách công tác nông thôn mới; cơ sở sn xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh; đồng thời, triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sn phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Lồng ghép các chương trình, hoạt động vào chiến lược phát triển ca ngành, chiến lược phát trin kinh tế, xã hội của tỉnh; xây dựng nông thôn mới; chương trình mi xã một sản phẩm (OCOP) đthực hiện có hiệu quả Chương trình.

- Chủ động kim soát các dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và tăng cường giám sát các sản phẩm nông sản, thủy sản; cảnh báo các nguy cơ ô nhim thực phẩm đối với nhóm sản phẩm thực phẩm do ngành quản lý.

- Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết kết quả thực hiện kế hoạch bảo đảm ATTP nông sản, thủy sản và báo cáo y ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Y tế

Tăng cường công tác qun lý nhà nước về ATTP tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phân công, phân cấp và thức ăn đường phố; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan điều tra nguyên nhân gây ngộ độc khi xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan đến sản phẩm nông sản, thủy sản. Chtrì, phối hợp với các S, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện việc thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm khi phát hiện sản phẩm nông sản, thủy sn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát trin nông thôn vi phạm và có nguy cơ ảnh hưng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

3. Sở Công Thương

- Htrợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá các sản phẩm nông sản, thy sản chất lượng, ATTP, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuỗi ATTP trên địa bàn tỉnh nhm tiêu thụ được tốt sản phẩm nông sản, thủy sản của tỉnh.

- Phối hợp với các S, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về chợ, chuyn đổi mô hình gn liền với công tác quản lý chất lượng, ATTP nông sản, thủy sản khi đưa vào chợ kinh doanh; tiếp tục trin khai xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo ATTP đnhân rộng.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan, rà soát, hướng dẫn quy định thực hiện việc chứng nhận, công bhợp chun, hợp quy và các quy định liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn sản phẩm thực phẩm; htrợ các thành phn kinh tế đăng ký nhãn hiệu độc quyền, sở hữu trí tuệ, mã số, mã vạch đối với sản phẩm thực phẩm.

5. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu y ban nhân dân tỉnh cân đối phân bổ kinh phí địa phương cho các hoạt động thực hiện Chương trình này theo quy định.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở, ngành liên quan tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phbiến kiến thức pháp luật về ATTP.

- Chđạo cơ quan thông tin truyền thông các cấp từ tỉnh đến xã, các đội thông tin lưu động, hệ thống truyền thanh , phường dành thời lượng xây dựng các chuyên đề, chuyên mục phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động đảm bảo ATTP.

7. Công an tỉnh

- Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đúng về ATTP của Nhân dân, xlý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực ATTP trên địa bàn tnh.

- Chđạo lực lượng Công an phối hợp với cơ quan chức năng cùng cấp kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyn, buôn bán các sản phẩm nông sản, thủy sản không đảm bảo các điều kiện vchất lượng, ATTP trên địa bàn tỉnh.

8. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn Trà Vinh

- Chủ động xây dựng kế hoạch phi hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai tuyên truyn công tác bảo đảm ATTP nông sản, thủy sản đến đoàn viên, hội viên và nhân dân.

- Tổ chức các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong các mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn trong đoàn viên.

- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực đu tranh với các hành vi cố ý làm trái các quy định trong sản xuất, sdụng thực phẩm không đúng quy định trong cộng đồng dân cư.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác đảm bảo ATTP, hình thành các vùng sản xuất an toàn cho lĩnh vực nông nghiệp khi xây dựng nông thôn mới.

- Chđạo, trin khai và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về ATTP, đặc biệt các quy định về điều kiện ATTP của các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, nhà hàng, khu du lịch, thức ăn đường phố, chợ, trường học, nhà máy, các cụm công nghiệp và khu công nghiệp; quy định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn ung, kiên quyết không đ các cơ s không đđiều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn ung.

- Triển khai công tác vận động, giáo dục phát động các phong trào bảo đảm ATTP gn với cuộc vận động xây dựng ấp (khóm), xã (phường, thị trấn) văn hóa ở khu dân cư, nhằm thúc đẩy hình thành hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn trong cộng đồng.

- Phối hợp với các S, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mc, báo cáo, đề xuất y ban nhân dân tnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, xử lý./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2903/QĐ-UBND ngày 07/08/2020 phê duyệt Chương trình Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


494

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.219.217
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!