Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2019/TT-BGTVT trách nhiệm chủ phương tiện thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa

Số hiệu: 39/2019/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Nhật
Ngày ban hành: 15/10/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tăng thêm trách nhiệm của người lái phương tiện thủy nội địa

Đây là nội dung mới tại Thông tư 39/2019/TT-BGTVT về trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, bổ sung thêm các trách nhiệm sau đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa:

- Hướng dẫn hành khách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm và thoát hiểm;

- Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải đến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định;

- Các trách nhiệm khác theo quy định.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phụ trách mạng Cộng Đồng Ngành Luật của LawSoft nhận định: “Với việc bổ sung các trách nhiệm nêu trên sẽ đảm bảo an toàn hơn về sức khỏe, tính mạng cho hành khách; cũng như góp phần gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp”.

Đồng thời, tiếp tục đảm nhận các trách nhiệm như quy định hiện hành tại Thông tư 47/2015/TT-BGTVT bao gồm:

- Chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước khác khi phương tiện của Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó.

- Chỉ rời phương tiện khi được phép của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc chủ phương tiện.

- Chấp hành kỷ luật lao động, thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo chức danh trong khi làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp, thực hiện đầy đủ thủ tục giao nhận ca, ghi chép nhật ký đầy đủ, rõ ràng.

Thông tư 39/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 và bãi bỏ Thông tư 47/2015/TT-BGTVT ngày 14/9/2015; Thông tư 04/2017/TT-BGTVT ngày 20/01/2017.

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ PHƯƠNG TIỆN, THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN, ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN VÀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trách nhiệm, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

2. Thông tư này không áp dụng đối với phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ca làm việc là thời gian thuyền viên thực hiện nhiệm vụ theo chức danh được phân công trên phương tiện thủy nội địa nhưng không vượt quá 08 giờ làm việc trong 01 ngày.

2. Chuyến hành trình là thời gian phương tiện hoạt động bắt đầu từ cảng, bến xuất phát đầu tiên đến cảng, bến đích cuối cùng.

3. Nhân viên phục vụ là người làm việc trên phương tiện nhưng không phải là thuyền viên, người lái phương tiện.

4. Phương tiện chở khách là phương tiện được dùng để chở trên 12 (mười hai) hành khách (trừ phà).

5. Phà là phương tiện thủy nội địa dùng để chở các phương tiện đường bộ, người và hàng hóa từ bờ này sang bờ bên kia.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ PHƯƠNG TIỆN VÀ THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Mục 1. TRÁCH NHIỆM CHUNG CỦA CHỦ PHƯƠNG TIỆN VÀ THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Điều 4. Trách nhiệm của chủ phương tiện và tổ chức, cá nhân thuê phương tiện

1. Chịu trách nhiệm về điều kiện hoạt động của phương tiện theo quy định của pháp luật. Thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện theo quy định của pháp luật về đăng kiểm phương tiện.

2. Lập sổ danh bạ thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, lập sổ nhật ký phương tiện đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 250 tấn trở lên hoặc phương tiện chở khách có sức chở từ 50 (năm mươi) khách trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bố trí số lượng các chức danh thuyền viên trên phương tiện tối thiểu bằng hoặc nhiều hơn số thuyền viên quy định tại Điều 18 của Thông tư này; trường hợp phương tiện hoạt động quá một ca làm việc trong một ngày, có trách nhiệm tổ chức, bố trí lao động phù hợp để đảm bảo đúng thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật lao động.

4. Ngoài những chức danh thuyền viên đã được quy định trong định biên an toàn tối thiểu tại Điều 18 của Thông tư này, trong trường hợp cần thiết, được bố trí thêm thuyền viên hoặc các chức danh như: Y tá, điện báo viên, thợ lặn, thợ cuốc, thợ hút, thợ kích kéo, nhân viên phục vụ và chức danh khác nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.

5. Quy định phạm vi trách nhiệm của các chức danh khác làm việc trên phương tiện chưa có trong định biên an toàn tối thiểu quy định tại Thông tư này.

6. Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho thuyền viên và các chức danh khác làm việc trên phương tiện.

7. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải đến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định.

8. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức diễn tập các tình huống khẩn cấp cho thuyền viên và người tập sự thuyền viên.

9. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

1. Chấp hành pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật của nước khác khi phương tiện của Việt Nam đang hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của nước đó.

2. Chấp hành kỷ luật lao động, thực hiện đầy đủ phạm vi trách nhiệm theo chức danh trong khi làm việc, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của thuyền trưởng và người chỉ huy trực tiếp, thực hiện đầy đủ thủ tục giao nhận ca, ghi chép nhật ký đầy đủ, rõ ràng.

3. Hướng dẫn hành khách cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm và thoát hiểm. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường, thu gom, lưu trữ và chuyển chất thải đến nơi tiếp nhận để xử lý theo quy định.

4. Chỉ rời phương tiện khi được phép của người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc chủ phương tiện.

5. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ THEO CHỨC DANH THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Điều 6. Thuyền trưởng

Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc đoàn phương tiện, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Quản lý, bảo đảm an toàn về người, phương tiện và tài sản trên phương tiện; nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời hạn hoạt động và chu kỳ sửa chữa của phương tiện.

2. Quản lý sổ nhật ký hành trình, danh bạ thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có) và sổ sách, giấy tờ cần thiết khác của phương tiện, tổ chức việc ghi chép và thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách.

3. Tổ chức giao nhận hàng hóa, phục vụ hành khách theo lệnh điều động hoặc hợp đồng vận chuyển và các quy định hiện hành.

4. Tổ chức phân công, giám sát, đôn đốc thuyền viên hoàn thành nhiệm vụ.

5. Chỉ được đón, trả khách, xếp dỡ hàng hóa ở những nơi đã quy định, trừ trường hợp gặp nạn hoặc bất khả kháng.

6. Khi phương tiện bị tai nạn, phải thực hiện mọi biện pháp cấp cứu có hiệu quả nhất; nếu phương tiện bị chìm đắm, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời phương tiện sau khi đã thi hành mọi biện pháp cứu người, tài sản, hàng hóa và các giấy tờ cần thiết của phương tiện, trừ trường hợp phương tiện chìm hẳn.

7. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia tìm kiếm, cứu nạn, phải chấp hành lệnh điều động, tổ chức tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đối với thuyền viên, hành khách và phương tiện do mình chỉ huy.

8. Phương tiện đang hoạt động nếu có trường hợp sinh đẻ, tử vong hoặc ốm đau, tai nạn, thuyền trưởng phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định như sau:

a) Khi có người ốm đau, tai nạn, phải tổ chức sơ cứu cho nạn nhân, nếu nghiêm trọng phải kịp thời đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất;

b) Khi có người sinh đẻ hoặc tử vong, phải lập biên bản với sự tham gia của 02 (hai) nhân chứng. Biên bản sinh con phải thể hiện rõ nội dung thời gian sinh, giới tính và tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Biên bản tử vong phải ghi rõ những tài sản, giấy tờ kèm theo của người chết; phải quản lý biên bản và tài sản đó để giao lại cho chính quyền địa phương và thân nhân người chết.

9. Khi rời phương tiện, phải trực tiếp bàn giao nhiệm vụ cho thuyền phó hoặc người được ủy quyền; trường hợp vắng mặt từ một ca làm việc trở lên, phải bàn giao bằng văn bản; nếu không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ, phải giao quyền chỉ huy cho thuyền phó đồng thời phải báo cáo ngay cho chủ phương tiện.

10. Trường hợp chuyển giao nhiệm vụ cho người khác theo yêu cầu của chủ phương tiện, phải lập biên bản nêu rõ hiện trạng thuyền viên, trạng thái kỹ thuật phương tiện, trang thiết bị, tài sản, số hành khách, sổ sách, giấy tờ, tài liệu có liên quan của phương tiện. Biên bản bàn giao mỗi bên giữ một bản, gửi chủ phương tiện một bản.

11. Tổ chức phân công, thực hiện kê khai các nội dung theo yêu cầu và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi phương tiện chuẩn bị cập, rời cảng, bến. Trước khi khởi hành, phải có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng chức danh trên phương tiện; trước giờ rời cảng, bến phải kiểm tra, đôn đốc các bộ phận thuyền viên có liên quan chuẩn bị đầy đủ nguyên, nhiên, vật liệu, lương thực, thực phẩm, thuốc men phục vụ chuyến đi; chỉ rời cảng, bến khi phương tiện bảo đảm an toàn, chuẩn bị đầy đủ cho chuyến đi và được phép của cơ quan có thẩm quyền.

12. Trực tiếp phụ trách một ca làm việc, trực tiếp điều khiển phương tiện qua những khu vực nguy hiểm; ngoài giờ đi ca, nếu thuyền phó hoặc máy trưởng đề nghị, thuyền trưởng phải có mặt ở vị trí chỉ huy để kịp thời giải quyết công việc.

13. Thực hiện nhiệm vụ của thuyền phó nếu không có cơ cấu chức danh thuyền phó trên phương tiện.

14. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thuyền trưởng có quyền:

a) Đề nghị thay đổi hoặc không tiếp nhận thuyền viên làm việc trên phương tiện nếu xét thấy không đủ tiêu chuẩn quy định;

b) Buộc thuyền viên rời khỏi phương tiện nếu có những hành vi không chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng hoặc vi phạm nội quy, quy định khi làm việc;

c) Từ chối cho phương tiện thực hiện chuyển đi nếu xét thấy phương tiện, điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường không đủ điều kiện hoạt động hoặc không đảm bảo an toàn.

Điều 7. Thuyền phó

Thuyền phó là người giúp việc thuyền trưởng, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Trực tiếp phụ trách các công việc thuộc bộ phận boong. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị luôn ở trạng thái kỹ thuật tốt, sẵn sàng hoạt động, khi phát hiện có sự cố phải lập tức báo cáo thuyền trưởng.

2. Lập kế hoạch chuyến đi, phân công trực ca trình thuyền trưởng duyệt, thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, giám sát thuyền viên thực hiện đúng kế hoạch chuyến đi và nhiệm vụ trực ca.

3. Kiểm tra điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện trước khi khởi hành; đề nghị thuyền trưởng từ chối khởi hành chuyến đi nếu xét thấy không đảm bảo điều kiện an toàn của hành khách, hàng hóa xếp dỡ trên phương tiện.

4. Cùng với máy trưởng phân cóng, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát các công việc chuẩn bị khởi hành, nếu có thiếu sót phải khắc phục và báo cáo thuyền trưởng.

5. Phụ trách việc tổ chức phục vụ, hướng dẫn hành khách lên, xuống phương tiện, đi lại trên phương tiện và sắp xếp đúng chỗ ngồi, chỗ nằm theo quy định để bảo vệ an toàn cho phương tiện, tài sản trên phương tiện và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phục vụ ăn uống, sinh hoạt cho hành khách theo quy định đối với phương tiện chở khách.

6. Trực tiếp phụ trách một ca làm việc. Trực tiếp điều khiển phương tiện khi được phân công.

7. Thay thế thuyền trưởng quản lý phương tiện khi thuyền trưởng vắng mặt.

8. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng giao.

Điều 8. Thủy thủ

Thủy thủ là người chịu sự lãnh đạo của thuyền trưởng và người phụ trách ca, có trách nhiệm sau đây:

1. Thực hiện các công việc cần thiết cho phương tiện rời bến, cập bến; kiểm tra cầu cho hành khách lên, xuống phương tiện được an toàn.

2. Thường xuyên có mặt ở vị trí đã được phân công để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.

3. Trực tiếp điều khiển phương tiện và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được thuyền trưởng hoặc người phụ trách trực tiếp giao.

Điều 9. Máy trưởng

Máy trưởng là người giúp việc thuyền trưởng, trực tiếp phụ trách bộ phận máy và có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Quản lý, nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống động lực; tổ chức phân công, giám sát thuyền viên bộ phận máy trong quá trình vận hành.

2. Thực hiện đầy đủ quy định về vận hành máy móc, thiết bị; tổ chức bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hạng mục công việc được phép làm của máy móc, thiết bị để bảo đảm hệ thống máy hoạt động có hiệu quả.

3. Trực tiếp phụ trách một ca máy. Ngoài giờ đi ca, khi cần thiết phải có mặt ở buồng máy để kịp thời giải quyết công việc theo yêu cầu của thuyền trưởng hoặc đề nghị của máy phó.

4. Trường hợp xét thấy nếu thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.

5. Được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng.

6. Quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật thuộc bộ phận máy và tổ chức ghi chép sổ nhật ký máy.

7. Thực hiện nhiệm vụ của máy phó nếu không có cơ cấu chức danh máy phó trên phương tiện.

Điều 10. Máy phó

Máy phó là người giúp việc máy trưởng, có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

1. Bảo đảm sự hoạt động bình thường của các máy phụ (nếu có), hệ thống trục chân vịt và máy lái.

2. Lập kế hoạch công tác của bộ phận máy để máy trưởng duyệt, trực tiếp bố trí công việc, phân công trực ca đối với thuyền viên thuộc bộ phận máy.

3. Trực tiếp phụ trách một ca máy.

4. Trường hợp xét thấy thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.

5. Trong ca làm việc, được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc, thuyền trưởng và máy trưởng.

6. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng giao.

Điều 11. Thợ máy

Thợ máy là người chịu sự lãnh đạo của máy trưởng và người phụ trách ca máy, có trách nhiệm sau đây:

1. Trong khi đi ca phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đã được phân công; theo dõi các thông số kỹ thuật, tình hình hoạt động của máy, nếu thấy không bình thường phải báo cáo phụ trách ca máy.

2. Thường xuyên làm vệ sinh máy và buồng máy; tham gia bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu của máy trưởng.

3. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được máy trưởng hoặc phụ trách ca máy giao.

Điều 12. Người lái phương tiện

Người lái phương tiện có trách nhiệm:

1. Quản lý người, phương tiện, tài sản, các giấy tờ có liên quan đến phương tiện do mình lái.

2. Nắm vững tình hình luồng lạch và điều kiện an toàn của cảng, bến nơi phương tiện hoạt động.

3. Kiểm tra phương tiện, các trang thiết bị an toàn cho người và phương tiện. Trước khi khởi hành phải sắp xếp người, hàng hóa đảm bảo phương tiện ổn định, an toàn.

4. Khi phương tiện bị tai nạn phải kịp thời cứu người, phương tiện, hàng hóa và là người cuối cùng rời phương tiện nếu phương tiện bị chìm đắm.

5. Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia tìm kiếm cứu nạn, phải chấp hành lệnh điều động, tổ chức tham gia cứu nạn nếu việc làm này không gây nguy hiểm đến người, hàng hóa, phương tiện do mình lái.

Điều 13. Thuyền viên tập sự

Thuyền viên tập sự chịu sự quản lý của thuyền trưởng. Thuyền viên tập sự ở chức danh nào trên phương tiện phải thực hiện phạm vi trách nhiệm của chức danh đó và có trách nhiệm sau đây:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung đối với thuyền viên.

2. Tham gia làm việc, sinh hoạt trên phương tiện theo sự phân công, hướng dẫn của thuyền trưởng hoặc máy trưởng hay người được thuyền trưởng hoặc máy trưởng ủy quyền.

3. Chỉ được sử dụng, vận hành máy, trang thiết bị trên phương tiện khi có sự giám sát của người trực tiếp hướng dẫn.

Chương III

ĐẢM NHIỆM CHỨC DANH THUYỀN VIÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Điều 14. Đảm nhiệm chức danh thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

1. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng tư được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau:

a) Phương tiện chở khách ngang sông cỡ nhỏ theo Quy phạm giám sát kỹ thuật và đóng phương tiện thủy nội địa cỡ nhỏ;

b) Phương tiện chở khách có sức chở đến 20 (hai mươi) khách;

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 100 tấn;

d) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 100 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 400 sức ngựa.

2. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:

a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 50 (năm mươi) khách;

b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa;

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 500 tấn;

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn;

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

3. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện sau đây:

a) Phương tiện chở khách có sức chở đến 100 (một trăm) khách;

b) Phà có sức chở đến 100 (một trăm) khách và đến 350 tấn hàng hóa;

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần đến 1000 tấn;

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 1500 tấn;

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, đ khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.

4. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của các loại phương tiện.

5. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng hạng thấp hơn.

6. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thuyền phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh thuyền trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được đảm nhiệm chức danh thủy thủ.

7. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhất được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của các loại phương tiện.

8. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng nhì được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 3000 sức ngựa.

9. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng ba được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của phương tiện lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

10. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hạng cao hơn được đảm nhiệm chức danh máy trưởng của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng hạng thấp hơn.

11. Thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh máy phó của loại phương tiện được quy định cho chức danh máy trưởng cao hơn một hạng; thuyền viên có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được đảm nhiệm chức danh thợ máy.

12. Thuyền viên có chứng chỉ thủy thủ được đảm nhiệm chức danh thủy thủ của các loại phương tiện.

13. Thuyền viên có chứng chỉ thợ máy được đảm nhiệm chức danh thợ máy của các loại phương tiện.

14. Người có chứng chỉ lái phương tiện được trực tiếp điều khiển phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc phương tiện có sức chở đến 12 (mười hai) người hoặc bè.

15. Người điều khiển phương tiện cao tốc, phương tiện đi ven biển, người làm việc trên phương tiện đi ven biển, phương tiện chở xăng dầu, chở hóa chất, chở khí hóa lỏng, ngoài giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ quy định theo chức danh, phải có chứng chỉ chuyên môn đặc biệt tương ứng.

Điều 15. Bố trí chức danh thuyền viên

1. Việc bố trí các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa và lập danh bạ thuyền viên tuân thủ theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp phương tiện thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều biểu định biên thuyền viên khác nhau, chủ phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân thuê phương tiện phải bố trí chức danh, định biên thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa của biểu định biên thuyền viên có chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy nội địa cao nhất.

3. Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phải được mang theo người khi hành nghề.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH BIÊN AN TOÀN TỐI THIỂU TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA

Điều 16. Định biên

Các biểu quy định tại Điều 18 của Thông tư này là định biên an toàn tối thiểu chức danh thuyền viên trên phương tiện phù hợp với giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn để điều khiển phương tiện theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014, sau đây gọi chung là biểu định biên thuyền viên.

Điều 17. Phân nhóm phương tiện

1. Nhóm I

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 100 (một trăm) khách.

b) Phà có sức chở trên 100 (một trăm) khách và trên 350 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1500 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 3000 sức ngựa.

2. Nhóm II

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách.

b) Phà có sức chở trên 50 (năm mươi) khách đến 100 (một trăm) khách và trên 250 đến 350 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1000 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 800 tấn đến 1500 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 250 sức ngựa đến 1000 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa.

3. Nhóm III

a) Phương tiện chở khách, phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi, phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc có sức chở trên 12 (mười hai) khách đến 50 (năm mươi) khách.

b) Phà có sức chở đến 50 (năm mươi) khách và đến 250 tấn hàng hóa.

c) Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn.

d) Đoàn lai có trọng tải toàn phần đến 800 tấn.

đ) Phương tiện không thuộc các điểm a, b, c, d khoản này lắp máy trong có tổng công suất máy chính trên 100 sức ngựa đến 250 sức ngựa hoặc phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa.

Điều 18. Biểu định biên thuyền viên

1. Phương tiện chở khách

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Máy trưởng

1

1

1

3

Thủy thủ

2

1

1

4

Thợ máy

1

1

Tổng cộng

5

4

3

a) Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

b) Phương tiện thuộc nhóm I hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km có thể bố trí giảm 01 (một) thủy thủ.

c) Phương tiện thuộc nhóm II hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 100 km không nhất thiết phải bố trí thợ máy.

2. Phương tiện chở hàng

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Máy trưởng

1

1

1

3

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

1

Tổng cộng

3

3

2

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

3. Phà

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Máy trưởng

1

1

1

3

Thủy thủ

4

3

1

Tổng cộng

6

5

3

Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính đến 1000 sức ngựa hoặc lắp máy trong có tổng công suất máy chính đến 250 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có chứng chỉ thợ máy. Phương tiện lắp máy ngoài có tổng công suất máy chính trên 1000 sức ngựa đến 3000 sức ngựa không nhất thiết phải bố trí máy trưởng, nhưng thuyền trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng phù hợp với tổng công suất máy chính.

4. Phương tiện lai

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Máy trưởng

1

1

1

3

Thủy thủ hoặc thợ máy

1

1

Tổng cộng

3

3

2

5. Phương tiện bị lai

a) Số lượng thuyền viên trên đoàn lai có một phương tiện bị lai, căn cứ trọng tải toàn phần của từng loại phương tiện được xác định như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thủy thủ

2

1

1

b) Đoàn lai kéo có nhiều loại phương tiện bị lai có số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc được xác định bằng tổng số thuyền viên phải bố trí trên từng phương tiện bị lai theo quy định tại điểm a khoản này.

c) Đoàn lai áp mạn, lai đẩy có từ hai phương tiện bị lai trở lên có số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc được xác định như sau: phương tiện bị lai thứ nhất bố trí số lượng thuyền viên theo quy định tại điểm a khoản này, từ phương tiện bị lai thứ hai trở đi cứ thêm 01 (một) phương tiện bị lai phải bố trí thêm 01 (một) thuyền viên.

6. Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm

a) Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm tự hành

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

1

1

Tổng cộng

7

6

4

b) Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm không tự hành bị lai

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thủy thủ

4

3

2

c) Phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm không tự hành được neo tại một vị trí cố định không phải bố trí định biên.

7. Nhà hàng nổi, khách sạn nổi

a) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi tự hành

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

1

1

Tổng cộng

7

6

4

b) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi không tự hành bị lai

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thủy thủ

4

3

2

c) Nhà hàng nổi, khách sạn nổi không tự hành được neo tại một vị trí cố định không phải bố trí định biên.

8. Phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Thủy thủ

2

1

1

5

Thợ máy

1

1

1

Tổng cộng

6

5

4

a) Phương tiện thuộc nhóm I, II hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km không nhất thiết phải bố trí chức danh thuyền phó, thợ máy và nếu lắp từ 02 (hai) máy trở lên không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng.

b) Phương tiện thuộc nhóm III hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km hoặc lắp máy ngoài không nhất thiết phải bố trí chức danh thợ máy. Trường hợp lắp từ 02 (hai) máy trở lên, hoạt động trên tuyến với khoảng cách giữa hai đầu tuyến không quá 15 km không nhất thiết phải bố trí chức danh máy trưởng.

9. Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa, có sức chở đến 12 (mười hai) người

Số TT

Chức danh

Số lượng

1

Người lái phương tiện

1

Tổng cộng

1

10. Phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, có sức chở đến 12 (mười hai) người

Số TT

Chức danh

Số lượng

1

Thuyền trưởng hạng tư

1

Tổng cộng

1

11. Phương tiện đi ven biển mang cấp VR-SB

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Máy trưởng

1

1

1

3

Thủy thủ

1

1

1

4

Thợ máy

1

Tổng cộng

4

3

3

a) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá một ca làm việc nhưng dưới hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

1

1

1

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

1

1

5

Thủy thủ

1

1

1

6

Thợ máy

1

Tổng cộng

6

5

4

b) Đối với chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một ca làm việc

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó

2

2

2

3

Máy trưởng

1

1

1

4

Máy phó

2

1

5

Thủy thủ

2

1

1

6

Thợ máy

1

Tổng cộng

9

6

5

c) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần Trên 5000 tấn đến 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một chuyến hành trình

1

Thuyền trưởng

1

2

Thuyền phó

2

3

Máy trưởng

1

4

Máy phó

2

5

Thủy thủ

3

6

Thợ máy

2

Tổng cộng

11

d) Đối với phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 10000 tấn, nếu chuyến hành trình có tổng thời gian vượt quá hai ca làm việc phải bố trí như sau:

Số TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu trong một chuyến hành trình

1

Thuyền trưởng

1

2

Thuyền phó

2

3

Máy trưởng

1

4

Máy phó

2

5

Thủy thủ

4

6

Thợ máy

2

Tổng cộng

12

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Bãi bỏ Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa và Thông tư số 04/2017/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này;

b) Phát hành, quản lý thống nhất việc sử dụng sổ nhật ký phương tiện bằng số sê ri trong phạm vi toàn quốc.

2. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương.

3. Cơ quan cấp sổ nhật ký phương tiện: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Sở Giao thông vận tải: Cảng vụ Hàng hải hoặc đại diện Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực hoặc đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải.

4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như khoản 4 Điều 20;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Các Cục, Tổng cục, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Lgđt).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Nhật

MINISTRY OF TRANSPORT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 39/2019/TT-BGTVT

Hanoi, October 15, 2019

 

CIRCULAR

PRESCRIBING RESPONSIBILITIES OF OWNERS, CREW MEMBERS, OPERATORS, HOLDING OF VESSEL CREW MEMBER POSTS AND MINIMUM SAFE MANNING ABOARD INLAND WATERWAY VESSELS

Pursuant to the Law on Inland Waterway Traffic dated June 15, 2004 and the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Inland Waterway Traffic dated June 17, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Shipping;

Upon the request of the Director of the Department of Organization and Personnel, and the Director of the Vietnam Domestic Water Administration;

Minister of Transport hereby promulgates the Circular prescribing responsibilities of owners, crew members, operators, holding of vessel crew member posts and minimum safe manning aboard inland waterway vessels.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular deals with responsibilities of owners, crew members, operators, holding of vessel crew member posts and minimum safe manning aboard inland waterway vessels.

Article 2. Subjects of application

1. This Circular shall apply to owners, crew members, operators of inland waterway vessels, and entities or persons involved in responsibilities and holding of vessel crew member posts and minimum safe manning aboard inland waterway vessels.

2. This Circular shall not apply to those vessels performing national defence and security duties.

Article 3. Interpretation

For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:

1. Duty shift refers to the portion of the day that crew members holding various designated ranks aboard inland waterway vessels are on duty, and that does not exceed 08 working hours.

2. Voyage refers to the time that a vessel departs from the first (departure) port or terminal, and arrives at the last (destination) port or terminal.

3. Server or attendant refers to a person working aboard a vessel, but not on duty as a vessel crew member or operator.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Ferry refers to an inland waterway vessel designed to carry road vehicles, passengers and cargoes to cross from one bank to the other.

Chapter II

RESPONSIBILITIES OF OWNERS, CREW MEMBERS AND OPERATORS OF INLAND WATERWAY VESSELS

Section 1. JOINT RESPONSIBILITIES OF OWNERS, CREW MEMBERS AND OPERATORS OF INLAND WATERWAY VESSELS

Article 4. Responsibilities of owners, institutional or individual charterers of inland waterway vessels

1. Bear responsibility for vessel operational conditions as provided by laws. Render vessel care, maintenance and repair services in accordance with the respective law on ship register and inspection.

2. Create the crew directory by using the form given in the Appendix I hereto, and create the logbook necessary for a vessel which is at least 250 tons gross or a vessel carrying at least 50 (fifty) passengers by using the form given in the Appendix II hereto.

3. Ensure that the minimum number of posts that crew members hold aboard a vessel is equal to or greater than the number of crew members stipulated in Article 18 herein; in case a vessel is underway for more than one day, they shall be responsible for organizing and arranging work in a logical manner in order to ensure conformance to working time regulations set forth in the Labor Code.

4. In addition to maritime posts that crew members can hold as prescribed in the minimum safe manning regulations laid down in Article 18 herein, where necessary, they may hire additional crew members or designate more posts, including: Nurses, telegraphers, divers, backhoe dredge operators, suction dredge operators, winch operators, attendants and others, in order to conform to working requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Provide occupational safety and hygiene conditions for crew members and holders of other posts aboard vessels.

7. Prevent environmental pollution, collect, store and transport waste to receiving places to get them disposed of in accordance with regulations in force.

8. Provide professional skill training and refresher courses; provide crew members and cadets with drills or practices so that they can successfully deal with emergencies.

9. Assume other responsibilities prescribed by law.

Article 5. Responsibilities of crew members and operators of inland waterway vessels

1. Comply with domestic laws of Vietnam, international treaties of which Vietnam is a member state and foreign laws of the countries where Vietnamese-flag vessels are underway.

2. Comply with labor discipline, fully implement post-specific responsibilities at work, strictly obey orders of the master and direct commander, fully carry out procedures for handing over and receiving shifts, and recording data in logbooks in a full and legible manner.

3. Provide passengers with instructions on how to use fire-fighting and life-saving equipment needed in case of vessel sinking, emergency exits or other emergency situations. Prevent environmental pollution, collect, store and transport waste to receiving places to get them disposed of in accordance with regulations in force.

4. Leave vessels only after receiving permission from the top commander or the owner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 2. SPECIFIC RESPONSIBILITIES SPECIFIC TO POSTS OF CREW MEMBERS AND OPERATORS OF INLAND WATERWAY VESSELS

Article 6. Master

Master is the person having the supreme authority on board a single vessel or an entire fleet, and shall have the following rights and responsibilities:

1. Manage and ensure safety for humans, equipment and property aboard vessels; thoroughly grasp technical conditions, useful life and frequency of repair of vessels.

2. Manage logbooks, crew directories and passenger lists (if any), books and other necessary documents, administer data input and carry out the regular monitoring of entries in vessel books or records.

3. Administer delivery and receipt of cargoes, provision of services to customers according to shifting orders or transport contracts and other regulations in force.

4. Administer assignment of tasks, oversee and push crew members for fulfillment of their assigned duties.

5. Pick up, leave passengers, load or unload goods at prescribed places, except when the ship is in distress or force majeure events take place.

6. In case of his/her vessel’s accident, he/she must take the most effective emergency response actions; while aboard a sunken vessel, the master must be the last person abandoning the vessel after taking all possible actions to save humans, property, cargoes and other necessary documents aboard the vessel, except when the vessel is entirely sunk.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. While a vessel is operating on the water, if a passenger is giving birth, dead, sick, or is involved in an accident, the master shall be responsible for dealing with these situations in accordance with the following regulations:

a) If a passenger aboard the vessel gets sick or is involved in an accident, first aid services must be provided. Depending on the seriousness of the situation, he/she must be promptly taken to the nearest healthcare establishment to receive emergency care services.

b) If a passenger aboard a vessel is giving birth or dead, a report on the case must be made and certified by 02 (two) witnesses. The childbirth report must clarify the labour time, child’s sex and health condition of both mother and infant. The death report must clarify the deceased’s belongings and documents. He/she shall take control of the report and these belongings before transferring them to a local authority and the deceased's relatives.

9. When leaving his/her vessel, he/she must entrust the master’s mate or the authorized person with his/her assigned tasks; if he/she is away for at least a shift period, a written handover report form must be made; if he/she is unable to continue to undertake his/her assigned duties, he/she will have to transfer his/her command authority to the master’s mate and immediately sending a report on this to the vessel’s owner.

10. If he/she transfers his/her duties to others upon the vessel owner’s request, an assessment report clearly describing current conditions of crew members, technical condition of the vessel, equipment, property, the number of passengers aboard the vessel, related records and documents on board the vessel. A copy of the handover report must be kept by the transferor, transferee and sent to the vessel owner.

11. Take charge of assigning tasks to his/her junior staff, providing information required by, and issuing notices to, competent regulatory authorities before his/her vessel arrives or leaves a port or terminal. Prior to departure, a staff duty roster showing duties that each crew member must perform onboard the vessel must be available. Before the vessel leaves a port or terminal, he/she is obliged to push related departments to which crew members are managed for ensuring an adequate amount of bunkers, fuel, materials, food and medical supplies necessary for a voyage. He/she may allow the vessel to leave a port or terminal only if the vessel conforms to safety regulations, all necessary arrangements for the voyage are made, and competent regulatory authority's permission is obtained.

12. Directly undertake a work shift, directly maneuver the vessel through dangerous water areas. After finishing his/her scheduled shift, if there is a request made by the master’s mate or the chief engineer, the master must be present at the commanding position to deal with issues that may arise in a timely manner.

13. Perform duties assigned to the master’s mate in default of the post of master's mate aboard the vessel.

14. Within the ambit of his/her position, the master may be accorded the following powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Force any crew member to leave the vessel if this crew member fails to comply with the master’s command or is in breach of the vessel’s rules and regulations;

c) Refuse to allow the vessel to take a voyage if he/she judges that vessel-related, climatic, hydrographic and environmental conditions are not satisfied or may pose safety risks.

Article 7. Master’s mate

The master’s mate is an assistant to the master, having the following rights and responsibilities:

1. Directly take charge of deck duties. Carry out regular inspections to ensure technical facilities are always in good condition and ready for use, and immediately inform any technical failure or errors to the master.

2. Prepare the voyage plan and the shift roster for submission to the master to seek his/her approval, regularly push, instruct and supervise crew members to ensure conformity with the voyage plan and watchstanding duties.

3. Check safety conditions of passengers and cargoes loaded on the vessel before departure; request the master to prevent the vessel from starting a journey if he/she finds that requirements for safety for passengers and cargos on board the vessel are unmet.

4. Collaborate with the chief engineer in assigning, expediting, guiding and overseeing necessary preparations before the start of a journey, and take corrective actions and report to the master on any defect that may exist.

5. Take charge of providing services to passengers and instructing them to get on and off the vessel, move aboard the vessel, and arranging correct seats or beds according to regulations to protect safety for the vessel or property onboard and ensure traffic safety and order, and providing meals and necessary supplies for passengers in accordance with regulations applied to passenger carrying vessels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Act on behalf of the master to manage the vessel in his/her absence.

8. Perform other duties assigned by the master.

Article 8. Seafarer

A seafarer is under the leadership of the master and shift supervisor, bearing the following responsibilities:

1. Make necessary preparations for departure and arrival of the vessel; check the vessel’s accommodation ladder or gangway to ensure safety for passengers getting on and off the vessel.

2. Always be present in designated areas to be in position to respond to any situation that may take place.

3. Directly maneuver the vessel and perform several duties assigned by the master or the direct supervisor.

Article 9. Chief engineer

1. Manage and thoroughly understand technical condition of the propulsion system; assign and supervise crew members under the control of the engine department during the vessel’s operation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Directly undertake an engine shift. After doing his/her shift, when necessary, he/she must be present at the engine room to take prompt actions upon the request of the master and the master’s mate.

4. On seeing that execution of the order from the direct commander in the nautical bridge may cause any failure to an engine part, he/she must inform the shift supervisor or the master. If that order remains in effect, he/she must obey it and record his/her execution in the engine-room logbook with the order giver’s certification.

5. Have the right to make decision to shut down a part of the engine or the entire engine system in case of unsafety; on seeing that the ongoing operation of the engine is likely to cause a serious failure or incident, he/she must immediately order shutdown of the engine, and reporting to the shift supervisor and the master.

6. Manage technical documents and records of the engine department and carry out data input in the engine room logbook.

7. Perform the second engineer’s assigned duties in default of the post of second engineer onboard the vessel.

Article 10. Second engineer

The second engineer is an assistant to the chief engineer, having the following rights and responsibilities:

1. Ensure normal working condition of auxiliary engines (if any), the propeller shaft system and the rudder or steering gear of the vessel.

2. Prepare the work schedule of crew members under the control of the engine department for submission to the chief engineer to seek his/her approval, directly assign engine department’s crew members to specific work and watchkeeping duties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. On seeing that execution of the order from the direct commander in the nautical bridge may cause any failure to engine parts, he/she must inform the shift supervisor or the master. If that order remains in effect, he/she must obey it and record his/her execution in the engine-room logbook with the order giver’s certification.

5. During his/her work shift, have the right to make decision to shut down a part of the engine or the entire engine system in case of unsafety; on seeing that the ongoing operation of the engine is likely to inflict a serious failure or incident, he/she must immediately order shutdown of the engine, and reporting to the shift supervisor, the master and the chief engineer.

6. Perform other duties assigned by the chief engineer.

Article 11. Machinist

The machinist is under the leadership of the master and the shift supervisor, bearing the following responsibilities:

1. While on shift duty, fulfill assigned duties; keep track of technical parameters and operational condition of the engine to inform the engine shift supervisor if there is any malfunction.

2. Regularly clean the engine and the engine room; participate in provision of maintenance, care and repair services upon the chief engineer’s request.

3. Perform a number of other duties assigned by the chief engineer or the engine shift supervisor.

Article 12 Vessel operator

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Manage persons, vessel, property and other documents relating to the vessel that he/she operates.

2. Know well about navigable channels and safety conditions of ports or terminals where the vessel is operating.

3. Check the vessel and safety equipment for humans and the vessel. Prior to departure, arrange passengers or cargos to ensure stability and safety for the vessel.

4. When the vessel is in distress, he/she must take immediate action to rescue humans, the vessel, cargos and must be the last one to abandon the vessel if the vessel is sunken.

5. Upon receipt of a distress signal or a competent regulatory authority’s commissioning order to participate in search and rescue missions, he/she shall be obligated to comply with such order and decide to participate in such rescue if it does not inflict any danger to humans, cargos or the vessel itself that he/she operates.

Article 13. Cadet

A cadet is under the supervision of the master. A cadet holding a post on board the vessel must performed duties within his/her scope of such post and have the following responsibilities:

1. Strictly comply with general regulations applied to crew members.

2. Work and live on board the vessel according to the task assignment and instructions of the master or the chief engineer or the person authorized by the master or the chief engineer.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

HOLDING OF THE POST OF CREW MEMBERS ON BOARD INLAND WATERWAY VESSELS

Article 14. Holding of the post of crew members and operators on board inland waterway vessels

1. Crew members holding the Master’s Level-IV Certificate of Competency may take up the post of a master of the following vessels:

a) Small-sized vessels carrying passengers across rivers prescribed in the Regulation on Technical Supervision and building of small-sized inland waterway vessels;

b) Passenger carrying vessels having the maximum loading capacity of up to 20 (twenty) passengers;

c) Cargo vessels of up to 100GT;

d) Vessels that are not covered by regulations laid down in point a, b and c of this clause and fitted with inboard main engines of up to 100HP or outboard main engines of 400HP.

2. Crew members holding the Master’s Level-III Certificate of Competency may take up the post of a master of the following vessels:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Ferries having the maximum loading capacity of 50 (fifty) passengers and 250 tons of freight;

c) Cargo vessels of up to 500GT;

d) Towing fleet of up to 800GT;

dd) Vessels that are not covered by regulations laid down in point a, b, c and d of this clause and fitted with inboard main engines of up to 250HP or outboard main engines of 1000HP.

3. Crew members holding the Master’s Level-II Certificate of Competency may take up the post of a master of the following vessels:

b) Passenger carrying vessels having the maximum loading capacity of up to 100 (fifty) passengers;

b) Ferries having the maximum loading capacity of 100 (one hundred) passengers and 350 tons of freight;

c) Cargo vessels of up to 1,000GT;

d) Towing fleet of up to 1,500GT;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Any crew member holding the Master’s Level-I Certificate of Competency may take up the post of a master commanding vessels of all kinds:

5. Any crew member holding the Master’s higher-level Certificate of Competency may take up the post of a master of the vessel which is put under the command as legally given to the post of a crew member holding the Master’s lower-level Certificate of Competency as stipulated in existing regulations.

6. Any crew member holding the Master’s Certificate of Competency may take up the post of the master’s mate of the vessel which is put under the command as given to the post of crew member holding the Master’s immediately higher-class Certificate of Competency; any crew member holding the Master's Certificate of Competency may take up the seafarer’s post.

7. Any crew member holding the Chief Engineer’s Level-I Certificate of Competency may take up the chief engineer post of vessels of all kinds.

8. Any crew member holding the Chief Engineer’s level-II Certificate of Competency may take up the Chief Engineer post of the vessel fitted with the inboard main engine of up to 1,000HP or the outboard main engine of up to 3,000HP.

9. Any crew member holding the Chief Engineer’s level-III Certificate of Competency may take up the Chief Engineer post of the vessel fitted with the inboard main engine of up to 250HP or the outboard main engine of up to 1,000HP.

10. Any crew member holding the Chief Engineer’s higher-level Certificate of Competency may take up the Chief Engineer post of the vessel which is put under the command as legally given to the post of a crew member holding the Chief Engineer’s lower-level Certificate of Competency as stipulated in existing regulations.

11. Any crew member holding the Chief Engineer’s Certificate of Competency may take up the post of the second engineer of the vessel which is put under the command as legally given to the post of crew member holding the Chief Engineer’s immediately higher-class Certificate of Competency; any crew member holding the Chief Engineer's Certificate of Competency may take up the machinist post.

12. Any crew member holding the Seafarer’s Certificate of Competency may take up the seafarer post aboard vessels of all kinds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. Any person holding the Operator’s Certificate of Competency may directly operate the non-motorized vessel of up to 15GT or the vessel propelled by an engine of up to 15HP or the vessel having the loading capacity of 12 (twelve) passengers, or rafts.

15. In addition to holding certificates of competency or other professional credentials relevant to their posts as provided in regulations in force, operators of high-speed vessels, near-coastal vessels, workers on board near-coastal vessels, vessels carrying oil and petroleum, chemicals or liquefied gas must hold respective special professional certificates.

Article 15. Placement of crew members

1. Placement and manning of crew members on board inland waterway watercraft and compilation of a crew directory shall conform to regulations laid down herein and other relevant ones.

2. In case where there are various manning charts available on a vessel, the owner or charterer of that vessel must use the manning chart containing the greatest number of crew members holding posts or other crew members to place crew members holding posts and determine the manning scale on board inland waterway vessels.

3. Certificates of competency and professional credentials must be carried with crew members on board inland waterway vessels.

Chapter IV

REGULATIONS ON MINIMUM MANNING REQUIREMENTS OF INLAND WATERWAY VESSELS

Article 16. Manning

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Grouping of inland waterway vessels

1. Group I

a) Passenger carrying vessels, overnight tourist vessels, floating restaurants, floating hotels, hydrofoil vessels or high-speed vessels having the loading capacity of greater than 100 (one hundred) passengers.

b) Ferries carrying more than 100 (one hundred) of passengers and more than 350 tons of freight.

c) Cargo vessels of up to 1,000GT.

d) Towing fleet of up to 1,500GT.

dd) Vessels that are not covered by regulations laid down in point a, b, c and d of this clause and are fitted with inboard main engines of greater than 1,000HP or outboard main engines of greater than 3,000HP.

2. Group II

a) Passenger carrying vessels, overnight tourist vessels, floating restaurants, floating hotels, hydrofoil vessels or high-speed vessels carrying between more than 50 (fifty) passengers and 100 (one hundred) passengers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cargo vessels of between more than 500 GT to 1,000GT.

d) Towing fleet of between more than 800GT and 1,500GT.

dd) Vessels that are not covered by regulations laid down in point a, b, c and d of this clause and are fitted with inboard main engines of between greater than 250HP and 1,000HP, or outboard main engines of between greater than 1,000HP and 3,000HP.

3. Group III

a) Passenger carrying vessels, overnight tourist vessels, floating restaurants, floating hotels, hydrofoil vessels or high-speed vessels carrying between more than 12 (twelve) passengers and 50 (fifty) passengers.

b) Ferries having up to 50 (fifty) of passengers and 250 tons of freight.

c) Cargo vessels of between more than 15 GT and 500GT.

d) Towing fleet of up to 800GT.

dd) Vessels that are not covered by regulations laid down in point a, b, c and d of this clause and are fitted with inboard main engines of between greater than 100HP and 250HP, or outboard main engines of up to 1,000HP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Passenger carrying vessels

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

Group II

Group III

1

Master

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

2

Chief engineer

1

1

1

3

Seafarer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

4

Machinist

1

1

 

 

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

3

a) Vessel fitted with the outboard main engine of up to 1,000HP or the inboard main engine of up to 250HP shall not need to be manned by a machinist, but shall be subject to the requirement under which the master must hold the machinist’s certificate of competency. a) Vessel fitted with the outboard main engine of between 1,000HP and 3,000HP shall not need to be manned by a chief engineer, but shall be subject to the requirement under which the master must hold the chief engineer’s certificate of competency corresponding to total main engine capacity.

b) Group-I vessel taking a voyage at the maximum distance of 100km between departure and arrival points may reduce the manning scale by 01 (one) seafarer.

c) Group-II vessel taking a voyage at the maximum distance of 100km between departure and arrival points shall not need to be manned by a machinist.

2. Cargo vessels

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Group II

Group III

1

Master

1

1

1

2

Chief engineer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

3

Seafarer or machinist

1

1

 

 

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

2

Vessel fitted with the outboard main engine of up to 1,000HP or the inboard main engine of up to 250HP shall not need to be manned by the chief engineer, but shall be subject to the requirement under which the master must hold the machinist’s certificate of competency. a) Vessel fitted with the outboard main engine of between 1,000HP and 3,000HP shall not need to be manned by a chief engineer, but shall be subject to the requirement under which the master must hold the chief engineer’s certificate of competency corresponding to total main engine capacity.

3. Ferries

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

Group II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Master

1

1

1

2

Chief engineer

1

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Seafarer

4

3

1

 

Total

6

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vessel fitted with the outboard main engine of up to 1,000HP or the inboard main engine of up to 250HP shall not need to be manned by the chief engineer, but shall be subject to the requirement under which the master must hold the machinist’s certificate of competency. Vessel fitted with the outboard main engine of between 1,000HP and 3,000HP shall not need to be manned by a chief engineer, but shall be subject to the requirement under which the master must hold the chief engineer’s certificate of competency corresponding to total main engine capacity.

4. Towing vessels

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

Group II

Group III

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

1

2

Chief engineer

1

1

1

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

 

 

Total

3

3

2

5. Towed vessels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

Group II

Group III

1

Seafarer

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

b) A towing fleet constituting towed vessels of different kinds must be manned by the minimum number of crew members per a shift which is equal to the number of crew members required on board a single towed vessel in accordance with regulations laid down in point a of this clause.

c) A fleet with at least two vessels towed alongside or pushed ahead shall need the minimum number of crew members per a shift which is calculated as follows: The first towed vessel shall be manned by the number of crew members prescribed in point a of this clause, and the manning scale on the second or the later towed vessel added to the fleet shall need to be increased by 01 (one) crew member.

6. Overnight tourist vessels

a) Self-propelled overnight tourist vessels

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Group III

1

Master

1

1

1

2

Master’s mate

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

3

Chief engineer

1

1

1

4

Second engineer

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

5

Seafarer

2

1

1

6

Machinist

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

 

Total

7

6

4

b) Non-self-propelled overnight tourist vessels which are towed

No.

Posts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Group I

Group II

Group III

1

Seafarer

4

3

2

c) Non-self-propelled overnight tourist vessels which are anchored at several fixed positions shall not need to be subject to the manning requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Self-propelled floating restaurants or hotels

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

Group II

Group III

1

Master

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

2

Master’s mate

1

1

 

3

Chief engineer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

4

Second engineer

1

1

 

5

Seafarer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

6

Machinist

1

1

1

 

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6

4

b) Non-self-propelled floating restaurants or hotels which are towed

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

Group II

Group III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Seafarer

4

3

2

c) Non-self-propelled floating restaurants or hotels at anchor at several fixed positions shall not need to be subject to manning requirements.

8. Hydrofoil or high-speed vessels

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Group II

Group III

1

Master

1

1

1

2

Master’s mate

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

 

3

Chief engineer

1

1

1

4

Seafarer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

5

Machinist

1

1

1

 

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

4

a) Group-I or Group-II vessel taking a voyage at the maximum distance between two departure and arrival points which equals 15 km shall not need to be manned by the master and machinist and, if it is fitted with at least 02 (two) engines, it shall not need to be manned by the chief engineer.

b) Group-III vessel taking a voyage at the maximum distance of 100km between departure and arrival points shall not need to be manned by a machinist. If it is fitted with at least 02 (two) engines and takes a voyage at the maximum distance between two departure and arrival points which equals 5 km, it shall not need to be manned by the chief engineer.

9. Motorized vessel fitted with the main engine of up to 15HP and carrying up to 12 (twelve) passengers.

No.

Posts

Subtotal

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

 

Total

1

10. Motorized vessel fitted with the main engine of more than 15HP and carrying up to 12 (twelve) passengers.

No.

Posts

Subtotal

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

 

Total

1

11. VR-SB class near-coastal vessels

No.

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Group III

1

Master

1

1

1

2

Chief engineer

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

3

Seafarer

1

1

1

4

Machinist

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Total

4

3

3

a) On a voyage longer than a shift but not more than two shifts, the manning requirements shall be regulated as follows:

No.

Posts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Group I

Group II

Group III

1

Master

1

1

1

2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

1

3

Chief engineer

1

1

1

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

1

 

5

Seafarer

1

1

1

6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

 

 

 

Total

6

5

4

n) On a voyage longer than two shifts, the manning requirements shall be regulated as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Posts

Minimum number of crew members per shift

Group I

Group II

Group III

1

Master

1

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

Master’s mate

2

2

2

3

Chief engineer

1

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

Second engineer

2

1

 

5

Seafarer

2

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6

Machinist

1

 

 

 

Total

9

6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) On a cargo vessel of between more than 5,000GT and 10,000GT, if a voyage is taken by spending more than two shifts, the manning requirement of such vessel shall be as follows:

No.

Posts

Minimum manning of crew members on a voyage

1

Master

1

2

Master’s mate

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3

Chief engineer

1

4

Second engineer

2

5

Seafarer

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Machinist

2

 

Total

11

d) On a cargo vessel of more than 10,000GT, if a voyage is taken by spending more than two shifts, the manning requirement of such vessel shall be as follows:

No.

Posts

Minimum manning of crew members on a voyage

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Master

1

2

Master’s mate

2

3

Chief engineer

1

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

5

Seafarer

4

6

Machinist

2

 

Total

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19. Entry into force

This Circular shall enter into force on January 1, 2020. The Circular No. 47/2015/TT-BGTVT dated September 14, 2015 of the Minister of Transport on the scope of responsibilities of crew members, operators and minimum safety manning requirements on board inland waterway vessels, and the Circular No. 04/2017/TT-BGTVT dated January 20, 2017 of the Minister of Transport on amendments to the Circular No. 47/2015/TT-BGTVT dated September 14, 2015 of the Minister of Transport on the scope of responsibilities of crew members, operators and minimum safety manning requirements on board inland waterway vessels, shall be repealed.

Article 20. Implementation responsibilities

1. Vietnam Inland Waterway Administration shall assume the following responsibilities:

a) Preside over or cooperative with relevant entities in implementation of this Circular;

b) Issue and manage uniform use of vessel logbooks by serial numbers in effect nationwide.

2. Departments of Transport shall be responsible for implementing this Circular within their remit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Chief of the Ministry’s Office, the Ministry’s Chief Inspector, Directors of departments, Director of Vietnam Inland Waterway Administration, Directors of Departments of Transport and Heads of entities, organizations or individuals concerned, shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Nhat

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39/2019/TT-BGTVT ngày 15/10/2019 quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, đảm nhiệm chức danh thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


33.823

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.151.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!