Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2262/QĐ-UBND 2021 Ngân hàng tên đường tỉnh Quảng Nam

Số hiệu: 2262/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Trần Văn Tân
Ngày ban hành: 09/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2262/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 09 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TỈNH QUẢNG NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6//2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Thực hiện Quyết định số 02/2021/QĐ-UBND ngày 03/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 203/ TTr-SVHTTDL ngày 30/7/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Quảng Nam, gồm 791 tên (đính kèm Danh mục và tóm tắt thông tin).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về giá trị, ý nghĩa của việc ban hành Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ 03 năm một lần (kể từ năm 2021) nghiên cứu, lựa chọn tên để bổ sung vào Ngân hàng tên đường và công trình công cộng.

2. Các Sở, Ban, ngành; các tổ chức, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao nhiệm vụ quản lý các đường và công trình công cộng có trách nhiệm nghiên cứu, lựa chọn dữ liệu trong Ngân hàng tên đường và công trình công cộng đã được phê duyệt để tiến hành đặt tên, đổi tên theo trình tự, thủ tục quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thành viên Hội đồng tư vấn xác lập Ngân hàng tên đường, công trình công cộng và đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KGVX.
D:Thanh2021\VH\QD 030821 PD Ngan hang ten duong - 2021.doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tân

 

DANH MỤC

NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-UBND ngày    /8/2021của UBND tỉnh Quảng Nam)

1. Danh nhân nước ngoài (06 tên)

TT

Họ và tên

Năm sinh - Năm mất

Quốc tịch

Tóm tắt thân thế, sự nghiệp

1

Araki Sotaro

? - ?

Nhật Bản

Là thương nhân Nhật Bản đến Hội An đầu thế kỷ XVII, được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là Công nữ Ngọc Hoa. Cuộc hôn nhân đã tạo sự gắn kết trong quan hệ bang giao Việt Nam - Nhật Bản trong lịch sử.

2

Charles

(1870 - 1904)

Pháp

Tên đầy đủ là Charles Carpeaux. Trong các năm 1902 - 1904, ông cùng với kiến trúc sư Henri Parmentier tiến hành nghiên cứu, khai quật khảo cổ ở Đồng Dương và Mỹ Sơn; tác giả của tập sách ảnh "Les Ruines d’Angkor de Dong - Duong et My Son" (Những phế tích Angkor, Đồng Dương và Mỹ Sơn)...

3

Kazik (Kazimierz Kwiatkowsky)

1944-1997

Ba Lan

Kazik là tên thường gọi của Kiến trúc sư người Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsky. Từ năm 1981- 1991, ông là chuyên gia trùng tu di tích của Dự án Việt Nam - Ba Lan. Sau đó, ông tiếp tục gắn bó với công tác trùng tu di tích ở Khu đền tháp Mỹ Sơn và Khu phố cổ Hội An.

4

Parmentier

1871 -1949

Pháp

Nhà khảo cổ, Giám đốc Viện Viễn đông Bác cổ; tham gia nghiên cứu trùng tu Khu đền tháp Mỹ Sơn (1901- 1904) và các tháp Chăm ở Đông Dương, người sáng lập Bảo tàng Chăm (Đà Nẵng).

5

Pasteur

1822 -1895

Pháp

Nhà khoa học, nhà nghiên cứu vi sinh vật của thế giới; tên đầy đủ là Louis Pasteur.

6

Yersin

1863 -1943

Pháp

Bác sĩ, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương; nhà thám hiểm nổi tiếng ở Đông Dương; tên đầy đủ là Alexandre Émile Jean Yersin

2. Danh nhân ngoài tỉnh Quảng Nam: 329 tên; trong đó:

2.1. Danh nhân từ buổi đầu dựng nước đến đầu thế kỷ X: 20 tên:

TT

Họ và tên

Năm sinh - Năm mất

Quê quán

Tóm tắt thân thế sự nghiệp

1

An Dương Vương

(? - 179 TCN)

 

Người thành lập Nhà nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Năm 208 TCN, An Dương Vương lãnh đạo quân và dân Âu Lạc đánh thắng quân Tần xâm lược.

2

Âu Cơ

? - ?

 

Quốc mẫu Âu Cơ và Lạc Long Quân được coi là tổ tiên nòi giống Lạc Việt. Người con cả của Quốc mẫu là Hùng Vương thứ 1.

3

Cao Lỗ

(?-179 TCN)

Huyện Gia Bình, Bắc Ninh

Tướng của An Dương Vương. Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (nỏ thần), góp phần đánh thắng cuộc xâm lược của Triệu Đà.

4

Dương Thanh

(?-820)

Tỉnh Nghệ An

Hào trưởng Giao Châu. Năm 819, ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đường đô hộ, đánh chiếm thành Tống Bình, khôi phục quyền tự chủ của dân tộc

5

Hùng Vương

? - ?

 

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ; ông được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Thời Hùng Vương trải 18 đời.

6

Khúc Hạo

? - 917

Huyện Ninh Giang, Hải Dương

Ông là con trai của Khúc Thừa Dụ. Năm 907, ông làm Tiết độ sứ; ban hành nhiều chính sách, chăm lo việc nước, củng cố nền độc lập vừa giành được của dân tộc Việt Nam.

7

Khúc Thừa Dụ

?-907

Huyện Ninh Giang, Hải Dương

Người đặt nền móng cho nền độc lập của dân tộc ta. Năm 905, ông lãnh đạo nhân dân đánh chiếm phủ Tống Bình (Hà Nội), xưng là Tiết độ sứ, xóa bỏ ách cai trị của chính quyền đô hộ phương Bắc

8

Lạc Long Quân

? - ?

 

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, lấy vợ là Âu Cơ sinh ra một trăm người con trai. Con trưởng là Hùng Vương thứ 1.

9

Lê Chân

? - 43

Huyện Đông Triều, Quảng Ninh

Bà là nữ tướng của Hai Bà Trưng; có công khai khẩn vùng đất Hải Phòng ngày nay; tổ chức cho dân cày cấy, chiêu mộ luyện binh. Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, bà gia nhập và lập được nhiều chiến công.

10

Lý Nam Đế

? - 548

Tỉnh Thái Nguyên

Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương năm 541; kiểm soát toàn bộ Giao châu, sau đó lên ngôi vua, xưng là Lý Nam Đế, đặt Quốc hiệu là Vạn Xuân.

11

Mai Thúc Loan

? - 722

Huyện Nam Đàn, Nghệ An

Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đường đầu thế kỷ thứ VIII. Sau khi giành thắng lợi, ông xưng vua, lấy hiệu là Mai Hắc Đế.

12

Phạm Tu

476 - 545

Huyện Thanh Trì, Hà Nội

Khai quốc công thần nhà Tiền Lý. Ông là một trong những người đầu tiên theo Lý Nam Đế khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc và xây dựng nhà nước Vạn Xuân khi khởi nghĩa thành công.

13

Phùng Hưng

? - 791

Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Ông là người phát động khởi nghĩa chống sự đô hộ của nhà Đường, năm 779. Khởi nghĩa thành công, ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại vương.

14

Thi Sách

? - 39

Huyện Mê Linh, Hà Nội

Chồng của Trưng Trắc. Ông tập hợp lực lượng khởi nghĩa, bị giặc bắt và sát hại. Sau đó, vợ ông là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi thái thú Tô Định, giành quyền tự chủ cho đất nước vào năm 40.

15

Tinh Thiều

? - 545

Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Khai quốc công thần nhà Tiền Lý, là một trong những người đầu tiên theo Lý Nam Đế khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc và xây dựng nhà nước Vạn Xuân khi khởi nghĩa thành công.

16

Triệu Nữ Vương (Bà Triệu)

? - 248

Tỉnh Thanh Hóa

Bà tên thật là Triệu Thị Trinh, dân gian gọi là Bà Triệu; cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc năm 248. Vì thế yếu nên thất bại, bà tuẫn tiết để giữ tròn khí tiết.

17

Triệu Quang Phục

524 - 571

Tỉnh Hưng Yên

Ông là tướng của Lý Nam Đế, từng lập nhiều chiến công. Sau khi Lý Nam Đế mất, ông xưng vương, lấy hiệu là Triệu Việt Vương.

18

Triệu Quốc Đạt

? - 248

Tỉnh Thanh Hóa

Ông là thủ lĩnh vùng Cửu Chân, anh của Triệu Nữ Vương. Năm 246, ông nổi dậy khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc và hy sinh; em gái ông tiếp tục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu.

19

Triệu Túc

? - 545

Tỉnh Hưng Yên

Khai quốc công thần nhà Tiền Lý, là một trong những người đầu tiên theo Lý Nam Đế khởi nghĩa chống phong kiến phương Bắc

20

Trưng Nữ Vương

? - 43

Huyện Mê Linh Hà Nội

Nữ anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống nhà Hán đô hộ nước ta vào thế kỷ thứ I.

2.2. Danh nhân thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (thế kỷ X): 07 tên

01

Đinh Công Trứ

? - ?

Huyện Gia Viễn, Ninh Bình

Ông là tướng của Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền; có công đánh giặc Nam Hán, giành lại quyền tự chủ và xây dựng nền độc lập dân tộc.

02

Đinh Tiên Hoàng

924 - 979

Huyện Gia Viễn, Ninh Bình

Ông tên thật là Đinh Bộ Lĩnh; là người sáng lập ra triều Đinh, xây dựng nhà nước phong kiến đầu tiên ở Việt Nam (nhà nước Đại Cồ Việt).

03

Dương Đình Nghệ

? - 937

Tỉnh Thanh Hóa

Ông là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Nam Hán, giải phóng thành Đại La, giành lại quyền tự chủ cho đất nước vào năm 931.

04

Lê Đại Hành

941-1005

Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Ông là người sáng lập nhà Tiền Lê, năm 980; lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, năm 981.

05

Ngô Chân Lưu

930 - 1011

Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Thiền sư thời Đinh và Tiền Lê; được vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành mời ra giúp việc nước; có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược, năm 981.

06

Ngô Quyền

?-944

Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Ông là tướng của Dương Đình Nghệ. Năm 938, ông chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán xâm lược, làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất. Năm 939, ông xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa.

07

Nguyễn Bặc

924 - 979

Huyện Hoa Lư, Ninh Bình

Khai quốc công thần nhà Đinh, có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, ông được phong tước Định quốc công.

2.3. Danh nhân thời Lý, Trần, Hồ (thế kỷ XI - XV): 50 tên

01

Chu Văn An

(1292 - 1370)

Huyện Thanh Trì, Hà Nội

Nhà giáo dục triều Trần; dạy học ở Quốc Tử Giám; có nhiều đóng góp đối với nền giáo dục Việt Nam thời trung đại.

02

Dã Tượng

? - ?

?

Ông làm tướng của Trần Hưng Đạo; lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược; đặc biệt trong trận Hàm Tử (1285) tiêu diệt tướng giặc là Toa Đô.

03

Đặng Dung

? - 1413

Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Ông là con của Đặng Tất; cùng cha tham gia chống quân Minh xâm lược, lập được nhiều chiến công.

04

Đặng Tất

? - 1409

Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Tướng triều Trần, Hồ. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông là Tổng chỉ huy quân đội chống quân Minh, lập được nhiều chiến công.

05

Đoàn Nhữ Hài

1280 - 1335

Huyện Gia Lộc, Hải Dương

Danh thần thời Trần; giữ chức Ngự sử trung tán; có công giúp các vua Trần ổn định triều chính.

06

Hàn Thuyên

? - ?

Huyện Nam Sách, Hải Dương

Đại thần triều Trần; đỗ Thái học sinh năm 1256; làm Thượng thư Bộ hình; là tác giả nhiều bài thơ chữ Hán và chữ Nôm; có công phát triển, phổ biến thơ Nôm.

07

Hồ Hán Thương

? - ?

Tỉnh Thanh Hóa

Vị vua thứ hai triều Hồ; là con thứ của Hồ Quý Ly. Năm 1402, ông lên ngôi vua; có công mở rộng lãnh thổ Đại Việt từ nam Quảng Nam đến bắc Quảng Ngãi ngày nay, lập ra 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

08

Hồ Nguyên Trừng

1374 - 1446

Tỉnh Thanh Hóa

Ông là con trưởng của Hồ Quý Ly; có công sáng chế súng thần cơ và thuyền chiến chống quân Minh xâm lược.

09

Huyền Trân Công Chúa

1287 - 1340

 

Bà là con gái vua Trần Nhân Tông và em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Bà được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô - Lý, mở rộng lãnh thổ Đại Việt về phía Nam.

10

Lê Phụ Trần

? - ?

Tỉnh Thanh Hóa

Danh tướng triều Trần; tên thật là Lê Tần, do có công nên được đổi tên là Lê Phụ Trần. Ông có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông của quân và dân Đại Việt, thế kỷ XIII.

11

Lê Phụng Hiểu

? - ?

Huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Đại thần triều Lý; có công dẹp loạn và đưa Lý Phật Mã lên ngôi, tức vua Lý Thái Tông; góp công ổn định biên giới quốc gia.

12

Lê Văn Hưu

1230 - 1322

Huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa

Sử gia thời Trần; đỗ Bảng nhãn năm 1247; làm quan đến chức Thượng thư Bộ binh. Ông là người soạn bộ Đại Việt sử ký, bộ Quốc sử đầu tiên của nước ta.

13

Lý Đạo Thành

? - 1081

Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

Tể tướng dưới hai triều vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Ông có công giúp ổn định triều Lý, đánh thắng quân Tống xâm lược.

14

Lý Nhân Tông

1066 - 1127

 

Vua thứ tư triều Lý; người đặt nền móng cho giáo dục đại học đầu tiên ở nước ta. Ông cho mở khoa thi Nho học đầu tiên (1075) và xây dựng Quốc Tử Giám (1076).

15

Lý Thái Tổ

974 - 1028

Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

Vua khai sáng triều Lý. Năm 1009, ông được triều thần tôn làm vua, lấy hiệu là Thuận Thiên, dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La (sau đổi thành Thăng Long).

16

Lý Thái Tông

1000 - 1054

 

Vua thứ hai triều Lý; nổi tiếng có tài trị nước; ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển đất nước; nhiều lần đánh dẹp phản loạn.

17

Lý Thánh Tông

1023 - 1072

 

Vua thứ ba triều Lý; được đánh giá là vị vua đức độ trong lịch sử. Ông là người cho đặt quốc hiệu Đại Việt (1054), xây dựng Văn Miếu (1070)

18

Lý Thường Kiệt

1019 - 1105

Thành phố Hà Nội

Ông là danh tướng trải ba triều vua Lý: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông; có nhiều công lao trong việc phá Tống, bình Chiêm.

19

Mạc Đĩnh Chi

1280 - ?

Huyện Chí Linh, Hải Dương

Là người nổi tiếng thông minh, học rộng; thi đỗ Trạng nguyên năm 1304. Ông làm quan qua ba triều vua Trần là Anh Tông, Minh Tông, Hiếu Tông.

20

Nguyễn Biểu

? - 1413

Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Danh tướng thời Hậu Trần; đỗ Thái học sinh, làm quan đến chức Điện Tiền Thái Sử. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông tham gia chống giặc, lập được nhiều chiến công.

21

Nguyễn Cảnh Chân

1355 - 1409

Huyện Thanh Chương, Nghệ An

Ông làm quan dưới các triều Trần, Hồ. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông tham gia chống giặc, lập được nhiều chiến công.

22

Nguyễn Cảnh Dị

? - 1414

Huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Ông là con trai của danh tướng Nguyễn Cảnh Chân; theo Trần Quý Khoáng đánh giặc Minh, lập được nhiều chiến công.

23

Nguyễn Địa Lô

? - ?

?

Ông là tướng của Trần Hưng Đạo; lập được nhiều chiến công trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, năm 1285 và 1288.

24

Nguyễn Hiền

1234 - 1255

Huyện Nam Trực, Nam Định

Ông là người nổi tiếng học giỏi; thi đỗ Trạng nguyên năm 1247. Ông làm quan, có nhiều kế sách hay, giúp triều Trần phát triển đất nước.

25

Nguyễn Khoái

? - ?

Tỉnh Hưng Yên

Danh tướng triều Trần; lập được nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, các năm 1285 và 1288.

26

Nguyễn Trung Ngạn

1289 - 1370

Huyện Ân Thi, Hưng Yên

Đại thần triều Trần; đỗ Hoàng Giáp năm 1304; làm An Phủ sứ Thanh Hoa, Nghệ An; thăng Kinh lược sứ trấn Lạng Giang, Nhập nội Đại hành khiển.

27

Nguyên Phi Ỷ Lan

? - ?

Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Bà là vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ của vua Lý Nhân Tông. Khi vua Lý Thánh Tông dẫn quân đi đánh giặc, bà được giao điều hành triều chính.

28

Phạm Ngũ Lão

1255 - 1230

Huyện Ân Thi, Hưng Yên

Ông là tướng của Trần Hưng Đạo; có nhiều công lao trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, các năm 1285 và 1288.

29

Phạm Sư Mạnh

? - ?

Huyện Kinh Môn, Hải Dương

Danh sĩ triều Trần; đỗ Thái học sinh đời vua Trần Minh Tông; từng giữ nhiều chức quan dưới triều Trần và được cử đi sứ Trung Quốc.

30

Sư Vạn Hạnh

? - 1018

Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

Thiền sư, pháp danh Vạn Hạnh. Ông ủng hộ Lý Công Uẩn lập nên nhà Lý. Dưới triều vua Lý Thái Tổ, ông được phong làm Quốc sư; có nhiều đóng góp cho triều Lý và sự hưng thịnh của Phật giáo.

31

Thân Cảnh Phúc

? - ?

Tỉnh Lạng Sơn

Người dân tộc Tày; ông làm rể nhà Lý nên được đổi sang họ Thân và phong chức Tri châu. Ông có công lãnh đạo đội quân người dân tộc miền núi chiến đấu chống quân Tống xâm lược.

32

Tô Hiến Thành

? - 1179

Huyện Đan Phượng, Hà Nội

Ông làm quan đại thần phụ chính cho hai triều vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông; có công giúp nhà Lý mở mang bờ cõi, đánh đuổi ngoại xâm.

33

Tông Đản

? - ?

Tỉnh Cao Bằng

Danh tướng triều Lý; người dân tộc Nùng; có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược, các năm 1075 và 1077.

34

Trần Anh Tông

1276 - 1320

 

Vua triều Trần; là con trai trưởng vua Trần Nhân Tông. Ông có nhiều công lao việc trị nước an dân và mở cõi về phương Nam.

35

Trần Bình Trọng

1259 - 1285

Huyện Thanh Liêm, Hà Nam.

Danh tướng thời Trần. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai, năm 1285, ông lãnh nhiệm vụ ngăn chặn giặc; bị giặc bắt và sát hại.

36

Trần Hưng Đạo

1231 - 1300

 

Anh hùng dân tộc. Trong ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông, ông được cử làm Tổng chỉ huy, thống lĩnh các lực lượng quân sự đánh thắng quân xâm lược.

37

Trần Khánh Dư

1240 - 1340

 

Danh tướng thời Trần. Trong kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược lần thứ ba (1288), ông được giao trấn giữ Vân Đồn, chỉ huy thủy quân đánh tan thuyền giặc.

38

Trần Khát Chân

1370 - 1399

Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Danh tướng triều Trần; là người chỉ huy tiêu diệt chiến thuyền Chăm pa do Chế Bồng Nga chỉ huy khi đội quân này đánh phá Thăng Long, năm 1390.

39

Trần Nguyên Đán

1326 - 1390

 

Danh sĩ thời Trần; từng làm Đại phu Ngự sử đài, chuyên việc can gián vua. Ông là ông ngoại của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.

40

Trần Nhân Tông

1258 - 1308

 

Vị vua lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông và có công mở rộng bờ cõi Đại Việt, từ nam Quảng Trị đến bắc Quảng Nam ngày nay; là vị tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

41

Trần Nhật Duật

1253 - 1330

 

Ông là con thứ 6 của vua Trần Thái Tông; nổi tiếng hiếu học, hiểu biết nhiều lĩnh vực, thông thạo ngôn ngữ và phong tục của nhiều dân tộc; được triều đình giao phụ trách việc liên quan đến vận động các dân tộc tham gia chống quân Nguyên - Mông.

42

Trần Quang Khải

1241 - 1294

 

Ông là con thứ ba của vua Trần Thái Tông. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông các năm 1285 và 1288, ông làm Thượng tướng Thái sư; góp công lớn trong chiến thắng của quân và dân Đại Việt.

43

Trần Quốc Tảng

1252 - 1313

 

Ông là con trai của Trần Hưng Đạo; có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược lần thứ hai (1285). Sau được giao trấn giữ vùng đất Quảng Ninh chống giặc.

44

Trần Quốc Toản

1267 - 1285

 

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ hai, năm 1885, tuy còn ở tuổi thiếu niên, nhưng ông tập hợp lực lượng chống giặc; tham gia trận tiêu diệt quân Nguyên - Mông ở Chương Dương.

45

Trần Thái Tông

1218 - 1277

 

Vua đầu tiên của triều Trần; đã lãnh đạo quân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ nhất thắng lợi, năm 1258.

46

Trần Thánh Tông

1240 - 1290

 

Vị vua thứ hai của triều Trần; đã lãnh đạo quân dân Đại Việt tiến hành hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi, năm 1285 và 1287.

47

Trần Thủ Độ

1194 - 1264

Huyện Hưng Hà, Thái Bình

Thái sư; người có công sáng lập triều Trần khi triều Lý suy vong; đồng thời có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược, năm 1258.

48

Trương Hán Siêu

? - 1354

Thành phố Ninh Bình, Ninh Bình

Danh sĩ thời Trần; là người tâm giao của Trần Hưng Đạo. Ông trải qua nhiều chức quan dưới triều Trần; là tác giả của bài Bạch Đằng giang phú.

49

Tuệ Tĩnh

? - 1385

Huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Nhà sư, Danh y; đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà tiếp tục tu hành và nghiên cứu y học. Ông được tôn vinh là ông tổ của nền y học dân tộc Việt Nam..

50

Yết Kiêu

1242 - 1301

Huyện Gia Lộc, Hải Dương

Danh tướng thời Trần; có tài thủy chiến; là tướng của Trần Hưng Đạo, ông lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông xâm lược, năm 1285 và 1288.

2.4. Danh nhân thời Hậu Lê, Mạc (thế kỷ XV - XVIII): 30 tên

01

Bùi Cầm Hổ

1390 - 1483

Thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Quan triều Hậu Lê, giữ chức Ngự sử, An phủ sứ Lạng Sơn dưới triều vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông. Ông nổi tiếng về tính cương trực và nhân cách đức độ, yêu nước thương dân.

02

Đặng Trần Côn

?-?

Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà thơ; làm quan thời Lê - Trịnh; tác giả của Chinh phụ ngâm.

03

Đinh Lễ

? - 1427

Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Khai quốc công thần nhà Hậu Lê; tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và lập được nhiều chiến công, đặc biệt trong trận Tốt Động - Chúc Động, năm 1426.

04

Đinh Liệt

? - 1471

Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Ông là em trai của Đinh Lễ; tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, lập được nhiều chiến công; nhất là trận đánh thành Nghệ An, bao vây thành Đông Quan, tiêu diệt tướng địch tại Chi Lăng.

05

Đoàn Thị Điểm

1705-1748

Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Nữ sĩ thời Hậu Lê; người dịch Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn sang chữ Nôm.

06

Dương Văn An

1514 - 1591

Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

Danh sĩ triều Mạc; đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1547; làm quan đến chức Thượng thư; có công biên soạn bộ sách Ô Châu Cận Lục.

07

Giang Văn Minh

1573 - 1638

Thị xã Sơn Tây, Hà Nội

Danh thần triều Lê; đỗ Thám hoa năm 1628. Năm 1637, được cử đi sứ Trung Quốc. Tại đây, ông đã thẳng thắn đối đáp với nhà Minh, do đó bị nhà Minh sát hại.

08

Hồ Xuân Hương

1772 - 1822

Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Nữ sĩ; nổi tiếng với tài thơ văn được truyền tụng trong nhân dân; trong đó chủ yếu là nói về thân phận phụ nữ dưới chế độ phong kiến..

09

Lê Hữu Trác

1720 - 1791

Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Danh y, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông; người có công xây dựng nền y học cổ truyền của Việt Nam; tác giả công trình Hải thượng y tông tâm tĩnh.

10

Lê Lai

? - 1418

Huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa

Danh tướng nhà Hậu Lê; tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. Khi nghĩa quân bị bao vây, ông giả làm Lê Lợi để phá vòng vây và hy sinh.

11

Lê Lợi

1385 - 1433

Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Anh hùng giải phóng dân tộc; người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, sáng lập triều Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam.

12

Lê Nhân Tông

1440 - 1459

Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Vua thứ ba triều Hậu Lê. Ông nổi tiếng có tư chất sáng suốt, thương dân, chăm lo triều chính.

13

Lê Quý Đôn

1726 - 1784

Huyện Hưng Hà, Thái Bình

Nhà văn hóa, nhà bác học triều Lê; đỗ Bảng nhãn năm 1752; tác giả Phủ biên tạp lục.

14

Lê Thánh Tông

1442 - 1496

Huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

Vua thứ ba triều Lê; có công mở mang bờ cõi về phía Nam; thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam năm 1471 .

15

Lương Thế Vinh

1441- 1496

Huyện Vụ Bản, Nam Định

Trạng nguyên, đại thần triều Lê, Hàn lâm viện phụ trách việc soạn thảo thư từ ngoại giao; tác giả Đại thành toán pháp.

16

Lưu Nhân Chú

? - 1433

Huyện Đại Từ, Thái Nguyên

Khai quốc công thần triều Hậu Lê; lập được nhiều chiến công trong chiến thắng Chi Lăng và Xương Giang.

17

Mạc Cảnh Huống

1542-1677

Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng

Thái phó; theo Nguyễn Hoàng mở cõi về phương Nam; đóng góp nhiều công lao phát triển vùng Thuận - Quảng.

18

Ngô Sĩ Liên

? - ?

Huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Danh thần; đỗ Tiến sĩ năm 1442; người biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư

19

Nguyễn Bỉnh Khiêm

1491 - 1585

Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Còn gọi là Trạng Trình; đỗ Trạng nguyên năm 1535, từng giữ các chức Thượng thư, Thái phó dưới triều Mạc; tác giả của nhiều tác phẩm về lý số, thơ văn.

20

Nguyễn Chích

1382 - 1448

Huyện Đông Sơn, Thanh Hóa

Khai quốc công thần triều Hậu Lê; có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

21

Nguyễn Gia Thiều

1741 - 1798

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Nhà thơ; từng làm quan thời Hậu Lê; tác giả Cung oán ngâm khúc.

22

Nguyễn Nghiễm

1708 - 1776

Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh;

Cha của thi hào Nguyễn Du; làm Tế tửu Quốc tử giám, Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Hộ thời Lê - Trịnh.

23

Nguyễn Quý Đức

1648 - 1720

Huyện Từ Liêm, Hà Nội

Nhà thơ, nhà sử học, đại thần triều Hậu Lê. Ông đỗ Thám hoa năm 1676, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều: Thượng thư Bộ binh, Thượng thư Bộ hộ...

24

Nguyễn Trãi

1380 - 1442

Huyện Chí Linh, Hải Dương

Danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, khai quốc công thần triều Hậu Lê; là quân sư của khởi nghĩa Lam Sơn.

25

Nguyễn Xí

1396 - 1465

Huyện Nghi Lộc, Nghệ An

Khai quốc công thần triều Hậu Lê; lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nhất là trong chiến thắng Tốt Động - Chúc Động năm 1426.

26

Phạm Văn Xảo

? - 1431

Kinh thành Thăng Long

Khai quốc công thần triều Hậu Lê; có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

27

Phan Phu Tiên

? - ?

Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nhà Sử học, nhà nghiên cứu, nhà giáo triều Lê; tác giả Đại Việt Sử ký tục biên

28

Phùng Khắc Khoan

1528 - 1613

Huyện Thạch Thất, Hà Nội

Danh thần triều Hậu Lê; còn gọi là Trạng Bùng; Thượng thư Bộ hộ, Thượng thư Bộ công; từng đi sứ Trung Quốc.

29

Thân Nhân Trung

1418 - 1499

Huyện Việt Yên, Bắc Giang

Danh thần triều Lê, Thượng thư Bộ lễ, Thượng thư Bộ lại; người soạn bia Tiến sĩ đầu tiên ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

30

Trần Nguyên Hãn

? - 1429

Huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc

Danh tướng, khai quốc công thần triều Hậu Lê; có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

2.5. Danh nhân Việt Nam thời Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn (thế kỷ XVI - XIX): 21 tên

01

Bùi Thị Xuân

? - 1802

Huyện Tây Sơn, Bình Định

Nữ tướng triều Tây Sơn từ buổi đầu; có công trong việc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn.

02

Công Nữ Ngọc Hoa

? - 1645

 

Bà là con gái của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, được gả cho một thương nhân Nhật Bản là Araki Sotaro. Năm 1620, bà theo chồng về Nhật ở Nagasaki.

03

Đặng Tiến Đông

? - ?

Huyện Phú Xuyên, Hà Nội

Ông là quan võ dưới triều Lê - Trịnh; theo Nguyễn Huệ và lập được nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược, năm 1789.

04

Đào Duy Từ

1572 - 1634

Huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên; là người hiến kế về quân sự và xây thành lũy ngăn chặn quân Trịnh.

05

Lê Ngọc Hân

1771 - 1799

 

Bà là vợ của anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, được phong là Bắc cung Hoàng hậu; tác giả bài thơ Ai tư vãn

06

Ngô Thì Nhậm

1746 - 1802

Huyện Thanh Trì, Hà Nội

Danh thần triều Tây Sơn; đỗ Tiến sĩ năm 1775. Khi triều Tây Sơn thành lập (1788), được Nguyễn Huệ trọng dụng giao việc tham mưu các chính sách nội trị và ngoại giao.

07

Ngô Văn Sở

? - ?

Huyện Tây Sơn, Bình Định

Tướng thời Tây Sơn; theo Nguyễn Huệ khởi nghĩa và lập nhiều chiến công trong các trận Phú Xuân (1786), ra Bắc Hà diệt Trịnh (1786) và trận đại phá quân Thanh (1789).

08

Nguyễn Hoàng

1525 - 1613

Huyện Hà Trung, Thanh Hóa

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, người khai sinh thời các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, mở mang bờ cõi về phương Nam, tạo nền móng cho việc thành lập vương triều Nguyễn.

09

Nguyễn Hữu Cảnh

1650 - 1700

Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình

Danh tướng thời Chúa Nguyễn; có công đánh tan các cuộc quấy rối của quân Chiêm Thành, Chân Lạp, ổn định biên cương phía Nam, lập ra vùng đất Sài Gòn - Gia Định.

10

Nguyễn Hữu Dật

1604 - 1681

Huyện Tống Sơn, Thanh Hóa.

Danh tướng thời Chúa Nguyễn; là người phò tá của chúa Nguyễn ở Đàng Trong; người xây dựng lũy Nhật Lệ chống quân Trịnh.

11

Nguyễn Phúc Chu

1675 - 1725

 

Ông nối ngôi Chúa năm 1691. Trong thời gian ở ngôi Chúa, ông quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, giảm sưu dịch, mở mang bờ cõi Đại Việt về phía Nam.

12

Nguyễn Phúc Kỳ

? - 1631

 

Ông là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Từ năm 1614, ông làm Trấn thủ Quảng Nam; trong thời gian này ông thực hiện chính sách mở cửa, phát triển thương cảng Hội An.

13

Nguyễn Phúc Lan

1601 - 1648

 

Ông là con trai thứ hai của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên; lên ngôi Chúa năm 1635; có công mở rộng cảng thị Hội An, chỉ huy đánh thắng tàu chiến của Hà Lan gây hấn ở cửa biển Thuận An (Huế).

14

Nguyễn Phúc Nguyên

1563 - 1635

 

Ông là con thứ sáu của chúa Tiên Nguyễn Hoàng; lên ngôi Chúa năm 1613. Trong thời gian trị vì, ông cho thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định Đàng Trong.

15

Nguyễn Phúc Tần

1620 - 1687

 

Ông là con thứ của chúa Nguyễn Phúc Lan; nối ngôi chúa năm 1648, là người giỏi chính sự, mở mang biên vực Đàng Trong.

16

Nguyễn Thiếp

1723 - 1804

Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Danh thần thời Tây Sơn, quân sư ở Bắc Hà của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

17

Phan Huy Ích

1750 - 1822

Huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh

Danh thần thời Tây Sơn; đỗ Tiến sĩ năm 1775. Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, ông làm Tả thị lang Bộ hộ triều Tây Sơn.

18

Phan Văn Lân

? - ?

 

Tướng triều Tây Sơn; là người theo Nguyễn Huệ khởi nghĩa, lập được nhiều chiến công, nhất là trong trận đại phá quân Thanh năm 1789.

19

Quang Trung

1753 - 1792

Huyện Tây Sơn, Bình Định

Anh hùng dân tộc; người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, sáng lập triều Tây Sơn năm 1788; có nhiều công lao trong việc đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước.

20

Trần Quang Diệu

? - 1802

Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Tướng triều Tây Sơn; cùng vợ là tướng Bùi Thị Xuân theo Nguyễn Huệ khởi nghĩa; có nhiều công lao trong việc dựng nghiệp triều Tây Sơn.

21

Vũ Văn Dũng

? - 1802

Tỉnh Hải Dương

Tướng triều Tây Sơn; có nhiều công lao chống quân Thanh xâm lược và xây dựng triều Tây Sơn.

2.6. Danh nhân triều Nguyễn (thế kỷ XIX - XX): 27 tên

01

Bà Huyện Thanh Quan

1805 - 1847

Quận Tây Hồ, Hà Nội

Nữ sĩ thời Nguyễn; tác giả của nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng: Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long hoài cổ, Qua đèo Ngang….

02

Chu Mạnh Trinh

1862 - 1905

Huyện Văn Giang, Hưng Yên

Danh sĩ, quan triều Nguyễn; đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ năm 1892; giữ nhiều chức vụ: Án sát các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Hà Nam.

03

Đặng Huy Trứ

1825 - 1874

Huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Quan triều Nguyễn; đỗ Tiến sĩ năm 1855; trong thời gian làm quan, ông nhiều lần kiến nghị với triều đình việc cải cách, canh tân đất nước.

04

Đào Tấn

1845 - 1907

Huyện Tuy Phước, Bình Định

Quan triều Nguyễn; giữ nhiều chức vụ: Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc An Tĩnh, Tổng đốc Nam Ngãi, Thượng thư bộ Hình, Thượng thư bộ Binh, Thượng thư bộ Công, quan hàm nhất phẩm; soạn giả của nhiều vở Tuồng nổi tiếng.

05

Dương Khuê

1839 - 1902

Huyện Ứng Hoà, Hà Nội

Danh thần triều Nguyễn, đỗ Tiến sĩ năm 1868, là Thượng thư Bộ binh; tác giả của nhiều bài thơ Nôm nổi tiếng.

06

Duy Tân

 

 

- Tên vị vua yêu nước Duy Tân (1900 - 1945); ông cùng các nhà yêu nước như Trần Cao Vân, Thái Phiên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1916. - Tên của một trong trào yêu nước đầu thế kỷ XX do bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao Vân khởi xướng.

07

Gia Long

1762 - 1820

 

Người sáng lập vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam (1802 - 1945).

08

Hàm Nghi

1871 - 1943

 

Vị vua yêu nước. Năm 1885, sau cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, ông lãnh đạo phong trào Cần Vương chống Pháp rộng khắp trong cả nước.

09

Lê Ngô Cát

1827 - 1875

Huyện Chương Mỹ, Hà Nội

Nhà thơ; làm Tri huyện Thất Khê (Lạng Sơn), sau làm việc ở Quốc sử quán triều Nguyễn, rồi đổi làm Án sát tỉnh Cao Bằng; tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca.

10

Lê Văn Duyệt

1763 - 1832

Tỉnh Tiền Giang

Khai quốc công thần triều Nguyễn; được phong Tả quân, Tổng trấn thành Gia Định.

11

Minh Mạng

1791-1841

 

Vị vua thứ hai triều Nguyễn; là người có tài nội trị. Trong thời gian trị vì đã ban hành nhiều chính sách về chính trị, kinh tế, văn hóa.

12

Nguyễn Công Trứ

1778 - 1858

Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Danh thần triều Nguyễn, đỗ Giải nguyên; từng giữ nhiều chức quan dưới triều Nguyễn: Tổng đốc Hải An, Tuần phủ An Giang; có công mộ dân khẩn hoang, lập làng xã ở các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình.

13

Nguyễn Cư Trinh

1716 - 1767

Huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Danh sĩ thời Chúa Nguyễn; làm quan rất liêm chính, giỏi việc chính trị, doanh điền, ngoại giao. Ông còn nổi tiếng với nhiều tác phẩm thơ Nôm, với hiệu là Sãi Vãi.

14

Nguyễn Du

1765 - 1820

Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh

Danh nhân văn hóa; tác giả của Truyện Kiều, một kiệt tác của văn học Việt Nam thế kỷ XIX.

15

Nguyễn Khuyến

1835 - 1909

Huyện Bình Lục, Hà Nam

Ông đỗ đầu ba trường thi nên còn được gọi là Tam nguyên Yên Đổ; làm Án sát Thanh Hoá, Bố chính Quảng Ngãi; nhà thơ nổi tiếng thế kỷ XIX

16

Nguyễn Lộ Trạch

1853 - 1895

Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Danh thần triều Nguyễn; là người có tư tưởng canh tân, nhiều lần khuyến nghị triều đình lo cải cách, tự cường để cứu nước.

17

Nguyễn Tri Phương

1800 - 1873

Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Danh tướng triều Nguyễn; làm Tổng đốc các tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long, Định Tường, Kinh lược sứ Nam Kỳ; chỉ huy trận chiến chống Pháp xâm lược Đà Nẵng năm 1858

18

Nguyễn Trường Tộ

1828 - 1871

Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Là người có tư tưởng canh tân; ông nhiều lần gửi lên triều đình những bản điều trần, đề nghị cải cách đất nước

19

Nguyễn Văn Siêu

1799 - 1872

Huyện Thanh Trì, Hà Nội

Ông đỗ Phó bảng; có tài văn chương, được truyền tụng là danh sĩ tiêu biểu đương thời, cùng với Cao Bá Quát

20

Phạm Đình Hổ

1768 - 1839

Huyện Cẩm Bình, Hải Dương

Nhà văn, nhà thơ thế kỷ XIX; làm quan ở Viện Hàn Lâm, rồi Quốc Tử Giám; tác giả Vũ trung tùy bút

21

Phan Huy Chú

1782 - 1840

Huyện Quốc Oai, Hà Nội

Ông được truyền tụng là nhà bác học lỗi lạc về bách khoa thư, với các tác phẩm “Lịch triều hiến chương loại chí”, “Hoàng Việt dư địa chí”

22

Phan Thanh Giản

1796 - 1867

Huyện Hoài Nhơn, Bình Định

Ông đỗ Tiến sĩ năm 1826 - Tiến sĩ khai khoa của các tỉnh Nam Bộ; làm Thượng thư Bộ lại, Kinh lược sứ Nam Kỳ; sau được giao làm Tổng tài Quốc sử quán.

23

Thoại Ngọc Hầu

1761 - 1829

Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

Khai quốc công thần triều Nguyễn; người có công ổn định Nam Bộ, thực hiện đào kênh Vĩnh Tế nối liền Châu Đốc - Hà Tiên.

24

Trịnh Hoài Đức

1765 - 1825

Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Khai quốc công thần triều Nguyễn; Thượng thư các Bộ hộ, Bộ công, Bộ lễ; một trong “tam gia” Gia Định thành.

25

Trương Minh Giảng

? - 1841

Thành phố Hồ Chí Minh

Danh tướng, đại thần triều Nguyễn; có công đánh đuổi quân Xiêm xâm phạm bờ cõi; được phong Tổng đốc An Giang, kiêm Bảo hộ Cao Miên.

26

Tú Xương

1870 - 1907

Thành phố Nam Định, Nam Định

Nhà thơ trào phúng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

27

Vũ Tông Phan

1804 - 1862

Huyện Bình Giang, Hải Dương

Danh sĩ thời Nguyễn; đỗ Tiến sĩ năm 1826; làm Tham hiệp tỉnh Thái Nguyên, rồi làm Đốc học tỉnh Bắc Ninh. Sau từ quan về quê dạy học.

2.7. Danh nhân các phong trào yêu nước (thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX): 39 tên

01

Cao Bá Quát

1809 - 1855

Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Người lãnh đạo phong trào nông dân chống lại sự hà khắc của triều Nguyễn, giữa thế kỷ XIX.

02

Cao Thắng

1864 - 1893

Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

Tướng của Phan Đình Phùng trong khởi nghĩa Hương Khê cuối thế kỷ XIX; có công chế tạo vũ khí đánh Pháp.

03

Cầm Bá Thước

1858 - 1895

Huyện Thường Xuân, Thanh Hoá

Hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông cùng Tống Duy Tân lập căn cứ Hùng Lĩnh (tỉnh Thanh Hóa) chống Pháp.

04

Đặng Thái Thân

1874 - 1910

Huyện Nghi Lộc, Nghệ An

Người đồng chí của nhà yêu nước Phan Bội Châu; tham gia thành lập Duy Tân hội và phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX.

05

Đinh Công Tráng

1842 - 1887

Huyện Thanh Liêm, Hà Nam

Người lãnh đạo xây dựng căn cứ kháng chiến chống Pháp ở Ba Đình (tỉnh Thanh Hóa) trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

06

Đội Cấn

1881 - 1918

Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (tháng 8/1917) trong phong trào Việt Nam quang phục hội.

07

Đội Cung

? - 1941

Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh

Người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Đô Lương, tỉnh Nghệ An năm 1941.

08

Hà Văn Mao

? - 1887

Huyện Bá Thước, Thanh Hóa

Người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

09

Hoàng Bật Đạt

1827 - 1887

Huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa

Một trong những người chỉ huy căn cứ Ba Đình (tỉnh Thanh Hóa) chống Pháp trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

10

Hoàng Hoa Thám

1858 - 1913

Huyện Tiên Lữ, Hưng Yên

Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Pháp, giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

11

Lê Trung Đình

1863 - 1885

Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

Người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở tỉnh Quảng Ngãi trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

12

Lương Ngọc Quyến

1885 - 1917

Huyện Thường Tín, Hà Nội

Người chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Thái Nguyên (tháng 8/1917) trong phong trào Việt Nam quang phục hội.

13

Lương Văn Can

1854 - 1927

Huyện Thường Tín, Hà Nội

Người sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục trong phong trào Duy tân, đầu thế kỷ XX.

14

Mai Xuân Thưởng

1860 - 1887

Huyện Tây Sơn, Bình Định

Người chỉ huy căn cứ chống Pháp ở tỉnh Bình Định trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

15

Ngô Đức Kế

1878 - 1929

Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Một trong những người lãnh đạo phong trào Đông du và Duy tân đầu thế kỷ XX.

16

Nguyễn Cao

1828 - 1887

Huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Nhà yêu nước, nhà thơ; làm Tri phủ Lạng Giang, Bố chánh tỉnh Thái Nguyên; chỉ huy đánh Pháp xâm lược ở Bắc Kỳ, cuối thế kỷ XIX.

17

Nguyễn Đình Chiểu

1822 - 1888

Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế

Nhà nho yêu nước; nhà thơ, tác giả của truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên.

18

Nguyễn Hữu Huân

1830 - 1875

Huyện Chợ Gạo, Tiền Giang

Còn gọi là Thủ Khoa Huân; người chỉ huy phong trào chống Pháp ở vùng Đồng Tháp Mười.

19

Nguyễn Khắc Nhu

1882 - 1930

Huyện Yên Dũng, Bắc Giang

Người thành lập Việt Nam quốc dân Đảng và chỉ huy cuộc khởi nghĩa Yên Bái chống Pháp (2/1930).

20

Nguyễn Quang Bích

1832 - 1890

Huyện Tiền Hải, Thái Bình

Người chỉ huy lực lượng chống Pháp ở vùng Tây Bắc trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

21

Nguyễn Quyền

1869 - 1941

Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Một trong những người sáng lập trường Đông Kinh nghĩa thục trong phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX.

22

Nguyễn Sinh Sắc

1862 - 1929

Huyện Nam Đàn, Nghệ An

Nhà nho yêu nước; thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

23

Nguyễn Thái Học

1902 - 1930

Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Người thành lập và là lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng; chỉ huy cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

24

Nguyễn Thiện Thuật

1841 - 1926

Huyện Mỹ Hào, Hưng Yên

Tán tương quân vụ tỉnh Sơn Tây; chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy chống Pháp trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

25

Nguyễn Trung Trực

1839 - 1868

Huyện Bến Lức, Long An

Thủ lĩnh phong trào chống Pháp xâm lược Nam Kỳ nửa cuối thế kỷ XIX; chỉ huy đốt cháy tàu chiến Pháp trên sông Nhật Tảo năm 1861.

26

Nguyễn Xuân Ôn

1825 - 1889

Huyện Diễn Châu, Nghệ An.

Người chỉ huy căn cứ chống Pháp ở Nghệ - Tĩnh trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX.

27

Nơ Trang Long (Lơng)

1870 - 1935

Huyện Tuy Đức, Đăk Nông

Người chỉ huy khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào Mơ nông ở Tây Nguyên, năm 1911 -1935.

28

Phạm Bành

1825 - 1887

Huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa

Người chỉ huy xây dựng căn cứ Ba Đình (tỉnh Thanh Hóa) chống Pháp trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

29

Phan Bá Vành

? - 1887

Huyện Kiến Xương, Thái Bình

Lãnh tụ khởi nghĩa nông dân ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định chống nạn nhũng nhiễu của quan lại và chế độ tô thuế, lao dịch khắc nghiệt của triều Nguyễn, năm 1821.

30

Phan Bội Châu

1867 - 1940

Huyện Nam Đàn, Nghệ An

Chí sĩ yêu nước; người sáng lập Duy Tân hội và khởi xướng phong trào Đông Du đầu thế kỷ XX.

31

Phan Đình Phùng

1847 - 1895

Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Người chỉ huy khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) chống Pháp trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX.

32

Phan Kế Bính

1875 - 1921

Quận Tây Hồ, Hà Nội

Nhà nho, nhà báo yêu nước; tham gia phong trào Duy tân đầu thế kỷ XX.

33

Phan Văn Trị

1830 - 1910

Huyện Giồng Trôm, Bến Tre

Nhà thơ yêu nước ở Nam Bộ; có vai trò trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kỳ nửa cuối thế kỷ XIX.

34

Phó Đức Chính

1907 - 1930

Huyện Văn Giang, Hưng Yên

Một trong những lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930).

35

Tăng Bạt Hổ

1858 - 1906

Huyện Hoài Ân, Bình Định

Chí sĩ yêu nước; tham gia phong trào Cần Vương ở Bình Định cuối thế kỷ XIX và sau đó là phong trào Đông Du, đầu thế kỷ XX.

36

Tống Duy Tân

1827 - 1892

Huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

Người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (tỉnh Thanh Hóa) trong phong trào Cần Vương chống Pháp, cuối thế kỷ XIX.

37

Trần Xuân Soạn

1849 - 1923

Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa

Người chỉ huy các căn cứ chống Pháp ở tỉnh Thanh Hóa trong phong trào Cần Vương, cuối thế kỷ XIX.

38

Trương Định

1820 - 1864

Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

Người chỉ huy chống Pháp xâm lược ở Nam Bộ giữa thế kỷ XIX; được nhân dân gọi là Bình Tây đại nguyên soái.

39

Võ Duy Dương

1827-1866

Huyện An Nhơn, Bình Định

Người chỉ huy chống Pháp xâm lược ở vùng Đồng Tháp Mười, giữa thế kỷ XIX.

2.8. Danh nhân giai đoạn từ 1930 đến nay: 135 tên

01

Bế Văn Đàn

1931 - 1954

Huyện Phục Hoà, Cao Bằng

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

02

Bùi Bằng Đoàn

1890 - 1955

Huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Nhà nho yêu nước; đại biểu Quốc hội khóa I; nguyên Trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa I.

03

Châu Văn Liêm

1902 - 1930

Huyện Ô Môn, Cần Thơ

Liệt sĩ; hoạt động cách mạng ở Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; tham gia Hội nghị thành lập Đảng (2/1930).

04

Chế Lan Viên

1920 - 1989

Huyện Cam Lộ, Quảng Trị

Nhà thơ; tác giả tập thơ Điêu tàn; đại biểu Quốc hội các khóa IV, V và VI; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

05

Chu Huy Mân

1913 - 2006

Thành phố Vinh, Nghệ An

Đại tướng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

06

Cù Chính Lan

1930 - 1951

Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Đông Xuân 1950- 1951

07

Đàm Quang Trung

1921 - 1955

Huyện Hà Quảng,Cao Bằng

Thượng tướng; nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận B5, Tư lệnh Quân khu IV.

08

Đặng Thai Mai

1902 - 1984

Huyện Thanh Chương, Nghệ An

Giáo sư, nhà văn hóa, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

09

Đặng Thùy Trâm

1942 - 1970

Tỉnh Thừa Thiên Huế

Liệt sĩ - Bác sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

10

Đặng Văn Ngữ

1910 - 1967

Thành phố Huế

Giáo sư, Bác sĩ, Anh hùng Lao động, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

11

Đào Duy Anh

1904 - 1988

Huyện Thanh Oai, Hà Nội

Nhà văn hóa, Giáo sư khoa học xã hội; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

12

Đinh Đức Thiện

1913 - 1986

Thành phố Nam Định, Nam Định

Thượng tướng; tên thật là Phan Đình Dinh; nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

13

Đinh Núp

1914 - 1999

Huyện K’Bang, Gia Lai

Người dân tộc Ba Na; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

14

Đỗ Nhuận

1922 - 1991

Huyện Cẩm Bình, Hải Dương

Nhạc sĩ; Tổng thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam; tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng: Hành quân xa, Việt Nam quê hương tôi…; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

15

Đoàn Khuê

1923 - 1998

Huyện Triệu Phong, Quảng Trị

Đại tướng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VI-VIII; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

16

Dương Quảng Hàm

1898 - 1946

Huyện Văn Giang, Hưng Yên

Giáo sư; tác giả các công trình Việt Nam văn học sử yếu (1941) và Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).

17

Dương Thị Xuân Quý

1941 - 1969

Huyện Văn Giang, Hưng Yên

Liệt sĩ, phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam tại Mặt trận Quảng Đà trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Giải thưởng Nhà nước năm 2007.

18

Hà Huy Giáp

1906 - 1995

Huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Đặc khu ủy Hậu Giang kiêm Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ (1930); Thứ trưởng Bộ Văn hóa.

19

Hà Huy Tập

1902 - 1941

Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Nhà cách mạng; nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1936).

20

Hải Triều

1908 - 1954

Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Nhà văn, nhà lý luận văn học cách mạng; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

21

Hàn Mặc Tử

1912 - 1940

Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

Nhà thơ nổi tiếng đầu thế kỷ XX; có nhiều đóng góp trong phong trào Thơ mới của Việt Nam.

22

Hồ Đắc Di

1900 - 1984

Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Giáo sư, Bác sĩ; nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Y học năm 1996.

23

Hồ Tùng Mậu

1896 - 1951

Huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Nhà cách mạng; tham gia thành lập Tâm Tâm xã và Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội; nguyên Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Liên khu IV; Huân chương Sao Vàng năm 2008.

24

Hoàng Minh Giám

1904 - 1995

Huyện Từ Liêm, Hà Nội

Nhà ngoại giao; nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Văn hóa; có nhiều đóng góp cho ngành ngoại giao, văn hóa Việt Nam.

25

Hoàng Quốc Việt

1905 - 1992

Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh

Nhà cách mạng; tên thật là Hạ Bá Cang; nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Trưởng ban Dân vận - Mặt trận, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam

26

Hoàng Sâm

1915 - 1968

Huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình

Thiếu tướng, liệt sĩ; tên thật là Trần Văn Kỳ; Đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân; nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304; Tư lệnh Quân khu III và Quân khu Trị - Thiên trong kháng chiến chống Mỹ.

27

Hoàng Thế Thiện

1922 - 1995

Quận Ngô Quyền, Hải Phòng

Thiếu tướng; nguyên Phó Chính ủy Quân khu 8; Chính ủy các Sư đoàn 1, Sư đoàn 304; Chính ủy Bộ Tư lệnh Trường Sơn; Chính ủy Quân đoàn 4; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

28

Hoàng Văn Thái

1915 - 1986

Huyện Tiền Hải, Thái Bình

Đại tướng; nguyên Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

29

Hoàng Văn Thụ

1906 - 1944

Huyện Văn Uyên, Lạng Sơn

Nhà cách mạng, liệt sĩ; nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ (1939); Thường vụ Trung ương Đảng (1940); trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa Bắc Sơn - Vũ Nhai, năm 1940.

30

Hoàng Xuân Hãn

1908 - 1996

Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Giáo sư văn học; người biên soạn nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

31

Huy Cận

1919 - 2005

Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Nhà thơ; nguyên Bộ trưởng Bộ Canh nông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

32

Huỳnh Tấn Phát

1913 - 1989

Huyện Bình Đại, Bến Tre

Nhà cách mạng; nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

33

Kim Đồng

1929 - 1941

Huyện Hà Quảng, Cao Bằng

Người dân tộc Nùng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đội trưởng đầu tiên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

34

Lê Anh Xuân

1940 - 1968

Huyện Mỏ Cày, Bến Tre

Nhà thơ, liệt sĩ; công tác tại Hội Văn nghệ Giải phóng; nổi tiếng với các bài thơ: Quê nội, Dáng đứng Việt Nam…; Giải thưởng Nhà nước năm 2001.

35

Lê Đình Chinh

1960 - 1978

Huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hy sinh trong trận chiến đấu chống bành trướng Trung Quốc năm 1978.

36

Lê Duẩn

1907 - 1986

Huyện Triệu Phong, Quảng Trị

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng khóa III; Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng khóa IV và khóa V.

37

Lê Đức Thọ

1911 - 1990

Thành phố Nam Định, Nam Định

Nhà cách mạng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

38

Lê Hiến Mai

1918 - 1992

Huyện Phúc Thọ, Hà Nội

Thiếu tướng; nguyên Tư lệnh Phân khu miền Tây Nam bộ, Chính ủy Bộ Tư lệnh Pháo binh, Bộ trưởng các Bộ Thủy lợi, Nội vụ.

39

Lê Hồng Phong

1902 - 1942

Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Nhà cách mạng; người có vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930); nguyên Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng (1935).

40

Lê Hồng Sơn

1899 - 1933

Huyện Nam Đàn, Nghệ An

Nhà cách mạng; tham gia thành lập tổ chức Tâm Tâm xã và giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930).

41

Lê Quang Đạo

1921 - 1999

Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

Trung tướng; nguyên Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

42

Lê Thanh Nghị

1913 - 1995

Huyện Tứ Kỳ, Hải Dương

Nhà cách mạng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị các khóa III, IV; Phó Thủ tướng Chính phủ.

43

Lê Thị Hồng Gấm

1951 - 1970

Huyện Châu Thành, Tiền Giang

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

44

Lê Thiết Hùng

1908 - 1986

Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Thiếu tướng; nguyên Tổng Thanh tra quân đội, Hiệu trưởng trường Sĩ quan lục quân, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng.

45

Lê Trọng Tấn

1914 - 1986

Quận Hà Đông, Hà Nội

Đại tướng; nguyên Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

46

Lê Văn Hiến

1904 - 1998

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Nhà cách mạng; đại biểu Quốc hội khóa I; nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính.

47

Lương Định Của

1920 - 1975

Huyện Long Phú, Sóc Trăng

Tiến sĩ nông học; Anh hùng Lao động; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

48

Lưu Hữu Phước

1921 - 1989

Huyện Ô Môn, Cần Thơ

Nhạc sĩ; nguyên Giám đốc Đài tiếng nói nhân dân Nam Bộ; tác giả các ca khúc: Lên đàng, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn… Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

49

Lưu Quang Vũ

1948 - 1988

Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Nhà viết kịch; tác giả các vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt, Bệnh sĩ…; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

50

Lưu Trọng Lư

1912 - 1991

Huyện Bố Trạch, Quảng Bình

Nhà thơ; nguyên Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

51

Lý Tự Trọng

1914 - 1931

Huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

Liệt sĩ; Đoàn viên đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

52

Mạc Thị Bưởi

1927 - 1951

Huyện Nam Sách, Hải Dương

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

53

Nam Cao

1915 - 1951

Huyện Lý Nhân, Hà Nam

Nhà văn hiện thực phê phán, liệt sĩ; tác giả Chí Phèo, Sống mòn; một trong những thành viên đầu tiên của Hội Văn hóa cứu quốc; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

54

Ngô Gia Tự

1908 - 1935

Huyện Từ Sơn, Bắc Ninh

Nhà cách mạng; người có vai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930); nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.

55

Ngô Mây

1922 - 1947

Huyện Phù Cát, Bình Định

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

56

Ngô Tất Tố

1894 - 1954

Huyện Đông Anh, Hà Nội

Nhà văn, nhà báo, hoạt động trong phong trào Văn hóa cứu quốc; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

57

Nguyễn An Ninh

1900 - 1943

Tỉnh Long An

Nhà cách mạng; trong những năm 1930, ông cùng các chiến sĩ cộng sản đấu tranh chống chế độ thuộc địa, đòi quyền tự do, dân chủ.

58

Nguyễn Bá Ngọc

1952 - 1965

Huyện Quảng Xương, Thanh Hóa

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

59

Nguyễn Bình

1906 - 1951

Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Trung tướng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Khu trưởng khu 7 Nam Bộ; Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Nam Bộ.

60

Nguyễn Chánh

1914 - 1957

Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.

Thiếu tướng; nguyên Bí thư liên tỉnh Nghĩa - Bình - Phú, chỉ huy đội du kích Ba Tơ, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy khu V, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.

61

Nguyễn Chí Diểu

1908 - 1939

Huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Nhà cách mạng; tham gia tổ chức Tân Việt và Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Định.

62

Nguyễn Chí Thanh

1914 - 1967

Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

Đại tướng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (khóa II và III), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐNDVN, Bí thư Trung ương Cục miền Nam.

63

Nguyễn Cơ Thạch

1921 - 1998

Huyện Vụ Bản, Nam Định

Nhà ngoại giao; nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

64

Nguyễn Công Hoan

1903 - 1977

Huyện Văn Giang, Hưng Yên

Nhà văn hiện thực phê phán; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

65

Nguyễn Đình Thi

1923 - 2003

Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nhà văn, nhạc sĩ, nhà viết kịch; nguyên Tổng Thư ký Hội Văn hóa cứu quốc và Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

66

Nguyễn Đỗ Cung

1912 - 1977

Huyện Từ Liêm, Hà Nội

Một trong những họa sĩ đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương; tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc; đại biểu Quốc hội khóa I; Viện trưởng đầu tiên của Viện Mỹ thuật Việt Nam ...

67

Nguyễn Đức Cảnh

1908 - 1931

Huyện Thái Thụy, Thái Bình

Nhà cách mạng; một trong những đại biểu dự Hội nghị thành lập Đảng (2/1930); nguyên Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ

68

Nguyễn Duy Trinh

1910 - 1985

Huyện Nghi Lộc, Nghệ An

Nhà cách mạng, nhà ngoại giao; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị các khóa II, III và IV, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

69

Nguyễn Gia Trí

1908 - 1993

Thành phố Hà Nội

Họa sĩ; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

70

Nguyên Hồng

1918 - 1982

Thành phố Nam Định, Nam Định

Nhà văn; tác giả Bỉ vỏ; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

71

Nguyễn Hữu Thọ

1910 - 1996

Huyện Bến Lức, Long An

Nhà cách mạng; nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam; Chủ tịch Quốc hội.

72

Nguyễn Hữu Tiến

1901 - 1941

Huyện Duy Tiên, Hà Nam

Nhà cách mạng; tác giả Quốc kỳ Nước CHXHCN Việt Nam.

73

Nguyễn Huy Tưởng

1912 - 1960

Huyện Đông Anh, Hà Nội

Nhà văn, nhà viết kịch; tác giả Ký sự Cao - Lạng, Sống mãi với Thủ đô…; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

74

Nguyễn Khánh Toàn

1905

Huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế

Giáo sư, Viện sĩ; đại biểu Quốc hội khóa II và III; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

75

Nguyễn Lương Bằng

1904 - 1979

Huyện Thanh Miện, Hải Dương

Nhà cách mạng; nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Phó Chủ tịch Nước.

76

Nguyễn Mỹ

1935 - 1971

Huyện Tuy An, Phú Yên

Liệt sĩ, Nhà thơ, nhà báo, phóng viên chiến trường; Giải thưởng Nhà nước năm 2007.

77

Nguyễn Phong Sắc

1902 - 1931

Thành phố Hà Nội

Nhà cách mạng; một trong những Ủy viên BCH Trung ương đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, phụ trách khu vực Trung Kỳ.

78

Nguyễn Sơn

1908 - 1956

Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Thiếu tướng; nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu IV.

79

Nguyễn Tất Thành

1890 - 1969

Huyện Nam Đàn, Nghệ An

Tên thời thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

80

Nguyễn Thái Bình

1948 - 1972

Huyện Cần Giuộc, Long An

Liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; hoạt động trong phong trào yêu nước của học sinh, sinh viên Sài Gòn;

81

Nguyễn Thị Định

1920 - 1992

Huyện Giồng Trôm, Bến Tre

Thiếu tướng; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; lãnh đạo phong trào đồng khởi ở Bến Tre; nguyên Phó Chủ tịch Nước.

82

Nguyễn Thị Minh Khai

1910 - 1941

Thành phố Vinh, Nghệ An

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ.

83

Nguyễn Thị Thập

1908 - 1996

Huyện Châu Thành, Tiền Giang

Nhà cách mạng; nguyên Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

84

Nguyễn Tuân

1910 - 1987

Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Nhà văn; tác giả các tác phẩm văn học nổi tiếng: Tùy bút Sông Đà, Vang bóng một thời….; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

85

Nguyễn Văn Cừ

1912 - 1941

Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Nhà cách mạng; nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

86

Nguyễn Văn Huyên

1908-1975

Huyện Hoài Đức, Hà Nội

Giáo sư; nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

87

Nguyễn Văn Linh

1915 - 1997

Huyện Yên Mỹ, Hưng Yên

Nhà cách mạng; nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

88

Nguyễn Văn Tố

1889 - 1947

Quận Hà Đông, Hà Nội

Trí thức yêu nước; Hội trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ, Trưởng Ban Thường trực Quốc hội khóa I.

89

Nguyễn Viết Xuân

1934 - 1964

Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

90

Phạm Hồng Thái

1895 - 1924

Huyện Hưng Nguyên, Nghệ An

Liệt sĩ; hy sinh trong cuộc đánh bom Sa Diện nhằm ám sát Toàn quyền Pháp ở Đông Dương.

91

Phạm Hùng

1912 - 1988

Huyện Long Hồ, Vĩnh Long

Nhà cách mạng; nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

92

Phạm Huy Thông

1916 - 1988

Huyện Ân Thi, Hưng Yên

Giáo sư; nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Đại biểu Quốc hội khóa II, III; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

93

Phạm Ngọc Thạch

1909 - 1968

Thành phố Quy Nhơn, Bình Định

Bác sĩ; Anh hùng Lao động; nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

94

Phạm Văn Đồng

1906 - 2000

Huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi

Nhà cách mạng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (khóa II đến khóa V), Thủ tướng Chính phủ (1955 - 1981).

95

Phan Anh

1912 - 1990

Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Luật sư; nguyên Bộ trưởng Bộ quốc phòng; là thành viên của Phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Fontainebleau đàm phán với Chính phủ Pháp (năm 1946).

96

Phan Đăng Lưu

1902 - 1941

Huyện Yên Thành, Nghệ An

Nhà cách mạng; nguyên Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đảng, người chỉ đạo phong trào cách mạng Nam Kỳ năm 1940.

97

Phan Đình Giót

1922 - 1954

Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

98

Phan Trọng Tuệ

1917 - 1991

Huyện Quốc Oai, Hà Nội

Nhà cách mạng; nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559, Phó Thủ tướng Chính phủ

99

Phùng Chí Kiên

1901 - 1941

Huyện Diễn Châu, Nghệ An

Nhà cách mạng; tên thật là Nguyễn Vĩ; nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng; chỉ huy đội Cứu quốc quân trong khởi nghĩa Bắc Sơn (1940).

100

Quách Thị Trang

1948 - 1963

Huyện Đông Hưng, Thái Bình

Liệt sĩ; hy sinh trong phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

101

Tạ Quang Bửu

1910 - 1986

Huyện Nam Đàn, Nghệ An

Nhà khoa học; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

102

Tản Đà

1889 - 1939

Huyện Ba Vì, Hà Nội

Nhà thơ; tác giả của Thề non nước, Khối tình con…; có nhiều đóng góp trong sự ra đời của phong trào Thơ mới đầu thế kỷ XX.

103

Thế Lữ

1907 - 1989

Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động sân khấu; tham gia nhóm Tự lực văn đoàn; có nhiều đóng góp trong phong trào Thơ mới và ngành sân khấu hiện đại.

104

Thích Quảng Đức

1897 - 1963

Huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

Hòa thượng; năm 1963 Hòa thượng tự thiêu để phản đối chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm.

105

Tô Hiệu

1912 - 1944

Huyện Văn Giang, Hưng Yên

Nhà cách mạng; nguyên Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hải Phòng.

106

Tố Hữu

1920 - 2002

Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế

Nhà thơ; tên thật là Nguyễn Kim Thành; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị (khóa IV và V), Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

107

Tô Ngọc Vân

1906 - 1954

Huyện Văn Giang, Hưng Yên

Họa sĩ, liệt sĩ; phụ trách Trường Mỹ thuật Việt Bắc; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

108

Tô Vĩnh Diện

1924 - 1953

Huyện Nông Cống, Thanh Hóa

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ

109

Tôn Đức Thắng

1888 - 1980

Thành phố Long Xuyên, An Giang

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Trưởng ban Thường trực Quốc hội; Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

110

Tôn Thất Tùng

1912 - 1982

Thành phố Huế, Thừa Thiên - Huế

Bác sĩ, Anh hùng Lao động; người xây dựng Trường Đại học Y khoa trong kháng chiến chống Pháp; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

111

Trần Đại Nghĩa

1913 - 1997

Huyện Tam Bình, Vĩnh Long

Giáo sư, nhà khoa học, Anh hùng Lao động; có nhiều đóng góp trong việc chế tạo vũ khí cho quân đội trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

112

Trần Đăng Ninh

1910 - 1955

Huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Phó Tổng thanh tra Chính phủ.

113

Trần Huy Liệu

1901 - 1969

Huyện Vụ Bản, Nam Định

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

114

Trần Phú

1904 - 1931

Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Nhà cách mạng; nguyên Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; người dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng.

115

Trần Quốc Vượng

1934-2005

Huyện Duy Tiên, Hà Nam

Giáo sư, Nhà sử học, Nhà khảo cổ học Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

116

Trần Tử Bình

1907 - 1967

Huyện Bình Lục, Hà Nam

Thiếu tướng; người lãnh đạo phong trào công nhân nông trường cao su Phú Riềng năm 1930; nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

117

Trần Văn Giàu

1911 - 2010

Huyện Châu Thành, Long An

Giáo sư, nhà cách mạng, nhà khoa học, Anh hùng Lao động; nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ.

118

Trần Văn Ơn

1931 -1950

Huyện Châu Thành, Bến Tre

Liệt sĩ, tham gia phong trào yêu nước của học sinh sinh viên miền Nam trong kháng chiến chống Pháp.

119

Trần Văn Trà

1919 - 1996

Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

Thượng tướng; nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tư lệnh Khu 7; Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

120

Trịnh Đình Thảo

1901 - 1986

Quận Hà Đông, Hà Nội

Tiến sĩ luật; nguyên Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam

121

Trịnh Văn Bô

1914 - 1988

Thành phố Hà Nội

Ông là nhà tư sản có nhiều đóng góp cho cách mạng; ngôi nhà của ông ở số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và viết bản Tuyên ngôn độc lập (năm 1945).

122

Trường Chinh

1907 - 1988

Huyện Xuân Thủy, Nam Định

Nhà cách mạng; tên thật là Đặng Xuân Khu; nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội.

123

Trương Quang Giao

1910 - 1988

Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Bí thư Liên khu ủy Khu V, Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban thống nhất Trung ương.

124

Ung Văn Khiêm

1910 - 1991

Huyện Chợ Mới, An Giang

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

125

Văn Cao

1923 - 1995

Huyện Vụ Bản, Nam Định

Nhạc sĩ; tác giả Quốc ca Việt Nam; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

126

Văn Tiến Dũng

1917 - 2002

Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Đại tướng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

127

Võ Nguyên Giáp

1911-2013

Huyện Lệ Thủy, Quảng Bình

Đại tướng; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Quân ủy Trung ương; Tổng tư lệnh quân đội nhân dân, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

128

Võ Thị Sáu

1935 - 1952

Huyện Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

129

Võ Văn Kiệt

1922 - 2008

Huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long

Nhà cách mạng; nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1992, được bầu làm Thủ tướng Chính phủ.

130

Võ Văn Tần

1894 - 1941

Huyện Đức Hòa, Long An

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn và Bí thư Tỉnh ủy Gia Định, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ.

131

Vũ Trọng Phụng

1912 - 1939

Huyện Mỹ Hào, Hưng Yên

Nhà văn, nhà viết kịch; tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng; Số đỏ, Giông tố…

132

Vũ Tuyên Hoàng

1938 - 2008

Thành phố Hà Nội

Giáo sư, Viện sĩ; nguyên Viện trưởng Viện cây lương thực và cây thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp kiêm Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

133

Vương Thừa Vũ

1910 - 1980

Huyện Thanh Trì, Hà Nội

Trung tướng; tên thật là Nguyễn Văn Đồi; nguyên Tư lệnh mặt trận Hà Nội trong kháng chiến chống Pháp (1946), Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308

134

Xuân Diệu

1916 - 1985

Huyện Can Lộc, Hà Tĩnh

Nhà thơ, tên thật là Ngô Xuân Diệu; nổi tiếng từ phong trào Thơ mới; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

135

Xuân Thủy

1912 - 1985

Huyện Từ Liêm, Hà Nội

Nhà cách mạng; nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

3. Danh nhân người Quảng Nam và có liên quan đến lịch sử, văn hóa Quảng Nam: 325 tên

3.1. Danh nhân trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội: 160 tên

01

Bà Bang Nhãn

1853-1927

Xã Đại Đồng, Đại Lộc

Nhà thơ thế kỷ XX; tên thật là Lê Thị Liễu; nổi tiếng về thơ quốc âm.

02

Bùi Giáng

1926 - 1998

Xã Duy Hòa, Duy Xuyên

Nhà văn, dịch giả; tác giả hàng trăm tác phẩm thơ, khảo cứu, dịch thuật.

03

Bùi Tá Hán

1496 - 1568

Tỉnh Nghệ An

Tổng trấn Thừa tuyên Quảng Nam (1545); có nhiều đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Quảng Nam trong thế kỷ XVI.

04

Bùi Tấn Diên

? - ?

Tỉnh Nghệ An

Người theo vua Lê Thánh Tông mở mang bờ cõi về phương Nam (năm 1471); có công khai phá vùng đất phía Tây huyện Duy Xuyên.

05

Bùi Thế Mỹ

1904 - 1943

Xã Duy Tân, Duy Xuyên

Nhà báo trong phong trào Dân chủ 1936 - 1939; Chủ bút nhiều tờ báo: Đông Pháp thời báo, Dân báo…

06

Cao Hồng Lãnh

1906 - 2008

Phường Minh Hương, Hội An

Nhà cách mạng; tên thật là Phan Thêm; nguyên Bí thư Chi bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hội An (1927); Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam.

07

Cao Sơn Pháo

1917 - 1956

Xã Điện Tiến, Điện Bàn

Nhà cách mạng; tên thật là Bùi Như Tùng; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.

08

Châu Thượng Văn

1856 - 1908

Thành phố Hội An

Ông tham gia Nghĩa hội Quảng Nam năm 1885 và Duy Tân hội năm 1904; bị thực dân Pháp bắt giam.

09

Đỗ Đăng Tuyển

1856 - 1911

Xã Đại Cường, Đại Lộc

Ông làm Tán tương quân vụ trong Nghĩa hội Quảng Nam (1885); sau tham gia và trở thành một trong những nhân vật chủ chốt của phong trào Đông Du.

10

Đỗ Quang

1901 - 1968

Xã Quế Long, Quế Sơn

Nhà cách mạng; dự lớp huấn luyện chính trị do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức; tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền trong cách mạng tháng 8 năm 1945; Chủ tịch UBND lâm thời huyện Quế Sơn.

11

Đỗ Thế Chấp

1922 - 1991

Xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành

Anh hùng lực lượng vũ trang; nguyên Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ; Trưởng ban công tác vùng địch hậu; Chính trị viên Tỉnh đội; Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

12

Đỗ Thúc Tịnh

1818 - 1862

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Ông đỗ Tiến sĩ năm 1848; làm quan triều Nguyễn; sau tham gia phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân các tỉnh Nam Kỳ.

13

Đoàn Quý Phi

1601 - 1661 1938 -1971

Xã Duy Trinh, Duy Xuyên Xã Đại Thắng, Đại Lộc

- Hiếu chiêu Hoàng hậu, vợ chúa Nguyễn Phúc Lan; có công phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở xứ Đàng Trong. - Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

14

Đoàn Xuân Trinh

1902 -1975

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Quế Sơn; Bí thư Huyện ủy lâm thời Huyện ủy Quế Sơn, năm 1930.

15

Đống Ngạc

1925 - 2010

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Thư ký của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng; ông là thành viên trong tập thể được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đối với tác phẩm “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 - Thắng lợi và bài học”.

16

Dương Hiển Tiến

1866-1907

Xã Điện Phong, Điện Bàn

Ông đỗ Phó bảng năm 1898; là một trong 5 danh nhân “Ngũ phụng tề phi” của Quảng Nam.

17

Dương Thưởng

? - 1918

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Ông là một trong những người phát động phong trào Duy Tân ở Quảng Nam những năm đầu thế kỷ XX; bị Pháp bắt, đày đi Côn Đảo và mất tại đây.

18

Hà Mùi

1909-1960

Thị xã Điện Bàn

Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên ở Hội An; tham gia tổ chức diễn thuyết ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh năm 1930.

19

Hà Tân

1860-1886

Xã Điện Thắng Nam, Điện Bàn

Ông tên thật là Hà Đức Tân; Quản cơ trong phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885); hy sinh để bảo vệ đồng đội.

20

Hằng Phương

1908-1983

Xã Điện Thọ, Điện Bàn

Nhà thơ; là một trong những nhà thơ nữ đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.

21

Hồ Lệ

1848- 1905

Xã Đại Minh, Đại Lộc

Đại thần triều Nguyễn; Tổng đốc Bình Phú, Tổng đốc An Tĩnh; Thượng thư các bộ: Hộ, Hình, Binh; tham gia ủng hộ phong trào Đông du đầu thế kỷ XX

22

Hồ Nghinh

1913 - 2007

Xã Duy Trinh, Duy Xuyên

Nhà cách mạng; nguyên Ủy viên Thường vụ Khu ủy khu V, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đà, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng.

23

Hồ Thấu

1918- 1949

Xã Duy Trinh, Duy Xuyên

Nhà thơ; nguyên Chủ nhiệm Mặt trận Liên Việt tỉnh Quảng Nam.

24

Hồ Trung Lượng

? - ?

Xã Duy Trung, Duy Xuyên

Ông đỗ Tiến sĩ năm 1892; làm Tri phủ Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi), Đốc học Quảng Nam, Đốc học Bình Định; Thị lang bộ Lễ triều Nguyễn.

25

Hoàng Bích Sơn

1924 - 2000

Xã Duy Trinh, Duy Xuyên

Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Trưởng ban Đối ngoại BCH Trung ương Đảng.

26

Hoàng Châu Ký

1922 - 2008

Thành phố Hội An

Giáo sư, Nhà soạn Tuồng; nguyên Bí thư Huyện ủy các huyện Quế Sơn, Tiên Phước; Phó Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Quảng Nam; Giải thưởng Nhà nước.

27

Hoàng Diệu

1828 - 1882

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), Tổng đốc Hà - Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh); chỉ huy trận chiến đấu chống Pháp đánh chiếm thành Hà Nội, năm 1882.

28

Hoàng Dư Khương

1911 - 1983

Xã Hòa Thọ, Hòa Vang

Ông tên thật là Hoàng Xan; nguyên Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn.

29

Hoàng Hữu Nam

1911- 1947

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Ông tên thật là Phan Bôi; nguyên Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

30

Hoàng Kim Ảnh

1914-2002

Phường Cẩm Phô, Hội An

Nguyên Bí thư Thành ủy lâm thời Hội An; Ủy viên Liên Tỉnh - Thành ủy Quảng Nam - Hội An - Đà Nẵng; Bí thư Thành ủy Hội An.

31

Hứa Tạo

1858-1908

Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc

Ông là người khởi xướng phong trào chống thuế ở Quảng Nam và các tỉnh Trung Kỳ, năm 1908.

32

Hương Hải Thiền Sư

1628 - 1715

Huyện Nghi Lộc, Nghệ An

Thiền sư thời Chúa Nguyễn; từng lập am tu hành tại Cù Lao Chàm; dịch nhiều kinh Phật.

33

Huỳnh Lắm

1912 - 2002

Phường Cẩm Phô, Hội An

Ông là một trong ba đảng viên của Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của Hội An; Sau làm Trưởng ty Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng…

34

Huỳnh Lý

1914 - 1993

Thành phố Hội An

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân; có nhiều đóng góp trong việc biên soạn chương trình văn học bậc Trung học và Đại học.

35

Huỳnh Ngọc Huệ

1914 - 1949

Xã Đại Hòa, Đại Lộc

Ông nguyên là Bí thư Thành uỷ, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Đà Nẵng năm 1945; đại biểu Quốc hội khóa I, đơn vị Quảng Nam.

36

Huỳnh Thúc Kháng

1876 - 1947

Xã Tiên Cảnh, Tiên Phước

Chí sĩ yêu nước; một trong những người khởi xướng phong trào Duy tân năm 1904; nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Quyền Chủ tịch nước (năm 1946).

37

Khương Hữu Dụng

1907 - 2005

Thành phố Hội An

Nhà thơ; nguyên Ủy viên BCH Hội Văn nghệ khu V; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; tác giả nhiều tập thơ: Từ đêm mười chín, Những tiếng thân yêu…

38

Kiều Phụng

? - ?

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Tướng thủy quân trong phong trào Tây Sơn; tham gia trận Rạch Gầm - Xoài Mút ở Mỹ Tho (1785), đánh tan quân Xiêm xâm lược.

39

La Hối

1920 - 1945

Phường Minh An, Hội An

Nhạc sĩ; tên thật là La Doãn Chính; tham gia phong trào kháng Nhật; tác giả bài Xuân và tuổi trẻ, góp phần cổ vũ tinh thần yêu nước, chống giặc.

40

Lâm Quang Thự

1905 - 1990

Xã Hòa Phong, Hòa Vang

Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung bộ; là tác giả công trình Quảng Nam: địa lý - lịch sử - nhân vật Đất Quảng trong thơ ca....

41

Lê Bá Trinh

1875 - 1918

Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Chí sĩ yêu nước; tham gia cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Nam năm 1916; bị bắt và đày đi Lao Bảo.

42

Lê Cơ

1870 - 1918

Xã Tiên Sơn, Tiên Phước

Chí sĩ yêu nước, nhà thực hành phong trào duy tân ở Quảng Nam năm 1908; tham gia cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Nam năm 1916; bị bắt và đày đi Lao Bảo.

43

Lê Đỉnh

1847 - 1933

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Ông đỗ Cử nhân năm 1870; làm Thượng thư bộ Binh, Tổng đốc Hà - Yên (Hà Nội và Hưng Yên); nhiều lần dâng biểu đề nghị cải cách.

44

Lê Đình Dương

1893 - 1919

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Chí sĩ yêu nước; làm Giám đốc bệnh viện Hội An; tham gia cuộc khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục hội năm 1916.

45

Lê Đình Lý

1790 - 1858

Huyện Phù Mỹ, Bình Định

Thống chế quân vụ đại thần; chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược tại Đà Nẵng năm 1858.

46

Lê Đình Thám

1897 - 1969

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Bác sĩ; phụ trách Viện Quân y Quảng Nam; Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính miền Nam Trung Bộ; Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam.

47

Lê Huy Lưu

1915-1959

Xã Tam Thanh, Tam Kỳ

Nhà cách mạng; người thành lập Chi bộ Sông (Tam Kỳ), Liên chi bộ cánh Bắc Tam Kỳ (1940)

48

Lê Quang Sung

1905 - 1935

Xã Duy Hòa, Duy Xuyên

Nhà cách mạng; tên thật là Lê Hoàn; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn năm 1930; bị bắt và đày đi Côn Đảo.

49

Lê Tấn Toán

1837 - 1887

Phường Điện Dương, Điện Bàn

Thầy dạy và truyền bá tư tưởng yêu nước cho Nguyễn Duy Hiệu, chủ tướng của phong trào Nghĩa hội Quảng Nam.

50

Lê Tấn Trung

? - ?

Tỉnh Thanh Hóa

Đại tướng Triệu quốc công, phụ trách hải thuyền trong cuộc bình Chiêm do vua Lê Thánh Tông chỉ huy năm 1471; có công khai lập vùng đất Trường Xuân (Tam Kỳ).

51

Lê Thị Xuyến

1909 - 1996

Xã Đại Hòa, Đại Lộc

Nhà cách mạng trong phong trào Mặt trận Dân chủ; tham gia Hội Truyền bá quốc ngữ; Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội các khóa I, IV và V; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (1946 - 1956)…..

52

Lê Thiện Trị

1796 - 1872

Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên

Tiến sĩ khai khoa lục tỉnh dưới triều Nguyễn (1838); làm Án sát Hà Nội, Biện lý Bộ hình.

53

Lê Trí Viễn

1919 - 2012

Xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn

Giáo sư, Nhà giáo nhân dân; nguyên Hiệu trưởng trường Lê Khiết (Quảng Ngãi) trong kháng chiến chống Pháp; Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội; tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn học; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

54

Lê Tuất

1910 - 1964

Xã Điện Phương, Điện Bàn

Ông nguyên là Bí thư Chi bộ Tân Mỹ Đông - Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Duy Xuyên; Bí thư Phủ ủy Duy Xuyên.

55

Lê Văn Long

? - ?

Phường Trường Xuân, Tam Kỳ

Danh tướng triều Tây Sơn; tham gia tiêu diệt quân Thanh xâm lược, năm 1789.

56

Lê Vĩnh Huy

1842 - 1916

Xã Tiên Cảnh, Tiên Phước

Chí sĩ yêu nước, Tán lý trong phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, năm 1885; tham gia khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội, năm 1916

57

Lê Vĩnh Khanh

1819 - 1884

Xã Tiên Cảnh, Tiên Phước

Danh thần triều Nguyễn; đỗ Phó bảng dưới triều vua Thiệu Trị; làm Tri huyện Phù Cát (Bình Định).

58

Lương Đình Thự

1871 - 1917

Xã Tam Phú, Tam Kỳ

Chí sĩ yêu nước trong khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục hội tại Tam Kỳ, năm 1916.

59

Lương Khắc Ninh

1862 - 1943

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Nhà báo, chủ bút tờ Nông cổ mín đàm, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ tại Việt Nam.

60

Lương Như Bích

? - ?

Phường Cẩm Nam, Hội An

Chí sĩ yêu nước; tham gia phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, năm 1885.

61

Lương Thúc Kỳ

1873- 1947

Xã Đại Lãnh, Đại Lộc

Chí sĩ yêu nước; ủng hộ phong trào chống thuế ở tỉnh Quảng Nam năm 1908 và phong trào Duy tân năm 1904.

62

Lưu Ban

1930 - 2009

Xã Duy Sơn, Duy Xuyên

Anh hùng lao động, nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên - Đơn vị Anh hùng.

63

Lưu Quang Thuận

1921 - 1981

Thành phố Đà Nẵng

Nhà thơ, nhà soạn kịch, người sáng lập Tạp chí Sân khấu; Giải thưởng Nhà nước.

64

Lưu Quý Kỳ

1919 - 1982

Phường Minh Hương, Hội An

Nhà báo; nguyên Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ kiêm Giám đốc Đài tiếng nói Nam Bộ và Báo Nhân dân miền Nam, Tổng Thư ký Hội nhà báo....

65

Mai Đăng Chơn

1918 - 1968

Phường Hòa Hải, Đà Nẵng

Liệt sĩ; nguyên Bí thư Huyện ủy Hòa Vang; Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà.

66

Mai Dị

1880 - 1928

Xã Điện Phước, Điện Bàn

Chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy tân năm 1904; bị thực dân Pháp bắt giam sau phong trào chống thuế năm 1908.

67

Mai Thúc Lân

1935 -2014

Xã Điện Phước, Điện Bàn

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Bắc; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

68

Mẹ Thứ

1904 - 2010

Xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn

Tên thường gọi của Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ.

69

Nam Trân

1907 - 1967

Xã Đại Quang, Đại Lộc

Nhà văn; tên thật là Nguyễn Học Sỹ; dịch giả chính tập thơ Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh và nhiều tập thơ chữ Hán.

70

Ngô Huy Diễn

1920 - 1946

Xã Duy Sơn, Duy Xuyên

Liệt sĩ; tên thật là Ngô Vũ; nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Việt Minh tỉnh Lâm Viên (Lâm Đồng) năm 1945.

71

Nguyễn Bội Liên

1911-1996

Phường Minh An, Hội An

Nhà nghiên cứu; tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật về Hội An.

72

Nguyễn Đình Hiến

1872 - 1947

Xã Quế Lộc, Nông Sơn

Ông đỗ Phó bảng năm 1901; làm quan triều Nguyễn; có công mở đường đèo Le, nối Quế Sơn - Nông Sơn.

73

Nguyễn Đình Tựu

1828 - 1888

Xã Tiên Châu, Tiên Phước

Ông đỗ Phó bảng năm 1868; làm Đốc học Quảng Nam, Tế tửu Quốc Tử giám, Chánh Sơn phòng sứ Quảng Nam.

74

Nguyễn Dục

1807 - 1887

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Danh thần triều Nguyễn; đỗ Phó bảng năm 1838; làm Giáo thọ phủ Điện Bàn, Đốc học Quảng Nam, Tế tửu Quốc tử giám.

75

Nguyễn Duy Hiệu

1847 - 1887

Phường Thanh Hà, Hội An

Chí sĩ yêu nước; người lãnh đạo phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885-1887)

76

Nguyễn Đức Thiệu

1907 - 1992

Thị trấn Ái Nghĩa, Đại Lộc

Ông là người lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở huyện Đại Lộc; sau làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

77

Nguyễn Đức Trung

1404 - 1477

Tỉnh Thanh Hóa

Điện tiền chỉ huy sứ; có công phò tá Lê Thánh Tông lên ngôi (1460); sau làm Đô ty Thừa tuyên Quảng Nam (1471).

78

Nguyễn Hữu Quân

1836-1872

Xã Đại An, Đại Lộc

Danh thần triều Nguyễn; làm Nhiếp phủ vụ phủ Nam Sách (tỉnh Hải Dương); hy sinh khi chống thổ phỉ Trung Quốc cướp phá vùng biên giới.

79

Nguyễn Huy Chương

1926 - 2004

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Trung tướng; nguyên Phó Tư lệnh chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu V.

80

Nguyễn Lai

1902 - 1984

Xã Điện Phương, Điện Bàn

Nghệ sĩ Nhân dân; có nhiều đóng góp cho nghệ thuật Tuồng Quảng Nam và Việt Nam.

81

Nguyễn Nho Túy

1898 - 1977

Xã Đại Thạnh, Đại Lộc

Nghệ sĩ Nhân dân; có nhiều đóng góp cho nghệ thuật Tuồng Quảng Nam và Việt Nam.

82

Nguyễn Phe

1918-2012

Xã Cẩm Kim, Hội An

Nguyên Bí thư Thành ủy Hội An; Trưởng ban Ban khởi nghĩa giành chính quyền Hội An năm 1945; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận giải phóng khu Trung Trung Bộ.

83

Nguyễn Quý Hương

1906 - 1988

Phường Tân Thạnh, Tam Kỳ

Nhà báo. Ông từng làm Tổng Thư ký tòa soạn báo Tiếng Dân. Sau năm 1954, ông ở lại hoạt động báo chí đối lập ở miền Nam.

84

Nguyễn Thành

? - 1930

Xã Điện Phước, Điện Bàn

Ông làm Bí thư Chi bộ Đảng đầu tiên của Điện Bàn; sau làm Bí thư Phủ ủy Điện Bàn (năm 1930); bị địch bắt và hy sinh trong nhà lao.

85

Nguyễn Thành Hãn

1905 - 1943

Xã Duy Sơn, Duy Xuyên

Ông nguyên là Bí thư Phủ ủy lâm thời Duy Xuyên; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng kiêm Ủy viên liên tỉnh Trung Kỳ.

86

Nguyễn Thành Long

1925-1991 1950-1970

Xã Cẩm Kim, Hội An Xã Quế Xuân 2, Quế Sơn

- Nhà văn; tham gia kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ; Giải thưởng Phạm Văn Đồng. - Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

87

Nguyễn Thanh Sơn

1917-2000

Xã Cẩm Kim, Hội An

Ông nguyên là Bí thư Thị ủy Hội An, năm 1952.

88

Nguyễn Thành Ý

1819 - 1897

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Danh thần, nhà ngoại giao triều Nguyễn; từng đề xuất cải cách nhằm canh tân đất nước.

89

Nguyễn Thích

1850 - 1885

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Tiến sĩ triều Nguyễn; tham gia và hy sinh trong cuộc chống Pháp ở kinh thành Huế năm 1885

90

Nguyễn Thuật

1842 - 1911

Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình

Phó bảng triều Nguyễn; Tổng đốc Thanh Hóa; Thượng thư bộ Lại; Hiệp biện Đại học sĩ, Thượng thư bộ Binh; Cơ mật viện đại thần…

91

Nguyễn Thược

1870 - 1918

Xã Tam Phú, Tam Kỳ

Chí sĩ yêu nước trong khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội ở Tam Kỳ năm 1916.

92

Nguyễn Trác

1904 - 1986

Xã Điện Hòa, Điện Bàn

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam năm 1937; Phó Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa thành phố Đà Nẵng năm 1945.

93

Nguyễn Tường Phổ

1807 - 1856

Phường Cẩm Phô, Hội An

Ông đỗ Tiến sĩ năm 1842; làm Tri phủ Hoằng An (Bến Tre); Tri phủ Tân An (Gia Định); Giáo thọ Điện Bàn; Đốc học tỉnh Hải Dương….

94

Nguyễn Tường Vĩnh

1779 - ?

Phường Cẩm Phô, Hội An

Ông đỗ Phó bảng năm 1838; giữ chức Phụ đạo dạy hoàng tử; sau làm Án sát Định Tường (nay là tỉnh Tiền Giang).

95

Nguyễn Văn Bổng

1921 - 2001

Xã Đại Quang, Đại Lộc

Nhà văn; làm Phó Tổng thư ký Hội Văn học - Nghệ thuật; Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ giải phóng, Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

96

Nguyễn Văn Điển

1791-1852

Xã Cẩm Hà, Hội An

Ông đỗ Cử nhân năm 1819; làm quan trải ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức; giữ chức binh Bộ Thượng thư.

97

Nguyễn Văn Xuân

1921 - 2007

Xã Điện Phương, Điện Bàn

Nhà văn, nhà nghiên cứu; có nhiều công trình nghiên cứu, biên khảo về lịch sử, văn hóa Quảng Nam.

98

Nguyễn Xuân Hữu

1923 - 1989

Xã Điện Hồng, Điện Bàn

Ông nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng; Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chính trị viên Tỉnh đội Khánh Hòa; đại biểu Quốc hội khóa VII, VIII...

99

Nguyễn Xuân Nhĩ

1912 - 1983

Xã Điện Hòa, Điện Bàn

Ông nguyên là Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam kiêm Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh; Bí thư Tỉnh ủy Gia - Kon; Bí thư liên tỉnh II Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…

100

Nguyễn Xuân Vân

1918-1968

Xã Điện Hòa, Điện Bàn

Liệt sĩ; nguyên Bí thư Đảng Dân chủ Quảng Nam phụ trách vận động tri thức; Phó Ban Tuyên huấn Đặc khu uỷ Quảng Đà.

101

Ông Ích Đường

1890 - 1908

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Nhà yêu nước; tham gia phong trào chống sưu thuế tại Hòa Vang năm 1908.

102

Ông Ích Khiêm

1832 - 1884

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Danh thần triều Nguyễn; đỗ Cử nhân năm 1847; có công dẹp loạn thổ phỉ vùng biên giới phía Bắc.

103

Phạm Bằng

1920 - 1947

Xã Tiên Cảnh, Tiên Phước

Bí thư Chi bộ đầu tiên của huyện Tiên Phước; nguyên Chủ tịch Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện; đại biểu Quốc hội khóa I.

104

Phạm Khôi

1917 - 1987

Xã Điện Tiến, Điện Bàn

Tên thật là Phạm Tứ, thường gọi là Mười Khôi; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

105

Phạm Nhữ Tăng

? - 1477

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Danh thần triều Hậu Lê, giữ chức Trung quân đô thống theo vua Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành, sau giữ chức Quảng Nam đô thống phủ.

106

Phạm Như Xương

1844 - 1919

Phường Điện Ngọc, Điện Bàn

Tiến sĩ, danh thần triều Nguyễn; tham gia chiêu tập nghĩa quân kháng Pháp ở vùng núi từ Bình Thuận đến Phú Yên, năm 1885.

107

Phạm Phán

? - 1949

Phường Thanh Hà, Hội An

Liệt sĩ; nguyên Thị đội trưởng Hội An trong kháng chiến chống Pháp

108

Phạm Phú Thứ

1821 - 1882

Xã Điện Trung, Điện Bàn

Danh thần triều Nguyễn; đỗ Tiến sĩ năm 1844; làm Phó sứ cùng Phan Thanh Giản sang Pháp; Tổng đốc Hải Dương.

109

Phan Bá Phiến

1839 - 1887

Xã Tam Tiến, Núi Thành

Chí sĩ yêu nước; đỗ Cử nhân năm 1882; làm Phó tướng trong phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, năm 1885.

110

Phan Châu Trinh

1872 - 1926

Xã Tam Lộc, Phú Ninh

Chí sĩ yêu nước; đỗ Phó bảng năm 1901; người khởi xướng phong trào Duy tân, năm 1904.

111

Phan Diêu

1912 - 1983

Xã Quế Lộc, Nông Sơn

Ông nguyên là Chủ tịch UBND huyện Quế Sơn; đại biểu Quốc hội các khóa: I, II, III.

112

Phan Hoan

1927-2014

Phường Điện Nam, Điện Bàn

Trung tướng; nguyên Chỉ huy trưởng Mặt trận Quảng Đà trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Phó Tư lệnh Quân khu 5.

113

Phan Huỳnh Điểu

1924-2015

Thành phố Đà Nẵng

Nhạc sĩ; tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng: Đoàn Vệ quốc quân, Hành khúc ngày và đêm, Quảng Nam yêu thương…; Giải thưởng Hồ Chí Minh.

114

Phan Khôi

1887 - 1959

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Nhà văn, nhà báo, người khởi xướng phong trào thơ mới ở Việt Nam.

115

Phan Quang

1883 - 1939

Xã Quế Châu, huyện Quế Sơn

Một trong 5 người đỗ Tiến sĩ năm 1898, “Ngũ phụng tề phi” của Quảng Nam; làm Án sát Bình Định, Tham trị Bộ hình….

116

Phan Thanh

1908 - 1939

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Nhà cách mạng; tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ do Đảng Cộng sản Đông Dương đề cử.

117

Phan Thành Tài

1878 - 1916

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Chí sĩ yêu nước trong cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quang phục hội lãnh đạo, năm 1916.

118

Phan Thao

1915 - 1960

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Nhà báo; nguyên Thư ký Tòa soạn Báo Nhân Dân; đại biểu Quốc hội khóa I đơn vị tỉnh Quảng Nam.

119

Phan Thúc Duyện

1873 - 1944

Xã Điện Thọ, Điện Bàn

Chí sĩ yêu nước trong cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quang phục hội lãnh đạo, năm 1916.

120

Phan Tốn

1921 - 1960

Xã Tam Hiệp, Núi Thành

Ông nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam - Đà Nẵng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam.

121

Phan Tứ

1930 - 1995

Xã Quế Phong, Quế Sơn

Nhà văn; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; đại biểu Quốc hội khóa VIII; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000.

122

Phan Văn Định

1905 - 1984

Huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Ông là Bí thư đầu tiên Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, năm 1930.

123

Phan Văn Nguyên

1775- ?

Xã Đại Nghĩa, Đại Lộc

Danh thần triều Nguyễn, người góp công xây dựng Bắc Thành vào các năm 1825-1827.

124

Quách Xân

1916 - 2000

Xã Đại Lãnh, Đại Lộc

Nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Hiên; có công vận động đồng bào các dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

125

Thạch Lam

1909 - 1942

Phường Cẩm Phô, Hội An

Nhà văn; tên thật là Nguyễn Tường Vinh (Lân); thành viên của Tự lực văn đoàn.

126

Thái Phiên

1882 -1916

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Chí sĩ yêu nước, người lãnh đạo khởi nghĩa Việt Nam Quang Phục hội, năm 1916

127

Thái Thị Bôi

1911 - 1938

Huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Nhà cách mạng; tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội; Đảng viên năm 1930.

128

Thu Bồn

1935 - 2003

Xã Điện Thắng Nam, Điện Bàn

Nhà thơ, tác giả Trường ca chim Ch’rao…; Giải thưởng Nhà nước năm 2001.

129

Thuận Yến

1932 - 2014

Xã Duy Trinh, Duy Xuyên

Nhạc sĩ Đoàn Văn công Khu ủy Liên khu V, Đoàn Văn công Quân Giải phóng Trị Thiên; Giải thưởng Nhà nước năm 2001.

130

Tiểu La

1863 - 1911

Xã Bình Quý, Thăng Bình

Chí sĩ yêu nước, Tán tương quân vụ Nghĩa hội Quảng Nam; cùng với Phan Bội Châu thành lập Hội Duy Tân, năm 1904.

131

Tống Phước Phổ

1900 - 1991

Phường Điện Phương, Điện Bàn

Nhà soạn Tuồng Liên khu V; có nhiều đóng góp đối với nghệ thuật Tuồng; Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

132

Trần Can

1878-1916

Phường Hòa Hương, Tam Kỳ

Chí sĩ yêu nước trong khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội ở Tam Kỳ, năm 1916.

133

Trần Cảnh Trinh

1929 - 1957

Thành phố Hội An

Nhà cách mạng; tham gia trong Ban “Hoa kiều vận” của Hội An. Sau 1954, hoạt động hợp pháp tại Hội An.

134

Trần Cao Vân

1866 - 1916

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Chí sĩ yêu nước, người lãnh đạo khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội, năm 1916.

135

Trần Đình Đàn

1903 - 2001

Xã Phú Mỹ, Quế Sơn

Giáo sư; Nhà giáo Nhân dân; nguyên Hiệu trưởng Trường đào tạo giáo viên trung học các tỉnh Trung bộ; Giám đốc Nha Bình dân học vụ Trung bộ.

136

Trần Đình Phong

1843 - 1909

Huyện Yên Thành, Nghệ An

Tiến sĩ triều Nguyễn, Đốc học tỉnh Quảng Nam, Tế tửu Quốc Tử giám, là thầy dạy các chí sĩ yêu nước Quảng Nam như: Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

137

Trần Đình Tri

1915 - 1994

Xã Đại Minh, Đại Lộc

Nhà cách mạng, đại biểu Quốc hội khóa I và Chủ tịch Ủy ban Hành chính Đà Nẵng, sau đó làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Quảng Nam - Đà Nẵng

138

Trần Hoán

1842 - 1886

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Tán tương quân vụ trong phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, năm 1885.

139

Trần Huấn

1917 - 1960

Xã Quế Lộc, Nông Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Bí thư Huyện ủy Quế Sơn.

140

Trần Huỳnh

1858 - 1916

Xã Tiên Thọ, Tiên Phước

Chí sĩ yêu nước trong khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội ở Tam Kỳ, năm 1916.

141

Trần Phước

1858- 1908

Xã Đại Hồng, Đại Lộc

Chí sĩ yêu nước, người khởi xướng phong trào chống thuế ở Quảng Nam năm 1908

142

Trần Quý Cáp

1870 - 1908

Xã Điện Phước, Điện Bàn

Chí sĩ yêu nước, người khởi xướng phong trào Duy Tân năm 1906

143

Trần Thị Dư

1910-1997

Phường Cẩm Phô, Hội An

Nữ đảng viên đầu tiên ở Hội An; năm 1929 tham gia Việt Nam cách mạng Thanh niên, vào Đảng năm 1930.

144

Trần Thu

1880 - 1918

Xã Tam Phú, Tam Kỳ

Chí sĩ yêu nước trong khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội ở Tam Kỳ, năm 1916.

145

Trần Thuyết

1857 - 1908

Xã Tam Lãnh, Phú Ninh

Chí sĩ yêu nước trong khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội ở Tam Kỳ, năm 1916

146

Trần Tống

1916 - 1988

Xã Đại Minh, Đại Lộc

Nhà cách mạng; nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Thường vụ Liên khu ủy V.

147

Trần Trung Tri

1830 - 1887

Phường Cẩm Phô, Hội An

Chí sĩ yêu nước trong phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, năm 1885.

148

Trần Văn Dư

1839 - 1885

Xã Tam An, Phú Ninh

Tiến sĩ, Chí sĩ yêu nước; lãnh tụ phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, năm 1885.

149

Trinh Đường

1917-2001

Xã Đại Thắng, Đại Lộc

Nhà thơ, Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu 5; Trưởng ban thơ Báo Văn nghệ; Giải thưởng Nhà nước năm 2012.

150

Trịnh Uyên

1875 - 1916

Xã Tam Thăng, Tam Kỳ

Chí sĩ yêu nước, tham gia khởi nghĩa Việt Nam Quang phục hội tại Tam Kỳ, năm 1916.

151

Trương Chí Cương

1919 - 1975

Xã Duy Châu, Duy Xuyên

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng, Phó Bí thư Khu ủy Khu V; Bí thư Đặc khu ủy Quảng Đà.

152

Trương Công Hy

1727 - 1800

Xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn

Thượng thư bộ Hình; Thượng thư bộ Binh triều Tây Sơn.

153

Trương Hoành

? - ?

Xã Đại Nghĩa, Đại Lộc

Chí sĩ yêu nước; người khởi xướng phong trào kháng thuế Quảng Nam năm 1908.

154

Tú Quỳ

1828- 1926

Xã Đại Thắng, Đại Lộc

Nhà thơ trào phúng.

155

Tuy Nhạc

? - ?

 

Tuy Nhạc là tên ghép hai ông Võ Khắc Tuy và Nguyễn Nhạc, lãnh binh Nghĩa hội Quảng Nam tại Hội An.

156

Võ Chí Công

1912 - 2012

Xã Tam Xuân I, Núi Thành

Nhà cách mạng; nguyên Bí thư kiêm Chính uỷ Quân khu V, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

157

Võ Quảng

1920-2007

Xã Đại Hòa, Đại Lộc

Nhà văn, Chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam; Giải thưởng Nhà nước năm 2007.

158

Võ Văn Đặng

1921-2006

Phường Thanh Hà, Hội An

Nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính Hội An, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

159

Võ Văn Thắng

1913-1992

Phường Cẩm Phô, Hội An

Nguyên Bí thư Thành ủy lâm thời Hội An, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam; Trưởng Ban thống nhất Trung ương Đảng.

160

Vũ Trọng Hoàng

1923 - 1998

Xã Quế Xuân, Quế Sơn

Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam, giai đoạn 1963 - 1967.

3.2. Anh hùng lực lượng vũ trang người Quảng Nam: 165 tên

01

Alăng Bhốuch

1931-2015

Xã Bhalêê, Tây Giang

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; tuy bị mù nhưng đã gùi hàng trăm tấn hàng các loại trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

02

Bùi Chát

1925 - 1966

Xã Cẩm Hà, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân đầu tiên của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

03

Bùi Tưởng

?-1940

Xã Điện Phương, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

04

Căn Zơh

1897 - 1980

Xã Chàvàl, Nam Giang

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

05

Chu Cẩm Phong

1940 - 1971

Thành phố Hội An

Nhà báo, Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

06

Đặng Công Thật

1935-1962

Thị trấn Tân Bình, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân .

07

Đặng Đá

1944-1969

Xã Quế Lưu, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

08

Đặng Huỳnh

1918-1967

Thị trấn Tân Bình, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

09

Đặng Nhơn

1922-1960

Phường Điện Ngọc, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

10

Đào Em

1921 - 1959

Xã Tiên Cảnh, Tiên Phước

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

11

Đào Tiến Mười

1946 - 1969

Xã Duy Hòa, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

12

Đinh Châu

1926 - 1968

Phường Điện Nam Đông, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

13

Đinh Đạt

1930 - 1967

Xã Bình Hải, Thăng Bình

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, thuyền trưởng của tàu không số.

14

Đinh Tùng

1928-1955

Xã Điện Phước, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

15

Đoàn Bắc

1920-1969

Xã Bình Lâm, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

16

Đoàn Bường

1933 - 1995

Xã Bình Triều, Thăng Bình

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

17

Đoàn Nghiên

1929 - 1957

Xã Đại Nghĩa, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

18

Đoàn Trị

1917 - 1963

Xã Đại Thắng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

19

Đỗ Là

1946-1967

Xã Cẩm Kim, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

20

Đỗ Hữu Mận

1943-1968

Xã Cẩm Kim, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

21

Đỗ Phúc

1940-1970

Điện Thắng, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

22

Đỗ Trọng Hường

1950 - 1968

Phường Cửa Đại, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

23

Đỗ Văn Quả

1950 - 2007

Xã Đại Cường, Đại Lộc

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

24

Đỗ Xuân Phấn

1943-1968

Xã Bình Lâm, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

25

Đồng Phước Huyến

1944 - 1966

Xã Quế Phong, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

26

Đống Tỵ

1946 - ?

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

27

Dương Thị Binh

1930 - 1972

Xã Đại Tân, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

28

Hà Huề

1944-1970

Xã Điện Thắng Nam, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

29

Hà Kỳ Ngộ

1921-2008

Xã Điện An, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng thành phố Đà Nẵng.

30

Hà Lân

1926 - 2013

Xã Tam Hòa, Núi Thành

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

31

Hà Văn Trí

1929 - 1968

xã Điện Quang, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Tỉnh đội trưởng tỉnh Quảng Ngãi; Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng mặt trận Quảng Đà.

32

Hồ Huyến

1945 - 1972

Xã Duy Phú, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

33

Hồ Thanh Nhứt

1944-2013

Xã Cẩm Thanh, Hội An

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

34

Hồ Thị Vạn

? - 1959

Xã Duy Trinh, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

35

Hồ Truyền

1920 - 1967

Xã Tam Hải, Núi Thành

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Phó Bí thư Huyện ủy Tam Kỳ, Bí thư Huyện ủy Nam Tam Kỳ.

36

Hồ Tương

1930 - 1967

Xã Duy Hòa, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

37

Hồ Văn Biển

1903-1992

Phường Điện Dương, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

38

Hồ Xuân Phương

1943-1969

Phường Điện Nam Đông, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

39

Hoàng Văn Lai

1923 - 1978

Xã Đại Thắng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Bí thư Huyện ủy huyện Duy Xuyên; Trưởng ban An ninh Quảng Đà, Trưởng ty Công an Quảng Nam - Đà Nẵng.

40

Huỳnh Thanh Hải

1945 - 1971

Xã Tam Đàn, Phú Ninh

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

41

Huỳnh Thị Lựu

1943 - 1969

Thành phố Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

42

Huỳnh Thị Nhuận

1950 - 1968

Xã Bình Nam, Thăng Bình

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

43

Huỳnh Xuân Nhị

1924 - 1969

Xã Đại Hiệp, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; nguyên Bí thư Huyện ủy Đại Lộc.

44

Lê A

1953 - 1971

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

45

Lê Cây

1939 - 1960

Xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

46

Lê Dật

1919 - 1956

Xã Đại Chánh, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

47

Lê Duy Đình

1938 - 1968

Xã Tiên Phong, Tiên Phước

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

48

Lê Độ

1941 - 1965

Phường Bắc Mỹ An, Đà Nẵng

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, chiến sĩ Đội biệt động thành Đà Nẵng.

49

Lê Hữu Phận

1925 - 1959

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

50

Lê Minh Trung

1946-2010

Xã Điện Tiến, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

51

Lê Ngọc Giá

1910-1967

Phường Điện Phương, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

52

Lê Quang Bửu (Hà Đông)

1927-2003

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; Đội trưởng đội vũ trang vùng đông Quế Sơn.

53

Lê Quang Cảnh

1920-1956

Xã Cẩm Thanh, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

54

Lê Quyến

1953-1971

Xã Điện Thắng Nam, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

55

Lê Tấn Viễn

1932 - 2000

Phường Điện Nam Bắc, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; chỉ huy trận đánh của 7 dũng sĩ Điện Ngọc.

56

Lê Thạnh

1914 - ?

Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Phó Bí thư Huyện ủy Duy Xuyên.

57

Lê Thanh Trường

1950 - 1971

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Đội trưởng Đội trinh sát vũ trang huyện Quế Sơn.

58

Lê Thị Chín

1953 - 1971

Xã Đại Nghĩa, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

59

Lê Thiệt

1940 - 1971

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

60

Lê Tự Kình

1916-1964

Xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

61

Lê Tự Nhất Thống

1954 - 1971

Xã Điện Thắng Bắc, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

62

Lê Ưng

1925 - 1959

Xã Quế Phú, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

63

Lê Văn Ấn

? - 1970

Xã Đại Minh, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Huyện đội trưởng Đại Lộc

64

Lê Văn Đức

1923 - 1972

Xã Cẩm Thanh, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

65

Lê Văn Tâm

1945 - 1968

Xã Tam Mỹ, Núi Thành

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

66

Lê Văn Tạo

1952-1969

Xã Bình Lâm, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

67

Lê Văn Thanh

1936 - 1966

Xã Đại Hồng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

68

Lê Văn Trà

1933-2003

Phường Điện Ngọc, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Đội trưởng đội công tác vũ trang xã Điện Ngọc

69

Lương Thị Hòa

1906 - 1966

Xã Đại Thắng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

70

Mai Ngọc Anh

1914-1968

Xã Quế Phong, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

71

Mẹ Trĩ

? - 1969

Xã Tiên Phong, Tiên Phước

Liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

72

Ngô Hóa

1915-1949

Xã Điện Hồng, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

73

Ngô Tuận

1920 - 1958

Xã Quế Phú, huyện Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn.

74

Ngô Viết Hữu

1948 - 1972

Xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Trưởng ban Đặc công thuộc Tỉnh đội Quảng Nam

75

Nguyễn Bá Phát

1921 - 1993

Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

76

Nguyễn Bờ

1922 - 1968

Xã Sơn Trung, Quế Sơn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

77

Nguyễn Bốn

1950 - 1967

Xã Duy Châu, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

78

Nguyễn Bùi

1920 - 1954

Xã Đại Minh, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

79

Nguyễn Có

1937 - 1969

Xã Tiên Hà, Tiên Phước

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

80

Nguyễn Công Sáu

1953 - 1974

Xã Đại Hòa, Đại Lộc

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

81

Nguyễn Công Tòng

1935 - ?

Xã Tam Nghĩa, Núi Thành

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

82

Nguyễn Đình Trọng

1928 - 1968

Xã Duy Thu, Duy Xuyên

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

83

Nguyễn Đức An

1919-1960

Phường Điện Nam Bắc, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

84

Nguyễn Hoán

1927-1997

Phường Cẩm Châu, Hội An

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

85

Nguyễn Hương

1944 - 1973

Xã Tiên Thọ, Tiên Phước

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

86

Nguyễn Khoa

1924 - 1958

Phường Cẩm Nam, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

87

Nguyễn Minh Chấn

1952 - 1975

Xã Đại Hồng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

88

Nguyễn Mới

1949-1971

Xã Cẩm Hà, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

89

Nguyễn Năm

1940 - 1968

Xã Đại Hưng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

90

Nguyễn Ngọc Bình

1930 - 2002

Xã Đại Hiệp, Đại Lộc

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Hiệu trưởng trường Đặc công Quân khu V, Tham mưu Trưởng sư đoàn 334...

91

Nguyễn Phan Vinh

1933 - 1968

Phường Điện Nam, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

92

Nguyễn Quang Thời

? - 1969

Xã Duy Hòa, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

93

Nguyễn Sang

1931 - 1970

Xã Đại Quang, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

94

Nguyễn Thái Húy

1926 - 1963

Xã Đại Cường, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

95

Nguyễn Sĩ Huynh

1924-2013

Xã Cẩm Kim, Hội An

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

96

Nguyễn Thanh Năm

1938 - 1998

Phường Điện Nam, Điện Bàn

Bí thư Khu I Hòa Vang, Bí thư Quận ủy quận Nhất, quận Nhì, chỉ huy lực lượng biệt động thành Đà Nẵng.

97

Nguyễn Thị Ba

1952 - 1973

Xã Điện Hồng, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

98

Nguyễn Thị Bảy

1948 - 1970

Xã Đại Minh, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

99

Nguyễn Thị Cận

1927-1969

Xã Điện Minh, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

100

Nguyễn Thị Chín

1948 - 1969

Xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

101

Nguyễn Thị Hồng

1925 - 1968

Xã Điện Trung, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

102

Nguyễn Thị Sáu

1942-1967

Xã Điện Hòa, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

103

Nguyễn Thị Thuận (Mẹ Thuận)

1907-1968

Phường Cẩm Châu, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

104

Nguyễn Thị Tranh

1948-1966

Xã Điện Thắng, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

105

Nguyễn Trọng Nghĩa

1946-1972

Xã Điện Trung, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

106

Nguyễn Truyện

1945-1967

Xã Bình Lâm, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

107

Nguyễn Văn Hiệu

1932 - 1972

Xã Bình Hải, Thăng Bình

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân; Chính trị viên tàu 645 đoàn tàu không số.

108

Nguyễn Văn Tá

1945 - 1974

Xã Duy Phú, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

109

Nguyễn Văn Trỗi

1940 - 1965

Xã Điện Thắng, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

110

Nguyễn Văn Việt

1935 - 1967

Thành phố Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

111

Nguyễn Văn Xế

1927-2014

Phường Cẩm Châu, Hội An

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

112

Nguyễn Xuân Hòa

? - 1956

Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

113

Nguyễn Xuân Ngữ

1935-1968

Thị trấn Tân Bình, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

114

Phạm Bân

1930-1995

Phường Điện Nam Bắc, Điện Bàn

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Phó Tư lệnh Mặt trận 579; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

115

Phạm Đắc Tân

1930-1972

Xã Điện Trung, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

116

Phạm Gạo

1920-1958

Thị trấn Tân Bình, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

117

Phạm Lang

? - ?

Xã Điện Phương, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Bí thư Phủ ủy Điện Bàn.

118

Phạm Thị Cộng

1902 - ?

Xã Điện Tiến, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

119

Phạm Thống

1922 - 1948

Xã Đại Thắng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

120

Phạm Trợ

1919 - 2001

Xã Cẩm Thanh, Hội An

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

121

Phan Hành Sơn

1947 - 2003

Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

122

Phan Ngọc Nhân

1936 - 1969

Phường Điện Nam, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Đội trưởng Đội trinh sát vũ trang Quảng Đà.

123

Phan Nhu

1926 - 1967

Xã Bình Nguyên, Thăng Bình

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Bí thư Huyện ủy Huyện 5, tỉnh Đăk Lăk trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

124

Phan Tấn Vinh

1954 - 2013

Xã Tam Phước, Phú Ninh

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

125

Phan Thanh Thủ

1921 - 1996

Xã Đại Hồng, Đại Lộc

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Bí thư Huyện ủy Đại Lộc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

126

Phan Thị Hai

1932 - 1973

Xã Đại Nghĩa, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

127

Phan Thị Kinh

1946 - ?

Xã Tam Dân, Phú Ninh

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

128

Phan Thị Sâm

1907-1979

Xã Điện Thọ, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

129

Phan Tình

1919 - 1949

Xã Bình Nguyên, Thăng Bình

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

130

Thái Viết Thương

1947 - 1967

Xã Tam Đại, Phú Ninh

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân .

131

Thân Kiềm

1923-1948

Xã Điện An, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

132

Tống Văn Sương

1943 - 1968

Xã Cẩm Thanh, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

133

Trần Bình

1956-1974

Xã Điện Hồng, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

134

Trần Đình

1943-2007

Xã Điện Tiến, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

135

Trần Đối

1933-2011

Phường Điện Nam Bắc, Điện Bàn

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

136

Trần Dưỡng

1942 - 2008

Xã Duy Phú, Duy Xuyên

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, đại biểu anh hùng chiến sĩ thi đua miền Nam đầu tiên ra miền Bắc báo công năm 1966.

137

Trần Hớn

1934 - 1970

Xã Bình Minh, Thăng Bình

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

138

Trần Ngọc Sương

1949 - 1972

Xã Tiên Thọ, Tiên Phước

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

139

Trần Ngự

1923 - 1969

Xã Quế Thọ, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

140

Trần Phước Kỳ

1936-1966

Xã Điện Thắng Bắc, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

141

Trần Tấn Mới

1920 - 1989

Xã Cẩm Thanh, Hội An

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

142

Trần Thị Chiến

1951-1972

Xã Điện Thọ, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

143

Trần Thị Lý

1933 - 1992

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

144

Trần Thị Vân

1927-2016

Xã Điện Quang, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

145

Trần Trưng

1942-1969

Xã Điện Dương, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

146

Trần Văn Á

1929 - ?

Xã Duy Vinh, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

147

Trần Vĩnh Quốc

1925-1970

Phường Điện Ngọc, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

148

Trịnh Thị Liền

1924 - 1998

Xã Đại Quang, Đại Lộc

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

149

Trương Bút

1914 - 1957

Xã Cẩm Thanh, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

150

Trương Đình Nam

1949 - 1974

Xã Đại Hưng, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

151

Trương Mậu Đơ

1951-1973

Xã Điện Phong, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

152

Trương Minh Hùng

1949 - 1971

Xã Cẩm An, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

153

Trương Minh Lượng

1925 - 1967

Phường Cẩm Châu, Hội An

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Phó Bí thư Thị ủy Hội An.

154

Trương Thị Xáng

1947 - 1965

Xã Bình Giang, Thăng Bình

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

155

Văn Thị Thừa

1915 - 1994

Thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Mẹ Việt Nam anh hùng.

156

Võ Hồng Quân

1953 - 1972

Xã Đại Quang, Đại Lộc

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

157

Võ Kiện

1925 - 1967

Thị trấn Tân Bình, Hiệp Đức

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân

158

Võ Nghĩa

1930-1962

Phường Điện Nam Trung, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

159

Võ Như Hưng

1929 - 1963

Phường Điện Nam, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

160

Võ Như Ngọc

1942-2013

Phường Điện Nam Trung, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

161

Võ Phú Cường

1945 - 1995

Thị trấn Tân Bình, Hiệp Đức

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Huyện đội phó Huyện đội Quế Tiên, Trợ lý tham mưu Tỉnh đội Quảng Nam.

162

Vũ Thành Năm

1933 - 1981

Xã Điện Phước, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, chỉ huy Đại đội 2, Tiểu đoàn 70 trong chiến thắng Núi Thành.

163

Võ Thị Thanh

1954-1974

Xã Điện Hồng, Điện Bàn

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

164

Võ Tiến (Võ Thụ)

1927-1976

Phường Điện Ngọc, Điện Bàn

Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, tham gia trận đánh của 7 dũng sĩ Điện Ngọc.

165

Võ Tự

1929 - 1972

Xã Duy Phú, Duy Xuyên

Liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

4. Sự kiện lịch sử, địa danh, mỹ từ: 131 tên

4.1. Nhóm sự kiện lịch sử, địa danh, mỹ từ chung của đất nước: 29 tên:

TT

Tên

Ý nghĩa

01

3 tháng 2

Sự kiện - Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930)

02

2 tháng 9

Quốc khánh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

03

22 tháng 12

Sự kiện - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944).

04

Bạch Đằng

Tên chiến thắng của Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán (năm 938); Lê Đại Hành đánh tan quân Tống (năm 981); Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên - Mông (năm 1288).

05

Bình Than

Địa danh, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương; nơi diễn ra Hội nghị cứu nước của nhà Trần, năm 1282

06

Cách Mạng Tháng Tám

Sự kiện cách mạng, tháng 8 năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

07

Chi Lăng

Tên cửa ải thuộc huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, nơi chiến thắng quân Minh xâm lược của Lê Lợi

08

Chiến Thắng

Mỹ từ, với ý nghĩa đánh thắng đối phương; thắng lợi giành được trong chiến đấu, giao tranh với lực lượng vũ trang của đối phương….

09

Chương Dương

Tên chiến thắng của quân dân nhà Trần đánh bại quân xâm lược Nguyên - Mông, năm 1285.

10

Điện Biên Phủ

Địa danh, tên chiến thắng kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

11

Đoàn Kết

Mỹ từ, với ý nghĩa kết thành một khối, thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối nhau.

12

Độc Lập

Mỹ từ, với ý nghĩa một quốc gia, dân tộc có chủ quyền, không phụ thuộc vào quốc gia khác, dân tộc khác.

13

Đống Đa

Tên chiến thắng của phong trào Tây Sơn của anh hùng Nguyễn Huệ, năm Kỷ Dậu (1789)

14

Đồng Khởi

Tên gọi một phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước

15

Đông Kinh Nghĩa Thục

Tên trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong phong trào Duy tân, năm 1906

16

Giải Phóng

Mỹ từ, với ý nghĩa làm cho thoát ách áp bức, được tự do; làm cho thoát khỏi những ràng buộc bất hợp lý …

17

Hàm Rồng

Một địa danh và tên chiến thắng ở Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

18

Hàm Tử

Tên chiến thắng quân Nguyên - Mông, năm 1285.

19

Hòa Bình

Mỹ từ, với ý nghĩa yên bình, không có chiến tranh; không dùng đến vũ lực, không gây chiến tranh.

20

Hữu Nghị

Mỹ từ, có ý nghĩa quan hệ thân thiện.

21

Như Nguyệt

Tên phòng tuyến và tên chiến thắng của quân dân Đại Việt thời nhà Lý chống quân Tống năm 1077.

22

Thống Nhất

Mỹ từ, với ý nghĩa hợp lại thành một khối (đất nước thống nhất); có sự nhất trí chung.

23

Trường Sơn

- Tên một dãy núi dài nhất Việt Nam ở Trung Bộ.

- Tên con đường vận tải, đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh với một mạng lưới giao thông quân sự chiến lược trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

24

Tự Do

Mỹ từ, với ý nghĩa có quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý nguyện, không vị cấm đoán, ràng buộc, xâm phạm.

25

Vân Đồn

Tên chiến thắng của nhà Trần trong kháng chiến chống Nguyên - Mông năm 1288.

26

Vạn Kiếp

Tên một địa danh thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; địa điểm chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông năm 1285.

27

Vạn Xuân

Quốc hiệu nước ta thời Lý Nam Đế.

28

Xô Viết Nghệ Tĩnh

Tên phong trào cách mạng của nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh những năm 1930 - 1931 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

29

Yên Thế

Tên địa danh thuộc tỉnh Bắc Giang, là trung tâm cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1913, do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.

4.2. Nhóm sự kiện lịch sử, địa danh chung của tỉnh Quảng Nam: 27 tên:

TT

Tên

Ý nghĩa

01

18 tháng 8

Sự kiện khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8 năm 1945 ở tỉnh Quảng Nam.

02

24 tháng 3

Ngày giải phóng thành phố Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam (24/3/1975)

03

28 tháng 3

Sự kiện - Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930)

04

Cấm Dơi

Địa danh thuộc huyện Quế Sơn, nơi đây diễn ra chiến thắng của ta, tháng 8/1972

05

Đà Nẵng

Thành phố trực thuộc Trung ương.

06

Đông Sơn

Tên một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện kết nghĩa với huyện Thăng Bình

07

Dũng Sĩ Điện Ngọc

Danh hiệu được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phong tặng cho các chiến sĩ chiến đấu ngày 26/4/1962 tại Điện Ngọc (Điện Bàn).

08

Hà Đông

Tên gọi của vùng đất Tam Kỳ xưa (nay gồm thành phố Tam Kỳ và các huyện Núi Thành, Phú Ninh).

09

Hoằng Hóa

Tên một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, kết nghĩa với thị xã Điện Bàn

10

Hoàng Sa

Huyện đảo thuộc thành phố Đà Nẵng.

11

Hòn Tàu

Tên dãy núi nằm giữa các huyện huyện Duy Xuyên, Quế Sơn và Nông Sơn, là căn cứ Đặc khu ủy Quảng Đà trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

12

Lam Sơn

Tên cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo. (1418-1427)

13

Nga Sơn

Tên một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện kết nghĩa với huyện Tiên Phước

14

Ngọc Linh

Tên dãy núi nằm trong dãy Trường Sơn, nằm trong địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai

15

Nông Cống

Tên một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện kết nghĩa với huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

16

Núi Thành

Tên một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam; đồng thời là một địa danh thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân Quảng Nam

17

Quế Tiên

Tên huyện được thành lập ngày 20/7/1969 trên cơ sở tách một số xã thuộc huyện Quế Sơn, Thăng Bình và Tiên Phước

18

Thăng Hoa

Tên phủ thuộc đạo Thừa Tuyên tỉnh Quảng Nam, hình thành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

19

Thanh Chiêm

Tên gọi Dinh trấn của trấn Quảng Nam thời chúa Nguyễn tại làng Thanh Chiêm, nay thuộc xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn; là một trong những địa điểm ra đời của chữ Quốc ngữ.

20

Thanh Hóa

Tên một tỉnh trực thuộc Trung ương; tỉnh kết nghĩa với tỉnh Quảng Nam

21

Thọ Xuân

Tên một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện kết nghĩa với huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

22

Thượng Đức

Địa danh và tên gọi chiến thắng ở Đại Lộc, tháng 8/1974

23

Tĩnh Gia

Tên một huyện (nay là thị xã Nghi Sơn) thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện kết nghĩa với huyện Đại Lộc

24

Trà Nô

Tên gọi cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên ở Quảng Nam - Đà Nẵng.

25

Triệu Sơn

Tên một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện kết nghĩa với huyện Tam Kỳ (cũ)

26

Trường Sa

Tên huyện đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.

27

Vĩnh Trinh

Địa danh thuộc xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, nơi ghi dấu vụ thảm sát của Mỹ - Diệm, tháng 01/1955.

4.3. Nhóm sự kiện lịch sử, địa danh của các địa phương trong tỉnh Quảng Nam: 75 tên:

TT

Tên

Ý nghĩa

01

10 tháng 3

Sự kiện - Chiến thắng Phước Lâm - Tiên Phước; ngày giải phóng huyện Tiên Phước (10/3/1975).

02

12 tháng 5

Sự kiện - Ngày giải phóng Khâm Đức, huyện Phước Sơn (12/5/1968).

03

16 tháng 6

Ngày thành lập Đảng bộ huyện Tiên Phước (16/6/1946).

04

26 tháng 3

Sự kiện - Ngày giải phóng các huyện Thăng Bình, Quế Sơn (26/3/1975).

05

18 tháng 7

Sự kiện - Chiến thắng Nông Sơn - Trung Phước (18/7/1974).

06

5 tháng 4

Sự kiện - Ngày thành lập Đảng bộ thị xã Điện Bàn (05/4/1939).

07

9 tháng 12

Sự kiện - Ngày thành lập Đảng bộ huyện Đại Lộc (09/12/1937).

08

An Hà

Tên gọi xưa của làng An Hà, Tam Kỳ

09

An Lâu

Địa danh xưa, nơi có chứng tích lịch sử tại xã Tam Lãnh. Phú Ninh

10

Ao Lầy

Địa danh và tên gọi một Địa đạo tại xã Tam Dân, huyện Phú Ninh

11

Bãi Dài

Tên xứ đất xưa của phường Cửa Đại, thành phố Hội An

12

Bàn Thạch

Tên gọi của sông Bàn Thạch chạy dọc phía đông thành phố Tam Kỳ.

13

Bảo An

Tên gọi làng xưa thuộc trung tâm vùng Gò Nổi; nay thuộc xã Điện Quang, Điện Bàn.

14

Bàu Đà

Tên ấp Bàu Đà xưa, nay là thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh - thành phố Hội An.

15

Bồ Bồ

Tên một ngon núi ở xã Điện Tiến và Điện Thọ (Điện Bàn); là tên một chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1949

16

Cẩm Sa

Tên gọi làng xưa thuộc tổng Hà Khúc, Hòa Vang nay thuộc phường Điện Nam Bắc, Điện Bàn.

17

Cây Cốc

Địa danh, thuộc xã Tiên Thọ, Tiên Phước, nơi diễn ra cuộc đấu tranh chống địch, tháng 9/1954.

18

Chiên Đàn

Địa danh (thuộc xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh) gắn với cuộc đấu tranh, nơi ghi lại tội ác của Mỹ - Diệm đối với nhân dân Tam Kỳ, Phú Ninh (tháng 9/1954).

19

Chợ Được

Địa danh xưa thuộc xã Bình Triều, Thăng Bình, nơi có Lăng Bà và Lễ hội rước cộ

20

Cồn Động

Tên ấp thứ 13 xã Thanh Hà xưa, nằm giữa An Bàng và Phước Trạch; nay thuộc phường Cẩm An, thành phố Hội An.

21

Cồn Nhàn

Tên gọi xứ đất xưa, nay là thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

22

Cồn Thạnh

Địa điểm Chiến thắng Cồn Thạnh tại thôn Bến Trễ, xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.

23

Cửa Đại

Tên cửa biển thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

24

Cửa Suối

Tên ấp của làng Thanh Hà xưa; nay thuộc xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.

25

Đại An

Tên gọi xưa của khối An Bàng, phường Cẩm An, thành phố Hội An.

26

Đại Bường

Tên một làng ở xã Quế Trung, huyện Nông Sơn

27

Đèo Le

Tên đèo nối huyện Quế Sơn và Nông Sơn.

28

Đế Võng

Tên làng xưa ở Cẩm Châu, hiện còn đình Đế Võng, sông Đế Võng, thuộc thành phố Hội An.

29

Đoan Trai

Tên làng xưa, nay thuộc phường Tân Thạnh, Tam Kỳ.

30

Đông An

Tên làng ngày xưa, nay giữ lại đặt tên là khối phố Đông An, phường Hòa Thuận, Tam Kỳ.

31

Đông Yên

Làng Đông Yên ngày xưa, nay được giữ lại lấy tên khối phố Đông Yên, phường Hòa Thuận, Tam Kỳ.

32

Gò Nổi

Tên một vùng đất thuộc thị xã Điện Bàn, gồm 3 xã Điện Trung, Điện Phong và Điện Quang; quê hương của nhiều danh nhân Quảng Nam và cả nước.

33

Hà Nới

Tên đất xưa thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An.

34

Hổ Bì

Tên gọi xứ đất xưa của phường Cẩm Phô, thành phố Hội An.

35

Hòn Biền

Tên ngọn núi cao nhất ở Cù Lao Chàm Hội An.

36

Hòn Chiêng

Tên ngọn núi cao nằm giữa 2 xã Quế An và Quế Phong của huyện Quế Sơn

37

Hòn Lao

Tên đảo lớn trong cụm đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An.

38

Hồng Lư

Tên gọi xưa của làng có nghề rèn truyền thống ở Tam Kỳ.

39

Hương Sơn

Tên khối phố Hương Sơn, Tam Kỳ. Đây là tên gọi và là nét văn hóa truyền thống của cư dân trong vùng.

40

Hương Trà

Tên làng xưa thuộc phường Hòa Hương, Tam Kỳ

41

Khánh Thọ

Tên làng xưa thuộc xã Tam Thái, nơi sinh ra nghệ thuật Tuồng nổi tiếng

42

Kim Bồng

Tên gọi xưa của xã Cẩm Kim, Hội An; nơi có làng nghề mộc nổi tiếng

43

Kỳ Anh

Tên một xã thuộc Tam Kỳ xưa, nơi có hệ thống địa đạo trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

44

La Qua

Tên gọi của một làng của Điện Bàn xưa, được ghi vào Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn

45

Làng Tròng

Tên gọi xứ đất xưa của thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

46

Lương Bằng

Tên gọi xứ đất xưa của thôn Võng Nhi, xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

47

Mã Châu

Tên làng nghề ươm tơ dệt lụa nổi tiếng của Quảng Nam; nay thuộc khối phố Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên.

48

Mỹ Sơn

Địa danh và là tên Di sản văn hóa Thế giới Mỹ Sơn tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên

49

Mỹ Thạch

Tên làng xưa, nay thuộc phường Hòa Thuận và phường Tân Thạnh, Tam Kỳ

50

Ngọc Nam

Tên gọi làng thuộc xã Tam Phú xưa; nay thuộc phường An Phú, thành phố Tam Kỳ.

51

Phiếm Ái

Địa danh làng xã, nơi khởi phát phong trào chống sưu thuế ở Quảng Nam, năm 1908.

52

Phú Ân

Tên gọi làng thuộc xã Tam Phú xưa; nay thuộc phường An Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

53

Phú An - Phú Xuân

Tên địa danh có địa đạo thuộc xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc

54

Phú Phong

Tên gọi làng thuộc xã Tam Phú xưa; nay thuộc phường An Phú, Tam Kỳ.

55

Phú Sơn

Tên gọi làng thuộc xã Tam Phú xưa; nay thuộc phường An Phú, Tam Kỳ.

56

Phước Thái

Tên ấp xã Phước Trạch xưa, nay thuộc phường Cẩm An, Hội An.

57

Phước Thắng

Tên ấp xưa của xã Cẩm Kim, thành phố Hội An.

58

Phương Hòa

Tên làng xưa của Tam Kỳ, nơi có Làng nghề bún nổi tiếng

59

Quảng Phú

Tên gọi làng xã thuộc Tam Phú, Tam Kỳ

60

Tài Đa

Tên làng và tên một trong hai Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Tiên Phước.

61

Tầm Vông

Tên xứ đất xưa của các khối Trường Lệ, Sơn Phô 1, 2 của Cẩm Châu, Sơn Phong thuộc thành phố Hội An

62

Thanh An

Tên ấp xưa của làng Thanh Hà, thành phố Hội An.

63

Thanh Châu

Tên gọi xưa của làng Thanh Châu khá nổi tiếng với nghề khai thác yến sào ở Cù Lao Chàm, Hội An

64

Thạnh Bình

Tên làng và tên chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở Tiên Phước

65

Thuận Tình

Ấp Thuận Tình xưa ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.

66

Thuận Trà

Tên làng xưa của phường Hòa Thuận

67

Thủy Bồ

Tên gọi vụ thảm sát Thủy Bồ (21/1/1967) tại xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn

68

Trà Cai

Tên gọi núi Trà Cai từ xưa, nay là tên gọi của khối phố Trà Cai, phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ.

69

Trà Kiệu

Địa danh ở huyện Duy Xuyên; từng là kinh đô của Vương quốc Chăm pa xưa.

70

Trà Quân

Xứ đất thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh-Hội An.

71

Trảng Kèo

Tên ấp của làng Thanh Hà xưa, trước đây là một thôn của xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.

72

Trung Châu

Tên ấp xưa của xã Cẩm Kim, thành phố Hội An.

73

Tùng Ao

Tên gọi xưa của khối Phước Hải và 1 phần khối Phước Trạch, phường Cửa Đại, thành phố Hội An.

74

Tứ Bàn

Tên vùng đất thuộc phường Phước Hòa, Tam Kỳ, có ngôi đền Thất Phái thờ 7 tộc họ khai phá

75

Văn Hà

Tên làng nghề mộc truyền thống thuộc xã Tam Thành, huyện Phú Ninh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2262/QĐ-UBND ngày 09/08/2021 về Ngân hàng tên đường và công trình công cộng tỉnh Quảng Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.124

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.127.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!