Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 251/KH-UBND 2021 đảm bảo điều trị bệnh nhân mắc COVID19 theo từng cấp độ Hải Phòng

Số hiệu: 251/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Văn Tùng
Ngày ban hành: 10/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 251/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 10 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO THU DUNG, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN MẮC COVID-19 THEO TỪNG CẤP ĐỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết

Đại dịch COVID-19 đã lây lan và bùng phát mạnh tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, đại dịch đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Thời gian gần đây, biến chủng Delta và Delta Plus đã xuất hiện tại hàng loạt nước; châu Á hiện là một trong những vùng dịch “nóng nhất”, số ca mắc và tử vong ở mức đáng quan ngại.

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia, Thái Lan là các nước đang ghi nhận tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng cao. Đặc biệt, Indonesia hiện đang là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại và cao hơn cả tâm dịch Ấn Độ, trở thành tâm dịch mới của châu Á.

Tổ chức Y tế thế giới, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.

Đối với Việt Nam, một số kinh nghiệm đã bước đầu được đúc kết từ thực tiễn phòng, chống dịch; năng lực ứng phó của hệ thống y tế từng bước được nâng lên; diện bao phủ vắc xin nhất là đối với nhóm người có nguy cơ cao, các đô thị lớn tăng nhanh giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng, chống dịch.

Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Thực tế cho thấy, dịch bệnh Covid-19 đã có tác động đến tất cả các mặt của đời,sống, kinh tế - xã hội của thế giới, Việt Nam và Hải Phòng nói riêng. Dịch bệnh bùng phát, lây lan nhanh sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ thu chi ngân sách và các hoạt động đời sống của người dân. Tổng số ca mắc từ ngày 27/4/2021 đến nay, tại Hải Phòng có 101 ca mắc, trong đó: 54 ca cộng đồng; 47 ca nhập cảnh và còn tăng trong thời gian tới. Dịch tại cộng đồng đã được khoanh vùng và kiểm soát; tuy nhiên trong thời gian tới không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện ca bệnh, chùm ca bệnh mới.

Vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ trên địa bàn thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý

Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19";

Công điện số 749/CĐ-BCĐQG ngày 26/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị người bệnh COVID-19 tại các địa phương theo đúng phương châm “4 tại chỗ”;

Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19;

Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2);

Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31/7/2021 của Bộ Y tế về ban hành tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2;

Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ Y tế về Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”;

Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế về ban hành tài liệu Hướng dẫn thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng;

Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn,linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".

Văn bản số 3835/BYT-KHTC ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giường bệnh và thiết lập bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19;

Văn bản số 3848/BYT-DP ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tình hình mới;

Văn bản số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19;

Văn bản số 5741/BYT-KCB ngày 19/7/2021 của Bộ Y tế về việc củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19;

Văn bản số 5838/BYT-KCB ngày 21/7/2021 của Bộ Y tế về việc đảm bảo sẵn sàng thu dung, điều trị COVID-19 khi dịch bệnh lan rộng tại địa phương;

Văn bản số 7138/BYT-TB-CT ngày 27/8/2021 của Bộ Y tế về việc đôn đốc đảm bảo oxy y tế cho công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 trong tình hình mới.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng kế hoạch bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ làm cơ sở cho việc bố trí kinh phí mua sắm, dự trữ, tổ chức lực lượng phù hợp, hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.

- Sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu

- Để thực hiện kế hoạch bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ cần có sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan cùng toàn thể Nhân dân.

- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, cung ứng đầy đủ trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao, lương thực, thực phẩm và các điều kiện phục vụ để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh mắc COVID-19.

- Đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh thông thường cho người dân.

- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu điều trị theo diễn biến tình hình dịch bệnh và phân tầng điều trị.

- Đảm bảo an toàn cho các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch, đặc biệt là đội ngũ nhân viên y tế.

III. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG

1. Mức đánh giá nguy cơ và cấp độ áp dụng

Kịch bản đáp ứng (*)

Mức đánh giá
nguy cơ và cấp độ áp dụng

Mức độ thấp

Mức độ trung bình

Mức độ cao

Cấp 1

X

 

 

Cấp 2

Cấp 3

 

X

Cấp 4

 

X

2. Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

2.1. Các tiêu chí

a) Tiêu chí 1: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.

b) Tiêu chí 2: Độ bao phủ vắc xin.

c) Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

2.2. Yêu cầu với các tiêu chí

a) Tiêu chí 1: số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần.

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 - <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥ 150).

b) Tiêu chí 2: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19.

- Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin phòng COVID-19 phân theo 02 mức (≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin; <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin).

c) Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

- Tỉnh, thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc tỉnh, thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4

- Các quận, huyện, thị xã, thành phố (huyện) có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn (xã) để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

* Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ theo bảng sau:

Tiêu chí 1*

Tiêu chí 2*

0-<20

20 - <50

50-<150

≥150

≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

<70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

3. Phân loại mức độ lâm sàng người bệnh COVID-19 tại Việt Nam để ước tính số giường bệnh tương ứng với các tầng của tháp 3 tầng điều trị COVID-19 cụ thể:

- Người bệnh không triệu chứng, nhẹ: 83,6%

- Người bệnh mức độ vừa: 11,2%;

- Người bệnh nặng, nguy kịch: 5,2%, riêng ECMO ước tính khoảng 0,05%.

4. Thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng

4.1. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 1 của mô hình tháp 3 tầng

- Phân loại người bệnh theo mức độ lâm sàng để bảo đảm thu dung đúng đối tượng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thu dung, cách ly, quản lý, khám chữa bệnh cho người nghi nhiễm đang chờ xét nghiệm khẳng định và người nhiễm không có triệu chứng và người bệnh mức độ nhẹ.

- Phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển sang mức độ vừa và nặng.

- Duy trì điều trị bệnh kèm theo, bệnh nền theo đơn ngoại trú của người nhiễm và người bệnh.

- Công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà.

- Kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây truyền dịch COVID-19 trong cơ sở và ra cộng đồng.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, vật tư ăn uống thiết yếu người bệnh, nhân viên y tế và các nhân viên liên quan.

- Hướng dẫn, động viên, chia sẻ, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm, người bệnh để họ yên tâm thực hiện việc cách ly, quản lý, điều trị.

- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly y tế và khám, chữa bệnh tại Cơ sở. Tiến hành cưỡng chế cách ly nếu người bệnh không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.

- Các nhiệm vụ khác, theo sự phân công của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

4.2. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 2 của mô hình tháp 3 tầng

- Tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ vừa và nặng.

- Xử trí can thiệp điều trị hồi sức tích cực theo diễn biến của bệnh.

- Theo dõi sát diễn biến và thực hiện chế độ chăm sóc hộ lý cho người bệnh.

- Chuyển viện lên cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 3 khi có diễn biến nặng vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở.

- Chuyển người bệnh về cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 1 khi bệnh ổn định.

- Bảo đảm thực hiện công tác chăm sóc điều dưỡng, dinh dưỡng cho người bệnh.

- Công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà.

- Kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây truyền dịch COVID-19 trong cơ sở và ra cộng đồng.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, vật tư ăn uống thiết yếu người bệnh, nhân viên y tế và các nhân viên liên quan.

- Hướng dẫn, động viên, chia sẻ, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm, người bệnh để họ yên tâm thực hiện việc cách ly, quản lý, điều trị.

- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly y tế và khám, chữa bệnh tại Cơ sở. Tiến hành cưỡng chế cách ly nếu người bệnh không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.

- Các nhiệm vụ khác, theo sự phân công của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

4.3. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 3 của mô hình tháp 3 tầng

- Tiếp nhận và điều trị các ca bệnh mức độ nặng và nguy kịch.

- Chuyển người bệnh về cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 thuộc tầng 2 hoặc tầng 1 khi bệnh ổn định.

- Bảo đảm thực hiện công tác chăm sóc điều dưỡng, dinh dưỡng cho người bệnh.

- Công nhận khỏi bệnh và chuyển người bệnh tự theo dõi tại nhà.

- Kiểm soát nhiễm khuẩn, ngăn ngừa lây truyền dịch COVID-19 trong cơ sở và ra cộng đồng.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, vật tư ăn uống thiết yếu người bệnh, nhân viên y tế và các nhân viên liên quan.

- Hướng dẫn, động viên, chia sẻ, hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm, người bệnh để họ yên tâm thực hiện việc cách ly, quản lý, điều trị.

- Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ cách ly y tế và khám, chữa bệnh tại Cơ sở. Tiến hành cưỡng chế cách ly nếu người bệnh không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.

- Các nhiệm vụ khác, theo sự phân công của cơ quan quản lý có thẩm quyền.

5. Yêu cầu thu dung, điều trị COVID-19

5.1. Mức độ thấp

- Ước tính số giường bệnh cần chuẩn bị để đáp ứng đủ nhu cầu tại 03 tầng theo phương châm điều trị 04 tại chỗ là:

+ Số giường tầng 1 = 100/100.000 dân x dân số x 83,6% (bệnh nhân mức độ nhẹ và không có triệu chứng).

+ Số giường tầng 2 = 100/100.000 dân x dân số x 11,2% (bệnh nhân mức độ vừa).

+ Số giường tầng 3 = 100/100.000 dân x dân số x 5,2% (bệnh nhân mức độ nặng và nguy kịch).

- Số giường cần chuẩn bị tại 03 tầng theo phương châm điều trị 04 tại chỗ của Hải Phòng là:

+ Số giường tầng 1: 1.730 giường.

+ Số giường tầng 2: 232 giường.

+ Số giường tầng 3: 108 giường.

5.2. Mức độ trung bình

- Cần thiết lập mô hình cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 03 tầng theo hướng dẫn tại Quyết định số 4111 của Bộ Y tế. Trong trường hợp chưa kịp chuẩn bị đủ số giường bệnh để điều trị cho người nhiễm COVID-19 thì có thể xem xét cho tối đa khoảng 30% người nhiễm COVID-19 (đây là những bệnh nhân nhẹ hoặc không triệu chứng) được điều trị ngoại trú tại nhà với điều kiện phải bảo đảm không để lây nhiễm chéo theo quy định.

- Số giường bệnh cần chuẩn bị ở mức tối thiểu tại 03 tầng điều trị theo mô hình tháp 03 tầng là:

+ Số giường tầng 1 = 300/100.000 dân x dân số x 70% (70% bệnh nhân cần điều trị tại cơ sở y tế, 30% còn lại điều trị ngoại trú tại nhà) x 83,6% (bệnh nhân mức độ nhẹ và không có triệu chứng).

+ Số giường tầng 2 = 300/100.000 dân x dân số x 11,2% (bệnh nhân mức độ trung bình).

+ Số giường tầng 3 = 300/100.000 dân x dân số x 5,2% (bệnh nhân nặng và nguy kịch).

- Số giường bệnh cần chuẩn bị ở mức tối thiểu tại 03 tầng điều trị theo mô hình tháp 03 tầng của Hải Phòng là:

+ Số giường tầng 1: 3.632 giường.

+ Số giường tầng 2: 695 giường.

+ Số giường tầng 3: 323 giường

- Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 1.557 người.

5.3. Mức độ cao

- Thiết lập mô hình cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 03 tầng theo hướng dẫn tại Quyết định số 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế. Trong trường hợp chưa kịp chuẩn bị đủ số giường bệnh để điều trị cho người nhiễm COVID-19 thì có thể xem xét cho đến 70% người nhiễm COVID-19 (là những bệnh nhân nhẹ hoặc không triệu chứng) được điều trị ngoại trú tại nhà. Khi tỷ lệ mắc/100.000 dân ở mức cao trên 3.000, có thể xem xét cho đến 90% người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà khi đó dùng tầng 1 để điều trị cả bệnh nhân mức độ trung bình. Tập trung nguồn lực điều trị (nhân lực, thuốc, trang thiết bị, oxy) cho tầng 2 để giảm áp lực lên tầng 3 nhằm giảm tử vong. Bảo đảm tối tối thiểu 2% số giường hồi sức cấp cứu (ICU) trên tổng số ca bệnh theo dự báo tình hình dịch tại địa phương ở mức độ đáp ứng cao tại các cơ sở y tế của tỉnh, thành phố.

- Số giường bệnh cần chuẩn bị ở mức tối thiểu tại 03 tầng điều trị theo mô hình tháp 03 tầng là:

* Trường hợp tỷ lệ mắc là 500/100.000 dân.

+ Số giường tầng 1 = 500/100.000 dân x dân số x 30% (30% bệnh nhân cần điều trị tại cơ sở y tế, 70% còn lại điều trị ngoại trú tại nhà) x 83,6% (bệnh nhân mức độ nhẹ và không có triệu chứng).

+ Số giường tầng 2 = 500/100.000 dân x dân số x 11,2% (bệnh nhân mức độ trung bình).

+ Số giường tầng 3 = 500/100.000 dân x dân số x 5,2% (bệnh nhân nặng và nguy kịch).

- Số giường bệnh cần chuẩn bị ở mức tối thiểu tại 03 tầng điều trị theo mô hình tháp 03 tầng của Hải Phòng là:

+ Số giường tầng 1: 2.594 giường.

+ Số giường tầng 2: 1.159 giường.

+ Số giường tầng 3: 538 giường.

- Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 6.504

* Trường hợp tỷ lệ mắc là 1.000/100.000 dân.

+ Số giường tầng 1 = 1.000/100.000 dân x dân số x 30% (30% bệnh nhân cần điều trị tại cơ sở y tế, 70% còn lại điều trị ngoại trú tại nhà) x 83,6% (bệnh nhân mức độ nhẹ và không có triệu chứng).

+ Số giường tầng 2 = 1.000/100.000 dân x dân số x 11,2% (bệnh nhân mức độ trung bình)

+ Số giường tầng 3 = 1.000/100.000 dân x dân số x 5,2% (bệnh nhân nặng và nguy kịch)

- Số giường bệnh cần chuẩn bị ở mức tối thiểu tại 03 tầng điều trị theo mô hình tháp 03 tầng của Hải Phòng là:

+ Số giường tầng 1: 5.188 giường.

+ Số giường tầng 2: 2.318 giường.

+ Số giường tầng 3: 1.076 giường.

- Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 12.108 người.

* Trường hợp tỷ lệ mắc là 3.000/100.000 dân.

+ Số giường tầng 1 = 3.000/100.000 dân x dân số x 30% (30% bệnh nhân cần điều trị tại cơ sở y tế, 70% còn lại điều trị ngoại trú tại nhà) x 83,6% (bệnh nhân mức độ nhẹ và không có triệu chứng).

+ Số giường tầng 2 = 3.000/100.000 dân x dân số x 11,2% (bệnh nhân mức độ trung bình).

+ Số giường tầng 3 = 3.000/100.000 dân x dân số x 5,2% (bệnh nhân nặng và nguy kịch).

- Số giường bệnh cần chuẩn bị ở mức tối thiểu tại 03 tầng điều trị theo mô hình tháp 03 tầng của Hải Phòng là:

+ Số giường tầng 1: 15.564 giường.

+ Số giường tầng 2: 6.954 giường.

+ Số giường tầng 3: 3.228 giường.

- Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 36.324 người.

IV. THỰC TRẠNG NGÀNH Y TẾ

1. Mạng lưới y tế

* Khối công lập:

- Có 09 bệnh viện tuyến thành phố gồm: Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Bệnh viện Phụ Sản, Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện Trẻ Em, Bệnh viện Tâm Thần, Bệnh viện Phổi Hải Phòng, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Mắt.

- 05 bệnh viện đa khoa quận huyện: Bệnh viện đa khoa Ngô Quyền, Bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên, Bệnh viện đa khoa An Lão, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Bảo, Bệnh viện Đôn Lương.

- 07 Trung tâm tế quận huyện có giường bệnh: Trung tâm y tế Lê Chân, Trung tâm y tế Hồng Bàng, Trung tâm y tế Kiến An, Trung tâm y tế Hải An, Trung tâm y tế Đồ Sơn, Trung tâm y tế Dương Kinh, Trung tâm y tế An Dương, Trung tâm y tế Kiến Thụy, Trung tâm y tế Tiên Lãng, Trung tâm y tế Cát Hải, Trung tâm y tế Quân dân y Bạch Long Vĩ.

- 04 Trung tâm y tế quận huyện không có giường bệnh: Trung tâm y tế Ngô Quyền, Trung tâm y tế Thủy Nguyên, Trung tâm y tế An Lão, Trung tâm y tế Vĩnh Bảo.

- Khối trung tâm chuyên khoa tuyến thành phố có 07 đơn vị: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, Trung tâm Da Liễu, Trung tâm Kiểm dịch y tế Quốc tế, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm, Trung tâm Cấp cứu 115, Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Giám định Pháp y.

- 02 chi cục: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

- 218 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn: Quận Hồng Bàng: 09 Trạm Y tế, Quận Lê Chân: 15 Trạm Y tế, Quận Ngô Quyền: 12 Trạm Y tế, Quận Hải An: 08 Trạm Y tế, Quận Kiến An: 10 Trạm Y tế, Quận Dương Kinh: 06 Trạm Y tế, Quận Đồ Sơn: 06 Trạm Y tế, Huyện An Dương: 16 Trạm Y tế, Huyện Kiến Thụy: 18 Trạm Y tế, Huyện Thủy Nguyên: 37 Trạm Y tế, Huyện An Lão: 17 Trạm Y tế, Huyện Tiên Lãng: 21 Trạm Y tế, Huyện Vĩnh Bảo: 30 Trạm Y tế, Huyện Cát Hải: 13 Trạm Y tế.

- 14 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận, huyện.

* Khối ngoài công lập:

- 08 bệnh viện tư nhân: Bệnh viện đa khoa Quốc tế, Bệnh viện Quốc tế Green, Bệnh viện Phụ sản Tâm Phúc, Bệnh viện Hồng Đức, Bệnh viện Hồng Phúc, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec HP, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng -Vĩnh Bảo, Bệnh viện đa khoa Quốc tế Sản Nhi.

* Bệnh viện Bộ ngành đóng trên địa bàn thành phố:

- 07 bệnh viện trực thuộc các Bộ, ngành đóng trên địa bàn thành phố: Phân viện Quân y 7 (thuộc Quân khu 3), Bệnh viện Đại học Y (thuộc Trường Đại học Y Dược Hải Phòng), Bệnh viện Giao thông vận tải, Viện Y học Hải Quân (thuộc Quân chủng Hải quân), Viện Y học biển Việt Nam (thuộc Bộ Y tế), Bệnh viện Công An (thuộc Công an Hải Phòng), Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc sức khỏe Bưu điện (thuộc ngành Bưu điện).

(Giường bệnh kế hoạch năm 2021 kèm theo)

2. Trang thiết bị

Thành phố đã phê duyệt Phương án 300 giường bệnh điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, nguy kịch (100 giường hồi sức tích cực - ICU và 200 giường bệnh nhân nặng). Đồng thời đầu tư lắp đặt hệ thống oxy trung tâm cho các Bệnh viện: Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Kiến An, Bệnh viện Trẻ em, Trung tâm y tế Đồ Sơn, Bệnh viện An Lão, Bệnh viện Thủy Nguyên, Trung tâm y tế Tiên Lãng, Trung tâm y tế An Dương, Trung tâm y tế Kiến Thụy.

3. Nhân lực

3.1. Nhân lực ngành Y tế: 14.846 người, Tổng số bác sỹ là 2757, Dược sỹ đại học: 588, Dược sỹ cao đẳng: 1589, Kỹ thuật viên CĐHA: 187, KTV xét nghiệm: 455, Điều dưỡng: 5161, Hộ sinh 658, Y sĩ 730. Cụ thể như sau:

a. Công lập: 8787, trong đó: Bác sỹ: 1746 (theo trình độ: 36 tiến sĩ, 169 CK2, 169 thạc sĩ, 422 CK1), Dược sỹ đại học: 124, dược sỹ cao đẳng: 253, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: 102, kỹ thuật viên xét nghiệm: 298, Điều dưỡng: 3614, Hộ sinh 492; Y sĩ 555.

b. Bệnh viện Bộ ngành: 1223, trong đó: Bác sỹ: 342, Dược sỹ đại học: 21, dược sỹ cao đẳng: 55, Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: 20, KTV xét nghiệm: 39, Điều dưỡng: 363, Hộ sinh 13; Y sĩ 16.

c. Y tế Tư nhân: 4865, trong đó: Bác sỹ: 611, Dược sỹ đại học: 443, dược sỹ cao đẳng: 1281, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: 39, KTV xét nghiệm: 74, Điều dưỡng: 1184, Hộ sinh 153; Y sĩ 159.

3.2. Nhân lực của các cơ sở đào tạo

a. Giảng viên 2 trường (Trường Đại học Y Dược HP và Trường Cao đẳng Y tế): 496, trong đó: Bác sỹ: 318, Dược sỹ đại học: 31, Đại học Kỹ thuật viên Y: 11( KTV CĐHA:01, KTVXN: 10), Đai học Điều dưỡng: 36, khác: 100

b. Học sinh, sinh viên:

* Trường Đại học Y Dược Hải Phòng 4504, trong đó:

- Đào tạo trình độ bác sỹ: 3405 (BSĐK: 2556, BSYHCT: 301, BSRHM: 375, BS YHDP: 173).

- Đào tạo trình độ dược sỹ đại học: 481

- Đào tạo trình độ Điều dưỡng : 387

- Đào tạo trình độ cử nhân xét nghiệm: 231

* Trường Cao đẳng Y tế: 744, trong đó:

- Đào tạo trình độ Cao đẳng Điều dưỡng: 381

- Đào tạo trình độ Cao đẳng dược: 298

- Đào tạo trình độ Cao đẳng hộ sinh: 15

- Đào tạo trình độ Y sỹ: 50

3.3. Nhân lực y tế đã nghỉ hưu (hiện không tham gia hành nghề)

Theo kết quả báo cáo của các Phòng Y tế quận, huyện có 511 người có trình độ chuyên môn y tế nghỉ hưu, hiện không tham gia hành nghề y tế, trong đó có 58 bác sĩ, 165 y sĩ, 140 điều dưỡng.

3.4. Về phương án đào tạo nhân lực hồi sức tích cực

BS hồi sức, cấp cứu (hoặc đang làm việc tại bộ phận hồi sức, cấp cứu) 202.

Trong tháng 9/2021, đã đào tạo nhân lực cho 300 giường điều trị bệnh nhân nặng với 156 bác sĩ, 420 điều dưỡng. Hiện đang đào tạo tiếp để đảm bảo 700 giường bệnh nhân nặng tương ứng quy mô 5.000 bệnh nhân với 349 bác sĩ, 850 điều dưỡng (dự kiến hoàn thành trước 20/11/2021).

V. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ

Huy động toàn bộ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố, các Bệnh viện/Trung tâm Y tế có giường bệnh; Bệnh viện Bộ, ngành; Bệnh viện tư nhân và bố trí xây dựng các Bệnh viện dã chiến để kịp thời thu dung, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân ở các Tầng, cấp độ dịch khác nhau, như sau:

1. Mức độ thấp

Tổng số ca mắc: 2.070, được bố trí như sau:

a) Tầng 1 (1.730 giường bệnh).

Một phần sử dụng Bệnh viện/Trung tâm Y tế quận, huyện có giường bệnh: Mỗi đơn vị bố trí tối thiểu 40% giường bệnh kế hoạch, theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Trong trường hợp quận, huyện nào có số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 tăng nhanh, tăng mạnh thì Bệnh viện/Trung tâm Y tế quận, huyện có giường bệnh nơi đó sẽ được trưng dụng làm bệnh viện thu dung, điều trị cho bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng.

Bố trí 11 cơ sở y tế đảm bảo 1.730 giường bệnh ở tầng 1.

b) Tầng 2 (232 giường bệnh); Tầng 3 (108 giường bệnh: trong đó giường ICU cần có là 40 giường): Sử dụng cơ sở vật chất sẵn có tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cơ sở 2 An Đồng đảm bảo 340 giường.

Chi tiết giao giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ thấp theo bảng 1:

Bảng 1: Giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ thấp

TT

TÊN ĐƠN VỊ

GIƯỜNG KH

Giường bệnh điều trị tầng 2, 3

Giường bệnh điều trị tầng 1

1

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

1.400

340

160

2

Bệnh viện Kiến An

550

 

200

3

Bệnh viện Trẻ Em

600

 

200

4

Bệnh viện Y học cổ truyền

220

 

220

5

Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Phòng

165

 

165

6

Bệnh viện Phổi Hải Phòng

250

 

250

7

Bệnh viện An Lão

250

 

100

8

Bệnh viện Thủy Nguyên

500

 

200

9

Trung tâm Y tế Tiên Lãng

190

 

63

10

Bệnh viện Vĩnh Bảo

280

 

112

11

Trung tâm Y tế Kiến Thụy

150

 

60

Tổng

4.555

340

1.730

* Khả năng đáp ứng: Với thực trạng về nhân lực, trang thiết bị, oxy y tế, cơ sở vật chất hiện có. Ngành Y tế có thể đáp ứng được trong trường hợp dịch ở mức độ thấp, chưa phải quản lý, điều trị F0 tại nhà.

2. Mức độ trung bình

Tổng số ca mắc: 6.207, được bố trí như sau:

a) Tầng 1 (3.632 giường bệnh).

- Tiếp tục sử dụng Bệnh viện/Trung tâm Y tế quận, huyện, Bệnh viện Bộ, ngành; Bệnh viện tư nhân và thành lập 3-5 bệnh viện dã chiến với công suất 300-500 giường bệnh.

b) Tầng 2 (695 giường bệnh).

Sử dụng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cơ sở 2 An Đồng, Bệnh viện Kiến An và Bệnh viện Trẻ em, Bệnh viện Y học cổ truyền đảm bảo 695 giường bệnh.

c) Tầng 3 (323 giường bệnh: trong đó giường ICU cần có là 120 giường).

Sử dụng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cơ sở 2 An Đồng.

Chi tiết giao giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ trung bình theo bảng 2:

Bảng 2: Giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ trung bình

TT

TÊN ĐƠN VỊ

GIƯỜNG KH

Giường bệnh điều trị tầng 3

Giường bệnh điều trị tầng 2

Giường bệnh điều trị tầng 1

1

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

1.400

323

177

 

2

Bệnh viện Kiến An

550

 

220

 

3

Bệnh viện Trẻ Em

600

 

78

162

4

Bệnh viện Y học cổ truyền

220

 

220

 

5

Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Phòng

165

 

 

165

6

Bệnh viện Phổi Hải Phòng

250

 

 

250

7

Bệnh viện Phụ Sản

450

 

 

180

8

Trung tâm y tế Lê Chân

90

 

 

36

9

Trung tâm y tế Hồng Bàng

95

 

 

38

10

Bệnh viện Ngô Quyền

160

 

 

64

11

Trung tâm y tế Hải An

60

 

 

24

12

Trung tâm y tế Đồ Sơn

60

 

 

24

13

Bệnh viện An Lão

250

 

 

100

14

Bệnh viện Thủy Nguyên

500

 

 

200

15

Trung tâm y tế Tiên Lãng

190

 

 

76

16

Bệnh viện Vĩnh Bảo

280

 

 

112

17

Trung tâm y tế Cát Hải

50

 

 

20

18

Bệnh viện Đôn Lương

50

 

 

20

19

Trung tâm y tế Kiến An

80

 

 

32

20

Trung tâm y tế Dương Kinh

70

 

 

28

21

Trung tâm y tế An Dương

180

 

 

72

22

Trung tâm y tế Kiến Thụy

150

 

 

60

23

Bệnh viện ĐK Hồng Đức

79

 

 

32

24

Bệnh viện ĐK Quốc tế HP

379

 

 

152

25

Bệnh viện Quốc tế Green

206

 

 

82

26

Bệnh viện ĐK Quốc tế Vinmec HP

30

 

 

12

27

Bệnh viện ĐK Quốc tế Vĩnh Bảo HP

100

 

 

40

28

Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi

300

 

 

120

29

Bệnh viện Đại học Y

200

 

 

80

30

Bệnh viện Công An

80

 

 

32

31

Bệnh viện Giao thông Vận tải

120

 

 

48

32

Viện Y học Biển

250

 

 

100

33

Viện Y học Hải Quân

290

 

 

116

34

Phân viện 7 (203)

110

 

 

44

35

Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc sức khỏe Bưu điện

100

 

 

40

36

Bệnh viện dã chiến

 

 

 

1.071

Tổng

8.144

323

695

3.632

d) Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 1.557

* Khả năng đáp ứng ở mức độ trung bình:

- Nhân lực y tế có thể đảm bảo đáp ứng thu dung, điều trị 6.207 ca mắc, khi đó chỉ cần điều động nội bộ trong ngành từ nơi có mật độ điều trị thấp sang nơi có mật độ điều trị cao.

- Trang thiết bị y tế, hệ thống oxy trung tâm cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

- Cần bổ sung thêm 20 giường ICU

- Xây dựng 3-5 bệnh viện dã chiến với công suất 300-500 giường bệnh/01 bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân thuộc tầng 1 với số lượng tối thiểu 1.071 giường bệnh.

- Tại mức độ này có 1.557 bệnh nhân điều trị ngoại trú, cần được theo dõi tại nhà. Cơ bản chưa phải thành lập Trạm Y tế lưu động, chỉ thành lập 100-150 tổ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng.

3. Mức độ cao

3.1. Trường hợp tỷ lệ mắc là 500/100.000 dân.

Tổng số ca mắc: 10.345, được bố trí như sau:

a) Tầng 1 (2.594 giường bệnh).

- Tiếp tục sử dụng Bệnh viện/Trung tâm Y tế quận, huyện, Bệnh viện Bộ, ngành; Bệnh viện tư nhân và thành lập 2-3 bệnh viện dã chiến với công suất 300-500 giường bệnh.

b) Tầng 2 (1.159 giường bệnh).

Sử dụng Bệnh viện Kiến An và Bệnh viện Trẻ em, Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm y tế Đồ Sơn, Bệnh viện An Lão, Bệnh viện Thủy Nguyên, Trung tâm y tế Tiên Lãng, Trung tâm y tế An Dương, Trung tâm y tế Kiến Thụy đảm bảo 1182 giường bệnh.

c) Tầng 3 (538 giường bệnh: trong đó giường ICU cần có là 200 giường).

Sử dụng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cơ sở 2 An Đồng và Bệnh viện Trẻ em đáp ứng 550 giường.

Chi tiết giao giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ cao với tỷ lệ mắc là 500/100.000 dân theo bảng 3:

Bảng 3: Giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ cao (Trường hợp tỷ lệ mắc là 500/100.000 dân)

TT

TÊN ĐƠN VỊ

GIƯỜNG KH

Giường bệnh điều trị tầng 3

Giường bệnh điều trị tầng 2

Giường bệnh điều trị tầng 1

1

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

1.400

500

 

 

2

Bệnh viện Kiến An

550

 

300

 

3

Bệnh viện Trẻ Em

600

50

150

 

4

Bệnh viện Y học cổ truyền

220

 

200

20

5

Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Phòng

165

 

 

165

6

Bệnh viện Phổi Hải Phòng

250

 

 

250

7

Bệnh viện Phụ Sản

450

 

 

180

8

Trung tâm y tế Lê Chân

90

 

 

36

9

Trung tâm y tế Hồng Bàng

95

 

 

38

10

Bệnh viện Ngô Quyền

160

 

 

64

11

Trung tâm y tế Hải An

60

 

 

24

12

Trung tâm y tế Đồ Sơn

60

 

24

 

13

Bệnh viện An Lão

250

 

100

 

14

Bệnh viện Thủy Nguyên

500

 

200

200

15

Trung tâm y tế Tiên Lãng

190

 

76

 

16

Bệnh viện Vĩnh Bảo

280

 

 

112

17

Trung tâm y tế Cát Hải

50

 

 

20

18

Bệnh viện Đôn Lương

50

 

 

20

19

Trung tâm y tế Kiến An

80

 

 

32

20

Trung tâm y tế Dương Kinh

70

 

 

28

21

Trung tâm y tế An Dương

180

 

72

 

22

Trung tâm y tế Kiến Thụy

150

 

60

 

23

Bệnh viện ĐK Hồng Đức

79

 

 

32

24

Bệnh viện ĐK Quốc tế HP

379

 

 

152

25

Bệnh viện Quốc tế Green

206

 

 

82

26

Bệnh viện ĐK Quốc tế Vinmec HP

30

 

 

12

27

Bệnh viện ĐK Quốc tế Vĩnh Bảo HP

100

 

 

40

28

Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi

300

 

 

120

29

Bệnh viện Đại học Y

200

 

 

80

30

Bệnh viện Công An

80

 

 

32

31

Bệnh viện Giao thông Vận tải

120

 

 

48

32

Viện Y học Biển

250

 

 

100

33

Viện Y học Hải Quân

290

 

 

116

34

Phân viện 7 (203)

110

 

 

44

35

Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc sức khỏe Bưu điện

100

 

 

40

36

Bệnh viện dã chiến

 

 

 

507

Tổng

8.144

550

1.182

2.594

- Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 6.054

* Khả năng đáp ứng ở mức độ cao với tỷ lệ mắc là 500/100.000 dân:

- Nhân lực y tế có thể đảm bảo đáp ứng thu dung, điều trị 10.345 ca mắc, khi đó cần điều động nội bộ trong ngành từ nơi có mật độ điều trị thấp sang nơi có mật độ điều trị cao và huy động lực lượng của Trường ĐH Y Dược Hải Phòng và Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng.

- Trang thiết bị y tế, hệ thống oxy trung tâm cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

- Cần bổ sung thêm 100 giường ICU.

- Xây dựng 3-5 bệnh viện dã chiến với công suất 300-500 giường bệnh/01 bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân thuộc tầng 1.

- Tại mức độ này có 6.054 bệnh nhân điều trị ngoại trú, cần được theo dõi tại nhà. Cơ bản chưa phải thành lập Trạm Y tế lưu động (chỉ thiết lập Trạm Y tế lưu động khi số người mắc tại xã, phường > 100 người); thành lập 300-400 tổ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng.

3.2. Trường hợp tỷ lệ mắc là 1.000/100.000 dân.

Tổng số ca mắc: 20.690, được bố trí như sau:

a) Tầng 1 (5.189 giường bệnh).

- Tiếp tục sử dụng Bệnh viện/Trung tâm Y tế quận, huyện, Bệnh viện Bộ, ngành; Bệnh viện tư nhân và thành lập 2-3 bệnh viện dã chiến với công suất 300-500 giường bệnh.

b) Tầng 2 (2.317 giường bệnh).

Sử dụng Bệnh viện Kiến An và Bệnh viện Trẻ em, Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm y tế Đồ Sơn, Bệnh viện An Lão, Bệnh viện Thủy Nguyên, Trung tâm y tế Tiên Lãng, Trung tâm y tế An Dương, Trung tâm y tế Kiến Thụy đảm bảo 1182 giường bệnh.

c) Tầng 3 (1.076 giường bệnh: trong đó giường ICU cần có là 400 giường).

Sử dụng Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, cơ sở 2 An Đồng và Bệnh viện Trẻ em đáp ứng 550 giường.

Chi tiết giao giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ cao với tỷ lệ mắc là 1.000/100.000 dân theo bảng 4:

Bảng 4: Giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 ở mức độ cao (Trường hợp tỷ lệ mắc là 1.000/100.000 dân)

TT

TÊN ĐƠN VỊ

GIƯỜNG KH

Giường bệnh điều trị tầng 3

Giường bệnh điều trị tầng 2

Giường bệnh điều trị tầng 1

1

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

1.400

500

 

 

2

Bệnh viện Kiến An

550

300

 

 

3

Bệnh viện Trẻ Em

600

240

 

 

4

Bệnh viện Y học cổ truyền

220

100

120

 

5

Bệnh viện Phục hồi chức năng Hải Phòng

165

 

165

 

6

Bệnh viện Phổi Hải Phòng

250

 

250

 

7

Bệnh viện Phụ Sản

450

 

 

180

8

Trung tâm y tế Lê Chân

90

 

36

 

9

Trung tâm y tế Hồng Bàng

95

 

38

 

10

Bệnh viện Ngô Quyền

160

 

64

 

11

Trung tâm y tế Hải An

60

 

24

 

12

Trung tâm y tế Đồ Sơn

60

 

24

 

13

Bệnh viện An Lão

250

 

100

 

14

Bệnh viện Thủy Nguyên

500

 

200

 

15

Trung tâm y tế Tiên Lãng

190

 

76

 

16

Bệnh viện Vĩnh Bảo

280

 

112

 

17

Trung tâm y tế Cát Hải

50

 

20

 

18

Bệnh viện Đôn Lương

50

 

20

 

19

Trung tâm y tế Kiến An

80

 

32

 

20

Trung tâm y tế Dương Kinh

70

 

28

 

21

Trung tâm y tế An Dương

180

 

72

 

22

Trung tâm y tế Kiến Thụy

150

 

60

 

23

Bệnh viện ĐK Hồng Đức

79

 

32

 

24

Bệnh viện ĐK Quốc tế HP

379

 

152

 

25

Bệnh viện Quốc tế Green

206

 

82

 

26

Bệnh viện ĐK Quốc tế Vinmec HP

30

 

12

 

27

Bệnh viện ĐK Quốc tế Vĩnh Bảo HP

100

 

40

 

28

Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi

300

 

120

 

29

Bệnh viện Đại học Y

200

 

80

 

30

Bệnh viện Công An

80

 

32

 

31

Bệnh viện Giao thông Vận tải

120

 

48

 

32

Viện Y học Biển

250

 

100

 

33

Viện Y học Hải Quân

290

 

116

 

34

Phân viện 7 (203)

110

 

44

 

35

Trung tâm Điều dưỡng và Chăm sóc sức khỏe Bưu điện

100

 

40

 

36

Bệnh viện dã chiến

 

 

 

5.009

Tổng

8.144

1.140

2.339

5.189

Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 12.108

* Khả năng đáp ứng ở mức độ cao với tỷ lệ mắc là 1.000/100.000 dân:

- Nhân lực y tế có thể đảm bảo đáp ứng thu dung, điều trị 20.690 ca mắc, khi đó cần điều động nội bộ trong ngành từ nơi có mật độ điều trị thấp sang nơi có mật độ điều trị cao và huy động lực lượng của Trường ĐHY Dược Hải Phòng và Trường Cao đẳng Y tế Hải Phòng, các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn thành phố.

- Trang thiết bị y tế, hệ thống oxy trung tâm cần bổ sung đảm bảo 100% cho các cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh nhân ở tầng thứ 2.

- Cần bổ sung thêm 300 giường ICU

- Xây dựng 9-10 bệnh viện dã chiến với công suất 500 giường bệnh/ 01 bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân thuộc tầng 1 với số lượng tối thiểu 5.009 giường bệnh.

- Tại mức độ này có 12.108 bệnh nhân điều trị ngoại trú, cần được theo dõi tại nhà. Yêu cầu phải thành lập Trạm Y tế lưu động, mỗi Trạm Y tế lưu động theo dõi, điều trị từ 50-100 bệnh nhân, kết hợp thành lập các tổ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng, đảm bảo mỗi tổ chăm sóc cộng đồng theo dõi 20-30 ca mắc COVID-19.

3.3. Trường hợp tỷ lệ mắc là 3.000/100.000 dân.

Tổng số ca mắc: 62.070, được bố trí như sau:

Giữ nguyên cách bố trí các tầng điều trị như mục 3.2. đảm bảo điều trị được tỷ lệ mắc là 1.000/100.000 dân.

Số mắc còn lại được bố trí:

a) Tầng 1 (15.567 - 5.189 = 10.378 giường bệnh).

Xây dựng thêm 10-15 bệnh viện dã chiến với công suất 1.000 giường bệnh/ 01 bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân thuộc tầng 1 với số lượng tối thiểu 10.378 giường bệnh

b) Tầng 2 (6.951 - 2.317 = 4.634 giường bệnh).

Xây dựng 9-10 bệnh viện dã chiến với công suất 500 giường bệnh/ 01 bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân thuộc tầng 2 với số lượng tối thiểu 4.634 giường bệnh.

c) Tầng 3 (3.228 - 1.076 = 2.152 giường bệnh: trong đó giường ICU cần thêm là 800 giường).

Xây dựng 2-3 bệnh viện dã chiến với công suất 500 giường bệnh/ 01 bệnh viện để tiếp nhận bệnh nhân thuộc tầng 3 với số lượng tối thiểu 1.200 - 1.500 giường bệnh nhân nặng và thành lập 2-3 trung tâm hồi sức tích cực đảm bảo 800 giường ICU.

d) Số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà: 36.324

* Khả năng đáp ứng ở mức độ cao với tỷ lệ mắc là 3.000/100.000 dân:

- Nhân lực y tế có thể đảm bảo đáp ứng thu dung, điều trị với tỷ lệ mắc là 1.000/100.000 dân, như đã trình bày tại mục 3.2. Với số mắc còn lại đặc biệt 4.634 giường tầng 2 và 2.152 giường tầng 3 cần có sự hỗ trợ nhân lực từ các bệnh viện tuyến Trung ương và các tỉnh bạn.

- Trang thiết bị y tế, hệ thống oxy trung tâm, giường ICU cần được đầu tư mới hoặc có sự hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh bạn.

- Tại mức độ này có 36.324 bệnh nhân điều trị ngoại trú, cần được theo dõi tại nhà. Yêu cầu phải thành lập Trạm Y tế lưu động, mỗi Trạm Y tế lưu động theo dõi, điều trị từ 50-100 bệnh nhân, kết hợp thành lập các tổ chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn ngân sách nhà nước.

- Bảo hiểm y tế chi trả cho bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định.

- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y Tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện trong triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

- Chỉ đạo công tác tập huấn, nâng cao năng lực điều trị, hồi sức tích cực, theo dõi, quản lý chăm sóc F0 tại cộng đồng.

- Chủ trì điều phối nhân lực hỗ trợ giữa các tuyến, giữa các đơn vị y tế trong toàn ngành cũng như khi có sự hỗ trợ nhân lực từ các địa phương khác. Đề xuất việc xin chi viện nhân lực từ Trung ương và các tỉnh bạn khi cần.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công việc dự trù thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, oxy y tế và phương tiện phòng hộ để phục vụ phòng, chống dịch.

- Chỉ đạo các Bệnh viện/Trung tâm Y tế có giường bệnh: Xây dựng phương án tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19 theo phân tầng điều trị. Lập dự toán, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dự toán kinh phí thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân theo từng giai đoạn được phân công. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân theo chỉ tiêu giường bệnh được phân công theo giai đoạn.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện dã chiến thu dung và điều trị bệnh nhân COVID-19.

2. Sở Tài chính

Căn cứ Kế hoạch được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, chủ trì tổng hợp nhu cầu kinh phí của các cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí nguồn kinh phí để tổ chức hoạt động của các Bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 đảm bảo theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh các kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt để tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch: khai báo y tế, truy vết. Đảm bảo hoạt động của Tổng đài tư vấn, quản lý, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại cộng đồng. Trung tâm điều phối, phân luồng, vận chuyển người bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

5. Sở Giao thông vận tải

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan thành lập Trung tâm điều phối, phân luồng sẵn sàng bố trí phương tiện vận chuyển người bệnh COVID-19, nhân viên y tế, hỗ trợ vận chuyển mẫu xét nghiệm, và các vật dụng khác phục vụ cho các Bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố.

6. Công an thành phố

Chỉ đạo công an các quận, huyện phối hợp đảm bảo an ninh trật tự cho các Bệnh viện điều trị COVID-19.

7. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các Bệnh viện điều trị COVID-19.

- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho các bệnh viện điều trị COVID-19.

8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu giải quyết các vấn đề lao động, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì cùng các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các cơ sở xử lý chất thải được chỉ định thu gom, xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố; thực hiện phương án xử lý chất thải y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố đảm bảo phù hợp, an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường. Phối hợp hướng dẫn triển khai hoạt động xử lý nước thải phát sinh từ các bệnh viện điều trị COVID-19 và xử lý thi hài đối với các trường hợp tử vong do mắc COVID-19 theo quy định.

10. Bộ Chỉ huy quân sự thành phố

- Cử lực lượng phối hợp cùng Công an thành phố bảo đảm an ninh trật tự tại các Bệnh viện dã chiến; tham mưu xin tăng cường lực lượng, phương tiện phun khử khuẩn các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, quy mô lớn theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Y tế tăng cường lực lượng vận chuyển trang thiết bị để lắp đặt phục vụ hoạt động của bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung để thu dung, điều trị, cách ly cho người mắc COVID-19.

11. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố, Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai xây dựng các bệnh viện dã chiến theo Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 01/3/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành Hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thành phố.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo, rà soát, sửa chữa toàn bộ khu cách ly tập trung để sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp F1 và chuyển đổi công năng thành bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn toàn thành phố khi cần thiết.

12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch/phương án thành lập Trạm Y tế lưu động, tổ chăm sóc người bệnh mắc COVID-19 tại cộng đồng tương ứng với cấp độ dịch của xã/phường và địa phương, đảm bảo oxy y tế cho 100% các Trạm Y tế xã/phường và Trạm Y tế lưu động.

- Kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố đối với các tổ chức, các cá nhân trên địa bàn theo từng cấp độ dịch.

- Định kỳ đánh giá cấp độ dịch của xã/phường, địa phương theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tranh thủ nguồn lực để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Vận động sự tham gia đông đảo của các tổ chức chính trị-xã hội, của hệ thống chính trị, của người dân vào hoạt động phòng, chống dịch đặc biệt là đảm bảo nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động của Trạm Y tế lưu động, tổ chăm sóc người bệnh mắc COVID-19 tại cộng đồng. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch, an toàn an ninh lương thực, thực phẩm tại khu cách ly, khu vực phong tỏa.

- Tổ chức tốt hoạt động truyền thông, tuyên truyền kiến thức và chủ trương, chiến lược của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống dịch.

- Các quận, huyện nơi có Bệnh viện/cơ sở thu dung, điều trị COVID-19: Hỗ trợ, đảm bảo an ninh trật tự và các điều kiện để bệnh viện tập trung hoạt động chuyên môn và theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan bố trí các khu vực để cách ly tập trung cho những người thuộc diện F1 ngay tại địa phương và phối hợp thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị ca bệnh nhẹ, không có triệu chứng, với yêu cầu tối thiểu như sau:

+ Với quận/huyện có dân số < 100.000 dân: yêu cầu các khu vực cách ly tập trung đảm bảo tối thiểu cho 1.000 giường.

+ Với quận/huyện có dân số từ 100.000 - 200.000 dân: yêu cầu các khu vực cách ly tập trung đảm bảo tối thiểu cho 2.000 giường.

+ Với quận/huyện có dân số từ 200.000 - 300.000 dân: yêu cầu các khu vực cách ly tập trung đảm bảo tối thiểu cho 3.000 giường.

+ Với quận/huyện có dân số trên 300.000 dân: yêu cầu các khu vực cách ly tập trung đảm bảo tối thiểu cho 4.000 giường.

13. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố

Tiếp tục huy động các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố, trực tiếp hỗ trợ nhu yếu phẩm, vật phẩm cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trên đây là kế hoạch đảm bảo thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID- 19 theo từng cấp độ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Căn cứ nội dung của Kế hoạch, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Trong quá trình thực hiện, căn cứ diễn biến, tình hình dịch bệnh COVID-19, Ủy ban nhân dân thành phố sẽ có chỉ đạo triển khai Kế hoạch phù hợp thực tế./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (để b/c);
- TTTU (để b/c);
- TT HĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
- Các VP: Thành ủy, UBND TP, HĐND TP, UB MTTQVN TP;
- CVP, các PCVP;
- Các phòng CV;
- CV: YT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Tùng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 251/KH-UBND ngày 10/11/2021 về đảm bảo thu dung, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 theo từng cấp độ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.702

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.13.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!