Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 69/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Cao Lục
Ngày ban hành: 21/02/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2019

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2018 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2019 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Ngày 11 tháng 01 năm 2019, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Năm 2018, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của người dân và doanh nghiệp, đất nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế tăng trưởng 7,08%, cao nhất trong 10 năm qua; hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 12 chỉ tiêu cơ bản; quy mô GDP đạt hơn 245 tỷ USD, bình quân đầu người lên khoảng 2.580 USD/người, tăng gần 200 USD so với năm 2017; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cả thành thị và nông thôn được cải thiện rõ rệt; các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tiềm lực quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác đối ngoại tiếp tục được mở rộng; môi trường Hòa Bình, ổn định đảm bảo cho sự phát triển của đất nước được giữ vững.

Trong kết quả chung của cả nước, có sự đóng góp quan trọng của ngành Giao thông vận tải (GTVT) nói chung, Bộ GTVT nói riêng. Tuy điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của ngành GTVT đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ được giao, cụ thể như sau:

- Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được tập trung thực hiện có hiệu quả. Bộ GTVT đã hoàn thành 100% chương trình công tác năm 2018 của Chính phủ; trình Quốc hội sửa một số Luật chuyên ngành như Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và Luật Đường sắt (Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật liên quan đến Quy hoạch)...; trình Chính phủ ban hành 15 văn bản quy phạm pháp luật và 4 đề án; ban hành nhiều thông tư, hướng dẫn.

- Chất lượng dịch vụ vận tải tiếp tục được cải thiện, sản lượng vận tải tăng cao. Việc kết nối các phương thức vận tải được tập trung thực hiện; việc triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu vận tải đã mang lại kết quả tích cực, giúp lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa tăng mạnh, góp phần giảm tải giao thông đường bộ, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Bộ cũng đã thực hiện chỉ đạo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển Logistics, nhờ đó chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) của Việt Nam năm 2018 tăng 25 bậc so với năm 2016, xếp hạng 39/160 nước.

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông có nhiều chuyển biến tích cực. Đã tăng cường công tác quản lý chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án được tăng cường, nhất là các dự án trọng điểm. Năm 2018, ngành GTVT đã kịp thời hoàn thành 27 dự án để đưa vào khai thác; hoàn thành công tác chuẩn bị, triển khai thi công 16 dự án.

- Công tác huy động vốn cho phát triển hạ tầng giao thông tiếp tục đạt những kết quả quan trọng Nhiều địa phương (như Quảng Ninh) đã chủ động huy động được vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Công tác chuẩn bị triển khai các dự án trọng điểm (như đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành, mở rộng CHKQT Tân Sơn Nhất...) đã được Bộ GTVT nỗ lực, quyết tâm thực hiện, bám sát yêu cầu của Chính phủ.

- Việc rà soát, xử lý các tồn tại, bất cập tại các dự án BOT được Bộ GTVT tập trung thực hiện nghiêm túc, cẩn trọng theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và đã đạt được kết quả bước đầu như: tăng tính công khai, minh bạch trong việc quản lý doanh thu tại các dự án BOT thông qua việc tích cực triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng; có nhiều giải pháp xử lý những tồn tại, bất cập tại các trạm BOT...

- Công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Việc rà soát, triển khai phương án cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, các điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực GTVT được triển khai tích cực, bám sát và vượt so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Công tác tinh giản tổ chức bộ máy được chỉ đạo và thực hiện quyết liệt. Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN của Bộ GTVT được thực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, năm 2018, ngành GTVT, Bộ GTVT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục có hiệu quả trong thời gian tới:

- Công tác rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến phát triển ngành tuy được tập trung thực hiện xong còn chậm, thiếu đồng bộ; tính khả thi của một số quy định còn thấp; các cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông chưa được thực hiện hiệu quả.

- Công tác quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT (đường bộ, hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển) còn thiếu đồng bộ; công tác dự báo còn hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh quy hoạch nhiều lần.

- Công tác kế hoạch hoá đầu tư tuy được quan tâm song chưa sát với thực tế, từ đó khó thực hiện do không cân đối được nguồn lực.

- Công tác chuẩn bị đầu tư ở một số dự án còn chậm, chất lượng một số dự án chưa cao. Một số dự án đường sắt đô thị; nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất; đầu tư tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận... gặp nhiều vướng mắc khó khăn, nguy cơ không đạt tiến độ.

- Công tác thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý hoạt động khai thác một số dự án chưa được quản lý có hiệu quả (cá biệt có dự án còn bị hư hỏng khi mới đưa vào vận hành).

- Việc quản lý, khai thác các dự án BOT giao thông, đặc biệt là các dự án BOT đường bộ còn tiềm ẩn nhiều phức tạp.

- Tình trạng mất cân đối giữa các loại hình vận tải là rất lớn, song các giải pháp khắc phục còn chậm, đang gây sức ép rất lớn lên hạ tầng đường bộ, hàng không.

- Tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn ngày càng gia tăng, trong khi đó, nhiều dự án giao thông đô thị chậm tiến độ, đặc biệt là các tuyến đường sắt đô thị. Đây là thách thức rất lớn đến mục tiêu phát triển đô thị bền vững.

- Việc tái cơ cấu ngành GTVT được tập trung thực hiện song việc xử lý tồn tại của các doanh nghiệp yếu kém còn chậm.

- Việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Bộ GTVT với các Bộ, ngành và các địa phương tuy được quan tâm song chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao.

- Tình hình tai nạn giao thông năm 2018 tiếp tục diễn biến rất phức tạp, tuy giảm trên cả 3 tiêu chí so với năm 2017, nhưng số người chết vì tai nạn giao thông vẫn quá cao (8.248 người), không đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 5-10% như yêu cầu đề ra. Vẫn còn xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt, đã xảy ra nhiều sự cố uy hiếp an toàn hàng không trong quá trình khai thác của hãng hàng không Vietjet.

- Công tác thông tin, truyền thông của ngành chưa được chú trọng, hiệu quả không cao, chậm xử lý những vấn đề phản ánh của người dân, doanh nghiệp.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2019

Năm 2019 là năm thứ 4 thực hiện nhiệm vụ KTXH 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 và là năm thứ 9 thực hiện chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2011 - 2020. Bên cạnh nhiều thời cơ, vận hội, chúng, ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức cả trong nước và quốc tế. Dự báo tình hình thế giới, khu vực thời gian tới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức; chiến tranh thương mại, biến động tỷ giá, lãi suất, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng; thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng nặng nề; khoa học, công nghệ phát triển nhanh và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều phương diện, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta.

Việc hoàn thành nhiệm vụ năm 2019 có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo nền tảng tiếp tục hoàn thành kế hoạch 5 năm và Chiến lược 10 năm để đất nước bước sang giai đoạn mới - thực hiện chiến lược 10 năm giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH để trở thành 1 nước cơ bản công nghiệp theo hướng hiện đại.

Để đạt mục tiêu trên, cần tiếp tục tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó có hạ tầng GTVT và hạ tầng đô thị; tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, gắn với lựa chọn mô hình tăng trưởng hợp lý để khắc phục những hạn chế của quá trình phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ngành GTVT phải tập trung để cùng với các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội, Trung ương Đảng để hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huy động nguồn lực, tập trung tổ chức thực hiện để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đồng thời tái cấu trúc các lĩnh vực dịch vụ vận tải để nâng cao năng lực vận tải, giảm chi phí logistics, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật chuyên ngành GTVT. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, mang tính quyết định trong việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đồng thời tạo cơ sở pháp lý để quản lý hiệu quả hơn.

2. Tập trung rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông vận tải làm cơ sở cho hoạt động đầu tư, góp phần tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GTVT. Quyết liệt chỉ đạo triển khai xây dựng 05 quy hoạch ngành quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong 05 lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, hàng không, cảng biển, đường thủy nội địa. Đặc biệt, chú ý tính kết nối giữa các phương thức vận tải; kết nối giữa các khu kinh tế, khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế với hệ thống cảng biển; kết nối giữa các vùng với mạng lưới giao thông quốc gia.

3. Trên cơ sở quy hoạch, tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, trong đó chú ý xây dựng lộ trình thực hiện dự án đầu tư gắn với kế hoạch hoá nguồn vốn, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn (ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn vay FDI, PPP...), các dự án ưu tiên làm cơ sở để thực hiện đầu tư xây dựng, tránh tình trạng đầu tư theo phong trào, dàn trải. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn 2021 - 2030.

4. Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư gắn với nâng cao chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, đồng thời thực hiện đầu tư, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, trọng tâm là các dự án giao thông trọng điểm như: tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông; các tuyến cao tốc Trung Lương - Cần Thơ, Hòa Bình - Mộc Châu, Lạng Sơn - Cao Bằng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh...; các tuyến kết nối với các tuyến cao tốc, kết nối giữa các vùng, đặc biệt giữa các tỉnh Tây Bắc với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường sắt hiện có; kêu gọi đầu tư phát triển các cảng biển (Lạch Huyện, Cái mép - Thị Vải; phối hợp với Bộ Công Thương, ngành Than sớm nghiên cứu đầu tư các cảng chuyên dùng xuất nhập khẩu than); Các dự án đường thủy nội địa, đặc biệt là dự án xử lý các nút thắt của giao thông thủy nội địa (Kênh Chợ Gạo, nâng cấp Cầu Đuống và các dự án giao thông quan trọng khác như: Quốc lộ 60, cầu Đại Ngãi, các tuyến giao thông kết nối với các tuyến cao tốc...; hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án đường sắt đô thị; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng.

5. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, chủ động xây dựng cơ chế đầu tư phù hợp để huy động nguồn lực. Chủ động, phát huy hiệu quả hơn nữa các phương án, giải pháp hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra với hạ tầng GTVT, đặc biệt là hạ tầng giao thông nông thôn.

6. Chú trọng công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông đi liền với nâng cao chất lượng công trình, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Bộ GTVT cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Công an và các địa phương tăng cường các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn nữa, bảo đảm kéo giảm tai nạn giao thông cả năm 2019 và những năm tiếp theo, trước mắt là thời kỳ cao điểm dịp nghỉ Tết và mùa Lễ hội Xuân năm 2019. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện siết chặt quản lý vận tải và duy trì thực hiện kiểm soát tải trọng xe. Đổi mới, siết chặt công tác tổ chức đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe; công tác quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông. Rà soát các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành để kịp thời điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp.

7. Kịp thời xử lý có hiệu quả các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thu phí hoàn vốn các dự án BOT, không để phát sinh các điểm nóng, gây mất trật tự an toàn xã hội. Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng theo Quyết định số 07/2017/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2017 và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

8. Nâng cao năng lực của ngành GTVT cả về tổ chức và nguồn nhân lực. Đẩy mạnh tái cấu trúc các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp.

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến phạm vi trách nhiệm của mình để thúc đẩy ngành GTVT phát triển.

- Chính quyền, Nhân dân các địa phương cần quản lý chặt chẽ hành lang an toàn giao thông; tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả các công trình; tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện. Đặc biệt, đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án trọng điểm của ngành GTVT (nhất là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và Cảng hàng không quốc tế Long Thành).

- Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ GTVT, các địa phương, tăng cường tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT, quyết tâm kéo giảm TNGT; xử lý nghiêm các hành vi cố tình gây mất trật tự an ninh xã hội tại các trạm thu phí BOT.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm thông báo kế hoạch vốn đầu tư để các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ GTVT kịp thời triển khai giải ngân, bảo đảm kế hoạch được giao.

- Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT trong xử lý các tồn tại, vướng mắc, cũng như triển khai các giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp được chuyển giao từ Bộ GTVT về Ủy ban hoạt động ổn định, phát triển.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, TC, CA, QP, TP, XD, TN&MT, TT&TT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các vụ: KTTH, QHQT, TKBT, TH, PL, TGĐ Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, CN (2).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Cao Lục

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 69/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ ngày 21/02/2019 của Bộ Giao thông vận tải do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.704

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.141.202
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!