Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2867/QĐ-UBND 2021 Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai

Số hiệu: 2867/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 23/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2867/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật T chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát trin bền vững;

Căn cứ Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình thực hiện các mục tiêu phát trin bền vững Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 2 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định s 869/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Đ án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đng Nai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s 3910/TTr-SNN ngày 16 tháng 8 năm 2021 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Kèm theo Quyết định) với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp quá mức vào tự nhiên; sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đi khí hậu.

b) Phát triển tích hợp, đa ngành, có điều phối liên kết vùng, liên kết ngành gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng; tận dụng tối đa các cơ hội và lợi thế trong bi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trường nông sản.

c) Xây dựng nền nông nghiệp đa chức năng, vừa sản xuất nông sản hàng hóa vừa kết hp phát triển du lịch sinh thái và tạo cảnh quan môi trường tốt đẹp cho con người; nông sản phải được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; áp dụng công nghệ cao trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp, từ chọn, tạo, sản xuất giống đến sản xuất và chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Phát triển nông nghiệp bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động; phát triển hài hòa giữa kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại; phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với thị trường; công nghiệp chế biến sâu và dịch vụ nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Về kinh tế:

- Lĩnh vực trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 2,02%/năm. Đến năm 2025: Giá trị sản xuất đạt 17.192 tỷ đồng; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 31,68%; giá trị sản lượng trên 01 ha đất trồng trọt bình quân 150 triệu đồng; diện tích lúa giảm còn 45.000 ha, sản lượng 270.000 tấn; diện tích cây ăn quả đạt 75.000 ha, sản lượng 1.500.000 tấn với 500 ha đạt chứng nhận hữu cơ; diện tích cây công nghiệp đạt 86.000 ha với hơn 143.000 tấn, 630 ha đạt chứng nhận hữu cơ; diện tích gieo trồng rau 18.000 ngàn ha, sản lượng đạt khoảng 350.000 tấn, diện tích hữu cơ đạt 200 ha.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 4 - 5%/năm. Đến năm 2025: Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 28.120 tỷ đồng; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 52%; đàn heo ổn định 2,5 triệu con, sản lượng thịt heo hơi 2025 đạt 485.000 tấn (tương đương 364.000 tấn thịt xẻ); duy trì quy mô đàn gà từ 22 - 25 triệu con, sản lượng thịt gà đạt 183.000 tấn (tương đương 138.000 tấn thịt xẻ); sản lượng trứng gia cầm đạt 1.300.000 ngàn quả; phát triển các vật nuôi có giá trị khác và gia tăng sản phẩm chế biến; chăn nuôi đạt chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ: Heo 5.000 con, gia cầm 200.000 con, bò 800 con, mật ong khoảng 100 tấn, yến 300 kg.

- Lĩnh vực thủy sản: Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân giai đoạn đạt 4,7 - 4,9 %/năm. Đến năm 2025 giá trị sản xuất đạt 2.955 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất nuôi thủy sản đạt 545 triệu đồng; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8,75%; duy trì, phát triển các vùng đạt tiêu chuẩn VietGAP, hình thành 7-10 vùng nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô diện tích đạt 150 ha; xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ với diện tích mặt nước đạt 200 ha.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân giai đoạn đạt 2,7 - 2,9%/năm. Đến năm 2025 giá trị đạt 2.595 tỷ đồng; năng suất rừng trồng đạt 22-25m3/năm; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ, lâm sản đạt 2,00 tỷ USD; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 7,6%.

- Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt tối thiểu 8%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tối thiểu 7%/năm. Đến năm 2025, tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình sản xut tốt (GAP) hoặc tương đương đạt trên 25%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xut dưới các hình thức hp tác và liên kết đạt 50%; tỷ lệ giá trị sản phm nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt tối thiểu 50%; tỷ lệ hp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đạt tối thiểu 80%.

- Về xã hội: Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đến cuối năm 2025 đạt tối thiểu 65%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia đạt 85%.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước đến cuối năm 2025 đạt tối thiểu 40%; tỷ lệ sử dụng nước ngầm phục vụ sản xut giảm 10% so với năm 2020.

+ Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định đạt 97%; 100% trang trại chăn nuôi đạt điu kiện vệ sinh thú y.

+ Tỷ lệ diện tích đất nuôi trồng thủy sản được ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường đến cuối năm 2025 đạt trên 30%; tỷ lệ nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ứng dụng công nghệ CPF Combine hoặc công nghệ nuôi tôm hiện đại khác đạt tối thiểu 25%. Có trên 10% cơ sở nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng biện pháp hoặc công nghệ tiên tiến để xử lý nước thải, bùn thải nhm hạn chế mức độ gia tăng ô nhim môi trường nước tự nhiên, góp phn tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên, đáp ứng yêu cầu chất lượng của công tác bảo vệ môi trường,...

+ Tỷ lệ che phủ rừng duy trì đạt 28,3%; tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đến cuối năm 2025 đạt từ 35 - 40%; tăng thêm diện tích 3.000 ha rừng trồng sản xuất có chứng chỉ quản lý rừng bn vững FSC.

+ Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp của tỉnh đến cuối năm 2025 xuống 20% so với năm 2020.

c) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Về kinh tế:

+ Lĩnh vực trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2025 - 2030 đạt 2,1%/năm. Đến năm 2030: Giá trị sản lượng trên 01 ha đất trồng trọt bình quân 200 triệu đồng; diện tích lúa giảm còn 40.000 ha, sản lượng 240.000 tấn; diện tích cây ăn quả đạt 80.000 ha, với 600 ha đạt chứng nhận hữu cơ; diện tích cây công nghiệp đạt 80.000 - 83.000 ha, với 1.200 ha đạt chứng nhận hữu cơ; diện tích gieo trồng rau 20.000 ngàn ha, với 250 ha đạt chứng nhận hữu cơ.

+ Lĩnh vực chăn nuôi: Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân giai đoạn 2026-2030 đạt 3-4%/năm. Đến năm 2030: Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 33.400 tỷ đồng; đàn heo n định ở mức 2,5 triệu con; đàn gà ở mức từ 22-25 triệu con; tỷ trọng thịt gia súc, gia cầm giết mổ tập trung công nghiệp đạt tỷ lệ 100%; chăn nuôi đạt chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ: heo 10.000 con, gia cầm 500.000 con, bò 1.500 con, mật ong khoảng 300 tấn; yến 500 kg.

+ Lĩnh vực thủy sản: Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân giai đoạn đạt trên 5,0 %/năm. Đến năm 2030: Giá trị sản xuất đạt 3.771 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất nuôi thủy sản đạt 615 triệu đồng; xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ với diện tích mặt nước đạt 500 ha; thu hút đầu tư xây dựng 01 - 02 nhà máy sơ chế, chế biến sản phẩm thủy sản, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản.

+ Lĩnh vực lâm nghiệp: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân giai đoạn đạt 2026 - 2030 đạt 2,8 - 3,0%/năm. Đến năm 2030: giá trị đạt 2.855 tỷ đồng, năng suất rừng trồng đạt 25-30m3/năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ, lâm sản đạt 2,8 tỷ USD.

+ Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương trên 30%. 70% sản phẩm nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến sử dụng mã QR trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm tỉnh Đồng Nai.

+ Tốc độ tăng, giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt tối thiểu 7-8%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tối thiểu 7%/năm; tỷ lệ giá trị sản phm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hp tác và liên kết đạt tối thiểu 70%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt tối thiểu 70%; tỷ lệ hp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả đạt tối thiểu 90%.

- Về xã hội:

+ Chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 108 triệu đồng/người/năm.

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt tối thiểu 75%.

+ Đào tạo khoa học, kỹ thuật, đặc biệt đối với cán bộ chuyên sâu, các THT/HTX trong lĩnh vực thủy sản về ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học trong quản lý thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường nuôi thủy sản đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 20%.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước đến cuối năm 2030 đạt tối thiểu 50%; tỷ lệ sử dụng nước ngầm phục vụ sản xuất giảm 10% so với năm 2025.

+ 100% cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi đều phải có giải pháp kiểm soát môi trường theo quy định, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, sản xuất năng lượng tái tạo, chăn nuôi côn trùng,...

+ Diện tích đất nuôi trồng thủy sản ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thân thiện môi trường đạt trên 40%; khoảng 20% cơ sở nuôi thủy sản thâm canh áp dụng công nghệ xử lý nước thải, chất thải trước khi thải ra môi trường, tăng khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên.

+ Tỷ lệ che phủ rừng duy trì đạt 28%; duy trì tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận đến cuối năm 2025 ở mức từ 35 - 40%.

+ Giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp/GDP nông nghiệp của tỉnh đến cuối năm 2030 xuống 10% so với năm 2025.

3. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

a) Tổ chức sản xuất

- Lĩnh vực trồng trọt:

+ Ứng dụng các loại giống cây trồng năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu, giảm chi phí; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vật tư đầu vào. Cải tạo vườn cây công nghiệp già cỗi chuyển sang các giống có năng suất cao, phù hợp với thị trường xuất khẩu.

+ Ứng dụng các biện pháp canh tác bền vững, quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

+ Đảm bảo tính bền vững và tăng hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích thông qua việc trồng xen canh các loại cây trồng phù hp.

+ Xây dựng Đ án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Hình thành các tổ chức sản xut theo chuỗi liên kết (ngang, dọc), xây dựng và phát triển các mô hình liên kết gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của thị trường.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nhất là các công nghệ cao. Tăng cường cơ giới hóa nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

- Lĩnh vực chăn nuôi:

+ Sử dụng các giống có năng suất cao, tính kháng bệnh tốt; ưu tiên sản xuất con giống để cung ứng cho nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh và các địa phương trong cả nước. Xây dựng, triển khai Chương trình phát triển, sản xuất giống vật nuôi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng Dự án nâng cao năng suất chất lượng đàn bò, đàn dê trong tỉnh.

+ Xây dựng, triển khai chương trình hỗ trợ áp dụng thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) giai đoạn năm 2021-2025; kế hoạch triển khai thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2030; kế hoạch, chương trình, đề án triển khai kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. Thực hiện Dự án “Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4238/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2020. Tiếp tục xây dựng các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; thực hiện giám sát dịch bệnh, lưu hành vi rút trên địa bàn tỉnh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 4153/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2025; triển khai thực hiện Kế hoạch số 4154/KH-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2025.

+ Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp có quy mô lớn. Thực hiện Dự án “Quản lý trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2020. Sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết như THT, HTX, đặc biệt là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; liên kết cơ sở chăn nuôi với các đơn vị sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thu mua, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Tiếp tục xây dựng, mở rộng chuỗi xuất khẩu thịt gà; xây dựng các chuỗi thị trường trong và ngoài tỉnh (vào siêu thị, chợ, bếp ăn tập thể, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm), tập trung cho chuỗi vào thành phố Hồ Chí Minh.

+ Thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.

+ Quản lý chất thải chăn nuôi: Gắn công tác quản lý môi trường chăn nuôi và tng đàn vật nuôi. Quản lý cht thải, nước thải theo các quy chun kỹ thuật. Tuyên truyền, tập huấn thực hiện các quy định về môi trường; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp xử lý môi trường hiệu quả như: Áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, nước thải, môi trường chăn nuôi như sử dụng đệm lót sinh học, hầm biogas, xây dựng công trình xử lý nước thải chăn nuôi, đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường,...; mật độ nuôi phù hp với quy định; xử lý xác động vật chết, bệnh, chất thải nguy hại theo quy định; quản lý, sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ, làm nước tưới tiêu cho cây trồng theo quy định.

- Lĩnh vực thủy sản:

+ Tận dụng tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hp với yêu cầu của thị trường, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Thả giống một số loài thủy sản bản địa, có giá trị vào các thủy vực tự nhiên nhằm khôi phục nguồn lợi. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thủy sản, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

+ Xây dựng, triển khai kế hoạch sản xuất thủy sản theo quy trình VietGAP, nông nghiệp hữu cơ hoặc các tiêu chuẩn sản xuất an toàn thực phẩm khác. Xây dựng, triển khai kế hoạch phát triển tôm càng xanh và một số loài thủy sản phục vụ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Phát triển các vùng sản xuất, nuôi trồng thủy sản an toàn.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là giống, công nghệ sinh học; tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thủy sản, như: Nuôi cá lồng bè trên sông, hồ bằng vật liệu mới, nuôi cá thâm canh trong ao ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học, nuôi tiết kiệm nước,... tại các vùng nuôi trọng điểm của tỉnh.

+ Tổ chức nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với mô hình quản lý cộng đồng. Thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, tổ hp tác, hp tác xã, thu hút doanh nghiệp đu tư vào thủy sản theo hình thức sản xut liên kết theo chui giá trị gn với tiêu thụ sản phẩm thông qua hp đồng kinh tế.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất. Điều tra, giám sát, đánh giá ngun lợi thủy sản, thu thập thông tin s liệu ngh cá phục vụ quản lý phát triển thủy sản bền vững. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các vi phạm v hoạt động sản xut thủy sản; hoạt động khai thác bị cm; các hành vi khai thác gây hủy hoại môi trường sng của các loài thủy sản. Xây dựng cơ cu ngh khai thác hp lý. Chuyển đổi nghề khai thác và ngành nghề khác phù hp, giảm cường lực khai thác. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho phát triển thủy sản.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Lồng ghép trong Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể như sau:

+ Quản lý rừng: (1) Thực hiện quy hoạch 3 loại rừng, rà soát chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xut; kim tra chặt chẽ việc chuyn mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp sang mục đích khác, trồng rừng thay thế; theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. (2) Thực hiện phương án khoán đt rừng gn với thực hiện Dự án đánh giá đất giao khoán và giải pháp xử lý những khó khăn tồn tại trong công tác giao khoán rừng trên địa bàn tỉnh. (3) Rà soát, thực hiện các trình tự thủ tục cp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích chưa được cấp giấy; thực hiện các dự án di dời, tái định cư.

+ Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng: Quản lý bảo vệ và phát triển bền vững rừng, nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển bền vững. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho công tác phòng cháy, nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng chống cháy rừng. Kiện toàn tổ chức các lực lượng phòng cháy chữa cháy, đảm bảo phòng cháy tốt, phát hiện kịp thời.

+ Bảo tồn thiên nhiên: Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 Dự án Khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai; hoàn chỉnh trình duyệt, triển khai Dự án bảo tồn Voọc Chà Vá chân đen tại núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc; quản lý chặt chẽ các loại động vật hoang dã, gây nuôi.

+ Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng: Đảm bảo 70% cây giống trồng rừng đúng chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Triển khai đề án trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ. Rà soát diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng, đưa vào thiết kế trồng rừng theo theo quy hoạch; trồng bổ sung nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, đặc dụng; áp dụng biện pháp kỹ thuật lâm sinh nâng cao chất lượng rừng tự nhiên.

+ Sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản: Triển khai thực hiện Đề án Sản xuất, chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; quy hoạch cơ sở chế biến gỗ, cải tiến công nghệ mẫu mã, xúc tiến mở rộng thị trường, hình thành chuỗi cung ứng tiêu thụ gỗ lâm sản, xây dựng vùng nguyên liệu bền vững. Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; dự kiến thu nguồn cung ứng dịch vụ môi trường rừng đạt bình quân trên 52 tỷ/năm. Phát triển du lịch sinh thái, mời gọi các doanh nghiệp phát triển du lịch sinh thái bằng hình thức cho thuê môi trường rừng gắn với tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

+ Các chương trình, đề án, dự án: tiếp tục thực hiện các Dự án đã phê duyệt. Đề xuất thực hiện Dự án xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh; Dự án xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ địa không gian trong quản lý, giám sát sự thay đổi rừng và đất lâm nghiệp ở tỉnh Đồng Nai; Dự án xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và giám sát lửa rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b) Bảo quản, sơ chế và chế biến

- Rà soát, thống kê, đánh giá các cơ sở chế biến hiện có trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá quy mô công suất, chủng loại sản phẩm nguyên liệu, sản phẩm sau chế biến, vùng nguyên liệu,...

- Tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, hp tác xã đầu tư, mở rộng cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Mời gọi đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động 02 cụm công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ và tại xã Phú Túc, huyện Định Quán). Quy hoạch đất phi nông nghiệp khác tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn để tạo điều kiện mời gọi doanh nghiệp, hp tác xã đầu tư sơ chế nông sản.

- Tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (HACCP, ISO...) trong các cơ sở chế biến rau quả xuất khẩu để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm theo chuẩn quốc tế.

- Thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng mã cơ sở đóng gói các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

- Khuyến khích phát triển chế biến sâu các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Phát huy vai trò của cộng đng trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm nông lâm thủy sản từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm minh các trường hp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

- Mời gọi đầu tư nhà máy chế biến nông sản: Thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến, bảo quản nông sản đã ban hành. Xây dựng chính sách, các đề án, dự án khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, chế biến sâu, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ chế biến đơn giản sang chế biến sâu. Nghiên cứu, rà soát, đề xuất cơ chế đặc thù thu hút các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI - là trung tâm kết nối các nhà sản xuất và phân phối theo chuỗi giá trị - đầu tư vào các công nghệ nền trong lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản. Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thu hút doanh nghiệp đầu tư hệ thống chuỗi logistic.

c) Phát triển khoa học công nghệ

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và nông nghiệp công nghệ cao:

+ Tiếp tục ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh nông sản, thủy sản như công nghệ giống, vật tư, trang thiết bị, thức ăn, chuồng trại; công nghệ vi sinh phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải, xử lý môi trường; các phương pháp xét nghiệm nhanh, chính xác giúp phát hiện và xử lý bệnh truyền nhiễm trên vật nuôi, thủy sản; nhân rộng mô hình nuôi tôm thẻ mật độ cao theo chương trình CPF combine đáp ứng tiêu chun VietGAP.

+ Ứng dụng các mô hình công nghệ cao có hiệu quả kinh tế vào sản xuất cây trồng như công nghệ nhà kính, nhà lưới, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt, chăm sóc,... ứng dụng công nghệ Israel, cụ thể như các mô hình phục vụ xut khu (chanh dây, thanh long vỏ vàng, trồng dứa MD2, trng bơ Hass); mô hình trồng rau trong nhà lưới, mô hình trồng bưởi, mít, xoài, sầu riêng, chuối có ứng dụng một số công nghệ cao vào sản xuất.

+ Xây dựng và triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục các sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

+ Phát triển hệ sinh thái các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cung ứng dịch vụ công nghệ cao; phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

+ Hỗ trợ kinh phí hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ, đầu tư máy móc thiết bị, phần mềm, đào tạo, thuê chuyên gia tư vấn, thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, triển khai ứng dụng kết quả của các dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Ưu tiên hỗ trợ các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động hp tác quốc tế phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở các hoạt động triển khai các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia, mời các chuyên gia công nghệ cao nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia tư vấn, nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình.

+ Xây dựng Đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp cung cấp thông tin, kết nối nhà sản xuất với doanh nghiệp, kết nối cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng.

- Đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông nghiệp:

+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Sở hữu trí tuệ và các nội dung liên quan với nhiều hình thức.

+ Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm từ nông sản trên địa bàn, nhất là các sản phẩm OCOP.

d) Phát triển hạ tầng

- Hệ thống thủy lợi:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch thủy lợi tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4525/QĐ-UBND ngày 29/12/2016; đồng thời rà soát, bổ sung trong quy hoạch tỉnh Đồng Nai, theo đó giai đoạn 2021 - 2025 đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp, nạo vét 75 công trình thủy lợi, diện tích tăng thêm: tưới 41.975 ha, tiêu 39.550 ha, công suất cấp nước là 23.700 m3/ngày đêm.

+ Đầu tư, xây dựng công trình thủy lợi theo hướng đa mục tiêu để phục vụ SXNN, công nghiệp, cung cấp nước cho dân sinh; ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung và tưới tiết kiệm nước cho những cây trồng chủ lực; hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi đã có nhưng chưa được đồng bộ.

+ Hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi; từng bước chuyển đi cơ chế quản lý vận hành các công trình và dịch vụ thủy lợi theo cơ chế thị trường.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước, các hệ thống thủy lợi liên huyện; sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, các công trình bị hư hỏng, xuống cấp.

+ Củng cố bộ máy phòng chống thiên tai từ tỉnh đến các huyện, xã; xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp; nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai bằng áp dụng công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo và phòng chống thiên tai; đẩy mạnh các biện pháp công trình kết hp phi công trình và nâng cao năng lực truyền thông, quản lý thiên tai dựa vào cộng đng.

- Hệ thống điện:

+ Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình có trong kế hoạch xây dựng cơ bản để chống quá tải và nâng cao chất lượng, an toàn cung cấp điện. Thường xuyên rà soát nhu cầu, đầu tư điện ba pha phục vụ sơ chế, bảo quản tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hp tác xã.

+ Thực hiện nhân rộng các mô hình khuyến nông phù hp để tiết kiệm năng lượng điện, duy trì và nhân rộng các mô hình sử dụng đèn led, đèn năng lượng mặt trời trong canh tác; khuyến khích các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi xây hm biogas để tạo nguồn năng lượng sinh học sử dụng để đun nấu và chạy máy phát điện phục vụ nhu cầu tại chỗ nhằm giảm tiêu thụ điện năng.

+ Trong quá trình sản xuất, cần tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời cho việc sấy khô nông sản, bố trí các ô cửa lấy ánh sáng phục vụ cho việc chiếu sáng nhà xưởng, chuồng trại; bố trí cửa lấy gió và thoát gió trong nhà một cách hp lý giúp cho không khí lưu thông tuần hoàn tốt nhất nhằm giảm chi phí sản xut.

+ Đầu tư nâng cấp các thiết bị phù hp với quy trình sản xuất, sử dụng thiết bị, công nghệ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp; loại bỏ thiết bị, máy móc nông nghiệp có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thp theo quy định của cơ quan Nhà nước.

- Hệ thống cấp nước sạch:

+ Tuyên truyền, vận động nhân dân để đẩy nhanh tốc độ lắp đặt tuyến ống phân phối, ống nhánh và thủy kế vào hộ dân đối với các hệ thống cấp nước mới đầu tư hoàn thành, nhằm phát huy tối đa công sut nhà máy, công trình tăng s lượng hộ dân được sử dụng nước sạch.

- Rà soát, đánh giá công tác quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn để có phương thức, mô hình quản lý vận hành phù hp, đặc biệt là tại những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để vận hành hiệu quả công trình, tránh tình trạng lãng phí nguồn đầu tư trong khi người dân thiếu nước sử dụng.

- Hệ thống chợ và xúc tiến thương mại:

+ Tiếp tục duy trì và quản lý hiệu quả hoạt động của hệ thống chợ hiện có trên địa bàn; phấn đấu đến hết năm 2025, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng số 195 chợ, với quy mô 11 chợ hạng 1, 32 chợ hạng 2 và 152 chợ hạng 3. Đồng thời, đầu tư mở rộng chợ đầu mối Dầu Giây giai đoạn 2.

+ Hướng dẫn, tuyên truyền vận động các tiểu thương chấp hành quy định về an toàn thực phẩm, phấn đấu 98% số chợ đạt tiêu chuẩn về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm; 80% s chợ có khu bán thực phẩm an toàn; xây dựng chợ truyền thống văn minh thương mại, từng bước tương đương với các loại hình thương mại khác như siêu thị. Phấn đấu 75% số chợ thực hiện theo mô hình doanh nghiệp, hp tác xã quản lý, kinh doanh và khai thác chợ (thực hiện quyền khai thác chợ).

+ Hỗ trợ phát triển thương hiệu nông sản trên địa bàn thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử; xây dựng phóng sự, clips quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng.

+ Hoàn thiện sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng hóa theo quy định và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại theo Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh đối với lĩnh vực nông nghiệp.

+ Tổ chức kết nối giao thương giữa các nhà doanh nghiệp bán lẻ, các siêu thị với các đối tượng sản xuất sản phẩm nông nghiệp bền vững; ưu tiên xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP đạt chứng nhận.

+ Bồi dưỡng kiến thức thương mại cho giám đốc hợp tác xã sản xuất kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng nông sản nhằm nâng cao kiến thức thương mại và năng lực tổ chức, quản lý hp tác xã.

- Hạ tầng giao thông và kho bãi:

+ Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó có đường giao thông nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi mở rộng sản xuất, đầu tư thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Rà soát, bổ sung quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông nội đồng, đường giao thông tới khu vực quy hoạch đất sản xuất phi nông nghiệp khác tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.

+ Xây dựng điểm một số kho dự trữ, bảo quản, sơ chế, bao gói, phân loại, phân cấp nông sản tại một số vùng sản xuất nông sản tập trung.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển trung tâm logistics trên địa bàn chi tiết, cụ thể với lộ trình triển khai trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; hình thành các cơ sở gom hàng vệ tinh chuyên nghiệp, có khả năng cung cấp dịch vụ cho các nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh và thực hiện một số dịch vụ gia tăng; hình thành kho bãi phục vụ nhu cầu logistics tại cụm công nghiệp chế biến nông sản.

+ Phân bố hoạt động logistics phục vụ hàng nông, lâm, thủy hải sản (tươi sống và đông lạnh): Có 03 trung tâm phân phối hàng dễ hư hỏng (rau củ, hoa quả, thực phẩm tươi sống, đông lạnh) được bố trí tại TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch (phục vụ đồng bằng sông Cửu Long), ICD 10 Cẩm Mỹ (phục vụ vùng Đà Lạt, Lâm Đồng), đáp ứng các nhu cầu hỗ trợ xuất nhập khẩu và tiêu thụ trong tỉnh mặt hàng này.

đ) Cơ chế chính sách

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030 và cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ và nông nghiệp công nghệ cao, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: (1) Rà soát, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản và các chính sách ưu đãi, phát triển hạ tầng thương mại để tạo đồng bộ, thuận lợi cho phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, đặc biệt tại khu vực nông thôn và các loại hình có tính lan tỏa như trung tâm logistic, chợ đầu mối. (2) Rà soát các quy định pháp luật về đất đai, thuế, khoa học công nghệ và các pháp luật khác có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. (3) Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các chủ thể tham gia liên kết tiêu thụ nông sản. (4) Triển khai chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể;...

- Lồng ghép, vận dụng các chính sách hiện hành để triển khai thực hiện Chương trình này như: Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách tín dụng; chính sách khuyến nông;...

- Trong quá trình triển khai thực hiện, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở khung khổ pháp lý của Nhà nước.

e) Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các chính sách, chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững với nhiều hình thức phù hp.

- Vận động các doanh nghiệp, hp tác xã, tổ hp tác, trang trại tổ chức sản xuất quy mô lớn, theo hướng hp tác, liên kết; gắn sản xuất và chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy sản.

- Tổ chức các chương trình khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp để thu hút doanh nghiệp và các tổ chức tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư khoa học công nghệ, nhất là nguồn nhân lực trẻ, có tiềm năng tham gia.

- Phổ biến, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững.

g) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Thực hiện đào tạo, nâng cao năng lực triển khai thực hiện Chương trình các cấp. Đào tạo nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Đào tạo cán bộ nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ về giám sát, đánh giá quy phạm thực hành trong lĩnh vực thủy sản.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng kinh doanh nông sản cho các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, kinh doanh nông sản; sản xuất nông sản bảo đảm các quy định trong nước và quốc tế về an toàn thực phẩm; ứng dụng công nghệ cao, truy xuất nguồn gốc trong sản xuất cho các chủ thể tham gia kênh tiêu thụ nông sản;...

- Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, quản lý sản xuất và công nhân kỹ thuật trình độ cao để đáp ứng yêu cầu vận hành các dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; tổ chức đào tạo, tập huấn kiến thức về kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản rau quả, vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất tại cơ sở.

- Triển khai thực hiện lồng ghép công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững vào trong Đ án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025. Tập huấn các quy trình sản xuất theo hướng bền vững; tổ chức tham quan mô hình ứng dụng khoa học, ứng dụng công nghệ cao cho các chủ thể.

5. Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025

a) Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025 là 580.929,81 triệu đồng, trong đó:

- Phân theo nguồn vốn:

+ Vốn hỗ trợ từ ngân sách: 219.123,86 triệu đồng

+ Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án: 243.123,86 triệu đồng.

+ Vốn xã hội hóa: 176.713,73 triệu đồng

+ Lĩnh vực lâm nghiệp được lồng ghép từ các phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của các đơn vị chủ rừng.

- Phân theo lĩnh vực:

+ Trồng trọt: 314.251,6 triệu đồng

+ Chăn nuôi: 102.756,1 triệu đồng

+ Thủy sản: 148.922,11 triệu đồng

+ Chuyển đổi số: 15.000 triệu đồng.

(Kèm theo Danh mục các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, mô hình và dự toán kinh phí thực hiện Chương trình nông nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030)

b) Nguồn vốn thực hiện

- Nguồn vốn thực hiện chủ yếu lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; khoa học công nghệ; ngành nghề nông thôn; khuyến nông; khuyến công; xúc tiến thương mại; phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 của các đơn vị chủ rừng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Nguồn vốn ngoài ngân sách: Cộng đồng tự huy động các doanh nghiệp (ứng vốn theo chuỗi giá trị); vốn tự có của các doanh nghiệp, hp tác xã, tổ hp tác, hộ sản xuất tự huy động; nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại; nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ Chương trình nông nghiệp bền vững.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các kế hoạch, dự án, chương trình, đ án đ thực hiện Chương trình phát trin nông nghiệp bn vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

b) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ ngành Nông nghiệp và Phát trin nông thôn đ trin khai thực hiện Chương trình phát trin nông nghiệp bn vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

c) Thường xuyên rà soát, bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

d) Rà soát, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp.

đ) Hàng năm tổng hp kinh phí và có ý kiến về nội dung kinh phí tổ chức thực hiện chương trình gửi Sở Tài chính xem xét báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt dự toán.

e) Chủ trì theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện; tổng hp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chương trình định kỳ hàng năm.

2. Các sở, ban, ngành có liên quan

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nội dung mời gọi đầu tư nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.

- Trên cơ sở đề xuất nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương, khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Đầu tư công.

b) Sở Tài chính

Căn cứ tình hình ngân sách hàng năm, trên cơ sở tổng hp và có ý kiến về các nội dung kinh phí của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh cân đối bố trí vốn sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ, Chương trình.

c) Sở Khoa học và Công nghệ

- Đề xuất các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đầu tư các dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ trong chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả nghiên cứu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

- Hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký bảo hộ quyền s hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, công bố chất lượng sản phẩm, đăng ký mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc đối với các nông sản của tỉnh.

d) Sở Công Thương

- Tổ chức, hỗ trợ xây dựng các kênh liên kết tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực (cấp quốc gia, cấp tỉnh và địa phương) phù hp với quy hoạch sản xuất nông sản của từng vùng.

- Triển khai thực hiện các thủ tục theo quy định để xây dựng 02 cụm công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh (tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ và tại xã Phú Túc, huyện Định Quán).

- Đy nhanh tiến độ xây dựng các công trình có trong kế hoạch xây dựng cơ bản đ chống quá tải và nâng cao chất lượng, an toàn cung cấp điện. Thường xuyên rà soát nhu cầu, đầu tư điện ba pha phục vụ sơ chế, bảo quản tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, tham mưu, chỉ đạo đầu tư đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hp tác xã.

- Chủ trì, phối hp với các sở, ngành, địa phương tham mưu triển khai thực hiện các nội dung về phát triển logistics trên địa bàn.

- Tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về hệ thống chợ và xúc tiến thương mại.

- Hàng năm, phối hp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản nhằm giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản và thủy sản; xây dựng chương trình bình ổn giá nông sản, thực phẩm.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hp với Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện rà soát, quy hoạch đất phi nông nghiệp khác tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn để tạo điều kiện mời gọi doanh nghiệp, hp tác xã đầu tư sơ chế, phân loại, bảo quản nông sản.

- Chủ trì, phối hp với các sở, ban, ngành và cơ quan liên quan đề xuất sửa đổi chính sách về đất đai để khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn có sức cạnh tranh và hiệu quả cao, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường.

e) Sở Nội vụ

Phối hp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện củng cố bộ máy tổ chức phòng chống thiên tai từ tỉnh đến các huyện, xã.

g) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu triển khai thực hiện Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

h) Hội Nông dân tỉnh

Tăng cường tuyên truyền các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững như: Chính sách về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chính sách về nông nghiệp hữu cơ; chính sách về hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành GAP; Chương trình Mỗi xã một sản phm;...

i) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Đồng Nai ch đạo ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề nông thôn vay vốn, khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững. Đồng thời, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để tăng cường khả năng tiếp cận của cơ sở đến nguồn vốn ưu đãi.

k) Các sở, ngành, đơn vị liên quan khác và nhiệm vụ chung của các sở, ngành

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hp các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Ngoài các nhiệm vụ cụ thể đã phân công trên, các sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- Hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chế độ báo cáo thông tin để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án và những chính sách ưu đãi của tỉnh về phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn đến các doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã, người nông dân để thực hiện.

b) Tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các mô hình thí điểm thực hiện một hoặc nhiều nội dung Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

c) Phối hp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Chương trình.

d) Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình, kế hoạch theo chế độ báo cáo thông tin.

4. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung sản xuất nông nghiệp bền vững với nhiều hình thức đến người dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn; xây dựng các chuyên đề, tọa đàm...về nội dung này hàng năm.

5. Chế độ báo cáo thông tin

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện chế độ báo cáo định kỳ ngày 15 tháng 11 hàng năm theo quy định về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được phân công, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị đề xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh; Chủ tịch Hội nông dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; thủ trưởng các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực: TU, HĐND tỉnh;
-
UBMTTQ VN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.
(Khoa/56.Qdpheduyet)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC I

THÔNG TIN MỘT SỐ CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số: 2867/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2019

Chênh lệnh năm 2019 so vi năm 2015

Tng diện tích gieo trng

 

342.535

325.405,00

Giảm 17.130

A

Diện tích cây hàng năm

ha

170.108

155.520

Giảm 14.588

1

Cây lương thực

 

131.667

113.516

Giảm 18.151

1.1

Lúa cả năm:

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

63.627

58.754

-4.873

 

- Năng suất

Tạ/ha

52,99

56,25

3

 

- Sản lượng

Tn

337.147

330.496

-6.651

1.2

Ngô:

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

52.247

39.604

-12.643

 

- Năng suất

Tạ/ha

70,8

75,34

5

 

- Sản lượng

Tấn

369.896

298.396

-71.500

1.3

Khoai mì

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

15.793

15.158

-635

 

- Năng suất

Tạ/ha

252,74

239,95

-13

 

- Sản lượng

Tấn

399.152

363.721

-35.431

2

Rau các loại

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

14.105

16.398

2.293

 

- Năng suất

Tạ/ha

148,07

163,23

15

 

- Sản lượng

Tấn

208.852

267.659

58.807

3

Cây hàng năm khác

ha

170.108

155.520

-14.588

B

Diện tích cây lâu năm

 

172.427

169.885

Giảm 2.542

1

Cây công nghiệp

ha

124.110

106.163

Giảm 17.947

1.1

Cà phê

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

19.363

10.039

-9.324

 

- DT cho SP

ha

17.195

9.722

-7.473

 

- Năng suất

Tạ/ha

19,08

23,15

4

 

- Sản lượng

Tn

32.810

27.672

-5.138

1.2

Cao su

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

49.172

45.844

-3.328

 

- DT cho SP

ha

27.171

33.069

5.898

 

- Năng suất

Tạ/ha

15,39

15,59

0

 

- Sản lượng

Tấn

41.842

51.561

9.719

1.3

Tiêu

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

14.240

13.697

-543

 

- DT cho SP

ha

10.092

12.766

2.674

 

- Năng suất

Tạ/ha

20,65

24,2

4

 

- Sản lượng

Tn

20.850

30.896

10.046

1.4

Điều

 

 

 

0

 

- Diện tích

ha

39.751

33.967

-5.784

 

- DT cho SP

ha

37.817

32.897

-4.920

 

- Năng suất

Tạ/ha

12,65

12,69

0

 

- Sản lượng

Tấn

47.860

41.757

-6.103

2

Cây ăn quả

ha

48.317

63.722

Tăng 15.405

2.1

Bưởi

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

2.588

8.276

5.688

 

- DT cho SP

ha

1.765

5.608

3.843

 

- Năng suất

Tạ/ha

135,61

106,8

-29

 

- Sản lượng

Tấn

23.935

59.905

35.970

2.2

Cam, quýt

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

2.989

3.850

861

 

- DT cho SP

ha

1.983

2.632

649

 

- Năng suất

Tạ/ha

148,7

134,7

-14

 

- Sản lượng

Tn

29.478

35.458

5.980

2.3

Chôm chôm

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

11.118

10.178

-940

 

- DT cho SP

ha

10.460

9.786

-674

 

- Năng suất

Tạ/ha

144,79

161,68

17

 

- Sản lượng

Tn

151.452

158.226

6.774

2.4

Sầu riêng

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

4.113

6.110

1.997

 

- DT cho SP

ha

3.610

4.345

735

 

- Năng suất

Tạ/ha

85,62

96,88

11

 

- Sản lượng

Tn

30.909

42.162

11.253

2.5

Xoài

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

11.465

12.253

788

 

- DT cho SP

ha

9.476

10.306

830

 

- Năng suất

Tạ/ha

95,86

91,57

-4

 

- Sản lượng

Tấn

90.839

94.367

3.528

2.6

Chuối

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

7.130

10.450

3.320

 

- DT cho SP

ha

6.864

8.746

1.882

 

- Năng suất

Tạ/ha

142,37

136,77

-6

 

- Sản lượng

Tấn

97.723

119.623

21.900

2.7

Cây ăn quả khác

 

8.914

12.605

3.691

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, MÔ HÌNH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định s
ố 2867/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (triệu đồng)

NGUỒN VN THỰC HIỆN (triệu đồng)

Nguồn vốn

Ghi chú

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh

Lồng ghép các Chương trình, dự án

Vốn dân, DN

I

LĨNH VỰC TRNG TRỌT

 

 

 

314.251,60

58.900

228.237,70

86.013,90

 

 

1

Chương trình chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong trồng trọt giai đoạn 2021-2025

Chương trình

 

 

8.900,00

8.900,00

 

 

 

 

2

Mô hình trồng trọt hiệu quả

 

 

 

175.351,60

0,00

169.337,70

6.013,90

 

Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4000/QĐ-UBND ngày 28/10/2020

-

Bơ Hass tại huyện Cẩm Mỹ

Mô hình

1

 

28.674,00

 

28.674,00

 

 

 

Thanh long vỏ vàng tại huyện Cẩm Mỹ

Dứa MD2 tại huyện Cẩm Mỹ

Mô hình

1

 

45.696,00

 

45.696,00

 

 

 

Mô hình

1

 

29.897,00

 

29.897,00

 

 

 

Chanh dây tại huyện Cẩm Mỹ

Mô hình

1

 

33.822,00

 

33.822,00

 

 

 

Chuối xuất khẩu tại huyện Trảng Bom

Mô hình

1

 

19389,40

 

19.389,40

 

 

 

Rau nhà lưới tại huyện Cẩm Mỹ

Mô hình

1

 

12.186,00

 

9.375,00

2.811,00

 

 

Tiêu tại huyện Cẩm Mỹ

Mô hình

1

 

968,20

 

468,80

499,40

 

 

Bưởi tại huyện Vĩnh Cửu

Mô hình

1

 

812,70

 

260,40

552,30

 

 

Măng cụt tại TP. Long Khánh

Mô hình

1

 

949,40

 

489,00

460,40

 

 

Mít tại TP. Long Khánh và H. Định Quán

Mô hình

1

 

354,60

 

189,40

165,20

 

 

Xoài: Xuân Lộc (xoài ghép Đài Loan), Vĩnh Cửu (xoài cát Hòa Lộc)

Mô hình

1

 

1.186,00

 

474,10

711,90

 

 

 

Sầu riêng tại H. Tân Phú

Mô hình

1

 

621,10

 

245,40

375,70

 

 

 

Chôm chôm tại TP. Long Khánh

Mô hình

1

 

795,20

 

357,20

438,00

 

 

3

Xây dựng các dự án phát triển ngành hàng cây trồng

Dự án

5

 

130.000,00

50.000,00

 

80.000,00

 

 

II

LĨNH VỰC CHĂN NUÔI

 

 

 

102.756,10

87001,576

15.754,52

0,00

 

 

1

Dự án quản lý trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025

Dự án

1

3.574,14

3.574,14

-

3.574,14

0,00

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3866/QĐ-UBND ngày 21/10/2020

2

Dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tnh Đồng Nai, giai đoạn 2020 - 2025.

Dự án

1

12.180,38

12.180,38

-

12.180,38

0,00

Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4238/QĐ-UBND ngày 10/11/2020

3

Kế hoạch phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tnh Đồng Nai, giai đoạn 2020 - 2025

Kế hoạch

1

30.560,79

30.560,79

30.560,79

 

0,00

Nguồn dự phòng ngân sách tỉnh

 

4

Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tnh Đồng Nai, giai đoạn 2021 - 2025

Kế hoạch

1

6.988,81

6.988,81

6.988,81

 

0,00

 

5

Chương trình chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong chăn nuôi giai đoạn 2021-2025

Chương trình

1

9.451,98

9.451,98

9.451,98

 

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

 

6

Chương trình phát triển, sản xuất giống vật nuôi phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030

Chương trình

1

10.000,00

10.000,00

10.000,00

 

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

Theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 ca Thủ tướng chính phủ

7

Dự án nâng cao chất lượng đàn bò, đàn dê trên đa bàn tnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030

Dự án

3

-

30.000,00

30.000,00

 

 

 

 

III

LĨNH VỰC THỦY SẢN

 

 

 

148.922,11

58.222,28

 

90.699,83

 

 

1

Nuôi tôm thẻ bền vững ứng dụng công nghệ mới, trang bị hệ thống xử lý chất thải, giúp hỗ trợ giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Mô hình

5

1.198,19

5.990,95

2.018,92

 

3.972,03

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

 

2

Nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ 4,0 kiểm soát môi trường nuôi tự động.

Mô hình

15

735.500

11.032,50

4.603,50

 

6.429

 

3

Nuôi cá ao, cá lồng bè ứng dụng công nghệ tiên tiến vào SX phù hợp với điều kiện nuôi cá bè Đồng Nai nhằm giảm thiểu tác động bất lợi xảy ra do ảnh hưởng của BĐKH, góp phần bảo vệ MT nuôi bền vững.

Mô hình

8

2.191,85

17.534,76

5.895,96

 

11.638,80

 

4

Chương trình chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong thủy sản giai đoạn 2021-2025

Chương trình

1

79.952,90

79.952,90

26.292,90

 

53.660,00

 

5

Kế hoạch tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ, tái tạo và phát triển thủy sản giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch

1

4.411,00

4.411,00

4.411,00

 

0,00

 

5

Dự án phát triển tôm càng xanh và một số loài thủy sản phục vụ xuất khẩu

Kế hoạch

2

 

30.000,00

15.000,00

 

15.000,00

 

 

IV Đề án Chuyển đổi số

Đề án

1

 

15.000,00

15.000,00

 

 

 

 

TNG CỘNG (I+II+III+IV)

580.929,81

219.123,86

243.992,22

176.713,73

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2867/QĐ-UBND ngày 23/08/2021 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.045

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.149.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!