Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 128/2021/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 46/2021/NĐ-CP đánh giá hiệu quả Ngân hàng

Số hiệu: 128/2021/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Đức Chi
Ngày ban hành: 31/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/2021/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 46/2021/NĐ-CP NGÀY 31/3/2021 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 9 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về chế độ quản lý tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và đánh giá xếp loại người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) quy định tại Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2021/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ngân hàng Phát triển.

2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân hàng Phát triển.

3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Vốn huy động và vốn tự có của Ngân hàng Phát triển

1. Ngân hàng Phát triển huy động các nguồn vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

b) Trường hợp Ngân hàng Phát triển phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn phải đảm bảo tuân thủ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ quyết định, lãi suất phát hành thực hiện theo khung lãi suất do Bộ Tài chính quy định;

c) Trường hợp Ngân hàng Phát triển huy động vốn dưới hình thức tiền vay của tổ chức tín dụng trong nước và tiền gửi, vay của tổ chức khác trong nước: Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định của pháp luật, lãi suất huy động không được vượt quá mức lãi suất huy động tiền gửi của tổ chức cao nhất cùng kỳ hạn hoặc kỳ hạn tương đương (trong trường hợp không cùng kỳ hạn), cùng thời điểm được công bố trên trang thông tin điện tử chính thức hoặc văn bản thông báo lãi suất của bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;

d) Trường hợp Ngân hàng Phát triển vay vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất vay vốn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

đ) Việc huy động các nguồn vốn khác thực hiện theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Vốn tự có của Ngân hàng Phát triển được xác định theo quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 40 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, căn cứ vào báo cáo tài chính riêng lẻ quý trước để xác định giới hạn tín dụng cho quý tiếp theo.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý vốn và tài sản

1. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm theo dõi toàn bộ vốn và tài sản hiện có, thực hiện hạch toán, phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành; quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với các trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản; tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn vốn hoạt động, quản lý tài sản tại Nghị định số 46/2021/NĐ-CP .

2. Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn để thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP. Riêng đối với hoạt động mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, Ngân hàng Phát triển chỉ được thực hiện với các loại giấy tờ có giá bao gồm: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu chính quyền địa phương; Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trích lập dự phòng rủi ro

1. Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và dự phòng khác theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và các quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nguyên tắc và trình tự trích lập dự phòng rủi ro

a) Đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh, hằng năm Ngân hàng Phát triển trích lập bằng 0,75% tổng dư nợ của các hoạt động này, kể cả trong trường hợp chênh lệch thu chi của Ngân hàng Phát triển là âm;

b) Đối với dự phòng rủi ro tín dụng của các khoản vay khác, Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP;

c) Trường hợp chênh lệch thu chi trong năm tài chính của Ngân hàng Phát triển sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại điểm a, điểm b là dương:

- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong năm kế tiếp, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển quyết định mức trích lập bổ sung dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh;

- Sau khi đã trích lập đủ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và nợ vay bắt buộc bảo lãnh theo mức phải trích lập quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP và không còn lỗ lũy kế thì Ngân hàng Phát triển trích lập dự phòng khác theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.

3. Chi phí huy động vốn để tính toán số trích lập dự phòng rủi ro của các khoản cho vay khác theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP được xác định như sau:

a) Đối với các khoản Ngân hàng Phát triển cho vay gắn với nguồn huy động cụ thể, chi phí huy động vốn được xác định bằng lãi và phí huy động vốn mà Ngân hàng Phát triển thực trả cho khoản huy động đó;

b) Đối với dư nợ cho vay khác còn lại sử dụng từ nguồn vốn huy động chung của Ngân hàng Phát triển, chi phí huy động vốn được xác định theo lãi suất huy động vốn hòa đồng như sau:

Chi phí huy động vốn phân bổ cho dư nợ cho vay khác còn lại

=

Dư nợ cho vay khác còn lại bình quân

x

Lãi suất huy động vốn bình quân

Trong đó: Lãi suất huy động vốn bình quân được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

4. Ngân hàng Phát triển thực hiện quản lý, theo dõi quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác theo quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2021/NĐ-CP.

5. Thời điểm hạch toán trích lập dự phòng rủi ro:

Chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Ngân hàng Phát triển thực hiện hạch toán số tạm trích lập dự phòng rủi ro của quý trước theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.

Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, Ngân hàng Phát triển xác định số dự phòng rủi ro phải trích của năm kế toán theo quy định tại Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP và thực hiện hạch toán kế toán vào thời điểm quyết toán năm.

Điều 6. Xác định số cấp bù lãi suất

1. Công thức xác định số tiền cấp bù lãi suất

Số tiền cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Phát triển được xác định bằng tổng số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất để thực hiện nhiệm vụ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo các hợp đồng bảo lãnh đã ký theo quy định của pháp luật (viết tắt là cấp bù chênh lệch lãi suất) và số cấp bù hỗ trợ sau đầu tư đối với các Hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành (viết tắt là cấp bù hỗ trợ sau đầu tư), cụ thể như sau:

Số tiền cấp bù lãi suất

=

Số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất

+

Số tiền cấp bù hỗ trợ sau đầu tư

2. Công thức xác định số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất:

Số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất

=

Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù

-

Tổng thu từ sử dụng vốn

Trong đó:

a) Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù:

Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù là tổng số lãi huy động vốn và chi phí phát hành giấy tờ có giá (ngoài lãi) Ngân hàng Phát triển thực trả để huy động các nguồn vốn để: cho vay các dự án tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và nợ vay bắt buộc bảo lãnh được cấp bù chênh lệch lãi suất theo quy định (viết tắt là các dự án được cấp bù); dự trữ tồn ngân được cấp bù. Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù xác định cụ thể như sau:

Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù

=

Nguồn vốn được cấp bù

-

Nguồn vốn không phải trả lãi

x

Lãi suất huy động bình quân

Trong đó:

- Nguồn vốn được cấp bù là nguồn vốn Ngân hàng Phát triển sử dụng để cho vay các dự án được cấp bù và dự trữ tồn ngân được cấp bù:

Nguồn vốn được cấp bù

=

Dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân

+

Tồn ngân được cấp bù

Trong đó:

+ Dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân theo quy định của pháp luật không bao gồm dư nợ cho vay không đúng đối tượng, sai mục đích.

+ Tồn ngân được cấp bù được xác định bằng bình quân số tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác của Ngân hàng Phát triển theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt quá 5,3% dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân.

- Nguồn vốn không phải trả lãi bao gồm: vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển; chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá; các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển; kết quả hoạt động chưa phân phối các quý, năm trước; vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước cấp và vốn khác thuộc sở hữu của Ngân hàng Phát triển. Khi xác định nguồn vốn không phải trả lãi, Ngân hàng Phát triển xác định theo phương pháp bình quân sau khi loại trừ:

+ Giá trị còn lại của tài sản cố định (được xác định bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi số khấu hao lũy kế) và chi phí xây dựng cơ bản dở dang theo mức thực tế nhưng tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển;

+ Số vốn điều lệ thực tế đã góp vốn điều lệ của Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam và các tổ chức khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.

- Lãi suất huy động vốn bình quân

Lãi suất huy động bình quân

=

Tổng chi phí thực trả cho nguồn vốn huy động

Tổng nguồn vốn huy động bình quân

Trong đó:

+ Tổng chi phí thực trả cho nguồn vốn huy động là tổng số lãi huy động vốn và chi phí phát hành giấy tờ có giá (ngoài lãi) Ngân hàng Phát triển thực trả (không bao gồm chi phí huy động của nguồn vay các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng ở nước ngoài và nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay các chương trình, dự án không được cấp bù chênh lệch lãi suất);

+ Nguồn vốn huy động xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, không bao gồm các nguồn vay các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng ở nước ngoài và nguồn vốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ để cho vay các chương trình, dự án không được cấp bù chênh lệch lãi suất.

b) Tổng thu từ sử dụng vốn, bao gồm:

- Thu lãi cho vay được xác định bằng tổng số lãi thực thu từ các dự án được cấp bù (kể cả lãi trong hạn và lãi quá hạn);

- Số lãi tiền gửi thu được từ nguồn vốn tồn ngân được cấp bù được xác định như sau:

Số lãi tiền gửi thu được

=

Tồn ngân được cấp bù

x

Lãi suất tiền gửi bình quân

Trong đó:

Lãi suất tiền gửi bình quân

=

Tổng lãi tiền gửi thực thu

Tổng tồn quỹ (tiền mặt, tiền gửi) bình quân

3. Cách xác định số liệu bình quân nêu tại khoản 2 Điều này như sau:

Số bình quân tháng

=

Số dư đầu tháng + Số dư cuối tháng

2

Số bình quân quý

=

Tổng số bình quân tháng của các tháng trong quý

3

Số bình quân năm

=

Tổng số bình quân tháng của các tháng trong năm

12

4. Thời điểm hạch toán cấp bù chênh lệch lãi suất của NHPT

a) Chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Ngân hàng Phát triển thực hiện hạch toán số cấp bù chênh lệch lãi suất tạm tính của quý trước theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này;

b) Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, Ngân hàng Phát triển xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất của năm kế toán theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này và thực hiện hạch toán kế toán vào thời điểm quyết toán năm.

5. Công thức xác định số tiền cấp bù hỗ trợ sau đầu tư:

Số tiền cấp bù hỗ trợ sau đầu tư

=

Mức hỗ trợ sau đầu tư (quý, năm)

-

Số thu hồi cấp hỗ trợ sau đầu tư (quý, năm)

Mức hỗ trợ sau đầu tư được xác định theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ đối với các hợp đồng hỗ trợ sau đầu tư phát sinh trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành.

Điều 7. Nội dung kế hoạch tài chính của Ngân hàng Phát triển

Nội dung kế hoạch tài chính hàng năm của Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, bao gồm:

1. Kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn theo Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này;

2. Kế hoạch cấp bù lãi suất và phí quản lý theo Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

3. Kế hoạch thu nhập, chi phí và kết quả tài chính theo Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này;

4. Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, nâng cấp, hiện đại hóa tài sản theo Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

5. Kế hoạch lao động, tiền lương theo Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này;

6. Kế hoạch cấp hỗ trợ sau đầu tư theo Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này;

Điều 8. Cách thức xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP được xác định như sau:

1. Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước được xác định theo số liệu tính toán tình hình thực hiện các chỉ tiêu tại kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hàng năm cho Ngân hàng Phát triển.

2. Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa số dư nợ xấu của các khoản nợ Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro so với tổng dư nợ Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro. Việc xác định số dư nợ xấu được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển.

3. Tiêu chí 3: Kết quả tài chính là chênh lệch giữa thu nhập và chi phí phát sinh trong năm đánh giá, được xác định theo báo cáo tài chính riêng lẻ đã được kiểm toán của Ngân hàng Phát triển.

4. Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá. Mức xử phạt vi phạm hành chính làm căn cứ để đánh giá xếp loại là số tiền phải nộp phạt ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm được phát hiện trong năm tài chính thực hiện đánh giá xếp loại, không bao gồm số tiền phải nộp để thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

5. Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.

Điều 9. Phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển

1. Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước

a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi thực hiện được tối thiểu 90% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi do Bộ Tài chính giao hằng năm;

b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi thực hiện được từ 80% đến dưới 90% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hằng năm;

c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi thực hiện được dưới 80% kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch thu nợ gốc, lãi tín dụng đầu tư do Bộ Tài chính giao hằng năm.

2. Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu

a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi tỷ lệ nợ xấu bằng hoặc thấp hơn kế hoạch được giao;

b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi tỷ lệ nợ xấu cao hơn nhưng tối đa bằng 110% kế hoạch được giao;

c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá 110% kế hoạch được giao.

3. Tiêu chí 3: Kết quả tài chính

a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi thực hiện được bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao;

b) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi thực hiện được thấp hơn nhưng tối thiểu bằng 90% kế hoạch được giao;

c) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi thực hiện dưới 90% kế hoạch được giao.

4. Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển đối với các nghiệp vụ phát sinh trong năm đánh giá.

a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi trong năm đánh giá không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì phải đảm bảo:

a1) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:

- Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động kinh doanh trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;

- Đối với các hành vi vi phạm còn lại bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;

a2) Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế, hóa đơn: Không bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế trong lĩnh vực thuế và hóa đơn theo quy định của Chính phủ;

a3) Đối với hành vi vi phạm khác: Bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt đối với mỗi hành vi vi phạm từ mức trung bình trở xuống của khung phạt;

a4) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt không vượt quá 10% tổng số chi nhánh của Ngân hàng Phát triển.

b) Ngân hàng Phát triển bị xếp loại C khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

b1) Bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trong năm đánh giá đối với các hành vi:

- Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm: lừa đảo, gian lận, giả mạo; nặc danh, mạo danh; phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam; hoạt động trái phép; cung cấp thông tin không trung thực; lấy cắp thông tin; đánh cắp dữ liệu theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng;

- Các hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;

- Các hành vi vi phạm khác mà số tiền phạt phải nộp từng lần bị xử phạt ở mức tối đa của khung phạt;

- Bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do không tự nguyện chấp hành.

b2) Số chi nhánh (bao gồm cả trụ sở chính) bị xử phạt vượt quá 20% tổng số chi nhánh của Ngân hàng Phát triển;

b3) Người quản lý Ngân hàng Phát triển có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển đến mức bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố truy cứu trách nhiệm hình sự trong năm đánh giá;

c) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi không thuộc các trường hợp xếp loại A và loại C nêu trên.

5. Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021:

a) Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi không bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản hoặc bị nhắc nhở bằng văn bản không quá hai (02) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;

b) Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi không nộp báo cáo hoặc bị cơ quan có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản trên ba (03) lần về việc thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP không đúng quy định, không đúng thời hạn đối với từng loại báo cáo trong năm đánh giá;

c) Ngân hàng Phát triển xếp loại B khi không thuộc các trường hợp xếp loại A và loại C nêu trên.

6. Khi tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động, nếu có yếu tố tác động theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ảnh hưởng kết quả đánh giá tiêu chí hiệu quả hoạt động thì Ngân hàng Phát triển tính toán, lượng hóa để điều chỉnh kết quả đánh giá.

Điều 10. Tổng hợp kết quả xếp loại Ngân hàng Phát triển

1. Ngân hàng Phát triển xếp loại A khi không có tiêu chí xếp loại C, trong đó tiêu chí 1, tiêu chí 2 được xếp loại A theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Ngân hàng Phát triển xếp loại C khi có tiêu chí 1, tiêu chí 2 xếp loại C hoặc tiêu chí 1, tiêu chí 2 xếp loại B và các tiêu chí còn lại xếp loại C theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Ngân hàng Phát triển xếp loại B trong các trường hợp còn lại.

4. Hằng năm, căn cứ các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động nêu tại Thông tư này và chỉ tiêu kế hoạch do Bộ Tài chính giao, Ngân hàng Phát triển báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại gửi Bộ Tài chính để thẩm định và phê duyệt xếp loại đối với Ngân hàng Phát triển. Thời hạn nộp báo cáo chậm nhất sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính.

5. Bộ Tài chính thẩm định và có ý kiến về kết quả xếp loại Ngân hàng Phát triển sau 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ báo cáo của Ngân hàng Phát triển.

Điều 11. Đánh giá, xếp loại người quản lý của Ngân hàng Phát triển

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với người quản lý của Ngân hàng Phát triển bao gồm người giữ chức danh, chức vụ (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng) và thành viên Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển được thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 12. Chế độ báo cáo

1. Ngân hàng Phát triển có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo (bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ, báo cáo tình hình hoạt động) theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP.

2. Thời gian chốt số liệu:

a) Đối với báo cáo quý: Tính từ ngày đầu tiên của quý báo cáo đến ngày cuối cùng của quý báo cáo;

b) Đối với báo cáo 06 tháng đầu năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 năm báo cáo;

c) Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo.

3. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý của năm tài chính;

b) Báo cáo 06 tháng: Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng của năm tài chính;

c) Đối với báo cáo năm:

- Đối với báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán và báo cáo hoạt động nghiệp vụ năm: Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;

- Đối với báo cáo tài chính năm được kiểm toán: Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính;

- Đối với báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển hằng năm: Thực hiện theo thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư này.

d) Nếu ngày cuối cùng của thời hạn nộp báo cáo trùng vào ngày lễ, ngày nghỉ thì hạn nộp báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày đó.

4. Phương thức gửi báo cáo:

Ngân hàng Phát triển thực hiện gửi các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này theo một trong các phương thức sau:

a) Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

b) Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

c) Gửi qua hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng dưới hình thức văn bản điện tử (nếu có);

d) Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

5. Mẫu biểu báo cáo:

a) Báo cáo tài chính/Báo cáo quyết toán tài chính quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 46/2021/NĐ-CP: Thực hiện theo chế độ kế toán của Ngân hàng Phát triển;

b) Báo cáo về phân loại nợ theo Phụ lục VII ban hành kèm Thông tư này;

c) Báo cáo về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Phụ lục VIII ban hành kèm Thông tư này;

d) Báo cáo về tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm/hằng năm của Ngân hàng Phát triển theo Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư này;

đ) Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển hằng năm theo Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này.

6. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và trong vòng 40 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo tài chính và báo cáo tình hình hoạt động hàng năm của Ngân hàng Phát triển theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 5 Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển sau khi lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp

Ngân hàng Phát triển thực hiện hoàn nhập số dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm đã trích vào thu nhập khác của năm 2021 kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 14. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

2. Thông tư số 111/2007/TT-BTC ngày 12/9/2007, Thông tư số 67/2016/TT-BTC ngày 29/4/2016, Thông tư số 26/2020/TT-BTC ngày 14/4/2020 của Bộ Tài chính hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư này.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Công báo;
- Website Chính phủ, Bộ Tài chính;
- UBND, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCNH (5)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đức Chi

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM ………

Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT

Nội dung

Năm trước

Năm kế hoạch

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

Dư đầu năm

Phát sinh tăng

Phát sinh giảm

Dư cuối năm

Kế hoạch

Thực hiện

Kế hoạch

Thực hiện

A

NGUỒN VỐN

I

Vốn chủ sở hữu

1

Vốn điều lệ

2

Các Quỹ và vốn khác thuộc vốn chủ sở hữu

3

Chênh lệch thu chi

II

Vốn huy động

1

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

2

Vay Ngân sách nhà nước

3

Vốn huy động khác

III

Nhận vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho vay lại

B

SỬ DỤNG VỐN

1

Tín dụng đầu tư

2

Tín dụng xuất khẩu

3

Nợ vay bắt buộc do thực hiện cam kết bảo lãnh

4

Cho vay ODA ra nước ngoài

5

Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ

Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ NHPT chịu rủi ro

Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ NHPT không chịu rủi ro

6

Cho vay khác chịu rủi ro

7

Góp vốn công ty con, công ty liên kết

8

Sử dụng vốn khác

C

CHÊNH LỆCH NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN

Ghi chú:

1. Số liệu được quy đổi VND theo tỷ giá quy đổi là tỷ giá trung tâm do NHNN thông báo vào ngày làm việc cuối năm liền kề trước của năm kế hoạch.

2. NHPT thuyết minh cụ thể kèm theo Biểu này một số nội dung sau:

- Tỷ lệ nợ xấu của năm thực hiện và dự kiến cho năm kế hoạch (nêu rõ căn cứ đề xuất).

- Tình hình thu hồi gốc, lãi tín dụng đầu tư trong năm thực hiện và dự kiến cho năm kế hoạch (nêu rõ căn cứ xây dựng kế hoạch).


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH CẤP BÙ LÃI SUẤT VÀ PHÍ QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KẾ HOẠCH CẤP BÙ LÃI SUẤT VÀ PHÍ QUẢN LÝ NĂM ……….

ĐVT: Triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm kế hoạch

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ hoàn thành KH

Kế hoạch

% KH năm/ KH năm trước

%KH năm/thực hiện năm trước

A

Cấp bù lãi suất (I+II)

I

Cấp bù chênh lệch lãi suất (1-2)

1

Tổng chi phí huy động vốn được cấp bù [=(1.1-1.2)*1.3]

1.1

Nguồn vốn được cấp bù (=a+b)

a

Dư nợ cho vay các dự án được cấp bù bình quân

b

Tồn ngân được cấp bù

1.2

Nguồn vốn không phải trả lãi (=a-b-c)

a

Vốn chủ sở hữu

b

Giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí xây dựng dở dang

c

Số vốn điều lệ thực góp vào Vidifi

1.3

Lãi suất huy động bình quân (=a/b)

a

Tổng chi phí thực trả cho nguồn vốn huy động

b

Tổng nguồn vốn huy động bình quân

2

Tổng thu từ sử dụng vốn (=2.1+2.2)

2.1

Thu lãi cho vay

2.2

Thu lãi tiền gửi

Lãi suất tiền gửi bình quân

II

Số hỗ trợ sau đầu tư

B

Phí quản lý (1*2)

1

Tỷ lệ phí quản lý được giao

2

Dư nợ bình quân tính phí


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC III

KẾ HOẠCH THU NHẬP, CHI PHÍ, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính)

­NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KẾ HOẠCH THU NHẬP, CHI PHÍ, KẾT QUẢ TÀI CHÍNH NĂM ……….

Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm kế hoạch

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ hoàn thành KH

Kế hoạch

% KH năm/KH năm trước

%KH năm/thực hiện năm trước

I

Thu nhập

1

Thu lãi cho vay

2

Thu lãi tiền gửi

3

Thu phí quản lý cho vay lại vốn ODA

4

Thu từ cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý

5

Thu nhập khác

II

Chi phí

1

Chi phí hoạt động nghiệp vụ

2

Chi trích lập dự phòng

3

Chi hoạt động bộ máy

4

Chi phí khác

III

Kết quả tài chính


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, MUA SẮM, NÂNG CẤP, HIỆN ĐẠI HÓA TÀI SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, MUA SẮM, NÂNG CẤP, HIỆN ĐẠI HÓA TÀI SẢN NĂM...

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Tên dự án/Tài sản

Tổng mức đầu tư/ dự toán

Thực hiện

Ghi chú

Vốn NSNN

Vốn ĐTPT

Vốn hợp pháp khác của NHPT

Tổng số

I

Đầu tư dự án xây dựng cơ bản

1

Các dự án chuyển tiếp

- Dự án...

2

Các dự án phát sinh mới trong năm kế hoạch

- Dự án...

II

Đầu tư mua sắm TSCĐ

1

Mua sắm TSCĐ

- Tài sản A

2

Nâng cấp TSCĐ

- Tài sản A

...


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC V

KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG NĂM ………

Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm kế hoạch

Kế hoạch

Thực hiện

% thực hiện/kế hoạch

Kế hoạch

% KH năm/KH năm trước

%KH năm/thực hiện năm trước

I

Tiền lương của người lao động

1

Lao động tại thời điểm 31/12

2

Lao động bình quân (người)

3

Mức tiền lương bình quân (triệu đồng/người/tháng)

4

Quỹ tiền lương

II

Tiền lương người quản lý

1

Số lượng người

2

Quỹ lương người quản lý

3

Tiền lương bình quân/người/tháng

III

Tiền lương của kiểm soát viên

1

Số lượng người

2

Tiền lương bình quân/người/tháng

(Kèm theo thuyết minh về cách xác định quỹ tiền lương người quản lý và người lao động)


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC VI

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ NĂM...

ĐVT: Triệu đồng, %

STT

Chỉ tiêu

Năm trước

Năm kế hoạch

1

Số còn phải cấp HTSĐT theo hợp đồng tín dụng đã ký

2

Số ngân sách nhà nước cấp để thực hiện HTSĐT trong năm

3

Số cấp HTSĐT trong năm


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC VII

BÁO CÁO PHÂN LOẠI NỢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

BÁO CÁO

Về tình hình phân loại nợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Quý....năm....

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ đầu kỳ

1

Dư nợ cho vay NHPT chịu rủi ro

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 5

2

Dư nợ cho vay NHPT không chịu rủi ro

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 5

3

Cam kết ngoại bảng

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 5

Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay và cam kết ngoại bảng


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC VIII

BÁO CÁO TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

BÁO CÁO

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Loại hình tín dụng

Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu kỳ

Nhu cầu dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại Nghị định 46/2021/NĐ-CP

Sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu trong kỳ

Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng cuối kỳ

Dự phòng chung

Dự phòng cụ thể

Tổng số

Dự phòng rủi ro tối thiểu phải trích

Dự phòng rủi ro bổ sung (nếu có)

1

Cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu nợ cho vay bắt buộc bảo lãnh

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 5

Tổng số

2

Các khoản nợ vay khác

2.1

Các khoản cho vay lại vốn vay nước ngoài trích dự phòng rủi ro theo cơ chế riêng

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 5

Tổng số

2.2

Các khoản nợ vay khác còn lại

Nợ nhóm 1

Nợ nhóm 2

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 5

Tổng số


NGƯỜI LẬP BIỂU


NGƯỜI KIỂM SOÁT

Ngày tháng năm
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC IX

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

Hà Nội, ngày .... tháng .... năm ....

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

(Áp dụng đối với kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm và cả năm)

I. Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm ..../năm ... của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

1. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn, tài sản

1.1. Về nguồn vốn hoạt động

a) Về vốn chủ sở hữu

b) Về vốn huy động

c) Các nguồn vốn khác

1.2. Về sử dụng vốn và tài sản

a) Về tín dụng tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

b) Về bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại

c) Về hoạt động nhận ủy thác cho vay

d) Về góp vốn, thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết

đ) Về tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển

e) Về các hoạt động sử dụng vốn khác

2. Tình hình thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam

3. Tình hình thu chi tài chính, phân phối và trích lập các quỹ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

II. Nhận xét, đánh giá:

1. Kết quả đạt được

2. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

III. Đề xuất, kiến nghị

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC X

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ XẾP LOẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 128/2021/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: .........

Hà Nội, ngày .... tháng .... năm ....

BÁO CÁO

Về đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại Ngân hàng Phát triển năm ....

I. Kết quả hoạt động năm .... của Ngân hàng Phát triển

II. Xếp loại Ngân hàng Phát triển

1. Tiêu chí 1: Tín dụng đầu tư của Nhà nước

2. Tiêu chí 2: Tỷ lệ nợ xấu

3. Tiêu chí 3: Kết quả tài chính

4. Tiêu chí 4: Tình hình chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển.

5. Tiêu chí 5: Tình hình chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP .

III. Tổng hợp xếp loại Ngân hàng Phát triển

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
(Ký tên, đóng dấu)

MINISTRY OF FINANCE
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-----------

No.: 128/2021/TT-BTC

Hanoi, December 31, 2021

 

CIRCULAR

ELABORATION OF SOME ARTICLES OF GOVERNMENT’S DECREE NO. 46/2021/ND-CP DATED MARCH 31, 2021 ON FINANCIAL MANAGEMENT AND BUSINESS PERFORMANCE ASSESSMENT OF VIETNAM DEVELOPMENT BANK

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Public Investment dated September 13, 2019;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 46/2021/ND-CP dated March 31, 2021 on financial management and business performance assessment of Vietnam Development Bank (VDB);

At the request of the Director of the Department of Banking and Financial Institutions;

The Minister of Finance promulgates a Circular providing guidelines for some Articles of the Government’s Decree No. 46/2021/ND-CP dated March 31, 2021 on financial management and business performance assessment of Vietnam Development Bank (VDB).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides guidelines for some policies on financial management, business performance assessment, assessment and ranking of executives of Vietnam Development Bank (hereinafter referred to as “VDB”) set out in the Government’s Decree No. 46/2021/ND-CP dated March 31, 2021 (hereinafter referred to as “Decree No. 46/2021/ND-CP”).

Article 2. Regulated entities

1. Vietnam Development Bank (VDB).

2. State capital owner’s representative agency in VDB.

3. Other relevant organizations and individuals.

Article 3. Mobilized capital and equity of VDB

1. VDB may mobilize capital from the sources prescribed in Clause 2 Article 6 of the Decree No. 46/2021/ND-CP but must abide by the following rules:

a) Limits and prudential ratios must be maintained by VDB in accordance with guidelines given by the State Bank of Vietnam (SBV);

b) In case VDB raises funds by issuing Government-guaranteed bonds, it must ensure the guarantee limit decided by the Prime Minister and apply the interest rate which must fall within the bracket of interest rates announced by the Ministry of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) In case VDB gets loans from SBV, the lending interest rate shall comply with SBV’s regulations;

dd) Mobilization of capital from other sources shall comply with in accordance with regulations of law and VDB shall assume responsibility for its decision.

2. VDB's equity shall be defined in accordance with Article 7 and Clause 1 Article 40 of the Decree No. 46/2021/ND-CP. The credit limit applied in the next quarter shall be determined according to the separate financial statements of the previous quarter.

Article 4. Rules for capital and asset management

1. VDB shall monitor all of its existing capital and assets, do bookkeeping and sufficiently, accurately, truthfully and promptly reflect the use and changes in its capital and assets in the course of its operation in accordance with regulations on accounting and statistics in force; clearly assign responsibilities of each department or individual in case of damage to or loss of assets; comply with regulations on preservation of working capital and asset management set out in the Decree No. 46/2021/ND-CP.

2. VDB is entitled to use capital for performing activities prescribed in Clause 1 Article 8 of the Decree No. 46/2021/ND-CP. VDB shall only be allowed to carry out trading, discounting and rediscounting of the following types of financial instruments, including: government bonds, government-guaranteed bonds, municipal bonds, and SBV bills in accordance with regulations of law.

Article 5. Risk provisions

1. VDB shall set aside provision for credit losses and other provisions in accordance with Article 16, Article 17, Article 18 of the Decree No. 46/2021/ND-CP and the provisions of Clause 2 of this Article.

2. Rules and procedures for making risk provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) VDB shall set aside provisions for credit losses on other loans in accordance with Clause 2 Article 16 of the Decree No. 46/2021/ND-CP;;

c) If, after setting aside provisions for credit losses as prescribed in Points a, b, the difference between revenues and expenses of VDB in the fiscal year is a positive number:

- Based on the demand for use of the provision for credit losses for handling bad debts in the following year, the Board of Directors of VDB shall decide to make additional contributions to the provisions for losses on investment credit, export credit and compulsorily guaranteed loans;

- After setting aside the provisions for losses on investment credit, export credit and compulsorily guaranteed loans as prescribed in Clause 2 Article 15 of the Decree No. 46/2021/ND-CP, if VDB incurs no accumulated losses, it shall make other provisions as prescribed in Article 18 of the Decree No. 46/2021/ND-CP.

3. Capital mobilization cost which is used as the basis for setting aside the risk provision for other loans as prescribed in Point b Clause 2 Article 16 of the Decree No. 46/2021/ND-CP shall be calculated as follows:

a) With regard to loans granted by VDB with funding raised from a specific source, the capital mobilization cost shall equal the interest and capital mobilization fee actually incurred by VDB from raising of funding from that source;

b) With regard to the outstanding debt of other remaining loans granted using general funding of VDB, the capital mobilization cost shall be determined according to the average mobilized capital interest rate as follows:

Capital mobilization cost of the outstanding debt of other remaining loans

=

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

x

Average mobilized capital interest rate

Where: The average mobilized capital interest rate shall be determined according to Clause 2 Article 6 of this Circular.

4. VDB shall manage and monitor provisions for losses on investment credit, export credit and compulsorily guaranteed loans, and the risk provision for other loans in accordance with Article 17 of the Decree No. 46/2021/ND-CP.

5. Time of recording risk provisions:

By the 20th of the first month of the following quarter, VDB shall record the amounts temporarily contributed to the risk provisions in the previous quarter in accordance with Article 16 of the Decree No. 46/2021/ND-CP.

With regard to the last quarter of the accounting year, VDB shall determine the amounts of risk provisions set aside in the accounting year as prescribed in Article 16 of the Decree No. 46/2021/ND-CP and do bookkeeping of such amounts at the annual finalization time.

Article 6. Interest rate offsetting

1. Determination of subsidy for interest rate offsetting:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Subsidy for interest rate offsetting

=

Subsidy for interest rate difference offsetting

+

Post-investment subsidy

2. Determination of subsidy for interest rate difference offsetting:

Subsidy for interest rate difference offsetting

=

Total capital mobilization cost offset by subsidy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Total revenue earned from use of mobilized capital

Where:

a) Total capital mobilization cost offset by subsidy:

Total capital mobilization cost offset by subsidy is the sum of interests on mobilized capital and costs of issuance of financial instruments (in additional to interests thereof) which is actually incurred by VDB from mobilization of funds for granting loans to investment credit projects, export credit projects, and compulsorily guaranteed loan debts eligible for interest rate difference subsidy (hereinafter referred to as “subsidized projects”), and subsidized budget reserve. Total capital mobilization cost offset by subsidy is calculated adopting the following formula:

Total capital mobilization cost offset by subsidy

=

Mobilized funding offset by subsidy

-

Interest-free funding

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Average mobilized capital interest rate

Where:

- Mobilized funding offset by subsidy means VDB’s funding used for granting loans to subsidized projects and subsidized budget reserve:

Mobilized funding offset by subsidy

=

Average outstanding debt of loans granted to subsidized projects

+

Subsidized budget reserve

Where:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Subsidized budget reserve is the average amount of VDB’s cash balances, deposits at SBV and deposits at other credit institutions but shall not exceed 5,3% of the average outstanding debt of loans granted to subsidized projects.

- Interest-free funding includes: VDB’s charter capital; difference from asset revaluation and exchange rate difference; additional reserve fund of charter capital, development investment fund; undistributed incomes of previous quarters and years; capital construction investment funding derived from state budget and funding from other sources of VDB. When calculating the interest-free funding, VDB shall adopt the weighted average method after deducting:

+ The residual value of fixed assets (which is the cost of the fixed assets minus accumulated depreciation thereof) and the actual construction in progress which shall not exceed 25% of the sum of VDB’s charter capital and additional reserve fund of charter capital;

+ Amounts of charter capital actually contributed by Vietnam Infrastructure Development and Finance Investment Joint Stock Company (VIDIFI) and other organizations (if any) as prescribed by law.

- Average mobilized capital interest rate:

Average mobilized capital interest rate

=

Total costs incurred from capital mobilization

Average total mobilized capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Total costs incurred from capital mobilization are total interests on mobilized capital and costs of issuance of financial instruments (in addition to interests thereof) actually incurred by VDB (excluding costs of getting loans from overseas financial institutions or credit institutions and foreign loans on-lent by the Government for granting loans to programs/projects which are ineligible for interest rate difference subsidy);

+ Mobilized capital shall be determined according to Clause 2 Article 6 of the Decree No. 46/2021/ND-CP, and exclusive of loans granted by overseas financial institutions or credit institutions and foreign loans on-lent by the Government for granting loans to programs/projects which are ineligible for interest rate difference subsidy.

b) Total revenue earned from use of mobilized capital includes:

- Interests on loans granted which are total interests actually received from loans granted to subsidized projects (including due interest payments and penalty interests);

- Deposit interest from subsidized budget reserve which shall be determined as follows:

Deposit interest received

=

Subsidized budget reserve

x

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

Average deposit interest rate

=

Total interests actually received

Average total budget reserve (cash + deposits)

3. Average numbers specified in Clause 2 of this Article are determined as follows:

Monthy average number

=

Beginning balance + Ending balance of the month

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Quarterly average number

=

Sum of monthly average numbers of the months in the quarter

3

 

Annual average number

=

Sum of monthly average numbers of the months in the year

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Time of recording interest rate difference subsidy granted to VDB

a) By the 20th of the first month of the following quarter, VDB shall record the temporarily calculated interest rate difference subsidy of the previous quarter as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

b) With regard to the last quarter of the accounting year, VDB shall determine the interest rate difference subsidy of the accounting year as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article and do bookkeeping of such subsidy amounts at the annual finalization time.

5. Determination of post-investment subsidy:

Post-investment subsidy

=

Post-investment support amounts granted (quarterly, annual)

-

Recovered post-investment support amounts (quarterly, annual)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. VDB’s financial plan

The annual financial plan of VDB shall be prepared in accordance with regulations in Article 29 of the Decree No. 46/2021/ND-CP, and shall, inter alia, include:

1. The plan for use of capital and sources of capital made according to Appendix I enclosed herewith;

2. The plan for interest rate offsetting subsidy and management fees made according to Appendix II enclosed herewith;

3. The plan for incomes, expenses and financial performance made according to Appendix III enclosed herewith;

4. The plan for capital construction investment, purchase, upgrade and modernization of assets made according to Appendix IV enclosed herewith;

5. The plan on labour and salaries made according to Appendix V enclosed herewith;

6. The plan for provision of post-investment support made according to Appendix VI enclosed herewith;

Article 8. Criteria for assessment of annual business performance of VDB

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Criterion 1: State investment credit shall be determined according to the results of performance of criteria set out in the State investment credit plan allocated by the Prime Minister to VDB and the plan for collection of principal and interests on investment credit loans allocated by the Ministry of Finance to VDB.

2. Criterion 2: Bad debt ratio is the ratio of the outstanding bad debts of risky debts of VDB to total outstanding risky debts of VDB. Outstanding bad debts shall be determined according to SBV’s regulations on classification of assets and VDB’s off-balance commitments.

3. Criterion 3: Financial performance is the difference between incomes earned and expenses incurred in the assessment year, and determined according to VDB’s audited separate financial statements.

4. Criterion 4: Compliance with regulations on investment, management and use of state capital in VDB with regard to operations performed in the assessment year. Total fine used as the basis for assessment and ranking shall be the sum of fines payable specified in decisions on imposition of penalties for administrative violations detected in a fiscal year, excluding compulsory payments for implementing remedial measures.

5. Criterion 5: Compliance with reporting regime laid down in Article 31 of the Decree No. 46/2021/ND-CP.

Article 9. Methods for assessment of business performance of VDB

1. Criterion 1: State investment credit

a) VDB shall be given A rating if it achieves at least 90% of the State investment credit plan and the principal and interest collection plan annually allocated by the Prime Minister and the Ministry of Finance respectively;

b) VDB shall be given B rating if it achieves from 80% to less than 90% of the State investment credit plan and the principal and interest collection plan annually allocated by the Prime Minister and the Ministry of Finance respectively;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Criterion 2: Bad debt ratio

a) VDB shall be given A rating if its achieved bad debt ratio is equal to or lower than the planned one;

b) VDB shall be given B rating if its achieved bad debt ratio is up to 110% higher than the planned one;

c) VDB shall be given C rating if its achieved bad debt ratio exceeds 110% of the planned one.

3. Criterion 3: Financial performance

a) VDB shall be given A rating if its achieved financial performance is equal to or higher than the planned one;

b) VDB shall be given B rating if its achieved financial performance is at least 90% of the planned one;

c) VDB shall be given C rating if its achieved financial performance is less than 90% of the planned one.

4. Criterion 4: Compliance with regulations on investment, management and use of state capital in VDB with regard to operations performed in the assessment year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a1) For violations in monetary and banking sector:

- It is not facing penalties imposed by competent authorities for fraudulent or forging acts; impersonation; sabotaging or destroying Vietnamese money; illegal business operations; provision of untruthful information; stealing information; stealing data as defined in the Government's regulations on penalties for administrative violations in monetary and banking sector;

- With regard to other violations, the penalty it incurs for each violation shall not exceed the average penalty in the penalty bracket;

a2) For violations in taxation or invoice sector: It is not facing penalties imposed by competent authorities for tax evasion as defined in the Government’s regulations on penalties for administrative violations in taxation or invoice sector;

a3) For other violations: The penalty it incurs for each violation shall not exceed the average penalty in the penalty bracket;

a4) The number of branches (including headquarters address) incurring penalties shall not exceed 10% of total branches of VDB.

b) VDB shall be given C rating if it commits violations in one of the following cases:

b1) It has incurred fines in the assessment year for the following violations:

- The violations in monetary and banking sector, including: fraudulent or forging acts; impersonation; sabotaging or destroying Vietnamese money; illegal operations; provision of untruthful information; stealing information; stealing data as defined in the Government's regulations on penalties for administrative violations in monetary and banking sector;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Other violations for each of which the fine incurred is the maximum fine of the fine bracket;

- It is forced to implement the penalty imposition decision.

b2) The number of branches (including headquarters address) incurring penalties exceeds 20% of total branches of VDB;

b3) In the assessment year, VDB’s executives commit violations against law during their performance of tasks of VDB to an extent that they are liable to criminal prosecution;

c) VDB shall be given B rating if it is given neither A rating nor C rating.

5. Criterion 5: Compliance with reporting regime laid down in Article 31 of the Decree No. 46/2021/ND-CP dated March 31, 2021:

a) VDB shall be given A rating if it is not reminded in writing or is given no more than 02 written reminders by competent authorities of its invalid or late submission of any type of reports prescribed in Article 31 of the Decree No. 46/2021/ND-CP in the assessment year;

a) VDB shall be given A rating if it is not reminded in writing or is given no more than 03 written reminders by competent authorities of its invalid or late submission of any type of reports prescribed in Article 31 of the Decree No. 46/2021/ND-CP in the assessment year;

c) VDB shall be given B rating if it is given neither A rating nor C rating.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Consolidation of assessment results of VDB

1. VDB shall be rated A if it has no criterion rated C, and has criterion 1 and criterion 2 rated A as prescribed in Article 9 of this Circular.

2. VDB shall be rated C if it has criterion 1 and criterion 2 rated C, or criterion 1 and criterion 2 rated B and the other criteria rated C as prescribed in Article 9 of this Circular.

3. VDB shall be rated B in other cases.

4. Based on performance assessment criteria laid down in this Circular and planned targets assigned by the Ministry of Finance, VDB shall submit annual report on performance assessment and rating results to the Ministry of Finance for appraisal and approval of rating of VDB. This report must be submitted within 60 (sixty) days from the issue date of financial statement audit report.

5. The Ministry of Finance shall appraise and give its opinions about rating results of VDB within 30 working days from the receipt of adequate report from VDB.

Article 11. Assessment and ranking of VDB’s executives

Annual assessment and ranking of VDB’s executives, including position and title holders (Chairperson of the Board of Directors, members of the Board of Directors, General Director, Deputy General Director and Chief Accountant) and members of the Board of Controllers of VDB, shall be carried out in accordance with the provisions of Chapter III of the Government’s Decree No. 159/2020/ND-CP dated December 31, 2020 and its amending and superseding documents (if any).

Article 12. Reporting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Data closing duration:

a) A quarterly report shall include data collected from the first day to the final day of the reporting quarter;

b) Report for the first 06 months shall include data collected from January 01 to June 30 inclusively of the reporting year;

c) An annual report shall include data collected from January 01 to December 31 inclusively of the reporting year.

3. Deadline for submission of reports:

a) A quarterly report shall be submitted within 30 days after the end of the fiscal year;

b) The report for the first 06 months shall be submitted within 60 days after the end of the first 06 months of the fiscal year;

c) For annual reports:

- Unaudited annual financial statements and annual report on professional operations shall be submitted within 90 days from the end of the fiscal year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Annual report on performance assessment and rating of VDB shall be submitted by the deadline prescribed in Clause 4 Article 10 of this Circular.

d) If the submission deadline falls on a weekend or a public holiday, the submission deadline shall be automatically extended to the next business day.

4. Methods for submitting reports:

VDB shall submit the reports prescribed in Clause 1 of this Article adopting one of the following methods:

a) Directly in the form of paper report;

b) By post in the form of paper report;

c) Via the specialized reporting software system in the form of electronic document (if any);

d) Other methods as prescribed by law.

5. Report forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Report on debt classification shall be prepared according to Appendix VII enclosed herewith;

c) Report on provisions for credit losses shall be prepared according to Appendix VIII enclosed herewith;

d) The operational performance report for the first 06 months/annual operational performance report of VDB shall be prepared according to Appendix IX enclosed herewith;

dd) Annual report on performance assessment and rating of VDB shall be prepared according to Appendix X enclosed herewith.

6. Within 30 working days from the receipt of the financial statements and the operational performance report for the first 06 months and within 40 working days from the receipt of the annual financial statements and annual operational performance report from VDB as prescribed in Points c, d Clause 5 Article 31 of the Decree No. 46/2021/ND-CP, the Ministry of Finance shall, after getting opinions from the Ministry of Planning and Investment and SBV, prepare and submit consolidated report on operational performance of VDB to the Prime Minister.

Article 13. Transition

VDB shall reverse the balance of the provision for redundancy allowances into other incomes in 2021 from the effective date of this Circular.

Article 14. Implementation and effect

1. This Circular comes into force from the date on which it is signed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Board of Directors and General Director of VDB, and other relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.

4. Any difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Duc Chi

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 128/2021/TT-BTC ngày 31/12/2021 hướng dẫn Nghị định 46/2021/NĐ-CP về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.380

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.213.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!