Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 87-HD/BTGTW Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Ban Tuyên giáo Trung ương Người ký: Phùng Hữu Phú
Ngày ban hành: 09/10/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
--------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 87-HD/BTGTW

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2009

 

HƯỚNG DẪN

VỀ THỰC HIỆN “QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN TUYÊN GIÁO CÁC CẤP VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÙNG CẤP TRONG VIỆC TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ BỨC XÚC CỦA NHÂN DÂN”

Ngày 27-4-2009, Ban Bí thư ra Quyết định số 221-QĐ/TW ban hành “Quy chế phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân” (sau đây gọi tắt là Quy chế phối hợp). Được sự uỷ quyền của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sau khi đã thống nhất với Ban Cán sự đảng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn cụ thể việc thực hiện như sau

I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CẦN QUÁN TRIỆT KHI THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP

1. Vị trí, vai trò quan trọng của công tác tư tưởng trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân

- Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng, có vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; động viên, cổ vũ nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong mọi giai đoạn cách mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới đã khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác tư tưởng trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân và chỉ rõ: “Thường xuyên gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại”.

- Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên, trước hết là cấp uỷ các cấp và đồng chí bí thư cấp uỷ, của cả hệ thống chính trị với sự tham gia đóng góp của nhân dân, trong đó có lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng.

2. Xác định chủ thể phối hợp

- Trong Quy chế phối hợp này, ban tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp vừa là chủ thể vừa là khách thể phối hợp, tuỳ thuộc vào nội dung, thời điểm của từng công việc cụ thể. Do đó, khi thể hiện trách nhiệm của từng cơ quan, Quy chế phối hợp đều đã xác định rõ vai trò chủ trì của từng cơ quan trong từng điều, khoản cụ thể.

- Riêng việc xây dựng, ký kết chương trình phối hợp hằng năm và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế phối hợp, do ban tuyên giáo các cấp chủ trì. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước các cấp chủ động đề xuất phối hợp.

3. Cụ thể hoá Quy chế phối hợp bằng các chương trình phối hợp hằng năm

- Quy chế phối hợp được áp dụng đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở. Cấp uỷ đảng các cấp: tỉnh, huyện, xã không phải xây dựng quy chế riêng, mà căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị, chỉ đạo ban tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và ký kết chương trình phối hợp hằng năm.

- Trong từng đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, hoặc giải quyết vụ việc bức xúc đều phải làm công tác tư tưởng, nhưng cần phân biệt rõ, những dự án, đề án, vụ việc bức xúc nào do chính cơ quan quản lý nhà nước phải trực tiếp triển khai thực hiện; chỉ những đề án, dự án lớn, nhạy cảm hoặc vụ việc bức xúc lớn liên quan đến đông đảo nhân dân thì phối hợp với ban tuyên giáo các cấp để có sự chỉ đạo, đồng bộ, toàn diện trên lĩnh vực tư tưởng.

- Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ và thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, điều kiện nguồn lực, kinh phí, ban tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp lựa chọn những nội dung cần thiết, cấp bách để xây dựng và ký kết chương trình phối hợp, đảm bảo triển khai có hiệu quả, tránh ôm đồm, hình thức, gây lãng phí, tốn kém.

II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong Quy chế phối hợp, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ban tuyên giáo các cấp: là ban tuyên giáo của cấp uỷ đảng các cấp, bao gồm: Ban Tuyên giáo Trung ương; ban tuyên giáo cấp tỉnh; ban tuyên giáo cấp huyện; ban tuyên giáo cấp xã.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp: là cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Chính phủ; các bộ và cơ quan ngang bộ; uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã; các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.

III. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ PHỐI HỢP

Quy chế phối hợp gồm 5 chương 12 điều, quy định cụ thể: phạm vi, đối tượng, mục đích, nội dung, trách nhiệm, phương thức phối hợp; chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Các cấp, các ngành thực hiện như trong Quy chế phối hợp. Riêng một số điều mang tính khái quát, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn chi tiết thực hiện như sau:

Điều 1. Phạm vi, đối tượng phối hợp

a. Phạm vi phối hợp

Quy chế phối hợp thực hiện đồng bộ ở 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã; giới hạn trong phạm vi hai mảng công việc:

- Một là: trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

- Hai là: trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.

- Các mảng công việc khác thực hiện theo các quy định hiện hành.

b. Đối tượng phối hợp

Cấp Trung ương:

- Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Chính phủ.

- Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, hiện nay là: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ; Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Uỷ ban Dân tộc; Văn phòng Chính phủ.

- Ban Tuyên giáo Trung ương khi phối hợp với các cơ quan không thuộc đối tượng nêu trên, thì thực hiện theo các quy định hiện hành (Quyết định số 153-QĐ/TW ngày 21-4-2008 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với ban cán sự đảng, đảng đoàn các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh vực tuyên giáo và các cơ quan liên quan v.v…).

Cấp tỉnh:

- Ban tuyên giáo cấp tỉnh phối hợp với uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ban tuyên giáo cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, gồm có sở và cơ quan tương đương sở (quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP, ngày 4-2-2008).

Cấp huyện:

- Ban tuyên giáo cấp huyện phối hợp với uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Ban tuyên giáo cấp huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện, gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng (quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 4-2-2008).

Cấp xã:

- Những nơi có ban tuyên giáo cấp xã thì đồng chí bí thư đảng uỷ trực tiếp chỉ đạo ban tuyên giáo cấp xã phối hợp với uỷ ban nhân dân.

- Những nơi chưa thành lập ban tuyên giáo cấp xã thì đồng chí bí thư đảng uỷ trực tiếp chỉ đạo, phân công cấp uỷ viên và các tổ chức đoàn thể phối hợp với uỷ ban nhân dân và các uỷ viên uỷ ban nhân dân.

c. Giải thích về cấp độ và quy mô phối hợp

- Ở cấp Trung ương:

+ Đối với những việc có quy mô, phạm vi lớn, thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ thì Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Chính phủ; Chính phủ chủ trì, giao các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố liên quan thực hiện; Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh uỷ, thành uỷ liên quan.

+ Đối với những việc chỉ liên quan đến 1 bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tỉnh, thành phố, thì Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp trực tiếp với bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tỉnh uỷ, thành uỷ đó.

- Ở cấp tỉnh, huyện:

+ Đối với những việc có quy mô, phạm vi lớn, thuộc thẩm quyền quyết định của uỷ ban nhân dân, thì ban tuyên giáo phối hợp với uỷ ban nhân dân; uỷ ban nhân dân chủ trì, giao các cơ quan chuyên môn thực hiện.

+ Đối với những việc chỉ liên quan đến 1 cơ quan chuyên môn thì ban tuyên giáo cùng cấp phối hợp trực tiếp với cơ quan chuyên môn cấp đó.

Điều 6. Nội dung phối hợp (trong việc giải quyết vấn đề bức xúc của nhân dân, Chương III)

Khoản 1. Tham mưu giúp cấp uỷ và trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân.

- Bức xúc của nhân dân là hiện tượng xã hội xuất hiện khi có dự án, đề án, sự việc hoặc vấn đề nào đó mà nhân dân không hiểu, không đồng tình, gây băn khoăn, thắc mắc, bất bình, đòi hỏi cơ quan chức năng giải thích, làm rõ. Nếu không giải quyết kịp thời, có thể dẫn tới hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

- Bức xúc của nhân dân thường phát sinh trong các quá trình sau:

+ Triển khai các dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các dự án, đề án đã nêu ở khoản 2, Điều 4.

+ Phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

+ Khởi tố, xét xử các vụ án nhạy cảm.

+ Bãi công, bãi khoá, bãi thị, biểu tình, khiếu kiện đông người.

+ Tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, cách chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức không đúng quy định.

+ Thực hiện sai chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Phòng chống thiên tai, dịch bệnh, tai nạn, tệ nạn xã hội.

+ Bảo vệ biên giới, biển đảo, độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia v.v…

- Những vụ việc bức xúc diễn ra thuộc chức năng, quyền hạn của cấp nào, ngành nào thì cấp, ngành đó chủ động phối hợp với ban tuyên giáo cùng cấp giải quyết. Những bức xúc diễn ra ở diện rộng, liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố, bộ, ngành, thì Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn chung.

Điều 9. Chỉ đạo phối hợp

Khoản 2. Cấp tỉnh, huyện, xã: Thường trực cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo sự phối hợp.

- Hằng năm (hoặc đột xuất) thường trực cấp uỷ có kế hoạch chỉ đạo việc phối hợp giữa ban tuyên giáo với cơ quan quản lý nhà nước; giao ban tuyên giáo và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tổ chức thực hiện. Trong báo cáo tổng kết công tác xây dựng đảng hằng năm, có đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Quy chế phối hợp.

- Chỉ đạo cấp uỷ cấp dưới thực hiện Quy chế phối hợp.

Điều 10. Chế độ theo dõi, giao ban và ký kết chương trình phối hợp

Khoản 1. Ban tuyên giáo các cấp và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phân công đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp. Mỗi cơ quan cử bộ phận, cán bộ giúp lãnh đạo theo dõi việc thực hiện phối hợp.

- Ban Tuyên giáo Trung ương: phân công đồng chí Phó Trưởng Ban thường trực, trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp; Vụ Tuyên truyền giúp Lãnh đạo Ban theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.

- Đề nghị Chính phủ: phân công 1 đồng chí trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp; Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ: phân công 1 đồng chí lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo việc phối hợp; văn phòng (hoặc cục, vụ chuyên môn) giúp lãnh đạo theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.

- Cấp tỉnh, huyện: phân công lãnh đạo phụ trách; bộ phận, cán bộ theo dõi việc thực hiện Quy chế phối hợp.

Khoản 2. Định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, ban tuyên giáo các cấp chủ trì họp giao ban với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để đánh giá công tác phối hợp và xây dựng phương hướng phối hợp; tổng hợp báo cáo thường trực cấp uỷ và ngành dọc cấp trên.

- Địa điểm giao ban sẽ tổ chức luân phiên tại ban tuyên giáo và các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

- Ngoài giao ban định kỳ, ban tuyên giáo các cấp chủ động họp riêng với từng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc giao ban quý để bàn sâu nội dung phối hợp.

Khoản 3. Tiến hành ký kết chương trình phối hợp hằng năm, hoặc với từng dự án, đề án lớn, nhạy cảm giữa các cơ quan sau:

- Cấp Trung ương:

+ Đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương.

+ Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ theo từng năm. Đối với những dự án, đề án lớn phải triển khai trong nhiều năm thì ký kết phối hợp riêng cho từng dự án, đề án.

- Cấp tỉnh:

+ Ban cán sự đảng uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với ban tuyên giáo cấp tỉnh.

+ Ban tuyên giáo cấp tỉnh chủ trì xây dựng và ký kết chương trình phối hợp với một số sở, cơ quan tương đương sở đang có nhiều nội dung cần thiết, cấp bách cần phối hợp. Những năm sau, tiếp tục rút kinh nghiệm triển khai ở diện rộng.

- Cấp huyện, xã: ban tuyên giáo chủ trì xây dựng, ký kết chương trình phối hợp với uỷ ban nhân dân cùng cấp. Những nơi chưa có ban tuyên giáo cấp xã, thường trực cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo sự phối hợp.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN PHỐI HỢP

- Việc phối hợp giữa ban tuyên giáo các cấp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp là việc làm thường xuyên. Do đó, kinh phí hoạt động phối hợp được bố trí trong kinh phí chi thường xuyên của ban tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Hằng năm, ban tuyên giáo và cơ quan quản lý nhà nước các cấp chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí cho nội dung này với tinh thần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện phối hợp, nếu phát sinh thêm kinh phí thì các đơn vị lập kế hoạch báo cáo cấp uỷ, uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo để được bổ sung kinh phí bảo đảm hoạt động phối hợp.

- Đối với những dự án, đề án lớn, ngay trong quá trình xây dựng, uỷ ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan chủ quản dự án, đề án bố trí kinh phí phục vụ hoạt động phối hợp làm công tác tư tưởng cho nhân dân trong tổng kinh phí của dự án, đề án (như kinh phí khảo sát, điều tra dư luận xã hội; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền; biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền...).

Ban tuyên giáo tỉnh uỷ, thành uỷ sao in Hướng dẫn này kèm theo Quy chế phối hợp gửi ban tuyên giáo cấp huyện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ảnh về Ban Tuyên giáo Trung ương (thông qua Vụ Tuyên truyền).

 

 

K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




Phùng Hữu Phú

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hướng dẫn 87-HD/BTGTW ngày 09/10/2009 thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban tuyên giáo các cấp với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.050

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.63.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!