Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BNNPTNT hợp nhất quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc

Số hiệu: 11/VBHN-BNNPTNT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 25/02/2014 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC

Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2006;

2. Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 29/4/2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ - CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ - CP ngày 18/ 7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,1

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc”.

Điều 22. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 54/2001/QĐ/BNN- TY ngày 11 tháng 5 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành quy định về phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc.

Điều 3. Cục trưởng Cục Thú y có nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết việc thi hành bản quy định này.

Điều 43. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (để đăng tải);
- Lưu: VT, CTY.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

QUY ĐỊNH

VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC
(Ban hành theo Quyết định số: 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lãnh thổ Việt Nam có hoạt động về chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật cảm nhiễm đối với bệnh Lở mồm long móng (LMLM).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Ổ dịch LMLM là nơi có một hoặc nhiều gia súc mắc bệnh LMLM.

2. Vùng dịch là một hoặc nhiều thôn, bản, ấp (sau đây gọi là thôn), xã, huyện có dịch.

3. Vùng khống chế (còn gọi là vùng bị dịch uy hiếp) là các xã tiếp giáp với xã có dịch và các thôn chưa có dịch trong xã đó; các xã tiếp giáp với đường biên giới của Việt Nam.

4. Vùng đệm là vùng tiếp giáp bên ngoài vùng khống chế trong phạm vi 5 km tính từ chu vi vùng khống chế.

5. Động vật cảm nhiễm đối với bệnh LMLM là các loài động vật có móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai...

6. Vùng nguy cơ cao là các thôn xung quanh chợ buôn bán gia súc và nơi giết mổ gia súc; các xã có điểm trung chuyển, tập kết gia súc; các thị trấn, thị tứ có đường quốc lộ đi qua.

Điều 3. Đặc điểm chung của bệnh Lở mồm long móng gia súc

1. Bệnh Lở mồm long móng gia súc là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, gây ra bởi 7 tuýp vi rút: A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3 với hơn 60 phân týp. Ở khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 type là O, A và Asia1. Ở Việt Nam đã phát hiện tuýp O, tuýp A và Asia1. Bệnh LMLM lây lan qua tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật và thức ăn, nước uống, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển … có mang mầm bệnh, lây lan qua đường hô hấp; bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, lây từ nước này sang nước khác qua biên giới theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da xương, sừng, móng, sữa..).

2. Động vật mắc bệnh LMLM là các loài móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai...

Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 - 5 ngày, nhiều nhất là 21 ngày. Khi bệnh có triệu chứng thì trong hai, ba ngày đầu sốt cao trên 40oC, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng gia súc chảy nhiều nước bọt; bị viêm dạng mụn nước ở lợi, lưỡi, vành mũi, vành móng, kẽ móng, đầu vú. Khi mụn nước vỡ ra làm lở loét mồm và dễ làm long móng, nhất là ở lợn.

Sau khi phát bệnh 10 - 15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật (3 - 4 tuần đối với lợn, 2 - 3 năm đối với trâu bò, 9 tháng đối với cừu, 4 tháng đối với dê) và thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Bệnh không có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ có vắc xin phòng bệnh. Bệnh LMLM được Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp đầu tiên ở bảng A (gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho chăn nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật cũng như nông sản nói chung).

3. Vi rút LMLM dễ bị diệt bởi ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao (như đun sôi 100oC), các chất có độ toan cao (pH £ 3) và các chất kiềm mạnh như xút (pH ³ 9). Vi rút sống nhiều ngày trong các chất thải hữu cơ ở chuồng nuôi, các chất có độ kiềm nhẹ (pH từ 7,2-7,8). Trong thịt ướp đông, vi rút tồn tại sau nhiều tháng.

Chương II

PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

Điều 4. Tuyên truyền bệnh LMLM và cách phòng chống

1. Cục Thú y xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền phòng chống bệnh LMLM và hướng dẫn các Chi cục Thú y triển khai chương trình tuyên truyền ở địa phương.

2. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo việc thực hiện thông tin tuyên truyền tại địa phương mình theo nội dung của các cơ quan thú y.

3. Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức về tính chất nguy hiểm và biện pháp phòng chống bệnh LMLM tới từng hộ gia đình và cộng đồng.

4. Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi trong từng thôn ký cam kết thực hiện "5 không":

a) Không giấu dịch;

b) Không mua gia súc mắc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh đưa về thôn;

c) Không bán chạy gia súc mắc bệnh;

d) Không thả rông, không tự vận chuyển gia súc bị mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch;

đ) Không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi.

Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc giám sát phát hiện bệnh

1. Cục Thú y có trách nhiệm

a) Hướng dẫn các địa phương nội dung giám sát dịch bệnh;

b) Tập hợp số liệu dịch tễ từ các địa phương;

c) Phối hợp với Viện Thú y tổ chức chẩn đoán bệnh, giám sát sự lưu hành của vi rút; xây dựng bản đồ dịch tễ về bệnh LMLM hàng năm;

d) Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát dịch bệnh trong cả nước.

2. Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm

a) Thành lập tổ chuyên trách giám sát bệnh LMLM có ít nhất 2 cán bộ;

b) Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) triển khai các hoạt động điều tra, giám sát phát hiện dịch bệnh;

c) Tổ chức lấy mẫu để chẩn đoán theo hướng dẫn của Cục Thú y.

3. Thú y cấp huyện (Trạm Thú y) có trách nhiệm

a) Phân công cán bộ thường xuyên theo dõi giám sát phát hiện dịch bệnh;

b) Khi nhận được báo cáo gia súc nghi mắc bệnh LMLM, tiến hành xác minh ngay và báo cáo kịp thời lên cấp trên.

4. Ở cấp xã

a) Ủy ban nhân dân xã phân công nhân viên thú y theo dõi giám sát dịch bệnh tới tận thôn;

b) Có sổ, sách theo dõi đàn gia súc, diễn biến tình hình dịch bệnh, kết quả tiêm phòng ở các thôn;

c) Khi có chủ vật nuôi hoặc thú y tư nhân báo cáo có gia súc nghi mắc bệnh LMLM, nhân viên thú y kiểm tra ngay và báo cáo cho Trạm thú y cấp huyện.

5. Ở thôn

a) Trưởng thôn, thú y viên chịu trách nhiệm giám sát dịch bệnh LMLM đến tận hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi trong thôn;

b) Thông báo tình hình dịch, báo cáo dịch bệnh lên xã.

6. Chủ vật nuôi

Khi nghi ngờ gia súc mắc bệnh, chủ vật nuôi phải báo ngay cho trưởng thôn hoặc nhân viên thú y.

Điều 6. Vệ sinh phòng bệnh

Các cơ sở chăn nuôi, các hộ chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn dịch bệnh, phòng dịch

1. Khu chăn nuôi

a) Phải có hàng rào, ranh giới để cách ly với bên ngoài, lối ra vào phải có hố sát trùng;

b) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển; diệt loài gặm nhấm như chuột ...

2. Con giống

Con giống đưa vào chăn nuôi phải khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, đã được tiêm phòng bệnh LMLM, trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly 21 ngày.

3. Thức ăn, nước uống

a) Thức ăn chăn nuôi phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, không gây hại cho động vật và người sử dụng sản phẩm động vật. Thức ăn tự chế, tận dụng phải được xử lý nhiệt (1000C) trước khi cho động vật ăn;

b) Nước sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh thú y.

4. Hóa chất khử trùng

Có thể sử dụng một trong các loại hóa chất sau: xút 2%, formol 2%, crezin 5%, nước vôi 20% hoặc vôi bột và một số hóa chất khử trùng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5. Đối với con người

Người chăn nuôi, khách thăm quan, nhân viên thú y trước khi ra vào khu vực chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng và sử dụng trang bị bảo hộ.

Điều 7. Tiêm vắc xin phòng bệnh

1. Vùng tiêm phòng

Vùng được tiêm vắc xin phòng bệnh bao gồm: vùng khống chế, vùng đệm, vùng có dịch xảy ra trong thời gian 2 năm gần đây, vùng có nguy cơ cao.

2. Đối tượng tiêm phòng

Đối tượng tiêm phòng bao gồm:

a) Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, lợn nái, lợn đực giống trên địa bàn vùng tiêm phòng;

b)4 Tất cả động vật cảm nhiễm phải được tiêm phòng trước khi vận chuyển ra khỏi tỉnh, trừ động vật được vận chuyển đến cơ sở để giết mổ và động vật được lấy từ vùng hoặc cơ sở an toàn dịch bệnh LMLM đã được công nhận. Động vật đã được tiêm phòng chỉ được vận chuyển ra khỏi tỉnh sau khi tiêm 14 ngày hoặc vẫn trong thời gian còn miễn dịch bảo hộ.

3. Thời gian tiêm phòng

a) Tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai sáu tháng; lần thứ nhất tiêm vào tháng 3-4, lần thứ hai tiêm vào tháng 9-10;

b) Liều lượng, đường tiêm, quy trình sử dụng vắc xin theo hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.

4. Kinh phí tiêm phòng

Kinh phí tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo quy định của Chính phủ.

Điều 8. Kiểm dịch vận chuyển

1. Vận chuyển trong nước

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập trạm, chốt kiểm dịch tạm thời tại đầu mối giao thông theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi các tỉnh liền kề có dịch;

b) Tổ chức thu giữ, tiêu hủy gia súc mắc bệnh hoặc gia súc vận chuyển vào tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch hợp lệ; chủ gia súc không được bồi thường và phải chịu xử phạt hành chính, chịu chi phí tiêu huỷ;

c) Cơ quan Thú y chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm dịch tại gốc và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Vận chuyển qua biên giới

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý động vật cảm nhiễm và sản phẩm của chúng nhập lậu vào trong nước.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các chốt kiểm dịch tại các xã ở biên giới;

c) Khử trùng mọi phương tiện vận chuyển qua cửa khẩu.

Chương III

CHỐNG DỊCH LỞ MỒM LONG MÓNG

Điều 9. Công bố dịch5

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố xã có dịch khi dịch xuất hiện ở 1 thôn trở lên và có đủ điều kiện công bố dịch theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh Thú y.

2. Cơ quan thú y có thẩm quyền thông báo kết quả xét nghiệm bệnh tại xã có dịch.

Điều 10. Xử lý ổ dịch6

1. Cách ly và nuôi nhốt gia súc mắc bệnh

Chủ nuôi gia súc khi phát hiện gia súc nhiễm bệnh phải nuôi cách ly và báo ngay cho trưởng thôn hoặc nhân viên thú y.

2. Xác minh và chẩn đoán

Khi nhận được thông báo, trong phạm vi một ngày cán bộ thú y huyện phải tiến hành xác minh và lấy mẫu chẩn đoán bệnh.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm

a) Chỉ đạo trưởng thôn và nhân viên thú y kiểm tra, giám sát chủ nuôi gia súc thực hiện cách ly gia súc mắc bệnh với gia súc khỏe, nhốt trâu, bò, lợn, dê, cừu tại chuồng hoặc nơi cố định; giúp cán bộ thú y huyện lấy mẫu bệnh phẩm; thống kê số lượng, loài gia súc mắc bệnh, số hộ gia đình có gia súc mắc bệnh, tổng đàn gia súc cảm nhiễm trong thôn.

b) Lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các trục đường giao thông chính ra vào xã có dịch và vùng khống chế với sự tham gia của lực lượng thú y, công an, dân quân tự vệ… trực 24/24 giờ nhằm ngăn chặn không đưa gia súc, sản phẩm gia súc ra ngoài xã có dịch. Đặt biển báo khu vực có dịch, hướng dẫn tránh đi qua xã có dịch. Tổ chức phun khử trùng các phương tiện vận chuyển từ xã có dịch đi ra ngoài.

c) Thực hiện tiêu hủy gia súc mắc bệnh trong xã có dịch

- Đối tượng tiêu hủy

+ Tiêu hủy bắt buộc toàn bộ số lợn, dê, cừu, hươu, nai trong cùng một ô chuồng nếu trong ô chuồng đó có con mắc bệnh với triệu chứng lâm sàng điển hình mà không phải chờ kết quả xét nghiệm. Trường hợp còn nghi ngờ phải nuôi cách ly chờ kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính thì tiêu hủy. Việc tiêu hủy gia súc bệnh phải thực hiện theo hướng dẫn và giám sát của cơ quan thú y;

+ Tiêu hủy bắt buộc trâu bò mắc bệnh trong các trường hợp sau:

* Trâu, bò mắc bệnh trong ổ dịch xuất hiện lần đầu tiên tại thôn;

* Trâu, bò mắc bệnh với tuýp vi rút LMLM mới hoặc tuýp vi rút đã lâu không xuất hiện trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với trâu, bò không thuộc diện nêu trên thì khuyến khích tiêu hủy hoặc có thể nuôi giữ nhưng phải quản lý chặt chẽ như sau:

* Đánh dấu và có sổ sách theo dõi theo hướng dẫn của Cục Thú y;

* Nuôi cách ly với đàn gia súc chưa mắc bệnh và theo dõi sức khỏe thường xuyên, tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng;

* Được giết mổ tiêu thụ tại xã theo hướng dẫn của thú y;

* Được phép vận chuyển ra khỏi xã để tiêu thụ sau hai năm tính từ ngày con vật khỏi triệu chứng lâm sàng.

- Cách tiêu hủy

+ Đốt: đào hố, cho gia súc vào hồ và đốt bằng củi, than, xăng, dầu. Sau đó lấp đất và nện chặt;

+ Chôn: đào hố có kích thước tùy theo số lượng gia súc cần tiêu hủy, cho gia súc mắc bệnh xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc đổ vôi bột lên bề mặt gia súc và lấp đất. Khoảng cách từ bề mặt gia súc chôn đến mặt hố chôn tối thiểu là 1 mét, nện đất trên bề mặt thật chặt;

+ Địa điểm đốt, chôn được ghi vào sổ và trên bản đồ của xã để lưu giữ.

đ) Vệ sinh, tiêu độc khử trùng

- Tại ổ dịch

+ Vệ sinh cơ giới: Thu gom chất thải, phân rác ở nơi nuôi nhốt gia súc bị bệnh để đốt hoặc chôn; rửa nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi bằng nước xà phòng. Công việc này do chủ gia súc thực hiện;

+ Vệ sinh hóa chất: Sau khi vệ sinh cơ giới, để khô và tiến hành phun hóa chất khử trùng thích hợp với từng đối tượng. Công việc này do đội chống dịch của xã thực hiện.

- Vùng xung quanh ổ dịch

+ Chủ chăn nuôi gia súc phải tổ chức vệ sinh cơ giới chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, tránh tiếp xúc với vùng có dịch;

+ Đội chống dịch của xã tổ chức phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, rắc vôi bột ở đường làng, ngõ xóm.

e) Tiêm phòng vắc xin bao vây

- Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho trâu, bò, dê, cừu, lợn nái, lợn đực giống ở vùng khống chế, tiêm từ ngoài vào trong. Sau khi tiêm được 14 ngày, tiến hành tiêm cho động vật cảm nhiễm ở vùng dịch nhưng không mắc bệnh; không tiêm cho gia súc đã khỏi triệu chứng lâm sàng (trong trường hợp không tiêu hủy).

- Huy động lực lượng tiêm phòng và hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn.

- Chi cục Thú y tỉnh hướng dẫn, quản lý và giám sát việc tiêm phòng.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền ra quyết định tiêu hủy gia súc mắc bệnh dựa trên chính sách hỗ trợ của Chính phủ sau khi có đề nghị bằng văn bản của Chi cục Thú y.

5. Không được buôn bán gia súc, sản phẩm gia súc cảm nhiễm với bệnh; không tổ chức triển lãm, tham quan, vui chơi trong xã có dịch.

6. Chế độ báo cáo: trong thời gian có dịch, Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm báo cáo hàng ngày lên Ủy ban nhân dân cấp trên, cơ quan thú y cấp dưới có trách nhiệm báo cáo hàng ngày lên cơ quan thú y cấp trên cho đến khi có quyết định công bố hết dịch;

Ngay khi xảy ra dịch, Chi cục Thú y phải thông báo ngay cho Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố lân cận biết để chủ động phòng, chống bệnh.

Điều 11. Kiểm soát vận chuyển7

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp, các ngành thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Xác định thôn, xã, huyện có dịch để khoanh vùng ổ dịch và lập các chốt kiểm dịch tạm thời có người trực 24/24 giờ, có biển báo, hướng dẫn giao thông; ngăn cấm việc đưa gia súc và sản phẩm của chúng ra ngoài xã có dịch. Tại các chốt này phải có phương tiện và chất sát trùng để xử lý mọi đối tượng ra khỏi xã có dịch;

2. Không được vận chuyển gia súc cảm nhiễm với bệnh LMLM và sản phẩm của chúng ra khỏi xã có dịch.

3. Gia súc không mắc bệnh, sản phẩm gia súc được lấy từ gia súc không mắc bệnh LMLM được phép vận chuyển trong các trường hợp sau:

a) Gia súc, sản phẩm gia súc tại các xã thuộc vùng khống chế được phép vận chuyển để tiêu thụ trong phạm vi huyện.

b) Vận chuyển để tiêu thụ trong phạm vi tỉnh:

- Gia súc, sản phẩm gia súc tại vùng đệm;

- Gia súc, sản phẩm gia súc của cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh LMLM tại vùng khống chế.

c) Vận chuyển ra khỏi tỉnh để tiêu thụ:

- Gia súc, sản phẩm gia súc ngoài vùng đệm;

- Gia súc, sản phẩm gia súc của cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh LMLM tại vùng đệm.

Điều 12. Công bố hết dịch

Khi có đủ điều kiện công bố hết dịch theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh Thú y thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố hết dịch.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương trong phòng chống bệnh LMLM

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM qua các giai đoạn và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước;

b) Chủ trì phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách liên quan đến công tác phòng chống bệnh LMLM;

c) Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh LMLM của Bộ.

2. Các Bộ, Ngành có liên quan

Thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phân công và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm tập trung nguồn lực phục vụ phòng chống bệnh LMLM.

3. Cục Thú y

a) Tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM và các chính sách liên quan;

b) Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh LMLM hàng năm và triển khai tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn quốc;

c) Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh LMLM.

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong phòng, chống bệnh LMLM

1. Cấp tỉnh

a) Ủy ban nhân dân tỉnh

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch LMLM của tỉnh do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban.

- Phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình khống chế và thanh toán bệnh LMLM của tỉnh, kế hoạch hàng năm và kiểm tra việc thực hiện của các cấp, ngành thuộc tỉnh;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố dịch, công bố hết dịch LMLM trên địa bàn của tỉnh;

- Cấp kinh phí cho công tác phòng chống dịch từ quỹ phòng chống thiên tai và ngân sách địa phương.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng chương trình khống chế và thanh toán bệnh LMLM của tỉnh và kế hoạch hàng năm trên cơ sở Chương trình quốc gia;

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác phòng chống bệnh của tỉnh.

c) Chi cục Thú y

- Trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phòng chống bệnh LMLM trên địa bàn tỉnh;

- Hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng chống bệnh LMLM.

2. Cấp huyện

a) Ủy ban nhân dân huyện

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh LMLM huyện do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban, Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế (hoặc Trạm Thú y huyện) làm Phó Trưởng ban;

- Phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo Trạm Thú y huyện, các Ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan ở địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh LMLM trên địa bàn huyện.

- Huy động lực lượng phục vụ công tác phòng chống bệnh đặc biệt công tác tiêm phòng, tiêu hủy gia súc mắc bệnh và vận chuyển gia súc ra vào địa bàn.

- Cấp ngân sách địa phương cho công tác phòng chống dịch của huyện.

b) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, Trạm Thú y

- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch tại huyện;

- Hướng dẫn kỹ thuật các biện pháp phòng chống đến tận xã, thôn;

- Báo cáo kịp thời nhu cầu về kinh phí, vật tư hóa chất, vắc xin, lao động, v.v. cho Ủy ban nhân dân huyện và Chi cục Thú y tỉnh.

3. Cấp xã

a) Ủy ban nhân dân xã

- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh LMLM xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban với sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và cán bộ thú y, nông nghiệp;

- Bố trí tổ chuyên môn để hướng dẫn kỹ thuật, thường trực và tổng hợp tình hình dịch dịch bệnh;

- Chỉ đạo trưởng thôn trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng vận động nhân dân giám sát và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Mỗi thôn tổ chức ký cam kết thực hiện “5 không”;

- Thành lập đội xung kích chống dịch, gồm dân quân tự vệ, thanh niên, cán bộ thú y, công an, để tiêu hủy gia súc bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng, giám sát người ra vào ổ dịch, trực gác tại các chốt kiểm dịch động vật.

b) Nhân viên thú y xã

- Giám sát phát hiện bệnh LMLM đến tận hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã và Trạm Thú y huyện;

- Trực tiếp tham gia công tác phòng chống bệnh, trực tiếp tiêm phòng vắc xin;

- Trực tiếp tham gia trong giám sát kinh phí hỗ trợ phòng chống bệnh LMLM đến chủ chăn nuôi.

Điều 15. Trách nhiệm của chủ vật nuôi

1. Đảm bảo điều kiện chăn nuôi về địa điểm, chuồng trại, con giống, thức ăn, nước uống, vệ sinh, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về thú y;

2. Khi nghi ngờ gia súc mắc bệnh phải báo ngay cho nhân viên thú y hoặc Trưởng thôn;

3. Chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống bệnh LMLM theo Quy định này.



1 Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy định pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,"

Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có căn cứ ban hành như sau:

" Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,"

2 Điều 2 của Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2006, quy định như sau:

"Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo."

Điều 2 của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007, quy định như sau:

"Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo."

3 Điều 3 của Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2006, quy định như sau:

Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.”.

Điều 3 của của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007, quy định như sau:

Điều 3. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.”.

4 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 67/2006/QĐ-BNN ngày 12/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 10 năm 2006.

5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.

6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.

7 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 05/2007/QĐ-BNN ngày 22/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 02 năm 2007.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 11/VBHN-BNNPTNT

Ha Noi, February 25, 2014

 

DECISION

ON PROMULGATION OF REGULATIONS ON PREVENTION OF FOOT-AND-MOUTH DISEASE IN LIVESTOCK

The Decision No. 38/2006/QD-BNN dated May 16, 2006 by the Minister of Agriculture and Rural development on the promulgation of regulations on prevention of foot-and-mouth disease in livestock which took effect on June 10, 2006 is amended by:

1. The Decision No. 67/2006/QD-BNN dated September 12, 2006 by the Minister of Agriculture and Rural development amending the Decision No. 38/2006/QD-BNN dated May 16, 2006 by the Minister of Agriculture and Rural development on the promulgation of regulations on prevention of foot-and-mouth disease in livestock which took effect on October 11, 2006;

2. The Decision No. 05/2007/QD-BNN dated January 22, 2007 by the Minister of Agriculture and Rural development amending the Decision No. 38/2006/QD-BNN dated May 16, 2006 by the Minister of Agriculture and Rural development on the promulgation of regulations on prevention of foot-and-mouth disease in livestock which took effect on February 16, 2007.

Pursuant to the Ordinance on Veterinary Medicine dated April 29, 2004;

Pursuant to the Decree No. 33/2005/ND-CP dated March 15, 2005 by the Government detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Veterinary Medicine;

Pursuant to the Decree No. 86/2003/ND-CP dated July 18, 2003 by the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Agriculture and Rural development;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. The regulations on prevention of foot-and-mouth disease in livestock are enclosed with this Decision.

Article 2.  This Decision takes affect after 15 day since it is posted on the Official Gazette and replaces the Decision No. 54/2001/QD/BNN-TY dated May 11, 2001 by the Ministry of Agriculture and Rural development on the promulgation of regulations on prevention of foot-and-mouth disease in livestock.

Article 3. The Director of the Department of Animal Health shall provide guidance on the implementation of these regulations.

Article 4. Chief of the Ministerial office, the Director of the Department of Animal Health, Heads of relevant units and the Director of Services of Agriculture and Rural development of provinces are responsible for implementing this Decision./.

 

 

 

VERIFIED BY
THE MINISTER




Cao Duc Phat

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON PREVENTION OF FOOT-AND-MOUTH DISEASE IN LIVESTOCK
(Enclosed with the Decision No. 38/2006/QD-BNN dated May 16, 2006 by the Minister of Agriculture and Rural development)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope and regulated entities

These regulations apply to Vietnamese and foreign organizations and individuals in Vietnam’s territory having activities involving the raising, selling, slaughtering, transport and trade of animals and animal products which are vulnerable to foot-and-mouth disease (FMD).

Article 2. Interpretation of terms

In these regulations, these terms can be construed as follows:

1. An FMD hotspot means a place where there are a lot of animals catching FMD.

2. An epidemic zone means an area containing one or multiple villages, communes or districts where hotspots are found.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. A buffer zone means an area surrounding the high-risk zone within a radius of 5 km from the high-risk zone.

5. Animals vulnerable to FMD are even-toed ungulates including bovine animals, swine, goat, sheep, stag, deer, etc.

6. A high-risk zone contains villages surrounding animal markets and slaughterhouses; communes having places for transshipment and gathering of animals; towns with highways passing through.

Article 3. General features of FMD in livestock

1. FMD in livestock is an infectious disease which is caused by 7 types of virus, including A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3 with over 60 sub-types and may spread very quickly. 3 types commonly found in the Southeast Asia are O, A and Asia1. Type O, type A and type Asia1 have been found in Vietnam. FMD spreads via the contact between healthy animals and any animal, animal product, food, water, waste, tool and transport vehicle which carries pathogens moving via the respiratory system; diseases spreading from region to region and from country to country through border areas via the transport of fresh animals and animal products (including frozen meat, skin, horn, toe, milk, etc.)

2. Animal bearing FMD are even-toed ungulates including bovine animals, swine, goat, sheep, stag, deer, etc.

An incubation period often lasts 2 to 5 days and not exceeding 21 days. Symptoms of the disease: animals suffer fever in two or three first days (higher than 40oC), eat very little or no feed, slaver a lot; have vesicles at their gums, tongues, nose rings, hoofs, claws and/or nipples. Bursted viscles may cause ulcerations in animals’ mouths and ruptured blisters on their feet.

10 to 15 days since the symptoms are shown, animals may recover from clinic symptoms but the germs are still in the animals (for 3 - 4 weeks for swines, 2 - 3 years for bovine animals, 9 months for sheeps and 4 months for goats), such animals may discharge such germs to the environment and spread the disease.

There is no specific drug but vaccine for the disease. FMD is ranked on the top of Table A (of the most dangerous infectious diseases in animal raising that are subject to commercial limitation of animals and animal products) by the OIE.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

PREVENTION OF FOOT-AND-MOUTH DISEASE

Article 4. Propagation of FMD and prevention of FMD

1. The Department of Animal Health shall establish programs for prevention of FMD and guide Sub-departments of Animal Health to operate the propagation programs in provinces.

2. People’s Committees at all levels shall direct the conduct of propagation information in their provinces according to the contents established by veterinary agencies.

3. Mass media agencies and relevant agencies and units shall disseminate the knowledge of the danger of the FMD and preventive measures therefor to every single household and the community.

4. Persuade and encourage animal raisers of each village to sign the "5-No commitment":

a) No hidden epidemic;

b) No purchase or transport of infected animals or products thereof to the village;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) No grazing or transport of infected animals outwards the epidemic zone without permission;

dd) No irregular throwing of FMD infected animals.

Article 5. Responsibilities in FMD surveillance

1. Department of Animal Health

a) Provide local governments with guidance on FMD surveillance;

b) Collect data about epidemiology from localities;

c) Cooperate with the Veterinary Institution in conducting diagnosis, supervising the moving of virus and establishing the annual FMD epidemical maps;

d) Establish inspectorates to supervise the epidemical situations in the whole Vietnam.

2. Sub-departments of Animal Health of provinces and central-affiliated cities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide governments of districts and provincial cities with guidance on conducting inspection and supervision of the epidemic;

c) Collect specimens for testing and diagnosis according to the guidance of the Department of Animal Health.

3. Veterinary stations

a) Assign officials to supervise the discovery of epidemic;

b) Conduct verification immediately when reports on FMD are received and promptly report the cases to the superiors.

4. Commune-level governments

a) People’s Committees of communes shall assign veterinary staff to conduct the surveillance of the epidemic of villages;

b) Have books for recording the situations of animals, the development of the epidemic and the inoculation results of villages;

c) Promptly conduct inspection and send reports to district-level veterinary stations when receiving any report on FMD cases from an animal’s owner or a private veterinary facility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Village heads and veterinary officials shall supervise the FMD epidemic of every single household or raising establishment in the village;

b) The development of the epidemic shall be published and reported to commune-level.

6. Animals' owners

When any animal is suspected being infected, its owner shall immediately report its situation to the village lead or the veterinary staff.

Article 6. Preventive hygiene

Animal raising establishment and raising households shall satisfy the following requirements to ensure epidemic safety and prevention

1. Raising areas

a) There shall be a barrier separating the raising area from the outside area and disinfectant footbath at the entrance;

b) Raising facilities, grazing areas, raising instruments and transport vehicles shall be cleansed usually and rodents shall be killed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Breeds to be raised must be healthy, having defined origin, having been inoculated against FMD and having been isolated for 21 days before they join the herbs.

3. Feed and drinking water

a) Animal feed must satisfy veterinary hygiene standards and not harm animals and animal product users. Homemade feed must be heat-treated (100oC) before being given to animals;

b) Water used in animal-raising and processing of animal feed must ensure veterinary hygiene.

4. Disinfectant

Any of the following chemical substances may be used: soda 2%, formal 2%, crezin 5%, lime water 20% or some other disinfectants according to the guidance of manufacturers.

5. Human

Animal raisers, visitors and veterinary staff must be cleansed and pasteurized and must wear protective equipment before entering or leaving the raising area.

Article 7. Vaccination

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Zones subject to vaccination are epidemic-threaten zone, buffer zone, zone having epidemic within the 2 latest years and high-risk zone.

2. Vaccinated subjects

Vaccinated subjects include:

a) Bovine animals, goat, sheep, stag, deer, sow and boar raised in vaccinated zones;

b) All the vulnerable animals must be vaccinated before being transported outwards a province, except animals transported to slaughterhouses and those transported from zones or establishments which are recognized epidemic safety. A vaccinated animal may be transported outwards a province after 14 days since it is vaccinated or in case it is within the immune protection period.

3. Vaccination time

a) Animals shall be vaccinated twice per year, the second vaccination shall be 6 months the first one; the first vaccination shall be carried out in March or April, the second one shall be in September or October;

b) Dosage, type of injection and vaccination procedures shall be conformable to the guidance of the Department of Animal Health and the manufacturers.

4. Vaccination expenditures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Transportation quarantine

1. Domestic transportation

a) The President of the People’s Committee shall decide on the establishment of temporary quarantine stations at traffic hubs at the request of the Service of Agriculture and Rural development when the epidemic is found in adjacent provinces;

b) Injected animals or animals transported into a province without a valid phytosanitary certificate shall be confiscated and/or destroy; the owner of such animal shall not be compensated for such animals and must incur administrative penalties and pay the destruction expense;

c) Veterinary affair agencies must conduct inspection at the premises and issue phytosanitary certificates according to regulations, any violation shall be handled according to law.

2. Across-border transportation

a) Presidents of People’s Committees of border provinces shall direct relevant regulatory authorities to enhance the inspection, control, prevention and handling of vulnerable animals and their products which are irregularly imported to Vietnam.

b) People’s Committees of provinces shall decide on the establishment of quarantine stations in border communes;

c) Any vehicle crossing the checkpoint shall be pasteurized.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FIGHTING AGAINST FOOT-AND-MOUTH DISEASE

Article 9. Epidemic declaration

1. The Presidents of the People’s Committee of province shall issue the decision on declaration on an epidemic commune when the epidemic is found in one or more villages and satisfy the requirements for epidemic declaration as prescribed in Article 17 of the Ordinance of Veterinary Medicine.

2. Competent veterinary agencies shall announce the results of testing of specimens collected from the epidemic communes.

Article 10. Handling of epidemic hotspots

1. Isolation and imparking of infected animals

When any animal is found infected, its owner shall isolate such animal and immediately report the case to the village lead or veterinary staff.

2. Verification and diagnosis

When the notification is received, within 1 day, the veterinary staff of commune shall verify the case and collect specimens to serve the diagnosis of the disease.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Direct the village leaders and veterinary staff to inspect and supervise the isolation of infected animals and the imparking of bovine animals, swines, goats and sheeps by the animals’ owners; assist veterinary staff to collect pathology specimens; keep the statistics of the number and types of injected animals, the number of households having infected animals and the total number of vulnerable animal herbs in the village.

b) Establish temporary animal quarantine stations on main traffic routes for inspecting any vehicle entering or leaving epidemic communes and epidemic-threaten zones with the participation of veterinary forces, police forces and militia, etc. with work 24/7 to prevent the transport of animals in epidemic communes outwards. Place epidemic signboards, guide the routes that do not passing epidemic communes. Pasteurize vehicles used for transport from the epidemic communes to outer places.

c) Destruction of infected animals in epidemic communes

- Destruction subjects

+ All the swines, goats, sheeps, stags and deers in the same cage having an infected animal with typical clinic symptoms may be destroyed without testing results. Animals suspected being infected shall be isolated and destroyed if the testing results are positive. The destruction of animals shall be conformable to the guidance and supervision of veterinary agencies;

+ Infected bovine animals must be destroyed in the following cases:

* The infected bovine animal is in the epidemic which is firstly found in the village;

* The bovine animal is infected by a FMD virus type which is new or has not been found in local area for a long time.

+ Bovine animals other than those abovementioned should be destroyed or raised under tight management as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

* Being isolated from non-infected animals and regularly receiving health inspection; receiving more care;

* Being slaughtered in the village according to the guidance of veterinary staff;

* Being transported to the outer place for sale after 2 years since the clinic symptoms are suppressed.

- Forms of destruction

+ Cremation: digging a hole, put the animal into the hole and burn it with wood, coal and gas or oil. Then filling up the hole and ramming down the soil;

+ Burying: digging a hole with a size depending on the number of animals being buried, putting the infected animals to the hole, spraying antiseptics or pouring lime powder on the surface of animals and filling up the hole. The distance between the buried animals and the brow of the hole must be at least 1 meter and the soil on the surface of the hole must be rammed down;

+ The places of cremation and burying shall be marked on the books and the maps of the communes.

dd) Sanitation and pasteurization

- At epidemic hotspots

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Chemical sanitation: After the physical sanitation, drying the wastes and cage foundation and spraying disinfectants. Such activities shall be carried out by the epidemic fighting teams of communes.

- Areas surrounding the epidemic hotspot

+ The animal raiser must carry out physical sanitation of raising facilities and tools and must not contact with epidemic zones;

+ Epidemic fighting teams of communes shall spray disinfectants over the raising areas and raising facilities and sprinkle with lime powder on village roads.

e) Encircling vaccination

- Give vaccination for bovine animals, goats, sheeps, sows and boats raised in epidemic-threaten zones from the outer sides to the inner sides. 14 days later, vulnerable animals raised in the epidemic zones with have not been infected shall be vaccinated; animals recovering from clinic symptoms (which have not been destroyed) shall not be vaccinated.

- People shall be mobilized to conduct and assist the conduct of vaccination; people directly conduct the vaccination must be veterinary physicians or persons having received training.

- Sub-departments of Animal Health shall provide guidance, manage and supervise the vaccination.

4. Presidents of People’s Committees of districts shall be issue decisions on destruction of infected animals under the authorization of People’s Committees and on the basis of the supportive policies of the Government after receiving written requests from Sub-departments of Animal Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Reporting: during the epidemic period, People’s Committees shall send daily reports to superior People’s Committees and veterinary agencies shall send daily reports to superior veterinary agencies until decisions on declaration of epidemic-free are issued;

Immediately when an epidemic occurs, the Sub-department of Animal Health shall notify it to Sub-departments of Animal Health of adjacent provinces and cities for initiative prevention and fighting.

Article 11. Transportation control

Presidents of the People’s Committees of provinces shall direct local governments of all levels to carry out the following tasks:

1. Determine epidemic villages to localize the epidemic hotspot and establish temporary quarantine stations which work 24/7 and have traffic signboards; ban the transport of animals and their products from epidemic communes to the outer places. Such stations must have antiseptic means and substances to handle any subject transported outwards the epidemic communes;

2. Must not transport animals vulnerable to FMD and products thereof outwards epidemic communes.

3. Non-infection animal and products thereof may be transported in the following cases:

a) Animals and animal products raised in an epidemic-threaten zone are allowed to be transported to be sold within a district.

b) It is allowed to transport within a province:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Animals and animal product of raising establishments recognized FMD epidemic safety in epidemic-threaten zones.

c) It is allowed to transport outwards a province:

- Animals and animal products outside the buffer zones;

- Animals and animal product of raising establishments recognized FMD epidemic safety in buffer zones.

Article 12. Declaration about the end of diseases

When the requirements for declaration about the end of diseases specified in Article 21 of the Ordinace of Veterinary Medicine are fully satisfied, the President of People’s Committee shall issue a decision on declaration about the end of diseases.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 13. Responsibilities of Central authorities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Request the Prime Minister to grant approval for the National program on FMD control and direct, guide and inspect the conduct of the Program in the whole country;

b) Preside over and cooperate with relevant Ministries in requesting the Prime Minister to promulgate policies relevant to the prevention and fighting against FMD;

c) Establish a ministerial steering committee for FMD prevention and fighting.

2. Relevant regulatory bodies

Comply with tasks assigned by the Government and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural development to gather resources to serve the prevention and fighting against FMD.

3. Department of Animal Health

a) Assist the Ministry of Agriculture and Rural development in the establishment of the national programs for FMD control and relevant policies;

b) Establish the annual plans on FMD prevention and fighting and conduct and implement the plans and conduct inspection of the implementation thereof;

c) Provide guidance on FMD prevention and fighting measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. At provincial level

a) People's Committees of provinces

- Establish the steering committees for FMD prevention and fighting of provinces leaded by the Presidents or Vice Presidents of the People’s Committees and leaders of Services of Agriculture and Rural development.

- Grant approval for and direct the conduct and implement of the Program for FMD control of provinces and annual plans and conduct inspection thereof;

- The Presidents of the People’s Committees are responsible for making declarations about animal epidemics and the end thereof in their provinces;

- Grant funding for the epidemic prevention and fighting activities from disaster prevention funds and the local government’s budgets.

b) Services of Agriculture and Rural development

- Assist People’s Committees of provinces to establish the program for FMD control of provinces and annual plans on the basis of National program;

- Conduct and implement the plans on FMD prevention and fighting and conduct the inspection thereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Directly direct the implementation and inspection of FMD prevention and fighting in local areas;

- Provide professional guidance on FMD prevention and fighting measures.

2. At district level

a) People's Committees of districts

- Establish the steering committees for FMD prevention and fighting of districts leaded by the Presidents or Vice Presidents of the People’s Committees and leaders of Divisions of Agriculture and Rural development and Divisions of Economy (or Veterinary stations of districts);

- Cooperate with Sub-departments of Animal Health of districts and relevant authorities and individuals in local areas in conducting FMD prevention and fighting activities in local areas.

- Mobilize people to contribute in the FMD prevention and fighting, especially the vaccination and destruction of infected animals and the transport of animals outwards the local areas.

- Grant funding for the epidemic prevention and fighting activities in local districts.

b) Divisions of Agriculture and Rural development, Divisions of Economy, Veterinary stations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Provide technical instructions for preventive measures for people in villages;

- Promptly report the demand for funding, chemical supplies, vaccines, human resources, etc. to People’s Committees of districts and Sub-department of Animal Health of provinces.

3. Commune level

a) People's Committees of communes

- Establish steering committees for FMD prevention and fighting leaded by Presidents of the People’s Committees with the participation of representatives of party executive committees and governments and veterinary and agricultural officials;

- Assign a professional team to provide technical guidance and consolidate information about the epidemic;

- Direct village heads to conduct inspection and supervise the development of the epidemic; cooperate with public organizations to encourage citizens to supervise and take measures for epidemic prevention and fighting. Each village shall persuade and encourage citizens to sign "5-No commitment";

- Establish the epidemic-fighting teams including militiamen, youths, veterinary officials and police staff in charge of destroying infected animals, conducting pasteurization and supervising entities entering and leaving epidemic hotspots and waiting and animal quarantine stations.

b) Veterinary staff of communes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Directly participate in the FMD prevention and fighting;

- Directly participate in the supervision of funding for FMD prevention and fighting.

Article 15. Responsibilities of animals’ owners

1. Ensure the raising conditions regarding location, raising facilities, studs, feed, drinking water, sanitation and waste management according to law on veterinary medicine;

2. When any animal is suspected being infected, immediately report its situation to the village lead or the veterinary staff;

3. Strictly comply with FMD preventive measures as prescribed in these Regulations.  

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BNNPTNT ngày 25/02/2014 hợp nhất Quyết định về quy định phòng chống bệnh Lở mồm long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.672

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.196.217
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!