Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 66/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Số hiệu: 66/2012/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 06/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Sử dụng tài sản NN sai: phạt đến 50 triệu

Hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản nhà nước (TSNN) không đúng quy định nếu tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp thì mức phạt là 30-50 triệu. Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp thu hồi đối với tài sản biếu, tặng cho, trao đổi không đúng quy định.

Đây là quy định mới tại Nghị định 66/2012/NĐ-CP được Chính Phủ thông qua ngày 06/9/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Bên cạnh đó, hành vi biếu, tặng cho, trao đổi TSNN không đúng quy định có giá trị dưới 100 triệu bị phạt từ 5 - 10 triệu; Trường hợp tài sản là xe ô tô, tài sản có giá trị từ 100 triệu trở lên thì mức phạt là 10 - 20 triệu. Mức phạt cao nhất cho hành vi mua sắm TSNN vượt tiêu chuẩn, định mức quy định là 20 triệu. 

Đối với hành vi cho mượn TSNN không đúng quy định như cho mượn xe ô tô, TSNN có giá trị từ 100 triệu trở lên: phạt từ 5 – 10 triệu; Hành vi cho mượn trụ sở làm việc: mức phạt từ 10 – 20 triệu. Đặc biệt, nếu có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc: mức phạt từ 20 - 30 triệu. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức còn bị áp dụng một số biện pháp khắc phục tương ứng với loại hành vi vi phạm quy định cụ thể tại Nghị định này.

Nghị định có hiệu lực từ 01/11/2012.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật quản , sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chng lãng phí ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, b sung một s điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Tài sản nhà nước được quy định tại Nghị định này bao gồm:           

a) Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác được giao cho các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cơ quan Việt Nam ở nước ngoài), đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, t chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sau đây gọi chung là tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);

b) Tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước) do cơ quan, tổ chức, đơn vị làm chủ dự án;

c) Tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là tổ chức), cá nhân là người Việt Nam có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải do cấp có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định tại Điều 27 Nghị định này và quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được phát hiện và bị đình chỉ kịp thời. Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, đúng pháp luật; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

3. Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chỉ bị xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân có nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì bị xử phạt đối vi từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì mỗi t chức, cá nhân vi phạm đều bị xử phạt. Việc xử phạt tổ chức hoặc xử phạt cá nhân được xác định cụ thể tại Chương II Nghị định này.

4. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này không được sử dụng tiền ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để nộp phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra. Trường hợp xử phạt tổ chức thì sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính đ xác định trách nhiệm pháp lý, bao gồm cả việc nộp lại khoản tiền phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra tương ứng với mức độ vi phạm của cá nhân đó theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của tổ chức.

5. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; trường hợp không thuộc đối tượng bị xử phạt hành chính thì bị xử lý theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính

Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện theo quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nưc là một (01) năm, riêng đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản là nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp là hai (02) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Trong thời hạn được quy định tại Khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân lại tiếp tục vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hoặc cố tình trốn tránh, cn trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại Khoản 1 Điều này, mà được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 6. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước là 50.000.000 đồng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;

d) Buộc phải nộp lại vào ngân sách nhà nước khoản tiền thu được từ việc sử dụng tài sản không đúng quy định của pháp luật;

đ) Hủy hợp đồng hoặc điều chnh lại hợp đồng thuê tài sản; bồi thường số tiền bị phạt do phải hủy hoặc điều chỉnh hợp đồng kinh tế (nếu có).

e) Thu hồi theo quy định của pháp luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đối với những tài sản nhà nước bị sử dụng sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tài sản mua, biếu, tặng cho, trao đổi không đúng quy định; tài sản bị chiếm đoạt, cho mượn, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.

Điều 7. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính, tiền bồi thường thiệt hại

1. Việc quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thực hiện.

2. Tiền bồi thường thiệt hại phải được thu đúng, thu đủ và được sử dụng để chi cho việc xác định số tiền bồi thường thiệt hại và hoàn trả cho tổ chức bị thiệt hại, số còn lại được nộp ngân sách nhà nước.

Chương 2.

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

MỤC 1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

Điều 8. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản nhà nước

1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có tổng giá trị một lần mua dưới 100 triệu đồng (sau đây gọi chung là tài sản có tổng giá trị một lần mua dưới 100 triệu đồng);

b) Phạt tiền t 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) có tổng giá trị một lần mua từ 100 triệu đồng trở lên (sau đây gọi chung là tài sản có tổng giá trị một lần mua từ 100 triệu đồng trở lên) và xe ô tô;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm tài sản có giá trị vượt dưới 50 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức quy định;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua sm tài sản có giá trị vượt từ 50 triệu đng đến dưới 100 triệu đng so với tiêu chuẩn, định mức quy định;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua sắm tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng trở lên so với tiêu chuẩn, định mức quy định.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Bồi thường số tiền tương ứng với giá trị tài sản mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức quy định;

c) Bị thu hồi tài sản nhà nước.

Điều 9. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản

1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện thuê tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền, thuê tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức, lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không đúng quy định:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị hợp đng thuê dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối vi tài sản có giá trị hp đồng thuê từ 100 triệu đồng trở lên.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Khoản 1 Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Hủy hợp đồng hoặc điều chỉnh lại hợp đồng thuê tài sản; bồi thường số tiền bị phạt do phải hủy hoặc điều chỉnh hợp đồng kinh tế (nếu có).

Điều 10. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt dưới 50 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng so với tiêu chuẩn, định mức.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bố trí, sử dụng tài sản có giá trị vượt từ 100 triệu đồng trở lên so với tiêu chuẩn, định mức.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Bồi thường thiệt hại do việc bố trí, sử dụng tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức quy định gây ra;

c) Bị thu hồi tài sản nhà nước.

Điều 11. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng) không đúng mục đích.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản là máy móc, trang thiết bị làm việc, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên) và xe ô tô không đúng mục đích.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chc có hành vi bố trí, s dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp không đúng mục đích.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bị thu hồi tài sản nhà nước sử dụng sai mục đích.

Điều 12. Xử phạt tổ chức có hành vi cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bồi thường thiệt hại do hành vi cho mượn tài sản gây ra;

d) Bị thu hồi tài sản nhà nước cho mượn không đúng quy định.

Điều 13. Xử phạt tổ chức có hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản nhà nước không đúng quy định

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp thu hồi đối với tài sản biếu, tặng cho, trao đổi không đúng quy định.

Điều 14. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và trả lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp bị lấn chiếm;

b) Buộc phá dỡ công trình đã xây dựng trên phần diện tích lấn chiếm;

c) Bồi thường thiệt hại do hành vi lấn chiếm gây ra.

Điều 15. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản nhà nước

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này còn bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đ vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đu;

b) Bồi thường thiệt hại do hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản nhà nước gây ra.

Điều 16. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định

1. Xử phạt tổ chức có hành vi sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

2. Xử phạt tổ chức có hành vi sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

3. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị của tài sản khi sử dụng tài sản vào mục đích cho thuê, liên doanh, liên kết:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước có thời hạn đến mười hai (12) tháng hoặc tước không thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá đối với các hành vi quy đnh ti Khoản 3 Điều này do thẩm định viên về giá thực hiện theo quy định của pháp luật v xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.

5. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bị thu hồi tài sản nhà nước;

d) Buộc phải nộp ngân sách nhà nước khoản tiền thu được từ việc sử dụng tài sản vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định.

Điều 17. Xử phạt tổ chức có hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo quy định của pháp luật và dự toán được giao

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo chế độ quy định và dự toán được giao.

Điều 18. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về xử lý tài sản nhà nước

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện kê khai, lập phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà nước; di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở khác phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật;

b) Không xử lý hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời đối với tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả;

c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu hủy tài sản khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản nhà nước gây hư hỏng, thất thoát tài sản.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi xử lý tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối vi tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Xử phạt tổ chức có hành vi kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

5. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra thất thoát, hư hỏng tài sản.

Điều 19. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản nhà nước

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Quá thời hạn quy định mà vẫn chưa triển khai thực hiện phương án xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không thực hiện bàn giao tài sản có quyết định điều chuyển, thu hồi cho cơ quan tiếp nhận đúng thời hạn;

c) Vi phạm các quy định về thành lập Hội đồng định giá, Hội đồng thẩm định giá, Hội đồng bán đấu giá tài sản, Hội đồng tiêu hủy tài sản.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm quy định về lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để xử lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc thông báo công khai bán đấu giá tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

3. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về xác định giá trị của tài sản, tổ chức bán đấu giá tài sản:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản có giá trị dưới 100 triệu đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản là xe ô tô; tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước có thời hạn đến mười hai (12) tháng hoặc tước không thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá, Chứng chỉ hành nghề đấu giá đối với các hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này do thm định viên v giá hoặc đu giá viên thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và tư pháp.

5. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc phải thực hiện tổ chức xử lý tài sản theo quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Điều 20. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về việc đăng nhập và sử dụng số liệu về tài sản nhà nước

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong các hành vi sau:

1. Cố ý kê khai, nhập, duyệt dữ liệu tài sản nhà nước vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước không đúng quy định, làm sai lệch số liệu tài sản nhà nước;

2. Sử dụng số liệu về tài sản nhà nước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước vào mục đích cá nhân mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép.

Điều 21. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

1. Hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20 Nghị định này.

2. Việc xác định hành vi vi phạm liên quan đến trình tự, thủ tục về đầu tư, mua sắm, trang bị, bán, điều chuyển, thanh lý và tiêu hủy tài sản nhà nước của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được căn cứ vào quy định tại các văn bản sau:

a) Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao;

b) Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước sở tại;

c) Pháp luật của nước sở tại;

d) Pháp luật của Việt Nam.

Trường hợp giữa các văn bản nêu trên không thống nhất thì lựa chọn thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới.

MỤC 2. VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LỶ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÁC DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 22. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về trang cấp tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước

1. Xử phạt tổ chức có hành vi thực hiện mua sắm tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền trước khi ký kết Điều ước quốc tế cụ thể về ODA về nội dung đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, trang bị xe ô tô khác với quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi không thực hiện mua sắm tập trung đối với các loại tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

4. Xử phạt tổ chức có hành vi mua sắm, trang bị tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này.

5. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thuê tài sản để phục vụ công tác quản lý của các dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 23. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về sử dụng tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước

1. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

2. Xử phạt tổ chức có hành vi bố trí, sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng mục đích thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi cho mượn tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

4. Xử phạt tổ chức có hành vi biếu, tặng cho, trao đổi tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

5. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc của Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

6. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

7. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi sử dụng tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

8. Xử phạt tổ chức có hành vi không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật và dự toán được giao thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Điều 24. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về xử lý tài sản của các dự án khi dự án kết thúc hoặc không còn nhu cầu sử dụng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện kiểm kê, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo thời hạn quy định;

b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với các tài sản do các chuyên gia ODA, nhà thầu tư vấn, giám sát chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản gây hư hỏng, thất thoát tài sản;

b) Tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản.

3. Xử phạt tổ chức có hành vi xử lý tài sản khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 18 Nghị định này.

4. Xử phạt tổ chức có hành vi kê khai không đúng danh mục, hiện trạng tài sản đề nghị xử lý thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 18 Nghị định này.

5. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

MỤC 3. VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 25. Xử phạt tổ chức có hành vi vi phạm quy định về xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, bảo quản, chuyển giao tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo cấp có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu tài sản của Nhà nước theo quy định;

b) Vi phạm quy định về thời hạn chuyển giao, hồ sơ chuyển giao tài sản cho các cơ quan chức năng để xử lý.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

a) Thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản tài sản gây hư hỏng, thất thoát tài sản;

b) Tháo dỡ, thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện của tài sản.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức vi phạm quy định tại Điều này còn bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;

c) Bồi thường thiệt hại nếu để xảy ra thất thoát, hư hỏng tài sản.

Điều 26. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định về thời hạn lập phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải thực hiện lập phương án xử lý tài sản để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

2. Xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Chương 3.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH, CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

- Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Nghị định này;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

- Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Nghị định này;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

2. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra các cấp:

a) Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 500.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.

b) Chánh Thanh tra cấp Sở có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

- Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Nghị định này;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

c) Chánh Thanh tra Bộ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

- Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Nghị định này;

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này quyết định áp dụng biện pháp thu hồi tài sản nhà nước theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước quyết định thu hồi.

4. Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Các cơ quan chức năng của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ (nếu có) hoặc thông báo tới người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này đ xem xét, xử lý.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này có trách nhiệm xem xét, xử phạt theo quy định.

Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

Điều 28. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thực hiện theo quy định chung của pháp luật v xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29. Thi hành quyết định xử phạt hành chính

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, trường hp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành thì thực hiện theo thời hạn đó.

2. Quá thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập hoặc khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng; đình chỉ công tác đối với cá nhân chưa khắc phục xong hậu quả gây ra;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá theo quy định của pháp luật;

c) Các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để thi hành quyết định xử phạt.

3. Việc hoãn chấp hành quyết định xử phạt tiền thực hiện theo quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Thẩm quyền, thủ tục và việc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2012.

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định này.

2. Các Bộ cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định tại Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC

DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN, MẪU QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ)

I. CÁC MẪU BIÊN BẢN

1. Mu biên bản số 01: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Mu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

3. Mu biên bản số 03: Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, s dụng tài sản nhà nước.

4. Mu biên bản số 04: Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang cơ quan chức năng.

5. Mu biên bản số 05: Biên bản bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang cơ quan điều tra.

II. CÁC MẪU QUYẾT ĐỊNH

1. Mu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước,

2. Mu quyết định số 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản).

3. Mu quyết định số 03: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước bằng hình thức phạt cảnh cáo (Theo thủ tục đơn giản).

4. Mu quyết định số 04: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

5. Mu quyết định số 05: Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

6. Mu quyết định số 06: Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

7. Mu quyết định số 07: Quyết định thu hồi tài sản nhà nước.

Mẫu biên bản số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………./BB-VPHC

………, ngày …… tháng ….. năm  …..

 

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Hôm nay, hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng .... năm ……… tại …………….

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà) .............................. Chức vụ: ………………………………………………

2. Ông (bà) .............................. Chức vụ: ………………………………………………

3. Ông (bà) .............................. Chức vụ: ………………………………………………

Với sự chứng kiến của:

1. Ông (bà): ………………………. Nghề nghiệp: ………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..

Giấy Chứng minh nhân dân số: ................................... Ngày cấp:…………………..

Nơi cấp: …………………………………………………………………………………….

2. Ông (bà): ………………………. Nghề nghiệp: ………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..

Giấy Chứng minh nhân dân số: ................................... Ngày cấp:…………………..

Nơi cấp: …………………………………………………………………………………….

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đối với:

Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………………………………

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:  …………… Ngày cấp: ……… Nơi cấp: ……………………………………………………………………………………….

Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau: ………………………………………………

………………………………………………………………………………………………….1

Các hành vi trên đã vi phạm vào Điểm ……… Khoản …….. Điều ...... Nghị định số …………... của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):

1. Ông (bà)/tổ chức:……………………………………………………………………………

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………………………….. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: ………………………………………………………..

2. Ông (bà)/tổ chức:……………………………………………………………………………

Địa chỉ: ...........................................................................................................................

Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: …………………………….. Ngày cấp: ………………….. Nơi cấp: ………………………………………………………..

Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: …………

……………………………………………………………………………………………………………….

Ý kiến trình bày của người làm chứng: ……………………………………………………………….

Ý kiến trình bày của người bị thiệt hại/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có): ……………………………………………………………………………………………………

Ý kiến của người có thẩm quyền: ………………………………………………………………………

Yêu cầu ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………đình chỉ ngay các hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:…………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện, vi phạm hành chính và giấy tờ sau để cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

Số lượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng 2

Ghi chú3

Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại …………………….. lúc …………. gi ….. ngày ….. tháng ….. năm …………………….. để giải quyết vụ vi phạm.

Biên bản được lập thành …………………… bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, một bản gửi báo cáo người có thẩm quyền xử phạt và …………………………………………………………………………………………………

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ………………………………………………………………………….

Biên bản này gồm ….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN T CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)4

NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (nếu có)
(HOẶC TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (nếu có)
(Ký, ghi họ tên)

NGƯỜI LP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.

2 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký.

3 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không; nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm và người chứng kiến đại diện cho gia đình, tổ chức hoặc đại diện chính quyền … (nếu có).

4 Nếu người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký, ghi rõ lý do không ký biên bản.

Mẫu biên bản số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../BB-TGTVPT

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

 

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số ..................... của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………../QĐ-TGTVPT ngàythángnămcủa …………………………………………….;

Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,

Hôm nay, hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng .... năm ….. tại           ………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà) ………………………………. Chức vụ: …………………………………………………..

2. Ông (bà) ………………………………. Chức vụ: …………………………………………………..

Bên vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………………………………………………..

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng minh nhân dân số/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số: …………………………………….

Ngày cấp: …………………………….. Nơi cấp: ………………………………………………………

Với sự chứng kiến của:

1. Ông (bà):  …………………………………. Nghề nghiệp: …………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………..  Ngày cấp: ……………………………..

Nơi cp: ………………………………………………………………………………………………….

2. Ông (bà): ………………………………. Nghề nghiệp: …………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………..  Ngày cấp: ……………………………..

Nơi cp: ………………………………………………………………………………………………….

Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ

ĐV tính

Slượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng1

Ghi chú2

Ngoài những tang vật, phương tiện bị tạm giữ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm bất kỳ thứ gì khác.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản.

Biên bản gồm ….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI VI PHẠM HOẶC
 ĐẠI DIỆN T CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên)3

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký.

2 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không; nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm và người chứng kiến đại diện cho gia đình, tổ chức hoặc đại diện chính quyền … (nếu có).

3 Nếu người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký, ghi rõ lý do không ký biên bản.

Mẫu biên bản số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../BB-TTTVPT

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

BIÊN BẢN

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính/Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ….. ngày ... tháng ... năm …………….. của ………………………………….. về …………………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay, hồi ….. giờ ….. ngày ……. tháng .... năm ……… tại …………………………………

………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. Ông (bà): …………………………………………….. Chức vụ: …………………………………….

2. Ông (bà): …………………………………………….. Chức vụ: …………………………………….

Bên vi phạm hành chính là:

Ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………………………………………………1

Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

Giấy chứng minh nhân dân/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………………………….

Ngày cấp: ………………………………… Nơi cấp: ……………………………………………………

Với sự chứng kiến của:

1. Ông (bà): ………………………………… Nghề nghiệp:  …………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Giấy Chứng minh nhân dân số:  …………………………………. Ngày cấp: ……………………..

Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………….

2. Ông (bà): ………………………………… Nghề nghiệp:  …………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Giấy Chứng minh nhân dân số:  …………………………………. Ngày cấp: ……………………..

Nơi cấp: ………………………………………………………………………………………………….

Tiến hành lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện

ĐV tính

Slượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện 2

Ghi chú 3

Ngoài những tang vật, phương tiện bị tịch thu nêu trên, chúng tôi không thu giữ thêm bất kỳ thứ gì khác.

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản.

Biên bản gồm …………….. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:

Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

NGƯỜI VI PHẠM
(HOẶC ĐẠI DIỆN TỐ CHỨC VI PHẠM)
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LÀM CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________

1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

2 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký.

3 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không; nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm và người chứng kiến đại diện cho gia đình, tổ chức hoặc đại diện chính quyền … (nếu có).

Mẫu biên bản số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../BB-BGTVPT

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

BIÊN BẢN

Bàn giao tang vật, phưong tiện vi phạm hành chính sang cơ quan chức năng

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……….. ngày ….. tháng ... năm ….. của …………………………… về …………………………………………

Căn cứ Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ...... ngày ...... tháng … năm ….. của ………………………………………..

Hôm nay, hồi ... giờ .... ngày ..... tháng .... năm ….. tại ………………………………….

Chúng tôi gồm:

Đại diện bên giao:

1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Đại diện bên nhận:

1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Tiến hành bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện

ĐV tính

Slượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện 1

Ghi chú 2

Các ý kiến của bên nhận (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..

Hai bên đã giao nhận đầy đủ tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc hồi ... giờ ….. ngày …… tháng …… năm …………………..

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.

Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.

Biên bản gồm …………. trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang.

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

____________

1 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký.

2 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không; nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm và người chứng kiến đại diện cho gia đình, tổ chức hoặc đại diện chính quyền ... (nếu có).

Mẫu biên bản số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../BB-BGHSTVPT

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

BIÊN BẢN

Bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính sang cơ quan điều tra

Căn cứ Quyết định số ….. ngày ... tháng ... năm... của ……………………………….. về việc chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước sang cơ quan điều tra;

Hôm nay, hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng .... năm ... tại …………………………………………..

Chúng tôi gồm:

Đại diện bên giao:

1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Đại diện bên nhận:

1. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

2. Ông (bà): ………………………………. Chức vụ: ………………………………………………..

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………………..

Tiến hành bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:

TT

Tên tang vật, phương tiện

ĐV tính

Slượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện1

Ghi chú2

Các ý kiến của bên nhận:

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Hai bên đã giao nhận đầy đủ hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc hồi …………. giờ …………. ngày ….. tháng ……… năm ……………

Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản;

Biên bản gồm ……………. trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang.

ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

____________

1 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký.

2 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không; nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm và người chứng kiến đại diện cho gia đình, tổ chức hoặc đại diện chính quyền ... (nếu có).

Mẫu quyết định số 01

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-TGTVPT

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

QUYẾT ĐỊNH

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều …….. Nghị định số ............. của Chính phủ quy định ………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi: ……………………………………. Chức vụ: ……………………………………………………

Đơn vị công tác: ……………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tạm giữ các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:

- Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………………………………………….1

- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………….2

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:  ……… Ngày cấp: ………… Nơi cấp: ………………………………………………………..

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..2

Quy định tại Điểm ……….. Khoản ……….. Điều ………. Nghị định số ………………………….. của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………………………. để chấp hành.

2. …………………………………………………………………………………………………………...

Quyết định này gồm ……………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.

Mẫu quyết định số 02

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-XPHC

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản)

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ……… Nghị định số .......... của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số .... ngày ….. tháng .... năm ………….;

Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức:  ……………………………………………. thực hiện tại ……………………………………………………

Tôi: ……………………………………. Chức vụ: …………………………………………………..

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:

- Ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………………………………………….1

- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………

- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………

- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……………………………. Ngày cấp: ………………………………….. Nơi cấp: ……………………………………………….

Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: ……………………………………………………. đồng.

(Ghi bằng chữ: …………………………………………………………………………………………..)

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..2

Hành vi của ông (bà)/tổ chức ......................... đã vi phạm quy định tại Điểm …………. Khoản ………. Điều …….. Nghị định số …………………………………………. của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 Quyết định này phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn …………….. ngày, k từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 Quyết định này cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế.

Số tiền phạt phải nộp tại điểm thu tiền phạt là: …………………………… tại ……………………. Kho bạc Nhà nước ………………………………………………………………………………………

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 Quyết định này có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà)/t chức: ……………………………………………………………………… để chấp hành.

2. Kho bạc ………………………………………………………………………………. để thu tiền phạt.

3. …………………………………………………………………………………………………………….

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.

Mẫu quyết định số 03

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-XPHC

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước bằng hình thức phạt cảnh cáo (Theo thủ tục đơn giản)

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ……….. Nghị định số ……………. của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức ……………………………………………….. thực hiện tại ………………………………………………………………………………………………

Tôi: …………………………………… Chức vụ: ……………………………………………………….

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản đối với:

- Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………………………………………..1

- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….

- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………………

Ngày cấp: ………………………………… Nơi cấp: ………………………………………………….

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….2

Quy định tại Điểm …………. Khoản ……….. Điều …………….. Nghị định số ............. của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………………………. để chấp hành.

2. …………………………………………………………………………………………………………….

Quyết định này gồm ........ trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.

Mẫu quyết định số 04

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-XPHC

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

QUYẾT ĐỊNH

Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp Lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều.... Nghị định số ……………… của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số ………………………… ngày…… tháng …….. năm ……;

Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức ……………………………………………… thực hiện tại:……………………………………………………………………………………………..;

Tôi: ………………….. Chức vụ: ………………………. Đơn vị công tác: ………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:

- Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………………………………………. 1

- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …………………………………………………………………….

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….

- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………. Ngày cấp: ………………………….. Nơi cấp: ………………………………………..

Với các hình thức sau:

1. Hình thức xử phạt chính:

Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là ……………………………………………………………. đồng

(Bằng chữ: …………………………………………………………………………………………………)

2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):

a) Tước quyền sử dụng giấy phép/Chứng chỉ hành nghề: ……………………………………………  

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bao gồm: ……………….

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ……………………………………………………….

Lý do:

Đã có hành vi vi phạm hành chính: …………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………2

Hành vi của ông (bà)/tổ chức …………………………… đã vi phạm quy định tại Điểm ... Khoản .... Điều ...... Nghị định số ............ của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 2. Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 Quyết định này phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn ………….. ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.

Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 Quyết định này cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế.

Số tiền phạt phải nộp tại điểm thu tiền phạt là: ……………………………. tại Kho bạc Nhà nước …………………………………………………………………………………

Ông (bà)/tổ chức có tên tại Điều 1 Quyết định này có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được giao cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………………………. để chấp hành.

2. Kho bạc …………………………………………………………………………….. để thu tiền phạt.

3. .........................................................................................................................................

Quyết định này gồm ……… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.

Mẫu quyết định số 05

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../QĐ-TLTVPT

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

QUYẾT ĐỊNH

Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Căn cứ Điều ... Nghị định số ........ của Chính phủ quy định về ……………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….1

Căn cứ: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi: ………………………………….. Chức vụ: …………………………………………………….

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho:

- Ông (bà)/tổ chức:................................................................................................................ 2

- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:.........................................................................................

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……………….. Ngày cấp: ………………………. Nơi cấp: ………………………………………………………………………..

Lý do:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được trả lại gồm:

……………………………………………………………………………………………………………

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho:

1. Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………….. để thực hiện.

2. Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………………….. để biết.

3. Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………………………………………..

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Ghi cụ thể Điều của Nghị định nào quy định thẩm quyền của người ra quyết định.

2 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.

Mẫu quyết định số 06

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./QĐ-TTTVPT

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

QUYẾT ĐỊNH

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Căn cứ Điều 35 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;

Căn cứ Điều 11 Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………. ngày  ………. tháng ……. năm …….. của ………………………………………………………………………..

Tôi: ……………………………………………………. Chức vụ: ………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tịch thu các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện

ĐV tính

Slượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện1

Ghi chú

Vì không xác định được chủ sở hữu/người quản lý/người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận.

Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Quyết định này được gửi cho cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc Kho bạc Nhà nước.

Quyết định này gồm ….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký

Mẫu quyết định số 07

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../QĐ-THTSNN

……….., ngày ….. tháng ….. năm  …..

QUYẾT ĐỊNH

Thu hồi tài sản nhà nước

Căn cứ Nghị định số ……….. ngày .... tháng .... năm ....... của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số …………. ngày ……… tháng ….. năm ….. của ………………………………………………………………………………………………………..

Tôi: ………………………………………. Chức vụ: ……………………………………………………

Đơn vị công tác: ………………………………………………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thu hồi các tài sản nhà nước bao gồm:

STT

Tên tài sản

ĐV tính

Slượng

Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện1

Ghi chú

Điều 2. Tài sản nêu tại Điều 1 Quyết định này được giao cho .............. để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này gồm …………. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.

NGƯỜI RA QUYT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________

1 Nếu là phương tiện ghi thêm số đăng ký

2 Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện đang quản lý tài sản bị thu hồi.

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 66/2012/NĐ-CP

Hanoi, September 06, 2012

 

DECREE

ON PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF THE MANAGEMENT AND USE OF STATE-OWNED PROPERTY

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Management and use of State-owned property dated June 03, 2008;

Pursuant to the Law on Thrift practice and waste prevention dated November 11, 2005;

Pursuant to the Law on Corruption prevention dated November 29, 2005;

Pursuant to the Ordinance on Handling administrative violations and the Ordinance on amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations;

At the proposal of the Minister of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree specifies the acts of administrative violations, forms of penalties, fine rates, authority to impose penalties, procedures for imposing administrative penalties for violations of the management and use of State-owned property.

State-owned property in this Decree includes:

a) The office building and other property attached to the land and the right to use the land on which the office building is built; the machinery, means of transports, working equipment, and other property allocated to State agencies (including Vietnamese agencies overseas), public non-business units, political organizations, socio-political organizations, socio-professional political organizations, social organizations, socio-professional organizations prescribed in the Law on Management and use of State-owned property (hereinafter referred to as State-owned property at agencies, organizations and units);

b) The property of the projects funded by State capital (including official development aid and foreign non-governmental aid belonging to the State budget receipts) owned by agencies, organizations and units;

c) The property under the State ownership as prescribed by law.

2. For other acts of administrative violations of the management and use of State-owned property not being specified in this Decree, the provisions specified in legal documents on penalties for administrative violations of relevant State management sectors shall apply.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Agencies, organizations, and units (hereinafter referred to as organizations) and Vietnamese individuals that commit violations law provisions on the management and use of State-owned property that must be administrative penalties as prescribed by law, shall be penalized as prescribed in this Decree and relevant law provisions.

2. Foreign individuals and organizations that commit violations of the management and use of State-owned property within the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be penalized as prescribed by this Decree and relevant law provisions, unless the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory prescribe otherwise.

Article 3. Principles of penalties for administrative violations,

1. The penalties for administrative violations of the management and use of State-owned property must be imposed by competent authorities in accordance with Article 27 of this Decree and general law provisions on handling administrative violations.

2. All violations of the management and use of state-owned property must be detected and stopped promptly. The penalties for administrative violations must be carried out quickly and legitimately, all the consequences caused by administrative violations must be remedied as prescribed by law.

3. Each administrative violation of the management and use of state-owned property is only penalized once. Each administrative violation among multiple administrative violations of the management and use of state-owned property committed by an organization or individual shall be penalized separately. Multiple organizations or individuals that commit same administrative violation of the management and use of state-owned property shall be penalized separately. The penalties on organizations or individuals are specified in Chapter II of this Decree.

4. Organizations and individuals incurring penalties for administrative violations must not use the State budget or money derived from the State budget to pay for the penalties and to rectify the consequences caused by the violations committed. After implementing the decision on penalties, the penalized organization shall find the persons at fault to determine legal liability, including paying fines and rectifying consequences caused by their violations proportionally to the extend of violations committed by such persons as prescribed by law and the Regulation on the management and use of State-owned property of the organizations.

5. Depending on the nature and extent of violations, organizations and individuals committing violations of the management and use of State-owned property shall be administrative penalized as prescribed by this Decree and relevant law provisions; organizations and individuals not being subjects of administrative penalties shall be handled in accordance with the Law on Public officers, the Law on Public employees, the Law on State budget, the Law on the management and use of State-owned property, and relevant legal documents.

Article 4. Aggravating and mitigating circumstances in penalties for administrative violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Statute of limitations of penalties for administrative violations

1. The statute of limitations of sanctions against administrative violations of the management and use of State-owned property is 01 year. For violations related to property being houses and land belonging to the office building, the statute of limitations is 02 years, as from the day of committing the administrative violations.

2. During the period prescribed in Clause 1 this Article, if the organization or individual keeps committing new administrative violations of the management and use of State-owned property, or deliberately avoids or obstructs the penalty, the statute of limitations prescribed in Clause 1 shall not apply and shall begins from the time the new administrative violation is committed, or the time of stopping avoiding and obstructing the penalty.

Article 6. Forms of penalties for administrative violations and remedial measures

1. Primary forms of penalties:

For each administrative violation of the management and use of State-owned property, the violating organizations and individuals must incur one of the following primary penalties:

a) Warnings;

b) Fines.

The maximum fine for each administrative violation of the management and use of State-owned property is 50,000,000 VND.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Depending on the nature and extent of violations, the violating organizations and individuals may also incur one or some of the following forms of additional penalties:

a) Confiscating the exhibits and means of administrative violations;

b) Depriving the right to use the practice certificate temporarily or indefinitely.

3. remedial measures:

Depending on the nature and extent of violations, the violating organizations and individuals must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to comply with law provisions on the management and use of State-owned property;

b) Enforcing to restore the original condition of the property that has been changes when committing administrative violations; or to pay compensation by money or by property with similar features if the original condition is not able to be restored;

c) Paying compensation for the damage caused by the violations;

d) Enforcing to pay the money collected from improperly using property to the State budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Withdrawing or request competent agencies to withdraw the State-owned property being used for improper purposes or beyond the standards and limits; the property improperly purchased, donated, or traded; the property improperly appropriated, lent, leased, or in improper cooperation.

Article 7. The collection, payment, management, and use of money collected from fines for administrative violations and compensation

1. The management and use of money collected from fines for administrative violations of the management and use of State-owned property must comply with the Government's Decree on the receipts of fine collection, the management and use of money collected from fines for administrative violations and its guiding documents.

2. The compensation must be properly and sufficiently collected, and used for calculating the compensation and giving back to the damaged organizations, the remaining shall be paid to the State budget.

Chapter 2.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, FORMS AND RATES OF PENALTIES

SECTION 1. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF THE MANAGEMENT AND USE OF STATE-OWNED PROPERTY AT AGENCIES, ORGANIZATIONS, AND UNITS

Article 8. Penalties on organizations committing violations of purchasing State-owned property

1. Penalties on organizations purchasing property without decisions from competent authorities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to property being working machinery and equipment, or other property (not the office building) with total purchase value ≥ 100 million VND (hereinafter referred to as property with total purchase value ≥ 100 million VND), and cars;

c) Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND applicable to property being the office building.

2. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for not doing concentration purchase when purchasing the property in the list of concentration purchase as prescribed by law.

3. Penalties on organizations purchasing property beyond the standards and limit prescribed by competent State agencies:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for purchasing property of which the excessive value < 50 million VND compared to the prescribed limit;

a) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for purchasing property of which the excessive value is from 50 million VND to under 100 million VND compared to the prescribed limit;

a) Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for purchasing property of which the excessive value ≥ 100 million VND compared to the prescribed limit.

4. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to comply with law provisions on the management and use of State-owned property;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Withdrawing the State-owned property.

Article 9. Penalties on organizations committing violations of property lease

1. Penalties on organizations renting property without decisions from competent authorities, renting property beyond the standards and limit, choosing property lessors improperly:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND applicable to property of which the lease contract value < 100 million VND;.

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to property of which the lease contract value is ≥ 100 million VND.

2. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate Clause 1 this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to comply with law provisions on the management and use of State-owned property;

b) Terminating or revising the lease contract; paying the fine for terminating or amending economic contracts (if any).

Article 10. Penalties on organizations that dispose and use State-owned property beyond the standards and limit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for disposing or using property of which the excessive value is form 50 million VND to under 100 million VND compared to the prescribed limit;

3. Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for disposing and using property of which the excessive value ≥ 100 million VND compared to the prescribed limit;

4. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to comply with law provisions on the management and use of State-owned property;

b) Enforcing to pay compensation for the damage caused by disposing or using property beyond the standards and limits;

c) Withdrawing the State-owned property.

Article 11. Penalties on organizations that dispose and use State-owned property for improper purposes

1. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for disposing and using property being working machinery and equipment, or other property (not the office building or cars) with input value < 100 million VND per unit of property according to the accounting book (hereinafter referred to as property with value < 100 million VND) for improper purposes;

2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for disposing and using property being working machinery and equipment, or other property (not the office building or cars) with input value ≥ 100 million VND per unit of property according to the accounting book (hereinafter referred to as property with value ≥ 100 million VND) for improper purposes;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to comply with law provisions on the management and use of State-owned property;

b) Enforcing to restore the original condition of the property that has been changes when committing administrative violations; or to pay compensation by money or by property with similar features if the original condition is not able to be restore;

c) Withdrawing the State-owned property being improperly used.

Article 12. Penalties on organizations that lend State-owned property improperly

1. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for lending property with value < 100 million VND.

2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for lending property being cars or property with value ≥ 100 million VND.

3. Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for lending property being the office building.

4. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Enforcing to restore the original condition of the property that has been changes when committing administrative violations; or to pay compensation by money or by property with similar features if the original condition is not able to be restore;

c) Enforcing to pay compensation for the damage caused by lending property;

d) Withdrawing the State-owned property being lent improperly.

Article 13. Penalties on organizations that give, donate, or trade State-owned property improperly

1. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for giving, donating, or trading property with value < 100 million VND.

2. Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for giving, donating, or trading cars or property with value ≥ 100 million VND.

3. Fines of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND for giving, donating, or trading the office building.

4. Apart from the forms of penalties prescribed in Clause 1, 2 and 3 this Article, the property improperly given, donated, or traded shall also be withdrawn.

Article 14. Penalties on organizations and individuals that intrude the office building.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article shall also have the exhibits and means of administrative violations confiscated, and must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to restore the original condition of the office building, and leave the office building intruded;

b) Enforcing to dismantle the constructions built within the intruded area;

c) Enforcing to pay compensation for the damage cause by the intrusion.

Article 15. Penalties on organizations and individuals that illegally appropriate State-owned property

1. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND imposed on organizations and individuals that illegally appropriate State-owned property that are not liable to criminal prosecution.

2. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article shall also have the exhibits and means of administrative violations confiscated, and must comply with the following remedial measures:

b) Enforcing to restore the original condition of the property that has been changes when committing the administrative violations and return it to the organization; or to pay compensation by money or by property with similar features if the original condition is not able to be restored;

b) Enforcing to pay compensation for the damage caused by illegal appropriation of State-owned property;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Penalties on organizations and individuals using State-owned property for producing, providing services, leasing, or cooperating without decision from competent authorities:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND applicable to property with value < 100 million VND;.

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to cars and property with value ≥ 100 million VND;

c) Fines of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND applicable to property being the office building.

2. . Penalties on organizations and individuals using State-owned property for producing, providing services, leasing, or cooperating so that the assigned functions and duties of the units are not fulfilled:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND applicable to property with value < 100 million VND;.

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to cars and property with value ≥ 100 million VND;

c) Fines of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND applicable to property being the office building.

3. Penalties on organizations and individuals that violate the provisions on property valuation when using the property for of leasing, or cooperating:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to cars and property with value ≥ 100 million VND;

c) Fines of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND applicable to property being the office building.

4. Forms of additional penalties:

Revoking the valuer card up to 12 months or indefinitely for the violations prescribed in Clause 3 this Article committed by valuers, as prescribed by law provisions on penalties for administrative violations of pricing.

5. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to comply with law provisions on the management and use of State-owned property;

b) Enforcing to restore the original condition of the property that has been changes when committing administrative violations; or to pay compensation by money or by property with similar features if the original condition is not able to be restore;

c) Withdrawing the State-owned property;

d) Enforcing to pay the money collected from improperly using State-owned property for producing, providing services, leasing, or cooperating to the State budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for not maintaining and repairing property with value < 100 million VND.

2. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for not maintaining and repairing cars and property with value ≥ 100 million VND.

3. Fines of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for not maintaining and repairing property being the office building.

4. Apart from the forms of penalties prescribed in Clause 1, 2, and 3 this Article, the violating organizations must maintain and repair the property in accordance with the regulation and allocated budget.

Article 18. Penalties on organizations committing violations of handling State-owned property

1. Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:

a) Not declaring or making plans for rearranging and handling State-owned property; moving the facilities causing environment pollution, and other facilities that must be moved according to urban construction planning as prescribed by law;

b) Not handling or sending reports to competent State agencies for handling the unnecessary property or ineffective property;

c) Not sending reports to competent State agencies for withdrawing, transferring, selling, liquidating, or destructing the property when necessary as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Penalties on organizations that handle property without decisions from competent authorities:

a) Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND applicable to property with value < 100 million VND;.

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to cars and property with value ≥ 100 million VND;

c) Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND applicable to property being the office building.

4. Penalties on organizations that incorrectly declare the condition of property for handling:

a) Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND applicable to property with value < 100 million VND;.

b) Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND applicable to cars and property with value ≥ 100 million VND;

c) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to property being the office building.

5. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Enforcing to restore the original condition of the property that has been changes when committing administrative violations; or to pay compensation by money or by property with similar features if the original condition is not able to be restore;

c) Enforcing to pay compensation for the damage and loss of property.

Article 19. Penalties on organizations committing violations of organizing the handling of State-owned property

1. Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:

a) Failing to implement the handling plan approved by competent authorities after the prescribed period;

b) Not handing over the property that has been decided to be withdrawn and transferred to the receiving agencies punctually;

c) Violating the provisions on establishing the Valuation Council, the Property Auction Council, and the Property Destruction Council

2. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:

a) Violations of the provisions on choosing professional auction organizations and valuation organizations to handle the property according to the decision from competent authorities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Penalties on organizations committing violations of property valuation and auction;

a) Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND applicable to property with value < 100 million VND;.

b) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND applicable to cars and property with value ≥ 100 million VND;

c) Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND applicable to property being the office building.

4. Forms of additional penalties:

Revoking the valuer card and the auction practice certificate up to 12 months or indefinitely for the violations prescribed in Clause 3 this Article committed by valuers or auction organizers as prescribed by law provisions on penalties for administrative violations of pricing and judicial affairs.

5. Apart from the forms of penalties prescribed in Clause 1 this Article, the violating organizations must organize the handling of the property in accordance with the handling decision from competent authorities and law.

Article 20. Penalties for violations of logging in and using data about State-owned property

Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Using the data about State-owned property in the National database about State-owned property for personal purposes without permission from competent State agencies in charge of such database.

Article 21. Penalties for violations of the management and use of State-owned property of Vietnamese agencies overseas

1. The violations, the form and rate of fines for the violations of the management and use of State-owned property of Vietnamese agencies overseas are similar to that in Article 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 and 20 of this Decree.

2. The determination of the violations related to the order, procedures for investing, purchasing, equipping, selling, liquidating, and destructing State-owned property of Vietnamese agencies overseas are based on the following documents:

a) The Vienna Convention on Diplomatic Relations of 1961;

b) The Agreements signed by Vietnam’s Government and the foreign country’s Government;

c) The foreign country’s laws.

d) The Vietnam’s laws.

If such documents above are not uniform, the above ones shall prevail.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Penalties on organizations committing violations of allocating property of projects funded by the State capital

1. The imposition of the penalties on organizations purchasing property without decisions from competent authorities is similar to that prescribed in Clause 1 and Clause 4 Article 8 of this Decree.

2. Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for not reaching an agreement with competent agencies before signing International Agreement on ODA for investment in the construction of the office building and purchasing cars in contravention of Vietnam’s law.

3. The imposition of penalties on organizations not doing concentration purchase when purchasing the property in the list of concentration purchase as prescribed by law is similar to that prescribed in Clause 2 and Clause 4 Article 8 of this Decree.

4. The imposition of penalties on organizations purchasing property beyond the standards and limits prescribed by competent State agencies is similar to that prescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 8 of this Decree.

5. The imposition of penalties on organizations committing violations of leasing property to serve the management of the projects funded by the State capital is similar to that prescribed in Article 9 of this Decree.

Article 23. Penalties on organizations committing violations of using property of projects funded by the State capital

1. The imposition of penalties on organizations that dispose and use property of projects funded by the State capital beyond the standards and limits is similar to that prescribed in Article 10 of this Decree.

2. The imposition of penalties on organizations that dispose and use property of projects funded by the State capital for improper purposes is similar to that prescribed in Article 11 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The imposition of penalties on organizations that improperly give, donate, or trade property of projects funded by the State capital is similar to that prescribed in Article 13 of this Decree.

5. The imposition of penalties on organizations that intrude the office building of the management board of projects funded by the State capital is similar to that prescribed in Article 14 of this Decree.

6. The imposition of penalties on organizations and individuals that illegally appropriate property of projects funded by the State capital is similar to that prescribed in Article 15 of this Decree.

7. The imposition of penalties on organizations and individuals improperly using State-owned property for producing, providing services, leasing, or cooperating is similar to that prescribed in Article 16 of this Decree.

8. The imposition of penalties on organizations that fail to maintain and repair the property of property of projects funded by the State capital is similar to that prescribed in Article 17 of this Decree.

Article 24. Penalties on organizations and individuals committing violations of handling property of a project after the project is done, or unnecessary property

1. Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:

a) Failing to make inventories and sending reports competent State agencies for handling within the prescribed period;

b) Failing to send reports to competent State agencies to establish the State ownership of the property transferred to the Vietnam’s Government by the ODA experts, advisory and supervisory contractors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Being irresponsible for the maintenance that cause damage and loss of property.

b) Dismantling, changing the structure, accessories, and parts of property.

3. The imposition of the penalties on organizations that handle the property without decision from competent authorities is similar to that prescribed in Clause 3 and Clause 5 Article 18 of this Decree.

4. The imposition of penalties on organizations that incorrectly declare the condition of property is similar to that prescribed in Clause 4 and Clause 5 Article 18 of this Decree.

5. The imposition of the penalties on organizations that violate the provisions on organizing the handling of property is similar to that prescribed in Article 19 of this Decree.

SECTION 3. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF THE MANAGEMENT AND USE OF THE PROPERTY UNDER THE STATE OWNERSHIP

Article 25. Penalties on organizations committing violations of provisions on establishing the State ownership, on preserving and transferring the property under the State ownership

1. Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:

a) Not sending reports to competent authorities for establishing the State ownership of the property as prescribed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:

a) Being irresponsible towards the maintenance that cause damage and loss of property;

b) Dismantling, changing the structure, accessories, and parts of property.

3. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that violate this Article must comply with one or some of the following remedial measures:

a) Enforcing to comply with law provisions on the management and use of State-owned property;

b) Enforcing to restore the original condition of the property that has been changes when committing administrative violations; or to pay compensation by money or by property with similar features if the original condition is not able to be restore;

c) Enforcing to pay compensation for the damage and loss of property.

Article 26. Penalties on organizations and individuals committing violations of provisions on handling property under the State ownership

1. Warnings or fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for violating provisions on the period of making plans for handling property as prescribed by law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The imposition of the penalties on organizations that violate the provisions on organizing the handling of property under the State ownership is similar to that prescribed in Article 19 of this Decree.

Chapter 3.

AUTHORITY TO IMPOSE PENALTIES, PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES, IMPLEMENTATION AND IMPLEMENTATION ENFORCEMENT OF DECISIONS ON ADMINISTRATIVE PENALTIES

Article 27. Authority to impose penalties for administrative violations

1. Authority to impose penalties of the Presidents of People’s Committees at all levels:

a) The Presidents of commune-level People’s Committees are entitled to:

- Issue warnings;

- Impose fines of up to 2,000,000 VND;

- Confiscate the exhibits and means of administrative violations valued at up to 2,000,000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The President of the district-level People’s Committee are entitled to:

- Issue warnings;

- Impose fines of up to 30,000,000 VND;

- Apply the forms of additional penalties prescribed in this Decree;

- Apply the remedial measures prescribed in Point a, b, c, d and dd Clause 3 Article 6 of this Decree.

c) The Presidents of provincial People’s Committees are entitled to:

- Issue warnings;

- Impose fines of up to the maximum level prescribed in this Decree;

- Apply the forms of additional penalties prescribed in this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Authority to impose penalties of Inspectors at all levels:

a) Inspectors, and persons delegated to carry out professional inspection on duty are entitled to:

- Issue warnings;

- Impose fines of up to 500,000 VND;

- Confiscate the exhibits and means of administrative violations valued at up to 2,000,000 VND.

b) The provincial Chief Inspectors are entitled to:

- Issue warnings;

- Impose fines of up to 30,000,000 VND;

- Apply the forms of additional penalties prescribed in this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The ministerial Chief Inspector are entitled to:

- Issue warnings;

- Impose fines of up to the maximum level prescribed in this Decree;

- Apply the forms of additional penalties prescribed in this Decree;

- Apply the remedial measures prescribed in Point a, b, c, d and dd Clause 3 Article 6 of this Decree.

3. The persons authorized to impose penalties prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article shall withdraw the State-owned property within their authority as prescribed by law provisions on the management and use of State-owned property; the cases beyond their authority must be reported to competent State agencies as prescribed by law.

4. The delegation of the authority to impose administrative penalties, and the principle of determining the authority to impose administrative penalties are prescribed by law provisions on handling administrative violations.

5. When the State functional agencies , organizations and individuals detect administrative violations of the management and use of state-owned property, they must send the dossiers (if any) or notifications the persons authorized to impose penalties for administrative violations as prescribed in this Decree for consideration and settlement.

The persons authorized to impose penalties for administrative violations prescribed in this Decree are responsible for considering and imposing penalties as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Procedures for imposing penalties for administrative violations

The procedures for imposing penalties for administrative violations of the management and use of State-owned property are prescribed by general law provisions on handling administrative violations.

Article 29. Implementation of decisions on penalties for administrative violations

1. Organizations and individuals that are administrative penalized for violations of the management and use of State-owned property must implement the decisions on penalties within 10 days as from receiving the decisions, or within the period specified in such decisions.

2. If organizations and individuals fail to voluntarily implement the decisions on penalties after the period prescribed in Clause 1 this Article, the implementation shall be enforced as follows:

a) Deducting the fines from the salary or income, or from the bank account; suspending the job of the individuals that have not rectified the consequences caused.

b) Distraining the property having equivalent value to the fine to put up for auction as prescribed by law;

c) Other coercive measures as prescribed by law provisions on handling administrative violations to implement the decisions on penalties.

3. The delay of the fine payment must comply with law provisions on handling administrative violations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 4.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30. Effects

This Decree takes effect on November 01, 2012.

Article 31. Implementation responsibilities

1. The Ministry of Finance must guide and inspect the imposition of penalties for administrative violations of the management and use of State-owned property as prescribed by this Decree.

2. The Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s Committees at all levels must guide and inspect the imposition of penalties for administrative violations of the management and use of State-owned property as prescribed by this Decree.

3. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees at all levels are responsible for implementing this Decree.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 66/2012/NĐ-CP ngày 06/09/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.670

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.10.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!