Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 46/1999/QD-NHNN6 Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Người ký: Đỗ Quế Lượng
Ngày ban hành: 05/02/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 46/1999/QĐ-NHNN6

Hà Nội, ngày 05 tháng 2 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 46/1999/QĐ-NHNN6 NGÀY 05 THÁNG 02 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ ĐIỀU HOÀ TIỀN MẶT TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 03 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 87/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về phát hành, thu hồi và thay thế tiền giấy, tiền kim loại;
Theo đề nghị của Vụ Trưởng Vụ nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về nghiệp vụ phát hành và điều hoà tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước"

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 84/QĐ-NH ngày 25/03/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về điều hoà tiền mặt trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước

Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ, Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổng Kiểm soát, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương; Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Đỗ Quế Lượng

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH VÀ ĐIỀU HOÀ TIỀN MẶT TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/1999/QĐ-NHNN6 ngày 05-02-1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) được lập quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành để quản lý tiền dự trữ phát hành và thực hiện nghiệp vụ phát hành trên cơ sở kế hoạch cung ứng tiền tăng thêm hàng năm được Chính phủ phê duyệt; nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế; nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.

Điều 2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều hoà tiền mặt trên toàn lãnh thổ nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua hoạt dộng của các Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành được bảo quản, quản lý tại các Kho tiền Trung ương, Kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Kho tiền Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3.

1. Quỹ dự trữ phát hành bao gồm các loại tiền giấy, tiền kim loại đã công bố lưu hành, chưa công bố lưu hành, đã đình chỉ lưu hành và tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông nhập từ Quỹ nghiệp vụ phát hành.

a. Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương được nhập tiền mới sản xuất từ các nhà máy in, đúc tiền; xuất, nhập với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và các Kho tiền Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

b. Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (không bao gồm tiền chưa công bố lưu hành) được xuất, nhập trực tiếp với Quỹ nghiệp vụ phát hành do Chi nhánh quản lý; xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương và các Kho tiền Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khác

Điều 4. Những trường hợp được xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành:

1. Xuất, nhập để điều chuyển tiền giữa các Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương với nhau; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Trung ương với Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và ngược lại; giữa Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước với nhau;

2. Quỹ dự trữ phát hành tại Kho tiền I Trung ương xuất (hoặc nhập) với Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;

3. Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (hoặc nhập) với Quỹ nghiệp vụ phát hành do Chi nhánh quản lý;

4. Nhập tiền Mặt mới in, đúc từ các nhà máy in, đúc tiền về Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền Trung ương;

5. Nhập các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành thu hồi từ lưu thông về qua Quỹ nghiệp vụ phát hành;

6. Nhập, xuất đổi loại tiền để thay đổi cơ cấu các loại tiền mặt trong Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Kho tiền Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;

7. Xuất các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để tiêu huỷ;

8. Xuất các loại tiền mới được Chính phủ cho công bố lưu hành.

Điều 5.

1. Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành tại các Kho tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 4, 7, 8 Điều 4 của Quy định này.

2. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố ký lệch xuất, nhập tiền mặt giữa Quỹ dự trữ và quỹ nghiệp vụ phát hành tại Chi nhánh quản lý trong các trường hợp quy định tại Khoản 3, 5, 6 Điều 4 của Quy định này.

Điều 6. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm thực hiện việc xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành tại chi nhánh để đảm bảo yêu cầu thu, chi tiền mặt đối với khách hàng.

Điều 7. Quỹ nghiệp vụ phát hành bao gồm các loại tiền giấy, tiền kim loại được sử dụng để giao dịch hàng ngày giữa Ngân hàng Nhà nước với các khách hàng có quan hệ dịch vụ ngân quỹ, thanh toán với Ngân hàng Nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.

Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước được xuất, nhập với quỹ dự trữ phát hành tại kho tiền I Trung ương và quỹ tiền mặt của các khách hàng có quan hệ dịch vụ ngân quỹ, thanh toán với NHNN Trung ương.

Quỹ nghiệp vụ phát hành của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố được xuất, nhập với Quỹ dự trữ phát hành tại Chi nhánh và quỹ tiền mặt của các khách hàng có quan hệ dịch vụ ngân quỹ, thanh toán với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước .

Điều 8. Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ phát hành tiền vào lưu thông và thu tiền từ lưu thông về qua Quỹ nghiệp vụ phát hành do Sở giao dịch hay Chi nhánh quản lý, bảo đảm đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trong phạm vị số dư tài khoản tiền gửi của họ.

Điều 9. Căn cứ nhu cầu thu, chi tiền mặt; diện tích và điều kiện an toàn của Kho tiền từng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ dự kiến mức tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành tai Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước; dự kiến tồn Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc phê duyệt. Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải chấp hành nghiêm chỉnh định mức tồn Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành được duyệt. Trường hợp đặc biệt, các Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có thể để mức tồn quỹ cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức được duyệt để phù hợp với diễn biến thu, chi tiền mặt trong từng thời kỳ.

Điều 10. Căn cứ định mức tồn Quỹ dự trữ phát hành và tiến độ thực hiện xuất, nhập Quỹ dự trữ phát hành tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ được ký lệnh điều chuyển và tổ chức thực hiện việc điều chuyển tiền mặt giữa các Quỹ dự trữ phát hành nhằm bảo đảm đủ định mức tồn Quỹ dự trữ phát hành tai các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố để chủ động đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền mặt trên địa bàn.

Điều 11. Vụ trưởng Vụ nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ chịu trách nhiệm trước Thống đốc về kết quả thực hiện công tác điều hoà tiền mặt, bảo đảm đáp ứng đủ tiền mặt cho nhu cầu giải ngân của Kho bạc Nhà nước, các Tổ chức tín dụng có quan hệ dịch vụ ngân quỹ, thanh toán với Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thống đốc về sự an toàn của mọi tài sản bảo quản trong các kho tiền Trung ương và trong quá trình điều chuyển từ kho tiền này đến kho tiền khác trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Điều 12. Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước quy định thời gian giao dịch tiền mặt đối với khách hàng một cách hợp lý; quy định thời gian kiểm kê cuối ngày các Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành theo chế độ hiện hành nhưng phải bảo đảm thu, chi tiền mặt kịp thời theo yêu cầu của khách hàng có mở tài khoản tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hay Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

Điều 13. Việc thu thập thông tin và báo cáo thống kê nghiệp vụ phát hành và kho quỹ quy định như sau:

1. Tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước:

Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ) qua các phương tiện: mạng vi tính truyền tin, fax, văn bản, điện thoại. Thông tin cung cấp phải bảo đảm thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 681/TTg ngày 15/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng.

a. Điện báo hàng ngày: Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước truyền số liệu qua mạng vi tính về Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ) trước 9 giờ của ngày làm việc về tình hình tiền mặt cuối giờ làm việc ngày hôm trước tại Sở G[M(1] iao dịch hay Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước theo các nội dung sau đây:

- Doanh số xuất, doanh số nhập Quỹ nghiệp vụ phát hành (luỹ kế từ ngày đầu tháng và không kể doanh số xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ Nghiệp vụ phát hành).

- Tiền mặt tồn Quỹ dự trữ phát hành (bao gồm: tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành); tồn Quỹ nghiệp vụ phát hành.

b. Báo cáo định kỳ:

- Doanh số xuất, doanh số nhập và bội xuất (hoặc bội nhập) Quỹ dự trữ phát hành: điện báo 5 ngày 1 lần vào các ngày làm việc kế tiếp của ngày mùng 5, 10, 15,... và ngày cuối cùng của tháng, kỳ sau công luỹ kế các kỳ trước (không kể doanh số xuất, doanh số nhập điều chuyển giữa các Quỹ dự trữ phát hành trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước).

- Cân đối thu, chi tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước: báo cáo mỗi tháng 1 lần.

2. Tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương:

a. Các Kho tiền I, Kho tiền II và Kho tiền III có nhiệm vụ truyền qua mạng vi tính về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ) trước 9 giờ của ngày làm việc các số liệu về tiền mặt tồn Quỹ dự trữ phát hành (bao gồm: tiền đủ tiêu chuẩn lưu hành, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền đình chỉ lưu hành) tại Kho tiền I, II, III - Trung ương tính đến cuối giờ làm việc ngày hôm trước.

b. Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ tổng hợp số liêu toàn quốc về tình hình tiền mặt của hệ thống Ngân hàng Nhà nước theo các nội dung quy định tại Khoản 1 và Tiết a khoản 2 của Điều này để làm căn cứ tổ chức điều hoà lưu thông tiền mặt.

c. Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ tổng hợp các số liệu sau đây trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo định kỳ:

- Doanh số xuất, doanh số nhập tiền mặt và số luỹ kế xuất, nhập tiền mặt qua Quỹ nghiệp vụ phát hành (không kể doanh số xuất, nhập giữa Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành) và tồn các Quỹ dự trữ phát hành, quỹ nghiệp vụ phát hành của toàn hệ thống ngân hàng nhà nước 5 ngày/lần.

- Báo cáo tình hình thực xuất, nhập, bội xuất, (hoặc bội nhập) Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành hàng quý và dự kiến xuất, nhập, bội xuất (hoặc bội nhập) Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành quý tiếp theo.

Chương 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ Phát hành và Kho quỹ chịu trách nhiệm hướng dẫn Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thực hiện Quy định này và có biện pháp tổ chức kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi tiền mặt qua Quỹ nghiệp vụ phát hành để kịp thời điều hoà tiền mặt tại các Kho tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 15. Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước căn cứ nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế; nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; tiền đình chỉ lưu hành để xác định giá trị và cơ cấu các loại tiền mặt đưa vào lưu thông theo từng thời kỳ tháng, quý, năm.

Điều 16. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tình hình thu, chi tiền mặt trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Điều 17. Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản tại Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

THE STATE BANK
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 46/1999/QD-NHNN6

Hanoi, February 05, 1990

 

DECISION

TO ISSUE THE REGULATION ON THE ISSUE SERVICE AND THE REGULATION OF CASH MONEY IN THE STATE BANK SYSTEM

THE GOVERNOR OF THE STATE BANK

Pursuant to the Law on the State Bank No.01/1997/QH10 of December 12, 1997;
Pursuant to Decree No. 15/CP of March 2, 1993 of the Government on the tasks, powers and State management responsibility of the ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to Decree No. 87/1998/ND-CP of October 31, 1998 of the Government on the issue, withdrawal and replacement of paper money and metal money;
At the proposal of the Head of the Issue Service and Treasury Fund Department,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with this Decision the Regulation on the issue service and the regulation of cash money in the State Bank system;

Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its signing and replaces Decision No. 84/QD-NH of March 25, 1995 of the Governor of the State Bank issuing the stipulations on the regulation of cash money in the State bank system.

Article 3.- The Head of Office, the Head of the Issue Service and Treasury Fund Department, the Head of the Accountancy-Finance Department, the Head of the General Inspection Department, the heads of the relevant units at the Central State Bank; the General Director (or Directors) of the credit organizations, the Director of the Transaction Bureau of the State Bank, the Directors of the provincial and municipal branches of the State Bank shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Do Que Luong

 

REGULATION

 ON THE ISSUE SERVICE AND THE REGULATION OF CASH MONEY IN THE STATE BANK SYSTEM
(issued together with Decision No. 46/1999/QD-NHNN6 of February 5, 1999 of the Governor of the State Bank)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The Vietnam State Bank (hereunder called the State Bank for short) is authorized to set up the issue reserve fund and the issue service fund to manage the issue reserve money and conduct the issue service on the basis of the plan of supplying the annual increase of money which has been ratified by the Government; the need of payment in cash of the economy; the need of replacing the money unqualified for circulation and the money which has been suspended from circulation.

Article 2.- The State Bank performs the task of regulating cash money on the whole territory of the Socialist Republic of Vietnam through the operations of the issue reserve funds, the issue service funds maintained and managed at the central money stores, the money stores of the State Bank Transaction Bureau and the money stores of the branches of the State Bank in the provinces and centrally-run cities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SPECIFIC PROVISIONS

Article 3.-

1. The issue reserve fund comprises various types of paper money and metal money which have been declared to come into circulation, have not been declared to come into circulation, have been suspended from circulation or which are taken from the issue service fund but not qualified to come into circulation.

a/ The issue reserve funds at the central money stores are authorized to take in money newly produced at the money printing or minting houses; to deliver money to and take in money from the issue service fund at the State Bank Transaction Bureau and the money stores of the branches of State Bank in the provinces and cities.

b/ The issue reserve funds at the money stores of the branches of the State Bank (not including the money not yet declared to come into circulation) are authorized to directly deliver money to and take in money from the issue service fund managed by the branch; to deliver money to and take money from the issue reserve fund at the central money stores and other money stores of the branches of the State Bank.

Article 4.- Cases in which deliveries of money from and receipts of money into the issue reserve fund are allowed:

1. To deliver and take in money to regulate the money among the issue reserve funds at the central money stores; between the issue reserve fund at the central money store and the issue reserve fund at the money stores of the State Bank stores and vice versa; among the issue reserve funds at the money stores of the branches of the State Bank.

2. The issue reserve fund at Central Money Store I delivers money to (or take money from) the issue service fund at the Transaction Bureau of the State Bank;

3. The issue reserve fund at the money stores of the branches of the State Bank delivers money to (or takes in money from) the issue service fund managed by the branches;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To receive types of money not qualified for circulation or money suspended from circulation or withdrawn from circulation through the issue service fund;

6. To receive or deliver or change the types of money in order to change the structure of the cash money in the issue service fund at the money store of the Transaction Bureau of the State Bank and the branches of the State Bank;

7. To deliver the types of money not qualified for circulation or money suspended from circulation as prescribed by the Governor of the State Bank in order to destroy them;

8. To deliver the types of money newly declared by the Government to come into circulation.

Article 5.-

1. The Head of the Issue Service and Treasury Fund Department is authorized to sign the order to deliver to or take into the issue reserve fund at the money stores in the system of State Banks in the cases stipulated at Clauses 1, 2, 4, 7 and 8 of Article 4 of this Regulation.

2. The Directors of the branches of the State Bank in the provinces and cities shall sign the order on cash delivery and receipt between the issue reserve fund and the issue service fund managed by the branches in the cases defined in Clauses 3,5 and 6 of Article 4 of this Regulation.

Article 6.- The directors of the branches of the State Bank in the provinces and cities shall have to conduct the delivery to and receipt from the issue reserve fund at the branches in order to ensure the need of collecting and spending cash with regard to the customers.

Article 7.- The issue service fund comprises various types of paper money and metal money allowed to be used in daily transactions between the State Bank and the customers having budget service and payment with the State Bank and other service activities of the State Bank.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The issue service fund of the branch of the State Bank in a province or city is authorized to deliver money to and receive money from the issue reserve fund at the branch and cash fund of the clients having treasury and payment service relations with the branch of the State Bank.

Article 8.- The director of the Transaction Bureau of the State Bank, the directors of the branches of the State Bank shall conduct the service of issuing money into circulation and the receipt of money from circulation through the issue service fund managed by the Transaction Bureau or the branches, ensure the timely and adequate supply for the need of cash for the credit organizations and the State Treasury within the balance of their deposits accounts.

Article 9.- Basing himself on the need of collecting and spending cash, the space and security conditions of the money store of each branch of the State Bank, every six months or without prior announcement, the head of the Issue Service and Treasury Fund Department shall project the level in stock of the issue service fund at the Transaction Bureau of the State Bank, estimate the stock at the issue reserve fund and the issue service fund at the branches of the State Bank and submit the plan to the Governor for approval. The Director of the Transaction Bureau of the State Bank, the directors of the branches of the State Bank shall have to strictly observe the norms for stocks at the issue reserve fund and the issue service fund already approved. In special cases, the issue reserve funds and issue service funds at the Transaction Bureau of the State Bank, the branches of the State Bank in the provinces and cities may leave a stock level higher or lower than the ratified levels in order to conform with the evolution of the collection and spending of cash in each period.

Article 10.- Basing himself on the norms for stock at the issue reserve fund and the tempo in the realization of delivery and receipt at the issue reserve fund at the branches of the State Bank, the Head of the Issue Service and Treasury Fund Department is authorized to sign the order to regulate and organize the regulation of cash among the issue reserve funds aimed at ensuring the necessary norms of stock of the issue reserve fund at the branches of the State Bank in the provinces and cities in order to take the initiative in meeting the need of circulation of cash in the territory.

Article 11.- The Head of the Issue Service and Treasury Fund Department is answerable to the Governor for the result of the regulation of cash and for ensuring the supply of enough cash for the need of disbursement of the State Treasury and of the credit organizations having treasury service and payment relations with the State Bank; he shall take direct responsibility before the Governor for the security of all assets kept at the central money stores and in the process of transferring from one store to another within the State Bank system.

Article 12.- The Director of the State Bank Transaction Bureau and the directors of the State Bank’s branches shall stipulate the time for transaction in cash with the customers in a reasonable way, stipulate the time for end-of-the-day inventory at the Issue reserve funds and the Issue service funds under the current regime, but they must ensure timely collection and disbursement of cash as required by the customers who have opened their accounts at the State Bank Transaction Bureau or branches of the State Bank.

Article 13.- The collection of information and reporting of the issue service inventory and store funds is stipulated as follows:

1. At the State Bank transaction bureau and branches of the State Bank:

The Transaction Bureau of the State Bank and branches of the State Bank shall supply information to the Central State Bank (Issue Service and Treasury Fund Department) through the computer network, fax, documents and telephone. The information supplied must ensure conformity with the stipulations in Decision No. 681/TTg of November 15, 1994 of the Prime Minister on the List of State secrets in the banking service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The delivery and receipt turnover of the issue service fund (accumulative from the first day of the month and not including the turnover of delivery and receipt between the issue reserve fund and the issue service fund).

- Cash in stock at the issue reserve fund (including: money qualified for circulation, money not qualified for circulation, money suspended from circulation), and in stock at the issue service fund.

b/ Periodical reports:

- Delivery and receipt turnover and over disbursement (or overcashing) of the issue reserve fund: to send cables every five days on the successive working days of the 5th, 10th and 15th... and the last day of the subsequent months and quarter plus the accumulative amounts of the previous periods (not including the turnover out and turnover in regulated among the issue reserve funds in the system of the State Banks).

- Balance of cash receipts and expenditures of the State Bank: monthly report.

2. At the Central State Bank:

a/ Money store I, money store II and money store III have the task of transmitting through the computer network to the State Bank (the Issue Service and Treasury Fund Department) before 9 a.m. of the work days the data on cash in stock at the Issue reserve fund (including money qualified for circulation, money not qualified for circulation and money suspended from circulation) at central money stores I, II and III up to the end of the working hours of the previous day.

b/ The Issue Service and Treasury Fund Department shall integrate the data in the whole country on the cash situation of the system of State Banks according to the contents stipulated at Clause 1 and Period a, Clause 2 of this Article as basis to organize the regulation of cash flow.

c/ The head of the Issue Service and Treasury Fund Department shall sum up the following data for submission to the State Bank Governor periodically:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Report on the situation of the implementation of deliveries and receipts, overdisbursement (or overreceipts), the quarterly issue reserve fund and issue service fund and the projected disbursement and receipts and over disbursements (or over receipts) of the issue reserve fund and the issue service fund in the following quarter.

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 14.- The head of the Issue Service and Treasury Fund Department shall have to guide the State Bank Transaction Bureau and the branches of the State Bank in implementing this Regulation and take measures to organize the inspection and closely monitor the issue service, retrieval of cash through the issue service fund in order to promptly regulate the cash flow at the money stores of the State Bank.

Article 15.- The director of the Transaction Bureau of the State Bank and the directors of the branches of the State Bank shall base themselves on the need of payment in cash of the economy, the need of replacing money not qualified for circulation and the money suspended from circulation to determine the value and the structure of the various types of cash brought into circulation in each month, quarter and year.

Article 16.- The directors of the branches of the State Bank shall have to regularly monitor and inspect the situation of receipts and spending of cash in the provinces and cities.

Article 17.- Amendment or supplement to the provisions in this Regulation shall be decided by the Governor of the State Bank.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 46/1999/QD-NHNN6 of February 05, 1990, to issue the regulation on the issue service and the regulation of cash money in the State Bank System

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.105

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.243.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!