Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Đặng Quang Phương, Lê Thế Tiệm, Đinh Trung Tụng, Hoàng Nghĩa Mai
Ngày ban hành: 29/02/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ CÔNG AN - BỘ TƯ PHÁP
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 02 năm 2008

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Để việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được đúng và thống nhất, góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn như sau:

1. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan

1.1. Người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì bị truy cứư trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền tác giả" theo khoản 1 Điều 131 của Bộ luật hình sự:

a) Với quy mô và mục đích thương mại;

b) Gây thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng (bao gồm thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan và thiệt hại mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan phải chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra);

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

1.2. Người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền tác giả" theo khoản 2 Điều 131 của Bộ luật Hình sự:

a) Với quy mô và mục đích thương mại và đã thu được lợi nhuận từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan từ 150.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng (bao gồm thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan và thiệt hại mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan phải chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra);

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

1.3. Người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền tác giả" theo khoản 2 Điều 131 của Bộ luật hình sự:

a) Với quy mô và mục đích thương mại và đã thu được lợi nhuận từ 100.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại vật chất cho chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan từ 450.000.000 đồng trở lên (bao gồm thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan và thiệt hại mà chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan phải chi phí cho việc khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra);

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

1.4. Trường hợp người nào cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại Điều 28 hoặc Điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 131 của Bộ luật Hình sự, nhưng có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại điều luật khác của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại điều luật đó của Bộ luật Hình sự.

2. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

2.1. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật Hình sự:

a) Đã thu được lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

2.2. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả rất nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự:

a) Đã thu được lợi nhuận từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 150.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng;

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2.3. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp" theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật Hình sự:

a) Đã thu được lợi nhuận từ 150.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450.000.000 đồng trở lên;

c) Hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.

3. Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình

Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi:

a) Có yêu cầu của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan đối với trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 Thông tư này (khoản 1 Điều 131 của BLHS);

b) Có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đối với trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 Thông tư này (khoản 1 Điều 171 của BLHS).

4. Việc xử lý vật chứng

4.1. Khi xử lý vật chứng theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật Hình sựĐiều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự trong các vụ án về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải căn cứ vào khoản 5 Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ và hướng dẫn tại Chương IV Nghị định số l05/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

4.2. Trong trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định là vật chứng đó phải bị tiêu hủy thì cơ quan tiến hành tố tụng phải quyết định tiêu hủy theo các quy định đó, cho dù vật chứng đó có thể có giá trị sử dụng.

5. Hiệu lực thi hành

5.1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

5.2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn, cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị phản ánh cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời./.

 

KT. CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH AN




Đặng Quang Phương

KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG



Hoàng Nghĩa Mai

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
TRUNG TƯỚNG



Lê Thế Tiệm

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

 

THE SUPREME PEOPLES COURT
THE SUPREME PEOPLES PROCURACY
THE MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP

Hanoi, February 29, 2008

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE EXAMINATION OF PENAL LIABILITY FOR ACTS OF INFRINGING UPON INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS

In order to ensure the proper and unified examination of penal liability for acts of infringing upon intellectual property rights, contributing to protecting intellectual property rights in Vietnam, the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy, the Ministry of Public Security and the Ministry of Justice jointly provide the following guidance:

1. Examination of penal liability for acts of infringing upon copyright and related rights

1.1. Those who intentionally commit one of acts of infringing upon copyright or related rights specified in Article 28 or Article 35 of the Law on Intellectual Property and fall into one of the following cases will be considered having caused serious consequences and examined for penal liability for the crime of infringing upon copyright under Clause 1. Article 131 of the Penal Code if their act involves all other crime-constituting elements:

a/ Committing violations on a commercial scale and for commercial purposes;

b/ Causing to holders of copyright or related rights material damage of between VND 50,000,000 and under VND 150,000,000 (including damage due to infringement of copyright or related rights and expenses paid by holders of copyright or related rights to remedy consequences caused by the infringement);

c/ Goods involved in the violation valued at between VND 50,000,000 and under VND 150,000,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Committing violations on a commercial scale and for commercial purposes and having earned profits of between VND 30.000.000 and under VND 100,000.000:

b/ Causing to holders of copyright or related rights material damage of between VND 150,000,000 and under VND 450,000,000 (including damage due to infringement of copyright or related rights and expenses paid by holders of copyright or related rights to remedy consequences caused by the infringement);

c/ Goods involved in the violation valued at between VND 150,000.000 and under VND 500,000,000.

1.3. Those who intentionally commit one of acts of infringing upon copyright or related rights specified in Article 28 or Article 35 of the Law on Intellectual Property and fall into one of the following cases will be considered having caused particularly serious consequences and examined for penal liability for the crime ofinfringing upon copyright under Clause 2, Article 131 of the Penal Code if their act involves all other crime-constituting elements:

a/ Committing violations on a commercial scale and for commercial purposes and having earned profits of VND 100,000,000 or more;

b/ Causing to holders of copyright or related rights material damage of VND 450,000.000 or more (including damage due to infringement of copyright or related rights and expenses paid by holders of copyright or related rights to remedy consequences caused by the infringement);

c/ Goods involved in the violation valued at VND 500,000.000 or more.

1.4. If a person intentionally commits one of acts of infringing upon copyright or related rights specified in Article 28 or Article 35 of the Law on Intellectual Property which does not constitute a crime specified in Article 131 of the Penal Code but constitutes a crime prescribed in other articles of the Penal Code, he/she will be examined for penal liability for the crime prescribed in the relevant article of the Penal Code.

2. Examination of penal liability for acts of infringing upon industrial property rights

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having earned profits of between VND 10,000,000 and under VND 50,000,000;

b/ Causing to mark owners material damage of between VND 50,000,000 and under VND 150,000,000;

c/ Goods involved in the violation valued at between VND 50,000,000 and under VND 150,000,000.

2.2. Those who, for business purposes, intentionally commit of one of acts of infringing upon industrial property rights involving goods with counterfeit marks specified in Clause 2, Article 213 of the Law on Intellectual Property and fall into one of the following cases will be considered having caused very serious consequences and examined for penal liability for the crime of infringing upon industrial property rights under Clause 1, Article 171 of the Penal Code:

a/ Having earned profits of between VND 50,000,000 and under VND 150,000,000;

b/ Causing to mark owners material damage of between VND 150,000,000 and under VND 450,000,000;

c/ Goods involved in the violation valued at between VND 150,000,000 and under VND 500,000,000.

2.3. Those who, for business purposes, intentionally commit of one of acts of infringing upon industrial property rights involving goods with counterfeit marks specified in Clause 2, Article 213 of the Law on Intellectual Property and fall into one of the following cases will be considered having caused particularly serious consequences and examined for penal liability for the crime of infringing upon industrial property rights under Clause 1, Article 171 of the Penal Code:

a/ Having earned profits of VND 150,000,000 or more;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Goods involved in the violation valued at VND 500,000,000 or more.

3. Conditions for penal liability examination

Under Clause 1, Article 105 of the Criminal Procedure Code, penal liability examination will only be carried out:

a/ At the request of holders of copyright or related rights, for cases guided at Item 1.1, Section 1 of this Circular (Clause 1, Article 131 of the Penal Code);

b/ At the request of mark owners or geographical indication-managing organizations, for cases guided at Item 2.1, Section 2 of this Circular (Clause 1, Article 171 of the Penal Code).

4. Disposal of exhibits

4.1. The disposal of exhibits specified in Article 41 of the Penal Code and Article 76 of the Criminal Procedure Code in cases related to crimes of infringing upon intellectual property rights must be pursuant to Clause 5. Article 202 of the Law on Intellectual Property and the guidance in Chapter IV of the Governments Decree No. 105/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Intellectual Property regarding the protection of intellectual property rights and state management of intellectual property.

4.2. In case it is stipulated by Vietnamese law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party that exhibits must be destroyed, procedure-conducting agencies shall decide to destroy exhibits as stipulated, even if these exhibits are usable.

5. Implementation effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.2. Any matters arising in the course of implementation which need to be explained or additionally guided should be reported to the Supreme Peoples Court, the Supreme Peoples Procuracy, the Ministry of Public Security and the Ministry of Justice for timely explanation or additional guidance.

 

FOR THE PRESIDENT OF THE SUPREME PEOPLES COURT
VICE PRESIDENT




Dang Quang Phuong

FOR THE CHAIRMAN OF THE SUPREME PEOPLES PROCURACY
VICE CLIAIRMAN




Hoang Nghia Mai

FOR THE MINISTER OF PUBLIC SECURITY
VICE MINISTER
SENIOR LIEUTENANT-GENERAL




Le The Tiem

FOR THE MINISTER OF JUSTICE
VICE MINISTER




Dinh Trung Tung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 29/02/2008 hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.055

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.79.70
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!