Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 55/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 23/04/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 55/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 55/2001/QĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 1998 và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 140/TB-VPCP ngày 20 tháng 10 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010;
Xét đề nghị của Tổng công ty Dệt May Việt Nam (công văn số 1883/TT-KHĐT ngày19 tháng12 năm 2000); ý kiến của các Bộ: Thương mại (Công văn số 43 TM/XNK ngày 05 tháng 01 năm 2001), Công nghiệp (công văn số 139/CV-KHĐT ngày 11 tháng 01 năm 2001), Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 256 BKH/CN ngày 12 tháng 01 năm 2001), Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Công văn số 169/BKHCNMT-CN ngày 15 tháng 01 năm 2001), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Công văn số 152/BNN-VP ngày 16 tháng 01 năm 2001, Tài chính (Công văn số 1236 TC/TCDN ngày 16 tháng 02 năm 2001), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Công văn số 36/NHNN-TD ngày 10 tháng 01 năm 2001),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 với các nội dung sau:

1. Mục tiêu:

Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

2. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010:

a) Đối với ngành dệt, bao gồm: sản xuất nguyên liệu dệt, sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất:

- Kinh tế nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo; khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư trực tiếp của nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này.

- Đầu tư phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường; quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn.

- Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, trình độ chuyên môn hoá cao. Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng, tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

b) Đối với ngành may:

- Đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp may mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động.

- Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may. Tập trung đầu tư, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế.

c) Đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại cây có xơ, tơ nhân tạo, các loại nguyên liệu, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm cung cấp cho ngành dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu, vật liệu và phụ liệu thay thế nhập khẩu.

d) Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài, để phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Sản xuất:

- Đến năm 2005, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 30.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 60.000 tấn; sợi các loại 150.000 tấn; vải lụa thành phẩm 800 triệu mét vuông; dệt kim 300 triệu sản phẩm; may mặc 780 triệu sản phẩm.

- Đến năm 2010, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 80.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 120.000 tấn; sợi các loại 300.000 tấn; vải lụa thành phẩm 1.400 triệu mét vuông; dệt kim 500 triệu sản phẩm; may mặc 1.500 triệu sản phẩm.

b) Kim ngạch xuất khẩu:

- Đến năm 2005: 4.000 đến 5.000 triệu đô la Mỹ.

- Đến năm 2010: 8.000 đến 9.000 triệu đô la Mỹ.

c) Sử dụng lao động:

- Đến năm 2005: Thu hút 2,5 đến 3,0 triệu lao động.

- Đến năm 2010: Thu hút 4,0 đến 4,5 triệu lao động.

d) Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu:

- Đến năm 2005: Trên 50%

- Đến năm 2010: Trên 75%

đ) Vốn đầu tư phát triển:

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Dệt May Việt Nam khoảng 12.500 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Dệt may Việt Nam khoảng 9.500 tỷ đồng.

- Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng.

Điều 2. Một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010:

1. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt may.

2. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may:

a) Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ân hạn; 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ Hỗ trợ phát triển;

b) Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

3. Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ để trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu.

4. Đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may:

a) Trong trường hợp cần thiết, được Chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước;

b) Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm (2001-2005) để tái đầu tư;

c) Được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp.

5. Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các Tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may.

6. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trong quý II năm 2001, trình Thủ tướng Chính phủ chính sách hỗ trợ thích hợp hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Điều 3. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Công nghiệp phối hợp các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo Tổng công ty Dệt May Việt Nam:

- Xây dựng thí điểm từ 2 đến 3 cụm dệt may đồng bộ để rút kinh nghiệm và giúp ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai rộng trên địa bàn địa phương theo quy hoạch tổng thể, nhằm thực hiện được các chỉ tiêu đã ghi ở Điều 1 Quyết định này.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư lập và hoàn thiện hồ sơ dự án thuộc những lĩnh vực nói ở Điều 2 Quyết định này đúng quy định hiện hành.

- Hoàn thiện Chiến lược Khoa học công nghệ công nghiệp 2001-2010; tổ chức hệ thống thông tin thị trường để giúp các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ phát triển căn cứ phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, bố trí nguồn vốn và cho vay vốn theo kế hoạch hàng năm để thực hiện các dự án nêu tại Điều 2 Quyết định này.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty Dệt May Việt Nam xây dựng Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu theo Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2010 đã được phê duyệt tại Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng Công ty Dệt may Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 55/2001/QD-TTg

Hanoi, April 23, 2001

 

DECISION

RATIFYING THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM�S TEXTILE AND GARMENT INDUSTRY TILL THE YEAR 2010 AND A NUMBER OF MECHANISMS AND POLICIES TO SUPPORT THE IMPLEMENTATION THEREOF

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the overall planning for development of Vietnams textile and garment industry till the year 2010, which was ratified by the Prime Minister in Decision No.161/1998/QD-TTg of September 4, 1998, and the Prime Ministers conclusions in the Government Offices Notice No.140/TB-VPCP of October 20, 2000 on the strategy for development of Vietnams textile and garment industry till the year 2010;
At the proposal of the Vietnam Textile and Garment Corporation (in Official Dispatch No.1883/TT-KHDT of December 19, 2000); and proceeding from the opinions of the Ministry of Trade (Official Dispatch No.43/TM-XNK of January 5, 2001), the Ministry of Industry (Official Dispatch No.139/CV-KHDT of January 11, 2001), the Ministry of Planning and Investment (Official Dispatch No.256/BKH-CN of January 12, 2001), the Ministry of Science, Technology and Environment (Official Dispatch No.169/BKHCNMT-CN of January 15, 2001), the Ministry of Agriculture and Rural Development (Official Dispatch No.152/BNN-VP of January 16, 2001), the Ministry of Finance (Official Dispatch No.1236/TC-TCDN of February 16, 2001) and the State Bank of Vietnam (Official Dispatch No.36/NHNN-TD of January 10, 2001),

DECIDES:

Article 1.- To ratify the strategy for development of Vietnams textile and garment industry till the year 2010 with the following contents:

1. Objectives:

To develop the textile and garment industry into one of the key and spear-head export-led industries; to satisfy the higher and higher domestic consumption demands; to create more jobs for the society; to raise the Vietnamese products competitiveness; and to steadily integrate into the regional and world economies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ With regard to the textile industry, including: production of textile raw materials, yarns, weaving, printing and dyeing:

- The State-run economic sector shall act as the core and play the leading role; to encourage other economic sectors, including foreign direct investment sector, to participate in the development thereof.

- The development investment must be linked to the environmental protection; to plan the construction of clusters for yarn production and finished weaving, printing and dyeing establishments far from big urban centers.

- To concentrate investments on modern facilities and equipment, high technologies, advanced techniques and high specialization level. To attach importance to the designing of new textile products, with a view to gradually consolidating the labeling prestige of Vietnamese textile products on the international market.

- To reorganize the quality control system according to the international standards, to make a leap-and-bound advance in textile products quality, and to quickly raise their output, thus meeting the export and domestic consumption demands.

b/ With regard to the garment industry:

- To accelerate the equitization of garment enterprises where the State needs not to hold 100% of equities. To encourage all economic sectors to invest in the development of the garment industry, especially in populated areas and those with large labor forces.

- To step up the fashion designing and garment product modeling activities. To increase investment in the improvement of the production management and quality control systems, to apply economical solutions in order to quickly raise the productivity, lower the production costs and raise the competitiveness of Vietnamese garment products on the international market.

c/ To step up the investment in developing areas cultivated with cotton, silkworm mulberry and other fibrous plants, artificial fibers, assorted raw materials, auxiliary materials, chemicals and dyes to be supplied to the textile and garment industry, so as to be largely self-sufficient in raw materials, materials and auxiliary materials, which shall substitute for imports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Major targets:

a/ Production:

- By the year 2005, the outputs of the main products shall reach: Fiber cotton 30,000 tons; synthetic fibers 60,000 tons; assorted fibers 150,000 tons; finished silk fabric 800 million square meters; knit products 300 million pieces; garment 780 million products.

- By the year 2010, the outputs of the main products shall reach: Fiber cotton 80,000 tons; synthetic fibers 120,000 tons; assorted fibers 300,000 tons; finished silk fabric 1,400 million square meters; knit products 500 million pieces; garment 1,500 million products.

b/ Export turnover:

- By the year 2005: Between USD 4,000 and 5,000 million.

- By the year 2010: Between USD 8,000 and 9,000 million.

c/ Labor:

- By the year 2005: Between 2.5 and 3.0 million laborers shall be employed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The value ratio of domestic raw materials and auxiliary materials used in export textile and garment products shall be:

- By the year 2005: Above 50%

- By the year 2010: Above 75%

e/ Development investment capital:

- The total development investment capital for Vietnams textile and garment industry in the 2001-2005 period shall be around VND 35,000 billion, of which around VND 12,500 billion shall go to the Vietnam Textile and Garment Corporation.

- The total development investment capital for Vietnams textile and garment industry in the 2006-2010 period shall be around VND 30,000 billion, of which around VND 9,500 billion shall go to the Vietnam Textile and Garment Corporation.

- The total capital for investment in development of raw material cotton-growing areas till the year 2010 shall be around VND 1,500 billion.

Article 2.- A number of mechanisms and policies to support the implementation of the strategy for development of Vietnams textile and garment till the year 2010

1. The State shall provide support funds from the budgetary source and/or ODA source for projects on planned development of raw materials regions, cotton and mulberry growing and silkworm rearing; investment in waste water treating facilities; planning of textile industry clusters; construction of infrastructure of new industrial clusters; training and research activities of specialized textile and garment research institutes, schools and centers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Shall be entitled to borrow the States credit capital for development investment, of which 50% shall enjoy an interest rate equal to 50% of the currently prescribed interest rate at the time of capital withdrawal, with a term of 12 years and a grace period of 3 years; the remaining 50% shall be borrowed according to the regulations of the Development Assistance Fund;

b/ Shall be considered domains of investment preferences and enjoy investment preferences provided for by the Law on Domestic Investment Promotion.

3. The Finance Ministry shall study and propose the Government to submit to the National Assembly Standing Committee for permission to apply the mechanism that home-made fabrics and apparel auxiliary materials, which are sold to Vietnam-based units engaged in the production and/or processing of exports, shall enjoy value added tax rates applicable to exports.

4. The State enterprises engaged in fiber production; finished weaving, printing and dyeing; textile raw materials, apparel auxiliary materials and textile and garment mechanical engineering:

a/ In case of necessity, shall be provided guarantee by the Government for the deferred payment procurement of equipment and/or borrowing of commercial loans from suppliers or financial organizations at home and abroad;

b/ Shall be re-allocated capital use levy for the five-year period (2001-2005) for reinvestment;

c/ Shall be given priority in the additional allocation of 30% of working capital in lump sum to each enterprise.

5. The whole source of collected textile and garment quota and quota bidding charges shall be reserved for the expansion of export markets, including expenses for activities of joining the international textile and garment organizations, for trade promotion and textile and garment human resource development.

6. The Government encourages enterprises to boost the export of textile and garment products to the US market. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned bodies in studying in the second quarter of 2001, then submitting to the Prime Minister the appropriate policy on support for textile and garment products exported to the US market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Industry Ministry shall coordinate with the concerned ministries and branches in directing the Vietnam Textile and Garment Corporation to:

- Build two or three pilot comprehensive textile and garment clusters, then draw experiences therefrom and assist the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities in organizing the wide application thereof in their respective localities according to the overall planning, in order to achieve the targets specified in Article 1 of this Decision.

- Guide investors to make and complete dossiers of projects in the fields specified in Article 2 of this Decision strictly according to the current regulations.

- Finalize the Scientific and Technological Strategy of this industry for the 2001-2010 period; organize the market information system to help enterprises grasp the market demands and domestic and foreign customers tastes.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and the Development Assistance Fund shall base themselves on their respective assigned functions and tasks to arrange and lend capital sources according to the annual plans for execution of projects specified in Article 2 of this Decision.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities and the Vietnam Textile and Garment Corporation in elaborating the planning for development of raw materials areas according to the Strategy for development of Vietnams textile and garment industry till the year 2010 ratified in this Decision.

Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its signing. To annul the previous stipulations which are contrary to this Decision.

Article 5.- The ministers, the heads of the ministerial-level bodies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities and the Vietnam Textile and Garment Corporation shall have to implement this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/04/2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.286

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.154.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!