Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/2004/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 24/03/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 15/2004/PL -UBTVQH11

Hà Nội , Ngày 24 tháng 03 năm 2004

PHÁP LỆNH

GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004;
Pháp lệnh này quy định về giống cây trồng.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, công nhận, bảo hộ giống cây trồng mới; bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống; sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; quản lý chất lượng giống cây trồng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng Pháp lệnh này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.

Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo.

2. Giống cây trồng mới là giống cây trồng mới được chọn, tạo ra hoặc mới được nhập

khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định nhưng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

3. Giống cây trồng mới được bảo hộ là giống cây trồng mới đã được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

4. Nguồn gen cây trồng là những thực vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới.

5. Khảo nghiệm giống cây trồng mới là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng.

6. Sản xuất thử là quá trình sản xuất giống cây trồng mới đã qua khảo nghiệm và được phép sản xuất trên diện tích nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà.

7. Kiểm định giống cây trồng là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng sản xuất ngay tại ruộng, nương hoặc vườn nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di truyền và mức độ lẫn giống hoặc loài cây khác.

8. Kiểm nghiệm giống cây trồng là quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng của mẫu giống ở phòng kiểm nghiệm.

9. Hạt giống thuần là hạt giống dùng để nhân giống cho đời sau mà vẫn bảo đảm được tính di truyền ổn định.

10. Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.

11. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

12. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

13. Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

14. Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọn những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm độ thuần di truyền đáp ứng tiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.

15. Cây mẹ là cây lâm nghiệp tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.

16. Cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu cao hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để nhân giống bằng phương pháp vô tính.

17. Vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng để phục vụ cho sản xuất giống.

18. Vườn giống cây lâm nghiệp là vườn giống được trồng theo sơ đồ nhất định các dòng vô tính hoặc ươm từ hạt của cây mẹ đã được tuyển chọn và công nhận.

19. Rừng giống là rừng gồm các cây giống được nhân từ cây mẹ và trồng không theo sơ đồ hoặc được chuyển hóa từ rừng tự nhiên, rừng trồng đã qua bình tuyển và được công nhận.

20. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi là giống cây trồng có mang một tổ hợp mới vật liệu di truyền (ADN) nhận được qua việc sử dụng công nghệ sinh học hiện đại.

21. Giống cây trồng chính là giống của những loài cây trồng được trồng phổ biến, có số lượng lớn, có giá trị kinh tế cao cần được quản lý chặt chẽ.

22. Giống giả là giống không đúng với tên giống, xuất xứ và cấp giống ghi trên nhãn; nhãn hiệu giống cây trồng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu giống cây trồng khác đã được pháp luật bảo hộ.

23. Vật liệu nhân giống là cây hoàn chỉnh, rong, tảo, vi tảo hoặc bộ phận của chúng như hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới.

24. Tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại được hiểu là giống cây trồng đó chưa được kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam một năm, ngoài lãnh thổ Việt Nam sáu năm đối với các nhóm cây thân gỗ và nho, bốn năm đối với cây trồng khác trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.

25. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới là bản thứ hai cấp cho chủ sở hữu giống cây trồng mới trong trường hợp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị thất lạc có lý do chính đáng. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có nội dung và giá trị như Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đã được cấp.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng

1. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.

2. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả giống cây trồng mới, phát huy quyền tự chủ, quyền bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng.

3. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính.

4. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động về giống cây trồng; bảo đảm đủ giống chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường,hệ sinh thái.

5. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với kinh nghiệm của nhân dân.

6. Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen cây trồng; bảo đảm tính đa dạng sinh học; kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về giống cây trồng

1. Bảo đảm phát triển giống cây trồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng.

2. Ưu tiên đầu tư cho các hoạt động sau đây:

a) Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới, duy trì hạt giống tác giả;

b) Bảo tồn cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống;

c) Điều tra, thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm.

3. Khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện sản xuất bất lợi, đáp ứng yêu cầu thị trường.

4. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc thu thập, bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

5. Khuyến khích hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về giống cây trồng; gắn nghiên cứu với sản xuất.

6. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nhân, giữ giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.

Điều 6. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi

Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạt động khác đối với giống cây trồng có gen đã bị biến đổi được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giống cây trồng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.

Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng thủy sản trong phạm vi cả nước.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thực hiện việc quản lý nhà nước về giống cây trồng.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng tại địa phương.

Điều 8. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động về giống cây trồng hoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giống cây trồng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

2. Nhà nước tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chọn, tạo ra giống cây trồng mới.

Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Kinh doanh giống giả, giống cây trồng không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng.

2. Sản xuất, kinh doanh giống không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

3. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen cây trồng, xuất khẩu trái phép nguồn gen cây trồng quý hiếm.

4. Thí nghiệm sâu bệnh ở nơi sản xuất giống cây trồng.

5. Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

6. Nhập khẩu nguồn gen, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.

7. Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống cây trồng.

8. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả giống cây trồng, của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

9. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY TRỒNG

Điều 10. Quản lý nguồn gen cây trồng

1. Nguồn gen cây trồng là tài sản quốc gia do Nhà nước thống nhất quản lý.

2. Nguồn gen cây trồng ở khu bảo tồn của Nhà nước khi có nhu cầu khai thác, sử dụng phải được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nguồn gen cây trồng tại địa phương.

Điều 11. Nội dung bảo tồn nguồn gen cây trồng

1. Điều tra, thu thập nguồn gen phù hợp với tính chất và đặc điểm của từng loài cây.

2. Bảo tồn lâu dài và an toàn nguồn gen đã được xác định phù hợp với đặc tính sinh học cụ thể của từng loài cây.

3. Đánh giá nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu nguồn gen cây trồng.

Điều 12. Thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm

1. Nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho việc thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm; xây dựng cơ sở lưu giữ nguồn gen cây trồng quý hiếm; bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm tại địa phương.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản định kỳ công bố Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn.

Điều 13. Trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm để phục vụ cho việc nghiên cứu, chọn, tạo và sản xuất, kinh doanh giống cây trồng mới theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.

2. Việc trao đổi quốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm phải được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Chương 3:

NGHIÊN CỨU, CHỌN, TẠO, KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI VÀ BÌNH TUYỂN, CÔNG NHẬNCÂY MẸ, CÂY ĐẦU DÒNG, VƯỜN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP, RỪNG GIỐNG

Điều 14. Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản.

Điều 15. Khảo nghiệm giống cây trồng mới

1. Giống cây trồng mới chọn, tạo hoặc nhập khẩu chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh chỉ được đưa vào Danh mục này khi đã qua khảo nghiệm và được công nhận.

2. Hình thức khảo nghiệm giống cây trồng mới bao gồm:

a) Khảo nghiệm quốc gia đối với giống cây trồng mới của những cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng chính được chọn, tạo tại Việt Nam và giống nhập khẩu chưa có trong

Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh;

b) Tác giả tự khảo nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm đối với giống của những giống cây trồng khác.

3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm:

a) Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS);

b) Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU).

4. Trình tự, thủ tục khảo nghiệm quốc gia được thực hiện như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm cho cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận.

Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm bao gồm: đơn đăng ký khảo nghiệm; hồ sơ giống cây trồng trong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình kỹ thuật canh tác;

b) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này.

5. Trường hợp tác giả tự khảo nghiệm phải tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành hoặc ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh này.

6. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu giống cây trồng mới đăng ký khảo nghiệm phải chịu chi phí khảo nghiệm.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giống cây trồng chính, Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

Điều 16. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới

1. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;

b) Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm và yêu cầu sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về thuỷ sản, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

c) Có trang, thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng;

d) Có giống chuẩn của các giống cây trồng cùng loài để làm giống đối chứng trong khảo nghiệm DUS;

đ) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo về khảo nghiệm giống cây trồng.

2. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải thực hiện đúng quy phạm khảo nghiệm đối với từng loài cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm đã thực hiện.

Điều 17. Đặt tên giống cây trồng mới

1. Mỗi giống cây trồng mới chỉ được đặt một tên phù hợp. Khi được công nhận thì tên đó trở thành tên chính thức, duy nhất dùng trong các hoạt động liên quan đến giống cây trồng đó.

2. Tên giống phải dễ dàng phân biệt với tên của các giống cây trồng khác cùng loài.

3. Các trường hợp đặt tên không được chấp nhận:

a) Chỉ bao gồm toàn các chữ số;

b) Vi phạm đạo đức xã hội;

c) Dễ gây hiểu nhầm với đặc trưng, đặc tính của giống cây trồng đó;

d) Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hóa đang được bảo hộ cho sản phẩm hoặc với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.

Điều 18. Công nhận giống cây trồng mới

1. Giống cây trồng mới sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp được công nhận khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới;

b) Có kết quả sản xuất thử và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất thử chấp nhận đưa vào sản xuất đại trà;

c) Có tên phù hợp theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này;

d) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm, kết quả sản xuất thử và đề nghị công nhận.

2. Giống cây trồng mới sử dụng trong lĩnh vực thuỷ sản được công nhận khi đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

a) Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới;

b) Có tên phù hợp theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này;

c) Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận.

3. Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng khoa học chuyên ngành, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét, quyết định công nhận giống cây trồng mới.

Giống cây trồng mới có thể được đề nghị công nhận đặc cách, không phải qua sản xuất thử nếu kết quả khảo nghiệm cho thấy giống đó đặc biệt xuất sắc.

4. Giống cây trồng mới đã được công nhận được đưa vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

Điều 19. Bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống

1. Việc công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống được thực hiện thông qua bình tuyển.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc bình tuyển; công nhận vườn giống cây lâm nghiệp.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, rừng giống trên địa bàn tỉnh; theo dõi, đánh giá và hướng dẫn sử dụng, khai thác hợp lý cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống đã được công nhận.

4. Tổ chức, cá nhân đăng ký bình tuyển cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương 4:

BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI

Điều 20. Nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới

1. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả đối với giống cây trồng mới dưới hình thức cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng mới trên phạm vi cả nước.

3. Việc bảo hộ giống cây trồng mới phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Điều kiện để giống cây trồng mới được bảo hộ

1. Có trong Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.

3. Có tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại.

4. Có tên phù hợp theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.

Điều 22. Đối tượng có quyền yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Tổ chức chọn, tạo giống cây trồng mới bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng các nguồn vốn khác.

2. Cá nhân chọn, tạo giống cây trồng mới bằng công sức, vốn của mình hoặc bằng các nguồn vốn khác.

3. Chủ hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân chọn, tạo ra giống cây trồng mới nếu hợp đồng không có thoả thuận khác.

4. Tổ chức, cá nhân có đầy đủ căn cứ xác định là người đầu tiên chọn, tạo ra giống cây trồng mới trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trong cùng một ngày đối với cùng một giống cây trồng mới; trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân đầu tiên chọn, tạo ra giống cây trồng mới đó thì các bên có thể thoả thuận để cùng đứng tên nộp hồ sơ hoặc một bên đứng tên nộp hồ sơ, nếu không tự thoả thuận được thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền không chấp nhận hồ sơ.

5. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đầu tiên trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đối với cùng một giống cây trồng mới.

Điều 23. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân làm đại diện nộp hồ sơ cho Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.

2. Hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm:

a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

b) Tài liệu mô tả giống cây trồng theo mẫu quy định cùng với ảnh chụp.

Hồ sơ phải bằng tiếng Việt. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới thì ngoài hồ sơ bằng tiếng Việt còn phải có hồ sơ bằng tiếng Anh kèm theo.

3. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải xác nhận ngày nộp hồ sơ và ghi rõ số hiệu hồ sơ.

Điều 24. Trình tự, thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định hồ sơ, tổ chức thẩm định giống cây trồng mới xin cấp Văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 25Điều 26 của Pháp lệnh này và đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới khi giống cây trồng đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điều 21, 22, 23, 25 và 26 của Pháp lệnh này.

Theo yêu cầu của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

Điều 25. Thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải xác định tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phải thông báo cho người nộp hồ sơ biết. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ chưa hợp lệ, người nộp hồ sơ phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ vẫn không hợp lệ thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới từ chối chấp nhận hồ sơ. Ngày nộp hồ sơ hợp lệ là ngày hồ sơ được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận.

2. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày người nộp hồ sơ hợp lệ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

Việc thẩm định hồ sơ bao gồm:

a) Xác định sự phù hợp về đối tượng nộp hồ sơ;

b) Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới với Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Pháp lệnh này;

c) Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;

d) Xác định sự phù hợp của giống cây trồng mới với quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

đ) Xác định tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại;

e) Xác định sự phù hợp về tên giống cây trồng theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này.

3. Trong quá trình thẩm định hồ sơ, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền yêu cầu người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót; nếu hồ sơ không được sửa chữa thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có quyền không chấp nhận hồ sơ.

4. Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận bằng văn bản, thông báo trên tạp chí chuyên ngành và cho người nộp hồ sơ làm thủ tục khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này.

Điều 26. Khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới xin cấp Văn bằng bảo hộ

1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới, người nộp hồ sơ xin cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới phải nộp mẫu giống cho cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới.

2. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải khảo nghiệm DUS của giống cây trồng mới theo quy phạm khảo nghiệm đối với từng loài cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định kết quả khảo nghiệm DUS của cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới.

4. Sau khi có kết quả thẩm định, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có trách nhiệm:

a) Thông báo về dự định cấp Văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng mới trên tạp chí chuyên ngành trong ba số liên tiếp;

b) Làm thủ tục đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo dự định cấp Văn bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành lần cuối, nếu không có ý kiến phản đối bằng văn bản. Trường hợp có ý kiến phản đối thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải xem xét và kết luận;

c) Thông báo và nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp hồ sơ; đồng thời thông báo trên tạp chí chuyên ngành trong ba số liên tiếp.

5. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tại điểm b, điểm c khoản 4 Điều này, người nộp hồ sơ có quyền gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc không được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

6. Sau khi có quyết định cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thông báo những giống cây trồng mới được cấp Văn bằng bảo hộ trên tạp chí chuyên ngành.

Điều 27. Quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Cho phép hoặc không cho phép sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, sản phẩm thu hoạch nhận được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ trong các hoạt động sau đây:

a) Sản xuất hay nhân giống;

b) Chế biến giống;

c) Chào hàng;

d) Bán hay các hình thức trao đổi khác;

đ) Xuất khẩu;

e) Nhập khẩu;

g) Lưu giữ nhằm thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.

2. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu giống cây trồng mới đã được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

3. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới còn được quyền hưởng lợi trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra từ giống đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ nếu giống cây trồng của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không được tạo ra từ giống cây trồng khác đã được bảo hộ;

b) Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra mà không khác biệt rõ ràng với giống cây trồng đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ;

c) Giống cây trồng do bất kỳ người nào tạo ra mà việc sản xuất giống đó đòi hỏi phải sử dụng lại vật liệu nhân giống của giống cây trồng đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ;

d) Sử dụng vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới để sản xuất giống với mục đích thương mại tại nước khác mà ở nước này chưa bảo hộ giống cây trồng đó.

4. Tự mình khai thác hoặc chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới thông qua hợp đồng cho tổ chức, cá nhân khác. Hợp đồng chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới được lập thành văn bản và đăng ký tại Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới.

5. Để thừa kế, chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật trong trường hợp chủ sở hữu đồng thời là tác giả; chuyển nhượng quyền sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trong trường hợp chủ sở hữu không đồng thời là tác giả.

Điều 28. Hạn chế quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới chỉ được thực hiện quyền khai thác thương mại khi giống cây trồng đó có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

2. Vì lợi ích quốc gia hoặc lợi ích cộng đồng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bắt buộc chuyển giao giống cây trồng mới đã được bảo hộ và bổ sung tên giống cây trồng đó vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh nếu giống cây trồng đó chưa có trong Danh mục này.

Tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền khai thác giống cây trồng mới phải trả tiền khai thác theo hợp đồng cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

Điều 29. Các trường hợp không phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ không phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trong các trường hợp sau đây:

a) Sử dụng để lai tạo giống cây trồng mới hoặc nghiên cứu khoa học;

b) Sử dụng cho nhu cầu riêng không vì mục đích thương mại;

c) Giống cây trồng hoặc vật liệu nhân giống đã được chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bán ra thị trường.

2. Hộ gia đình, cá nhân, sử dụng các vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ tự nhân giống để gieo trồng cho vụ tiếp theo trên diện tích đất, mặt nước thuộc quyền sử dụng của mình.

Điều 30. Nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Trực tiếp hoặc thông qua người khác được uỷ quyền duy trì vật liệu nhân giống của giống được bảo hộ và cung cấp vật liệu nhân giống đó theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Nộp phí và lệ phí bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

3. Trả thù lao cho tác giả trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu, nếu chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác. Trong trường hợp chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới là tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì việc trả thù lao cho tác giả được thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.

Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng mới

1. Tác giả giống cây trồng mới đồng thời là chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được ghi tên trong Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

b) Được hưởng các quyền của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này;

c) Thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này.

2. Tác giả giống cây trồng mới không đồng thời là chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được ghi tên là tác giả trong Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới;

b) Được nhận thù lao do chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới trả theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Pháp lệnh này;

c) Được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý về việc xâm phạm các quyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này;

d) Giúp chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ thực hiện nghĩa vụ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng mới được bảo hộ.

Điều 32. Quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ

1. Chủ sở hữu giống cây trồng mới đã nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới tại các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới mà trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ tại nước ngoài, lại nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ cùng giống cây trồng đó tại Việt Nam thì được hưởng quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Ngày nộp hồ sơ đầu tiên hợp lệ tại nước ngoài được chấp nhận là ngày nộp hồ sơ hợp lệ tại Việt Nam.

2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ tại Việt Nam, chủ sở hữu giống cây trồng mới phải nộp bản sao hồ sơ đầu tiên đăng ký bảo hộ tại nước ngoài có xác nhận của cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ và mẫu giống cây trồng, bằng chứng để chứng minh giống cây trồng mới trong hai hồ sơ là cùng một giống. Trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới tại Việt Nam phải yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên xác định ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Điều 33. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới

1. Thời hạn bảo hộ giống cây trồng mới là hai mươi năm, đối với cây thân gỗ và nho là hai mươi lăm năm.

2. Thời gian bắt đầu được bảo hộ tính từ ngày hồ sơ yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới chấp nhận là hồ sơ hợp lệ.

Điều 34. Đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

2. Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị đình chỉ hiệu lực khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng không còn đáp ứng yêu cầu về tính đồng nhất và tính ổn định theo tiêu

chuẩn như khi cấp Văn bằng bảo hộ;

b) Chủ sở hữu giống cây trồng mới không cung cấp các tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng đó theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Quá thời hạn ba tháng, kể từ ngày phải nộp lệ phí tiếp theo, chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ.

3. Trong thời gian Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị đình chỉ hiệu lực thì chủ sở hữu giống cây trồng mới không có các quyền quy định tại Điều 27 và khoản 1 Điều 28 của Pháp lệnh này.

4. Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới được xem xét khôi phục hiệu lực khi chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới khắc phục được lý do bị đình chỉ hiệu lực quy định tại Điều này.

Điều 35. Huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền huỷ bỏ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

2. Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị huỷ bỏ khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới tự nguyện đề nghị huỷ bỏ;

b) Có bằng chứng chứng minh rằng chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới không phải là đối tượng được cấp Văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật;

c) Giống cây trồng không có tính mới về mặt thương mại, tính khác biệt như đã được xác định tại thời điểm cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.

Chương 5:

SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 36. Điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;

b) Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông

nghiệp, ngành Thuỷ sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thuỷ sản;

c) Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

d) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng chính phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có mặt hàng về giống cây trồng; b) Có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc kinh doanh từng loại giống, từng cấp giống;

c) Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng;

d) Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm chất lượng các loại giống kinh doanh.

3. Hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính mà không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về thuỷ sản.

Điều 37. Sản xuất hạt giống thuần

1. Hạt giống thuần của các cây trồng chính trong nông nghiệp được sản xuất theo hệ thống 4 cấp hạt giống: cấp hạt giống tác giả, cấp hạt giống siêu nguyên chủng, cấp hạt giống nguyên chủng, cấp hạt giống xác nhận. Hạt giống cấp dưới được nhân từ hạt giống cấp trên theo quy trình sản xuất giống từng cấp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Trong trường hợp không có hạt giống tác giả để nhân ra hạt giống siêu nguyên chủng thì việc sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng được thực hiện theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tiêu chuẩn các cấp hạt giống, quy trình nhân giống và quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng.

Điều 38. Sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp, cây cảnh và cây trồng khác

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp bằng phương pháp vô tính phải nhân giống từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng.

2. Tổ chức, cá nhân gieo ươm giống cây lâm nghiệp phải sử dụng hạt giống từ cây mẹ, vườn giống hoặc rừng giống đã qua bình tuyển và công nhận.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, cây cảnh và cây trồng khác bằng phương pháp vô tính phải thực hiện theo quy trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

Điều 39. Nhãn giống cây trồng

1. Đối với giống cây trồng có bao bì chứa đựng khi kinh doanh phải được ghi nhãn với các nội dung sau đây:

a) Tên giống cây trồng;

b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chịu trách nhiệm về giống cây trồng;

c) Định lượng giống cây trồng;

d) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;

đ) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng;

e) Hướng dẫn bảo quản và sử dụng;

g) Tên nước sản xuất đối với giống cây trồng nhập khẩu.

2. Đối với giống cây trồng không có bao bì chứa đựng và những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này không ghi được đầy đủ trên nhãn thì phải ghi vào tài liệu kèm theo giống cây trồng khi kinh doanh.

Điều 40. Xuất khẩu giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành.

2. Tổ chức, cá nhân trao đổi với nước ngoài những giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.

Điều 41. Nhập khẩu giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu các loại giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cho phép.

Chương 6:

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 42. Nguyên tắc quản lý chất lượng giống cây trồng

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.

Điều 43. Tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng

1. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng bao gồm:

a) Tiêu chuẩn Việt Nam;

b) Tiêu chuẩn ngành;

c) Tiêu chuẩn cơ sở;

d) Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam.

2. Thẩm quyền ban hành danh mục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn được quy định như sau:

a) Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.

Điều 44. Công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng có trong danh mục quy định

tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 43 của Pháp lệnh này phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng do mình sản xuất, kinh doanh; tiêu chuẩn công bố không được thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 43 của Pháp lệnh này.

2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng không có trong danh mục quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 43 của Pháp lệnh này.

3. Trình tự và thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá.

Điều 45. Công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khi công bố chất lượng phù hợp tiêu chuẩn phải dựa vào một trong các căn cứ sau đây:

a) Kết quả chứng nhận chất lượng của cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm đối với giống cây trồng có trong danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;

b) Kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá của cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm đối với giống cây trồng không có trong danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành Danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ngành.

4. Trình tự và thủ tục công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng hàng hoá.

Điều 46. Kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng

1. Việc kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng do các cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm thực hiện.

2. Cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có phòng thử nghiệm đủ trang thiết bị phù hợp với yêu cầu kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng;

b) Có trang, thiết bị kiểm soát điều kiện môi trường phù hợp với yêu cầu kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng;

c) Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo và được cấp chứng chỉ về kiểm định, kiểm nghiệm giống cây trồng.

3. Cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, kiểm nghiệm do mình thực hiện.

4. Chi phí kiểm định, kiểm nghiệm do tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định, kiểm nghiệm trả.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận, quản lý các cơ sở dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng.

Điều 47. Kiểm dịch thực vật giống cây trồng

Tổ chức, cá nhân chọn, tạo, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống cây trồng phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Chương 7:

THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 48. Thanh tra giống cây trồng

Thanh tra giống cây trồng là thanh tra chuyên ngành.

Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành giống cây trồng theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 49. Giải quyết tranh chấp quyền tác giả giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng mới Tranh chấp quyền tác giả giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng mới do Toà án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Điều 51. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn An

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
----------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 15/2004/PL-UBTVQH

Hanoi, March 24, 2004

 

ORDINANCE

ON PLANT VARIETIES

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
Pursuant to Resolution No. 21/2003/QH11 of November 26, 2003 of the XIth National Assembly, the 4th session, on the 2004 law- and ordinance-making program;
This Ordinance provides for plant varieties.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Ordinance provides for the management and conservation of plant gene sources; the research into, selection, creation, assay, expertise, test, recognition and protection of, new plant varieties; the evaluation, selection and recognition of maternal plants, initial plants, variety gardens, variety forests; the production and trading of plant varieties; and the management of quality of plant varieties.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Ordinance, such international agreements shall apply.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Ordinance, the following terms are construed as follows:

1. A plant variety means a grouping of plants which are uniform and of a certain economic value, recognizable by the expression of the characteristics mandated by a genotype and distinguishable from any other plant groupings through the expression of at least one of the said characteristic, and heritable through repeated propagation.

Plant varieties used in agricultural production, forestry and aquaculture include seeds, tubers, fruits, roots, trunks, branches, leaves, saplings, grafts, buds, flowers, tissues, cells, spores, spawns, weeds, algae and microalgae.

2. A new plant variety means a plant variety newly selected, created or imported for the first time, which is distinct, uniform and stable but not yet on the list of plant varieties permitted for production and trading.

3. A protected new plant variety means a new plant variety which is granted the new plant variety protection title.

4. Plant gene source means whole living plants or living parts thereof carrying hereditary information, able to create, or take part in creating, new plant varieties.

5. Assay of a new plant variety means the process of monitoring and assessing under given conditions and for a given period in order to determine the distinctness, uniformity, stability, the value of cultivation and use of a plant variety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Expertise of a plant variety means the process of examining the quality of the plant variety batch under production right on fields or gardens in order to identify the variety properness, hereditary purity and the level of mixture with another variety or plant species.

8. Test of a plant variety means the process of analyzing the quality criteria of the variety samples in laboratories.

9. Pure seeds means seeds which retain stable hereditary characteristics through repeated propagation.

10. Authored seeds mean pure seeds selected and created by an author.

11. Super-prototypal seeds mean seeds propagated from authored seeds or restored from seeds which are produced according to the super-prototypal seed-restoring process and satisfy the prescribed quality standards.

12. Prototypal seeds mean seeds propagated from super-prototypal seeds and satisfying the prescribed quality standards.

13. Certified seeds mean seeds propagated from prototypal seeds and satisfying the prescribed quality standards.

14. Restoration of super-prototypal seeds means the process of selecting individuals, propagating and selecting the typical lines of a variety, ensuring its hereditary purity satisfying the standards of super-prototypal seeds.

15. Maternal plants means the best forest plants selected from natural forests, planted forests, variety forests or variety gardens for propagation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. Gardens of initial plants of perennial industrial plants, fruit trees, forest plants mean gardens vegetatively propagated from initial plants in service of variety production.

18. Gardens of forest plant varieties mean variety gardens planted according to a given plan with vegetative lines or nursed from seeds of the selected and recognized maternal plants.

19. Variety forests mean forests of variety plants propagated from maternal plants and grown not according to a given plan or transformed from natural forests or planted forests already evaluated, selected and recognized.

20. Varieties of genetically modified plants mean plant varieties bearing a new combination of genomes (ADN) obtained through the use of modern biological technologies.

21. Major plant varieties mean varieties of plant species commonly planted in big quantities and of a high economic value, which need to be strictly managed.

22. Counterfeit varieties mean varieties not true to the variety names, origins and grades inscribed on their labels; with their labels being identical or similar to those of other law-protected plant varieties, thereby causing confusion.

23. Propagating materials mean whole plants, weeds, algae, micro-algae or parts thereof such as seeds, tubers, fruits, roots, trunks, branches, leaves, saplings, grafts, buds, flowers, tissues, cells, spores, spawns, to be used for production of new plants.

24. Commercial novelty of plant varieties is understood as that such plant varieties have not yet been traded in the Vietnamese territory for one year, outside the Vietnamese territory for six years, for groups of timber trees and grapes, or for four years, for other plants, before the date of submission of protection registration applications.

25. Duplicates of new plant-variety protection titles mean second copies granted to the owners of new plant varieties in cases where the titles of protection of new plant varieties are lost for plausible reasons. Duplicates have the same contents and validity as the granted new plant variety protection titles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The formulation of plant variety development strategies, plannings and plans must be in line with the overall socio-economic development plannings of the whole country and each locality.

2. The State protects the ownership and copyright over new plant varieties, promotes the autonomy and equality rights, protects the legitimate rights and interests of organizations and individuals engaged in plant variety-related activities.

3. To strictly manage the production and trading of major plant varieties.

4. To vigorously step up the socialization of plant variety-related activities; ensure sufficient good-quality varieties to meet the production development demands; ensure human health and protect the environment and the eco-system.

5. To apply scientific and technological advances to the research into, selection, creation, production and preservation of plant varieties; to combine modern technologies with people’s experiences.

6. To conserve and rationally exploit plant gene sources; ensure bio-diversity; harmoniously combine short-term with long-term benefits, ensure common interests of the entire society.

Article 5.- The State’s policies towards plant varieties

1. To ensure the development of plant varieties along the direction of industrialization and modernization on the basis of the plant variety development strategies, plannings and plans.

2. To prioritize investment in the following activities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Conserving maternal plants, initial plants, variety gardens and variety forests;

c/ Investigating, collecting and conserving gene sources of precious and rare plants.

3. To encourage and support organizations and individuals engaged in agricultural production, forestry or aquaculture to use new plant varieties of high yield, good quality and resistance to pests and unfavorable production conditions, and satisfying market demands.

4. To encourage and create conditions for organizations and individuals to invest in collecting and conserving gene sources, researching into, selecting, creating, assaying, expertising, testing, producing, and trading in, plant varieties.

5. To encourage agricultural forestry and fishery promotion activities in order to quickly transfer plant variety-related technical and technological advances; to link research to production.

6. To support investment in material foundations and techniques in service of propagation and preservation of super-prototypal varieties, prototypal varieties, maternal plants, initial plants, forest plant variety gardens and variety forests.

Article 6.- Genetically modified plant varieties

The research into, selection, creation, experimentation, production, trading, use, international exchange of, and other activities related to, genetically modified plant varieties shall comply with the Government's regulations.

Article 7.- Responsibilities for State management over plant varieties

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Agriculture and Rural Development has the responsibility to perform the State management over agricultural and forest plant varieties nationwide.

The Ministry of Fisheries has the responsibility to perform the State management over aquatic plant varieties nationwide.

3. The ministries and ministerial-level agencies, within the scope of their tasks and powers, have the responsibility to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries in performing the State management over plant varieties.

4. The People's Committees at all levels have the responsibility to organize the performance of the State management over plant varieties in their localities.

Article 8.- Commendation

1. Organizations and individuals that record achievements in plant variety-related activities or record merits in detecting or stopping acts of violation of the law provisions on plant varieties shall be commended and/or rewarded according to the law provisions on emulation and commendation.

2. The State shall honor organizations and individuals that record outstanding achievements in the selection or creation of new plant varieties.

Article 9.- Prohibited acts

1. Trading in counterfeit varieties or plant varieties not up to the quality standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Destroying or misappropriating plant gene sources, illegally exporting gene sources of precious and rare plants.

4. Experimenting pests in areas under production of plant varieties.

5. Obstructing lawful activities of researching into, selecting, creating, assaying, expertising, testing, producing, or trading in, plant varieties.

6. Importing gene sources, producing, trading in, plant varieties which cause harms to production, human health, the environment and ecosystem.

7. Publicizing untrue quality standards of, misleading advertisements for, or false information on, plant varieties.

8. Infringing upon the rights and legitimate interests of plant variety authors or owners of new plant variety protection titles.

9. Other acts as provided for by law.

Chapter II

MANAGEMENT AND CONSERVATION OF PLANT GENE SOURCES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Plant gene sources constitute a national asset uniformly managed by the State.

2. Where there are demands for exploiting or using of the plant gene sources in the State’s conservation zones, the permission of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries must be obtained.

3. Organizations, individuals shall have to participate in managing plant gene sources in localities.

Article 11.- Contents of conservation of plant gene sources

1. Investigating, collecting gene sources suitable to the nature and characteristics of each plant species.

2. Conserving for a long time and safely gene sources already determined to be suitable to the specific biological characteristics of each plant species.

3. Evaluating gene sources according to biological criteria and use value.

4. Building databases and system of information on plant gene sources.

Article 12.- Collection and conservation of precious and rare plant gene sources

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations, individuals shall have to conserve the gene sources of precious and rare plants according to the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries shall periodically announce the lists of the gene sources of precious and rare plants to be protected.

Article 13.- Exchange of gene sources of precious and rare plants

1. Organizations, individuals may exchange gene sources of precious and rare plants in service of research into, selection, creation, production or trading of, new plant varieties according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

2. The international exchange of gene sources of precious and rare plants must be permitted by the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries.

Chapter III

RESEARCH INTO, SELECTION, CREATION, ASSAY, RECOGNITION OF, NEW PLANT VARIETIES, EVALUATION, SELECTION AND RECOGNITION OF MATERNAL PLANTS, INITIAL PLANTS, FOREST PLANT VARIETY GARDENS, VARIETY FORESTS

Article 14.- Research into, selection, creation of new plant varieties

1. Vietnamese organizations and individuals, foreign organizations and individuals may research into, select and create new plant varieties in the Vietnamese territory.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries shall identify the scientific and technological tasks relating to research into, selection, creation of, new plant varieties, which meet the requirements of each period in order to raise the productivity, quality and competitiveness of farm, forest and aquatic goods.

Article 15.- Assay of new plant varieties

1. New plant varieties which are selected, created or imported but not yet named in the list of plant varieties permitted for production and trading shall be put on this list only after they have been assayed and recognized.

2. Assay of new plant varieties may take the following forms:

a/ National assay of new varieties of plants on the list of major plant varieties which have been selected and created in Vietnam and of imported varieties not yet on the list of plant varieties permitted for production and trading.

b/ Assay by authors themselves who bear responsibility for the results of assaying other plant varieties.

3. An assay covers the following contents:

a/ Assay of distinctness, uniformity and stability (DUS assay);

b/ Assay of the value of cultivation and use (VCU assay).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Organizations, individuals wishing to have new plant varieties assayed shall submit assay registration dossiers to the assaying establishments accredited by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

An assay registration dossier consists of an assay registration application and the plant variety dossier clearly stating the name of the plant variety, its origin, quantity, techno-economic norms and cultivation process and techniques;

b/ Organizations, individuals wishing to have new plant varieties assayed shall sign contracts with the accredited assay establishments as prescribed in Clause 1, Article 16 of this Ordinance.

5. Where authors conduct assays by themselves, they must observe the assay regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries or sign contracts with the accredited assay establishments as prescribed in Clause 1, Article 16 of this Ordinance.

6. Organizations, individuals being owners of new plant varieties registered for assay must bear all assay costs.

7. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries shall issue lists of major plant varieties and lists of plant varieties permitted for production and trading.

Article 16.- New plant variety-assaying establishments

1. To be accredited by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries, new plant variety-assaying establishments must fully satisfy the following conditions:

a/ Having registered plant variety-assaying activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Possessing specialized equipment and facilities satisfying the assay requirements for each plant species;

d/ Having standard varieties of plant varieties of the same species for use as control varieties in DUS assays.

e/ Employing or hiring technicians who have been trained in plant variety assay;

2. New plant variety-assaying establishments must observe the assay regulations for each plant species, which are promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries, and take responsibility for the obtained assay results.

Article 17.- Naming of new plant varieties

1. Each new plant variety shall have only one appropriate name. After being recognized, such name shall become the sole official name to be used in activities related to such plant variety.

2. The name of a variety must be easily distinguishable from the names of other plant varieties of the same species.

3. The following naming cases shall not be accepted:

a/ Consisting of numerals only;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Easily causing misunderstanding with the properties, characteristics of the plant variety concerned;

d/ Being identical or similar to the protected trademarks or goods origin appellations of the products or to the harvested products of the plant variety concerned.

Article 18.- Recognition of new plant varieties

1. New plant varieties used in agriculture and/or forestry shall be recognized if they meet the following requirements:

a/ Having the assay results of the new plant variety-assaying establishments;

b/ Having their trial production results, which have been accepted for mass production by the provincial/municipal Agriculture and Rural Development Services of the localities of trial production;

c/ Having appropriate names as prescribed in Article 17 of this Ordinance;

d/ Having their assay results and trial production results already evaluated and proposed for recognition by the specialized scientific council set up by the Minister of Agriculture and Rural Development.

2. New plant varieties used in the fisheries domain shall be recognized if they meet the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having appropriate names as prescribed in Article 17 of this Ordinance;

c/ Having their assay results already evaluated and proposed for recognition by the specialized scientific council set up by the Minister of Fisheries.

3. Based on the proposals of the specialized scientific council, the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries shall consider and decide to recognize new plant varieties.

New plant varieties may be proposed for exceptional recognition without having to go through trial production if their assay results show that they are particularly outstanding.

4. New plant varieties, after being recognized, shall be put on the list of plant varieties permitted for production and trading.

Article 19.- Evaluation, selection, recognition of maternal plants, initial plants, forest plant variety gardens, variety forests

1. The recognition of maternal plants, initial plants, forest plant variety gardens, variety forests shall be effected through evaluation and selection.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Develop-ment shall organize the evaluation, selection and recognition of forest plant variety gardens.

3. The provincial Agriculture and Rural Development Services shall organize the evaluation, selection and recognition of maternal plants, initial plants and variety forests within their provinces; oversee, evaluate and guide the use and rational exploitation of the recognized maternal plants, initial plants, forest plant variety gardens and variety forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

PROTECTION OF NEW PLANT VARIETIES

Article 20.- Principles of protection of new plant varieties

1. The State protects the ownership, copyright over new plant varieties in the form of granting new plant variety protection titles.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development is the agency performing the State management over the protection of new plant varieties nationwide.

3. The protection of new plant varieties must comply with the provisions of this Ordinance, the legislation on intellectual property and other relevant law provisions.

Article 21.- Conditions for new plant varieties to be protected

1. Being on the list of State-protected plant varieties, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Being distinct, uniform and stable.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Having appropriate names as prescribed in Article 17 of this Ordinance.

Article 22.- Subjects entitled to apply for new plant variety protection titles

1. Organizations that select, create new plant varieties with the State budget capital or with capital of other sources.

2. Individuals who select, create new plant varieties with their own efforts and/or capital or with capital of other sources.

3. Contract owners that hire organizations, individuals to select, create new plant varieties, unless otherwise agreed upon in the contracts.

4. Organizations or individuals that have sufficient grounds to prove that they are the first to select, create the new plant varieties in cases where many organizations or individuals submit dossiers on the same day for the same new plant varieties; where it is impossible to determine the organization or individual that is the first to select, create such new plant variety, the involved parties may reach agreement on jointly submitting the dossier or on one party submitting the dossier, if they cannot reach such agreement, the New Plant Variety Protection Office shall be entitled to reject their dossiers.

5. Organizations, individuals being the first to submit dossiers in cases where many organi-zations or individuals apply for new plant variety protection titles to the same new plant varieties.

Article 23.- Dossiers of application for new plant variety protection titles

1. To apply for new plant variety protection titles, organizations and individuals must directly submit, or authorize organizations or individuals to act as their representatives to submit, dossiers to the New Plant Variety Protection Office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The application for a new plant variety protection title;

b/ A written description of the plant variety, made according to a set form, together with photos.

Dossiers must be made in Vietnamese. Where foreign organizations or individuals apply for new plant variety protection titles, they must submit the Vietnamese-language dossiers together with the English-language dossiers.

3. Where a dossier of application for a new plant variety protection title complies with the provisions of Clause 2 of this Article, the New Plant Variety Protection Office must give certification of the date of submission of the dossier, clearly writing the dossier’s serial number.

Article 24.- Order and procedures for granting new plant variety protection titles

1. The New Plant Variety Protection Office shall evaluate the dossiers, organize the evaluation of the new plant varieties applied for protection titles according to the provisions of Articles 25 and 26 of this Ordinance, and propose the Minister of Agriculture and Rural Development to grant new plant variety protection titles.

2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall consider and decide to grant new plant variety protection titles when such new plant varieties fully satisfy the conditions specified in Articles 21, 22, 23, 25 and 26 of this Ordinance.

At the requests of the owners of new plant variety protection titles, the Minister of Agriculture and Rural Development shall consider and grant duplicates of their new plant variety protection titles.

Article 25.- Evaluation of dossiers of application for new plant variety protection titles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The New Plant Variety Protection Office must complete the evaluation of dossiers within ninety days as from the date the valid dossiers of application for new plant variety protection titles are submitted.

The evaluation of a dossier covers:

a/ Determining the eligibility of the dossier submitter;

b/ Determining the compatibility of the new plant variety with the list of State-protected plant varieties as prescribed in Clause 1, Article 21 of this Ordinance;

c/ Determining the compliance of the new plant variety to be protected in Vietnam with international agreements which Vietnam has signed or acceded to;

d/ Determining the compliance of the new plant variety with the law provisions on protection of State secrets;

e/ Determining the commercial novelty of the plant variety;

f/ Determining the appropriateness of the plant variety's name as prescribed in Article 17 of this Ordinance.

3. In the course of evaluating the dossiers, the New Plant Variety Protection Office may request the dossier submitters to correct mistakes; if the dossiers are not corrected, the New Plant Variety Protection Office may reject them.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- Assay, evaluation of new plant varieties applied for new plant variety protection titles

1. Within fifteen days as from the date of receiving the New Plant Variety Protection Office's notices on its acceptance of the valid dossiers, the submitters of the dossiers of application for new plant variety protection titles must submit the variety samples to the new plant variety-assaying establishments.

2. The new plant variety-assaying establish-ments must assay the distinctness, uniformity and stability (DUS) of the new plant varieties according to the assay regulations on each plant species, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The New Plant Variety Protection Office shall evaluate the DUS assay results of the new plant variety-assaying establishments.

4. After receiving the assay results, the New Plant Variety Protection Office shall have the following responsibilities:

a/ To notify its intention to grant new plant variety protection titles in a specialized journal for three successive issues;

b/ Within thirty days as from the date the notice on its intention to grant new plant variety protection titles is published for the last time in the specialized journal, if there is no written protest, to carry out the procedures to propose the Minister of Agriculture and Rural Development to grant new plant variety protection titles. Where there is a protest, within thirty days as from the date of receiving the protest, the New Plant Variety Protection Office must look into it and make conclusions thereon;

c/ In cases of refusing to grant new plant variety protection titles, to notify such and clearly state the reasons therefor to the dossier submitters; and at the same time notify its refusal in the specialized journal for three successive issues.

5. Within thirty days as from the date of receiving the notices stated at Point b, Point c, Clause 4 of this Article, the dossier submitters may send written complaints to the Minister of Agriculture and Rural Development about not being granted the new plant variety protection titles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Rights of owners of new plant variety protection titles

1. To allow or disallow the use of propagating materials of the protected plant varieties, the products harvested from the cultivation of propagating materials of the protected plant varieties in the following activities:

a/ Variety production or propagation;

b/ Variety processing;

c/ Sale offer;

d/ Sale or other forms of exchange;

e/ Export;

f/ Import;

g/ Storing for the purposes of carrying out the activities stated at Points a, b, c, d and e of this Clause.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Apart from the rights defined in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the owners of new plant variety protection titles shall also enjoy benefits in the following cases:

a/ Plant varieties created by anyone from their protected varieties provided that their protected varieties are not created from other protected plant varieties;

b/ Plant varieties created by anyone, which are not clearly distinct from their protected plant varieties;

c/ Plant varieties created by anyone, the production of which requires the use of propagating materials of their protected plant varieties;

d/ Using the propagating materials of their protected varieties for producing varieties for commercial purposes in other countries where such plant varieties are not yet protected.

4. To exploit by themselves or transfer under contracts the right to exploit new plant varieties to other organizations and individuals. Contracts on transfer of the right to exploit new plant varieties must be made in writing and registered at the New Plant Variety Protection Office.

5. To bequeath or transfer the right to own new plant variety protection titles according to law provisions in cases where they are concurrently authors; to transfer the right to own new plant variety protection titles in cases where they are not concurrently authors.

Article 28.- Restriction of the rights of owners of new plant variety protection titles

1. The owners of new plant variety protection titles may exercise the right to commercially exploit the new plant varieties when such plant varieties are on the list of plant varieties permitted for production and trading.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations, individuals being transferees of the right to exploit new plant varieties must pay royalties as contracted to the owners of new plant variety protection titles.

Article 29.- Cases where royalties are not required to be paid to owners of new plant variety protection titles

1. Organizations, individuals using the protected plant varieties shall not have to pay royalties to the owners of new plant variety protection titles in the following cases:

a/ Using them for hybridization to create new plant varieties or for scientific research;

b/ Using for personal needs for non-commercial purposes;

c/ The new plant varieties or propagating materials thereof have been sold on the market by the owners of new plant variety protection titles.

2. Households, individuals using the propagating materials of the protected plant varieties for propagation for subsequent crops in the land or water surface areas under their use right.

Article 30.- Obligations of owners of new plant variety protection titles

1. To preserve directly or through other authorized persons, the propagating materials of the protected varieties and supply such propagating materials at the request of competent State bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To pay remunerations to the authors in cases where the authors are not also owners, unless otherwise agreed upon by the owners and authors. Where the owners of new plant variety protection titles are foreign organizations or individuals having registered for protection in Vietnam, the payment of remunerations to authors shall comply with the laws of the countries of such foreign organizations or individuals.

Article 31.- Rights and obligations of authors of new plant varieties

1. The authors of new plant varieties who are also owners of the protection titles of such new plant varieties shall have the following rights and obligations:

a/ To have their names inscribed in the new plant variety protection titles;

b/ To enjoy the rights of new plant variety protection title owners as prescribed in Article 27 of this Ordinance;

c/ To fulfill the obligations of new plant variety protection title owners as prescribed in Clause 1 and Clause 2, Article 30 of this Ordinance.

2. The authors of new plant varieties, who are not concurrently owners of the protection titles of such new plant varieties, shall have the following rights and obligations:

a/ To have their names inscribed in the new plant variety protection titles;

b/ To receive remunerations paid by the owners of the new plant variety protection titles as prescribed in Clause 3, Article 30 of this Ordinance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To assist the owners of new plant variety protection titles in performing the obligation of preserving the propagating materials of the protected new plant varieties.

Article 32.- Priority right to determine the date of submission of valid dossiers

1. If the owners of new plant varieties, that have submitted dossiers of registration for protection of such new plant varieties in the countries which have, together with Vietnam, signed or acceded to the international agreements on protection of new plant varieties, submit, within twelve months as from the date of submission of dossiers in the foreign countries, dossiers of registration for protection of such plant varieties in Vietnam, they shall enjoy the priority right to determine the date of submission of valid dossiers.

The date of submission for the first valid dossiers in foreign countries is accepted as the date of submission of valid dossiers in Vietnam.

2. Within ninety days as from the date of submission of dossiers in Vietnam, the owners of new plant varieties must submit the copies of the first dossiers of registration for protection in foreign countries, with the certification of the dossier-receiving agencies, and the samples of the plant varieties as evidences to prove that the new plant varieties in the two dossiers are the same. The dossiers of registration for protection of new plant varieties in Vietnam must contain the request to enjoy the priority right to determine the date of submission of valid dossiers.

Article 33.- Duration of protection of new plant varieties

1. The duration of protection of new plant varieties is twenty years for timber trees and twenty five years for grapes.

2. Protection shall start from the date the dossiers of application for new plant variety protection titles are accepted as being valid by the New Plant Variety Protection Office.

Article 34.- Suspension of new plant variety protection titles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. New plant variety protection titles shall be suspended in one of the following cases:

a/ The plant varieties no longer satisfy the uniformity and stability standards as when being granted the protection titles;

b/ The owners of new plant varieties fail to supply documents and propagating materials necessary for the preservation and storage of such new plant varieties at the requests of competent State bodies;

c/ Past three months counting from the prescribed date of subsequent payment of fees, the owners of new plant variety protection titles fail to pay fees for maintaining the validity of their new plant variety protection titles.

3. In the duration when their new plant variety protection titles are suspended, the owners of new plant varieties shall not have the rights prescribed in Article 27 and Clause 1, Article 28, of this Ordinance.

4. The new plant variety protection titles shall be considered for validity resumption when their owners remedy the causes of suspension prescribed in this Article.

Article 35.- Cancellation of new plant variety protection titles

1. The Minister of Agriculture and Rural Develop-ment may cancel new plant variety protection titles.

2. New plant variety protection titles shall be cancelled in one of the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ There are evidences to prove that the owners of new plant variety protection titles are not eligible for being granted the new plant variety protection titles as prescribed by law;

c/ The plant varieties are not commercially novel, not distinct as determined at the time of being granted the new plant variety protection titles.

Chapter V

PRODUCTION, TRADING OF PLANT VARIETIES

Article 36.- Conditions for production, trading of major plant varieties

1. In order to produce major plant varieties for commercial purposes, organizations and individuals must fully satisfy the following conditions:

a/ Having the certificates of registration for plant variety business;

b/ Having locations for production of plant varieties, which are in line with the planning of the agriculture service or the fisheries service and suitable to the production requirements of each variety, each variety grade; ensure the environmental standards according to the law provisions on environmental protection, plant protection and quarantine, and fisheries;

c/ Having material foundations and technical equipment suitable to the production process and techniques of each variety, each variety grade, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In order to trade in major plant varieties, organizations and individuals must fully satisfy the following conditions:

a/ Having the certificates of registration for trading of commodities including plant varieties;

b/ Having business locations, material and technical foundations suitable to the trading of each variety, each variety grade;

c/ Having technicians who are capable of identifying the traded varieties and firmly grasp the plant variety-preserving techniques;

d/ Having or hiring staff and equipment for testing the quality of the traded varieties.

3. Households and individuals producing and/or trading in major plant varieties, which are not required to make business registration, shall not have to comply with the provisions of Clause 1 and Clause 2 of this Article but they must ensure the plant variety quality and environmental sanitation standards according to the law provisions on plant protection and quarantine, environmental protection and fisheries.

Article 37.- Production of pure seeds

1. Pure seeds of major agricultural plants shall be produced in four grades: The grade of authored seeds, the grade of super-prototypal seeds, the grade of prototypal seeds, and the grade of certified seeds. Seeds of a lower grade are propagated from seeds of a higher grade according to the process of production of seeds of each grade, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Where there exist no authored seeds for propagation of super-prototypal seeds, the production of super-prototypal seeds shall comply with the process of restoring super-prototypal seeds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.- Production of perennial industrial plants and fruit trees, forest trees, ornamental plants and other plants

1. Organizations and individuals producing perennial industrial plants and fruit trees, forest trees by the vegetative propagation method must propagate varieties from initial plants or from gardens of initial plants.

2. Organizations and individuals sowing and nursing forest trees must use seeds from maternal plants, variety gardens or variety forests, which have been evaluated, selected and recognized.

3. Organizations and individuals producing short-term industrial plants, fruit trees, ornamental plants and other plants by the vegetative propagation method must follow the process promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

Article 39.- Labels of plant varieties

1. For plant varieties put up in packings for trading, their packings must have labels containing the following details:

a/ The name of the plant variety;

b/ The name and address of the producing and/or trading establishment responsible for the plant variety;

c/ The quantification of the plant variety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The date of manufacture; the expiry date;

f/ Preservation and use instructions;

g/ The country of manufacture, for imported plant varieties.

2. For plant varieties not put up in packings or with their labels not fully inscribed with the details prescribed in Clause 1 of this Article, all of these details must be printed on paper sheets accompanying the plant varieties when sold out.

Article 40.- Export of plant varieties

1. Organizations and individuals may export plant varieties not on the lists of plant varieties banned from export, promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries.

2. If organizations, individuals need to exchange with foreign countries plant varieties on the lists of plant varieties banned from export for scientific research or other special purposes, they must obtain the permission of the Minister of Agriculture and Rural Development or the Minister of Fisheries.

Article 41.- Import of plant varieties

1. Organizations and individuals may import plant varieties on the lists of plant varieties permitted for production and trading.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

MANAGEMENT OF THE QUALITY OF PLANT VARIETIES

Article 42.- Principles of management of the quality of plant varieties

Organizations and individuals producing and/or trading in plant varieties must bear responsibility for the quality of the plant varieties they produce and/or trade in through publicizing the quality standards and the conformity of the quality of plant varieties with the standards.

Article 43.- Quality standards of plant varieties

1. The system of quality standards of plant varieties consists of:

a/ Vietnamese standards;

b/ Branch standards;

c/ The unit's standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The competence to promulgate the lists of plant varieties subject to the application of standards is prescribed as follows:

a/ The Ministry of Science and Technology promulgate the list of plant varieties subject to the application of Vietnamese standards;

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries promulgate the lists of plant varieties subject to the application of branch standards.

Article 44.- Publicization of quality standards of plant varieties

1. Organizations and individuals producing and/or trading in plant varieties on the lists stated at Point a, Point b, Clause 2, Article 43 of this Ordinance must publicize the quality standards of the plant varieties which they produce and/or trade in; the publicized standards must not be lower than the standards prescribed at Point a, Point b, Clause 1, Article 43 of this Ordinance.

2. The State encourages organizations and individuals to voluntarily publicize the quality standards of plant varieties which are not on the lists stated at Point a, Point b, Clause 2, Article 43 of this Ordinance.

3. The order and procedures for publicizing the quality standards of plant varieties shall comply with the law provisions on goods quality.

Article 45.- Publicization of the quality standard conformity of plant varieties

1. Organizations and individuals producing
and/or trading in plant varieties, when publicizing the quality standard conformity, must base themselves on the following grounds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The results of evaluation by the organizations, individuals themselves or the results of evaluation by the expertising, testing establishments, for plant varieties not on the list of plant varieties subject to quality standard conformity certification prescribed in Clause 2, Clause 3 of this Article.

2. The Ministry of Science and Technology shall promulgate the list of plant varieties subject to certification of quality conformity with Vietnamese standards.

3. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries shall promulgate the lists of plant varieties subject to certification of quality conformity with branch standards.

4. The order and procedures for publicizing the quality standard conformity of plant varieties shall comply with the law provisions on goods quality.

Article 46.- Expertising, testing of the quality of plant varieties

1. The expertising, testing of the quality of plant varieties shall be conducted by the establishments providing expertising, testing services.

2. The establishments providing plant variety quality-expertising, -testing services must fully satisfy the following conditions:

a/ Having adequately equipped expertising laboratories satisfying the plant variety-expertising, -testing requirements;

b/ Having equipment and facilities for controlling environmental conditions satisfying the plant variety-expertising, -testing requirements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The establishments providing plant variety quality-expertising, -testing services must bear responsibility for the results of expertise, tests conducted by themselves.

4. The expenses for expertising, testing shall be paid by the expertise-, testing-requesting organizations, individuals.

5. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Fisheries shall recognize and manage the establishments providing plant variety quality-expertising, -testing services.

Article 47.- Quarantine of plant varieties

Organizations and individuals selecting, creating, producing, trading in, and using plant varieties must comply with the law provisions on plant protection and quarantine.

Chapter VII

INSPECTION AND SETTLEMENT OF DISPUTES

Article 48.- Plant variety inspectorate

The plant variety inspectorate is a specialized inspectorate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 49.- Settlement of disputes over copyright of plant varieties, protection of new plant varieties

Disputes over copyright of plant varieties, protection of new plant varieties shall be settled by People's Courts according to law provisions.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 50.- Implementation effect

This Ordinance takes effect as from July 1, 2004.

Article 51.- Implementation guidance

The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nguyen Van An

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


48.002

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.93.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!