Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2920/QĐ-UB-KT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Trương Tấn Sang
Ngày ban hành: 08/09/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số : 2920/QĐ-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 09 năm 1994

 

QUYẾT ĐỊNH

VẾ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 06 năm 1994;
- Căn cứ Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản của Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 28 tháng 7 năm 1989;
- Căn cứ Nghị định 95- HĐBT ngày 25-3-1992, Chỉ thị số 334/CT ngày 17-9-1992, Nghị định 356/HĐBT ngày 26-9-1992 của Hội đồng Bộ trưởng;
- Để tăng cường quản lý, lập lại trật tự trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường ở Thành phố Hồ Chí Minh, theo đề nghị của Sở Công nghiệp thành phố;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành quy chế quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2.- Giao cho Giám đốc Sở Công nghiệp hướng dẫn tổ chức triển khai và thực hiện quy chế này.

+ Phổ biến quy chế đến các quận, huyện, sở ngành và các doanh nghiệp có chức năng khai thác tài nguyên khoáng sản thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn thành phố.

+ Thông báo trên các cơ quan thông tin đại chúng ở thành phố để nhân dân biết, thi hành.

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trước đây trái với quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 4.- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban tổ chức chánh quyền thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Sang

 

QUY CHẾ

VỀ VIỆC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo quyết định số 2920/QĐ-UB-KT ngày 8-9-1994 của Ủy ban nhân dân thành phố).

I.- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1.- Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) muốn điều tra, khai thác sử dụng đầu phải xin phép.

Điều 2.- Trong quy chế này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1- “Tài nguyên khoáng sản” là những vật chất tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí còn trong lòng đất.

2- “Mỏ” hoặc “mỏ khoáng sản” là tích tụ tài nguyên khoáng sản có số lượng và chất lượng khoáng sản đạt chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật khai thác mỏ.

3- “Điều tra địa chất” là những hoạt động nghiên cứu địa chất lòng đất, và tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản.

4- “Khai thác mỏ” và “khai thác tài nguyên khoáng sản” là những hoạt động để lấy tài nguyên khoáng sản từ lòng đất (kể cả ở mặt đất, có đất phủ hay không có đất phủ, có mặt nước hay không có mặt nước).

Điều 3.- Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản (TNKS).

1- Tổ chức:

- Phòng quản lý TNKS thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đặt trong Sở Công nghiệp chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Cục quản lý TNKS Nhà nước (Chi cục quản lý TNKS Miền Nam), giúp việc trực tiếp cho Giám đốc Sở Công nghiệp, để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về TNKS ở thành phố theo điều 25, 32, 33 của Pháp lệnh TNKS. Điều 5 và khoản 3 của điều 14 Nghị định 95/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành pháp lệnh về TNKS.

- Các phòng công nghiệp (hoặc tổ chức tương đương) trực tiếp giúp việc cho Chủ tịc UBND quận, huyện thực hiện chức năng quản lý TNKS trên địa bàn theo đều 25, 32 của pháp lệnh về TNKS.

2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

2a) Phòng quản lý TNKS thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:

1/ Đề xuất với UBND thành phố, Cục quản lý TNKS Nhà nước (Thông qua Giám đốc Sở Công nghiệp) các biện pháp bảo vệ TNKS chưa khai thác, phối hợp với các cơ quan hữu trách ở trung ương và địa phương (quận, huyện, phường, xã) tổ chức thực hiện các biện pháp đó.

2/ Giám sát việc chấp hành pháp lệnh về TNKS, các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNKS đối với các tổ chức, cá nhân thông qua việc:

- Tổ chức đăng ký các khu vực thăm dò, khai thác mỏ các khoáng sản rắn, công trình khai thác nước dưới đất của tất cả các tổ chức, cá nhân có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Kiểm tra giấy phép hành nghề, giấy phép thăm dò khai thác TNKS, việc tuân thủ các quy định trong các giấy phép nói trên của các tổ chức, cá nhân khai thác TNKS theo phân cấp.

- Kiến nghị với Chủ tịch UBND thành phố đình chỉ việc điều tra địa chất, khai thác TNKS không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, hoặc có phương hại đến môi sinh, môi trường.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của địa phương thực hiện đúng pháp luật, các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNKS và môi trường liên quan.

- Xử phạt theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ TNKS.

3/ Thẩm định và chuẩn bị hồ sơ cho phép khai thác mỏ thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định.

4/ Tham gia với các cơ quan hữu trách trong việc xây dựng và xét duyệt các quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc đề án khai thác mỏ ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND thành phố.

2b) Phòng công nghiệp các quận, huyện trong công tác quản lý TNKS (hoặc tổ chức tương đương) có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1/ Cùng với Phòng quản lý TNKS thành phố đề xuất với UBND quận, huyện các biện pháp bảo vệ TNKS chưa khai thác, và tổ chức thực hiện các biện pháp đó.

2/ Hướng dẫn lập hồ sơ xin phép hành nghề khoan giếng của các tổ chức, cá nhân nằm trên địa bàn quận, huyện.

3/ Hướng dẫn, thẩm định hồ sơ xin khai thác nước dưới đất của những công trình khai thác có độ sâu lớn hơn 15m và có lưu lượng khai thác nhỏ hơn 10m3/ngày, trình Chủ tịch UBND quận, huyện quyết định.

4/ Thống kê báo cáo hàng năm về số lượng các lỗ khoan khai thác nước dưới đất trên địa bàn quận, huyện cho Phòng quản lý TNKS Sở Công nghiệp.

5/ Kiểm kê giấy phép hành nghề khoan, giấy phép khai thác TNKS trên địa bàn quận, huyện.

Điều 4.- Thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan giếng, Giám đốc Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép hành nghề khoan giếng trên địa bàn thành phố.

Điều 5.- Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác TNKS :

1- Chủ tịch UBND thành phố cấp giấy phép khai thác các khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn với quy mô và sản lượng không quá 3.000m3 hoặc 50.000 tấn nguyên khai mỗi năm.

2- Chủ tịch UBND thành phố cấp giấy phép khai thác nước dưới đất đối với những công trình khai thác có lưu lượng khai thác từ 10 m3/ ngày đến 1000 m3/ ngày. Giám đốc Sở Công nghiệp cấp giấy phép khai thác thử nghiệm và giấy phép thi công khai thác nước dưới đất nói ở khoản này.

3- Chủ tịch UBND quận, huyện cấp giấy phép cho các công trình khai thác nước với lưu lượng khai thác dưới 10m3/ngày.

Điều 6.- Các tổ chức, cá nhân có yêu cầu về điều tra địa chất và khai thác TNKS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (ngoài thẩm quyền cho phép của Chủ tịch UBND thành phố) trước khi tiến hành phải thông báo cho Giám đốc Sở Công nghiệp.

II. KHOÁNG SẢN RẮN:

Ở thành phố Hồ Chí Minh khoáng sản rắn gồm có:

- Than bùn.

- Kaolin và các loại đất sét để sản xuất gạch ngói và chất độn.

- Các loại vật liệu xây dựng như: cát, sỏi, sạn, đá ong, đá andezit dùng sản xuất đá dăm, đá hộc và các loại đất dùng để rải đường, san lấp nền móng công trình xây dựng.

- Các lớp than nâu nằm ở độ sâu khoảng 200m, gặp trong các lỗ khoan khảo sát nước dưới đất. đá bán quý (opan, cancedoan) dạng mạch nằm trong đá andezit.

Điều 7.- Đối tượng được cấp giấy phép khai thác:

1- Mỗi khu vực khai thác mỏ chỉ được giao cho một tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện về tài chính và kỹ thuật để được phép hoạt động (hành nghề) khai thác mỏ theo luật pháp và các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

2- Đối tượng được cấp giấy phép là: các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp làm kinh tế cho Đảng và các đoàn thể chánh trị…, các doanh nghiệp tư nhân, công ty được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép hoạt động sản xuất kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.

Ngoài các doanh nghiệp nói trên cá nhân được phép khai thác thủ công cá thể thông qua hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng lao động với các doanh nghiệp là chủ giấy phép khai thác mỏ.

3- Không cấp giấy phép khai thác mỏ cho các tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, địa phương cũng như các cơ quan đoàn thể, các hội và tổ chức quần chúng hoặc tổ chức Đảng và đơn vị chiến đấu của các lực lượng vũ trang.

Điều 8.- Căn cứ cấp giấy phép, thủ tục xin khai thác:

1- Căn cứ cấp giấy phép:

- Chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khai thác mỏ của Nhà nước.

- Kết quả điều tra địa chất và trữ lượng TNKS ở khu vực xin khai thác,

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc đề án khai thác mỏ bảo đảm TNKS được khai thác đầy đủ, sử dụng hợp lý, bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn công tác mỏ.

- Điều kiện tài chánh kỹ thuật, tư cách pháp nhân của chủ đơn được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

2- Thủ tục xin khai thác:

- Phòng quản lý TNKS thành phố tiếp nhận hồ sơ thẩm định kiểm tra thực địa, dự thảo giấy phép khai thác mỏ (thông qua Giám đốc Sở Công nghiệp) trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định.

- Hồ sơ gồm có:

+ Đơn xin khai thác mỏ

+ Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc đề án khai thác mỏ phù hợp với nội dung yêu cầu của điều 19 Pháp lệnh về TNKS

+ Bản đồ khu vực khai thác mỏ.

+ Những văn bản chứng từ gốc hoặc sao kèm theo như:

- Quyết định phê chuẩn hoặc văn bản đánh giá báo cáo và trữ lượng khoáng sản.

- Hợp đồng liên doanh, hợp đồng kinh tế, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều 9.- Đăng ký nhà nước về khai thác khoáng sản rắn:

1- Đối với mỏ khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng cấp giấy phép khai thác, chủ giấy phép phải làm thủ tục đăng ký tại Cục quản lý TNKS Nhà nước và tại Phòng quản lý TNKS thành phố.

2- Đối với mỏ khoáng sản do Chủ tịch UBND thành phố cấp giấy phép khai thác, chủ giấy phép phải làm thủ tục đăng ký tại Cục quản lý TNKS Nhà nước.

3- Hồ sơ đăng ký gồm có 2 bộ:

+ Bản sao quyết định giao khu vực khai thác mỏ hoặc giấy phép khai thác mỏ.

+ Bản đồ khu vực khai thác mỏ đã có dấu và chữ ký của người có thẩm quyền

III.- NƯỚC DƯỚI ĐẤT:

Nước dưới đất là nước thiên nhiên tồn tại, lưu thông trong lòng đất (tầng chứa nước) và có thể lộ ra trên mặt đất bao gồm các loại nước khoáng, nước nóng, nước công nghiệp, nước nhạt, nước lợ.

Điều 10.- Hành nghề khoan giếng.

1- Điều kiện để được hành nghề khoan:

Các tổ chức, cá nhân hành nghề khoan giếng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải hội đủ các điều kiện sau:

+ Am hiểu công nghệ khoan giếng khai thác nước dưới đất (mỗi tổ khoan phải có ít nhất 1 kỹ sư khoan hoặc một công nhân khoan lành nghề bậc 3/7 trở lên. Bằng cấp do các trường chuyên ngành cấp).

+ Hiểu biết điều kiện địa chất, địa chất thủy văn ở nơi đặt giếng khoan dự kiến (1 trung cấp địa chất thủy văn trở lên, đội khoan phải có bản đồ địa chất, địa chất thủy văn và cột địa tầng khu vực).

+ Có lực lượng và trang thiết bị chuyên môn đảm bảo tốt việc thi công lắp đặt giếng khoan khai thác.

2- Thủ tục xin phép hành nghề.

Tổ chức, cá nhân xin phép hành nghề khoan giếng gửi về Phòng quản lý TNKS thành phố hồ sơ gồm có (3 bộ):

 + Đơn xin hành nghề khoan

 + Bản kê khai lao động, trang thiết bị có xác nhận của Trưởng phòng công nghiệp quận, huyện.

 + Các bảng sao bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn có xác nhận của cơ quan công chứng.

Điều 11.- Khai thác nước dưới đất.

1- Điều kiện cấp giấy phép khai thác nước dưới đất. Việc cấp giấy phép khai thác nước dưới đất căn cứ những điều kiện sau:

+ Yêu cầu và mục đích sử dụng nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt, sản xuất nông công nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

+ Kết quả điều tra địa chất thủy văn và trữ lượng nước dưới đất ở khu vực xin khai thác.

+ Luận chứng kinh tế kỹ thuật bảo đảm việc khai thác và sử dụng hợp lý nước dưới đất.

+ Điều kiện tài chánh, kinh tế, kỹ thuật trình độ chuêyn môn về địa chất thủy văn, khai thác nước dưới đất, năng lực quản lý của tổ chức, cá nhân xin khai thác.

+ Yêu cầu về bảo vệ môi trường tài nguyên nước.

+ Dựa vào những quy định của Nhà nước về kỹ thuật và an toàn trong khai thác và xử lý chế biến nước.

2- Những công trình đã và đang khai thác nước dưới đất dùng cho sinh hoạt, kinh doanh và sản xuất công nông nghiệp trước khi ban hành quy chế này chưa được Ủy ban nhân dân thành phố thỏa thuận hoặc cho phép khai thác. Nếu muốn tiếp tục khai thác yêu cầu các hộ khai thác đến Phòng quản lý TNKS thành phố làm thủ tục xin phép khai thác. Việc khai thác trái phép khi cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị đình chỉ khai thác (theo điều 30 của Pháp lệnh về TNKS)

- Hồ sơ xin phép và thỏa thuận cho phép khai thác nước dưới đất gồm có 3 bộ:

+ Đơn xin khai thác nước dưới đất

+ Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc đề án khai thác

+ Bản đồ địa chất thủy văn khu vực và vị trí công trình khai thác nước tỷ lệ 1/5000 – 1/25.000

+ Văn bản xác nhận chất lượng nước của Sở Y tế.

+ Bản sao quyền sử dụng đất nơi đặt công trình khai thác nước (xác nhận công chứng).

+ Hợp đồng khoan (nếu có).

3- Những công trình xin khai thác nước dưới đất (chưa có công trình khai thác) gồm 2 bước:

+ Xin khai thác thử: hồ sơ gửi về Phòng quản lý TNKS thành phố gồm 2 bộ:

- Đơn xin khai thác thử

- Bản đồ vị trí lỗ khoan

- Cột địa tầng và cấu trúc lỗ khan dự kiến.

Kết thúc khai thác thử, nếu lỗ khoan không đạt yêu cầu, chủ xin khai thác thử phải trám lấp lỗ khoan đúng yêu cầu kỹ thuật, có chứng kiến của Phòng quản lý TNKS thành phố. Nếu lỗ khoan không đạt yêu cầu, chủ đơn làm thủ tục xin khai thác.

+ Hồ sơ xin khai thác gửi về Phòng quản lý TNKS thành phố gồm 3 bộ:

- Đơn xin khai thác nước dưới đất.

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc đề án khai thác.

- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước tỷ lệ 1/5000 hoặc 1/25000.

- Văn bản xác nhận chất lượng nước của Sở Y tế.

- Bản sao quyền sử dụng đất nơi đặt công trình khai thác nước (xác nhận của công chứng).

- Hợp đồng khoan giếng khai thác.

4- Khai thác nước dưới đất dùng cho sinh hoạt gia đình với đường kính lỗ khoan nhỏ, độ sâu lớn hơn 15m, lưu lượng khai thác không quá 10m3/ngày.

+ Điều kiện chung để được xét cấp giấy phép cho loại công trình khai thác ở khoản này là:

- Nhu cầu nước sạch cho gia đình mà ở nơi đó chưa có mạng cấp nước chung.

- Chất lượng nước đạt yêu cầu cho sinh hoạt.

- Hợp đồng khoan với những đơn vị có giấy phép hành nghề khoan.

+ Đối với các hộ gia đình đã và đang khai thác nước nằm trong phạm vi khoản này (trước khi ban hành quy chế) thì phải đăng ký khai thác tại Phòng công nghiệp quận, huyện.

+ Đối với các hộ giai đình có nhu cầu khoan khai thác nước dưới đất sử dụng cho sinh hoạt phải làm thủ tục xin phép. Hồ sơ gởi về Phòng công nghiệp quận, huyện gồm 2 bộ:

- Đơn xin khai thác nước.

- Hợp đồng khoan giếng khai thác nước.

- Phiếu lỗ khoan.

5- Chương trình khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt nông thôn

+ Cơ quan thực hiện chương trình có trách nhiệm làm thủ tục xin khai thác nước dưới đất theo kế hoạch đã được UBND thành phố duyệt hàng năm.

Trước khi khoan các lỗ khoan khai thác nước dưới đất theo kế hoạch được duyệt của UBND thành phố, cơ quan thực hiện chương trình phải gửi về Phòng quản lý TNKS thành phố, hồ sơ gồm:

- Đơn xin khai thác nước dưới đất.

- Đề án khai thác nước dưới đất.

- Bản đồ dự kiến vị trí khu vực khoan giếng.

Sau khi hoàn thành các giếng khoan khai thác của kế hoạch được duyệt. Cơ quan thực hiện chương trình phải gửi về Phòng quản lý TNKS thành phố thêm các hồ sơ sau:

- Bản đồ vị trí giếng khoan khai thác nước.

- Bảng tổng hợp thống kê vị trí giếng khoan và tên hộ gia đình được đặt giếng khoan khai thác nước.

+ Toàn bộ các lỗ khoan mà cơ quan thực hiện chương trình nước nông thôn đã tiến hành khoan trước khi ban hành quy chế này, cơ quan thực hiện chương trình có trách nhiệm cung cấp cho Phòng quản lý TNKS thành phố các tài liệu sau đây:

- Bản đồ vị trí các lỗ khoan khai thác nước dưới đất.

- Bảng tổng hợp thống kê vị trí lỗ khoan và tên hộ gia đình được đặt giếng.

Điều 12.- Đăng ký công trình khai thác nước dưới đất.

- Đối với các công trình khai thác nước dưới dất do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng cấp giấy phép, chủ giấy phép phải làm thủ tục đăng ký công trình khai thác nước dưới đất tại Cục quản lý TNKS Nhà nước và Phòng quản lý TNKS thành phố

- Đối với các công trình khai thác nước dưới đất do Chủ tịch UBND thành phố cấp giấy phép, chủ giấy phép phải làm thủ tục đăng ký công trình khai thác nước dưới đất tại Cục quản lý TNKS Nhà nước.

- Hồ sơ đăng ký công trình khai thác nước dưới đất gồm 2 bộ:

- Bản sao giấy phép khai thác nước dưới đất.

- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/5.000 đến 1/25.000.

- Đối với chương trình khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt nông thôn thì cơ quan thực hiện chương trình tại đĩa phương có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký công trình khai thác tại Cục quản lý TNKS Nhà nước, hồ sơ gồm:

- Bảng sao đăng ký công trình khai thác nước dưới đất.

- Bảng tổng hợp thống kê các giếng khoan khai thác nước.

- Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất.

IV.- BẢO VỆ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC VÀ ĐẶC BIỆT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT:

Điều 13.- Bảo vệ TNKS chưa khai thác:

1 – Cơ quan quản lý Nhà nước về TNKS, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp đồng bộ để bảo vệ TNKS chưa khai thác, sử dụng hợp lý đất đai và bảo vệ môi trường có liên quan.

2 – Cơ quan quản lý Nhà nước về TNKS cùng cơ quan quản lý Nhà nước về điều tra địa chất khoanh định khu vực có tài nguyên khoáng sản phải bảo vệ. Việc quy hoạch thiết kế xây dựng các khu dân cư tập trung, công trình công nghiệp, thủy lợi, công trình cố định khác ở những khu vực có tài nguyên khoáng sản phải được sự thỏa thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về TNKS.

Điều 14.- Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất:

Bảo vệ nước dưới đất là thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý theo pháp luật các hoạt động điều tra địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác nước trái phép, cũng như các hoạt động khác gây tổn thất hoặc ô nhiễm nguồn nước dưới đất và môi trường liên quan.

- Mọi hoạt động điều tra địa chất, tìm kiếm, thăm dò nước dưới đất, đều phải thực hiện các quy trình sản xuất hợp lý và các biện pháp thích hợp để bảo vệ các nguồn nước dưới đất và môi trường liên quan.

- Trong quá trình thi công khoan giếng và khai thác nước dưới đất, hộ thi công và hộ khai thác có trách nhiệm thực hiện các biện pháp hữu hiệu để cách ly tốt riêng từng tầng chứa nước dưới đất và với nước mặt. trong trường hợp giếng khoan khai thác không đáp ứng được yêu cầu khai thác hoặc không thể sử dụng được thì phải lấp giếng khoan đúng kỹ thuật và bảo vệ nguồn nước dưới đất

- Đơn vị, cá nhân khai thác nước dưới đất phải tuân theo các điều kiện của giấy phép và đề án khai thác để bảo vệ tầng chứa nước và môi trường.

- Cấm bố trí các giếng khoan khai thác nước dưới đất nhằm cung cấp nước ăn uống sinh hoạt, khai thác nước khoáng chữa bệnh, giải khát đóng chai ở gần những nơi dễ gây ô nhiễm nguồn nước khai thác. Trên bề mặt xung quanh giếng khai thác phải láng xi măng, khoanh đới bảo vệ vệ sinh để ngăn ngừa chất thải, nhiễm bẩn nguồn nước khai thác.

- Việc xây dựng các công trình ngầm, cũng như các công trình trên mặt đất xét thấy có nguy cơ gây tổn thất hoặc ô nhiễm nguồn nước dưới đất phải được Bộ Công nghiệp năng thỏa thuận.

- Việc khoan các lỗ khoan, giếng hấp thụ để thải nước bẩn hoặc để chôn vùi chất thải công nghiệp, sinh hoạt vào lòng đất phải được Bộ Công nghiệp năng cho phép sau khi được Bộ Y tế thỏa thuận. Nghiêm cấm việc thải nước bẩn, chứa chất phóng xạ hoặc hóa chất độc hại chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép theo quy định củ Bộ Y tế vào lòng đất, các tầng chứa nước hoặc vào những khu vực có thể gây ô nhiễm các nguồn nước dưới đất.

V.- THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:

Điều 15.-

1- Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về TNKS gồm:

+ Thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý, bảo vệ TNKS trong điều tra địa chất.

+ Thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý, bảo vệ TNKS trong khai thác mỏ và bảo vệ TNKS chưa khai thác.

2- Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có quyền:

+ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời về những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra, tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường.

+ Tạm thời đình chỉ công tác điều tra địa chất, khai thác mỏ và việc làm khác vi phạm pháp luật có nguy cơ rõ rệt gây tai nạn nguy hiểm hoặc tổn thất lớn về TNKS.

+ Lập biên bản, xử phạt theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về TNKS hoặc bảo vệ môi trường có liên quan.

Điều 16.- Ủy ban nhân dân các cấp giám sát kiểm tra việc tuân theo pháp luật về TNKS ở địa phương mình, và có quyền đình chỉ việc điều tra địa chất, khai thác tài nguyên khoáng sản không có giấy phép theo quy định của Pháp luật về TNKS.

VI.- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP:

Điều 17.- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền điều tra địa chất, khai thác TNKS quy định như sau:

1- Cơ quan quản lý Nhà nước về điều tra địa chất giải quyết tranh chấp về quyền điều tra địa chất.

2- Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao khu vực khai thác mỏ và cho phép khai thác loại khoáng sản nào thì có trách nhiệm giải quyết tranh chấp về quyền khai thác mỏ và loại khoáng sản đó.

3- Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những tranh chấp giữa việc thực hiện quyền điều tra địa chất, khai thác TNKS với việc bảo vệ tài nguyên và lãnh vực khác thuộc phạm vi địa phương mình.

4- Nếu đương sự không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết việc tranh chấp. Quyết định của cơ quan cấp trên trực tiếp đó có hiệu lực thi hành.

5- Tranh chấp về quyền điều tra địa chất, khai thác TNKS ở Việt Nam mà một hoặc cả hai bên là tổ chức, cá nhân nước ngoài được giải quyết theo luật của Việt Nam, trừ trường hợp hiệp định ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế có quy định khác.

VII.- XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18.- Người nào tiến hành điều tra địa chất, khai thác TNKS trái phép, gây tổn thất TNKS vượt định mức, sử dụng trái phép khu vực có TNKS phải bảo vệ, cản trở việc tiến hành hợp pháp công tác điều tra địa chất, khai thác tài nguyên khoáng sản và vi phạm các quy định khác của Pháp lệnh về TNKS, thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chánh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

VIII.- THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP:

Điều 19.- Việc khai thác TNKS phải nộp thuế và lệ phí theo quy định hiện hành.

IX.- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Điều 20.- Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Các văn bản do Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành trước đây về quản lý và khai thác về TNKS trên phạm vi thành phố trái với quy chế này không còn hiệu lực.-

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2920/QĐ-UB-KT ngày 08/09/1994 về quy chế quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.068

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!