Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 220-BYT/QĐ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Trọng Nhân
Ngày ban hành: 22/02/1993 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 220-BYT/QĐ

Hà Nội, ngày 22 tháng 2 năm 1993

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 220-BYT/QĐ NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 1993 BAN HÀNH NHIỆM VỤ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ SỨC KHOẺ BÀ MẸ TRẺ EM VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TUYẾN Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong công tác Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình tại các tuyến y tế địa phương.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành, mọi quy định trước đây trái với quy định trong quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các đồng chí: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức lao động, Vụ Kế hoạch, Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình, Thanh tra Bộ Y tế, các Vụ trong cơ quan Bộ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Y tế địa phương, y tế các ngành và Giám đốc các Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nguyễn Trọng Nhân

(Đã ký)

 

QUY ĐỊNH

NHIỆM VỤ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ SỨC KHOẺ BÀ MẸ TRẺ EM VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH TẠI CÁC TUYẾN Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo QĐ số 220/BYT-QĐ ngày 22/2/1993)

Tuyến y tế địa phương bao gồm từ y tế tỉnh, y tế huyện cho đến y tế thôn, làng, bản, ấp buôn, nhiệm vụ kỹ thuật trong công tác Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE & KHHGĐ) bao gồm cả quản lý và chuyên môn kỹ thuật.

I. Y TẾ THÔN, ẤP:
(Trước đây là tổ y tế HTX hoặc đội sản xuất)

1.1. Quản lý:

1.1.1. Phát hiện thai nghén sớm, vận động khám thai và đến đẻ tại trạm y tế.

1.1.2. Vận động tuyên truyền vệ sinh phụ nữ.

1.1.3. Vận động KHHGĐ: Phân phối bao cao su, phân phối lần 2 thuốc uống tránh thai.

1.1.4. Kết hợp với y tế xã quản lý sức khoẻ trẻ em theo các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

1.1.5. Vận động theo dõi việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Hướng dẫn cách cho trẻ bú và ăn sam, biết sử dụng thuốc Nam và các kinh nghiệm dân tộc chữa bệnh tại nhà cho các trẻ bị ho, cảm, ỉa chảy thông thường (không dùng kháng sinh).

1.1.6. Phát hiện trẻ em suy dinh dưỡng cho trạm y tế xã, huấn luyện các bà mẹ cân và thực hiện phiếu theo dõi sức khoẻ trẻ em dưới 5 tuổi.

1.1.7. Lập danh sách trẻ em, vận động giáo dục các bà mẹ đưa trẻ em tiêm phòng 6 bệnh, biết số trẻ em trong diện được tiêm chủng đủ, theo dõi phát hiện biến chứng sau tiêm phòng.

1.1.8. Nắm rõ số sinh, số chết trẻ em, số chết các bà mẹ.

1.2. Chuyên môn: Đối với y tế thôn có trình độ chuyên môn từ y tá trở lên:

1.2.1. Phát hiện xử lý ban đầu các trường hợp cấp cứu thông thường về sản, nhi, tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai và gửi ngay lên tuyến trên.

1.2.2. Săn sóc theo dõi sản phụ sau đẻ khi về tại nhà.

1.2.3. Thực hiện và đôn đốc điều trị, tiêm thuốc theo đơn điều trị của tuyến trên.

II. Y TẾ XÃ

2.1. Quản lý

- Nắm rõ số sinh, số chết (chung), số chết các bà mẹ trong xã.

- Tổ chức quản lý, các đối tượng gồm: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49 tuổi), phụ nữ có chồng, phụ nữ có thai, trẻ em từ 0 - 15 tuổi.

- Thống kê theo 10 chỉ số, lập kế hoạch hoạt động của xã, báo cáo định kỳ, bảo quản sổ sách.

- Tổ chức giáo dục tuyên truyền vận động và quản lý những người chấp nhận các biện pháp tránh thai.

- Giáo dục chăm sóc thai nghén và nhắc nhở chị em phụ nữ khám thai ít nhất từ 3 lần trong thời kỳ thai nghén.

- Thực hiện quản lý các dự án viện trợ nếu có như: PAM, CDD, ARI ..

2.2. Chuyên môn

2.2.1. Sản phụ

- Khám thai: 3 lần cho mỗi phụ nữ có thai: Lập "phiếu theo dõi sức khoẻ bà mẹ tại nhà".

- Quản lý và tiêm vẵcxin phòng uốn ván rốn (TT2).

- Đỡ đẻ thường, cắt khâu tầng sinh môn rách độ 1.

- Hướng dẫn cách cho trẻ bú ngay sau đẻ.

- Thực hiện biểu đồ chuyển dạ.

- Kiểm soát tử cung để giải quyết băng huyết sau đẻ.

- Vận động cho bú sớm, bú kéo dài theo yêu cầu của trẻ.

- Phát hiện sớm các trường hợp thai có nguy cơ để gửi tuyến trên gồm:

Chẩn đoán:

* Ngôi trán, ngôi ngang, ngôi ngược, ngôi mặt.

* Rau tiền đạo.

* Doạ và nghi vỡ tử cung.

* Vỡ ối sớm từ 6 giờ trở lên.

* Đẻ nhiều lần (từ lần thứ 5 trở lên).

* Mẹ có bệnh nội khoa: Tim, gan, thận, huyết áp cao, lao, thiếu máu, sốt rét, thiếu dinh dưỡng v.v...

* Khung chậu hẹp và khung chậu có các đường kính giới hạn.

* Mẹ lớn tuổi đẻ con so.

* Mẹ quá thấp dưới 1,40 - 1,45m hoặc quá nhẹ cân dưới 40 kg.

* Mổ cũ hoặc có tiền sử đẻ khó hoặc con chết sau đẻ.

- Được sử dụng các loại thuốc thiết yếu quy định cho tuyến xã theo biểu đồ điều trị: cấp cứu bằng oxytoxin hoặc ergometrine sau đẻ, sau nạo, sau sảy - để điều trị chảy máu.

- Làm thuốc và theo dõi săn sóc sản phụ sau đẻ tại trạm và tại nhà.

- Khám chữa các bệnh phụ khoa thông thường: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, làm thuốc đặt thuốc cho bệnh nhân phụ khoa theo chỉ định của tuyến trên.

2.2.2. Kế hoạch hoá gia đình:

- Những nơi có NHS cao đẳng, trung học, cử nhân kỹ thuật y tế hộ sinh, y sỹ chuyên khoa sản hoặc đã được huấn luyện hoặc đào tạo lại có đủ điều kiện trang thiết bị thì được đặt vòng, tháo vòng.

- Chỉ định, và cung cấp các dịch vụ tránh thai: thuốc uống, bao cao su, vòng tránh thai.

- Hút điều hoà kinh nguyệt bằng bơm Karman ở những nơi có nữ hộ sinh trung học, y sĩ chuyên khoa sản hay cử nhân kỹ thuật y tế hộ sinh đã được huấn luyện.

2.2.3. Nhi:

- Săn sóc sơ sinh đủ tháng, thiếu tháng từ 2 kg trở lên không có bệnh kèm theo. Hướng dẫn cách cho trẻ bú, chế biến ăn sam, hướng dẫn sử dụng tự pha dung dịch Oresol tại nhà đề phòng mất nước. Nhận biết các dâú hiệu mất nước để chuyển lên tuyến trên sớm.

- Điều trị sơ sinh ngạt tim, hồi sức, hô hấp nhân tạo, thổi ngạt, chuyển lên tuyến trên nếu tiến triển không tốt.

- Tiêm và cho uống đủ và đúng kỹ thuật các loại văcxin phòng 6 bệnh: lao, ho gà, bạch hầu, bại liệt, sởi, uốn ván.

- Sơ cứu ngộ độc các loại (rửa dạ dày) nếu không kết quả gửi tuyến trên. Phát hiện và xử lý ban đầu, đặc biệt các ngộ độc thường gặp như ngộ độc thức ăn hoặc ngộ độc hoá chất (thuốc trừ sâu).

- Vận động và hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ.

- Lập biểu đồ tăng trưởng trẻ em dưới 5 tuổi, biết phát hiện các trường hợp có nguy cơ.

- Phòng bệnh và điều trị còi xương nhẹ và trung bình.

- Phòng bệnh và điều trị thiếu vitamin A .

- Phòng bệnh và điều trị ỉa chảy bằng oresol.

- Phòng bệnh và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em.

Điều trị các bệnh thông thường, sau 3 ngày không giảm phải gửi lên tuyến trên.

Ngoài ra y tế xã được phép thực hiện toàn bộ các dịch vụ kỹ thuật của y tế thôn.

III. CỤM KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH LIÊN XÃ:

- Cụm kế hoạch hoá gia đình liên xã mới xây dựng nên nằm trong Phòng khám đa khoa khu vực để tiện phối hợp.

3.1. Được phép thực hiện các dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã, thôn.

3.2. Chuyên môn: Sản phụ và kế hoạch hoá gia đình.

- Nạo thai dưới 3 tháng, hút điều hoà kinh nguyệt.

- Nạo sót rau.

- Thực hiện biểu đồ chuyển dạ.

- Truyền huyết thanh.

- Sử dụng kháng sinh theo danh mục thuốc thiết yếu.

- Sử dụng oxytoxin, ergometrin sau nạo, sẩy và sau sổ rau để điều trị băng huyết.

- Xử trí cấp cứu ban đầu các tai biến sản khoa và gửi tuyến trên.

3.3. Nhi:

- Giải quyết các cấp cứu nhi trước khi chuyển tuyến trên.

- Điều trị ngoại trú các bệnh thông thường hoặc theo y lệnh của tuyến trên đối với các bệnh mãn tính.

IV. TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN (ĐỘI BVSKBMTE/KHHGĐ, KHOA SẢN, KHOA NHI BỆNH VIỆN HUYỆN)

4.1. Về quản lý:

- Tổ chức màng lưới BVSKBMTE/KHHGĐ đến tận xã, thôn.

- Theo dõi, chỉ đạo giám sát, kiểm tra chuyên môn kỹ thuật tuyến dưới.

- Đào tạo huấn luyện lại tại chỗ cho cán bộ tuyến dưới tại chỗ (chú ý uốn nắn những vấn đề chuyên môn thường xảy ra sai sót ở tuyến dưới trong huyện).

- Tuyên truyền giáo dục nhân dân và báo cáo định kỳ lên tuyến trên Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ (bằng văn bản và biểu mẫu thống kê) tình hình BVSKBMTE/KHHGĐ.

- Theo dõi biến động dân số trong toàn huyện.

- Tổng hợp phân tích đánh giá các đối tượng thực hiện KHHGĐ trong huyện.

- Lập kế hoạch hoạt động hàng năm về công tác BVSKBMTE/KHHGĐ.

4.2. Chuyên môn: bảo vệ sức khoẻ bà mẹ.

Để giảm tử vong và bệnh tật cho phụ nữ có thai, hệ thống dịch vụ BVSKBMTE/KHHGĐ của tuyến huyện phải trở thành tuyến tiếp nhận đầu tiên giải quyết các trường hợp đẻ khó theo các chức năng nhiệm vụ thiết yếu sau:

4.2.1. Thực hiện các phẫu thuật sản khoa ở các cơ sở điều trị có bác sĩ chuyên khoa phụ sản.

- Mổ lấy thai lần đầu, mổ cấp cứu cắt tử cung bán phần khi băng huyết sau đẻ không điều trị nội khoa được.

- Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn.

- Mổ tử cung (nếu phương tiện hồi sức cấp cứu yếu thì mời tuyến trên về hỗ trợ)

- Mổ cấp cứu chửa ngoài tử cung, u nang xoăn.

4.2.2. Thực hiện kỹ thuật gây mê hồi sức.

4.2.3. Điều trị và xử trí sản bệnh gồm: Điều trị choáng váng trong sản khoa, nhiễm khuẩn sản khoa, tiền sản giật và sản giật, thiếu máu, bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thận, huyết áp...

4.2.4. Truyền máu, truyền dich, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.

4.2.5. Các thủ thuật sản phụ khoa: focxep, giác hút, đỡ ngôi mặt, ngôi ngược, bóc rau băng tay, thực hiện biểu đồ chuyển dạ.

4.2.6. Xử trí thai ngôi ngang, ngôi trán.

4.2.7. Thực hiện dịch vụ KHHGĐ: Đình sản nam, đình sản nữ, đặt vòng, tháo vòng, cấy thuốc, tiêm thuốc, cung cấp các dịch vụ tránh thai, nạo thai dưới 3 tháng, hút điều hoà kinh nguyệt.

4.2.8. Quản lý thai nghén các trường hợp có nguy cơ cao;

Quản lý theo dõi thông qua y tế tuyến dưới.

4.2.9. Chăm sóc sơ sinh đặc biệt: nuôi trẻ đẻ non từ 1800gr trở lên, trẻ sơ sinh bệnh lý thông thường như: ỉa chảy, viêm phổi suy hô hấp, cấp cứu sơ sinh sang chấn và ngạt.

4.3. Bảo vệ sức khoẻ trẻ em

* Điều trị hoặc cấp cứu các bệnh

- Ngộ độc thức ăn, uống và các loại thuốc (kể cả thuốc trừ sâu)

- Ỉa chảy mất nước trung bình và nặng.

- Viêm phế quản.

- Viêm phổi (có suy hô hấp độ 1 -2)

- Viêm thận cấp thể thông thường hoặc có biến chứng nhẹ.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu thể nhẹ.

- Thấp khớp không có biến chứng tim.

- Viêm đa khớp đang đợi tiến triển.

- Giun và các biến chứng của giun.

- Cấp cứu và gửi lên tuyến trên các chứng bệnh chảy máu màng não, uốn ván rốn, sốt rét ác tính, hội chứng não cấp.

* Điều trị các bệnh mãn tính thường gặp:

- Suy dinh dưỡng độ nhẹ và trung bình, thiếu Vitamin

- Còi xương độ nhẹ và trung bình.

- Thiếu máu do ăn uống.

- Điều trị và theo dõi tiến triển các bệnh xã hội do tuyến trên phân cấp về quản lý các bệnh gồm: lao, sốt rét, bướu cổ, động kinh, tâm thần, mắt hột, phong.

- Khám và quản lý sức khoẻ trẻ em lành, phát hiện sớm các bệnh thông thường và các bệnh xã hội.

- Điều trị và thông báo các trường hợp bệnh thuộc 6 loại bệnh tiêm phòng văcxin: lao, ho gà, bạch hầu, bại liệt, sởi, uốn ván.

4.4. Được thực hiện tất cả các dịch vụ BVSKBMTE/KHHGĐ của tuyến "Cụm KHHGĐ liên xã".

Chú ý: Tất cả các trường hợp trên (sản và nhi) nếu điều trị quá 7 ngày mà chưa thuyên giảm phải gửi lên tuyến trên.

V. TUYẾN Y TẾ TỈNH, THÀNH PHỐ

1. Với khoa sản, khoa nhi của các bệnh viện đa khoa tỉnh hay bệnh viện sản phụ khoa tỉnh:

- Thực hiện toàn bộ các chuyên môn kỹ thuật thủ thuật sản phụ khoa, nhi khoa, trừ trường hợp vượt quá khả năng giải quyết .

- Thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến điều trị các biến chứng của dịch vụ KHHGĐ và các bệnh sản phụ khoa do tuyến dưới gửi lên.

2. Với Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ tỉnh:

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Sở y tế tỉnh, thành phố Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ chịu trách nhiệm toàn bộ về nhiệm vụ BVSKBMTE/KHHGĐ tại tỉnh, thành phố. Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ phải là nơi có kỹ thật cao, đủ đảm bảo nhiệm vụ huấn luyện chỉ đạo uốn nắn kỹ thuật cho tuyến dưới. Đồng thời có chức năng nghiên cứu khoa học về dịch vụ KHHGĐ.

- Thực hiện các kỹ thuật về KHHGĐ như: nạo phá thai, các kỹ thuật đặt tháo vòng, cấy Norpalnt, kỹ thuật đình sản nữ và đình sản nam (dùng dao hoặc không dùng dao).

- Điều trị các bệnh nội khoa và sản phụ khoa.

- Thực hiện các kỹ thuật BVSKBMTE/KHHGĐ: Chăm lo sản phụ, đỡ đẻ thường, đỡ đẻ khó.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 220-BYT/QĐ ngày 22/02/1993 về nhiệm vụ kỹ thuật trong công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình tại các tuyến y tế địa phương do Bộ Trưởng Bộ y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.500

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.74.227
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!