Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 105/2007/TT-BTC hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư xuất khẩu Nhà nước

Số hiệu: 105/2007/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 30/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 105/2007/TT-BTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2007 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RỦI RO VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC

Thi hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng

1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

1.2. Khách hàng có quan hệ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu với Ngân hàng phát triển Việt Nam, bao gồm:

a) Chủ đầu tư có dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (bao gồm cả dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư sau khi đã nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam);

b) Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (bao gồm cả hợp đồng được bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng sau khi đã nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng phát triển Việt Nam);

Sau đây, dự án vay vốn tín dụng đầu tư; hợp đồng xuất khẩu vay vốn tín dụng xuất khẩu gọi chung là dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

2. Phạm vi xử lý rủi ro

Một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi) của dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

3. Biện pháp xử lý rủi ro 

3.1. Gia hạn nợ

Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ (gốc, lãi)  vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.

3.2. Khoanh nợ

Khoanh nợ là biện pháp tạm thời chưa thu nợ (gốc, lãi) trong một thời gian nhất định và không tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó.

3.3. Xoá nợ (gốc, lãi)

Xoá nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

3.4. Bán nợ

Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ (Ngân hàng phát triển Việt Nam) chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ (Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

4. Nguyên tắc xử lý rủi ro

4.1. Chỉ xem xét xử lý rủi ro cho khách hàng có các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gặp rủi ro bất khả kháng và khó khăn về tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Hợp đồng tín dụng đã ký, thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên.

4.2. Việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro.

4.3. Một dự án có thể được áp dụng đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro. Căn cứ vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro quy định tại Thông tư này để áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp theo quy định.

4.4. Chỉ xem xét áp dụng biện pháp xoá nợ vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định, bao gồm cả việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc) mà khách hàng vẫn không còn nguồn để trả nợ.

4.5. Các khoản nợ đã được xử lý khoanh theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn ghi trong Hợp đồng tín dụng đã ký.

4.6. Việc xem xét xử lý rủi ro trong trường hợp do nguyên nhân khách quan bất khả kháng được thực hiện định kỳ theo đợt. Đối với trường hợp  chuyển đổi sở hữu của Doanh nghiệp Nhà nước, việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện theo thực tế phát sinh theo quy định pháp luật về chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp Nhà nước.

5. Các trường hợp không thuộc đối tượng điều chỉnh

5.1. Các dự án vay vốn ODA, các dự án Quỹ quay vòng do Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định cho vay.

5.2. Các khoản nợ đã được xử lý theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp khách hàng bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật hoặc khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích sau khi đã xử lý tài sản).

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

MỤC 1: NGUYÊN NHÂN VÀ  BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO

1. Nguyên nhân rủi ro được xử lý nợ

1.1. Khách hàng có các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng, cụ thể:

a) Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư hoặc nhà xuất khẩu;

b) Bị mất năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng là cá nhân;

c) Giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

1.2. Khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý.  

2. Biện pháp xử lý rủi ro

2.1. Gia hạn nợ

Gia hạn nợ được áp dụng cho các trường hợp nêu tại tiết a, điểm 1.1 nhưng khách hàng vẫn có khả năng trả được nợ và trường hợp nêu tại điểm 1.2, khoản 1, Mục 1, phần II.

2.2. Khoanh nợ

Khoanh nợ được áp dụng cho các trường hợp nêu tại tiết a, điểm 1.1 nhưng khách hàng vẫn có khả năng trả được nợ và trường hợp nêu tại điểm 1.2, khoản 1, Mục 1, phần II.

2.3. Xoá nợ

a) Xoá nợ (gốc, lãi) được áp dụng cho các trường hợp nêu tại điểm 1.1, khoản 1, Mục 1, phần II sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

b) Đối với trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu nêu tại điểm 1.2, khoản 1, Mục 1, phần II thì chỉ được xem xét xóa nợ lãi. Tổng nợ lãi được xóa tối đa bằng số lỗ lũy kế còn lại (sau khi đã xử lý theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp Nhà nước) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

2.4. Bán nợ

a) Bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được áp dụng cho các trường hợp nêu tại khoản 1, Mục 1, phần II  sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ: gia hạn nợ và khoanh nợ.

b) Ngân hàng phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính từng trường hợp bán nợ cụ thể để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

MỤC 2: HỒ SƠ XỬ LÝ RỦI RO

3. Hồ sơ xử lý rủi ro

3.1. Hồ sơ xử lý rủi ro chung bao gồm:

a) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng hoặc đại diện của khách hàng theo quy định của pháp luật.

b) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro cho khách hàng của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên theo phân cấp quản lý (đối với khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước).

c) Báo cáo tài chính hai (02) năm gần nhất đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng. Văn bản xác nhận của UBND xã, phường nơi khách hàng cư trú về tình hình tài chính của khách hàng (đối với khách hàng là thể nhân).

Trường hợp khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Nhà nước thì phải nộp báo cáo kiểm toán năm gần nhất đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro.

d) Hợp đồng tín dụng và Phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có).

đ) Khế ước vay vốn, bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị xửlý rủi ro.

e) Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về tài sản, hàng hoá do nguyên nhân khách quan (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn,... ) gây ra: Biên bản xác định thiệt hại, cụ thể: 

- Biên bản xác định thiệt hại được lập sau khi xảy ra thiệt hại;

- Biên bản xác định thiệt hại phải ghi rõ mức độ (số lượng) và giá trị thiệt hại của từng loại tài sản, hàng hoá;

- Thành phần tham gia xác định thiệt hại: khách hàng; Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (như: Ủy ban nhân dân cấp Phường (xã); Cơ quan tài chính cấp quận, huyện; Cơ quan chức năng có liên quan (như: phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, thú y.... tuỳ từng trường hợp cụ thể).

f) Trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu:

- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp kèm bản kê chi tiết công nợ thực tế phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan có chức năng;

- Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

g) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự: quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của toà án.

h) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết hoặc bị tuyên bố đã chết: một trong các văn bản sau đây:

- Giấy chứng tử;

- Quyết định tuyên bố một người là đã chết của Toà án nhân dân;

- Xác nhận của cơ quan công an nơi quản lý hộ khẩu hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú.

i) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị tuyên bố là mất tích: Quyết định tuyên bố một người mất tích của Toà án nhân dân.

k) Trường hợp khách hàng bị giải thể:

- Quyết định giải thể của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Quyết định phê duyệt phương án giải thể của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Báo cáo tài chính về giải thể Công ty của Hội đồng giải thể.

l) Trường hợp khách hàng bị phá sản:

- Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản của Toà án.

- Quyết định tuyên bố khách hàng bị phá sản của Toà án.

m) Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến hồ sơ vay nợ của Nhà nước,  tình hình tài chính doanh nghiệp và việc không trả được nợ như đã cam kết của khách hàng .

3.2. Hồ sơ xử lý rủi ro bổ sung đối với từng trường hợp cụ thể

a) Hồ sơ quy định tại điểm điểm 3.1, khoản 3, Mục 2, Phần II nêu trên áp dụng cho tất cả các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước nêu tại khoản 2, phần II.

b) Đối với từng trường hợp cụ thể, hồ sơ xử lý rủi ro bổ sung thêm như sau:

- Gia hạn nợ: Phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh khả thi và kế hoạch trả nợ vay sau khi được gia hạn nợ của khách hàng có sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam.

- Khoanh nợ: Phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh khả thi và kế hoạch trả nợ vay sau khi được khoanh nợ của khách hàng có sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- Bán nợ: Văn bản đề nghị bán nợ của Ngân hàng phát triển Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do và tính hiệu quả của việc bán nợ.

MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ RỦI RO

4. Khách hàng có các khoản nợ đề nghị xử lý có trách nhiệm lập bộ hồ sơ theo quy định và gửi đến Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi giao dịch;

Khách hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro.

5. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam kiểm tra, xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do khách hàng gửi đến; có ý kiến bằng văn bản về đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng và gửi về Ngân hàng Phát triển Việt Nam (kèm theo bộ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro).

6. Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp các đề nghị của khách hàng và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam để xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro báo cáo Bộ Tài chính.

7. Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

8. Căn cứ quyết định xử lý rủi ro của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hướng dẫn Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam  tổ chức thực hiện theo quy định.

MỤC 4: THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ RỦI RO

9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam

9.1. Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định gia hạn nợ không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay ghi trong Hợp đồng tín dụng đã ký lần đầu và tổng thời hạn vay vốn sau khi gia hạn nợ không vượt quá thời hạn cho vay tối đa của từng loại dự án theo quy định;

9.2. Ngân hàng phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền đối với việc gia hạn nợ (đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định); khoanh nợ, xoá nợ và bán nợ.

9.3. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xử lý rủi ro theo quy định; kiểm tra hồ sơ xử lý rủi ro và tổng hợp, đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro báo cáo Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý rủi ro của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

10. Bộ Tài chính

10.1. Tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quyết định việc gia hạn nợ đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định; khoanh nợ và xoá nợ lãi cho khách hàng;

10.2. Chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xoá nợ gốc cho khách hàng trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng phát triển Việt Nam;

10.3. Xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị nợ gốc; chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc.

10.4. Thông báo kết quả và hướng dẫn Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

III. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO

1. Việc trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định tại Điều 40, Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

2. Quỹ dự phòng rủi ro chỉ được sử dụng trong trường hợp xoá nợ gốc (bao gồm cả trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc) theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 3 tháng 9 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến việc xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

2. Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam, khách hàng có các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội,           
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng,
- Các Bộ, CQ ngang bộ, CQ thuộc CP,
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
- Toà án nhân dân tối cao,
- Kiểm toán Nhà nước,  
- Cơ quan TW của các đoàn thể,
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp),
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc TW,
- Sở TC, KBNN các tỉnh, thành phố,
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TC,
- Công báo,
- Website Chính phủ,
- Website Bộ Tài chính
- Lưu: VT, Vụ TCNH

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No.: 105/2007/TT-BTC

Hanoi, August 30, 2007 

 

CIRCULAR

GUIDING ON HANDLING OF RISK FOR INVESTMENT CREDIT CAPITAL AND EXPORT CREDIT OF THE STATE

Implementation of the Decree No.151/2006/ND-CP dated December 20, 2006 of the Government on development investment credit and export credit of the State, the Ministry of Finance guides the handling of risk for investment credit capital and export credit of the State at the Vietnam Development Bank as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Scope of application

1.1. The Vietnam Development Bank;

1.2. The customers who are related to investment credit and export credit with the Development Bank of Vietnam, including:

a) Investors who have projects to loan investment credit capital of the State (including the projects which are guaranteed investment credit after receiving the required debt with the Vietnam Development Bank);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Hereinafter, the projects to loan investment credit capital; export contract to loan export credit capital collectively referred to as the projects to loan investment and export credit capital of the State.

2. Scope of risk handling

Part or all of the debt (principal and interest) of the project to loan investment credit capital and export credit of the State.

3. Risk treatment measures

3.1. Debt rescheduling

Debt rescheduling is the extension for a period of repayment (principal and interest) exceeding the lending term which was previously agreed upon in the signed credit agreement.

3.2. Debt freezing

Debt freezing is the temporary measure of not yet collected the debt (principal and interest) within a certain time and not charging interest on the principal debt which is frozen within that time.

3.3. Debt clearing (principal and interest)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.4. Debt sale

Debt sale is the transfer of debt, whereby, the debt seller (the Vietnam Development Bank) transfers of the right of creditor to the debt purchaser (debt purchase and sale company and outstanding assets of the enterprise) and receives payment from the debt purchaser.

4. Principles for handling of risks

4.1. Only consider and handle risks to consumers that have the projects to loan investment credit capital and export credit of the State meeting risks of force majeure and the financial difficulties of the state-owned enterprises which are necessary to be handled as the change of ownership, unable to pay in full the due debts to the Vietnam Development Bank under the credit agreement which was signed, are subject and scope as mentioned above.

4.2. The consideration and handling of risks is done for each particular case, based on the financial ability of the customer, the cause of risk.

4.3. A project can be applied simultaneously multiple measures of handling risk, based on the extent of damage and causes of risk as prescribed in this Circular to apply the measures of handling risk properly in accordance with provisions.

4.4. Only consider to apply the measures of debt clearing of investment credit capital and export credits of the State after the application of measures to recover the debt under the provisions, including the compensation of the insurers (for the properties formed from loan capital which is subject to mandatory insurance) but the customer has not got any more source to repay.

4.5. The debts which have been handled frozen by the decision of the competent State agencies, the time of debt freezing is not included in the loan term stated in the signed credit agreement.

4.6. The consideration for handling of risk in case the objective reasons of force majeure is done periodically in batches. For cases of transfer of ownership of State-owned enterprises, the consideration for handling of risk is done by actually incurred in accordance with the law regulations on change of ownership of State-owned enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.1. The ODA loan projects, the projects of working fund appraised and decided to loan by the Vietnam Development Bank.

5.2. The debts have been handled according to decisions of the competent State agencies (unless the customers are bankrupt, dissolved in accordance with the law regulations or the customer is the individual who is dead, missing after the disposal of assets).

II. SPECIFIC PROVISIONS

Item 1: CAUSES AND MEASURES TO HANDLE RISK

1. Cause of risk handled debts

1.1. Customers who have the projects to loan investment credit capital and export credit of the State, meeting financial difficulties and debt repayment by one of the causes of force majeure risk, namely:

a) Natural disasters, crop failures, epidemics, earthquakes, accidents, fires, wars, political risks, risks due to changes in State policy directly causing damage to property of the investors or exporters;

b) Having lost their civil act capacity; dead, missing, having no more assets to pay debts and having no heir or the heir cannot afford to repay debts for client as the substitute in case the customer is individual;

c) Dissolution or bankruptcy by the decision of the competent State agency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Risk treatment measures

2.1. Debt rescheduling

Debt rescheduling is applied to the cases mentioned in section a, point 1.1, but the customers still have the ability to repay and the cases mentioned in point 1.2, clause 1, Item 1, Part II.

2.2. Debt freezing

Debt freezing is applied to the cases mentioned in section a, point 1.1, but the customers still have the ability to repay and the cases mentioned in point 1.2, clause 1, Item 1, Part II.

2.3. Dept clearing

a) Dept clearing (principal and interest) is applied to the cases mentioned in point 1.1, clause 1, Item 1, Part II, after application of all measures to recover and handle debts as prescribed.

b) In case the customer is the State-owned enterprise transferring ownership referred to in point 1.2, clause 1, Item 1, Part II shall be considered only for interest debt clearing. Total interest debt is cleared maximum by the remaining accumulated losses (after the handling in accordance with the law regulations on change of ownership of the state-owned enterprises) at the time of determining value of the enterprise.

2.4. Debt Sale

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Development Bank of Vietnam reports to the Ministry of Finance each specific case of debt sale for considering and solving upon competence.

Item 2: RECORDS OF RISK HANDLING

3. Records of risk handling

3.1. General records of risk handling include:

a) A written request to handle risk of client or customer’s representative as prescribed by law.

b) A written request to handle risk for customer of the high level State administration agency by management decentralization (for clients to be the State-owned Enterprise).

c) A financial statement of two (02) most recent years to the time of request for handling the customer's risk. A written certification of the commune, ward People’s Committee where the customer resides on the financial situation of the customer (in case the customer is the person).

If customers are subject to compulsory audit according to provisions of the State, they must submit an audit report of the last year to the time of requesting for handling risks.

d) The credit agreement and Annex of the credit agreement (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) If the customer’ property and goods are damaged due to objective reasons (natural disasters, crop failures, epidemics, earthquakes, accidents, fires,...): The Minutes to determine damages, specifically:

- The Minutes to determine damages which are made after the damages occurred;

- The Minutes to determine damages must be stated clearly the level (quantity) and losses of each type of property and goods;

- The participants in determining damages: customer; branch of the Vietnam Development Bank; The competent local authorities (such as ward-level People's Committees (Commune); the district-level financial agency; concerned function agencies (such as prevention of fire, prevention, and combat of flood, animal health ... as the case by case).

f) If the customer is the State-owned enterprise implementing ownership transfer:

- The Minutes to determine the value of enterprises together with the detailed list of actual payable debts at the time of determining value of the enterprise of the function agency;

- The Decision approving the value of enterprise of the competent State agencies.

g) If the customer is an individual who is lost his/her civil act capacity: a decision to declare the loss of civil act capacity of the court.

h) If the customer is an individual who is dead or is declared dead: one of the following documents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Decision to declare a person dead of the people's court;

- The Certification of the Public Security agency where the household is managed or of the local government where the person resides.

i) If the customer is an individual who is declared to be missing: The decision to declare a person to be missing of the people's court.

k) If the customer is dissolved:

- The decision on dissolution of the competent State agency.

- The Decision to approve the dissolution plan of the competent State agency.

- The financial statement on dissolution of the Company of the Council of dissolution.

l) If the customer is bankrupted:

- The Decision to suspend asset liquidation procedure of the court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) The other concerned documents and papers relating to records of debt loan of the State, financial situation of the enterprise and the non-repayment of customer as promised.

3.2. Additional dossiers of handling risks for each specific case

a) Dossiers prescribed in point 3.1, clause 3, Item 2, Part II above apply to all measures of handling investment credit risk and export credit of the State referred to in clause 2, Part II.

b) For each specific case, the dossier of handling risk is added as follows:

- Debt rescheduling: The feasible plan to reorganize production, business and the plan to repay loan of customer after the extension of debt with the approval of the branch of the Vietnam Development Bank.

- Debt freezing: The feasible plan to reorganize production, business and the plan to repay loan of customer after the freezing of debt with the approval of the branch of the Vietnam Development Bank.

- Debt sale: written request for debt sale of the Development Bank of Vietnam, in which stating clearly the reasons for and the effectiveness of the debt sale.

Item 3: ORDER AND PROCEDURES FOR HANDLING OF RISK

4. Customer who has loans requested for handling is responsible for making the records as prescribed and sending to the branch of Vietnam Development Bank where the transaction was made;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Branches of the Vietnam Development Bank inspect and certify the accuracy and validity of dossiers requesting for handling risks sent to by customers; send comments in writing on the request for handling risk of customers to the Vietnam Development Bank (together with the dossier requesting for handling risks).

6. The Vietnam Development Bank is responsible for inspecting and synthesizing the customers' requests and the branches of the Vietnam Development Bank for consideration and handling according to competence or proposal of the measures of handling risk and reporting to the Ministry of Finance.

7. The Ministry of Finance handles under the competence or presides over coordinates with the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam to report to the Prime Minister for consideration and decision.

8. Based on the decisions to handle risks of the competent state agencies, the Development Bank of Vietnam guides the branches of Vietnam Development Bank to organize the implementation in accordance with regulations.

Item 4: COMPETENCE AND RESPONSIBILITIES FOR HANDLING OF RISKS

9. The Vietnam Development Bank

9.1. General Director of the Vietnam Development Bank considers to decide the debt rescheduling not exceeding 1/3 the lending term stated in the credit agreement signed at the first time and the total loan term after the debt rescheduling does not exceed the maximum loan term of each type of project according to regulations;

9.2. The Vietnam Development Bank reports to the Ministry of Finance for consideration and resolving under the competence for the debt rescheduling (for the projects with total debt rescheduling term more than 1/3 of the original loan term or the loan term after the debt rescheduling exceeding maximum loan term as prescribed); debt freezing, debt clearing and debt sale.

9.3. Guides customers to compile dossier handling risks as prescribed; inspects dossier of handling risks and synthesizes, recommends the measures of handling risks, reports to the Ministry of Finance; implements the decision to handle risk of the competent State management agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10.1. Inspects dossiers requesting for handling risks of the Vietnam Development Bank and the decides the debt rescheduling for the projects with total debt rescheduling term more than 1/3 of the original loan term or loans term after debt rescheduling exceeding the maximum loan term as prescribed; debt freezing and interest debt clearing to customers;

10.2. Presides over and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam to submit to the Prime Minister for consideration and decision of principal debt clearing for customers on the basis of proposals of the Development Bank of Vietnam;

10.3. Considers and decides in the case of debt sale prices higher than the value of the principal debt; presides over and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, the State Bank of Vietnam to submit to the Prime Minister for consideration and decision in the case of debt sale prices lower than the value of the original debt.

10.4. Notifies the results and guides the Vietnam Development Bank to organize the implementation of handling risk as decided by the Prime Minister.

III. SETTING UP AND USE OF RISK-RELATED RESERVE FUND

1. The appropriation and use of risk-related reserve fund shall comply with the provisions of Article 40 of Decree 151/2006/ND-CP dated December 20, 2006 of the Government on investment credit and export credit of the State and Decision No.44/2007/QD-TTg dated March 30, 2007 on promulgating the Regulation of financial management for the Vietnam Development Bank.

2. The risk-related reserve fund is used only in the case of the original debt clearing (including the case of debt sale prices lower than the value of principal debt) as decided by the competent authorities.

IV. IMPLEMENTATION OGANIZATION

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette; and replaces the Circular No.89/2004/TT-BTC dated September 03, 2004 of the Ministry of Finance guiding the handling of risk of the development investment credit capital of the State and other provisions relating to the handling risk of investment credit capital and export credit of the State.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 105/2007/TT-BTC ngày 30/08/2007 hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.034

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.233.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!