Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 836-TC/TCT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành: 25/06/1991 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 836-TC/TCT
Về các biện pháp tăng cường quản lý thu thuế đối với kinh tế

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 1991

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 836-TC/TCT NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 1991 VỀ CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI KINH TẾ

Kính gửi:

- Sở Tài chính
- Cục thuế các tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc Trung ương

Việc thực hiện các Luật thuế doanh thu, thuế lợi tức đối với kinh tế ngoài quốc doanh đến nay được gần 9 tháng, nhìn chung các địa phương đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền, nắm thêm hộ, điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh bộ thuế, số thuế thu được tháng sau, quý sau tăng hơn tháng trước, quý trước; một số nơi bắt đầu có sự đổi mới trong công tác tổ chức thu thuế.

Tuy nhiên, đối với kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay, chủ yếu vẫn là áp dụng phương pháp thu thuế khoán bao gồm cả các hộ thuộc loại vừa và lớn. Tình hình thất thu thuế rất nghiêm trọng, nhiều người do trốn thuế, lậu thuế làm giầu rất nhanh, tăng thêm lợi thế cạnh tranh của họ với kinh tế quốc doanh, không bảo đảm công bằng xã hội... và đang là vấn đề được các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm nhắc nhở ngành thuế.

Nhằm tăng cường chống thất thu thuế, chấp hành nghiêm chỉnh các Luật thuế, góp phần lập lại trật tự thị trường xã hội, bảo đảm sự bình đẳng về thuế giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh, các địa phương cần có kế hoạch biện pháp cụ thể thực hiện những công việc chính dưới đây, bảo đảm từ nay đến hết 1991 đạt được những chuyển biến cơ bản về chất lượng trong công tác quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, chuẩn bị điều kiện tiền đề cho công tác quản lý thu thuế từ năm 1992 trở đi đạt hiệu quả cao hơn.

1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các luật thuế cho các cơ sở kinh tế công thương nghiệp, nhất là quán triệt trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc kê khai đăng ký về thuế, giữ sổ sách kế toán chứng từ hoá đơn, thủ tục kê khai nộp thuế, việc áp dụng các chế tài xử phạt khi vi phạm Luật thuế... thúc đẩy việc thi hành luật nhanh chóng đi vào nề nếp. Vấn đề quan trọng là chủ động tổ chức phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với chính quyền phường xã, đoàn thể phụ nữ, ban quản lý chợ, ban quản lý thị trường, các tổ ngành nghề kinh doanh, màng lưới cộng tác viên tích cực ủng hộ công tác thuế... sao cho công tác thuế không phải một mình cơ quan thuế - cán bộ thuế đơn độc thực hiện. Những nơi nào chính quyền chưa thật quan tâm chỉ đạo, thì cơ quan thuế phải có kế hoạch báo cáo ngay với cấp uỷ và chính quyền để có biện pháp tổ chức lực lượng phối hợp với ngành thuế để hoàn thành kế hoạch thu 6 tháng cuối năm 1991.

2. Tổ chức ngay một đợt kiểm tra đăng ký về thuế kết hợp chặt chẽ với việc nắm hộ đăng ký kinh doanh trên từng địa bàn bao gồm cả các cơ sở kinh doanh thuộc diện 268 ngày trong quý III/1991. Nội dung kiểm tra không chỉ nhằm vào những hộ không đăng ký, mà đặc biệt lưu ý tới nội dung quan trọng là kiểm tra đối chiếu chỉ tiêu của các cơ sở đã đăng ký với thực tế kinh doanh: thật tỷ mỉ, cụ thể của từng hộ trọng điểm thuộc loại lớn và vừa. Về vốn, mặt hàng, số lao động tham gia kinh doanh, phạm vi hoạt động địa điểm bán hàng... lập biên bản ghi nhận những chênh lệch giữa đăng ký và thực tế, kiên quyết xử phạt những hộ đăng ký về thuế có nhiều sai sót, và chỉ tiêu đăng ký phản ánh cơ sở vật chất, quy mô kinh doanh, những căn cứ từ đó có thể luận ra được doanh thu tính thuế. Việc kiểm tra đăng ký về thuế có thể tổ chức kiểm tra chéo giữa các phường để bảo đảm tính khách quan, làm rõ chất lượng của cán bộ thuế quản lý mỗi phường xã, cơ sở, trong điều kiện thuận lợi, có thể phối hợp thêm với một số ngành có liên quan, nhưng nhất thiết tránh hình thức cồng kềnh làm chậm trễ tiến độ triển khai nghiệp vụ thường xuyên của cơ quan thuế.

3. Trên cơ sở đăng ký về thuế và kết quả quản lý thường xuyên, rà soát điều chỉnh lại sát thực tế việc phân loại hộ vừa, hộ lớn thuộc diện thực hiện chế độ kê khai nộp thuế, và những hộ nhỏ áp dụng chế độ nộp thuế khoán, không để lẫn lộn các hộ vừa và lớn là những đối tượng nộp thuế thuộc diện trọng điểm lại được chiếu cố như những hộ nhỏ.

Hiện nay nhiều địa phương áp dụng phương pháp thu thuế khoán không chỉ đối với hộ nhỏ mà còn áp dụng cả đối với hộ lớn và vừa vì họ chưa giữ sổ sách kế toán chứng từ hoá đơn theo đúng chế độ, chưa đủ cơ sở tin cậy để thu thuế theo kê khai. Trong thời kỳ đầu chuyển tiếp, việc thu khoán để chống thất thu thuế trong một thời gian nhất định là cần thiết, nhưng cần phân biệt: đối với loại thực chất là kinh doanh nhỏ thì trên cơ sở doanh thu khoán tính ra thuế doanh thu phải nộp theo thuế suất quy định, cộng với (+) thuế lợi tức 1% đối với sản xuất xây dựng - vận tải; hoặc 2% đối với thương nghiệp - ăn uống - dịch vụ tính trên doanh thu khoán. Đối với loại hộ vừa và lớn trong thời kỳ chuyển tiếp việc khoán hoặc ấn định doanh thu phải chặt chẽ hơn trên cơ sở những căn cứ quản lý sát với tình hình kinh doanh từng tháng, từng quý để tính thuế doanh thu theo thuế suất quy định trong điều kiện giá cả còn biến động, doanh thu tính thuế của hộ vừa và hộ lớn phải điều chỉnh hàng háng cho sát tình hình thực tế. Phương pháp điều chỉnh doanh thu tính thuế phải làm công khai dân chủ bình nghị ở tổ công thương gia, dần dần đưa doanh thu gần sát với thực tế, còn thuế lợi tức phải trên cơ sở điều tra nguyên lại của từng ngành nghề theo sự chỉ đạo chung của Cục thuế, tìm ra lợi tức chịu thuế áp dụng thuế suất thuế lợi tức 30%, 40%, 50% tương ứng với các ngành nghề theo luật định.

Do vậy, việc phân loại hộ, xác định cụ thể các loại A - B phải do lãnh đạo chi cục thuế duyệt theo sự chỉ đạo chung của Cục thuế, bảo đảm tỷ lệ hộ nộp thuế theo chế độ kê khai phù hợp với trình độ tổ chức và khả năng của cán bộ thuế, bảo đảm sự đóng góp của người nộp thuế trong mối tương quan hợp lý giữa các quận, huyện trong địa phương, nhất thiết không giao quyền cho cán bộ thuế quản lý trực tiếp cơ sở quyết định.

4. Kiên quyết chỉ đạo thực hiện quy trình bắt buộc mỗi cán bộ thuế cơ sở phải quản lý đi sâu vào một số hộ điển hình của từng loại hộ trong mỗi ngành nghề nhất là các hộ thuộc loại A - B được phân công phụ trách, bằng mọi biện pháp nghiệp vụ thuế qua điều tra trực tiếp, gián tiếp, tận dụng màng lưới cộng tác viên tích cực ủng hộ công tác thuế... để có thể tính được tương đối sát doanh thu và thuế, làm cơ sở cho việc kiểm tra kê khai, hiệp thương ấn định doanh thu tính thuế cho các hộ cùng loại trong tổ, trong ngành. Những hộ điển hình này phải được đăng ký với tổ - đội quản lý và lãnh đạo Chi cục, trong các cuộc hội ý giao ban phải lấy hoạt động cụ thể của các hộ điển hình kết hợp với tình hình chung của thị trường để nhận định và có chủ trương, kế hoạch về điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh mức thuế khoán. Vào đầu quý III năm 1991 các địa phương cần tiến hành điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh thuế của các hộ khoán cho phù hợp với giá trượt với chống thất thu doanh số và phát triển kinh doanh, riêng đối với hộ lớn và hộ vừa hàng tháng phải soát xét lại mức thuế đang nộp đối chiếu với thực tế kinh doanh nhất là những mặt hàng thời vụ để xác định mức thuế được sát đúng.

Việc điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh mức thuế khoán cán bộ thuế cơ sở và cơ quan thuế phải chuẩn bị chu đáo, đúng quy trình, có căn cứ giải trình được phương án điều chỉnh doanh thu, điều chỉnh thuế của các hộ các ngành cần điều chỉnh. Trên cơ sở đó tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền phường xã, các đoàn thể, các tổ chức có liên quan... để bảo đảm kết quả tốt.

5. Các Luật thuế doanh thu, lợi tức; các Nghị định, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đều quy định: các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ kế toán theo Pháp lệnh kế toán thống kê mà Hội đồng Nhà nước đã ban hành 10-5-1988, Điều lệ kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 25-HĐBT ngày 18 tháng 3 năm 1989; Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh theo Quyết định số 598-TC-CĐKT ngày 8 tháng 12 năm 1990, quy định doanh thu tính thuế, lập sổ bạ, thông báo nộp thuế và trực tiếp thu thuế? Trước mắt cần chuyển ngay cho bộ phận kế toán thực hiện việc lập sổ hộ thuế, thông báo nộp thuế, theo dõi việc nộp thuế vào kho bạc... theo các văn bản của Bộ Tài chính và Tổng cục thuế đã quy định. Các tổ kiểm tra ở các Chi cục cũng phải thực hiện theo đúng chức trách nhiệm vụ đã quy định, không chỉ thụ động, làm công tác xử lý giải quyết các đơn khiếu nại tố cáo, mà phải có kế hoạch thường xuyên và định kỳ kiểm tra công tác quản lý của cán bộ thuế, việc thực hiện 10 điều kỷ luật của cán bộ thuế...

Để chống thất thu thuế có hiệu quả, cần bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn khá... quản lý các phường, chợ trọng điểm hoạt động công thương phong phú, có nhiều hộ A - B, có số thuế lớn. Cần nghiên cứu thay đổi kịp thời những cán bộ làm việc kém hiệu quả, để thất thu thuế kéo dài phong trào nộp thuế không lên được mặc dầu cấp trên đã hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giúp đỡ rất nhiều.

Việc tăng cường quản lý thu thuế đối với kinh tế ngoài quốc doanh, chống trốn thuế lậu thuế là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, cùng tồn tại với chính sách kinh tế nhiều thành phần. Việc làm này không chỉ đơn thuần nhằm mục tiêu thu tài chính, mà còn góp phần lập lại trật tự kinh tế xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các cơ sở kinh doanh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, bảo vệ kinh tế quốc doanh.

Các cục thuế địa phương cần tăng cường lãnh đạo chỉ đạo về quan điểm tư tưởng chính sách, việc chấp hành nghiêm chỉnh các luật thuế. Hoạt động kinh tế - xã hội luôn luôn biến động, phương thức thủ đoạn kinh doanh của kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn thay đổi, do vậy phải thường xuyên hướng dẫn chỉ đạo cụ thể việc tổ chức thu thuế, việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, đi sâu vào từng chuyên đề, phát hiện những vấn đề quản mới nảy sinh, kịp thời đổi mới công tác tổ chức quản lý thu thuế, thích hợp với tình hình thực tế.

 

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn về các biện pháp tăng cường quản lý thu thuế đôi với kinh tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.550

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.79.70
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!