Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Pháp lệnh chống tham nhũng 1998 2-L/CTN

Số hiệu: 2-L/CTN Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 26/02/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2-L/CTN

Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 1998

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 2-L/CTN NGÀY 26 THÁNG 02 NĂM 1998 VỀ VIỆC CHỐNG THAM NHŨNG

Để nâng cao hiệu quả của việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, tăng cường kỷ cương pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998;
Pháp lệnh này quy định các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.

Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 2

Người có chức vụ, quyền hạn quy định trong Pháp lệnh này bao gồm :

1. Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức;

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước;

4. Cán bộ xã, phường, thị trấn;

5. Những người khác được giao nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Điều 3

Các hành vi tham nhũng quy định trong Pháp lệnh này bao gồm :

1. Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa;

2. Nhận hối lộ;

3. Dùng tài sản xã hội chủ nghĩa làm của hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đưa hối lộ, môi giới hối lộ;

4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa;

5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa;

6. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cá nhân;

7. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi;

8. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi;

9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để vụ lợi;

10. Lập quỹ trái phép để vụ lợi;

11. Giả mạo trong công tác để vụ lợi.

Điều 4

Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện kịp thời. Người có hành vi tham nhũng bất kỳ ở cương vị, chức vụ nào đều phải bị xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Tài sản bị chiếm đoạt do hành vi tham nhũng phải được thu hồi; tài sản do tham nhũng mà có phải bị tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 5

Người có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, nộp lại tài sản đã tham nhũng, thì tuỳ từng trường hợp mà được xem xét giảm nhẹ hoặc miễn xử lý kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người có hành vi tham nhũng mà dùng thủ đoạn xảo quyệt để che giấu hành vi vi phạm, cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý thì bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

Điều 6

Công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, tham gia phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng khi người đó bị đe dọa, trả thù, trù dập.

Cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình thanh tra, điều tra, xử lý người có hành vi tham nhũng.

Điều 7

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 8

Các cơ quan Thanh tra, Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng.

Điều 9

Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở Bộ, ngành, địa phương.

Điều 10

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát các cơ quan, tổ chức trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng; khi phát hiện có hành vi tham nhũng có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời ngăn chặn hành vi tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng.

Điều 11

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận, xử lý vụ tham nhũng; giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa hành vi tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng.

Tổ chức thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ sở theo quy định của pháp luật dưới sự hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công đoàn cơ sở, có trách nhiệm phát hiện, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý và giám sát việc xử lý người có hành vi tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định xử lý vụ tham nhũng, nếu thấy việc xử lý chưa nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét và trả lời cho tổ chức đã kiến nghị, yêu cầu.

Điều 12

Cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; khi đưa tin công khai phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đưa tin đó.

Chương 2:

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, PHÁT HIỆN

Điều 13

1. Người có chức vụ, quyền hạn không được làm những việc sau đây :

a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong khi giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc mà mình giải quyết;

c) Chi tiền công quỹ cho việc tặng quà hoặc chia cho cán bộ, công chức và những người khác ngoài quy định của Nhà nước;

d) Can thiệp bất hợp pháp vào việc xem xét, giải quyết lợi ích cho mình, cho người khác hoặc để người khác lợi dụng ảnh hưởng của mình làm trái pháp luật, thu lợi bất chính;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vay, cho vay tiền của công quỹ, của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo lãnh cho người khác vay tiền của công quỹ, của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng;

e) Dùng tiền công quỹ, nhà, đất hoặc tài sản khác của cơ quan, tổ chức hoặc lợi dụng công sức của người do mình quản lý để thu lợi bất chính;

g) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng đất, sử dụng đất để phát canh thu tô hoặc kinh doanh trái pháp luật dưới các hình thức khác;

h) Tiết lộ thông tin kinh tế và các thông tin khác chưa được phép công bố;

i) Gửi tiền, kim khí quý, đá quý vào ngân hàng nước ngoài.

2. Những người quy định tại các điểm 1, 2 và 3 Điều 2 của Pháp lệnh này không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư.

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, thì cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ của doanh nghiệp, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của họ làm việc tại doanh nghiệp đó chỉ được mua cổ phần không vượt quá mức cổ phần bình quân của các cổ đông.

3. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hóa, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng những quy định tại Điều này.

Điều 14

1. Người có chức vụ, quyền hạn phải kê khai nhà, đất và các loại tài sản khác có giá trị lớn của mình.

2. Người kê khai phải kê khai chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai.

3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng phải kê khai, các loại tài sản phải kê khai, thời điểm, trình tự và thủ tục kê khai.

Điều 15

1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực nhà, đất, xây dựng, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sách nhà nước, tín dụng, ngân hàng, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quản lý hộ khẩu, thuế, hải quan, bảo hiểm và các cơ quan khác trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải công khai thủ tục hành chính, giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật và đúng yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nghiêm cấm việc tự đặt ra các thủ tục, phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật.

2. Việc cấp phát, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn và tài sản nhà nước cho các dự án, chương trình có mục tiêu đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đúng nội dung đã được phê duyệt và phải công khai cho các cơ quan, tổ chức có liên quan và nhân dân nơi trực tiếp sử dụng biết.

3. Việc huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình, lập các quỹ ngoài quy định của Nhà nước phải được nhân dân bàn bạc, quyết định. Việc sử dụng nguồn vốn đó phải đúng mục đích, công khai để nhân dân giám sát và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 16

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và kiểm điểm trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng.

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền; áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 17

Người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao, để người khác vi phạm pháp luật thu lợi bất chính, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 18

Khi phát hiện hành vi tham nhũng, công dân có trách nhiệm kịp thời tố cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nhận được tố cáo về hành vi tham nhũng phải kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật; giữ bí mật họ tên, địa chỉ của người tố cáo.

Điều 19

1. Người tố cáo kịp thời hành vi tham nhũng, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng thì được xét khen thưởng thích đáng theo quy định của Chính phủ.

Người tố cáo hành vi tham nhũng có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền để bảo vệ người tố cáo.

2. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng quyền tố cáo để vu cáo làm thiệt hại đến danh dự, uy tín và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người vu cáo phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 20

Trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan Thanh tra, Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật để phát hiện nhanh chóng, chính xác hành vi tham nhũng và xử lý kịp thời, nghiêm minh người có hành vi tham nhũng.

Người được giao nhiệm vụ thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử do thiếu trách nhiệm mà để lọt người có hành vi tham nhũng, lọt hành vi tham nhũng, cố ý vi phạm các quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi tham nhũng hoặc làm oan người vô tội, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương 3:

XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THAM NHŨNG

Điều 21

Người có một trong những hành vi tham nhũng sau đây phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự :

1. Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cá nhân mà giá trị tài sản từ năm triệu đồng trở lên hoặc dưới năm triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

2. Nhận hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để vụ lợi từ năm trăm ngàn đồng trở lên hoặc dưới năm trăm ngàn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm nhiều lần, đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

3. Dùng tài sản xã hội chủ nghĩa làm của hối lộ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đưa hối lộ, môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở lên hoặc dưới năm trăm ngàn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần;

4. Vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên và đã sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

5. Vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa; vì vụ lợi mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, giả mạo trong công tác gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Điều 22

Người có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, giá trị tài sản tham nhũng, mức độ thiệt hại và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau đây :

1. Khiển trách;

2. Cảnh cáo;

3. Hạ bậc lương;

4. Hạ ngạch;

5. Cách chức, bãi nhiệm;

6. Buộc thôi việc.

Điều 23

1. Các tình tiết tăng nặng để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng :

a) Dùng thủ đoạn xảo quyệt che giấu hành vi vi phạm của mình;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của mình;

c) Không chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc nộp lại tài sản tham nhũng hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.

2. Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng :

a) Chủ động khai báo hành vi tham nhũng trước khi bị phát hiện;

b) Tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra;

c) Tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.

Điều 24

Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, bãi nhiệm thì bị chuyển công tác khác không liên quan đến công việc dễ xảy ra tham nhũng.

Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, thì không được tiếp nhận làm cán bộ, công chức trong thời gian từ ba năm đến năm năm, kể từ ngày có quyết định kỷ luật.

Người có hành vi tham nhũng là thành viên của cơ quan, tổ chức có điều lệ hoặc quy chế riêng thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh này, còn bị xử lý theo điều lệ hoặc quy chế của cơ quan, tổ chức đó.

Người có hành vi tham nhũng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì bị xử lý theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 25

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức mình thì phải xem xét và xử lý người có hành vi tham nhũng theo thẩm quyền, áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi tài sản đã bị chiếm đoạt và thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết; trong trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo ngay cho cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát để xem xét, xử lý.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không xử lý theo thẩm quyền hoặc không chuyển các vụ tham nhũng có dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật thì bị xử lý về hành vi bao che.

Không được chuyển công tác, cho thôi việc hoặc hưu trí đối với người đang bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét về hành vi tham nhũng.

Người có hành vi tham nhũng đã chuyển công tác, thôi việc hoặc hưu trí trước khi bị phát hiện vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng đó.

Điều 26

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng, các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có trách nhiệm xử lý nghiêm minh, kịp thời tội phạm về tham nhũng, áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để thu hồi tài sản đã bị chiếm đoạt.

Điều 27

1. Trong quá trình thanh tra, thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp sau đây :

a) Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác của người có hành vi tham nhũng nếu có căn cứ để cho rằng người đó có thể tiếp tục thực hiện hành vi tham nhũng hoặc cản trở việc thanh tra;

b) Niêm phong tài liệu, kê biên tài sản của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra đã được xác định là có liên quan đến vụ tham nhũng;

c) áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Khi áp dụng các biện pháp quy định tại khoản này, các cơ quan Thanh tra nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc áp dụng các biện pháp đó.

2. Khi có căn cứ kết luận hành vi tham nhũng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước chuyển hồ sơ cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu xử lý kỷ luật người có hành vi tham nhũng, áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi tài sản đã bị chiếm đoạt.

3. Khi xét thấy vụ tham nhũng có dấu hiệu của tội phạm thì thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước phải chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan Điều tra hoặc Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật.

Điều 28

Khi nhận được yêu cầu của cơ quan Thanh tra nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, thì trong thời hạn chậm nhất là ba mươi ngày, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải thực hiện yêu cầu đó; trong trường hợp không thực hiện được phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Điều 29

Khi nhận được hồ sơ do cơ quan, tổ chức chuyển đến, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát phải xem xét, xử lý kịp thời theo thẩm quyền, áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi tài sản đã bị chiếm đoạt và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã chuyển đến biết kết quả.

Điều 30

Người bao che cho người có hành vi tham nhũng, cản trở, can thiệp việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh này hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người có hành vi trả thù, trù dập người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng thì bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ NGƯỜI CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG

Điều 31

Các cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong việc điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm về tham nhũng.

Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình phát hiện và xử lý các tội phạm về tham nhũng.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và thông báo đến Thủ tướng Chính phủ tình hình xử lý các tội phạm về tham nhũng.

Điều 32

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm báo cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên và thông báo đến cơ quan Thanh tra nhà nước cùng cấp về việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chánh thanh tra các cấp, các ngành có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ngành, địa phương mình; báo cáo với thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và cơ quan Thanh tra nhà nước cấp trên về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

Tổng Thanh tra nhà nước chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thủ trưởng cơ quan hữu quan giúp Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng; tổng hợp tình hình, báo cáo Chính phủ về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Điều 33

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

Khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ làm việc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan để thống nhất chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

Điều 34

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng thuộc phạm vi Bộ, ngành, địa phương mình.

Điều 35

Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng.

Điều 36

Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng và xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát các hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng ở địa phương.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và thông báo cho Mặt trận Tổ quốc cùng cấp về công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng ở địa phương.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1998.

Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 38

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 03/1998/PL-UBTVQH10

Hanoi, February 26, 1998   

 

ORDINANCE

AGAINST CORRUPTION

In order to raise the efficacy of the prevention and combat against corruption, enhance discipline and order and to protect the interests of the State and collectives and the legitimate rights and interests of individuals;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the second session of the Xth National Assembly on its 1998 legislative program;
This Ordinance prescribes measures to prevent and detect acts of corruption, deal with persons committing acts of corruption and defines the responsibility of agencies, organizations and individuals in the prevention and combat against corruption.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Corruption is an act committed by a person who holds a responsible position and power and who takes advantage thereof to embezzle, take bribe or deliberately act against law for his/her own benefits, causing losses to the property of the State, collectives and individuals and infringing upon legitimate activities of agencies and organizations.

Persons who commit acts of corruption must be severely dealt with by law.

Article 2.- Persons holding responsible positions and powers defined in this Ordinance include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Officers, non-commissioned officers, professional military personnel, military workers in agencies and units of the People's Army; officers and non-commissioned officers in the agencies and units of the People's Police;

3. Leading and managerial officials in the State enterprises;

4. Public servants at commune, ward and district town level;

5. Other persons vested with power to perform their assigned tasks and public duties.

Article 3.- Acts of corruption defined in this Ordinance include:

1. Embezzlement of socialist property;

2. Taking bribes;

3. Using socialist property as bribes; abusing positions and powers to give bribes or act as middlemen for bribery;

4. Taking advantage of positions and powers to swindle and appropriate socialist property, abusing one's prestige to appropriate socialist property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Abusing positions and powers to appropriate property of individuals;

7. Misusing positions and powers while performing assigned tasks and public duties for personal benefits.

8. Abusing powers for personal benefits while performing tasks and public duties.

9. Misusing positions and powers to influence other people for personal benefits.

10. Illegally setting up funds for personal benefits.

11. Committing forgery in work for personal benefits.

Article 4.- All acts of corruption must be detected in time. Persons who commit acts of corruption, regardless of their positions and titles, must all be promptly and strictly dealt with in accordance with the provisions of law.

Property appropriated through corruption must be recovered; property obtained through corruption must be confiscated; persons who commit acts of corruption that cause damage shall have to compensate therefor.

Article 5.- Those who commit acts of corruption but report them on their own, endeavoring to limit the damage caused by their unlawful acts and handing in the corruption-derived property shall, depending on each case, be considered for discipline reduction or exoneration, reduction of penalties or relief from penal liabilities as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Citizens have the right and obligation to uncover and denounce acts of corruption, and to participate in the prevention and combat against corruption.

Agencies and/or organizations shall have to protect the rights and interests of those who uncover and/or denounce acts of corruption when they are intimidated, retaliated or prejudiced against.

Concerned agencies and/or organizations shall have to provide information and materials for, and meet the requests of, competent agencies and/or organizations in the process of inspection, investigation and dealing with persons committing acts of corruption.

Article 7.- The heads of agencies or organizations shall, within their respective tasks and powers, have to take measures to prevent and deal with acts of corruption and create conditions for competent agencies and/or organizations to deal with persons committing acts of corruption; if out of irresponsibility they let corruption occur in their agencies or organizations, they shall be dealt with according to law.

Article 8.- The inspecting agencies, the investigating agencies, the procuracies and the courts shall, within their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with other agencies and organizations in detecting acts of corruption, dealing with persons who commit acts of corruption, and take responsibility before law for their conclusions and decisions in the course of inspection, investigation, prosecution and trial of corruption cases.

Article 9.- The Government shall organize, direct and inspect the prevention and combat against corruption by all levels and all branches.

The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and the People's Committees of all levels shall, within the scope of their functions, tasks and powers, organize, direct and inspect the prevention and combat against corruption in the ministries, branches and localities.

Article 10.- The National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Commissions of the National Assembly, the National Assembly deputies' delegations, the National Assembly deputies, the People's Councils and the People's Council deputies at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to supervise agencies and organizations in preventing and detecting acts of corruption as well as in dealing with persons who commit acts of corruption; upon detection of acts of corruption, they have the right to request concerned agencies or organizations to take necessary measures in order to promptly check corruption acts and deal with corrupt persons.

Article 11.- The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have to mobilize the people to actively participate in the prevention and combat against corruption; request competent agencies and organizations to formulate conclusions on and handle corruption cases; supervise the application of measures to prevent corruption acts and deal with the persons who commit acts of corruption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have the right to request competent agencies or organizations to reconsider their decisions on handling corruption cases if they deem that such handlings are not strict and adequate under the provisions of law. The competent agencies or organizations shall have to reconsider and answer the petitioning or requesting organizations.

Article 12.- Information and press agencies shall have to participate in the prevention and combat against corruption; their reports must be accurate, truthful and objective as prescribed by the Press Law and they shall have to bear responsibility before law for their reports.

Chapter II

MEASURES TO PREVENT AND DETECT CORRUPTION

Article 13.-

1. Persons holding responsible positions and powers must refrain from doing the following:

a/ Harassing and/or causing troubles and difficulties while discharging the work of agencies, organizations and/or individuals;

b/ Receiving money, property or other material benefits from agencies, organizations and/or individuals related to the affairs they are handling;

c/ Using public money to make presents or apportioning it to officials, public employees and other persons in contravention of the State's regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Taking advantage of their positions and powers to borrow or lend money of public funds, banks or credit organizations; misusing their positions and powers to guarantee other people's loans from public funds, banks or credit organizations;

f/ Using public funds, houses, land or other property of agencies and/or organizations or abusing other people's labor to gain benefits unlawfully;

g/ Abusing positions and powers to appropriate land or distribute public land for rent collection or use land for illegal businesses in other forms;

h/ Disclosing economic and other information which are not yet allowed to be disclosed;

i/ Depositing money, precious metals or gems into foreign banks.

2. Persons defined in Points 1, 2 and 3, Article 2 of this Ordinance shall not be allowed to set up, participate in the setting up or join the management and running of private enterprises, companies with limited liabilities, joint stock companies, cooperatives, private hospitals, private schools, private scientific research institutions.

The heads and deputy-heads of agencies, their spouse, parents or children shall not be allowed to contribute capital to enterprises operating within the branches or trades over which they are directly performing State management.

The leading and managerial cadres of the equitized State enterprises, their spouse, parents or children who are working at such enterprises shall be allowed only to buy shares not exceeding the average share of the shareholders.

3. The heads and deputy-heads of agencies and organizations shall not be allowed to let their spouse, parents, children or siblings hold leading positions of the organization and personnel sections and accountancy sections, work as cashiers or store keepers of agencies and organizations, buy or sell materials and commodities, conduct transactions or sign contracts for such agencies or organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.-

1. Persons holding responsible positions and powers shall have to declare their houses, land and other property of great value.

2. The declarants must declare accurately and truthfully and take responsibility before law for the contents of their declarations.

3. The Government shall specify subjects that need to be declared, the kinds of property to be declared, the time, order and procedures for making declarations.

Article 15.-

1. Agencies and/or organizations having competence in the management of land, houses, construction, business registration, consideration and approval of projects, allocation of capital from the State budget, credit institutions, banks, export and import, exit and entry, household registration, and other agencies directly involved in settling affairs of agencies, organizations and/or individuals shall have to publicize the administrative procedures therefor, settle them in time, in accordance with law and with the legitimate requirements of agencies, organizations and/or individuals.

It is strictly forbidden to set procedures, charges or fees outside the provisions of law.

2. The allocation and use of State budget funds, capital and property for target projects and programs already approved by competent agencies and/or organizations must comply with the provisions of law and approved contents and must be made known to the related agencies and/or organizations as well as the people in the localities where such capital and property are directly used.

3. The mobilization of capital from the people for investment in the construction of projects, as well as the establishment of funds outside the State's regulations must be discussed and decided by the people. Such capital must be used for the right purposes and the use must be made public for supervision by the people and subject to the inspection and examination by competent State bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The heads of agencies and organizations must be exemplary and upright; periodically review their responsibilities and tasks in preventing and detecting acts of corruption and dealing with persons who commit acts of corruption.

2. The heads of agencies and organizations must regularly supervise and inspect the discharge of the responsibilities and tasks assigned to the agencies, organizations and individuals under their charge; apply measures to prevent and detect acts of corruption, deal with persons who commit corruption and inform the competent State bodies thereof as prescribed by law.

Article 17.- Those who hold responsible positions and powers but fail to fulfill their assigned responsibilities and tasks and let other people violate law for personal benefits shall be disciplined or examined for penal liability, depending on the nature and extent of the violation(s).

Article 18.- Upon detecting acts of corruption, citizens shall have to promptly denounce them to competent agencies and/or organizations.

Agencies and/or organization receiving denunciations of corruption acts shall have to handle them in time according to law, and keep secret the names and addresses of the denouncers.

Article 19.-

1. Those who denounce acts of corruption in time and create conditions for competent agencies and/or organizations to detect corruption acts and deal with corrupt persons shall be duly commended and rewarded according to the Government's regulations.

Those who denounce acts of corruption shall be entitled to request concerned agencies and/or organizations to protect their lives, freedom, honor, dignity, property and other legitimate rights and interests. Agencies and/or organizations shall have to take necessary measures within their jurisdiction to protect the denouncers.

2. All acts of abusing the right to denunciation to slander and harm the honor, prestige and interests of agencies, organizations or individuals are strictly forbidden. The slanderers must be duly dealt with by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Persons who are assigned the tasks of inspection, investigation, prosecution and trial but pass over corrupt persons and acts of corruption due to irresponsibility, deliberately breach the provisions of law, cover up persons who commit corruption or wrongly inculpate innocent people shall be disciplined or examined for penal liability, depending on the nature and extent of the violations.

Chapter III

HANDLING ACTS OF CORRUPTION

Article 21.- Persons who commit one of the following acts of corruption shall be examined for penal liability:

1. Embezzling socialist property or abusing positions and powers to swindle and appropriate socialist property, abusing positions and powers to appropriate individuals' property valued at five million Vietnam dong or more, or under five million Vietnam dong but causing serious consequences, committing repeated violations in spite of having been disciplined;

2. Taking bribes or abusing positions and powers to influence others for personal benefits valued at five hundred thousand Vietnam dong or more or under five hundred thousand Vietnam dong but causing serious consequences, committing repeated violations in spite of having been disciplined;

3. Using socialist property for bribery or abusing positions and powers to give bribes, acting as middleman for a bribe valued at five hundred thousand Vietnam dong or more or at under five hundred thousand Vietnam dong but causing serious consequences or committing the violations repeatedly;

4. Abusing positions and powers to set up unlawful funds of from fifty million Vietnam dong or more for personal benefits and having used such funds, thus causing serious consequences or having been disciplined but continuing the violations;

5. Abusing positions and powers to illegally use socialist property for personal benefits, causing serious consequences or having been disciplined but continuing the violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Persons who commit acts of corruption but not seriously enough to be examined for penal liability shall, depending on the nature and seriousness of the violations, the value of the corruption property, the extent of damage and the existence of extenuating or aggravating circumstances defined in Article 23 of this Ordinance, be subject to one of the following disciplinary forms:

1. Reprimand;

2. Warning;

3. Wage cut;

4. Demotion;

5. Removal from position or office;

6. Sack.

Article 23.-

1. Aggravating circumstances to be taken into consideration before the application of disciplinary forms against corrupt persons:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Taking advantage of their positions and powers to prevent competent agencies or organizations from detecting and dealing with their acts of corruption;

c/ Failing to abide by the decision of the competent agency or organization to return the corruption property or to compensate for the losses caused by their acts of corruption.

2. Extenuating circumstances to be taken into consideration before the application of disciplinary forms against corrupt persons:

a/ Reporting at their own free will their acts of corruption before they are detected;

b/ Actively limiting the damage caused by their acts of corruption;

c/ Voluntarily returning the corruption property and compensating the damage caused by their corruption acts.

Article 24.- Corrupt persons who are disciplined with either form of wage lowering, demotion or dismissal from position or office shall be transferred to other jobs not related to corruption-prone activities.

Persons who commit acts of corruption and are disciplined by sacking shall not be admitted to work as public officials or employees for a period of from three to five years from the date the disciplinary decision is issued.

Corrupt persons who are members of agencies and/or organizations that have their own charters or rules, apart from being disciplined according to this Ordinance, shall be dealt with in accordance with the charters or rules of such agencies or organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 25.- The heads of agencies or organizations, when detecting acts of corruption in their agencies or organizations, shall have to consider and deal with corrupt persons according to their competence, apply necessary measures to recover the appropriated property and notify competent agencies or organizations thereof; in cases there are signs of criminality, they must transfer the dossiers or report to the investigating agencies or the procuracies for consideration and handling.

Heads of agencies or organizations who fail to handle the cases according to their competence or fail to transfer corruption cases with signs of criminality to the investigating agencies or the procuracies as prescribed by law shall be dealt with for acts of cover-up.

They shall not be entitled to transfer persons under investigation by competent agencies or organizations for their acts of corruption to other agencies or organizations, or to let them quit their jobs or retire.

Corrupt persons who have been transferred, have quit their jobs or retired before their acts of corruption are detected shall still be responsible for such corruption acts.

Article 26.- In the course of investigation, prosecution and trial of corruption-related crimes, the investigating agencies, the procuracies and the courts shall have to deal with them strictly and promptly and apply necessary measures prescribed by law to recover the appropriated property.

Article 27.-

1. During the process of investigation, the head of an investigating agency shall be entitled to apply the following measures:

a/ Requesting the head of the competent agency and/or organization to temporarily suspend the work of the person committing acts of corruption if there are grounds to believe that such person may continue committing acts of corruption or obstruct the inspection;

b/ Sealing documents and inventorying the property of the agency or organization which are determined as the object of the inspection involved in the corruption case;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When applying the measures prescribed in this Clause, the State Inspectorates shall be responsible before law for the application thereof.

2. When there are grounds to conclude that an act of corruption is not serious enough to be examined for penal liability, the head of the concerned State Inspectorate shall transfer the dossier to the head of the competent agency or organization, requesting the latter to deal with the corrupt person(s) and apply necessary measures to recover the appropriated property.

3. Upon finding criminal signs in corruption cases, the heads of the State Inspectorates shall have to immediately transfer the dossiers to the investigating agencies or the procuracies as prescribed by law.

Article 28.- Upon receiving the requests of the State Inspectorates, the investigating agencies or the procuracies, the heads of the concerned agencies and/or organizations shall, within three days, have to satisfy such requests. Failing this, the reasons must be clearly stated in writing.

Article 29.- Upon receipt of dossiers sent by agencies and/or organizations, the investigating agencies and the procuracies shall have to study and handle them in time according to their competence, apply necessary measures to recover the appropriated property and notify the sending-agencies and/or organizations of the results.

Article 30.- Those who cover up corrupt persons, obstruct or intervene in the detection or handling of corrupt persons shall, depending on the nature and seriousness of the violations, be dealt with in one of the disciplinary forms prescribed in Article 23 of this Ordinance or examined for penal liability.

Persons who commit acts of retaliation or prejudice against detectors or denouncers of corruption acts shall be duly punished by law.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES AND RELATIONSHIP OF COORDINATION AMONG AGENCIES, ORGANIZATIONS IN THE PREVENTION AND HANDLING OF CORRUPT PERSONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The people's procuracies of all levels shall have to supervise the observance of law in the process of discovering and handling corruption-related offenses.

The Head of the Supreme People's procuracies shall have to report to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President on the situation of dealing with corruption-related crimes, and notify the Prime Minister thereof.

Article 32.- The heads of agencies or organizations shall have to report to their higher bodies on and notify the State inspectorates of the same level of the prevention and detection of corruption acts as well as disciplines against corrupt persons within the scope of their responsibility.

Within the scope of their responsibilities and powers, the chief inspectors of all levels and all branches shall have to supervise and promote the prevention and detection of corruption acts and the handling of corrupt persons in agencies and organizations under their ministries, branches or localities, and report to the heads of the State management agencies of the same level and the higher State inspectorate on the prevention and combat against corruption.

The State Inspector General shall assume the prime responsibility and coordinate with the Minister of the Interior, the Defense Minister and the heads of concerned agencies in assisting the Prime Minister to guide, supervise and promote different levels and branches in the prevention and detection of corruption acts and dealing with corrupt persons, and sum up the situation and report to the Government on the prevention and combat against corruption throughout the country.

Article 33.- The Prime Minister shall direct the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to prevent and combat corruption, and report to the National Assembly and its Standing Committee and the State President on this fight against corruption throughout the country.

When necessary, the Prime Minister shall discuss with the Chairman of the Supreme People's Court, the Director of the Supreme People's procuracies and concerned agencies for the uniform direction of the prevention and combat against corruption.

Article 34.- The heads of agencies or organizations shall, within the scope of their tasks and powers, have to apply measures to prevent and detect acts of corruption and deal with corrupt persons.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to report to the Prime Minister on prevention and combat against corruption within their ministries, branches or localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.- The People's Councils and deputies to the People's Councils of all levels shall supervise the application of measures to prevent and detect acts of corruption and deal with corrupt persons and supervise the inspection, investigation, prosecution and trial of corruption cases in their localities.

The presidents of the People's Committees, chairmen of the people's courts, directors of the people's procuracies of all levels shall, within their respective tasks and powers, have to report to the People's Councils of the same level on the prevention and combat against corruption in their respective localities.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 37.- This Ordinance takes effect as from May 1, 1998.

All previous stipulations which are contrary to this Ordinance are hereby annulled.

Article 38.- The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's procuracies shall, within the scope of their tasks and powers, have to specify and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.202

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.105.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!