Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/1999/PL-UBTVQH Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 03/09/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 15/1999/PL-UBTVQH10

Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 1999

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 15/1999/PL-UBTVQH10 NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 1999 VỀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Để huy động một phần sức lao động của công dân tham gia xây dựng, tu bổ các công trình vì lợi ích chung của cộng đồng; kịp thời phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ tư về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999;
Pháp lệnh này quy định nghĩa vụ lao động công ích của công dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Nghĩa vụ lao động công ích là nghĩa vụ của công dân đóng góp một số ngày công lao động để làm những công việc vì lợi ích chung của cộng đồng.

Điều 2

Nghĩa vụ lao động công ích quy định trong Pháp lệnh này bao gồm nghĩa vụ lao động công ích hằng năm và nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.

Điều 3

Việc huy động công dân thực hiện nghĩa vụ lao động công ích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo kế hoạch, đúng mục đích, bảo đảm công bằng, tiết kiệm và đạt hiệu quả thiết thực.

Điều 4

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản để huy động công dân thực hiện nghĩa vụ lao động công ích. Trong trường hợp cấp thiết khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, người có thẩm quyền được huy động trực tiếp bằng lời nói, nhưng chậm nhất sau 24 giờ, kể từ khi huy động phải có quyết định huy động bằng văn bản.

Điều 5

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để công dân tham gia lao động công ích.

Điều 6

Nghiêm cấm việc huy động và sử dụng lao động nghĩa vụ công ích trái với quy định của Pháp lệnh này.

Chương 2:

NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH HẰNG NĂM

Điều 7

Công dân Việt Nam, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 35 tuổi, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

Điều 8

Số ngày công nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của mỗi công dân là 10 ngày.

Điều 9

Lao động công ích hằng năm được sử dụng để góp phần làm các công việc sau đây của địa phương :

1- Xây dựng, tu bổ đường giao thông;

2- Xây dựng, tu bổ các công trình thuỷ lợi; đối với việc xây dựng, tu bổ đê, kè thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống lụt, bão;

3- Xây dựng, tu bổ trạm y tế, nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông và công trình vui chơi, giải trí không vì mục đích kinh doanh;

4- Xây dựng, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ;

5- Xây dựng, tu bổ các công trình công ích có tính chất xã hội khác.

Điều 10

Những người sau đây được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm :

1- Cán bộ, chiến sĩ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân;

2- Công nhân, công chức quốc phòng và công an nhân dân làm việc ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo; công nhân, công chức quốc phòng thuộc các đội sửa chữa lưu động chuyên nghiệp;

3- Quân nhân xuất ngũ đang đăng ký ở ngạch dự bị hạng một;

4- Thương binh, bệnh binh và những người hưởng chính sách như thương binh;

5- Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ;

6- Người giữ chức sắc tôn giáo chuyên nghiệp;

7- Người mắc bệnh tâm thần, động kinh hoặc có nhược điểm về thể chất mà không còn khả năng lao động;

8- Người bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên.

Điều 11

Những người thuộc diện thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm nhưng tại thời điểm huy động thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được tạm miễn thực hiện :

1- Người đang điều trị, điều dưỡng; người duy nhất trong gia đình đang trực tiếp chăm sóc thân nhân bị ốm nặng;

2- Cha, mẹ, vợ hoặc chồng của quân nhân tại ngũ có hoàn cảnh gia đình thực sự khó khăn được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đâu gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) chứng nhận;

3- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng;

4- Người chồng mà vợ chết hoặc đã ly hôn đang trực tiếp nuôi con nhỏ dưới 36 tháng;

5- Người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc phục vụ thương binh nặng, bệnh binh nặng, người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

6- Người thuộc lực lượng nòng cốt của dân quân tự vệ;

7- Cán bộ, công chức nhà nước được điều động đến làm việc có thời hạn ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo;

8- Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện đang làm nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;

9- Người là lao động duy nhất trong gia đình đang trực tiếp nuôi người khác không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

10- Người trong hộ gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thuộc diện hộ đói theo chuẩn mực do Chính phủ quy định;

11- Trưởng, phó công an xã, công an viên; trưởng thôn, xóm hoặc tương đương;

12- Nghiên cứu sinh, học viên cao học, thực tập sinh, sinh viên, học sinh học tập trung dài hạn tại các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trường đào tạo của các tôn giáo; học sinh phổ thông; người đang dạy và người đang học để xoá mù chữ;

13- Người đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

Điều 12

Thời gian quân nhân dự bị hạng hai và dân quân tự vệ thuộc lực lượng rộng rãi tập trung huấn luyện, hội thao, thao diễn, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu được trừ vào thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

Điều 13

Uỷ ban nhân dân cấp xã lập sổ theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của công dân cư trú trên địa bàn theo mẫu thống nhất do Bộ lao động, thương binh và xã hội quy định và báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện). Uỷ ban nhân dân cấp huyện kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để tổng hợp trong toàn tỉnh, làm cơ sở cho việc chỉ đạo, kiểm tra và lập kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích của địa phương.

Thời hạn báo cáo do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

Điều 14

Người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm phải hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượng công việc do đơn vị sử dụng lao động công ích giao, nếu hoàn thành sớm thì được nghỉ trước thời gian quy định.

Điều 15

Người được huy động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm, nếu không trực tiếp đi lao động thì phải có người làm thay hoặc đóng tiền.

Người làm thay phải từ đủ 18 tuổi đến hết 60 tuổi đối với nam, từ đủ 18 tuổi đến hết 55 tuổi đối với nữ và đủ sức khoẻ hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượng công việc được giao.

Mức tiền đóng thay cho mỗi ngày công do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phù hợp với thực tế của từng khu vực tại địa phương, nhưng mức cao nhất không được vượt quá 120% tiền lương một ngày của mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Điều 16

Người thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm nếu không trực tiếp đi lao động được mà đóng tiền thì phải nộp tiền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Khi nhận tiền, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải giao biên lai cho người nộp tiền.

Điều 17

Nguồn lực từ nghĩa vụ lao động công ích hằng năm được phân bổ cho cấp tỉnh tối đa 10%, cho cấp huyện tối đa 20%, phần còn lại dành cho cấp xã.

Điều 18

1- Uỷ ban nhân dân các cấp được lập quỹ ngày công lao động công ích của cấp mình từ nguồn nghĩa vụ lao động công ích hằng năm.

2- Toàn bộ quỹ ngày công lao động công ích phải được phản ánh vào ngân sách địa phương các cấp.

Số tiền thu được từ việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm bằng hình thức đóng tiền của cấp nào phải được nộp vào tài khoản riêng của cấp đó mở tại Kho bạc nhà nước.

3- Việc quản lý và sử dụng quỹ ngày công lao động công ích phải bảo đảm đúng mục đích, dân chủ và công khai.

Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng quỹ ngày công lao động công ích.

Điều 19

Nguồn lực từ nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của cấp xã được sử dụng để làm các công việc công ích của xã, phường, thị trấn.

Nguồn lực từ nghĩa vụ lao động công ích hằng năm của cấp tỉnh, cấp huyện được sử dụng để hỗ trợ cho các công trình công ích do cấp dưới quản lý hoặc sử dụng vào công trình công ích do cấp mình quản lý.

Điều 20

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã) căn cứ vào kế hoạch sử dụng lao động công ích hằng năm đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định hoặc căn cứ vào yêu cầu của Uỷ ban nhân dân cấp trên để ra quyết định huy động đối với công dân cư trú trên địa bàn.

Quyết định huy động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải được thông báo cho người được huy động hoặc gia đình họ biết chậm nhất là 7 ngày trước ngày thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

Điều 21

Việc huy động lao động nghĩa vụ công ích hằng năm phải trên cơ sở xác định rõ khối lượng công việc, nhu cầu lao động, tiến độ thi công và các yếu tố liên quan, đồng thời phải hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc huy động đó đến sản xuất, công tác, học tập của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của công dân.

Điều 22

Kinh phí phục vụ việc tổ chức huy động và quản lý quỹ ngày công lao động công ích hằng năm do ngân sách địa phương cấp theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP THIẾT KHI XẢY RA THIÊN TAI, HOẢ HOẠN, DỊCH BỆNH

Điều 23

Trong trường hợp cấp thiết khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh (sau đây gọi là trường hợp cấp thiết), mọi công dân có sức lao động có nghĩa vụ tham gia lao động để kịp thời phòng, chống hoặc khắc phục hậu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

Điều 24

Thẩm quyền quyết định huy động nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết được quy định như sau:

1- Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động khi trường hợp cấp thiết đặc biệt nghiêm trọng xảy ra có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội hoặc tác động nguy hiểm đến môi trường sinh thái thuộc phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng vượt quá khả năng giải quyết của cấp tỉnh;

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động khi trường hợp cấp thiết xảy ra thuộc phạm vi nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, hoặc trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nhưng vượt quá khả năng giải quyết của cấp huyện;

3- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định huy động khi trường hợp cấp thiết xảy ra thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn, hoặc trong một xã, phường, thị trấn, nhưng vượt quá khả năng giải quyết của cấp xã;

4- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định huy động khi trường hợp cấp thiết xảy ra thuộc phạm vi xã, phường, thị trấn.

Trong trường hợp không tự giải quyết được thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp giải quyết.

Điều 25

Thời gian huy động lao động công ích trong trường hợp cấp thiết mỗi đợt không quá 5 ngày công, kể cả thời gian đi, về.

Chương 4:

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP LAO ĐỘNG THỰC HIỆN NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Điều 26

Người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích cách xa nơi cư trú, nếu không có điều kiện đi, về hàng ngày, thì đơn vị sử dụng (đối với lao động công ích hằng năm) hoặc cơ quan quyết định huy động (đối với trường hợp cấp thiết) bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ việc đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về.

Điều 27

1- Người thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết được bồi dưỡng. Mức bồi dưỡng một ngày làm việc bằng tiền lương một ngày của mức lương tối thiểu chung. Trường hợp làm việc vào ban đêm (từ 22 giờ đến 6 giờ sáng) được bồi dưỡng gấp đôi. Nếu làm việc ở nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm thì được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động và được bồi dưỡng như đối với người lao động làm việc cùng môi trường thuộc khu vực sản xuất, kinh doanh.

2- Các chế độ bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này được tính theo số giờ thực tế làm việc hàng ngày. Làm việc từ 2 giờ đến 4 giờ được tính nửa ngày, làm việc từ trên 4 giờ đến 8 giờ được tính cả ngày; trường hợp phải làm thêm giờ thì số giờ làm thêm được tính gấp đôi.

3- Ngoài chế độ bồi dưỡng quy định tại Điều này, người thực hiện nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày được hỗ trợ tiền ăn. Mức hỗ trợ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tình trạng cấp thiết quy định.

Điều 28

Người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích nếu bị tai nạn lao động thì được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật. Trường hợp người bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động thì được xét trợ cấp tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động. Nếu người bị tai nạn chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, thì người trực tiếp lo mai táng được nhận tiền mai táng; gia đình hoặc thân nhân của người đó được trợ cấp một lần.

Chính phủ quy định cụ thể chi phí y tế, tiền mai táng và các chế độ trợ cấp.

Điều 29

Người bị ốm đau trong khi trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, nếu có thẻ bảo hiểm y tế thì được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Điều lệ bảo hiểm y tế; người chưa tham gia bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi như người có bảo hiểm y tế, trừ trường hợp ốm đau khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm tại công trình của xã, phường, thị trấn.

Điều 30

Kinh phí chi trả các chế độ và chi phí khám, chữa bệnh đối với người chưa tham gia bảo hiểm y tế quy định tại các điều 26, 27, 28 và 29 của Pháp lệnh này được quy định như sau:

1- Các khoản chi thuộc nghĩa vụ lao động công ích hằng năm được trích từ nguồn lao động công ích hằng năm bằng tiền của cấp quản lý công trình, nếu nguồn này không đủ thì được bổ sung từ ngân sách địa phương cùng cấp;

2- Các khoản chi thuộc nghĩa vụ lao động công ích trong trường hợp cấp thiết được trích từ ngân sách của cấp ra quyết định huy động, riêng trường hợp cấp thiết do bão, lụt thì sử dụng quỹ phòng, chống bão, lụt.

Điều 31

Người dũng cảm cứu người khác, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân hoặc đấu tranh chống tội phạm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh được xét công nhận là liệt sĩ.

Điều 32

Người đi lao động thay cho người có nghĩa vụ lao động công ích hằng năm quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh này có trách nhiệm và được hưởng các quyền lợi như người trực tiếp lao động thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, CÁC TỔ CHỨC TRONG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH

Điều 33

1- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nghĩa vụ lao động công ích trong phạm vi cả nước.

2- Bộ lao động, thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về nghĩa vụ lao động công ích.

3- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ lao động, thương binh và xã hội thực hiện việc quản lý nhà nước về nghĩa vụ lao động công ích.

4- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về nghĩa vụ lao động công ích ở địa phương.

Điều 34

Cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, nhà trường và gia đình, trong phạm vi trách nhiệm của mình có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, động viên, giáo dục và tạo điều kiện cho người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

Điều 35

Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định các công trình công ích và quỹ ngày công lao động công ích sử dụng cho từng công trình thuộc cấp mình; quyết định mức hỗ trợ cho các công trình thuộc Uỷ ban nhân dân cấp dưới quản lý phù hợp với tình hình cụ thể của từng địa phương.

Điều 36

1- Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch sử dụng quỹ ngày công lao động công ích hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; quyết định huy động, quản lý và sử dụng quỹ ngày công lao động công ích; báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định huy động lao động công ích trong trường hợp cấp thiết theo thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 của Pháp lệnh này và báo cáo kết quả với cấp trên trực tiếp sau mỗi lần huy động.

3- Hằng năm, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện nghĩa vụ lao động công ích tại địa phương.

Điều 37

Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động công ích có trách nhiệm chuẩn bị tốt các điều kiện, phương tiện và tổ chức, sử dụng lao động công ích có hiệu quả; có biện pháp phòng ngừa tai nạn xảy ra; nghiệm thu, thanh toán, quyết toán chính xác, kịp thời; chấp hành đầy đủ chế độ, chính sách đối với người thực hiện nghĩa vụ lao động công ích.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 38

Người có thành tích trong việc thực hiện nghĩa vụ lao động công ích được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 39

Người có thẩm quyền huy động hoặc người có trách nhiệm quản lý, sử dụng lao động công ích có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 40

Người nào có hành vi chống đối, cản trở việc huy động hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; làm hư hỏng, thất thoát vật tư, thiết bị, phương tiện phục vụ lao động công ích hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 41

Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo; tổ chức có quyền khiếu nại hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.

Điều 43

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh nghĩa vụ lao động công ích ngày 10 tháng 11 năm 1988.

Các quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 44

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 15/1999/PL-UBTVQH

Hanoi, September 3, 1999

 

ORDINANCE

ON THE PUBLIC LABOR OBLIGATION

In order to mobilize part of citizens’ labor resources for the construction and renovation of public-utility projects; timely prevention of and combat against natural calamities, fires and epidemics, and overcoming of the consequences thereof;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the National Assembly, the Xth Legislature, fourth session, on the law and ordinance making program of the Xth National Assembly and the 1999 law and ordinance making program;
This Ordinance prescribes the public labor obligation of citizens.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The public labor is every citizen’s obligation to contribute a number of workdays to different undertakings for the community’s common interest.

Article 2.- The public labor obligation prescribed in this Ordinance includes the annual public labor obligation and the public labor obligation in emergency cases when natural disasters, fires or epidemics occur.

Article 3.- The mobilization of citizens to fulfill their public labor obligation shall be decided by the competent State agency(ies) according to the set plans, for the right purposes, ensuring the fairness, economy and practical efficiency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The State encourages and creates favorable conditions for citizens to participate in the public labor.

Article 6.- It is strictly prohibited to mobilize and use public obligatory labor in contravention of this Ordinance’s provisions.

Chapter II

ANNUAL PUBLIC LABOR OBLIGATION

Article 7.- All Vietnamese citizens, aged from full 18 to 45 years for men, and from full 18 to 35 years for women, shall have to perform their annual public labor obligation.

Article 8.- Each citizen must contribute 10 workdays performing his/her annual public labor obligation.

Article 9.- The annual public labor shall be used to contribute to the following local undertakings:

1. Construction and renovation of traffic roads;

2. Construction and renovation of irrigation works; particularly, the construction and renovation of dikes and embankments shall comply with the provisions of the legislation on flood and storm prevention and combat;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Construction and renovation of fallen heroes’ graveyards, monuments and memorial stela houses.

5. Construction and renovation of other public-utility projects of social-welfare nature.

Article 10.- The following persons shall be exempt from the annual public labor obligation:

1. Officers and men of the People’s Army and the People’s Police;

2. National defense workers and employees and people’s policemen working in mountainous, high-land, deep-lying and border regions and islands; national defense workers and employees of professional itinerant repair teams;

3. Demobilized servicemen who are currently registered as first-grade reserves;

4. War invalids, sick soldiers and those who are entitled to preferential policies like war invalids;

5. Parents or spouses of fallen heroes, persons who had fostered fallen heroes;

6. Career religious dignitaries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Persons who suffer from a loss of 21% or higher of their working capacity.

Article 11.- Persons subject to the annual public labor obligation who, at the time of labor mobilization, fall into one of the following cases, shall be temporarily exempt from such obligation:

1. Persons who are being under medical treatment or in convalescence; persons who are the only ones in their respective families, personally nursing their next of kin being seriously ill;

2. Parents, spouses of armymen on active service, whose families actually meet with great difficulties as certified by the People’s Committees of communes, wards or district townships (hereafter collectively referred to as the commune-level People’s Committees);

3. Women who are pregnant or nursing their under-36 month children;

4. Men, who have their wives passed away or divorced, and are nursing their under-36 month children;

5. Persons who are personally nursing or serving seriously wounded soldiers, seriously sick soldiers or disabled persons who suffer from a loss of 81% or higher of their working capacity;

6. Persons who constitute the hard-core of the militia and self-defense forces;

7. State officials and employees who are sent to work for a definite time in mountainous, high-land, deep-lying or border areas and islands;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Persons who are the only bread earners in their families and personally fostering other people who are incapable of working or not up to the labor age;

10. Persons being members of family households, which are certified by the commune-level People’s Committees as hungry households according to the hunger line set by the Government;

11. Heads and deputy heads of commune polices, commune police agents; chiefs of villages, hamlets or equivalent units;

12. Post-graduate students, master’s degree students, probationers, students and trainees enrolled in full-time long-term courses at universities, academies, colleges, intermediate vocational schools and job-training schools in the national education system, religious training institutions; general education pupils; literacy class teachers and learners;

13. Persons who are working or studying in foreign countries.

Article 12.- The period of time when the members of second-grade reserves and militia and self-defense forces are called up for training, exercise drills, maneuvers, combat readiness and service shall be counted into the time for performing their annual public labor obligation.

Article 13.- The commune-level People’s Committees shall open books to monitor the performance of the annual public labor obligation by citizens residing in their respective localities according to the unified form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and report the situation to the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or provincial towns (hereinafter referred to as the district-level People’s Committees). The district-level People’s Committees shall check, sum up and report the situation to the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the provincial-level People’s Committees) for the whole province’s sum-up review which shall serve as basis for directing, inspecting and planning the use of the locality’s public labor workday fund.

The reporting time limit shall be decided by the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities.

Article 14.- All people who personally perform the annual public labor obligation shall have to fulfill the labor norms or work volumes assigned by the public labor using units. If they fulfill such assigned norms or volumes ahead of time, they shall be prematurely released from their obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Persons who perform the annual public obligation on other people’s behalf must be aged full 18 to 60 years for men, or from full 18 to 55 years for women, and in good health to fulfill the assigned labor norms or work volumes.

The amount of money paid for each workday shall be set by the People’s Council of the province or centrally-run city, suited to the actual conditions of each area in its locality, but must not exceed 120% of the minimum daily wage level set by the State.

Article 16.- Persons subject to the annual public labor obligation who voluntarily pay money instead of personally performing their obligation shall have to remit such money to the People’s Committees of the communes where they reside. Upon receiving the money, the commune-level People’s Committees shall have to hand receipts to the payers.

Article 17.- A maximum of 10% of the annual public labor resources shall be distributed to the provincial level, a maximum of 20% to the district level and remainder to the commune level.

Article 18.-

1. The People’s Committees of all levels may set up their respective public labor workday funds from the annual public labor resources.

2. All public labor workday funds must be reflected into the local budgets of all levels.

The proceeds from the performance of the annual public labor obligation in form of money payment of a certain level shall be remitted into such level’s own account opened at the State Treasury.

3. The public labor workday funds shall be managed and used for right purposes and in a democratic and transparent manner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- The commune level’s annual public labor resources shall be used for public-utility undertakings of the concerned communes, wards or district townships.

The annual public labor resources of the provincial and district levels shall be used in support of public-utility projects managed by the lower level or used in service of projects under their own management.

Article 20.- The presidents of the People’s Committees of communes, wards and district townships (hereinafter commonly referred to as the presidents of commune-level People’s Committees) shall base themselves on plans for use of annual public labor already decided by the People’s Councils of the same level or requests of the People’s Committees of the higher levels to issue decisions to mobilize citizens residing in their respective localities.

Mobilization decisions of the presidents of the commune-level People’s Committees must be notified to the mobilized people or their families within 7 days before the performance of the public labor obligation.

Article 21.- The mobilization of the annual public labor must be made on the basis of clearly determining the work volume, labor demand, construction tempo and relevant factors, and at the same time minimizing such mobilization’s adverse impact on the production, working and studying activities of the concerned agencies, organizations, units and citizens.

Article 22.- The funds for organizing the mobilization and management of annual public labor workday funds shall be allocated by the local budgets according to provisions of law.

Chapter III

THE PUBLIC LABOR OBLIGATION IN EMERGENCY CASES WHEN NATURAL CALAMITIES, FIRES AND EPIDEMICS OCCUR

Article 23.- In emergency cases where a natural calamity, fire or epidemic occurs (hereafter referred to as emergency cases for short), every citizen with working capacity shall have to participate in public labor in order to promptly prevent or combat it, or overcome its consequences, thus minimizing the damage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Prime Minister shall decide the mobilization in emergency cases where particularly serious incidents occur with great impacts on socio-economic activities or hazards to ecological environment in many provinces and/or centrally-run cities, or within one province or centrally-run city, which are beyond the handling capacity of the provincial level;

2. The presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide the mobilization when emergency cases occur in many districts, urban districts, provincial capitals, provincial towns or within one district, urban district, capital or provincial town, which are beyond the handling capacity of the district level;

3. The presidents of the district-level People’s Committees shall decide the mobilization when emergency cases occur in many communes, wards, district townships or within one commune, ward, district township, which are beyond the handling capacity of the commune level;

4. The presidents of the commune-level People’s Committees shall decide the mobilization when emergency cases occur within their respective communes, wards or district townships.

In cases where they are unable to handle such cases, the presidents of the People’s Committees shall have to promptly report them to their immediate higher-level for handling.

Article 25.- The duration of each public labor mobilization for emergency case must not exceed 5 workdays, including traveling time.

Chapter IV

REGIMES TOWARD THE PEOPLE PERSONALLY PERFORMING THEIR PUBLIC LABOR OBLIGATION

Article 26.- For the people who personally perform their public labor obligation at places far from their residence places and are unable to travel the distance daily, the labor using units (in cases of the annual public labor) or the agencies that have decided the labor mobilization (in emergency cases) shall arrange lodging and traveling facilities or pay for round-trip fares.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The people performing the public labor obligation in emergency cases shall enjoy allowances. The allowance level for one workday shall be equal to the daily wage amount of the common minimum wage level. For those working in night time (from 22 hours to 6 hours the next day), the allowance level shall be doubled. Those who work at places where exist noxious and hazardous elements shall be equipped with labor safety devices and enjoy allowance level as for laborers of the production and business sectors working in the same environment.

2. Allowances specified in Clause 1 of this Article shall be calculated according to the actual daily working hours. Each working period of from 2 to 4 hours shall be counted a half workday; each working period of from over 4 to 8 hours shall be counted a full workday. In cases of extra-time work, each extra-time working hour shall be accounted as two routine working hours.

3. Besides the allowance regime specified in this Article, the people, who perform the public labor obligation in emergency cases at places far from their residence places and are unable to travel the distance daily, shall be given meal allowances. The meal allowance level shall be set by the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities where such emergency cases occur.

Article 28.- People personally performing the public labor obligation who suffer from labor accidents shall be given the medical expenses for first-aid, emergency care and hospitalization of their injuries. In cases where a victim suffers from working incapacitation, he/she shall be considered for an allowance according to his/her labor incapacitation rate. If a victim dies, even when he/she is under the first-time treatment, the person who personally organizes the funeral shall be given a funeral allowance; such victim’s family or next of kin shall be given a lump-sum allowance.

The Government shall specify the medical expenses, funeral cost and allowance regimes.

Article 29.- People who fall sick while personally performing the public labor obligation and hold medical insurance cards shall have their medical examination and treatment expenses paid according to the provisions of the Statute on Medical Insurance. Those who have not yet participated in the medical insurance shall also enjoy benefits like the medical insurance card holders, except for cases where such people fall sick while performing their annual public labor obligation at projects of communes, wards and district townships.

Article 30.- The funds for paying allowance regimes and covering medical examination and treatment expenses for people who have not yet participated in the medical insurance as specified in Articles 26, 27, 28 and 29 of this Ordinance are stipulated as follows:

1. Spending amounts for the annual public labor obligation shall be deducted from the annual public labor resource in cash of the project managing levels. If such source is insufficient, it shall be supplemented by the local budget of the same level;

2. Spending amounts for the public labor obligation in emergency cases shall be deducted from the budget of the level that has issued the mobilization decision. Particularly for emergency cases of storms and/or floods, the storm and flood prevention and combat fund shall be used.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Persons who perform the annual public labor obligation on others’ behalf according to Article 15 of this Ordinance shall have responsibilities and enjoy benefits like those who personally perform their own public labor obligation.

Chapter V

THE RESPONSIBILITIES OF THE STATE AGENCIES AND ORGANIZATIONS IN THE MANAGEMENT AND USE OF THE OBLIGATORY PUBLIC LABOR

Article 33.-

1. The Government shall perform the unified State management over the public labor obligation throughout the country.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be answerable to the Government for performing the State management over the public labor obligation.

3. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within their respective tasks and powers, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in performing the State management over the public labor obligation.

4. The People’s Committees of all levels shall, within their respective tasks and powers, have to perform the State management over the public labor obligation in their respective localities.

Article 34.- The State agencies, the Committees of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, other social organizations, economic organizations, people’s armed forces units, schools and families shall, within their respective responsibilities, have to supervise, inspect, encourage, educate and create conditions for the people subject to the public labor obligation to perform such obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36.-

1. The People’s Committees of all levels shall work out plans for use of funds of annual public labor workdays, then submit them to the People’s Councils of the same levels for decision; decide the mobilization, management and use of the funds of public labor workdays; and report the performance results to the People’s Councils of the same levels and the People’s Committees of the immediate higher level.

2. The presidents of the People’s Committees of all levels shall decide the mobilization of public labor in emergency cases according to the competence defined in Clauses 2, 3 and 4, Article 24 of this Ordinance and report the result thereof to the immediate higher level after each mobilization.

3. Annually, the provincial-level People’s Committees shall report to the Government on the performance of the public labor obligation in their respective localities.

Article 37.- Agencies and organizations that use the public labor shall have to well prepare the necessary conditions and means, and organize and use the public labor in an efficient manner; devise measures to prevent accidents; conduct the pre-acceptance inspection of projects, make accurate and prompt payment and final settlement; and apply all the prescribed regimes and policies toward the public labor obligation performers.

Chapter VI

COMMENDATION, REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 38.- Persons who have recorded achievements in the performance of public labor obligation shall be commended and/or rewarded according to the State’s regulations.

Article 39.- Persons with competence to mobilize or with responsibilities to manage and use the public labor, who commit acts of violating this Ordinance’s provisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- Citizens may lodge complaints and/or denunciations, organizations may lodge complaints about acts of violating this Ordinance’s provisions according to provisions of law.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 42.- This Ordinance shall take effect from January 1st, 2000.

Article 43.- This Ordinance replaces the November 10, 1988 Ordinance on the Public Labor Obligation.

The previous regulations which are contrary to this Ordinance are now annulled.

Article 44.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Ordinance No. 15/1999/PL-UBTVQH of September 3, 1999 on The Public Labor Obligation

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.629

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.132.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!