Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 520-TT/LB trợ cấp quân nhân tình nguyện ốm yếu cần phục viên không còn khả năng lao động

Số hiệu: 520-TT/LB Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Cứu tế Xã hội Người ký: Nguyễn Xiển, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Văn Vinh
Ngày ban hành: 22/11/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 520-TT/LB

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1958 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 500-NĐ/LB CỦA LIÊN BỘ QUỐC PHÒNG – TÀI CHÍNH - CỨU TẾ XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP QUÂN NHÂN TÌNH NGUYỆN ỐM YẾU CẦN CHO PHỤC VIÊN MÀ KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG

Thi hành nghị quyết của Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 1958 và Nghị định số 500-NĐ/LB của Liên bộ Quốc phòng – Tài chính - Cứu tế Xã hội về vấn đề trợ cấp cho quân nhân ốm yếu phục viên, Liên bộ giải thích một số điểm cụ thể và hướng dẫn việc thi hành như sau:

1 – Việc quy định trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện ốm yếu cần cho phục viên mà không còn khả năng lao động nhằm giúp đỡ và tạo điều kiện sinh sống cho anh em khi ra ngoài quân đội. Quy định này xuất phát từ tình hình thực tế của quân đội và khả năng tài chính của Nhà nước.

2 – Những quân nhân tình nguyên ốm yếu cần cho phục viên mà không còn khả năng lao động nên ở điều 1 trong Nghị định là những người đã tham gia quân đội từ trước ngày hòa bình lập lại (20-7 năm 1954) bao gồm chiến sĩ, cán bộ hiện nay hoặc do sức khỏe quá yếu, hoặc do bệnh tật bị tàn phế, hoặc do tuổi già đã mất hầu hết sức lao động, bản thân không thể công tác hoặc lao động sản xuất để tự nuôi sống mình (không kể thương binh).

3 – Loại được trợ cấp 12.000 đồng một tháng áp dụng nhất loạt cho những quân nhân tình nguyện ốm yếu, mất sức lao động hiện đang hưởng theo chế độ cung cấp.

- Loại thứ hai, ngoài điều kiện sức khỏe đã quy định trong điều 1 của Nghị định, còn phải có những điều kiện dưới đây:

a) Phải là cán bộ hưởng theo chế độ tiền lương.

b) Đã phục vụ trong quân đội từ năm năm trở lên.

Mức trợ cấp hàng tháng cho một cán bộ hưởng theo chế độ tiền lương, có năm năm tuổi quân lấy khởi điểm là 30% lương cơ bản hàng tháng của người cán bộ đó hiện đang hưởng. Từ năm thứ 6 trở đi, cứ thêm một năm tuổi quân, trợ cấp sẽ thêm 1%.

Như vậy, cán bộ tuy cùng một cấp, nhưng người có thâm niên nhiều hơn thì được hưởng tỷ lệ trợ cấp cao hơn; cán bộ cùng thâm niên như nhau nhưng người cấp bậc cao hơn thì được hưởng trợ cấp nhiều hơn.

Những quân nhân đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp dài hạn khi phục viên sẽ không lĩnh tiền trợ cấp sản xuất, và tiền trợ cấp sức khỏe ngắn hạn. Nhưng khi sức khỏe đã hồi phục, nếu xét thấy có thể rút trợ cấp sức khỏe dài hạn thì quân nhân ấy lại được hưởng tiền trợ cấp sản xuất như những quân nhân phục viên khác. Trong khi được trợ cấp sức khỏe quân nhân vẫn được hưởng mọi quyền lợi về tinh thần và vật chất như những quân nhân phục viên khác như đã quy định từ trước đến nay.

Riêng với các anh hùng quân đội hiện hưởng theo chế độ cung cấp thì nhất loạt được hưởng trợ cấp như Trung đội trưởng hay Thiếu úy.

Đối với quân nhân thuộc loại trên nếu trước khi nhập ngũ đã là cán bộ Dân – Chính - Đảng thoát ly làm công tác ở cơ quan từ cấp huyện trở lên thì mỗi năm công tác ở bên ngoài cũng được coi như một năm phục vụ trong quân đội và được tính tỷ lệ trợ cấp.

4 – Thành phần hội đồng khám sức khỏe từ cấp Trung đoàn trở lên có thẩm quyền xét duyệt cho quân nhân được hưởng tiền trợ cấp sức khỏe quy định ở điều II trong Nghị định gồm: một đại biểu của thủ trưởng đơn vị, một Bác sĩ hoặc một Quân y sĩ, một đại biểu của Đảng ủy đơn vị.

Cấp Trung đoàn hoặc tương đương Trung đoàn xét duyệt cho các quân nhân hưởng theo chế độ cung cấp.

Cấp Sư đoàn, Quân khu xét duyệt từ cấp Trung đội trưởng đến Đại đội trưởng hoặc từ Chuẩn úy đến Thượng úy và đề nghị lên Bộ Quốc phòng xét duyệt đối với cán bộ từ cấp Tiểu đoàn phó hoặc từ Đại úy trở lên.

Mỗi khi xét duyệt các cấp phải cân nhắc, thận trọng, nắm vững chính sách và tiêu chuẩn.

5 –  Sau hai năm tính từ ngày phục viên, những quân nhân hưởng trợ cấp dài hạn đều được kiểm tra lại sức khỏe do Hội đồng kiểm tra sức khỏe của tỉnh, thành phố hoặc khu đảm nhiệm; nếu được chứng nhận sức khỏe đã bình phục, có đủ sức lao động để tự sinh sống thì sẽ chấm dứt trợ cấp và được lĩnh khoản trợ cấp sản xuất như đã định như những quân nhân phục viên khác. Ngược lại những quân nhân chưa đủ khả năng lao động để tự sống thì vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp trong thời hạn hai năm nữa, sau đó cứ hai năm một lần lại kiểm tra sức khỏe như đã quy định trên.

6 – Những quân nhân hưởng trợ cấp dài hạn mà hiện nay không có gia đình hoặc nơi nương tựa đều được thu nhận vào các trại an dưỡng của Bộ Cứu tế xã hội. Các khoản trợ cấp hàng tháng sẽ do trại an dưỡng đài thọ dựa vào sức khỏe, cấp bậc và tiêu chuẩn quy định hiện hành.

Trường hợp khoản trợ cấp dài hạn của quân nhân thấp hơn mức sinh hoạt ở trại thì quân nhân đó được hưởng theo tiêu chuẩn phụ cấp ở trại. Ngược lại, nếu khoản trợ cấp cao hơn mức sinh hoạt ở trại thì hàng tháng quân nhân đó chỉ phải trả theo mức sinh hoạt ở trại và được hưởng số tiền còn lại (theo như điều 4 trong Nghị định).

7 – Quy định về thể lệ cấp phát và lĩnh tiền trợ cấp dài hạn:

a) Để thuận tiện cho công việc lúc đầu, quỹ trợ cấp sức khỏe dài hạn trong năm 1958 sẽ do ngân sách của Bộ Quốc phòng đài thọ, bắt đầu từ năm 1959, ngân sách này sẽ chuyển sang Bộ Cứu tế xã hội. Hàng năm Bộ Cứu tế xã hội sẽ làm dự trù và phụ trách việc theo dõi cấp phát.

b) Quân nhân được hưởng trợ cấp dài hạn, ngoài các giấy tờ cần thiết cấp như một quân nhân thường, còn có một quyển sổ “lĩnh tiền trợ cấp dài hạn” (Nội dung cụ thể sẽ quy định sau).

c) Tiền trợ cấp dài hạn ấn định cấp phát ba tháng một kỳ và cấp phát vào đầu tháng của từng quý, do cơ quan Cứu tế xã hội tỉnh cấp phát. Khi đến lĩnh tiền quân nhân phải mang theo các giấy tờ như quyết định hoặc lý lịch quân nhân phục viên, sổ lĩnh tiền trợ cấp dài hạn.

Trường hợp quân nhân bị đau yếu không đi lĩnh được có thể viết giấy ủy nhiệm cho cha mẹ, vợ con, anh chị em ruột đi lĩnh thay, có chứng thực của Ủy ban Hành chính xã.

Trong khi thi hành, các đơn vị trong quân đội, các cơ quan các ngành có liên quan nếu cần hỏi gì thêm về chi tiết, xin trực tiếp liên hệ trao đổi với Liên bộ (chủ yếu là Bộ Quốc phòng).

BỘ TRƯỞNG
BỘ CỨU TẾ XÃ HỘI

 
 

 
Nguyễn Xiển

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG

 

 
 
Nguyễn Văn Vinh

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

 

 
 
Nguyễn Thanh Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 520-TT/LB ngày 22/11/1958 hướng dẫn Nghị định 500-NĐ/LB về trợ cấp quân nhân tình nguyện ốm yếu cần cho phục viên mà không còn khả năng lao động do Bộ Quốc phòng– Bộ Tài chính- Bộ Cứu tế Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.344

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.100.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!