BỘ NÔNG NGHIỆP
******
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ
CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 13-NN/CT
|
Hà Nội, ngày 21
tháng 02 năm 1961
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THI HÀNH CÁC CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP TOÀN DIỆN ĐỂ TIẾN
TỚI CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN
Kính
gửi: Các Ủy ban hành chính và Sở, Ty Nông lâm Nông nghiệp các tỉnh
Tiếp chính vụ điện số 314-NL
ngày 09-02-1961 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 10-NN/CT ngày 10-02-1961 của
Bộ Nông nghiệp.
Bệnh dịch tả lợn đã từ một tỉnh ở
Hòa bình lan qua 5 tỉnh và gây nhiều thiệt hại.
Trong dịp tết do yêu cầu cấp thiết,
phải tiếp tế lợn cho nhiều đô thị, bệnh dịch tả lợn có chiều hướng lan rộng và
uy hiếp các tỉnh ở đồng bằng.
Từ đầu năm 1960 đến nay, ta luôn
luôn bị động và chạy theo dịch vì thiếu một chủ trương toàn diện và nghiêm ngặt,
Do đó đã chết từ đầu năm đến nay trên 4 vạn rưỡi lợn.
Để chặn đứng dịch không để lan rộng
gây nhiều khó khăn cho những năm sau, ngay từ bây giờ phải tiến tới nắm thế chủ
động phòng dịch.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm
của bệnh dịch tả lợn các địa phương cần tích cực thi hành các biện pháp sau
đây:
1. Tuyên truyền
phổ biến rộng rãi tính chất của bệnh dịch tả lợn vì bệnh mới phát hiện cán bộ
và nhân dân lầm lẫn với bệnh lợn đóng dấu và bệnh tụ huyết trùng là 2 bệnh phổ
biến nhất từ trước đến nay.
2. Tổ chức kiểm
soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn (thịt và giống).
3. Kiểm soát việc
mổ thịt lợn ở các lò sát sinh và tạm thời đình chỉ việc mổ thịt lợn bừa bãi ở
các vùng đang có dịch.
4. Tăng cường
công tác vệ sinh phòng dịch phòng bệnh. Cần phải tuyên truyền và giải quyết thức
ăn cho lợn: cho ăn no ở sạch và trong thời gian đang có dịch cho ăn nóng.
Chuồng có ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe của lợn cho nên cần phải được sạch sẽ, thường xuyên quét vôi và được ấm
áp.
5. Mở một đợt
tiêm phòng rộng rãi để phòng bệnh dịch tả lợn cho tất cả các tỉnh, bắt đầu các
tỉnh đang có dịch và trực tiếp bị uy hiếp.
Riêng đối với những tỉnh hiện
nay đang có dịch phải cương quyết dập tắt dịch bằng cách áp dụng triệt để các
biện pháp vệ sinh phòng dịch đi đôi với việc tiêm phòng ngay trong ổ dịch.
Những tỉnh tiếp giáp với vùng có
dịch hoặc các tỉnh ở trên các đường giao thông vận chuyển quan trọng thường
xuyên có vận chuyển lợn phải đề cao cảnh giác và kiểm soát nghiêm ngặt việc vận
chuyển lợn.
Sau khi đã tiêm phòng gây được
hành lang an toàn, phải mở rộng diện tiêm trong toàn tỉnh.
Các trại chăn nuôi tập trung lợn
của mậu dịch, của nông trường, hợp tác xã mua bán, hoặc các đơn vị chăn nuôi lợn
để tự túc bất cứ ở tỉnh nào cũng phải tổ chức tiêm phòng bệnh dịch tả lợn.
Hiện nay dịch đang còn trong phạm
vi hẹp ta còn có khả năng bao vây và dập tắt được.
Bệnh rất nguy hiểm nhưng siêu vi
trùng dịch tả lơn không thể sống lâu trong thiên nhiên được như vi trùng các bệnh
dịch lợn đóng dấu và tụ huyết trùng.
Nếu thi hành nghiêm ngặt các biện
pháp vệ sinh phòng dịch, không tạo điều kiện cho siêu vi trùng xâm nhập vào cơ
thể lợn (cách ly triệt để lợn ốm, phong tỏa vùng có dịch và tiêu độc) hoặc tạo
nhiều cơ thể lợn được miễn dịch (tiêm phòng) nhất định sẽ khống chế được dịch .
Bệnh dịch tả lợn đã trở nên
nghiêm trọng số 1 so với các bệnh của lợn, nghiêm trọng hơn cả bệnh lợn
đóng dấu và tụ huyết trùng vì tỷ lệ chết cao, tiến triển rất nhanh, có thể lưu
hành rộng rãi bất cứ mùa nào và bất cứ ở miền nào.
Vì vậy, nhận được chỉ thị này, Bộ
yêu cầu các Ủy ban hành chính các cấp, các Khu, Sở, Ty Nông lâm Nông nghiệp
nghiên cứu thi hành khẩn trương và triệt để.
Bộ gửi kèm theo kế hoạch thực hiện
để giúp Ủy ban hành chính và các Sở,Ty hướng dẫn hoạt động.
Các tỉnh cần xây dựng kế hoạch đề
phòng bệnh dịch tả lợn cho tỉnh mình và gửi về Bộ trước ngày 01 tháng 03 năm
1961.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
THỨ TRƯỞNG
Trương Việt Hùng
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÁC CHỦ TRƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CHỈ THỊ SỐ
13-NN/TC NGÀY 21-02-1961
I. TUYÊN TRUYỀN
PHỔ BIẾN RỘNG RÃI TÍNH CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH DỊCH TẢ LỢN
Căn cứ vào thông báo và tài liệu
của Bộ về bệnh dịch tả lợn:dùng mọi hình thức để tuyên truyền:
- Phát thanh
- Hội phổ biến khoa học
- Truyền tin, báo chí, thông báo
- Tổ chức nói chuyện trong các hội
nghị
Yêu cầu phải làm cho nhiều người
biết tính chất và đặc điểm của dịch tả lợn với 2 bệnh lợn đóng dấu và tụ huyết
trùng.
Truyên truyền phổ biến phương
pháp phòng trị bệnh, áp dụng biện pháp kỹ thuật đặc biệt riêng cho bệnh dịch tả
là một bệnh do siêu vi trùng gây nên.
II. TỔ CHỨC
KIỂM SOÁT NGHIÊM NGẶT CÁC VIỆC VẬN CHUYỂN LỢN
Đây là một vấn đề mấu chốt để
phòng bệnh dịch tả lợn lây lan. Nếu kiểm soát được chặt chẽ, cách ly lợn ốm,
phong tỏa vùng có dịch và tiêu độc, nhất định dịch không thể lây lan được.
Phải kiểm soát vận chuyển lợn thịt
và lợn giống.
Các tỉnh sau này cần tổ chức những
trạm kiểm soát:
Thái Nguyên để bảo vệ cho Việc bắc
Hòa Bình
-
Tây Bắc
Ninh Bình
-
đồng bằng Bắc bộ
Việt Trì
-
các tỉnh trung du
Bắc Ninh
-
trên đường số 5
Các tỉnh tiếp giáp với tỉnh đang
có đang có dịch cũng cần tổ chức những trạm kiểm soát như ở Thanh Hóa, Sơn Tây,
Hà Nam, Nam
Định, Bắc Ninh.
- Các trạm kiểm dịch ở các cửa
khẩu như Hải Phòng, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Cao Bằng, Lào Kay cần tăng cường công
tác kiểm dịch để đề phòng bệnh lây lan qua nước bạn.
III. KIỂM
SOÁT VIỆC MỔ THỊT LỢN Ở CÁC LÒ MỔ VÀ LÒ SÁT SINH
Các lò mổ và lò sát sinh có nhiều
điều kiện để phát hiện bệnh, vì nếu kiểm tra kỹ lưỡng các phủ tạng (gan lách,
thận, hạch, bọng đái, ruột) có thể phát hiện được bệnh tích của bệnh dịch tả lợn.
Gặp trường hợp nghi ngờ bệnh dịch
là phải xử lý: thịt (cho luộc chín trước khi bán ra thị trường), lòng, lông,
phân chôn kỹ.
Trong thời gian dịch còn uy hiếp
cần tránh việc mổ thịt bừa bãi, việc mổ thịt lợn ăn dụng. Nơi nào có lò mổ hoặc
lò sát sinh cương quyết phải mổ ở lò.
- Khi nghi ngờ có bệnh dịch tả lợn
phải điều tra lợn mua ở đâu? Và báo ngay cho Ty Nông lâm, Nông nghiệp biết để
bao vây dịch kịp thời.
IV. TĂNG CƯỜNG
CÔNG TÁC VỆ SINH PHÒNG BỆNH
Giữ được sức khỏe của lợn là yếu
tố quan trọng để tăng thêm sức chống đỡ của bản thân con lợn đối với siêu vi
trùng. Vì vậy cần phải giải quyết thức ăn cho lợn: cho ăn no, ăn nóng, ăn sạch.
Chuồng có quan hệ mật thiết với
thân thể của lợn. Chuồng bẩn, lạnh, lầy lội là nơi siêu vi trùng duy trì được
lâu.
Chuồng phải khô ráo, ấm áp. Thường
xuyên tiêu độc với vôi, hoặc dung dịch gio 30% nước 70%, sút 5%
Những chuồng có lợn ốm hoặc chết
phải cạo đất, đổ đất mới vào. Phân đem ủ, thay rơm lót ổ.
KẾ HOẠCH TIÊM PHÒNG
I. MỤC ĐÍCH
YÊU CẦU
Tiêm phòng để hỗ trợ và bổ sung
cho công tác vệ sinh phòng dịch, tránh mọi sơ hở.
- Tiến tới nắm thế chủ động
không chạy theo đuôi dịch.
- Chưa có thuốc chữa, tiêm phòng
là biện pháp cần thiết để đề phòng bệnh.
Yêu cầu: Tiêm phòng cho tất
cả các tỉnh ở miền Bắc (trừ các tỉnh ở xa đường giao thông vận chuyển. Tỉnh
không tiếp tế lợn (thịt và giống) các tỉnh thượng du và trung du
Tỷ lệ trong vùng tiêm cần đạt
95% đến 100%, sinh hóa nhược độc phải bảo đảm an toàn và hiệu lực.
II. KẾT QUẢ
VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Đợt I: từ 27-02 đến 27-03.
Dành cho các tỉnh sau: tỉnh đang
có dịch: Hòa bình,Phú thọ, Nghệ an, Hà đông, Lào kay, và Tây bắc.
Tỉnh bị uy hiếp trực tiếp: Sơn
Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Thái Nguyên,
Lạng Sơn.
a) Lực lượng tiêm phòng.
1. Cán bộ pha chế sinh hóa:
Trưng dụng một số cán bộ đã được học tập chế sinh hóa dịch tả trâu bò.
2. Cho tiêm phòng:Ty là chủ yếu,
huy động cán bộ thú y xã, vệ sinh viên, Ủy viên kỹ thuật hợp tác xã, học sinh,
bộ đội, cán bộ mậu dịch. Ngoài hai lực lượng trên Bộ huy động 220 học sinh trường
trung cấp Nông lâm trung ương và 140 sinh viên trường Đại học giúp cho các Ty
thiếu cán bộ.
b) Sinh hóa. Những tỉnh gần
Hà Nội sẽ cung cấp thẳng sinh hóa.
Các tỉnh xa, Xưởng cung cấp hạch
lách về pha chế.
c) Dụng cụ: dùng kim tiêm của
ty. Thiếu có thể dùng kim tiêm của người.
d) Về lãnh đạo kế hoạch.
Lãnh đạo chung: Vụ chăn nuôi sẽ
cử 3 cán bộ lãnh đạo 3 khu vực:
- Hà Nội…..Thanh Hóa
- Hà Nội…. Sơn Tây, Hòa Bình
- Hà Nội….. Bắc Ninh, Hải Phòng
Ủy ban hành chính tỉnh và các Ty
trong phạm vi tỉnh sẽ trực tiếp lãnh đạo công tác tiêm phòng.
2. Đợt II: thời gian: từ
27-03 đến 27-05
Sẽ tiêm cho các tỉnh khác (kế hoạch
sẽ gửi sau)
Ghi chú: Vì số lượng cán
bộ có hạn, sinh hóa sản xuất không kịp cho nên trong đợt I mới làm được một số
tỉnh.
- Nhưng theo yêu cầu của tỉnh nào
có khả năng pha chế sinh hóa và có lực lượng tiêm phòng, Bộ sẽ dành riêng cho
nhược độc và tự lãnh đạo tiêm càng sớm càng hay.
Trong đợt I các tỉnh khác chưa nằm
trong diện tiêm phòng, cần cử cán bộ đến các tỉnh đang tiêm phòng để học tập
rút kinh nghiệm.