Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 339/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030

Số hiệu: 339/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 11/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm tàu cá

Thủ tướng ban hành Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách về tài chính và tín dụng để phát triển thủy sản, trong đó:

- Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biến.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong các lĩnh vực của ngành thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.

- Tín dụng đầu tư phát triển: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ;

+ Giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác;…

+ Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản;…

Quyết định 339/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 339/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của Luật Tchức Chính phủ và Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế có quy mô và tỷ suất hàng hóa lớn, có thương hiệu uy tín, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, có khả năng cạnh tranh cao và bền vững. Hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển có trách nhiệm theo hướng kinh tế tuần hoàn, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả.

2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, xây dựng nông thôn mới; kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển vững mạnh, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo của Tổ quốc.

3. Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả với lực lượng doanh nghiệp là nòng cốt. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng đồng bộ; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu tiên ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số; đổi mới thể chế và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tổ chức lại sản xuất.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1. Mục tiêu chung đến năm 2030

Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030

a) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,0 - 4,0%/năm.

b) Tổng sản lượng thủy sản sản xuất trong nước đạt 9,8 triệu tấn; trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 7,0 triệu tấn, sản lượng khai thác thủy sản 2,8 triệu tấn.

c) Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 14 - 16 tỷ USD.

d) Giải quyết việc làm cho trên 3,5 triệu lao động, có thu nhập bình quân đầu người lao động thủy sản tương đương thu nhập bình quân chung lao động cả nước. Xây dựng các làng cá ven biển, đảo thành các cộng đồng dân cư văn minh, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng gắn với xây dựng nông thôn mới.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tquốc.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng phát triển theo lĩnh vực

a) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Tập trung điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống các loài thủy sản, nguồn lợi hải sản biển sâu làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác dự báo ngư trường, nguồn lợi.

- Thành lập mới, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu bảo tồn biển. Quan tâm bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của loài thủy sản. Phát triển bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái và nông thôn mới.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ các khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non sinh sống và đường di cư của các giống loài thủy sản.

- Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen; nghiên cứu sinh sản giống, ưu tiên thả bổ sung các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa; loài thủy sản đặc hữu vào vùng nước tự nhiên.

- Ưu tiên nghiên cu trồng, cấy san hô đảm bảo phục hồi các hệ sinh thái rạn san hô.

- Hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bổ sung tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực nước tự nhiên nội địa, hồ chứa, đầm phá vùng ven biển và vùng biển. Hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

- Tăng cường thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giao quyền quản lý cho tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đối với các vùng biển ven bờ, vùng nước nội địa.

- Triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, huy động các nguồn lực tài chính cho bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

b) Khai thác thủy sản

- Phát triển khai thác hải sản vùng khơi hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác đảm bảo phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

- Tchức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ và khai thác thủy sản nội địa hp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

- Tuân thủ các quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm, chống khai thác thủy sản bt hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

- Xây dựng cơ cấu nghề khai thác hợp lý, cơ cấu lao động chuyên ngành, kiêm nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng. Phân bổ hạn ngạch khai thác thủy sản phù hợp.

- Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác khai thác viễn dương. Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hp tác xã; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%; đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

- Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

c) Nuôi trồng thủy sản

- Tiếp tục phát triển nuôi hiệu quả các đối tượng chủ lực và các loài thủy sản có giá trị kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Tận dụng tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa, các vùng xâm nhập mặn mới hình thành do biến đổi khí hậu không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

- Chủ động phát triển hệ thống sản xuất giống thủy sản chất lượng cao. Ưu tiên phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển thành một lĩnh vực sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp ở các vùng biển mở; tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu th ni đa.

- Phát triển nuôi trồng vi tảo, rong biển phục vụ nhu cầu thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác (mỹ phẩm, dược phẩm,...). Nuôi trồng thủy sinh vật làm cảnh, giải trí, đồ mỹ nghệ, dược phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Phát triển nuôi các loài cá truyền thống, cá bản địa, cá nước lạnh,... ở vùng nông thôn, miền núi có điều kiện sinh thái phù hợp nhằm chủ động nguồn cung thực phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân, đồng bào miền núi, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đi khí hậu; các mô hình nuôi hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

- Nâng cao năng lực quản lý và sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, sản xuất giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh, nuôi trồng thủy sản.

d) Chế biến và thương mại thủy sản

- Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản quy mô hàng hóa lớn, đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt, thúc đẩy phát triển chuỗi sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; sớm đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản toàn cầu.

- Hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ngang tầm thế giới, sản xuất các sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Sản xuất, chế biến các sản phẩm thủy sản dựa trên nhu cầu và tín hiệu của thị trường.

- Áp dụng khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm; đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ; tăng năng suất, chất lượng; đảm bảo an toàn thực phẩm, quy tắc xuất xứ, an toàn môi trường và an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh; tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

- Chủ động hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư, nguồn lực và mở rộng thị trường xuất khẩu; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chế biến cho thị trường nội địa.

- Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu từ khai thác, nuôi trồng thủy sản trong nước, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu hp pháp với sản lượng và chất lượng ổn định nhằm phát huy tối đa năng lực chế biến của Việt Nam.

- Giữ vững, phát triển thị phần thủy sản Việt Nam tại các thị trường trọng đim (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản,...), không ngừng mở rộng thị phn tại các thị trường tiềm năng (Hàn Quốc, Trung Đông, Đông Âu, Nam Mỹ và Đông Nam Á,...). Củng cố và phát triển chế biến thủy sản nội địa, mở rộng thị trường trong nước trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.

- Tổ chức sản xuất thủy sản tuần hoàn theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản, nhất là các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của Việt Nam. Hình thành hệ thống kênh phân phối sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước.

đ) Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá

- Đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đầu tư xây dựng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các tuyến đảo, vùng biển xa. Xây dựng trạm cung cấp dịch vụ, hậu cần, sơ chế, bảo quản, trung chuyển sản phẩm trên các đảo. Tiếp tục tập trung đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng, Đà Nng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang gắn với các ngư trường trọng điểm và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

- Khuyến khích phát triển dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản trên biển, chợ đầu mối, chợ đấu giá thủy sản, các cơ sở chế biến, kho lạnh ngoại quan tại cảng biển, cửa khẩu biên giới.

- Khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Củng cố, phát triển ngành cơ khí, đóng mới, sửa chữa tàu cá, ưu tiên sử dụng vật liệu mới trong đóng tàu cá. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ; thiết bị thông tin, các công cụ, thiết bị phục vụ nuôi trồng, chế biến và dịch vụ nghề cá.

- Áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả trong quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản.

2. Định hướng phát triển theo vùng

Định hướng chung cho phát triển thủy sản theo vùng:

- Tập trung nguồn lực củng cố, mở rộng, phát triển và thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng vùng, nhất là khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển, trong rừng ngập mặn, các đầm phá, trên thượng nguồn và lưu vực của các dòng sông.

- Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhà nước đẩy mạnh công nhận và giao quyền quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng ở vùng biển ven bờ và thủy vực nội địa.

- Xây dựng các làng cá (ven đô, cửa sông, lòng hồ, bãi ngang, hải đảo,...) gắn với du lịch và các ngành nghề khác đảm bảo sinh kế cho cộng đồng ngư dân.

- Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; giảm mạnh các nghề xâm hại đến nguồn lợi thủy sản.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy sản và khuyến ngư ở địa phương.

Định hướng cụ thể cho phát triển thủy sản theo từng vùng:

a) Vùng Đồng bằng sông Hồng

- Tiếp tục đổi mới cơ cấu nghề khai thác hải sản, phát triển hiệu quả các nghề khai thác hải sản vùng khơi gắn với các ngư trường vịnh Bắc Bộ và vùng tiếp giáp ngư trường quần đảo Hoàng Sa. Tổ chức hợp lý hóa các nghề khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, gắn với phát triển du lịch sinh thái biển và nuôi trồng thủy sản trên biển. Đầu tư xây dựng hoàn thiện Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá hoạt động trong ngư trường vịnh Bắc Bộ, đóng sửa tàu cá.

- Khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, năng suất cao, giảm giá thành sản xuất, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản: Cá biển, nhuyễn thể, rong biển trên cơ sở sắp xếp, quản lý nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ, gần bờ phù hợp với sức tải môi trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản ở các vùng biển ven các đảo. Duy trì, phát triển đa dạng nghề nuôi cá truyền thống nội đồng.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản mục đích làm cảnh, giải trí ở các thành phố, khu đô thị, khu du lịch. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, du lịch, tham quan.

- Rà soát, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm của các cơ sở chế biến thủy sản phù hợp với các vùng nguyên liệu các loài thủy đặc sản, đầu tư xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xúc tiến thương mại sản phm thủy đặc sản; xây dựng các trung tâm logistics, các kho lạnh ngoại quan kết nối với các cảng biển, các thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

b) Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung

- Phát triển hiệu quả khai thác hải sản vùng khơi, nhất là nghề câu cá ngừ đại dương, nghề vây, nghề chụp. Tổ chức lại khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác, lao động phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi nghề từ khai thác hải sản sang phát triển nuôi trồng hải sản trên biển, dịch vụ du lịch sinh thái biển.

- Tổ chức các mô hình kết hợp dân sự với quân đội, ngư dân với doanh nghiệp trong khai thác, nuôi trồng hải sản trên biển, đặc biệt trên các vùng quanh các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổ chức hiệu quả các mô hình dịch vụ hậu cần khai thác vùng khơi, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, các trạm dịch vụ hậu cần nghề cá trên các đảo.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản: Cá biển, tôm hùm, nhuyễn thể, vi tảo, tảo và rong bin trên cơ sở sắp xếp, quản lý nuôi trồng thủy sản vùng ven bờ, gần bờ phù hợp với sức tải môi trường, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường; khuyến khích phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản ở vùng biển ven các hải đảo xa bờ phù hợp với đặc điểm tự nhiên biển miền Trung và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản làm cảnh, giải trí ở các thành phố, khu đô thị, khu du lịch. Khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với các hoạt động giáo dục, tham quan, du lịch.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa tại khu vực trung du, miền núi, cung cấp nguồn thực phẩm tiêu thụ nội địa, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

- Khuyến khích các cơ sở chế biến thủy sản đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ đại dương, tôm hùm, nhuyễn th,... nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu. Đầu tư khôi phục, nâng cao uy tín thương hiệu các sản phẩm nội địa truyền thống như nước mắm, khô mực, tôm chua,... Xây dựng, phát triển thương hiệu cá ngừ đại dương Việt Nam.

- Đầu tư nâng cấp phát triển Trung tâm nghề cá lớn Đà Nng gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa. Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung bộ và Trường Sa, đóng sửa tàu cá. Củng cố, đầu tư nâng cấp các Trung tâm sản xuất giống thủy sản tập trung tại các tỉnh Nam miền Trung trở thành trung tâm sản xuất tôm giống, giống nuôi bin của cả nước.

c) Vùng Đông Nam bộ

- Phát triển hiệu quả khai thác hải sản vùng khơi, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản. Tổ chức hợp lý các nghề khai thác thủy sản vùng lộng, vùng ven bờ và duy trì khai thác thủy sản ni đa.

- Phát triển nuôi trồng hải sản ven biển, ven đảo; nuôi thủy sản hiệu quả trên trên sông, các hồ chứa lớn nhằm tăng thu nhập cho người dân và cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa. Phát triển nuôi trồng thủy sinh vật cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu.

- Phát triển các cơ sở chế biến sâu, công nghệ tiên tiến, hiện đại, sản xuất thực phẩm ăn liền phục vụ du lịch, thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các thành phố lớn và xuất khẩu. Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam bộ đồng bộ với các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá tại Vũng Tàu, Côn Đảo, các trung tâm logistics, kho ngoại quan trong vùng,...

d) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản phù hợp; giảm slượng tàu cá trên vùng biển Tây Nam bộ, đặc biệt là tàu lưới kéo. Đầu tư khoa học công nghệ, nâng cấp đội tàu khai thác, phát triển khai thác vùng khơi hiệu quả. Giảm số tàu cá khai thác vùng lộng và vùng ven bờ, chuyển một bộ phận lao động khai thác vùng lộng, vùng ven bờ sang hoạt động vùng khơi, dịch vụ nuôi trồng hải sản trên biển, du lịch sinh thái biển và các ngành kinh tế khác.

- Đầu tư Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ, đồng bộ với hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, cơ sở hạ tầng nghề cá trong vùng, nhất là trên các đảo. Đầu tư trung tâm phát triển thủy sản cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tổ chức hợp lý các nghề khai thác thủy sản nội địa gắn với bảo vệ môi trường; bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản trên các vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. ng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cả ba vùng nước mặn, lợ, ngọt. Phát triển nuôi tôm nước lợ, cá tra theo mô hình công nghiệp, công nghệ hiện đại, siêu thâm canh, năng suất cao, sản lượng lớn. Đồng thời phát triển nuôi sinh thái, hữu cơ tại vùng rừng ngập mặn, trên ruộng lúa, ao, hồ. Phát triển nuôi trồng thủy đặc sản trên biển.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp, tập đoàn chế biến xuất khẩu thủy sản có quy mô lớn, phát triển chuỗi đại lý phân phối, tiêu thụ sản phm thủy sản trên thị trường nội địa và quốc tế.

- Tổ chức sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản, doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, tổ chức tín dụng với nông dân, ngư dân khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản chủ lực: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra,…

đ) Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên

- Phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa, các thủy vực nội đồng, nuôi các loài thủy sản truyền thống và thủy đặc sản có giá trị kinh tế nhằm tạo sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo và cung cấp thực phẩm cho người dân. Khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên để phát triển các đối tượng thủy sản nước lạnh cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ ngun lợi thủy sản trên các thủy vực. Phục hồi các hệ sinh thái, các loài thủy sản bản địa, đặc hữu.

- Huy động nguồn lực xã hội đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở sản xuất giống thủy sản, cung cấp tại chỗ giống thủy sản chất lượng cao, hạ giá thành, hỗ trợ hiệu quả người dân phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và thủy sản tươi sống tại các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Đầu tư hệ thống kho lạnh thương mại dịch vụ tại trung tâm các tỉnh và cửa khẩu để lưu trữ sản phẩm thương mại và phục vụ xuất khẩu.

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển kết cấu hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ

- Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch ngành quốc gia, chương trình, đề án, dự án lĩnh vực thủy sản.

- Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ, phù hợp quy hoạch, chương trình, đề án lĩnh vực thủy sản, đáp ứng tiêu chí, quy định của Luật Thủy sản, bao gồm: Trung tâm nghề cá lớn, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng nuôi trồng hải sản trên biển, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống nuôi biển; trung tâm giống thủy sản cấp quốc gia, cấp vùng; hoạt động khảo nghiệm kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản; khu bảo tồn biển; nghiên cứu, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cơ sở đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư cụ; trung tâm logistics; hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động của tàu cá trên biển; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

2. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là giải pháp then chốt, quan trọng, quyết định tăng năng suất, giảm giá thành, gia tăng giá trị khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong bảo quản gen, nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng, có giá trị khoa học, kinh tế cao; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; công nghệ khai thác; quản lý nuôi trồng thủy sản; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản. ng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử cho các sản phẩm thủy sản.

- Nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng trong hoạt động sản xuất thủy sản.

- Gia hóa, chọn giống các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra,...) đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi đang còn phụ thuộc vào nguồn giống khai thác từ tự nhiên (tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển,...).

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ nuôi trồng thủy sản có năng suất cao, chất lượng, tuần hoàn, tiết kiệm nước, năng lượng, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chuẩn đoán, phòng trị bệnh; giảm, thay thế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ rong, tảo và các loài thủy sản khác.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.

3. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật, đặc biệt đối với cán bộ chuyên sâu trong các lĩnh vực về thủy sản (ứng dụng công nghệ số, công nghệ sinh học trong quản lý thủy sản, khai thác nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, di truyền, chọn giống, dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường, công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch,...).

- Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, kỹ năng cao gồm: Nhân lực cho lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

- Đào tạo cán bộ quản lý thủy sản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành. Đào tạo về quản trị doanh nghiệp, thương mại và phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thủy sản.

- Thu hút nguồn lực quốc tế trong hợp tác, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thủy sản.

- Liên kết, kết nối giữa các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Đầu tư, nâng cao năng lực Viện Nghiên cứu Hải sản; các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, II, III; Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; Khoa thủy sản - Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Đại học Nha Trang; Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ; các Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật và Thủy sản,... trở thành các cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành thủy sản chất lượng cao.

4. Các cơ chế, chính sách

Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách chủ yếu sau:

a) Chính sách về đất và mặt nước

Chính sách giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, mặt nước, khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.

b) Chính sách tài chính và tín dụng

- Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện đầu tư, hỗ trợ:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng ngành thủy sản đồng bộ;

+ Giảm cường lực khai thác thủy sản để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản sang các ngành nghề khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản; tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển, tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo;

+ Đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản;

+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản;

+ Hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

- Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong các lĩnh vực của ngành thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia.

- Tín dụng đầu tư phát triển: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực thủy sản được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biến.

c) Chính sách thương mại

- Nhập khẩu nguyên liệu thủy sản và thiết lập hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ sản xuất thủy sản trong nước.

- Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm thủy sản gắn với các chuỗi liên kết, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Khuyến khích đầu tư, xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủy sản.

5. Thị trường, hội nhập quốc tế

a) Thị trường và xúc tiến thương mại

- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tại các nước, khu vực đã và đang ký kết các Hiệp định thương mại tự do; phát triển mở rộng các thị trường trọng điểm và tiềm năng.

- Nâng cao năng lực trao đổi, tiếp cận thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và các bên có liên quan. Có chính sách chủ động tạo nguồn lực cho các Hiệp hội ngành hàng xây dựng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm thủy sản.

- Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, đa dạng sản phẩm chế biến từ các đối tượng nuôi truyền thống, đối tượng mới; đặc biệt chú trọng giới thiệu, quảng bá, hướng dẫn tiêu dùng các sản phẩm thủy sản tới các đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, khu tập trung dân cư.

- Xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, ưu tiên cho những sản phẩm thủy sản chủ lực, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách sản phẩm thủy sản của các thị trường tiêu thụ.

- Xây dựng định hướng, kế hoạch xuất khẩu cụ thể đối với sản phẩm thủy sản tương ứng với từng thị trường mục tiêu, để có phương án tiếp cận phát triển phù hợp, đồng thời phân bổ nguồn lực hợp lý, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Thúc đy quá trình đàm phán mở cửa thị trường, tháo gỡ rào cản cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu.

b) Hội nhập quốc tế

- Rà soát các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất thủy sản phù hợp các quy định của Luật Thủy sản 2017, các Hiệp định thương mại tự do và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; triển khai thực hiện hiệu quả các Hiệp định, Thỏa thuận.

- Thiết lập, duy trì đường dây nóng với các nước trong khu vực, các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết các tranh chấp trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ứng phó với biến đổi khí hậu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an toàn cho ngư dân khai thác trên biển.

- Phát triển các hình thức hợp tác, liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất trang thiết bị, ngư cụ, thức ăn, giống, nuôi trồng thủy sản với các nước trong khu vực và quốc tế. Hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, thăm dò khai thác nguồn lợi thủy sản vùng biển sâu, hợp tác khai thác viễn dương.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành thủy sản, trong ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sản xuất giống sạch bệnh, lai tạo giống mới, công nghệ nuôi biển, nuôi công nghiệp, sản xuất thức ăn thủy sản, chế phẩm sinh học, thuốc phòng trị bệnh cho thủy sản, xử lý chất thải, cải tạo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh.

6. Nâng cao năng lực chế biến thủy sản

- Đổi mới thiết bị, công nghệ, đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh ứng dụng chương trình quản lý chất lượng, công nghệ thông tin. Phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị cao, có hoạt tính sinh học từ nguyên liệu thủy sản và phụ phẩm thủy sản.

- Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định trong nước và quốc tế về chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.

- Nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến có chất lượng, sức cạnh tranh cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình phát trin sản phẩm thủy đặc sản, truyền thống, theo chuỗi liên kết, gắn với hoàn thiện công nghệ, nâng cấp chất lượng, an toàn thực phm, cải tiến mẫu mã sản phm, thực hiện đăng ký nhãn hiệu gắn với tên địa danh.

- Xây dựng được một số thương hiệu cho nhóm sản phẩm thủy sản Việt Nam như: Tôm nước lợ, cá da trơn, cá ngừ, nhuyễn th,...

- Hình thành một số tập đoàn, khu công nghiệp chế biến thủy sản lớn gắn với vùng nguyên liệu. Tchức xây dựng hệ thống logistics kết nối chặt chẽ giữa người sản xuất, thu gom, chế biến với nhà phân phối thủy sản.

- Mở rộng thị trường nhập khẩu nguyên liệu hợp pháp, ổn định về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

7. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản,...

- Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm và dịch bệnh trên thủy sản, chủ động khoanh vùng và dập dịch bệnh trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Duy trì, giữ vững diện tích, tối ưu sức sản xuất các vùng nuôi sinh thái, phát triển diện tích, đối tượng nuôi trồng thủy sản hữu cơ.

- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

8. Tổ chức sản xuất

- Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ ở tất cả các lĩnh vực và đối tượng sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất, dịch vụ vật tư đầu vào và các doanh nghiệp chế biến thủy sản nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.

- Tổ chức các mô hình sản xuất theo đặc thù từng lĩnh vực trên từng khu vực, từng vùng, miền. Phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, đồng quản lý, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp và người khai thác, nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp, công nghệ cao sản xuất thủy sản hàng hóa lớn.

- Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng rộng rãi sản xuất an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, cấp mã số vùng nuôi, gắn với việc truy xuất nguồn gốc, điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP).

- Liên kết với các ngành kinh tế khác đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các ngành kinh tế trong việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực.

- Giảm số lượng tàu cá và sản lượng khai thác thủy sản để phục hồi nguồn lợi thủy sản. Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy sản. Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp và ngư dân. Tổ chức tốt thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro. Giao quyền quản lý, sử dụng vùng nước ven biển cho các tổ chức cộng đồng ngư dân thực hiện đồng quản lý, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Tổ chức bảo tồn, khai thác nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn kết chặt chẽ, hài hòa lợi ích với phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, năng lượng, giao thông và phát triển đô thị, công nghiệp,... trong quy hoạch không gian biển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng và địa phương.

9. Tăng cường công tác quản lý nhà nước

- Hoàn thiện hệ thống bộ máy tổ chức quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản, hệ thống tổ chức Kiểm ngư từ trung ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo thực thi pháp luật thủy sản hiệu quả; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản, bảo vệ ngun lợi thủy sản gn với bảo vệ ngư dân và quc phòng an ninh trên biển, đảo.

- ng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hành chính và quản lý các lĩnh vực sản xuất thủy sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, xu thế phát triển ngành thủy sản trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Thực hiện phân cấp và phối hợp giữa chính quyền các cấp trong quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương thống nhất theo hệ thống.

- Kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành thủy sản. Tập trung xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngành, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch, phù hợp thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành thủy sản.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm soát, giám sát: Quản lý tàu cá, lao động khai thác thủy sản, hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; hoạt động của tàu cá, các quy định về ngư cụ, phân vùng khai thác, khu vực cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn; kiểm soát các giống, loài thủy sản ngoại lai xâm hại, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản làm cảnh; chú trọng quản lý chất lượng giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chất lượng thủy sản theo chuỗi sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc.

- Kiểm soát tốt các nguồn thải từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thủy sản, đặc biệt các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành.

- Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản làm cơ sở quản lý và xã hội hóa một số khâu trong công tác quản lý nhà nước về thủy sản.

- Tổ chức thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật về tiến bộ khoa học kỹ thuật; tính hp pháp, an toàn trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của truyền thông quốc tế về sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

V. CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN

1. Đán đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá.

2. Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

4. Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản.

5. Đ án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.

6. Đề án phát triển chế biến và thương mại thủy sản.

7. Đ án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong ngành thủy sản.

8. Đ án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

9. Đ án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

10. Đ án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

11. Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

(Chi tiết tại phụ lục đính kèm)

VI. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; ưu tiên đầu tư cho phát trin kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ, nâng cao năng lực quản lý ngành và đào tạo nguồn nhân lực.

2. Nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, kế hoạch, dự án khác.

3. Nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA.

4. Nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất kinh doanh lĩnh vực thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện Chiến lược; xây dựng các chính sách, chương trình, đề án, dự án ưu tiên trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt; kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm và 05 năm; đề xuất, kiến nghị, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoàn thiện các chính sách về đầu tư, tài chính, tín dụng để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Chiến lược.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch, tổ chức hội đồng thẩm định tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và công bố theo quy định; triển khai các giải pháp tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thủy sản theo định hướng của Chiến lược.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thtrường, xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản thương mại cho sản phẩm thủy sản.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, btrí quỹ đất cho thủy sản, đặc biệt là nuôi biển và chính sách về đất đai cho tổ chức, cá nhân thuê phát triển thủy sản, xây dựng cơ sở chế biến thủy sản và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong sản xuất thủy sản.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho ngư dân và chính sách hỗ trợ chuyn đi nghề cho cộng đồng ngư dân thuộc diện chuyển đổi hoặc có nhu cầu chuyển đổi sang lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thuận lợi hơn.

7. Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trong việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn và các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ được giao.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản phù hợp với điu kiện thực tế của địa phương.

9. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong ngành thủy sản phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân các quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm; tham gia xây dựng và phản biện các định hướng chiến lược, giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển thủy sản; tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ; tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân; tham gia đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, tập huấn cho ngư dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ;
- Lưu: VT, NN (2).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Chương trình, đề án ưu tiên

Mục tiêu

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá.

Đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản đáp ứng chuỗi cung ứng thủy sản.

- Đầu tư 5 trung tâm nghề cá lớn tại Hải Phòng, Đà Nng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang và trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ.

- Đầu tư nâng cấp các cảng cá loại I, loại II, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy hoạch. Tăng cường cơ giới hóa khâu bốc xếp tại cảng cá.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất giống, khu nuôi trồng thủy sản công nghiệp tập trung và cơ sở hạ tầng nuôi trồng trên biển.

- Đầu tư, xây dựng hệ thống kho lạnh.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thống kê ngành thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành, các địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

2

Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các loài thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển khai thác thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật của Việt Nam.

- Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 05 năm; điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hằng năm; điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản theo chuyên đề.

- Mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biến, thả rạn nhân tạo, thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Đầu tư đóng mới (hoặc mua) tàu điều tra, nghiên cứu nguồn lợi hải sản.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu nguồn lợi thủy sản.

- Thực hiện lưu giữ giống gốc, bảo tồn, khai thác hiệu quả nguồn gen các loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị kinh tế, các loài nguy cấp, quý hiếm.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản, bsung tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Giao quyền quản lý, bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng.

- Triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

3

Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững.

Khai thác hải sản hiệu quả, bền vững, trách nhiệm phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn li thủy sản, loại nghề, ngư trường, đa dạng sinh học, môi trường, biến đổi khí hậu góp phần bảo vệ chủ quyền biến, đảo của Tổ quốc.

- Tchức lại sản xuất khai thác hải sản trên bin. Xây dựng cơ cấu tàu cá, cơ cấu nghề phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, các ngư trường.

- Hỗ trợ, chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản vùng ven bờ, các nghề khai thác xâm hại, hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Cấm, hạn chế khai thác có thi hạn đối với các nghề có mức độ xâm hại cao.

- Bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá trên biển.

- Điều tra, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hiệu quả.

- Nâng cao giá trị hải sản khai thác.

- Điều tra, đánh giá đời sống cộng đồng ngư dân, xây dựng giải pháp nhằm nâng cao đời sống gắn với xây dựng nông thôn mới các xã vùng ven biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

4

Chương trình quốc gia phát trin nuôi trồng thủy sản.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, trách nhiệm.

- Điều tra, khảo sát, đánh giá và xác định các khu vực bin có tiềm năng nuôi bin làm cơ sở cho việc quy hoạch và lồng ghép vào quy hoạch không gian bin chung cho phát triển nuôi bin.

- Phát triển nuôi trồng hải sản trên biển.

- Phát triển nuôi trồng thủy đặc sản nội địa.

- Phát triển nuôi cá nước lạnh.

- Phát triển thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phát triển nuôi trồng công nghệ cao các đối tượng chủ lực phục vụ xuất khẩu.

- Phát triển giống và nuôi các đối tượng mới có tiềm năng cho nhu cầu trong nước và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu.

- Phát triển nuôi trồng thủy sinh vật cảnh đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng các mô hình nuôi thủy sản hữu cơ phù hợp cho các vùng sinh thái tạo sản phẩm chất lượng cao (nuôi luân canh với trồng lúa và nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn).

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nuôi biển, hồ chứa và các thủy vực nội địa khác.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

5

Đề án phát trin nuôi trồng thủy sản trên biển.

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển, ven bin thành một lĩnh vực sản xuất quy mô hàng hóa, phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

- Phát triển sản xuất giống hải sản chất lượng cao phục vụ nuôi biển.

- Phát trin sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế sử dụng cá tạp trong nuôi biển.

- Phát triển các hệ thống, công nghệ nuôi các đối tượng nuôi trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển hệ thống bảo quản, vận chuyển các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản trên biển để giảm thiểu thất thoát và tăng hiệu quả sản xuất.

- Xây dựng chính sách, tổ chức sản xuất, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nuôi biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

6

Đề án phát triển chế biến và thương mại thủy sản.

Đa dạng các sản phẩm chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu, dự báo, phát triển và mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực trong ngành thủy sản.

- Đầu tư chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, trong đó chú trọng đến đầu tư chế biến dược phẩm, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản.

- Rà soát cơ chế chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phát triển chế biến, thương mại thủy sản phù hợp với các định chế quốc tế.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đơn vị có liên quan

2021 - 2030

7

Đề án phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đi số trong ngành thủy sản.

Phát triển khoa học công nghệ hiện đại, hiệu quả theo hướng chủ động một số công nghệ nguồn; ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến. Áp dụng quản lý số dựa trên ứng dụng công nghệ mới (Bigdata), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (iCloud),... nhằm kiểm tra, giám sát và truy nguồn gốc sản phẩm thủy sản hiệu quả và bền vững.

- Nghiên cứu phát triển các giống loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu, giống tôm bố mẹ, giống nuôi biển.

- Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các công nghệ nuôi trồng thủy sản tiên tiến.

- Hp tác, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ nguyên liệu thủy sản.

- Nghiên cứu chủ động sản xuất thức ăn công nghiệp thay thế việc sử dụng cá tạp làm thức ăn trong nuôi thủy sản.

- Phát triển vacxin, phương pháp chuẩn đoán, phòng trị bệnh, giảm, thay thế sử dụng hóa chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

- ng dụng khoa học công nghệ trong chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng và giảm tn thất sau thu hoạch.

- Nghiên cứu ứng dụng và chuyn giao công nghệ tiên tiến trong khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm trên đội tàu khai thác xa bờ, biển sâu và viễn dương.

- ng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các lĩnh vực thủy sản và quản lý thủy sản.

- Đ án nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản biển sâu (>200m).

- Xây dựng hệ thống phần mềm nhập liệu, quản lý dữ liệu Online trên hệ thống internet thống nhất từ trung ương xuống địa phương, bảo đảm cơ sở dữ liệu được cập nhật thường xuyên, liên tục theo tháng, quý và theo năm phục vụ công các quản lý và hoạch định các chính sách phát triển thủy sản, giảm sự thống kê chồng chéo theo cách thống kê ghi sổ sách truyền thống hiện nay.

- Đầu tư hệ thống máy móc thiết bị tin học phục vụ lưu trữ và cập nhật dữ liệu số về thủy sản từ trung ương xuống địa phương.

- Hệ thống máy chủ, hệ thống GlS-Viễn thám giám sát hành trình, truy xuất nguồn gốc các dữ liệu số cần phải cụ thđến tọa độ, đến sự di chuyển trong không gian, phục vụ công tác giám sát, kiểm tra và truy nguồn gốc dữ liệu thủy sản.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ thống kê dữ liệu truyền chuyển đổi từ thống kê truyền thống sang thống kê dữ liệu số mới của ngành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

8

Đán đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản đáp ứng yêu cầu của ngành trong bối cảnh hội nhập.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực thủy sản bao gồm: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và thương mại thủy sản, đóng sửa tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Đào tạo cán bộ chất lượng cao cho các cơ sở giáo dục, nghiên cứu, cơ quan quản lý các cấp và doanh nhân đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

9

Đ án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng yêu cầu của ngành trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức Kiểm ngư từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.

- Rà soát, bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

10

Đề án phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phát triển đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ và các thủy vực nội địa gắn với du lịch sinh thái.

- Điều tra, đánh giá hiệu quả các mô hình đồng quản lý và đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thực hiện theo các quy định mới của Luật Thủy sản 2017, bài học kinh nghiệm gồm:

+ Các mô hình đã được thực hiện với sự hỗ trợ của hợp phần Tăng cường quản lý khai thác thủy sản (SCAFI);

+ Các mô hình đã được thực hiện với sự hỗ trợ của dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD);

+ Các mô hình khác đang vận hành.

- Đxuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách liên quan đến đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đxuất các giải pháp hỗ trợ thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với du lịch sinh thái.

- Hỗ trợ các địa phương xây dựng thí điểm đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với du lịch sinh thái làm cơ sở để nhân rộng cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

11

Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

Chủ động kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động sản xuất thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản.

- Điều tra, đánh giá việc bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất thủy sản (khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và hậu cần dịch vụ).

- Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích).

- Kiểm kê, đánh giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Điều tra, đánh giá, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản.

- Hướng dẫn, kiểm tra và xây dựng năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

- Thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong sản xuất thủy sản.

- Xây dựng chính sách quy định pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất thủy sản.

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác, sử dụng đầu tư, duy trì phát triển nguồn tự nhiên thủy sản; chi trả dịch vụ hệ sinh thái thủy sản tạo nguồn tài chính bền vững cho hoạt động bảo vệ, duy trì, phát triển hệ sinh thái thủy sản.

- Truyền thông, giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý về bảo vệ môi trường.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Viện, Trường thủy sản, địa phương và đơn vị có liên quan

2021 - 2030

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 339/QD-TTg

Hanoi, March 11, 2021

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S FISHERIES BY 2030 WITH VISION TOWARDS 2045

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 21, 2017;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development,

HEREBY DECIDES

Article 1. Approving the Strategy for Development of Vietnam’s Fisheries by 2030 with vision towards 2045, including the followings:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Building the fishery industry into the economy with the large scale and high commodity rate, the prestigious brand name, the in-depth participation in the global supply chain, and the highly competitive and sustainable capability. Ensuring the deep and wide international integration, and the responsible development towards the circular economy, improving productivity, quality, added value and efficiency.

2. Boosting the industrialization and modernization of the fishery industry so that it becomes a market-oriented, environment-friendly industry, helps protect, revive and develop fishery resources, and conserve biodiversity; helps adapt to climate change; helps ensure epidemic safety, biological safety and social security. Developing fisheries in collaboration with improving people's material and spiritual life, building new rural areas; combining the economic development with construction of a strong defense and security posture at sea, contributing to firmly defending the national sovereignty over the islands of our Fatherland.

3. Attracting resources and economic sectors to invest in developing fisheries effectively, including the force of enterprises playing a core role. Concentrating on investment in developing the synchronous infrastructure and technical facilities; training, educating, developing and using effectively human resources; strengthening researches, technology transfers and applications with priority given to the application of high technologies and digital transformation; reforming regulatory systems and improving state management and production re-organization capacity.

II. GOALS TO BE ACHIEVED BY 2030 WITH VISION TOWARDS 2045

1. General goals to be achieved by 2030:

Developing the fishery industry into an important national economic sector, producing a large output of goods associated with industrialization - modernization, sustainable development and proactive adaptation to climate change; having reasonable production structures and models, ensuring high productivity, quality and efficiency; having a prestigious brand name, competitiveness and international integration; constantly improving the people's material and spiritual life, ensuring social security; contributing to ensuring national defense and security, maintaining the independence and sovereignty over our Fatherland’s islands.

2. Several main goals to be obtained by 2030

a) Rate of growth in the value of fishery products is expected to reach 3.0% - 4.0 %/year.

b) The total output of domestic fishery products is expected to reach 9.8 million tonnes; including, aquaculture production is expected to reach 7.0 million tonnes, and the fishing output is expected to reach 2.8 million tonnes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Creating jobs for over 3.5 million workers with per capita income of fishery workers equivalent to the average income of workers nationwide. Building coastal fishing villages and islands into civilized residential communities with the cultural and spiritual life imbued with their own identity. This must be associated with building new rural areas.

3. Vision towards 2045

Fishery will be developing into a modern, sustainable economic and commercial sector with an advanced level of management, science and technology; a deep seafood processing center and will be ranked as one of three leading seafood producing and exporting countries in the world; will hold an important position in the structure of the agricultural and marine economy, contributing to ensuring nutrition and food security; ensuring social security, green, clean, beautiful and civilized fishing villages to come into existence; fishery workers will have income equal to the national average income; contributing to ensuring national defense and security, maintaining the independence and sovereignty over our Fatherland’s islands.

III. DEVELOPMENTAL ORIENTATION 

1. Developmental orientation by subsectors

a) Protection and development of fishery resources

- Focusing on investigation and assessment of fishery resources and habitats of aquatic species and deep sea marine resources as a basis for protection, regeneration and sustainable exploitation of fishery resources.

- Completing the database system of fishery resources in the direction of digital transformation, and serving as a basis for forecasting fishing grounds and fishery resources.

- Establishing, expanding and improving the operational efficiency of marine protected areas. Paying attention to protecting breeding areas, immature fish farming areas and migration routes of aquatic species. Developing and conserving sea, ecotourism and new rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Keeping original varieties, conserving and efficiently exploiting genetic resources; conducting researches on breed reproduction, giving priority to the supplementary stocking of aquatic species of economic and scientific value; native aquatic species; endemic aquatic species into natural waters.

- Prioritizing researches on planting and transplanting corals to ensure the restoration of coral reef ecosystems.

- Forming artificial habitats for endangered, precious and rare aquatic species.

- Protecting habitats of aquatic species, additionally reviving fishery resources in inland natural water bodies, reservoirs, lagoons in coastal areas and marine areas. Emphasizing and regularly performing activities of supplementary stocking, regeneration and development of fishery resources nationwide so that these activities involve various economic sectors.

- Strengthening the implementation of co-management in the protection of fishery resources, assigning management rights to community-based organizations over the protection of fishery resources in coastal areas and inland waters.

- Deploying Fishery Resources Protection and Development Foundation, mobilizing financial resources for the protection, regeneration and development of fishery resources.

b) Fishery production

- Promoting the efficient and sustainable exploitation of marine products on the basis of gradually reducing fishing force to be suited for reserves of fishery resources.

- Reorganizing activities of fishing in open, inshore or inland waters in a reasonable manner, linking the livelihood development of fishermen with the development of aquaculture, ecotourism, and recreational fishing industries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Building the logical structure of the fishery production industry, the full-time and part-time labor structure according with natural conditions, fishery resources, and socio-economic characteristics of each region. Allocating appropriate fishing quotas.

- Minimizing and striving to abort destructive fishing practices, converting activities extremely invading fishery resources or consuming a lot of fuel into the ones friendly to the environment and fishery resources.

- Attracting businesses to make their investments for fishery development purposes; forming a number of large enterprises and corporations to cooperate in open-ocean fishery production. Consolidating and refreshing groups, teams and cooperatives; organizing fishery production according to the value chain.

- Applying advanced scientific and technological achievements, mechanizing and modernizing fishing ships; reducing post-harvest losses by 2030 to below 10%; ensuring food safety for fishing ships; ensuring that living and working conditions of crew members are in line with the trend of international integration.

- Modernizing fisheries management activities at sea to proactively alert and promptly respond to incidents, risks and natural disasters at sea. Ensuring safety for people and fishing vessels at sea, effectively participating in support for search and rescue activities, contributing to ensuring national defense and security, firmly maintaining independence and sovereignty over our Fatherland’s islands.

c) Aquaculture

- Continuing to develop effective farming of key species and aquatic species of certain economic value, associated with ecological environment protection, proactively adapting to climate change. Exploiting the potentials of water surfaces, developing aquaculture on reservoirs, areas where saline intrusion newly occurs due to climate change and cannot be continuously used for agricultural production purposes.

- Actively developing high-quality aquatic breed production systems. Prioritizing the development of breeds of key species of high economic value and potential new species.

- Developing marine aquaculture into a commodity production sector, and encouraging the development of industrial-scale aquaculture in open sea zones; creating a large volume of products for export processing and domestic consumption purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing the farming of traditional fish species, indigenous fish, cold-water fish, etc. in rural and mountainous areas having suitable ecological conditions in order to actively supply food, create jobs and increase income for farmer’s families, mountainous people, and contributing to poverty alleviation.

- Encouraging the development of aquaculture models that apply new and advanced technologies, reduce production costs, are environmentally friendly, and adapt to climate change; organic and ecological farming models, applying certification standards for good aquaculture practices (GAP) for value enhancement and sustainable development.

- Improving the aquaculture production and management capacity by pursuing modernity, applying information technology and digital technology to management and production of aquatic breeds and materials, prevention and control of diseases, and aquaculture.

d) Seafood processing and trading

- Developing a large-scale commodity seafood processing industry playing its key roles in leading and promoting the development of seafood production chains in the direction of increasing added value and developing sustainably; rapidly turning Vietnam into a global seafood processing center.

- Founding enterprises and large groups of world-class standard that produce highly competitive and branded products in the international market. Producing and processing fishery products based on market demands and signals.

- Applying scientific and technological advances, changing the structure of products in the direction of increasing the proportion of value-added processed products serving food and non-food industries; renovating machines, equipment and technologies; increasing productivity and quality; ensuring food safety, conformance to rules of origin, environmental safety and social security; improving economic efficiency and competitiveness; participating deeply in the global supply chain.

- Proactively achieving international integration, attracting investment, resources and expanding export markets; improving quality and diversifying products processed for the domestic market.

- Prioritizing the use of raw materials obtained from domestic production and aquaculture activities, expanding the market for legal raw materials with the stable output and quality in order to maximize Vietnam's processing capacity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Organizing the circular fishery production according to the product value chain. Implementing the traceability and branding of seafood products, especially those have high competitive advantages in Vietnam. Building the domestic and foreign distribution channel system for fishery products.

dd) Fishing logistics establishments

- Investing and developing synchronous infrastructure and logistics services serving the production, farming and processing of fishery products. Investing in the construction of fishing ports, anchorage zones for storm sheltering purposes for fishing ships on islands and remote waters. Building stations providing services, logistics, preliminary processing, storage and transshipment of products on islands. Continuing to invest in 5 major fishing centers in Hai Phong, Da Nang, Khanh Hoa, Ba Ria - Vung Tau, Kien Giang to link them with key fishing grounds and Can Tho fisheries development center linked with the Mekong River Delta aquaculture region.

- Encouraging the development of logistics services needed for fishing and aquaculture activities at sea, wholesale markets, seafood auction markets, processing facilities, bonded cold storage at seaports and border checkpoints.

- Encouraging investment in the development of supporting industries necessary the fishery production, aquaculture and processing of fishery products. Consolidating and developing the mechanical engineering industry, building and repairing fishing ships with priority given to the use of new materials in the building of fishing ships. Strengthening research and application of advanced technologies to the production of ship hulls, ship engines and fishing gears; communication equipment, tools and equipment for aquaculture, processing and fishery services.

- Applying information technology, digital technology, automation and digital transformation to improve efficiency in fishery management, production, sales and services.

2. Developmental orientation by regions

General orientation for the development of fisheries by regions:

- Focusing resources on consolidating, expanding, developing and establishing new marine conservation zones and aquatic resource protection zones in accordance with natural and socio-economic conditions of each region, especially aquatic resource protection zones located at coastal areas, mangroves, lagoons, upstream and river basins.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Building fishing villages (e.g. those located at suburban zones, estuaries, dam valleys, beaches, islands, etc.) in association with tourism and other trades to ensure livelihood for fishing communities.

- Transforming the fishing industry structure to suit natural conditions and aquatic resources; dramatically reducing occupations that harm aquatic resources.

- Strengthening the system of organizations in charge of state management fisheries and fishery extension activities in localities.

Specific orientation for the development of fisheries by specific regions:

a) Red River Delta region

- Continuing to renovate the structure of fishery production, effectively developing the offshore fishing trade in association with the fishing grounds of Tonkin Gulf and the areas adjacent to the fishing grounds of Hoang Sa (Paracel) islands. Rationalizing fishing trades in open or inshore areas, in combination with developing marine ecotourism and marine aquaculture. Investing in building and completing Hai Phong’s big fishing center synchronously in the system of fishing ports, storm shelters for fishing ships operating in the key grounds of Tonkin Gulf, building and repairing fishing ships.

- Encouraging the development of intensive aquaculture models that apply new, advanced, high-yield technologies, incur reduced production costs, are environmentally friendly, and adapt to climate change.

- Development of aquaculture:  Developing the cultivation of marine fish, mollusks and seaweeds on the basis of aquaculture arrangement and management in coastal, near-shore areas to meet requirements concerning the carrying capacity of the environment, disease safety, environmental protection, and encouragement of aquaculture development at waters near the islands. Maintaining and developing diversified in-field traditional fish farming.

- Developing aquaculture for ornamental and recreational purposes in cities, urban areas and tourist attractions. Encouraging the development of aquaculture in association with educational, tourism and sightseeing activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) North Central Coast and Central Coast

- Effectively developing marine fishing activities in offshore waters, especially tuna fishing, finning and capture fishery. Reorganizing fishing in open and inshore waters, changing the structure of fishing trades and labor to suit natural conditions and aquatic resources; changing occupations from fishing to development of marine aquaculture and marine ecotourism services.

- Organizing the combined models involving civilians, military forces and enterprises in marine fishery production and aquaculture, especially in the zones around Truong Sa (Spratly) islands. Effectively organizing models of offshore fishing logistics services, fishing logistics ships at sea, and fishing logistic service stations on islands.

- Development of aquaculture:  Developing the cultivation of marine fish, lobsters, mollusks, marine microalgae, seaweeds and moss on the basis of aquaculture arrangement and management in inshore, near-shore areas to meet requirements concerning the carrying capacity of the environment, disease safety, environmental protection; encouraging the development of aquaculture models at waters near the offshore islands to suit natural characteristics of sea areas of the Central Coast and adapt to climate change conditions.

- Developing cultivation of fish for ornamental and recreational purposes in cities, urban areas and tourist attractions. Encouraging the development of aquaculture in association with educational, tourism and sightseeing activities.

- Developing aquaculture on reservoirs in midland and mountainous areas to serve the purposes of providing food for domestic consumption, creating jobs, increasing income, contributing to poverty reduction for poor households and ethnic minorities.

- Encouraging seafood processing establishments to invest in advanced science and technology to improve the efficiency of the value chain of tuna, lobster, mollusc products, etc., to increase the added value of export products. Investing in restoring and enhancing the brand reputation of traditional domestic products such as fish sauce, dried squid, and sour shrimp, etc. Building and developing tuna brands in Vietnam.

- Investing in upgrading and developing Da Nang’s big fishing center in association with the East Sea and fishing grounds of Hoang Sa (Paracel) islands. Developing Khanh Hoa’s large fishing center associated with fishing grounds in the South Central Coast and Truong Sa (Spratly) islands, shipbuilding and repair services. Consolidating concentrated aquatic breed production centers in the provinces of the South Central Coast and investing in developing them into national ones for the production of shrimp and other marine breeds nationwide.

c) Southeast region

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing inshore and island aquaculture; the effective aquaculture on rivers and large reservoirs to increase income for people and provide food for the domestic market. Developing the farming of ornamental aquatic creatures in the direction of producing goods for tourism and export purposes.

- Developing deep processing establishments, advanced and modern technologies, producing instant food for tourism, markets in Ho Chi Minh City, Hanoi and major cities, and for export. Investing in Ba Ria - Vung Tau’s big fishing center in association with Southeastern fishing grounds in line with fishing ports, storm shelters for fishing ships, infrastructure, logistics services for fishing activities in Vung Tau , Con Dao, logistics centers, bonded warehouses in the region, and so on.

d) Mekong Delta region

- Changing to the appropriate fishing structure; reducing the number of fishing vessels in the southwest sea, especially tugboats. Investing in science and technology, upgrading the fleet of fishing ships, developing the offshore fishery production effectively. Reducing the number of fishing vessels operating in open and inshore waters, shifting a part of the labor force involved in fishery production in open or inshore waters to the labor force serving in offshore waters, marine aquaculture services, marine ecotourism and other economic sectors.

- Investing in Kien Giang’s big fishing center in association with southwestern fishing grounds, synchronizing them with the system of fishing ports, storm shelters for fishing ships, fisheries infrastructure in the region, especially on islands. Investing in Can Tho’s aquatic product development center in association with aquaculture regions in the Mekong Delta.

- Rationally organizing inland fishery production in association with environmental protection; protection, regeneration and development of aquatic resources.

- Expanding aquaculture areas in regions affected by saline intrusion. Applying advanced science and technology, developing aquaculture in all of three salt, brackish and fresh water areas. Developing brackish water shrimps and pangasius farming by applying industrial models, modern technologies, super-intensive farming with high productivity and large output. At the same time, developing organic and ecological farming in mangrove forests, rice fields, ponds and lakes. Developing the farming of marine specialties.

- Formulating and organizing the implementation of incentive policies granted to large-scale seafood processing and export enterprises and groups, developing a chain of agents distributing and selling seafood products on domestic and international markets.

- Effectively organizing the fishery production in the value chain between seafood processing enterprises, input material suppliers, credit institutions and fish farmers or fishermen. Branding key seafood products: Giant tiger prawns, whiteleg shrimps, pangasius fish, etc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing aquaculture on reservoirs, in-field water bodies, rearing traditional aquatic species and aquatic specialties of economic value to create livelihood, contribute to poverty reduction and provide food for the people. Taking advantage of natural conditions to develop cold water seafood for domestic and export markets. Implementing the co-management in the protection of aquatic resources living in water bodies. Restoring ecosystems, indigenous and endemic aquatic species.

- Mobilizing social resources to invest in upgrading and perfecting aquatic breed production establishments, providing high-quality aquatic breeds on the spot, lowering costs and effectively supporting people in developing the family economy.

- Building and developing networks for consumption of processed fishery products and fresh seafood in localities, especially in remote, isolated and border areas. Investing in cold storage systems for commercial services at the centers of provinces and border gates to store products for commercial and export purposes.

IV. SIGNIFICANT SOLUTIONS

1. Developing synchronous fisheries infrastructure

- Developing and completing the national sector planning, fisheries programs, projects and proposals.

- Concentrate resources on investing in fisheries infrastructure to ensure synchronous development and conformity to the planning, programs and projects in the fisheries sector, meeting criteria and regulations of the Fisheries Law, including: Large fishing centers, fishing ports, storm shelters for fishing ships; concentrated aquaculture zones, marine aquaculture zones, concentrated aquatic breeding areas, marine breeding areas; national and regional aquatic breed centers; aquaculture testing, experimenting and inspection activities; marine protected areas; research, investigation, protection and development of aquatic resources; establishments building and repairing fishing ships, producing fishing gears; logistics center; systems for monitoring and tracking activities of fishing ships at sea; national fisheries information system and database; aquacultural environment and disease monitoring and warning systems.

2. Scientific and technological development and application

Science and technology is a key, important solution to increasing productivity, reducing costs, increasing the value of fishing, aquaculture and fish processing activities. Focusing on solving the following issues:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Researching and applying scientific and technological advances in preserving aquatic genes and breeding aquatic species in order to conserve and develop indigenous, endemic, endangered aquatic species of high scientific and economic value; investigating and evaluating aquatic resources, habitats of aquatic species, and forming artificial habitats for aquatic species.

- Researching and applying information technology, digital technology in the management and protection of aquatic resources, forecast of fishing grounds, fishery resources and monitoring of fishing vessel activities; fishery production technology; aquaculture management; mechanization and automation of the fishery production; post-harvest product preservation; building and completing a national database on fisheries. Utilizing the e-commerce exchanges of seafood products.

- Researching, improving and applying fuel and energy-efficient technologies in fisheries production activities.

- Domesticating and selecting main species (e.g. tiger shrimp, white leg shrimp, pangasius,...) to meet high-quality, disease-free breed requirements for aquaculture development. Researching, transferring and applying breeding technologies for some species that are mainly those of the wild origin (e.g. lobster, mollusk, marine fish,...).

- Researching, transferring and applying aquacultural technologies ensuring high productivity, conformance to quality standards, circularity, less consumption of water and energy, production cost reduction, environmental protection, especially technological systems for intensive farming, super intensive farming, organic and ecological farming.

- Boosting up the research and manufacture of drugs and biologicals used for disease control and constraint purposes; applying information technology and artificial intelligence to disease diagnosis, prevention and treatment activities; reducing and replacing the use of chemicals and antibiotics in aquaculture.

- Researching, transferring and applying technologies to produce pharmaceuticals, cosmetics, functional foods from algae, seaweeds and other aquatic species.

- Researching and applying technologies for recycling and reusing by-products from seafood production activities.

3. Human resource training and development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Training, educating, retraining and developing human resources with deep expertise and high skills, including: Human resources for the protection and development of aquatic resources, fishery production, aquaculture and fish processing.

- Training fisheries management staff to meet international integration requirements, to be capable of applying high technologies to management and administration. Training in corporate governance, commerce and market development for seafood businesses.

- Attracting international resources in cooperation, training and development of high-quality human resources for the fisheries sector.

- Building links and connections between training institutions, research institutes and enterprises in training and developing human resources to meet the needs of the labor market.

- Investing in increasing the capacity of Fisheries Research Institute; Aquaculture Research Institutes I, II, III; Institute of Fisheries Economics and Planning; Department of Fisheries - Vietnam Academy of Agriculture; Institute of Fisheries Science and Technology - Nha Trang University; Faculty of Fisheries - Can Tho University; Colleges of Economics, Technology and Fisheries,... so that they become institutions for scientific, technological research, training and development of high-quality fisheries human resources.

4. Regulatory mechanism and policy framework

Researching and completely formulating several regulatory policies as follows:

a) Land and water surface policies

Policies on allocation, lease, appropriation and requisition of land, water surfaces and allocated marine waters for aquaculture in accordance with laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- State budget expenditures prioritized for investment and support in:

+ Developing synchronous fisheries infrastructure;

+ Reducing the intensity of fishing to protect, revive and develop aquatic resources, change trades from fishing to others; supporting fishermen during the time when fishing is banned; participating in search and rescue at sea, participating in protecting national defense and security, sovereignty over waters and islands;

+ Training and improving the managerial capacity and developing human resources in the fisheries sector;

+ Researching and applying high technologies to improve the product quality, value-added products, reducing post-harvest losses, reducing production costs, protecting the environment, and adapting to climate change.

+ Providing support for the implementation of co-management in aquatic resource protection for community organizations participating in the management, protection and development of aquatic resources;

+ Supporting and encouraging the development of marine aquaculture.

- Effectively implementing tax and fee incentives for activities in all of the fisheries subsectors in order to facilitate the development of fisheries into the important economic sector of our country.

- Credit for developmental investment: Organizations and individuals engaged in fisheries activities may take out the State's development investment loans in accordance with current laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Trade policies

- Importing seafood raw materials and imposing technical barriers in accordance with international regulations to protect the domestic fishery production industry.

- Reorganizing the system of seafood consumption associated with chains, ensuring traceability, origin and conformance to international integration requirements.

- Encouraging investment in building auction centers, e-commerce exchanges to introduce and promote fishery products.

5. Markets and international integration

a) Markets and trade promotions

- Strengthening trade promotion activities, developing markets in countries and regions that are signatories to Free Trade Agreements; developing and expanding key and potential markets.

- Improving capacity to exchange and access information about markets and trading of aquatic products for businesses, administrators and stakeholders. Adopting proactive policies to create resources for trade associations to seek and develop markets, promote trading and consumption of aquatic products.

- Developing and expanding the domestic market, diversifying products processed from traditional or new aquatic species; pay special attention to introducing, advertising and directing the consumption of aquatic products towards cities, tourist sites, industrial parks, and concentrated residential clusters.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing specific export orientations and plans for fishery products corresponding to each target market in order to have a suitable development approach and, at the same time, allocating resources reasonably, maximizing Vietnam's competitive advantages in the international market.

- Promoting market opening negotiations, removing barriers for Vietnamese seafood products to access to importing markets.

b) International integration

- Reviewing regulatory mechanisms and policies for fisheries production development in accordance with the provisions of the 2017 Fisheries Law, free trade agreements and international treaties to which Vietnam is a signatory; implementing effectively Treaties and Agreements.

- Setting up and maintaining hotlines used for contacting countries in the region and international organizations in order to settle disputes arising from the exploitation and protection of aquatic resources; responding to climate change, taking part in search and rescue activities, and ensuring safety for fishermen at sea.

- Developing forms of cooperation and joint venture in the fields of production of fishing equipment, gears, aquafeed, aquatic breeds, and aquaculture with regional and international countries. Cooperating with regional fisheries management organizations, and in prospecting or exploration of aquatic resources in deep sea areas, and cooperating in ocean fishery production activities.

- Strengthening international cooperation in training highly qualified staff for the fisheries sector, in the application of new technologies, high technologies and technologies in disease-free breed production, new breed reproduction, marine farming and industrial farming, production of aquatic feed, biological products, medicines for prevention and treatment of aquatic diseases, treatment of wastes, environmental remediation and disease prevention.

6. Enhancement of seafood processing capacity

- Renovating equipment, technologies, investing in and upgrading seafood processing factories to increase productivity, reduce production costs, and protect the environment. Promoting the application of quality management and information technology programs. Developing new, high value and/or bioactive products made from aquatic raw materials and aquatic by-products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increasing the proportion of processed products with high quality and competitiveness for domestic consumption and export; rationally shifting the product structure towards increasing the proportion of deeply processed products with high added value. Robustly designing models for developing specialty and traditional aquatic products in linked chains in association with perfecting technologies, improving quality, food safety, designs of products, and registering marks associated with place names.

- Managing to brand several groups of Vietnam’s seafood products such as: Brackish water shrimp, catfish, tuna, mollusk,...

- Forming a number of large seafood processing groups and industrial parks associated with raw material areas. Organizing the construction of logistics systems that closely connect producers, collectors and processors with distributors of seafood products.

- Expanding the markets for importing raw materials that are legal and stable in quantity and quality in order to meet the processing needs for export and domestic consumption.

7. Improvement of capacity for disease prevention, control and environmental protection

- Raising awareness of environmental protection, disease prevention in aquaculture amongst fish farmers and fishermen,…

- Effectively deploying epidemiological maps to control dangerous diseases and aquatic diseases, and proactively containing and stamp out epidemics according to epidemic prevention and control requirements. Firmly maintaining production acreage, optimizing production capacity at ecological farming areas, and developing organic aquacultural farming areas and objects.

- Applying new, advanced and environmentally friendly technologies to minimize and handle environmental pollution during the seafood production process. Adopting managerial approaches and incentive measures for researching and applying technologies for recycling and reusing by-products from seafood production activities.

- Strengthening the inspection, control and organization of community management and supervision to manage the environment and apply strict sanctions upon production establishments that do not comply with laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Production organization

- Organizing the linkage between stages in the value chain from raw material production to processing and consumption in all product sectors and objects, creating cohesion, sharing profits and risks among enterprises, producers, input material services and seafood processing enterprises in order to increase productivity, quality and the added value of aquatic products.

- Organizing production models according to characteristics of each field in each region, zone or area. Developing models of cooperative group, cooperative, co-management, joint venture and affiliation between fishery processing and consuming enterprises, fishery businesses and fish farmers. Building large industrial and high-tech farming areas for aquatic commodity production.

- Accelerating the application of scientific and technical advances, widely applying biosafety and epidemic safety production, issuance of codes of farming areas, in association with traceability, food safety conditions and good aquaculture practice (GAP).

- Establishing links with other economic sectors to ensure the harmony between economic sectors in the use of natural and other resources.

- Reducing the number of fishing vessels and production of fish to restore aquatic resources. Establishing fishery cooperative groups and cooperatives. Organizing the implementation of co-management in the protection of aquatic resources; joint venture and affiliation between processing and consumption enterprises, fishery businesses and fish farmers. Duly organizing communications, timely warning of natural disasters for fishermen at sea, ensuring safety at sea, organizing timely responses where distress occurs. Assigning the rights to manage and use inshore waters to fisher community organizations to co-manage, protect and develop aquatic resources.

- Organizing the conservation and exploitation of aquatic resources and developing aquaculture closely and harmoniously linking interests with the development of other economic sectors, such as tourism, energy, transportation and urban or industry development,... in the marine spatial planning and socio-economic development planning of each region and locality.

9. Enhanced state management

- Perfecting the system of fisheries State management organizations, the system of fisheries surveillance organizations from the central to local levels with a view to ensuring it is streamlined, consistent, effective and efficient; ensuring the effective enforcement of fisheries laws; strengthening patrol, inspection and control of fisheries activities, protecting aquatic resources in association with protection of fishermen and national defense and security on sea and islands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Carrying out the decentralization and coordination between governments at all levels in the state management from the central to local level in a consistent system.

- Inspecting and supervising the performance of agencies and units according to their assigned functions and state management tasks and strictly handling violations according to regulations.

- Continuing to strengthen administrative reform in the fishery industry. Focusing on building and completing regulatory mechanisms and policies for industry management, creating a legal corridor for open, transparent production and business activities, in accordance with international practices. Improving capabilities of the contingent of cadres, civil servants and officials of the fisheries sector.

- Strengthening state management measures regarding inspection, control and supervision: Managing fishing ships, fishing workers, quotas allowed in fishing permits; operation of fishing vessels, regulations on fishing gears, zoning for fishing activities, prohibited fishing zones and areas where fishing is banned for a definite period; control of invasive alien aquatic breeds and species, especially aquatic species for ornamental purposes; putting more emphasis on the management of the quality of breeds, aquafeed, medicines for disease prevention and treatment and biological products used in aquaculture; carrying out the quality control of seafood in the chain of products associated with tracking their origin.

- Taking good control of waste sources from fishing, aquacultural or fish processing activities, especially fishery logistics facilities that must meet the current environmental standards.

- Completely building a system of standards, technical regulations, processes, conditions for fishery production and trading as a basis for management of and private sector involvement in a number of stages in the state management of fisheries.

- Taking charge of communication activities, providing information, technical documents on scientific and technical advances; legality and safety in the farming, production, processing and consumption of aquatic products domestically and internationally in order to minimize the adverse effects of international media on Vietnamese seafood products.

V. PRIORITIZED PROGRAMS AND PROJECTS

1. Fishery infrastructure investment and upgradation project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. National program for effective and sustainable fishing development.

4. National program for aquaculture development.

5. Marine aquaculture development project.

6. Seafood processing and trading development project.

7. Project on developing science, technology and digital transformation in the fisheries sector.

8. Fishery human resource training and development project.

9. Project on improvement of fishery state management capacity.

10. Project on development of co-management of aquatic resource protection.

11. Fishery environmental protection project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VI. FUNDING SOURCES

1. Annual state budget allocations (development investment expenditures, recurrent expenditures) according to current state budget decentralization; Priority is given to investment in infrastructure development, science and technology, improvement of industry management capacity and human resource training.

2. Capital that is integrated in national target programs, other programs, plans and projects.

3. Preferential funds and loans.

4. Capital mobilized from domestic and foreign organizations and individuals in accordance with laws; domestic and foreign organizations and individuals that are encouraged to participate in investment in infrastructure; activities of research, application, production and business in the fishery sector, the markets for consumption of aquatic products and other fields in accordance with the provisions of laws.

Article 2. Implementation

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall lead, and cooperate with ministries, sectoral administrations and local authorities in, implementing the Strategy; formulating prioritized policies, programs, proposals and projects and submitting them to the Prime Minister to seek his approval; checking, supervising, preliminarily reviewing, and evaluating the annual and 5-year performance; proposing, recommending and representing issues beyond its jurisdiction to the Prime Minister to seek his decisions on any necessary supplement and adjustment to the Strategy in accordance with practical conditions.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam shall, according to their assigned functions and tasks, complete investment, finance and credit policies in order to effectively meet the objectives and tasks of the Strategy.

3. The Ministry of Science and Technology shall take charge of, and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, planning and organizing a council to evaluate Vietnamese standards and regulations, and announcing them according to regulations; implementing solutions to enhancing research and application of science and technology to develop fisheries according to the duties stated in the Strategy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of, and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, guiding localities to formulate plans, land use plans, and allocate reserve land for fisheries, especially marine farming, and land policies enabling organizations and individuals to rent land for fisheries development, building of seafood processing facilities, and shall take control of environmental pollution in the fisheries production industry.

6. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in developing and implementing vocational training, trade shifting programs for fishermen and trade shifting support policies for fishermen communities that are subject to trade shifting requirements or need to switch to other more favorable production and business sectors.

7. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the People's Committees of coastal provinces and cities in combating illegal, unreported and uncontrolled fishing activities, conducting the tasks of search and rescue at sea and other missions according to its assigned duties.

8. People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities shall lead the formulation and implementation of the Fisheries Development Strategy to suit local practical conditions.

9. Fisheries industry associations and societies shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in propagating, educating and disseminating the provisions of domestic laws of Vietnam, international laws, Responsible Fisheries Code of Conduct to business communities and fishermen; participate in the formulation and assessment of strategic directions, solutions, mechanisms and policies for fisheries development; participate in building seafood brand names, trade promotion activities, stabilizing and expanding consumption markets; organize networks to provide market information to business communities and fishermen; participate in vocational training, technology transfer, training for fishermen to develop their livelihood or change to other trade in a due manner; support organizations and individuals in investing in development, and organize seafood production activities according to the value chain, ensuring it is a responsible industry, conforms to quality standards and operates in an efficient and sustainable manner.

Article 3. This Decision shall enter into force as from the signature date.

Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX

PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR IMPLEMENTATION OF THE STRATEGY FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S FISHERIES BY 2030 WITH VISION TOWARDS 2045
(to the Prime Minister’s Decision No. 339/QD-TTg dated March 11, 2021)

No.

Prioritized programs and projects

Objectives

Description

Presiding body

Cooperating bodies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1

Fishery infrastructure investment and upgradation project.

Investing in, upgrading the infrastructure system to make it become synchronous and fishery logistics services to meet requirements of the supply chain of seafood products.

- Investing in 5 major fishing centers in Hai Phong, Da Nang, Khanh Hoa, Ba Ria - Vung Tau, Kien Giang and Can Tho fisheries development center.

- Investing in upgrading class-I and II fishing ports, storm shelters for fishing vessels according to plans.  Involving more machines for loading and unloading works at fishing ports.

- Investing in breeding infrastructure, concentrated industrial aquaculture zones and marine farming infrastructure.

- Investing in construction of cold storage facilities.

- Setting up fishery databases and statistic systems.

Ministry of Agriculture and Rural Development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2021 - 2030

2

National program for protection and development of aquatic resources.

Conserving, protecting and reviving aquatic resources to serve the purposes of restoration of aquatic resources, aquatic species of economic value and scientific researches; practicing the effective management of fishing activities in order to develop sustainable fishing activities, preserve the biodiversity of Vietnam's biological resources.

- Investigating and evaluating the overall fisheries resources and habitats of aquatic species throughout the country every 5 years; conducting the annual investigation and assessment of the commercial fishing industry; carrying out subject-specific aquatic resource investigation and evaluation.

- Expanding and establishing new marine conservation zones, restoring marine ecosystems, placing artificial reefs, stocking breeds for aquatic resource regeneration purposes.

- Invest in building (or buying) ships to serve the purposes of investigating and researching aquatic resources.

- Setting up aquatic resource databases.

- Retaining original breeds, conserving and efficiently exploiting genetic resources of indigenous, endemic, economic, endangered, and rare aquatic species.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Assigning the rights to manage, protect and exploit aquatic resources to community organizations.

- Initiating Aquatic Resource Protection And Development Foundation.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant fishery Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

2021 - 2030

3

National program for effective and sustainable fishing development.

Effectively, sustainably and responsibly exploiting seafood in accordance with the permissible capacity of aquatic resources, types of occupations, fishing grounds, biodiversity, environment, and climate change, contributing to the protection of sovereignty over the Fatherland’s waters and islands.

- Reorganizing marine fishing activities. Building the structure of fishing vessels and trades suitable to the reserves of aquatic resources and fishing grounds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Ensuring safety for people and fishing vessels at sea.

- Investing in upgrading monitoring and surveillance systems for marine fishing activities.

- Investigating and forecasting fishing grounds to ensure effective fishery production.

- Increasing value of fishing products.

- Investigating and evaluating the life of fishermen communities, developing solutions to improving their life in combination with building new coastal rural communes.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant fishery Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

2021 - 2030

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing aquaculture in an efficient, sustainable and responsible manner

- Investigating, surveying, evaluating and identifying marine areas having potentials for marine farming activities as a basis to plan and integrate them into the general spatial planning for marine aquaculture development.

- Developing the marine aquaculture.

- Developing the inland aquaculture of fishery specialties.

- Developing coldwater fish farming.

- Developing fishery in the Mekong Delta region.

- Developing hi-tech aquaculture of key fish for export purposes.

- Developing breeding of and increasingly raising new potential species to serve domestic demands and the purpose of diversification of exporting products.

- Developing the farming of ornamental aquatic creatures to meet domestic demands and export purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing industries supporting marine farming, reservoirs and other water bodies.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant fishery Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

2021 - 2030

5

Marine aquaculture development project.

Developing marine or coastal aquaculture into a commodity-scale production sector, and for export processing and domestic consumption purposes.

- Developing high-quality aquatic breed production for marine farming purposes.

- Developing the manufacturing of industrial feed in place of trash or low value fish for marine aquaculture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing systems for preserving and transporting marine aquaculture products to minimize losses and increase production efficiency.

- Formulating policies, organizing production, building links in the production and consumption of marine farming products.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant fishery Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

2021 - 2030

6

Seafood processing and trading development project.

Diversifying processed seafood products, improving the quality and proportion of value-added products to meet market demands.

- Improving the competitiveness of the seafood processing industry for export purposes in the context of international integration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Investing in processing value-added products, with attention paid to investments in processing pharmaceuticals, functional foods of fish origin.

- Reviewing regulatory mechanisms, policies and legal documents to develop seafood processing and trade in line with international institutions.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant units affiliated to Agricultural Products Processing and Development Department

2021 - 2030

7

Project on developing science, technology and digital transformation in the fisheries sector.

Developing modern and efficient science and technology in the direction of proactively controlling a number of source technologies; applying and transferring advanced science and technology achievements. Applying digital management based on the application of new technologies (Bigdata), Internet of Things (IoT), cloud computing (iCloud), ... to check, monitor and trace seafood products in an effective and sustainable manner.

- Researching and developing indigenous aquatic species, endemic aquatic species, parent shrimp breeds, breeds used for marine aquaculture.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Cooperating and applying science and technology for producing fish-based pharmaceuticals, cosmetics and functional foods.

- Conducting researches for the active manufacturing of industrial feed in place of trash or low value fish for marine aquaculture.

- Developing vaccines, disease diagnosis, prevention and treatment methods, and reducing and substituting chemical or antibiotic use in aquaculture.

- Applying science and technology for processing value-added products and reducing post-harvest losses.

- Researching, applying and transferring advanced technologies in exploiting, preliminarily processing and preserving products obtained by offshore, deep sea and ocean fleets.

- Applying information technology, digital technology in the subsectors of fisheries and fisheries management.

- Conducting research projects on exploration of deep-sea marine resources (> 200m).

- Building the online data input and management software system on the internet system consistently from the central to local level, ensuring that the database is regularly updated regularly by month, quarter and year for the purposes of performing managerial tasks and formulating fisheries development policies, and reducing statistical overlaps that may occur in the traditional way of keeping statistical records.

- Investing in the system of information technology equipment necessary for storage and updating of digital data on fisheries from the central to local level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Training data statistics staff to be able to shift from the traditional statistics to the new digital data statistics of the industry.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant fishery Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

2021 - 2030

8

Fishery human resource training and development project.

Training and developing fishery human resources meeting the industry’s requirements in the context of integration.

- Training and developing human resources for fishery subsectors, including: Protection of fishery resources, fishing, aquaculture, seafood processing and trading, fishing vessel building and repair and fishing logistics services.

- Training high-quality staff for educational institutions, research institutions, authorities at all levels and businessmen to meet the requirements of fisheries development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Relevant Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

2021 - 2030

9

Project on improvement of fishery state management capacity.

Improving the fishery state management capacity to meet the industry’s requirements in the context of international integration.

- Reviewing functions, tasks, organizational structures, human resources of fisheries state management agencies from the central to local levels to meet international integration requirements.

- Completing the system of fisheries surveillance organizations from the central to local levels, ensuring consistency, efficiency and effectiveness.

- Reviewing and supplementing incentive mechanisms and policies for fishery human resource training and development.

Ministry of Agriculture and Rural Development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2021 - 2030

10

Project on development of co-management of aquatic resource protection.

Developing the co-management in the aquatic resource protection at inshore waters and inland water bodies, and developing eco-tourism.

- Investigating and evaluating the effectiveness of models of co-management and co-management in fishery resources protection implemented in accordance with the new provisions of the Fisheries Law 2017, including the following lessons learned from experience:

+ Models that have been implemented with the support of the Strengthening of Capture Fisheries Management (SCAFI) component;

+ Models that have been implemented with the support of the  Coastal Resources for Sustainable Development (CRSD) project;

+ Other models currently in use.

- Proposing amendments to policies regarding the co-management in the aquatic resource protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Supporting localities in building the pilot co-management in the aquatic resource protection associated with ecotourism as a basis for nationwide spreading.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant fishery Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

2021 - 2030

11

Fishery environmental protection project.

Actively controlling and preventing pollution in fishery production activities to protect the environment and sustainably develop the fishery sector.

- Investigating and assessing the environmental protection in fisheries production activities (e.g. fishing, aquaculture, seafood processing and logistics services).

- Conducting environmental observations for fisheries management (e.g. soil, water, sediment observations).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Investigating, evaluating and controlling sources of pollution and waste discharged from fisheries production activities.

- Building databases of environmental observations for fisheries management.

- Guiding, inspecting and building the capacity to prevent and warn the risks of environmental incidents in the fisheries sector.

- Promoting models of circular and green economy in the fishery production.

- Developing regulatory policies, technical regulations, and technical instructions on the environmental protection in fisheries production activities.

- Studying incentive mechanisms and policies for exploitation and use of investment and maintenance of development of aquatic resources; payments for aquatic ecosystem services to create a sustainable financial source for the protection, maintenance and development of aquatic ecosystems.

- Performing the tasks of environmental communication, education, raising awareness and consciousness of environmental protection; training and fostering professional knowledge and skills on environmental protection.

Ministry of Agriculture and Rural Development

Relevant fishery Institutes, Educational Establishments, local authorities and units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/03/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.550

DMCA.com Protection Status
IP: 3.16.82.208
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!