LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 203/2025/QH15;
Quốc hội ban
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và Luật số 59/2024/QH15.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 40 như sau:
“3. Không thi
hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Phụ nữ
có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ
75 tuổi trở lên;
c) Người mắc
bệnh ung thư giai đoạn cuối.”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như sau:
“Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với
người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết
luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với
người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết
án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi
của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần,
Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để bắt buộc
chữa bệnh. Sau khi có kết luận khỏi bệnh hoặc có kết luận đủ khả năng nhận thức,
đủ khả năng điều khiển hành vi, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với
người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y,
giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi có kết luận khỏi bệnh hoặc có kết luận
đủ khả năng nhận thức, đủ khả năng điều khiển hành vi, nếu không có lý do khác
để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian
bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 62 như sau:
“6. Người
bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn
hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền, Tòa án có
thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.”.
4. Sửa đổi,
bổ sung khoản 1 và khoản 6 Điều 63 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Người
bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn hoặc phạt tù chung thân,
nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã
bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành
án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình
phạt.
Người bị kết
án tù chung thân về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ chỉ có thể được xét giảm
thời hạn chấp hành hình phạt khi đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản
tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Thời gian
đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với
hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù
chung thân.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 như sau:
“6. Đối với
người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời
gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm
nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30
năm.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 109 như sau:
“1. Người
tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 110 như sau:
“1. Người
nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Hoạt động
tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở
để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám
báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước
ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp
hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp
tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 114 như sau:
“1. Người
nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc
phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”.
8. Sửa đổi,
bổ sung các khoản 1, 4 và 5 Điều 192 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Người
nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu
không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của
Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật,
công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới
30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190,
191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
b) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60%;
c) Thu lợi
bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 như sau:
“4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000
đồng đến 6.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l
và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến
12.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
12.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng,
cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 6 Điều
193 như sau:
“5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k
khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
12.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ
18.000.000.000 đồng đến 36.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng,
cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
10. Sửa đổi, bổ sung các khoản 4, 5 và 6 Điều
194 như sau:
“4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Thu lợi
bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết
02 người trở lên;
c) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
d) Gây thiệt
hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 8.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k
khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 8.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
18.000.000.000 đồng đến 30.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ
30.000.000.000 đồng đến 40.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 01 năm đến 03 năm;
đ) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng,
cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
11. Sửa đổi,
bổ sung các khoản 1, 5 và 6 Điều 195 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Người
nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc
thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 2.000.000.000
đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật,
công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới
30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190,
191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật
này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
b) Gây thiệt
hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi
bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 6 như sau:
“5. Người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản
2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 12.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
12.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ
18.000.000.000 đồng đến 30.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng,
cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
12. Sửa đổi, bổ sung các điều 235, 236, 237,
238 và 239 như sau:
“Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường
1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 03 năm:
a) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam
chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại
khác;
b) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kilôgam đến dưới 1.000 kilôgam chất
thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy hoặc từ 1.500 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại
khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại
Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Xả thải
ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối
(m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 300 mét
khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét khối (m3) trên ngày
nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường 05 lần trở lên;
d) Xả thải
ra môi trường 500 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có thông
số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 02 lần
đến dưới 03 lần hoặc từ 300 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 500 mét
khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100 mét
khối (m3) trên ngày đến dưới 300 mét khối (m3) trên ngày
nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường 05 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm;
đ) Thải ra
môi trường từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối
(m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 100.000 mét
khối (m3) trên giờ đến dưới 150.000 mét khối (m3) trên giờ
khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường 05 lần trở lên;
e) Thải ra
môi trường 150.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông
số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 02 lần
đến dưới 03 lần hoặc từ 100.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới
150.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy
hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc
từ 50.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 100.000 mét khối (m3)
trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường 05 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một
trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
g) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000
kilôgam đến dưới 200.000 kilôgam hoặc từ 70.000 kilôgam đến dưới 100.000
kilôgam nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định
tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
h) Xả thải
ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc
phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 milisivơ (mSv)
trên năm đến dưới 200 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025
milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,01 milisivơ (mSv) trên giờ.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng
đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
a) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam
chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại
khác;
b) Xả thải
ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét
khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 500
mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên
ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường 05 lần trở lên;
c) Thải ra
môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối
(m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần đến dưới 05 lần hoặc từ 150.000 mét
khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ
khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường 05 lần trở lên;
d) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000
kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;
đ) Xả thải
ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc
phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 milisivơ (mSv)
trên năm đến dưới 400 milisivơ (mSv) trên năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01
milisivơ (mSv) trên giờ đến dưới 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ;
e) Gây hậu
quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng
đến 6.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 07 năm:
a) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại
có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của
pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;
b) Xả thải
ra môi trường 10.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước thải có
thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ
03 lần đến dưới 05 lần hoặc 5.000 mét khối (m3) trên ngày trở lên nước
thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường 05 lần trở lên;
c) Thải ra
môi trường 500.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải có thông
số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 03 lần
đến dưới 05 lần hoặc 300.000 mét khối (m3) trên giờ trở lên khí thải
có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
05 lần trở lên;
d) Chôn, lấp,
đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000
kilôgam trở lên;
đ) Xả thải
ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc
phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 milisivơ (mSv)
trên năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 milisivơ (mSv) trên giờ trở lên;
e) Gây hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
6.000.000.000 đồng đến 14.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
14.000.000.000 đồng đến 24.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
24.000.000.000 đồng đến 40.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến
10.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại
1. Người
nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật
chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại
theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng
xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới
trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và
phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 02 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
a) Chất thải
nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo
quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó
phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất
phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm
trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và
phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
b) Có tổ
chức;
c) Phạm tội
02 lần trở lên;
d) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc trường hợp chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng
chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ
theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất
phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm
trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm
và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 237. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố
môi trường
1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng
đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Vi phạm
quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường;
b) Vi phạm
quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người
này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới
3.000.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng
đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết
người;
b) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt
hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết
02 người trở lên;
b) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt
hại 7.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
6.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến
03 năm.
Điều 238. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi,
đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông
1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 303 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ
100.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Xây nhà, công
trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, công
trình phòng, chống thiên tai;
b) Làm hư hỏng
công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo
vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng,
chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
c) Khoan, đào
thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất
trái phép;
d) Sử dụng
chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều,
công trình phòng, chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan
trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả
tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do
luật định;
đ) Vận
hành hồ chứa nước không đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành
liên hồ chứa; vận hành công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy
trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo quyết
định của người có thẩm quyền.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến
4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Làm chết
người;
d) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt
hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết
02 người trở lên;
b) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt
hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 600.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
6.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến
03 năm.
Điều 239. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
1. Người
nào đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam trái pháp luật thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa từ
1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại
đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa
chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến
dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Đưa từ
70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng
đến 4.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Đưa từ
3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại
đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa
chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước
Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến
dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
c) Đưa từ
170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam chất thải khác.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng
đến 10.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Đưa 5.000
kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt
ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại
trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất
ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại
khác;
b) Đưa 300.000
kilôgam trở lên chất thải khác.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
6.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 01 năm;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt liền từ
10.000.000.000 đồng đến 14.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến
03 năm.”.
13. Sửa đổi,
bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 240 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc
cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật,
thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc
cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực
vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.”.
14. Sửa đổi, bổ sung Điều 241 và Điều 242
như sau:
“Điều 241. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật
1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho động vật, thực vật gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành
vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:
a) Đưa vào, mang
ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật,
sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc
cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực
vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm
dịch;
c) Hành vi khác
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây thiệt
hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Dẫn đến
phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Gây thiệt
hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Dẫn đến
phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
1. Người
nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp
sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng
chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai
thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
b) Khai thác thủy
sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
c) Khai thác loài
thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
d) Phá hoại
nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu
tiên bảo vệ;
đ) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61 % trở lên;
e) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Vi phạm
quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
a) Gây thiệt
hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy
sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Làm chết
người;
c) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thiệt
hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị
giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết
02 người trở lên;
c) Gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn
thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 600.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
6.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng,
cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03
năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
15. Sửa đổi,
bổ sung các khoản 1, 4 và 5 Điều 243 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“ 1. Người
nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng
chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có
diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
b) Rừng sản
xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông
(m2);
c) Rừng
phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét
vuông (m2);
d) Rừng đặc
dụng có diện tích từ 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông
(m2);
đ) Gây thiệt
hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường
hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích;
e) Thực vật
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 20.000.000 đồng
đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng
nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Diện
tích rừng hoặc trị giá lâm sản dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b,
c, d, đ và e khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 như sau:
“4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i
khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
10.000.000.000 đồng đến 14.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng,
cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động
vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
16. Sửa đổi,
bổ sung các khoản 1, 4 và 5 Điều 244 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Người
nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt,
giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống
hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
c) Tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20
kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
d) Săn bắt,
giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với
số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp
chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
đ) Tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống
của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò
sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản
này;
e) Săn bắt,
giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc
sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản
này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại
Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 như sau:
“4. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
5. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, d, g, h, i và
k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000
đồng;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ
20.000.000.000 đồng đến 30.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 1.200.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 245 và Điều 246
như sau:
“Điều 245. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên
1. Người
nào vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thiệt
hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt
hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của
khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến
dưới 500 mét vuông (m2);
c) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Gây thiệt
hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt
hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của
khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích 500 mét vuông (m2) trở
lên;
c) Có tổ
chức;
d) Sử dụng
công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;
đ) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 600.000.000
đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000
đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến
03 năm;
c) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì
bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 246. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại
1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng
đến 2.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
01 năm đến 05 năm:
a) Nhập khẩu
trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật
ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ
250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp
trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này mà còn vi phạm;
b) Phát tán loài
động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại
lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Nhập khẩu
trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật
ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000
đồng trở lên;
c) Phát tán loài
động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại
lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
4. Pháp nhân
thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ
2.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
6.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Pháp nhân
thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 2.000.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm
huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
18. Sửa đổi, bổ sung các điều 248, 249, 250,
251 và 252 như sau:
“Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
1. Người nào
sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 07 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam;
e) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
h) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;
i) Tái phạm
nguy hiểm;
k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng
hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma
túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất
chuyên nghiệp;
b) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05
kilôgam;
c) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
d) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
đ) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;
e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 30
kilôgam;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 100 gam đến dưới 03 kilôgam;
c) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam đến dưới 09 kilôgam;
d) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 22 lít;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
5. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 30 kilôgam trở lên;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng 03 kilôgam trở lên;
c) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 09 kilôgam trở lên;
d) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 22 lít trở lên;
đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.
6. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1. Người
nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển,
sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội
này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251, 252 và 256a của Bộ luật này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500
gam;
c) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam;
g) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
i) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
o) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05
kilôgam;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
1. Người
nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán,
tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội
này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251, 252 và 256a của Bộ luật này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500
gam;
c) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca; lá
khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa
hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng
từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Qua biên giới;
g) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam;
h) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
i) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
k) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
l) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
m) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
n) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;
p) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05
kilôgam;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người
nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Đối với
02 người trở lên;
d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam;
i) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
l) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
m) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
n) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
o) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;
q) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05
kilôgam;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 30
kilôgam;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 100 gam đến dưới 03 kilôgam;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa
hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng
từ 75 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 600 kilôgam đến dưới 1.200 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 150 kilôgam đến dưới 300 kilôgam;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 300 gam đến dưới 09 kilôgam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 22 lít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 30 kilôgam trở lên;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng 03 kilôgam trở lên;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng 150 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng 1.200 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng 300 kilôgam trở lên;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 09 kilôgam trở lên;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 22 lít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
6. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
1. Người
nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội
này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250, 251 và 256a của Bộ luật này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500
gam;
c) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
e) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
h) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Phạm tội
02 lần trở lên;
c) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng
danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng
người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01
kilôgam;
g) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
i) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
k) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
l) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
m) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;
o) Tái phạm
nguy hiểm.
3. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05
kilôgam;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc
tù chung thân:
a) Nhựa
thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine,
Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, Ketamine, Fentanyl, MDMA hoặc
XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca;
lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần
sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối
lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc
phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc
phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất
ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất
ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của
các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một
trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”.
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 255 như sau:
“1. Người
nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt
tù từ 03 năm đến 07 năm.”.
20. Bổ sung Điều 256a vào sau Điều 256 như sau:
“Điều 256a. Tội sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người
nào sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 02 năm đến 03 năm:
a) Đang trong thời
hạn cai nghiện ma túy hoặc điều trị nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế
theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy;
b) Đang trong thời
hạn quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy;
c) Đang trong thời
hạn 02 năm kể từ ngày hết thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy và trong thời
hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy;
d) Đang trong thời
hạn 02 năm kể từ khi tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện hoặc điều trị
nghiện các chất ma túy bằng thuốc thay thế theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
2. Tái phạm
về tội này thì bị phạt tù từ 03 năm đến 05 năm.”.
21. Sửa đổi,
bổ sung các khoản 1, 2 và 5 Điều 317 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 như sau:
“1. Người
nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm,
thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02
năm đến 05 năm:
a) Sử dụng
chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm
hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục
được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng
đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm;
b) Sử dụng
động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của
pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn
gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm
trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Sử dụng
chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm
hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa
được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000
đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một
trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
d) Nhập khẩu,
cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực
phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được
phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi
bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
đ) Nhập khẩu,
cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực
phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được
phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực phẩm
trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ
20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
e) Thực hiện
một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản này hoặc
chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn
kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
2. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến
1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ
chức;
b) Làm chết
người;
c) Gây ngộ
độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;
d) Gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây tổn
hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61 % đến 121 %;
e) Thực phẩm
có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ
gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục
được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc
thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Thực phẩm
có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị
tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
h) Thực phẩm
có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ
gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc
chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng;
i) Tái phạm
nguy hiểm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.”.
22. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều
353 như sau:
“4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Chiếm
đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt
hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị
phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.”.
23. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều
354 như sau:
“4. Phạm tội
thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Của hối
lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở
lên;
b) Gây thiệt
hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị
phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.”.
24. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 355 như sau:
“5. Người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị
phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.”.
25. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 356 như sau:
“4. Người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.”.
26. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 357 như sau:
“5. Người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.”.
27. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 358 như sau:
“5. Người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị
phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.”.
28. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 359 như sau:
“5. Người
phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến
05 năm, có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.”.
29. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 421 như sau:
“1. Người
nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham
gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt
tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
1. Sửa đổi,
bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều, khoản, điểm của Luật Thi hành án hình sự số 41/2019/QH14 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 59/2024/QH15
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 68
như sau:
“b) Được sự
đồng ý của Công an cấp xã trong trường hợp thay đổi nơi cư trú trong phạm vi
đơn vị hành chính cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong
trường hợp thay đổi nơi cư trú ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 Điều 82
như sau:
“c) Chủ tịch
Hội đồng thi hành án tử hình công bố quyết định thi hành án, quyết định không
kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao hoặc kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc không có quyết định ân
giảm hình phạt tử hình.
Ngay sau khi Chủ
tịch Hội đồng thi hành án công bố các quyết định, Cảnh sát thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp có nhiệm vụ giao các quyết định
trên cho người chấp hành án để người đó tự đọc. Trường hợp người chấp hành án
không biết chữ, không biết tiếng Việt hoặc không tự mình đọc được thì Hội đồng
thi hành án tử hình chỉ định người đọc hoặc phiên dịch các quyết định trên cho
người đó nghe. Quá trình công bố và đọc các quyết định phải được chụp ảnh, ghi
hình, ghi âm và lưu vào hồ sơ thi hành án tử hình;”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 115 như sau:
“1. Trường
hợp có lý do chính đáng, người chấp hành án có thể được cấp giấy phép đi khỏi
nơi quản chế. Thẩm quyền cấp giấy phép như sau:
a) Trưởng
Công an cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp tỉnh nơi quản
chế;
b) Thủ trưởng
cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi
cấp tỉnh nơi quản chế.”;
d) Thay thế cụm từ “Tòa án nhân dân cấp tỉnh” bằng cụm từ “Tòa
án nhân dân khu vực” tại khoản 3 Điều 36, khoản 3 Điều 55
và khoản 1 Điều 136;
đ) Thay thế cụm từ “Tòa án nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Tòa
án nhân dân khu vực” tại khoản 4 Điều 90, các khoản 1, 3 và
5 Điều 93, khoản 1 Điều 102, khoản 4 Điều 103;
e) Thay thế cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh” tại điểm d khoản 1 Điều 192;
g) Bãi bỏ điểm d khoản 1 Điều 80, điểm c khoản
1 Điều 192 và Điều 205.
2. Sửa đổi,
bổ sung một số điều, khoản của Luật Đặc xá số
30/2018/QH14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:
“2. Sau khi được
công bố, Quyết định về đặc xá được niêm yết tại trại giam, trại tạm giam.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 11
như sau:
“a) Có nhiều
tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và đủ số kỳ được xếp loại chấp hành án phạt tù
khá hoặc tốt do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 11
như sau:
“a) Đã lập
công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại
tạm giam hoặc cơ quan có thẩm quyền khác;”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 3 Điều 11
như sau:
“g) Phụ nữ
có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong trại giam, trại tạm
giam;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung các khoản 1, 2, 3 và 4
Điều 15 như sau:
“1. Ngay sau khi
nhận được Quyết định về đặc xá, trại giam, trại tạm giam phải niêm yết,
phổ biến cho người đang chấp hành án phạt tù biết.
Trong thời
hạn 05 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, người đang
chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có
thời hạn căn cứ vào quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật
này làm đơn đề nghị đặc xá.
2. Trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được niêm yết, phổ biến, việc lập
danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá thực hiện như sau:
a) Giám thị
trại giam thuộc Bộ Công an lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được đề
nghị đặc xá gửi Tổ thẩm định liên ngành;
b) Giám thị
trại tạm giam thuộc Bộ Công an lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được
đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp để gửi Tổ thẩm định
liên ngành;
c) Giám thị
trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện
được đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh để gửi Tổ thẩm định liên ngành;
d) Người bị
kết án phạt tù đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam bị trích xuất để
phục vụ điều tra, truy tố, xét xử nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
hành vi phạm tội khác, nếu đủ điều kiện được đề nghị đặc xá thì Giám thị trại
giam, Giám thị trại tạm giam đang quản lý hồ sơ gốc của người đó lập hồ sơ đề
nghị đặc xá. Giám thị trại tạm giam nhận người bị trích xuất nhưng không quản
lý hồ sơ gốc có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đang quản lý hồ sơ gốc của người
đó lập hồ sơ đề nghị đặc xá;
đ) Giám thị
trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Thủ trưởng cơ quan
thi hành án hình sự cấp quân khu lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện được
đề nghị đặc xá, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc
phòng để gửi Tổ thẩm định liên ngành.
3. Trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày Quyết định về đặc xá được công bố, thông báo trên phương
tiện thông tin đại chúng, Chánh án Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ chấp
hành án phạt tù có trách nhiệm thông báo Quyết định về đặc xá cho người đang được
tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, lập danh sách, hồ sơ của người đủ điều kiện
được đề nghị đặc xá gửi Tổ thẩm định liên ngành.
Trường hợp
người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cư trú ở địa phương ngoài phạm
vi địa giới hành chính của Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ thì Tòa án đã
ra quyết định tạm đình chỉ thông báo cho Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án quân sự
khu vực nơi người đang được tạm đình chỉ cư trú lập danh sách, hồ sơ của người
được đề nghị đặc xá, chuyển đến Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ để tổng hợp,
gửi Tổ thẩm định liên ngành.
4. Giám thị
trại giam, Giám thị trại tạm giam, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Chánh
án Tòa án quân sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo, niêm yết công khai
danh sách người được đề nghị đặc xá.”;
e) Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều
18. Thực hiện Quyết định đặc xá
1. Văn phòng Chủ
tịch nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức công bố Quyết
định đặc xá. Quyết định đặc xá được thông báo trên phương tiện thông tin đại
chúng.
Quyết định
đặc xá và danh sách người được đặc xá được niêm yết tại trại giam, trại tạm
giam nơi người được đặc xá đang chấp hành án và thông báo bằng văn bản đến Ủy
ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội nơi người đó về cư trú, làm việc; trường hợp
người được đặc xá là người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì
thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc đơn
vị quân đội được giao quản lý người đó.
2. Giám thị
trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp
quân khu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân
khu tổ chức công bố và thực hiện Quyết định đặc xá đối với người được đặc xá.
3. Giám thị
trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; Giám thị trại
giam thuộc quân khu cấp chứng nhận đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù tại
trại giam, trại tạm giam được đặc xá.
Thủ trưởng
cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp chứng nhận đặc xá cho người
đang chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam Công an cấp tỉnh được đặc xá.
Thủ trưởng
cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cấp chứng nhận đặc xá cho người đang
chấp hành án phạt tù tại trại tạm giam cấp quân khu được đặc xá.
Chánh án Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu cấp chứng nhận đặc
xá cho người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đặc xá.
4. Người
đã cấp chứng nhận đặc xá có trách nhiệm gửi bản sao chứng nhận đó đến Tòa án đã
ra quyết định thi hành án, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành các hình phạt bổ
sung, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định chưa có điều kiện thi hành
án, Công an cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người
được đặc xá về cư trú, làm việc, cơ quan nhận người bị trích xuất.
Trường hợp
không xác định được nơi người được đặc xá về cư trú thì cơ quan đã cấp chứng nhận
đặc xá có trách nhiệm liên hệ với Công an cấp xã hoặc tổ chức, đơn vị quân đội
để tiếp nhận người được đặc xá và gửi bản sao chứng nhận đến Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi người đó sẽ về cư trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi người
đó về làm việc.”;
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 như sau:
“1. Chủ
trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy
ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên
quan kiểm tra hoạt động đặc xá tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh.”;
h) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 29 như sau:
“2. Hướng
dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực, Tòa
án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực lập danh sách, hồ sơ đề nghị đặc
xá, tổ chức thực hiện Quyết định về đặc xá, Quyết định đặc xá theo quy định của
Luật này.”;
i) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 31 như sau:
“1. Chỉ đạo
cơ quan thi hành án dân sự phối hợp với trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, Tòa
án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa
án quân sự khu vực, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân khu
vực, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Viện kiểm sát quân sự khu vực trong việc:
a) Cung cấp
thông tin, giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ thi hành phần dân sự trong bản án,
quyết định hình sự của người đủ điều kiện được đề nghị đặc xá;
b) Nhận,
chuyển giao giấy tờ, tiền, tài sản mà người phải thi hành hình phạt tiền, tịch
thu tài sản, bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác đã nộp.”.
3. Sửa đổi,
bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều, khoản, điểm của Luật Phòng, chống mua bán người số 53/2024/QH15
như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Điều 27 và Điều 28 như sau:
“Điều
27. Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo
1. Người
nào có căn cứ cho rằng mình là nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp có căn cứ
cho rằng người được họ đại diện là nạn nhân thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ
quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất
trình báo về việc bị mua bán. Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển,
cơ quan, tổ chức tiếp nhận trình báo có trách nhiệm đưa ngay người đó đến Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm thông báo ngay với cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh. Trong trường
hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận thực hiện việc hỗ trợ theo
quy định tại Chương V của Luật này.
2. Khi nhận
được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh
thực hiện ngay việc tiếp nhận, hỗ trợ và chậm nhất là 03 ngày phải chủ trì, phối
hợp với Công an tỉnh, thành phố (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) xác
minh thông tin ban đầu.
Sau khi xác minh
thông tin ban đầu, nếu chưa có giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này thì cơ quan chuyên môn về y tế cấp
tỉnh đề nghị Công an cấp tỉnh tiến hành xác minh nạn nhân.
3. Trong thời
hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh,
Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh nạn nhân và trả lời bằng văn bản cho
cơ quan đã đề nghị.
Đối với vụ
việc phức tạp thì thời hạn xác minh nạn nhân không quá 02 tháng; trường hợp
chưa thể xác định được nạn nhân trong thời hạn 02 tháng thì thời hạn xác minh
có thể kéo dài thêm, nhưng tổng thời hạn xác minh không quá 04 tháng.
4. Ngay sau khi
có kết quả xác minh hoặc hết thời hạn theo quy định tại khoản 3 Điều này
thì Công an cấp tỉnh phải cấp một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật này.
5. Sau khi tiếp
nhận, cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân,
người đang trong quá trình xác định là nạn nhân theo quy định tại Chương V của Luật này. Trường hợp họ có nguyện vọng trở về
nơi cư trú thì được hỗ trợ chi phí đi lại; nếu cần được chăm sóc về sức khỏe,
tâm lý hoặc chưa xác định được nơi cư trú mà có nguyện vọng được lưu trú thì cơ
quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh chuyển giao cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ
sở hỗ trợ nạn nhân.
Đối với nạn
nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là trẻ em thì cơ quan
chuyên môn về y tế cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo cho người thân thích đến
nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú, trường hợp không có
nơi nương tựa hoặc có căn cứ cho rằng họ có thể gặp nguy hiểm khi đưa về nơi
người thân thích cư trú thì chuyển giao cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ
trợ nạn nhân.
6. Chính phủ
quy định chi tiết Điều này.
Điều
28. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu
1. Cơ quan, đơn vị,
người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân đã giải cứu nạn
nhân tiến hành sơ cứu, cấp cứu nếu họ bị thương tích, tổn hại sức khỏe, hỗ trợ
nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ phiên dịch và đưa ngay người đó đến cơ quan chuyên
môn về y tế cấp tỉnh gần nơi họ được giải cứu.
Cơ quan giải
cứu có trách nhiệm xác minh, cấp giấy xác nhận theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 33 của Luật này cho người được giải cứu;
trường hợp chưa có đủ căn cứ xác định nạn nhân thì sau khi tiếp nhận, cơ quan
chuyên môn về y tế cấp tỉnh đề nghị Công an cấp tỉnh tiến hành xác minh nạn
nhân; thời hạn xác minh và cấp giấy xác nhận được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 của Luật này.
2. Sau khi tiếp
nhận, cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh thực hiện việc hỗ trợ đối với người
được giải cứu theo quy định tại khoản 5 Điều 27 và
Chương V của Luật này.
3. Chính phủ
quy định chi tiết Điều này.”;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều 30 và Điều 31 như sau:
“Điều
30. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về
1. Việc tiếp
nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện Việt Nam
ở nước ngoài được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận, xử lý thông tin, tài liệu về nạn nhân và
phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân
của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa về nước;
b) Cơ quan có thẩm
quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc tiếp nhận; tiến hành xác
minh và cấp một trong các giấy tờ, tài liệu xác nhận nạn nhân theo đề nghị của
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều
29 của Luật này; thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ phiên dịch, hỗ
trợ y tế trong trường hợp cần thiết và đưa ngay người đó đến cơ quan chuyên môn
về y tế cấp tỉnh nơi tiếp nhận để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định tại Chương V của Luật này.
Trường hợp
họ có nguyện vọng trở về nơi cư trú thì được hỗ trợ chi phí đi lại; nếu cần được
chăm sóc về sức khỏe, tâm lý hoặc chưa xác định được nơi cư trú mà có nguyện vọng
được lưu trú thì chuyển giao họ cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn
nhân.
Đối với nạn
nhân là trẻ em thì cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo
cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư
trú, trường hợp không có nơi nương tựa hoặc có căn cứ cho rằng họ có thể gặp
nguy hiểm khi đưa về nơi người thân thích cư trú thì làm thủ tục chuyển giao
cho cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
2. Việc tiếp
nhận người trở về Việt Nam theo thỏa thuận quốc tế song phương có liên quan về
phòng, chống mua bán người được thực hiện theo thỏa thuận đó.
Cơ quan đã tiếp
nhận có trách nhiệm xác minh theo thời hạn quy định tại khoản
3 Điều 27 và cấp một trong các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này; thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu,
hỗ trợ y tế, hỗ trợ phiên dịch trong trường hợp cần thiết và đưa ngay người đó
đến cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh nơi tiếp nhận để thực hiện việc hỗ trợ
theo quy định tại Chương V của Luật này.
3. Chính phủ
quy định chi tiết Điều này.
Điều 31.
Tiếp nhận, xác minh, giải cứu và trao trả người nước ngoài bị mua bán tại Việt
Nam
1. Khi nhận
được thông tin, tài liệu về người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam do cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài, tổ chức quốc tế, cơ quan, tổ chức trong nước trao
đổi hoặc do người biết việc đến trình báo, cơ quan, tổ chức đã tiếp nhận thông
tin, tài liệu có trách nhiệm báo ngay cho Công an cấp tỉnh nơi người nước ngoài
đang có mặt để xác minh, giải cứu.
Trường hợp
thông qua hoạt động nghiệp vụ mà phát hiện người nước ngoài có dấu hiệu bị mua
bán tại Việt Nam hoặc người nước ngoài đến trình báo họ là nạn nhân bị mua bán
thì cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Quân đội nhân
dân tiến hành giải cứu, xác minh.
Khi có đủ
căn cứ xác định người được giải cứu, người tự trình báo là nạn nhân thì cơ quan
đã giải cứu, tiếp nhận trình báo cấp giấy xác nhận quy định tại khoản
1 Điều 33 của Luật này trước khi chuyển giao.
2. Sau khi tiếp
nhận hoặc giải cứu người nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1
Điều này tiến hành sơ cứu, cấp cứu nếu họ bị thương tích, tổn hại sức khỏe; thực
hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ phiên dịch và đưa người đó đến cơ
quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh nơi cơ quan tiếp nhận có trụ sở hoặc nơi họ được
giải cứu.
3. Sau khi tiếp
nhận người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh
tiến hành hỗ trợ theo quy định tại Chương V của Luật này và
thông báo cho cơ quan chuyên môn về ngoại vụ cấp tỉnh, Phòng Quản lý xuất nhập
cảnh Công an cấp tỉnh thực hiện các công việc để trao trả về nước mà họ là công
dân hoặc nước họ thường trú.
4. Khi nhận
được công hàm của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà nạn nhân là công
dân hoặc là người đang thường trú tại nước đó trả lời đồng ý nhận trở về, kèm
theo giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã được cấp cho nạn nhân, cơ quan
có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thống nhất với phía nước ngoài về
các vấn đề để đưa nạn nhân về nước, sau đó thông báo bằng văn bản và chuyển giấy
tờ xuất cảnh, nhập cảnh của nạn nhân cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an.
5. Cơ quan có thẩm
quyền của Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện cấp thị thực, chứng nhận tạm trú
cho nạn nhân, thông báo kế hoạch đưa nạn nhân về nước cho Phòng Quản lý xuất nhập
cảnh Công an cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về y tế cấp tỉnh nơi đang lưu giữ nạn
nhân, Công an cửa khẩu sân bay quốc tế hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu nơi nạn
nhân sẽ xuất cảnh, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam mà nạn nhân là công
dân hoặc thường trú, các tổ chức quốc tế có liên quan để phối hợp đưa nạn nhân
về nước.
6. Cơ quan chuyên
môn về y tế cấp tỉnh nơi lưu giữ nạn nhân chỉ đạo cơ sở trợ giúp xã hội
hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân đưa nạn nhân tới cửa khẩu và phối hợp với các cơ
quan liên quan thực hiện việc đưa nạn nhân về nước.
7. Chính phủ
quy định chi tiết Điều này.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 33
như sau:
“a) Công an cấp
tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 và khoản 1 Điều 28 của Luật
này;”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 46 như sau:
“4. Cơ quan
chuyên môn về y tế cấp tỉnh thực hiện hỗ trợ chi phí đi lại, hỗ trợ
phiên dịch, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, tư vấn, tạo
điều kiện để có việc làm, trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung Điều 53 như sau:
“Điều
53. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Ban hành theo
thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về chính sách hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là
nạn nhân.
2. Hướng dẫn,
quản lý, kiểm tra công tác hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định
là nạn nhân.
3. Hướng dẫn
về điều trị y tế, hỗ trợ tâm lý.
4. Thực hiện
công tác tiếp nhận thông tin, tin báo, tố giác về mua bán người tới tổng đài điện
thoại quốc gia về phòng, chống mua bán người.
5. Chủ trì
phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phát hiện, báo
cáo, cung cấp thông tin trường hợp có dấu hiệu mua bán người, mua bán bộ phận
cơ thể người, thỏa thuận mua bán người từ khi còn đang là bào thai.
6. Thực hiện
hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.”;
e) Thay thế cụm từ “xã, phường, thị trấn” bằng cụm từ “xã, phường,
đặc khu” tại khoản 1 Điều 22;
g) Bỏ cụm từ “, thanh tra” tại khoản 2 Điều
55;
h) Bãi bỏ Điều 52.
4. Sửa đổi,
bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số điều, khoản, điểm của Luật Công an nhân dân số 37/2018/QH14 đã được sửa
đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2023/QH15,
Luật số 30/2023/QH15, Luật số 38/2024/QH15 và Luật số 52/2024/QH15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung các khoản 5, 6 và 7 Điều
16 như sau:
“5. Thực
hiện quản lý về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì thực
hiện quản lý về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
Việt Nam; quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam theo quy định của
pháp luật; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu theo quy định
của pháp luật; chủ trì quản lý và thực hiện bảo đảm an ninh hàng không; thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực
biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật; phối hợp với Quân đội nhân
dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển, vùng trời theo quy định của
pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.
6. Thực hiện
quản lý về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ an ninh mạng và phòng,
chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện
quản lý về công tác điều tra và phòng, chống tội phạm. Chủ trì thực hiện nhiệm
vụ phòng, chống khủng bố, bạo loạn và giải quyết các tình huống phức tạp về an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. Chủ động
phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật
về trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên và an toàn thực phẩm
có liên quan đến môi trường; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố; khởi tố, điều tra tội phạm theo quy định của pháp luật; thực
hiện công tác thống kê hình sự; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội
phạm, vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường và kiến
nghị biện pháp khắc phục; thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau
cai nghiện ma túy; giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy
định của pháp luật.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 16 như sau:
“10. Thực
hiện quản lý về cư trú, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước,
cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, con dấu, trật tự, an toàn giao thông, trật tự
công cộng, vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật; cấp, quản lý thẻ căn
cước và giấy tờ tùy thân khác; thực hiện quản lý về lý lịch tư pháp và thực hiện
dịch vụ công cấp Phiếu lý lịch tư pháp; đăng ký, cấp, quản lý biển số phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ; thực hiện quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái
xe; thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và thực hiện quản
lý về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
theo quy định của pháp luật.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 17 như sau:
“1. Hệ thống
tổ chức của Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ Công
an;
b) Công an tỉnh,
thành phố;
c) Công an xã,
phường, đặc khu;
d) Công an tại
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.”;
d) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:
“2. Bộ trưởng
Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đơn vị
trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố, Công an xã, phường, đặc khu và các đơn
vị còn lại trong Công an nhân dân.”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d và điểm đ khoản 1
Điều 24 như sau:
“d) Trưởng
phòng; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng;
Trưởng Công an xã, phường, đặc khu; Tiểu đoàn trưởng;”;
e) Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 33
như sau:
“3a. Nhà nước
bố trí đất từ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật
về nhà ở và thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai để bàn giao cho
Bộ Công an làm cơ quan chủ quản, quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa
chọn nhà đầu tư để triển khai thực hiện dự án đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội
theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên
quan phù hợp với nhu cầu của Bộ Công an.”;
g) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 38 như sau:
“6. Sĩ quan nghiệp
vụ và sĩ quan chuyên môn kỹ thuật được hưởng chính sách về đất ở, phụ cấp nhà ở,
được bảo đảm nhà ở công vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được
hưởng chính sách nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật.”;
h) Thay thế cụm từ “Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương” bằng cụm từ “Công an tỉnh, thành phố” tại điểm c khoản
1 Điều 24;
i) Thay thế cụm từ “Ủy ban Quốc phòng và An ninh” thành cụm từ “Ủy
ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại” tại điểm b khoản 1
Điều 25;
k) Bãi bỏ khoản 2 Điều 17.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Luật này
có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
1. Kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2025, Luật này được áp dụng như sau:
a) Các quy định
tại Điều 1 của Luật này được áp dụng để khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử và thi hành án đối với người thực hiện hành vi phạm tội từ 0 giờ
00 phút ngày 01 tháng 7 năm 2025;
b) Quy định
có lợi cho người phạm tội tại các điều 40, 63, 109, 110, 114, 194, 248, 250, 251, 353, 354 và 421 của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14
và Luật số 59/2024/QH15 (sau đây gọi là Bộ
luật Hình sự) được sửa đổi, bổ sung tại các khoản 1, 4, 5, 6,
7, 10, 18, 22, 23 và 29 Điều 1 của Luật này và các quy định khác có lợi cho
người phạm tội thì được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước
0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 7 năm 2025 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện hoặc
đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
c) Quy định
không có lợi cho người phạm tội tại các điều 63, 192, 193,
194, 195, 235, 236, 237, 238, 239, 240, 241, 242, 243, 244, 245, 246, 248, 249, 250, 251, 252, 255, 317, 353, 354, 355, 356, 357, 358 và 359 của Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ
sung tại các khoản 4, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18,
19, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 Điều 1 của Luật này và các quy định
khác không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng đối với những hành vi xảy
ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 7 năm 2025 mà sau thời điểm đó mới phát hiện
hoặc đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời
hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; trong trường hợp này, áp dụng quy định
tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự có hiệu lực trước 0 giờ
00 phút ngày 01 tháng 7 năm 2025 để giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản
4 Điều này;
d) Đối với
những hành vi phạm tội đã có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật trước 0 giờ 00 phút ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì không căn cứ vào những
quy định của Luật này có nội dung khác so với các điều luật đã được áp dụng khi
tuyên án để kháng nghị giám đốc thẩm; trường hợp kháng nghị dựa vào căn cứ khác
hoặc đã kháng nghị trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì việc xét xử giám đốc thẩm
được áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản này.
2. Hình phạt
tử hình đã tuyên trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 đối với người phạm tội về các tội
quy định tại các điều 109, 110, 114, 194,
250, 353, 354 và 421 của Bộ luật Hình sự hoặc thuộc
trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình
sự được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 của Luật này mà chưa thi hành
án thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định chuyển
hình phạt tử hình thành tù chung thân.
3. Hình phạt
tử hình đã tuyên trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 đối với người phạm tội về các tội
quy định tại Điều 248 hoặc Điều 251 của Bộ luật Hình sự mà
chưa thi hành án thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định
chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với các trường hợp sau:
a) Khối lượng,
thể tích chất ma túy được xác định trong bản án để quyết định hình phạt bằng hoặc
thấp hơn khối lượng, thể tích chất ma túy thấp nhất quy định tại khoản
5 Điều 248 hoặc khoản 5 Điều 251 của Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 18 Điều 1 của Luật này;
b) Khối lượng,
thể tích chất ma túy được xác định trong bản án để quyết định hình phạt lớn hơn
khối lượng, thể tích chất ma túy thấp nhất quy định tại khoản 5
Điều 248 hoặc khoản 5 Điều 251 của Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung tại
khoản 18 Điều 1 của Luật này mà người phạm tội không phải là người chủ mưu,
cầm đầu, chỉ huy hoặc không có 02 tình tiết tăng nặng trở lên.
4. Người
phạm tội về các tội quy định tại Điều 353 và Điều 354 của Bộ
luật Hình sự mà theo quy định tại khoản 2 Điều này được chuyển thành tù
chung thân thì vẫn áp dụng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 của
Luật này khi xét giảm mức hình phạt đã tuyên.
5. Hình phạt
tù chung thân đã tuyên trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 khi xét giảm mức hình phạt
đã tuyên đối với người phạm tội về các tội quy định tại Điều
353 và Điều 354 của Bộ luật Hình sự thì không áp dụng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 1 của Luật này khi xét giảm mức hình phạt
đã tuyên.
6. Trách nhiệm
triển khai, thi hành Luật này được quy định như sau:
a) Giao Tòa án
nhân dân tối cao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan tổ chức việc rà soát người
bị kết án tử hình thuộc diện được chuyển tử hình phạt tử hình thành tù chung
thân để thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức rà soát các văn bản có
liên quan để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hoặc đề nghị
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới
văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với quy định của Luật này.
Luật này
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2025.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Trần Thanh Mẫn
|