Bản án 970/2019/HS-PT ngày 10/12/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁNNHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 970/2019/HS-PT NGÀY 10/12/2019 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 10 tháng 12năm 2019 tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự phúc thẩm thụ lý số 659/2019/TLPT-HS ngày 10 tháng 9 năm 2019 đối với bị cáoNguyễn Thị Bích T do có kháng cáo của bị cáo đối với bản án hình sự sơ thẩm số 57/2019/HS-ST ngày 24/07/2019 của Tòa ánnhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Bị cáo có kháng cáo:

NGUYỄN THỊ BÍCH T, sinh năm 1980; giới tính: Nữ;ĐKNKTT và nơi ở: Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội; nghề nghiệp: Cán bộ trường đại học công nghiệp Việt- Hung; quốc tịch: Việt Nam; dân tộc: Mường; tôngiáo: Không; trình độ văn hóa 12/12; con ông: Nguyễn Văn C và bà Đinh Thị A; chồng: Dương Văn T có 02 con sinh năm 2006 và 2012; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo tại ngoại; có mặt.

Người bào chữa:

Ông Nguyễn Quang D, ông Nguyễn Đức E, luật sư văn phòng luật sư A&A Phan Tiến - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội; có mặt.

Bị hại không kháng cáo:

1- Ông Nguyễn Đức G, sinh năm 1955; trú quán: Huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; có mặt.

2- Anh Hán Danh P, sinh năm 1980; trú tại: Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ; vắng mặt

3- Chị Nguyễn Thu H, sinh năm 1989(vợ anh P); trú tại: Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội; vắng mặt.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không kháng cáo:

Chị Nguyễn Thị K, sinh năm: 1987; ĐKNKTT: Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; nơi ở: Quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội;có đơn xin mặt

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong tháng 3/2015, anh Hán Danh P đến chơi, ăn cơm tại nhà Nguyễn Thị Bích T. Tại đây, anh P có nói chuyện với T về việc vợ anh P là chị Nguyễn Thu H đã tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm.Nghe anh P nói chuyện như vậy, T nói với anh P là T có khả năng xin được cho vợ anh Pvào làm cán bộ biên chế tại bộ phận hành chính của trường Đại học Công nghiệp Việt Hưng là nơi T đang công tác. Thấy T nói vậy nên anh P đặt vấn đề nhờ T xin cho vợ mình vào cán bộ biên chế tại trường Đại học công nghiệp Việt Hung và được T đồng ý. Sau đó, anh P hỏi T chi phí xin việc cho chị H hết bao nhiêu tiền thì T bảo P đưa cho T số tiền 120 triệu đồng để T lo việc.

Đến tháng 4/2015, anh Lê Văn L, anh Chu Ngọc  đều là đồng nghiệp cùng công tác với anh P tại trường Trung cấp kỹ thuật thông tin đến chơi nhà anh P chơi. Tại đây, anh P nói chuyện với anh L, anh  về việc anh P nhờ được người xin việc cho vợ mình vào cán bộ biên chế trường Đại học công nghiệp Việt Hung. Do anh L, anh  cũng có vợ chưa xin được việc làm nên anh L nhờ anh P hỏi xin giúp cho vợ anh L là chị Lê Thị M và vợ anh Âlà chị Vũ Thị X. Sau đó, anh P gọi điện thoại cho T hỏi T có xin được việc cho 02 trường hợp như trên không thì được T nhận lời đồng ý xin cho chị M vào biên chế “Kế toán trường tiểu học hoặc THCS Tản Lĩnh và chị X vào biên chế “Giáo viên trường tiểu học hoặc THCS Tản Lĩnh”. T bảo anh P đưa trước cho T mỗi trường hợp là 100 triệu đồng để T lo việc. Anh P nói lại việc này cho anh L, anh  thì được anh L, anh  đồng ý.

Ngày 18/5/2015, anh L, anh  đến nhà anh P. Tại đây, anh Lvà anh  mỗi người đưa cho anh P số tiền 100.000.000 đồng để nhờ anh P xin việc cho chịM, chị X. Ngoài ra anh L, anh  mỗi người còn đưa cho anh P 01 bộ hồ sơ xin việc.

Cùng ngày 18/5/2015, anh P đưa toàn bộ số tiền 200.000.000 đồng trên cho T để nhờ T xin việc cho chị M, chị X.Sau khi nhận tiền, T viết cho anh P 01 “giấy vay tiền” ghi ngày 18/5/2015 có nội dung: T vay anh P số tiền 200.000.000 đồng. Ngoài ra, anh P khaicó đưa cho T 02 bộ hồ sơ xin việc của chịM, chị X.

Ngoài số tiền trên, anh Hán Danh P còn đưa cho T số tiền 120 triệu đồng tại nhà T để nhờ T xin cho chị Nguyễn Thu H (vợ anh P) vào cán bộ biên chế trường Đại học công nghiệp Việt Hung. Sau khi nhận tiền, T viết cho anh P 01 “giấy vay tiền” có nội dung T vay của anh P số tiền 120 triệu đồng.

Tng số tiền anh P đã đưa cho T để nhờ T xin việc cho chị H, M, X là 320 triệu đồng, T hứa hẹn với anh P là đến tháng 09/2015 sẽ xin được việc cho 03 trường hợp trên.

Khong tháng 01/2016, chị Đỗ Thị Thanh N nói chuyện với ông Nguyễn Đức G về việc chị được một người bạn giới thiệu là chị Nguyễn Thị K,sinh năm 1987(Trú tại: Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) có thể xin cho N vào làm kế toán tại Tổng công ty xăng dầu quân đội.Thấy chị N nói như vậy thì ông G bảo chị N hẹn gặp K để nói chuyện. Hai ngày sau, chị N và ông G hẹn gặp K tại một quán nước ở khu vực chợ Nghệ thuộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội để trao đổi xin việc cho N. Quá trình nói chuyện, K nói với ông G và N là K có một xuất vào làm kế toán tại Tổng công ty xăng dầu quân đội với chi phí là 250 triệu đồng, sau khi đưa tiền khoảng 01 tuần là được đi làm. Ông G đồng ý nhờ K xin việc cho chị N. Ông G muốn giao dịch tại nhà K nên K đồng ý và cho ông G địa chỉ nhàK. G bảo K chuẩn bị cho G một bộ hồ sơ xin việc theo mẫu bán sẵn. Sau đó, ông G cùng với chị N và bố đẻ của chị N là ông Đỗ Văn O, sinh năm 1965(Trú tại: Huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) đến nhà K để thỏa thuận về vấn đề xin việc cho chị N. Tại đây,K bảo ông G phải đưa trước cho K số tiền 30 triệu đồng để đặt cọc xin việc cho chị N nhưng do chưa chuẩn bị đủ tiền nên ông G chỉ đưa cho K số tiền 10 triệu đồng. K nhận số tiền 10 triệu đồng và viết 01 giấy biên nhận ghi là “giấy vay tiền” có nội dung K vay của ông G số tiền 10 triệu đồng. Ngoài số tiền 10 triệu đồng thì K còn nhận 01 bộ hồ sơ xin việc của chị Đỗ Thị Thanh N. Ngày 26/01/2016, K đến nhà ông O, tại đây ông G trực tiếp đưa cho K số tiền 20 triệu đồng, sau khi nhận tiền, K viết một biên nhận ghi là “giấy vay tiền” có nội dung là K vay của ông G số tiền 30 triệu đồng (K và ông G thống nhất với nhau là tính cả số tiền 10 triệu đồng K nhận trước đó và số tiền lần này viết vào cùng 01 giấy biên nhận).

Ngày hôm sau, K lại gọi điện bảo ông G đưa hết số tiền còn lại cho K để xin việc cho N, ông G đồng ý và tiếp tục bảo K đến nhà ông O (bố đẻ của Nga) để lấy tiền.

Ngày 28/01/2016, tại nhà ông O, ông G trực tiếp đưa cho K số tiền 220 triệu đồng, khi giao tiền thì ông G và K cũng thống nhất với nhau là sẽ gộp cả những lần đưa tiền trước để viết vào cùng 01 giấy biên nhận nên K viết cho ông G một giấy biên nhận ghi là “giấy vay tiền” với nội dung K vay của ông G số tiền 250 triệu đồng. Chiều ngày 28/01/2016, K hẹn gặp T tại cửa hàng kinh doanh quần áo thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội để đưa tiền và nhờ T xin việc cho N vào làm kế toán Tổng công ty xăng dầu quân đội. Tại đây, K nói với T là K đưa cho T số tiền 240 triệu đồng là tiền K nhận của gia đình N để nhờ T xin việc cho N. Trước khi đưa tiền, K và T thỏa thuận với nhau là T sẽ trả luôn cho K số tiền 140 triệu đồng mà T vay của K ngày 13/08/2015 nên K chỉ cần đưa cho Thủy 100 triệu đồng tiền mặt để nhờ T xin việc cho N và gạch giấy vay 140 triệu đồng mà T vay của K ngày 13/08/2015. Sau khi nhận số tiền trên, T viết một giấy biên nhận có nội dung T vay K số tiền 240 triệu đồng. K khai đối với số tiền 10 triệu đồng còn lại mà K nhận từ gia đình N thì K giữ lại vì T với K đã thỏa thuận với nhau từ trước là nếu K nhận xin việc được trường hợp của N thì K sẽ được nhận 10 triệu đồng tiền công. Tuy nhiên, T khai ngày 28/01/2016, khi K đưa cho T số tiền 240 triệu đồng trên, K không nói với T là K giữ lại 10 triệu đồng tiền công và T không biết việc K đã nhận đủ 250 triệu đồng từ gia đình N. Mặc dù K chỉ đưa cho T số tiền 240 triệu đồng ít hơn với chi phí T đưa ra để xin việc cho N (250 triệu đồng), nhưng T vẫn đồng ý nhận vì số tiền chi phí 250 triệu đồng xin việc cho N là do Thủy tự nghĩ ra, T chưa chi cho K khoản tiền nào.

Sau khi nhận số tiền 100 triệu đồng tiền mặt từ K nêu trên, T sử dụng chi tiêu cá nhân hết.

Với nội dung trên, tại bản án hình sự sơ thẩm số 57/2019/HSST ngày 24/7/2019 Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đãquyết định:

Tuyên bố: Nguyễn Thị Bích T phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” Áp dụng: Điểm a khoản 3 khoản 5 Điều 139; điểm b khoản 1 điều 46; điểm g khoản 1 điều 48; điều 38 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xử phạt: Nguyễn Thị Bích T 09(chín) năm tù. Hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Phạt bổ sung đối với bị cáo 10.000.000(mười triệu) đồng.

Ngoài ra bản án còn quyết định bồi thường dân sự, xử lý vật chứng, án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 25/7/2019 bị cáo Nguyễn Thị Bích T kháng cáo kêu oan.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và đưa ra các nội dung kháng cáo, cụ thể: Bản án sơ thẩm quy kết bị cáo là không có căn cứ, không khách quan, gây oan sai cho bị cáo. Quá trình điều tra xét xử có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm là anh P và chị K;các cơ quan tiến hành tố tụng làm sai lệch vụ án, bỏ ra ngoài hồ sơ tài liệu điều tra; trục lợi, vòi tiền chưa được làm rõ để xử lý trong cùng vụ án.

Đi diện viện kiểm sát thành phố Hà Nội có quan điểm:

Căn cứ lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra và các tài liệu có trong hồ sơ, tòa án sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Bích T về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với tổng số tiền 360 triệu đồng là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan. Căn cứ tính chất hành vi phạm tội, nhân thân và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tòa án sơ thẩm đã áp dụng hình phạt 9 năm tù đối với bị cáo là có phần nghiêm khắc, đề nghị hội đồng xét xử sửa án sơ thẩm giảm hình phạt cho bị cáo với mức hình phạt từ 8 năm đến 8 năm 6 tháng tù.

Về trách nhiệm dân sự đề nghị hội đồng xét xử xem xét lại việc tòa án sơ thẩm tuyên bị cáo và chị Nguyễn Thị K phải liên đới bồi thường cho ông Nguyễn Đức G là không đúng. Đề nghị buộc bị cáo phải trả chị K số tiền 240 triệu, chị K phải trả ông G 250 triệu.

Luật sư bào chữa cho bị cáo có quan điểm được tóm tắt như sau:

- Không đồng tình với kết luận buộc tội bị cáo. Cơ quan điều tra suy diễn theo hướng có tội, không có tài liệu nào chứng minh bị cáo có tội. Giấy vay tiền giữa bị cáo và anh P, chị K không liên quan đến vấn đề nhờ xin việc, các tin nhắn không được thu thập từ nguồn khởi tạo mà chỉ từ một phía là anh P mà tại phiên tòa anh P lại không có mặt để thẩm tra lời khainên không thỏa mãn yếu tố cấu thành tội là gian dối và chiếm đoạt tài sản.

- Mọi xuất phát điểm đều từ anh P và chị K, anh P là người nhận tiền của anh L và anh Â. Chị K là người trực tiếp nhận tiền của ông G nhưng lại không xử lý đối với anh P, chị K là bỏ lọt tội phạm.

- Cơ quan điều tra đã triệu tập bị cáo nhiều lần ghi lời khai nhưng không có trong hồ sơ, có dấu hiệu của việc bỏ ra ngoài hồ sơ tài liệu điều tra, vi phạm tố tụng, cụ thể có 26 lần triệu tập nhưng không có 26 lời khai trong hồ sơ. Ngoài ra cơ quan điều tra, viện kiểm sát còn có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, làm sai lệch hồ sơ vụ án.

Với những căn cứ trên đềnghịhội đồng xét xửhủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Tn cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

Về hình thức: Kháng cáo của bị cáo trong thời hạn quy định của pháp luật nên được chấp nhận để xem xét theo trình tự phúc thẩm.

Về nội dung:

Xét yêu cầu kháng cáo của bị cáo hội đồng xét xử thấy rằng:

1) Về kháng cáo kêu oan:

Tại cơ quan điều tra bị cáo Nguyễn Bích T khai nhận không có khả năng xin việc nhưng để có tiền trả nợ và chi tiêu cá nhân bị cáo vẫn hứa hẹn và nhận tiền của anh P và chị K. Tháng 5/2015 T đã nhận 120 triệu đồng của anh P để xin việc cho chị H vợ anh P và nhận 200 triệu đồng từ anh P để xin việc cho chị Lê Thị M(vợ anh L) và chị Vũ Thị X (vợ anh Â), số tiền 200 triệu đồng này T đã chuyển cho chị Đinh Thị Q ở Minh Quang, Ba Vì Hà Nội. Đến nay T đã trả lại hết 320 triệu cho anh P. Tháng 1/2016 T nhận của K 240 triệu để xin việc cho chị N, số tiền này Tđã phải vay để trả hết cho K. Toàn bộ giấy nhận tiền ghi là vay vì đây là việc tế nhị mặt khác nếu không xin được thì trả lại là xong.

Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm bị cáo thay đổi lời khai cho rằng bị cáo không lừa đảo chiếm đoạt tiền của anh P, số tiền 320 triệu đồng nhận của anh P là bị cáo vay để giải quyết việc gia đình, có giấy vay và đã trả hết. Anh P có nhờ bị cáo xin việc cho vợ anh P và vợ hai bạn anh P nhưng chỉ là giai đoạn tìm hiểu thăm dò xem ở đâu có thì mách cho anh P, không có việc nhận hồ sơ, nhận tiền. Còn trường hợp ông G, chị N bị cáo không hề quen biết, việc hứa hẹn với ông G là do chị K, bị cáo không liên quan. Bị cáo có vay của chị K 240 triệu đồng nhưng đã được quyết toán trong tổng số tiền 528 triệu mà bị cáo và chị K đã chốt nợ từ ngày 15/01/2016 đến ngày 11/3/2016.

Ngoài ra bị cáo còn đưa ra một số lý do để bác bỏ lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra và các chứng cứ cơ quan điều tra sử dụng kết tội bị cáo. Cụ thể: Về nội dung ghi âm anh L nộp là do anh P sắp đặt bố trí vì trước đó anh P nhờ bị cáo nếu có ai hỏỉ thì cứ nhận là đang xin hộ việc anh P nhờ; Tiền bị cáo nhận từ anh P và chị K đều là tiền vay, đúng theo giấy bị cáo đã viết, việc bị cáo nhận tại cơ quan điều tra là do điều tra viên ép cung, đọc cho bị cáo viết, bị cáo có xuất trình tài liệu ghi âm về nội dung này. Kết quả tin nhắn cơ quan điềutra sử dụng thì chỉ lấy ở máy điện thoại của anh P và chị Kkhông được thu thập từ nhà mạng cung cấp nên không khách quan.

Xét thấy: Lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra về việc nhận tiền của anh P và chị K để xin việc cho chị H, chị X, chị M và chị Nphù hợp với các tài liệu có trong hồ sơ. Cụ thể: Phù hợp với lời khai của anh Hán Danh P và chị Nguyễn Thị K; hai giấy vay tiền 200 triệu đồng và 120 triệu đồng do anh P nộp có chữ ký của T; giấy thu tại nhà Tcó chữ viết của T ghi 120 triệu đồng anh P đưa nhờ tôi xin việc cho vợ anh P; kết quả mở tin nhắn trong máy điện thoại của anh Pthể hiện nội dung trao đổi giữa anh P và T về việc nhờ xin việc cho vợ anh P; lời khai của anh L (bạn anh P) khai anh P dẫn anh L đến nhà T, T giới thiệu là người xin việc cho vợ anh; bản ghi âm do anh L nộp đã được giám định là giọng nói của T nhận đang trong quá trình xin việc cho chị H, chị X và chị M; giấy vay tiền 240 triệu đồng có chữ ký của T do chị K nộp; kết quả mở tin nhắn trong máy điện thoại của chị K thể hiện nội dung trao đổi giữa K và T về việc đòi lại tiền nhận của ông G xin việc cho chị N; lời khai của ông G, chị N xác nhận T là người đi cùng K và nhận là người đứng ra xin việc cho N.

Việc bị cáo đưa ra các lý do để bác bỏ lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra là không có căn cứ. Tài liệu ghi âm bị cáo xuất trình không thể hiện việc ép cung. Nội dung tin nhắn cơ quan điều tra thu thập từ máy của anh P và chị K đã được giám định là không có cắt ghép tin nhắn nên là chứng cứ khách quan.Tại cơ quan điều tra bị cáo khai giấy nhận tiền ghi là vay vì đây là việc tế nhị mặt khác nếu không xin được thì trả lại là xong cũng phù hợp với lời khai của anh P và chị H.

Về số tiền chiếm đoạt:

Trường hợp của anh Hán Danh P: Bị cáo khai đã trả hết tiền cho anh P và xuất trình giấy trả tiền 190 triệu có chữ ký của anh P và 110 triệu đồng không có chữ ký anh P. Xét thấy tại cơ quan điều tra anh P chỉ thừa nhận bị cáo đã trả cho anh 190 triệu đồng có chữ ký của anh còn số tiền 110 triệu đồng do bị cáo tự viết anh không thừa nhận, bị cáo đưa ra người làm chứng về việc trả tiền là chị Ngô Thị S song chị S cũng chỉ thừa nhận có nhìn thấy bị cáo đưa tiền cho anh P nhưng cũng không biết là tiền gì và cụ thể bao nhiêu. Vì vậy không đủ cơ sở xác định bị cáo đã trả hết tiền cho anh P như lời khai của bị cáo.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị K: Bị cáo cũng khai đã trả hết chị K nằm trong số tiền 528 triệu đồng bị cáo chốt nợ với K, có chữ ký của chị K nhưng chị K không thừa nhận. Xét thấygiấy chốt nợ do bị cáo nộp ghi ngày 15/1/2016 tổng số tiền T trả K là 528 triệu đồng nhưng giấy vay tiền do chị K xuất trình ghi T nhận của K 240 triệu đồng vào ngày 28/01/2016 là sau ngày chốt nợ, phần ghi ở dưới ngày 11/3/2016 có chữ ký của T trong giấy chốt nợ không có căn cứ liên quan đến nội dung chốt nợ vì viết sau chữ ký chị K. Vì vậy không có cơ sở xác định T đã trả chị K số tiền 240triệu đồng.

Vì vậy có đủ cơ sở kết luận: Nguyễn Thị Bích T đã dùng thủ đoạn đưa ra thông tin có khả năngxin việc vào làm ở cơ quan nhà nước để nhận tiền120 triệu đồng của anh Hán Danh P và 240 triệu đồng từ chị Nguyễn Thị Khứa xin việc cho chị H vợ anh P và chị Đỗ Thị Thanh N, sau đó chiếm đoạt chi tiêu cá nhân. Tòa án nhân dân huyện Ba Vì đã xét xử bị cáo Nguyễn Thị Bích T tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” là có căn cứ đúng pháp luật, không oan. Tuy nhiên đối với hành vi bị cáo nhận 200 triệu đồng từ anh P để xin việc cho vợ anh L và vợ anh Â, bị cáo khai số tiền này bị cáo giao toàn bộ cho Đinh Thị Q ở Ba Vì, Hà Nội, ngoài lời khai của bị cáo không có giấy tờ bằng chứng nào khác về việc giao tiền cho Qnhưng cơ quan điều tra lại tách hành vi này của bị cáo do chưa lấy được lời khai của Đinh Thị Q là không có cơ sở, chưa giải quyết triệt để vụ án. Kiến nghị cơ quan điều tra công an huyện Ba Vì tiếp tục điều tra làm rõ hành vi này của bị cáo để tránh bỏ lọt hành vi phạm tội.

2) Về kháng cáo bỏ lọt tội phạm: Bị cáo cho rằng cơ quan tố tụng huyện Ba Vì đã bỏ lọt tội phạm là anh Hán Danh P và chị Nguyễn Thị K.

Xét thấy: Trường hợp anh Nguyễn Danh P trong vụ án này xác định là bị hại còn việc anh P nhận tiền của anh L và anh  giao cho bị cáo cơ quan điều tra đã tách để điều tra xử lý sau nên trong vụ án này không xem xét việc anh P có đồng phạm với bị cáo hay không trong việc nhận tiền của anh L và anh Â.

Trường hợp chị Nguyễn Thị K cơ quan điều tra xác định chị K không bàn bạc thỏa thuận với bị cáo về việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của ông G, K tin tưởng T xin được việc nên đã nhận tiền của ông G để hưởng chênh lệch nên không xem xét trách nhiệm hình sự đối với K.Tại cơ quan điều tra Nguyễn Thị K khai ngoài lần nhận tiền của ôngG, K còn nhờ T xin việc cho một số người khác vào các cơ quan như trường học, bệnh viện… nhưng K không nhớ thông tin cá nhân các trường hợp này chỉ nhớ trường hợp chị Nguyễn Thị Kim R nhưng chị R cũng không xuất trình được tài liệu về việc giao nhận tiền. Vì vậy chưa đủ cơ sở xác định rõ ý thức chủ quan của K có biết việc T lừa đảo chiếm đoạt tài sản không để xác định vai trò đồng phạm. Tòa án cấp sơ thẩm đã kiến nghị công an huyện Ba Vì tiếp tục điều tra xem xét hành vi của Nguyễn Thị K và những người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật là có căn cứ.

3) Về kháng cáo vi phạm tố tụng của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát:

- Bị cáo và luật sư bào chữa cho rằng có dấu hiệu của việc cơ quan điều tra bỏ ra ngoài tài liệu điều tra là biên bản lấy lời khai của bị cáo tuy nhiên tài liệu bị cáo xuất trình không đủ cơ sở chứng minh lời khai này của bị cáo.

- Cán bộ tiến hành tố tụng có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu. Nội dung này cơ quan điều tra đã có kết luận không liên quan đến vụ án. Tòa án chỉ xét xử những hành vi mà cơ quan điều tra khởi tố và viện kiểm sát truy tố. Nếu bị cáo có bằng chứng có quyền làm đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu làm rõ.

Với những phân tích trên không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Bích T. Căn cứ vào tính chất hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì hình phạt 09 năm tù mà tòa án sơ thẩm đã quyết định đối với bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật, cần giữ nguyên án sơ thẩm về hình phạt.

Về phần quyết định trách nhiệm dân sự đối với ông Nguyễn Đức G, tòa án sơ thẩm đã quyết địnhbuộc Nguyễn Thị Bích T và Nguyễn Thị K phải liên đới bồi thường cho ông G và không phân chia kỷ phầnlà chưa chính xác vì trong vụ án này không xác định Nguyễn Thị K đồng phạm với T nên không thể liên đới bồi thường. Cần sửa lại phần quyết định về dân sự đối với ông Nguyễn Đức G để đảm bảo việc thi hành án và quyền lợi của bị hại. Buộc Nguyễn Thị Bích T phải trả Nguyễn Thị K số tiền 240 triệu đồng, Nguyễn Thị K phải trả ông Nguyễn Đức G số tiến 250 triệu đồng. Xác nhận Nguyễn Thị K đã trả ông G 26 triệu đồng.

Bị cáo không được chấp nhận kháng cáo nên phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ điểm b khoản 1 điều 355, điều 357 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH/14 ngày 30/12/2016 về án lệ phí tòa án.

- Sửa một phần bản án hình sự sơ thẩm số 57/2019/HSST ngày 24/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội về phần quyết định dân sự đối với ông Nguyễn Đức G.

- Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Bích T. Giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm số57/2019/HSST ngày 24/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội về hình phạt.

Áp dụng: Điểm a khoản 3 khoản 5 điều 139; điểm b khoản 1 điều 46; điểm g khoản 1 điều 48; điều 33; điều 42 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xử phạt: Nguyễn Thị Bích T 09(chín) năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

Phạt bổ sung đối với bị cáo số tiền 10.000.000(mười triệu) đồng.

Về trách nhiệm dân sự:

Buộc bị cáo phải trả cho anh Hán Danh P số tiền 120.000.000(một trăm hai mươi triệu) đồng.

Buộc bị cáo phải trả cho chị Nguyễn Thị K số tiền 240.000.000(hai trăm bốn mươi triệu đồng). Nguyễn Thị K phải trả ông Nguyễn Đức G số tiền 250.000.000(Hai trăm năm mươi triệu) đồng, xác nhận K đã trả ông G số tiền 26.000.000(hai sáu triệu) đồng.

- Bị cáo phải chịu án 200.000 đồng án phí hình sự phúc thẩm.

- Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

249
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 970/2019/HS-PT ngày 10/12/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:970/2019/HS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hà Nội
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 10/12/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về