Bản án 406/2019/HSPT ngày 18/07/2019 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

BẢN ÁN 406/2019/HSPT NGÀY 18/07/2019 VỀ TỘI SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 18 tháng 7 năm 2019, tại trụ sở, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thụ lý số 1008/2018/TLPT-HS ngày 07 tháng 12 năm 2018 đối với bị cáo Nguyễn Văn Tr, Trần Thị T phạm tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” do có kháng cáo của các bị cáo đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 375/2018/HSST ngày 09/10/2018 của Toà án nhân dân thành phố H.

Các bị cáo có kháng cáo:

1. Nguyễn Văn Tr sinh ngày 25/10/1983 tại H; Nơi ĐKHKTT và chỗ ở: Số 36B ngõ 8 Khu tập thể xăng dầu, tổ dân phố 4, phường V, quận H, thành phố H; Nghề nghiệp: Kinh doanh; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: Lớp 12/12; Con ông Nguyễn Văn Th, sinh năm 1960 và bà Lê Thị Ng, sinh năm 1963; mẹ nuôi Nguyễn Thị Ng, sinh năm 1947; Gia đình có 05 anh em, bị cáo là con thứ 4; có vợ là Trịnh Hồng H, sinh năm 1984; có 02 con, lớn sinh năm 2011, nhỏ sinh năm 2012. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị bắt tạm giữ, tạm giam ngày 17/11/2016 đến ngày 13/7/2017 được thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (có mặt).

2. Trần Thị T sinh ngày 16/01/1986 tại N; Nơi ĐKTT: Xã X, huyện X, tỉnh N; Chỗ ở: Số 60 ngõ 99 Đ, phường Đ, quận H, thành phố H; Nghề nghiệp: Không; Quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không; Trình độ học vấn: Lớp 12/12; Con ông Trần Văn B, sinh năm 1951 và bà Trần Thị M, sinh năm 1957; Gia đình có 04 anh chị em, bị cáo là con thứ 2. Tiền án, tiền sự: Không. Bị cáo bị bắt tạm giữ ngày 17/11/2016 đến ngày 25/11/2016 được thay đổi biện pháp ngăn chặn bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú (có mặt).

Ngưi bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Tr: Luật sư Nguyễn Đức Kiên và Luật sư Lê Quang Trực – Đoàn Luật sư thành phố H (có mặt);

Ngưi bào chữa cho bị cáo Trần Thị T: Luật sư Tạ Văn Tú và Luật sư Phạm Đức Thảo, Công ty luật An Quốc – Đoàn Luật sư thành phố H (có mặt);

Nguyên đơn dân sự: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam do ông Phạm Đình Ph, Chuyên viên chính Ban pháp chế làm đại diện theo ủy quyền (Văn bản ủy quyền số 2191/GUQ-VNPT-PCTT ngày 08/5/2018).

Ngoài ra, trong vụ án còn có các bị cáo khác không có kháng cáo, kháng nghị, Tòa án không triệu tập 

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khong cuối năm 2014, Phạm Ngọc A (tên gọi khác Phạm Văn T) quen biết đối tượng người Trung Quốc tên là Ngô Kh Kh, kinh doanh điện thoại tại Trung tâm thương mại V Plaza (chợ V 2) thành phố M, tỉnh Q. Cuối năm 2015, Kh gặp mặt và đặt vấn đề nhờ A tìm địa điểm ở thành phố H, thành phố M để lắp đặt các thiết bị chuyển phát sóng, Kh thỏa thuận mỗi tháng trả cho A từ 10.000.000đ (Mười triệu đồng) đến 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng). A biết chức năng của thiết bị là chuyển phát sóng, chuyển lưu lượng quốc tế về Việt Nam (sau này xác định là thiết bị viễn thông VoIP GSM Gateway, gọi tắt là “thiết bị”) không qua nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm chiếm đoạt cước viễn thông, nhưng vẫn nhận lời. A liên hệ với các đối tượng đã có quan hệ quen biết khi kinh doanh sim, thẻ điện thoại gồm: Nguyễn Văn Tr, Nguyễn Văn T2 và Trần Thị T (do Nguyễn Văn Tr giới thiệu) để thuê địa điểm lắp đặt, mỗi tháng A trả tiền cho mỗi địa điểm lắp đặt là 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng)/01 thiết bị. Sau đó, A thông báo cho Kh để thuê người chuyển các thiết bị đến thành phố M, tỉnh Q cho A để tiến hành lắp đặt. (BL 395-396, 468, 481- 482) Kh cho người từ Trung Quốc sang M, Q để hướng dẫn A cách thức lắp đặt, cài đặt thiết bị. A là người trực tiếp lắp đặt, cài đặt các thiết bị tại nhà ở, cửa hàng và nơi thuê trọ của Tr, T2, T, các bị can này cung cấp ID, mật khẩu phần mềm “Teamviewer” (cho phép điều khiển máy tính từ xa) để A chuyển cho Kh ở Trung Quốc cài đặt, ký hiệu mã số cho mỗi thiết bị và báo cho A biết. Trong quá trình hoạt động, thiết bị có vài lần xảy ra trục trặc, không ổn định ở cả 04 địa điểm lắp đặt, A đã gọi điện thoại thông báo và hướng dẫn cho Tr, T, T2 thao tác nhấn nút “reset” ở thân thiết bị, sử dụng máy tính kết nối Internet, cung cấp ID, mật khẩu truy cập vào phần mềm “Teamviewer” cho A để cung cấp lại cho phía Kh ở Trung Quốc cài đặt, sửa chữa đến khi thiết bị hoạt động ổn định. (BL 386, 392, 531-532, 621-622, 679-680) Tổng cộng A đã lắp đặt 08 thiết bị tại thành phố H, cụ thể:

Ln thứ nhất: Cuối tháng 10/2015, A rủ anh Ngô Tiến M đi lắp đặt thiết bị viễn thông cho một số người, anh M không biết mục đích phạm tội của A nên đã đồng ý. A và anh M đã lắp đặt 01 thiết bị tại nhà của Nguyễn Văn Tr ở số 36B ngõ 8, Nguyễn Khuyến, phường Văn Quán, quận H, TP H; 01 thiết bị tại Công ty Phú Thịnh của Tr ở số 49 L, phường Tr, quận N, thành phố H. Sau khi lắp đặt xong thì thiết bị tại Công ty PT không hoạt động nên A đã hướng dẫn cho Tr mang sang lắp đặt tại cửa hàng bán đồ hạt dinh dưỡng của vợ Tr là Trịnh Hồng H ở số 48 L, phường Tr, quận N, thành phố H. Đồng thời Tr cung cấp ID và password phần mềm Teamviewer cho A để chuyển sang Trung Quốc cài đặt. Thông qua sự giới thiệu của Tr, A đã lắp đặt 01 thiết bị tại nhà trọ của Trần Thị T ở số 60, ngõ 99, Đ, phường Đ, quận H, TP H.

Cùng thời gian này, A lắp đặt 01 thiết bị tại nhà cửa Nguyễn Văn T2 ở số 17/3 ngõ 22, tổ 12 đường Tr, phường Ph, quận H, TP H. (BL 422, 423, 481, 482, 515, 516, 571, 572, 579, 580, 615, 616, 679 - 680).

Ln thứ hai: Vào khoảng tháng 3/2016, Kh tiếp tục chuyển cho A 04 (bốn) thiết bị qua đường “tiểu ngạch” để lắp đặt thêm 01 thiết bị vào mỗi địa điểm nêu trên và thỏa thuận trả thêm cho A 10.000.000 đ (Mười triệu đồng)/tháng, tồng cộng là 20.000.000 đ (Hai mươi triệu đồng)/tháng. A tiếp tục đặt vấn đề lắp đặt thêm thiết bị với Tr, T2, T và nói đây là các thiết bị bên Trung Quốc thuê lắp đặt. Tr, T2, T đều có nhiều năm kinh doanh dịch vụ viễn thông, biết được các thiết bị viễn thông do A lắp đặt không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là thiết bị nhằm chiếm đoạt cước viễn thông, nhưng do được hưởng lợi từ việc cho thuê địa điểm lắp đặt và muốn giữ mối bán hàng sim thẻ điện thoại, nên đồng ý. Kh cho người chuyển thiết bị sang qua đường “tiểu ngạch” giao cho A. A rủ anh Bùi Đức C đi lắp đặt, anh C không biết mục đích phạm tội của A, nên đã đồng ý. A thỏa thuận trả thêm 1.000.000đ (Một triệu đồng)/01 thiết bị/01 tháng cho Tr và T, tổng cộng mỗi điểm trả 2.500.000đ (Hai triệu năm trăm nghìn đồng)/02 thiết bị/tháng. Riêng T2 vì giữ mối kinh doanh sim thẻ, nên không yêu cầu phải trả tiền thuê địa điểm, nhưng tháng 9/2016 A vẫn chuyển cho T2 5.000.000đ (Năm triệu đồng). (BL 468, 481, 482, 571-572, 579, 580, 615, 616, 679, 680).

Ln thứ ba: Vào tháng 9/2016, Kh tiếp tục đề nghị A tìm thêm địa điểm mới để lắp đặt thiết bị. A nhờ Tr giới thiệu địa điểm lắp đặt tại nhà ở của Lê Thị Ph là nhân viên của Tr ở đội 10, thôn S, xã T, huyện th, TP H. A rủ bạn là anh Dương Minh Ph đi cùng, anh Ph không biết mục đích phạm tội của A nên đã đồng ý. A và anh Ph mang 01 thiết bị đến lắp đặt tại nhà Phượng, nhưng thiết bị không hoạt động được. (BL 393, 394, 468, 469, 481, 529) Tháng 11/2016, A được T giới thiệu đến lắp đặt tại nhà trọ của Trần Thị T (em gái T), A đã liên hệ và chuyển 03 thiết bị bằng xe khách cho T mang về cất giữ tại nhà trọ. (BL 469, 481, 617). Ngày 17/11/2016, Đoàn thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện, thu giữ 11 thiết bị và xác định 08 thiết bị tại 04 địa điểm gồm nhà ở của Tr, T2; cửa hàng của Vợ Tr và nhà trọ của T (đã nêu cụ thể ở phần trên) đang hoạt động chuyển cuộc gọi quốc tế về Việt Nam và đã chuyển tài liệu và toàn bộ vật chứng của vụ án (có thống kê vật chứng kèm theo) cho Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an để điều tra làm rõ vụ án. (BL 08- 45; 766 - 785). Ngày 13/02/2017, Phượng đã giao nộp 01 thiết bị cho Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Ngày 11/5/2017, Bộ Thông tin & Truyền thông (Bộ TT&TT) có Kết luận giám định, kết luận: “Các thiết bị mà Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã thu giữ là thiết bị viễn thông, có tên tiếng Anh “VoIP GSM Gateway”.

- Về tính năng: Các thiết bị này có khả năng kết nối với thiết bị viễn thông khác qua mạng Internet, đồng thời có khả năng hỗ trợ truy nhập mạng viễn thông di động sử dụng công nghệ GSM; hỗ trợ chuyển tiếp cuộc gọi điện thoại từ một thuê bao viễn thông đến một thuê bao viễn thông khác sử dụng công nghệ thoại qua giao thức Internet.

- Về nguyên lý hoạt động: 08 thiết bị VoIP GSM Gateway cung cấp chức năng định tuyến trực tiếp các cuộc gọi điện thoại giữa các thiết bị viễn thông sử dụng giao thức Internet (Internet Protocol) và mạng viễn thông di động sử dụng công nghệ GSM; trên cơ sở SIM được cắm vào các khe SIM trên thân thiết bị hoặc được kết nối với thiết bị quản trị SIM (SIM Bank), thiết bị có thể truy nhập và kết nối với mạng viễn thông di động; đồng thời có thể chuyển tiếp cuộc gọi (tín hiệu thoại) từ mạng GSM sử dụng công nghệ truyền dẫn TDM thành gói tin gắn địa chỉ IP và chuyển sang một thiết bị viễn thông tiếp theo có cùng giao thức trên môi trường Internet.

- Với tính năng, nguyên lý hoạt động như trên, các thiết bị viễn thông này được lắp đặt tại 04 địa điểm để thực hiện chuyển các cuộc gọi từ nước ngoài về Việt Nam thành cuộc gọi trong nước mà không thông qua hệ thống kiểm soát cước quốc tế để chiếm đoạt tiền cước của nhà mạng trong nước. Qua tính toán, xác định của Tổ giám định, thì cơ quan tổ chức bị thiệt hại là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Tổng số tiền thiệt hại do hành vi phạm tội mà các bị can gây ra là 3.581.321.473 đồng (Ba tỷ, năm trăm tám mốt triệu, ba trăm hai mươi mốt nghìn, bốn trăm bảy mươi ba đồng).

- Do thiết bị VoIP GSM Gateway có tính năng như một thiết bị đầu cuối nên thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-BTTTT ngày 19/3/2014 của Bộ TT và TT. Vì vậy theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009 và quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 21/10/2011 của Bộ TT và TT, 08 VoIP GSM Gateway phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng. Tuy nhiên sau khi kiểm tra, xem xét thực tế cả 08 VoIP GSM Gateway không được gắn dấu hợp quy (BL số: 796-803).

Ngày 21/8/2017, Bộ TT&TT đã có Công văn số 3007/BTTTT-PC xác định các nội dung theo kết luận giám định ngày 11/5/2017: “... 08 thiết bị mà các đối tượng lắp đặt, kết nối vào mạng viễn thông công cộng Việt Nam là VoIP GSM Gateway, không được gắn dấu hợp quy. Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 21/10/2011 của BTT&TT để chuyển các cuộc gọi từ nước ngoài về Việt Nam thành cuộc gọi trong nước mà không thông qua hệ thống kiểm soát cước quốc tế...; tổ chức bị thiệt hại là Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), đã bị thiệt hại số tiền 3.581.321.473 đồng”. (BL 804-805).

Ngày 16 tháng 5 năm 2018, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã trưng cầu giám định thiệt hại tại 4 địa điểm các bị can đã thực hiện chuyển cuộc gọi từ nước ngoài về Việt Nam thành cuộc gọi trong nước, Hội đồng giám định của Bộ thông tin truyền thông đã kết luận thiệt hại như sau:

+ Trần Thị T: Địa điểm số 60, ngố 99, Đ, phường Đ, quận H, thành phố H, lưu lượng 1.737.629 phút; số tiền cước đã thanh toán 6.959.260đ (Sáu triệu chín trăm năm mươi chín nghìn hai trăm sáu mươi đồng); thiệt hại 1.112.114.650đ (Một tỷ, một trăm mười hai triệu, một trăm mười bốn nghìn, sáu trăm năm mươi đồng).

+ Nguyễn Văn T2: Địa điểm số 17/3 ngõ 22, tổ 12 đường Tr, phường Ph, quận H, TP. H, lưu lượng 1.282.115 phút; số tiền cước thanh toán 6.079.700đ (Sáu triệu không trăm bảy mươi chín nghìn bảy trăm đồng), thiệt hại 819.632.490đ (Tám trăm mười chín triệu, sáu trăm ba mươi hai nghìn, bốn trăm chín mươi đồng).

+ Nguyễn Văn Tr: Địa điểm tại số 48 L, phường Tr, quận N, thành phố H, lưu lượng 978.490 phút; số tiền cước đã thanh toán 5.388.900đ (Năm triệu ba trăm tám mươi tám nghìn chín trăm đồng); thiệt hại 624.781.655 đồng (Sáu trăm hai bốn triệu, bảy trăm tám mốt nghìn, sáu trăm năm năm đồng); địa điểm tại số 36B ngõ 8, N, phường V, quận H, thành phố H, lưu lượng 1.595.009 phút; số tiền cước đã thanh toán 2.430.600đ (Hai triệu bốn trăm ba mươi nghìn đồng, sáu trăm đồng); thiệt hại 1.024.792.679 đồng (Một tỷ, không trăm hai mươi bốn triệu, bảy trăm chín hai nghìn, sáu trăm bảy chín đồng). Tổng hai địa điểm Tr đã gây thiệt hại là 1.649.574.334 đ (Một tỷ, sáu trăm bốn chín triệu, năm trăm bảy tư ngàn, ba trăm ba tư đồng).

Kết luận giám định đã xác định, tổng số tiền thiệt hại trên là 3.581.321.473đ (Ba tỷ, năm trăm tám mốt triệu, ba trăm hai mươi mốt nghìn, bốn trăm bảy mươi ba đồng) không bao gồm cước gọi nội địa.

Về số tiền hưởng lợi bất chính: Từ tháng 11/2015 đến tháng 9/2016, Kh chuyển 160.000.000đ (Một trăm sáu mươi triệu đồng) cho A thông qua Hoàng Anh Ph (nhân viên quầy điện thoại của Kh ở chợ V, TP.M) và Nguyễn Thị K là nhân viên đổi tiền ở chợ 3, thành phố M. A đã trả cho Tr và T 49.500.000đ (Bốn mươi chín triệu, năm trăm nghìn đồng), trừ 8.000.000đ (Tám triệu đồng) tiền cước phí Internet và số tiền Trần Thị T được hưởng là 13.000.000đ (Mười ba triệu đồng); Nguyễn Văn Tr được hưởng lợi 28.500.000đ (Hai mươi tám triệu, năm trăm nghìn đồng), số tiền này bao gồm tiền Tr lấy lại của T 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng)/01tháng/01 thiết bị; A đã chủ động chuyển khoản số tiền 5.000.000đ (Năm triệu đồng) cho T2; trừ tiền lắp đặt mạng VNPT thay thế mạng FPT cho T, T2 là 4.000.000đ (Bốn triệu đồng), A còn được hưởng lợi là 101.500.000đ (Một trăm không một triệu năm trăm nghìn đồng).

Quá trình điều tra, các bị can đã thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất hợp pháp nêu trên (BL 470, 482, 483, 556, 557).

Ti Bản án hình sự sơ thẩm số 375/2018/HSST ngày 09/10/2018, Tòa án nhân dân thành phố H quyết định:

Căn cứ vào các Điều 45; 46; 106; 136; 260; 268; 269; 299; 326; 327; 331; 333 Bộ luật tố tụng hình sự; Căn cứ Nghị quyết số 41/2007/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội; Nghị quyết số 326/2016/UBTCQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí Toà án. Áp dụng điểm b, khoản 4, Điều 290; điểm b, s, khoản 1, khoản 2, Điều 51; khoản 2, Điều 54; Điều 58- Bộ luật hình sự 2015;

+ Xử phạt Nguyễn Văn Tr 42 tháng tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/11/2016 đến ngày 13/7/2017.

+ Xử phạt Trần Thị T 36 tháng tù về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”; thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/11/2016 đến ngày 25/11/2016.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định hình phạt đối với các bị cáo khác, về trách nhiệm dân sự, nghĩa vụ thanh toán lãi suất chậm thi hành án, xử lý vật chứng, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 11/10/2018 bị cáo Nguyễn Văn Tr kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; sau đó bị cáo có đơn kiến nghị đề nghị làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo; động cơ mục đích bị cáo cho A thuê địa điểm không có mục đích chiếm đoạt tiền cước viễn thông; hoàn cảnh gia đình khó khăn xin giảm nhẹ hình phạt và hưởng án treo.

Ngày 11/10/2018 bị cáo Trần Thị T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và được hưởng án treo.

Ti phiên tòa phúc thẩm bị cáo Tr giữ nguyên yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và trình bày hoàn cảnh gia đình bị cáo hiện nay rất khó khăn bố đẻ ốm nặng, các con còn nhỏ, bị cáo là lao động chính trong gia đình. Nay bị cáo rất ăn năn hối hận không ngờ hậu quả của hành vi phạm tội của bị cáo lại nghiêm trọng như vậy. Bị cáo đã tự nguyện nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm 200.000 đồng, án phí dân sự sơ thẩm 30.445.854 đồng và nộp tiền bồi thường thiệt hại 15.000.000 đồng; tổng cộng 45.645.854 đồng. Đồng thời bị cáo đề nghị xem xét thêm tình tiết giảm nhẹ mới đó là bị cáo là con nuôi của bà Nguyễn Thị Ng là gia đình có công với Cách mạng, tình tiết này cấp sơ thẩm chưa xem xét; đề nghị giảm nhẹ hình phạt.

Bị cáo Trần Thị T giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và trình bày:

Hiện nay gia đình rất khó khăn, bố là thương binh đang ốm rất nặng, bị cáo rất ân hận, ăn năn về hành vi phạm tội do mình gây ra. Xin được hưởng án treo để có điều kiện chăm sóc bố và xây dựng gia đình. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bị cáo vẫn cố gắng nộp thêm 20.000.000 đồng tiền bồi thường thiệt hại để khắc phục hậu quả, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt và cho các bị cáo được hưởng án treo. Kiểm sát viên trình bày quan điểm giải quyết vụ án:

Có đủ căn cứ để xác định hành vi phạm tội của các bị cáo đã cấu kết các đối tượng khác lắp đặt các thiết bị điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại 3.581.321.473 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố các bị cáo Nguyễn Văn Tr, Trần Thị T phạm tội “Sử dụng mạng máy tính mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” và áp dụng điểm b khoản 4 Điều 290 Bộ luật hình sự để xử phạt các bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật.

Ti phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Sau khi xét xử phúc thẩm có thêm các tình tiết giảm nhẹ là các bị cáo nộp thêm tiền bồi thường thiệt hại; bị cáo Tr có tài liệu chứng cứ chứng minh bị cáo là con nuôi bà Nguyễn Thị Ngà là gia đình có công với cách mạng. Đối với bị cáo T là con thương binh, bản thân là phụ nữ chưa xây dựng gia đình. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét các tình tiết giảm nhẹ mới cũng như nguyên nhân điều kiện, hoàn cảnh các bị cáo để giảm nhẹ hình phạt cho hai bị cáo.

- Luật sư Nguyễn Văn Kiên trình bày bản bào chữa cho bị cáo Trình: Nhất trí quan điểm của Kiểm sát viên. Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo có thêm 2 tình tiết giảm nhẹ đó có mẹ nuôi là gia đình có công với Cách mạng; bị cáo tự nguyện, chủ động khắc phục nộp tiền án phí và tiền bồi thường thiệt hại tổng cộng 45.645.854 đồng. Đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt và cho bị cáo được hưởng án treo.

- Luật sư Tạ Anh Tú trình bày bản bào chữa cho bị cáo T:

Đồng quan điểm với Kiểm sát viên; tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo có thêm tình tiết giảm nhẹ mới đã nộp một phần tiền bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Đặc biệt là bị cáo là con thương binh, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng chính sách nhân đạo giảm hình phạt và cho bị cáo được hưởng án treo.

Đi diện Nguyên đơn dân sự trình bày ý kiến: Tuy các bị cáo có nộp tiền bồi thường thiệt hại nhưng không lớn so với hậu quả của vụ án. Đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyết định theo quy định pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ các tài liệu chứng cứ đã được thẩm tra, tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng các cơ quan tiến hành tố tụng đã được thực hiện đúng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa không có người tham gia tố tụng nào khiếu nại về hành vi tố tụng của những người tiến hành tố tụng nên các tài liệu chứng cứ được thu thập trong hồ sơ là hợp pháp.

[2] Về nội dung: Trong khoảng thời gian cuối năm 2015 các bị cáo Nguyễn Văn Tr, Trần Thị T và Nguyễn Văn T2 đã giúp bị cáo Phạm Ngọc A lắp đặt 08 thiết bị điển tử viễn thông (VoIP GSM) tại nhà ở và nơi làm việc của các bị cáo để chuyển các cuộc gọi quốc tế từ nước ngoài vào Việt Nam, chiếm đoạt tiền cước viễn thông; gây thiệt hại cho Nhà nước tổng số tiền 3.581.321.473 đồng. Trong đó bị cáo Tr giúp Phạm Ngọc A lắp đặt 04 thiết bị điện tử viễn thông tại hai địa điểm là số 48 L, phường Tr, quận N, thành phố H và số 36b ngõ 8, N, phường V, quận H, thành phố H. T giúp A lắp đặt 02 thiết bị tại nhà trọ của T địa điểm số 60 ngõ 99 Đ; quận H, thành phố H gây thiệt hại 1.112.114.650 đồng. Các bị cáo đều được A trả tiền thu lời bất chính, cụ thể Tr được hưởng 28.500.000đồng; T được hưởng 13.000.000 đồng; các bị cáo đều tự nguyện trả lại số tiền trên trong quá trình điều tra vụ án. Trong quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm, các bị cáo đều khai nhận tội; tuy nhiên cũng có lời khai ban đầu không biết A lắp đặt các thiết bị điện tử nêu trên để chiếm đoạt tiền cước viễn thông, nhưng bị cáo Tr và T đều là những người kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông biết được các quy định pháp luật về lĩnh vực này; đặc biệt khi lắp đặt các thiết bị đó các bị cáo không biết được nguồn gốc xuất xứ, không được cơ quan có thẩm quyền cho phép lắp đặt nhưng vẫn tổ chức lắp đặt các thiết bị kết nối mạng internet và duy trì hoạt động của các thiết bị này. Sau khi biết được A lắp đặt các thiết bị nêu trên để chiếm đoạt tiền cước viễn thông thì các bị cáo đều không khai báo hoặc tự tháo dỡ thiết bị điện tử nêu trên mà vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của các thiết bị này và nhận tiền của A và trả tiền cước phí kết nối internet cho các thiết bị đó. Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo Phạm Ngọc A, Nguyễn Văn Tr, Trần Thị T, Nguyễn Văn T2 về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 290 Bộ luật Hình sự là đúng pháp luật vì tổng số thiệt hại các bị cáo gây ra là 3.581.321.473 đồng; tính riêng thiệt hại của các thiết bị lắp đặt tại các điểm nhà ở và nơi làm việc của Tr là 1.649.574.334 đồng; các thiết bị lắp đặt tại nợi ở của T gây thiệt hại 1.112.114.650 đồng; đều vượt quá 500.000.000 đồng; vì vậy tòa án cấp sơ thẩm áp dụng khoản 4 Điều 290 Bộ luật hình sự để xử phạt bị cáo Tr và T là có căn cứ đúng người đúng tội, không oan.

[3] Xét kháng cáo của các bị cáo Nguyễn Văn Tr, Trần Thị T thấy rằng: Tính chất vụ án là nghiêm trọng, hành vi phạm tội của các bị cáo rất nguy hiểm cho xã hội không chỉ xâm phạm tài sản tiền của Nhà nước mà còn gây khó khăn ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước về mạng viễn thông; vì vậy cần phải xử phạt nghiêm mới có tác dụng giáo dục răn đe phòng ngừa tội phạm; nhất là trong thời gian này loại tội phạm sử dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp.

Khi xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử sơ thẩm đã xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ nhân, thân vai trò của bị cáo Tr có vai trò thứ hai sau bị cáo A. Bị cáo Tr có các tình tiết giảm nhẹ như đã nộp số tiền thu lợi bất chính, trong quá trình điều tra xét xử khai báo thành khẩn nhân thân chưa có tiền án tiền sự; tại cấp phúc thẩm bị cáo có xuất trình tài liệu chứng minh bị cáo có mẹ nuôi là gia đình liệt sỹ có công với Cách mạng; đồng thời bị cáo cho rằng mục đích bị cáo cho A lắp đặt các thiết bị điện tử chỉ là việc bị cáo cho A thuê nhà, đề nghị làm rõ thiệt hại từ các thiết bị của bị cáo cho A lắp đặt để xin giảm nhẹ hình phạt; xét thấy bị cáo đã cho A lắp đặt 04 thiết bị vào 2 lần và đều không có hợp đồng thuê nhà; tại cơ quan điều tra bị cáo đều khai có biết được việc lắp đặt các thiết bị này là để chiếm đoạt tiền cước viễn thông; khi các thiết bị có mắc lỗi không hoạt động thì bị cáo đã cùng A khắc phục và duy trì hoạt động của các thiết bị; ngoài ra bị cáo còn giúp cho T mượn máy tính xách tay để T cùng A khắc phục các thiết bị tại nơi ở của T tiếp tục hoạt động. Như vậy, bị cáo cho rằng không có mục đích cho bị cáo A lắp đặt thiết bị chiếm đoạt tiền cước viễn thông và bị cáo chỉ cho thuê nhà là không có cơ sở. Cơ quan điều tra căn cứ vào lưu lượng thời gian các thiết bị đã chuyển các cuộc gọi quốc tế thành các cuộc gọi trong nước để xác định số tiền cước viễn thông bị mất là thiệt hại cho từng thiết bị gây ra là có căn cứ chính xác và khách quan. Tuy bị cáo được hưởng lợi không lớn nhưng hành vi phạm tội của bị cáo gây thiệt hại rất lớn. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét toàn diện các tình tiết giảm nhẹ nhân thân vai trò của bị cáo Tr đứng thứ hai không phải là kẻ chủ mưu cầm đầu. Tuy nhiên, sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo có thêm các tình tiết giảm nhẹ mới như bị cáo có mẹ nuôi là gia đình có công với Cách mạng, đã tự nguyện nộp tiền khắc phục thiệt hại và nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm 200.000 đồng, án phí dân sự sơ thẩm 30.445.854 đồng và nộp tiền bồi thường thiệt hại 15.000.000 đồng; tổng cộng 45.645.854 đồng. Tại phiên tòa bị cáo thực sự ăn năn, hối cải nên có cơ sở giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo. Tuy nhiên, hành vi phạm tội của bị cáo rất nguy hiểm cần phải phạt tù giam đối với bị cáo mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Đi với bị cáo Trần Thị T có vai trò thứ yếu, thành khẩn khai báo và đã nộp lại toàn bộ số tiền thu lợi bất chính. Tuy nhiên, bị cáo T hai lần cho A lắp đặt 02 thiết bị và duy trì hoạt động của 2 thiết bị này để chiếm đoạt tiền cước viễn thông trong thời gian từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016, gây thiệt hại 1.112.114.650 đồng; ngoài thiệt hại về vật chất thì hành vi của các bị cáo còn ẩn chứa nhưng hiểm họa khôn lường về trật tự trị an xã hội và an ninh mạng viễn thông. Hành vi phạm tội của bị cáo T là rất nguy hiểm; do đó không có cơ sở cho bị cáo T được hưởng án treo. Tuy nhiên, xét hoàn cảnh của bị cáo T có bố là thương binh hiện đang ốm nặng; bản thân bị cáo là lao động chính trong gia đình, đã tự nguyện khắc phục thêm một phần thiệt hại. Tại phiên tòa phúc thẩm thực sự ăn năn, hối cải nên có cơ sở giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo cũng đủ để giáo dục, cải tạo đối với bị cáo.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 355; Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự; Chấp nhận một phần kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Tr và Trần Thị T; sa Bản án hình sự sơ thẩm số 375/2018/HSST ngày 09/10/2018 của Tòa án nhân dân thành phố H như sau:

[1] Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Văn Tr, Trần Thị T phạm tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”;

[2] Áp dụng điểm b khoản 4 Điều 290; điểm b, s, khoản 1, khoản 2 Điều 51; khoản 2 Điều 54; Điều 58 Bộ luật hình sự 2015;

+ Xử phạt Nguyễn Văn Tr 36 (ba mươi sáu) tháng tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/11/2016 đến ngày 13/7/2017.

+ Xử phạt Trần Thị T 30 (ba mươi) tháng tù; thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án, được trừ thời gian tạm giữ, tạm giam từ ngày 17/11/2016 đến ngày 25/11/2016.

- Xác nhận bị cáo Nguyễn Văn Tr đã nộp 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm; 30.445.854 đồng án phí dân sự sơ thẩm và 15.000.000 đồng tiền bồi thường thiệt hại theo Biên lai thu tiền số AA/2016/0001872 ngày 17/7/2019 của Cục Thi hành án dân sự thành phố H; bị cáo Trần Thị T đã nộp 20.000.000 đồng tiền bồi thường thiệt hại theo Biên lai thu tiền số AA/2016/0001873 ngày 17/7/2019 của Cục Thi hành án dân sự thành phố H.

[3] Về án phí: Các bị cáo Nguyễn Văn Tr, Trần Thị T không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm.

Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo kháng nghị Hội đồng xét xử không xem xét.

Bản án hình sự phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

699
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 406/2019/HSPT ngày 18/07/2019 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:406/2019/HSPT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân cấp cao
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 18/07/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về