Bản án 115/2019/DS-PT ngày 22/10/2019 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

BẢN ÁN 115/2019/DS-PT NGÀY 22/10/2019 VỀ TRANH CHẤP BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO SỨC KHỎE BỊ XÂM PHẠM

Ngày 22 tháng 10 năm 2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 110/2019/TLPT-DS ngày 16 tháng 9 năm 2019 về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2019/DS-ST ngày 11/07/2019 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Phước bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 125/2019/QĐXXPT-DS ngày 24 tháng 9 năm 2019, giữa:

+ Nguyên đơn: Ông Trần Công T, sinh năm 1955; Trú tại: Xóm 1, thôn A, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước. “Có mặt”

+ Bị đơn:

1. Anh Ngô Văn M, sinh năm 1981. “Có mặt”;

2. Bà Nhâm Thị N, sinh năm 1957. “Đề nghị xét xử vắng mặt”;

Cùng trú tại: Xóm 1, thôn A, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thu H, sinh năm 1968; Trú tại: Xóm 1, thôn A, xã B, huyện P, tỉnh Bình Phước. “Có mặt”

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn - Ông Trần Công T trình bày:

Khong 15 giờ ngày 02/8/2017, ông T đang dùng búa và đục rào vườn trên đất nhà ông thì bà N đi về qua chỗ ông đang rào vườn, bà N nói câu gì đó ông không nhớ. Lúc đó, anh M từ nhà đi ra nói to câu gì đó ông không rõ. Khi ông đang thanh minh với anh M thì anh M lao ra đấm vào má bên phải ông làm gẫy xương gò má. Sau đó, anh M ôm ông và lôi ông vào bụi chuối trong sân nhà anh M, đè ông xuống, dùng hai đầu gối đè lên ngực và dậm lên ngực bên trái ông, đồng thời lấy tay móc mũi, móc miệng làm ông bị chảy máu mũi, máu miệng thì ngay lập tức ông cắn tay anh M, mục đích để anh M đau mà thả ông ra. Ông cắn tay anh M rất lâu, sau đó có ai đó bóp miệng ông thì ông mới nhả tay anh M ra, bà N ngồi lên chân làm ông không giãy chân được. Ông đau ngực quá nên bảo anh M thả ông ra nhưng anh M vẫn ôm ông trong khoảng 15 phút, rồi lôi ông vào trong sân trước cửa bếp, anh M vẫn ôm và dùng chân đè lên ngực ông. Khoảng 17 giờ, Công an xã B đến, lúc đó anh M mới thả ông ra.

Sau khi bị anh M và bà N đánh, ông bị gãy xương mặt bên phải, gẫy một xương sườn bên trái, thương tích của ông theo Kết luận giám định là 5%. Ông phải nghỉ làm việc 03 tháng để điều trị thương tích, ông chỉ ở nhà không ra vườn làm được.Ông yêu cầu anh M và bà N phải bồi thường cho ông tổng số tiền 109.345.600 đồng, gồm: Chi phí khám, chữa bệnh và mua thuốc theo hóa đơn: 1.170.600 đồng; Chi phí giám định thương tật: 1.375.000 đồng; Chi phí tiền thuê xe Honđa đi bệnh viện Phước Long 03 lần x 300.000 đồng/lần = 900.000 đồng; Chi phí thuê xe Honđa ôm đi bệnh viện tỉnh Bình Phước là 02 lần x 1.000.000 đồng/lần = 2.000.000 đồng; Chi phí mất thu nhập do ông phải nghỉ làm 90 ngày x 300.000 đồng/ngày = 27.000.000 đồng; Chi phí đến Tòa án làm việc: 08 lần x 300.000 đồng/lần = 2.400.000 đồng; Bồi thường tổn thất tinh thần bằng 50 lần mức lương cơ sở = 74.500.000 đồng.

Bị đơn - Anh Ngô Văn M trình bày:

Khong 17 giờ kém 15 phút ngày 02/8/2017, anh đang nhổ cỏ sau vườn nhà thì ông Nguyễn Văn P đến nhà nhờ ông mài dao cạo mủ. Do đang bận nên anh nói ông PH ngồi chờ một lát. Cùng lúc đó, anh nghe thấy dì của anh là bà Nhâm Thị N kêu to “M ơi tao sợ quá”, nên anh chạy ra đằng trước sân thì thấy ông T một tay cầm búa, một tay cầm đục đang đuổi bà N chạy vào sân nhà anh, thái độ rất hung hăng. Anh chạy vòng qua bụi chuối ở góc sân để ôm lấy ông T mục đích khỏi nguy hiểm đến gia đình anh, vì lúc đó có cả 2 con nhỏ của anh ở nhà. Khi bị anh ôm lấy người, ông T cúi xuống cắn vào ngón tay trỏ bàn tay phải của anh không chịu nhả tay anh ra. Anh bị đau tay nên hai bên giằng co nhau, cả anh và ông T đều ngã xuống bụi chuối. Anh cố gắng giật tay ra khỏi miệng ông T nhưng không được. Trong lúc ông T vừa cắn ngón tay anh, vừa tự móc mũi làm cho máu chảy ra rồi bôi ngược lên mặt ông T mục đích ăn vạ anh. Quá trình ông T cắn vào tay anh, giữa hai bên có vật nhau ngã ra đất, giằng co qua lại với nhau trong khoảng thời gian vài phút. Sau đó, ông P gỡ tay anh từ miệng ông T ra. Sự việc xô xát giữa hai bên chỉ xảy ra trong khoảng 5 phút thì hàng xóm đến rất đông. Sau khi ông P gỡ được ngón tay ông ra khỏi miệng ông T thì anh và ông T cùng đứng dậy không xô xát với nhau nữa, anh yêu cầu ông T ngồi im chờ Công an đến giải quyết. Trong lúc cùng ngồi chờ Công an đến giải quyết, khi anh lơ là một chút thì ông T chạy lao thẳng vào bếp củi nhà anh, anh thấy rất nguy hiểm vì trong bếp có con dao chẻ củi nên anh lao theo chụp lấy tay ông T và yêu cầu ông T ngồi im đợi Công an đến giải quyết. Trong lúc chờ Công an đến, ông T cố tình đập đầu xuống nền sân để ăn vạ, anh phải giữ đầu ông T lại và kê chân lên đầu ông T để ông T không đập đầu xuống nền sân. Sau khi xảy ra xô xát với ông T, khoảng 1, 2 ngày sau anh vẫn nhìn thấy ông T đi trút mủ cao su. Từ thời gian đó đến nay, ông T vẫn đi làm không nghỉ ngày nào. Anh không đồng ý bồi thường thiệt hại cho ông T vì anh không đánh ông T, anh chỉ ngăn cản ông T lại để tránh việc ông T gây nguy hiểm cho dì anh (bà N). Anh không hiểu tại sao ông T bị gãy xương sườn, gãy từ khi nào.

Anh có yêu cầu phản tố yêu cầu ông T bồi thường chi phí khám, chữa bệnh và ngày công lao động phải nghỉ do bị ông T cắn gây thương tích ở ngón tay trong quá trình hai bên xô xát số tiền 37.195.000đ (Ba mươi bảy triệu một trăm chín mươi lăm nghìn đồng), cụ thể: Tiền đi xe đến Bệnh viện Pastuer và Bệnh viện Hòa Hảo (cả đi và về) = 200.000 đồng; Tiền chích ngừa 01 mũi tại Bệnh viện Pastuer 65.000 đồng và các xét nghiệm thử máu, chụp phim ở Bệnh viện Hòa Hảo, mua thuốc là 2.300.000 đồng;02 lần chích ngừa tại Bệnh viện thị xã Phước Long là 130.000 đồng; Thời gian nghỉ cạo mủ cao su của gia đình 30 ngày x 1.000.000 đồng/ngày = 30.000.000 đồng; Chi phí thuê người dọn dẹp vườn vào các buổi chiều: 30 ngày x 150.000 đồng/ngày = 4.500.000 đồng/ngày.

Bị đơn - Bà Nhâm Thị N trình bày:

Vào khoảng 17 giờ ngày 02/8/2017, bà đi thăm người bệnh về thì thấy ông T đang trồng cây dâm bụt ở giữa đường đi của xóm, ngay sân nhà bà đi xuống. Bà có hỏi ông T tại sao lại trồng cây giữa đường thì ông T trả lời đất nhà ông thì ông trồng cây, nên giữa hai bên có lời qua tiếng lại với nhau. Ông T cầm búa và đục có đầu nhọn sấn sổ chạy về phía bà thì bà chạy lùi về nhà, ông T đuổi theo trên tay vẫn cầm búa và đục. Bà vừa chạy vừa la, khi chạy đến sân thì cháu bà (M) chạy ra hỏi “Có chuyện gì thế chú T”. Ông T chạy qua gây sự với M thì M ôm ông T làm búa và đục ông T đang cầm rớt xuống bụi chuối trên sân nhà bà. Hai bên giằng co qua lại thì ngã xuống gốc cây chuối, bà không nhớ rõ các bên giằng co như thế nào, bà chỉ nhớ thấy ông T tự lấy tay móc mũi chảy máu rồi xoa máu hết lên mặt ông T, còn M giữ tay ông T lại. Ông T cắn vào ngón tay của M, bà có hô là ông làm gì vậy, lúc đó 2 con nhỏ của M chạy ra nên bà đưa 2 cháu vào nhà đóng cửa lại sau đó bà ra ngoài thì thấy ông T lao về phía chái nhà trước cửa bếp thì thấy M kéo ông T ra ngoài. Bà thấy M ngồi ôm sau lưng ông T, hai tay giữ ông T lại. Ông T vùng vẫy và bảo M nới tay ra, lúc đó có con dao chẻ củi cách chỗ hai người đang giằng co nhau khoảng 01m, khi M nới tay ra thì ông T vùng ra lấy con dao rồi giơ lên đánh M nhưng M chụp được tay cầm dao. Bà có nghe ông T nói “Chú sai rồi, mày trói chú vào trong nhà đánh chú chết đi cũng được” nhưng M chỉ nói “Tôi không thèm đánh ông đâu, chờ Công an vào giải quyết”. Hành vi của hai bên tiếp theo như thế nào bà không nhớ nữa vì lúc đó bà rất sợ và thời gian xảy ra sự việc đã lâu. Bà khẳng định M không đánh ông T, bà không tham gia giữ người ông T để M đánh như ông T trình bày.

Sau khi sự việc xô xát giữa hai bên xảy ra, khoảng một, hai ngày sau bà vẫn thấy ông T đi trút mủ cao su bình thường, ông T không nghỉ ngày nào từ đó đến nay.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Bà Nguyễn Thu H trình bày:

Gia gia đình bà và gia đình anh M, bà N từng có mâu thuẫn nhau, cụ thể: Có lần chồng bà (T) phun thuốc trừ cỏ lên cây tầm gửi nhưng thuốc có bay xuống vườn nhà bà N làm chết một ít rau. Gia đình bà N cho rằng ông T cố tình làm như vậy và chửi bới vợ chồng bà.

Khong gần 5 chiều ngày 02/8/2017, bà nghe tiếng có người gọi bảo bà lên nhà bà N xem ông T đang bị bà N, anh M đánh và giam giữ trong nhà. Khi đến, bà thấy ông T đang nằm dưới đất còn anh M đứng cầm hai tay ông T kéo lên giật xuống, lúc đó người ông T mềm nhũn, không có phản ứng gì, bà N đang đứng ở sân. Bà yêu cầu anh M bỏ tay ông T ra nhưng anh M không bỏ mà còn bảo đánh cho chết đi. Bà lấy điện thoại chụp lại cảnh anh M đang đang lôi kéo ông T rồi đi ra ngoài gọi điện cho Công an. Khoảng 10 - 15 phút sau thì Công an xã B đến.

Ông T bị rách miệng, mặt mũi bầm tím, máu đầy mặt. Ông T kêu đau ở sườn nên ngày hôm sau bà đưa ông T đến Bệnh viện thị xã Phước Long khám. Do ông T kêu đau ngực và khó thở nên Bệnh viện thị xã Phước Long chỉ chụp phim X-quang ở ngực, kết quả gãy xương sườn bên trái. Khi đến Bệnh viện tỉnh để giám định thương tật thì phát hiện ra rạn xương gò má nhưng cơ quan Công an giữ phim chụp X-quang. Bà không biết kết quả thương tật của ông T là bao nhiêu nhưng cơ quan Công an trả lời bà không xử lý hình sự anh M và bà N do thương tích của ông T dưới 11%.

Trước đây ông T cạo mủ cao su của gia đình và làm tất cả công việc chăm sóc vườn tược, còn bà đi chẻ điều thuê hoặc thỉnh thoảng có ai thuê gì thì làm thêm. Ông T bị thương tích không đi làm được phải nghỉ làm 2 tháng, bà phải nghỉ ở nhà để chăm sóc ông T. Thời gian bà chăm sóc ông T là 45 ngày, trong 45 ngày này ông T vẫn đi lại được, tự vệ sinh cá nhân, tự chăm sóc bản thân nhưng không làm được các công việc của gia đình nên bà phải làm thay các công việc của ông T. Bà yêu cầu anh M, bà N phải bồi thường cho bà tổng số tiền 26.610.000 đồng gồm: Chi phí chăm sóc ông T: 45 ngày x 150.000 đồng/ngày = 6.750.000 đồng; Tiền công chăm sóc: 45 ngày x 120.000 đồng/ngày = 5.400.000 đồng; Tiền công 45 ngày bà cạo mủ cao su thay ông T: 45 ngày x 300.000 đồng/ngày = 13.500.000 đồng; Chi phí 08 ngày lên làm việc tại Tòa án x 120.000 đồng/ngày = 960.000 đồng.

Người làm chứng - Ông Nguyễn Văn P trình bày:

Khong gần 04 giờ chiều ngày 02/8/2017, ông sang nhà anh M để nhờ anh M mài dao cạo mủ cao su. Trong lúc ông đang ngồi chơi với 2 con nhỏ của anh M ở hiên bên chái nhà thì nghe thấy tiếng ồn ào ngoài sân. Ông chạy ra thì nhìn thấy anh M và ông T đang ôm nhau ở góc sân chỗ gần bụi chuối, hai người giằng co ôm nhau, ông thấy có 01 chiếc búa và 01 chiếc đục của ông T rơi ở ngay chỗ hai người đang giằng co nhau. Khi ông chạy ra, ông nhìn thấy ông T đang cắn chặt ngón tay anh M (ông không nhớ rõ ngón tay nào), hai tay ông T đang tự cào cấu mặt ông T chảy máu. Ông lao vào gỡ tay anh M ra khỏi miệng ông T, ông T cắn tay anh M rất chặt, ông phải dùng hai tay bóp miệng ông T thì ông T mới nhả tay anh M ra. Ông thấy anh M ôm tay rớm máu, ngày hôm sau tay anh M sưng to, phải nghỉ cạo và đi tiêm ngừa ở bệnh viện.

Sau khi ông gỡ tay anh M ra khỏi miệng ông T, anh M yêu cầu ông T ngồi lại để đợi Công an đến giải quyết. Trong lúc đợi Công an đến giải quyết, ông thấy ông T ngồi hai tay cứ tự cào lên mặt, tự móc mũi mình, tự đập đầu xuống đất nên mặt mũi bị rớm máu. Đang ngồi thì ông T lao về phía hiên nhà anh M nơi có hai con nhỏ của anh M đang ngồi, gần hiên nhà có chiếc bếp đun củi, có 01 con dao chẻ củi để gần bếp. Ông T lao đến định lấy con dao chẻ củi thì anh M lao vào ôm người ông T lại, ôm đằng sau người ông T. Ông T cứ thế ngửa người định đập đầu vào bậc lên xuống, anh M phải giữ người ông T lại không cho ông T đập đầu xuống bậc. Ông T gào lên nói « Tao biết tao dại rồi ». Anh M không đánh ông T chỉ ôm giữ không cho ông T bỏ chạy. Một lúc sau Công an xã Bình Tân đến thì ông về nhà nên không biết sự việc sau đó như thế nào nữa.

Ông không biết tại sao giữa ông T và anh M xảy ra xô xát với nhau, nhưng từ lúc chứng kiến sự việc đến lúc về, ông không nhìn thấy anh M đánh ông T, chỉ thấy hai người ôm, giằng co nhau, ông T cắn tay anh M và tự dùng tay cào lên mặt mình gây thương tích. Ngày hôm sau ông vẫn thấy ông T đi cạo mủ cao su và xách mủ đi bán, không thấy ông T nghỉ cạo buổi nào và cũng không thấy ông T đi bệnh viện điều trị.

Trong quá trình ông T và anh M giằng co nhau, ông không để ý lúc đó bà N đang ở đâu vì ông chỉ mải gỡ tay anh M ra khỏi miệng ông T. Ông không nhìn thấy bà N tham gia đánh hay chửi ông T.

Người làm chứng - Ông Lê Văn H2 trình bày:

Ông và ông T, bà N, ông M là hàng xóm với nhau, không có mâu thuẫn gì với nhau.

Khong 04 giờ chiều ngày 02/8/2017, ông đang ở nhà thì nghe thấy tiếng ồn ào và tiếng trẻ con khóc bên phía nhà anh M (nhà ông ở ngay sát cạnh nhà anh M) nên chạy sang. Khi sang nhà anh M, ông thấy anh M đang ôm ông T từ phía đằng sau tại sân nhà anh M, ông nhìn thấy có 01 chiếc búa và 01 chiếc đục của ông T ở sát bụi chuối gần chỗ hai người đang giằng co nhau. Ông T đang vùng vẫy và dùng hai cùi chỏ tay húc liên tục vào người anh M, đồng thời ông T tự dùng tay móc mũi, cào mặt ông T làm mặt và mũi bị chảy máu. Hàng xóm xung quanh bảo ông vào ôm ông T cùng với anh M để đợi Công an đến giải quyết nhưng ông và hàng xóm không ai dám ôm ông T vì biết tính ông T hay ăn vạ người khác. Trong lúc anh M đang ôm ông T thì ông T cứ lao người về phía chái ngôi nhà nơi có 2 con nhỏ của anh M hay ngồi, gần đó có con dao chẻ củi, ông T lao về phía bếp nhưng anh M vẫn ôm đằng sau người ông T kéo lại. Ông thấy ông T vồ lấy con dao chẻ củi, anh M vẫn ôm ông T ở phía sau và vằng M người ông T để dao trên tay ông T văng ra. Ông yêu cầu ông T ngồi xuống đợi Công an đến giải quyết, ông T và ông M ngồi xuống nhưng ông M vẫn ôm ông T từ đằng sau. Ông T cố tình ngả người ra đằng sau đập đầu xuống bậc lên xuống và nói « Tao biết tao sai rồi, trói tao lại, giết tao đi », anh M phải giữ đầu ông T lại không cho đập đầu xuống bậc. Khoảng 15 phút sau Công an xã đến làm việc, ông về nhà nên không biết sự việc xảy ra sau đó như thế nào. Ông không biết lý do tại sao giữa ông T và anh M xảy ra xô xát, ông không thấy anh M đánh ông T, ông chỉ thấy anh M ôm ông T lại để ngăn ông T có hành vi nguy hiểm cho người khác vì lúc đó có 02 con nhỏ của anh M đang ở nhà. Sự việc từ lúc ông sang nhà ông T đến lúc về khoảng hơn 30 phút. Trong suốt thời gian ông ở nhà anh M, ông thấy bà N ở trong nhà giữ hai cháu nhỏ con anh M, bà N không đánh cũng không chửi ông T.

Sau khi sự việc xảy ra, ông vẫn thấy ông T đi cạo mủ và bán mủ bình thường, không thấy ông T nghỉ cạo mủ ngày nào.

Người làm chứng - Ông Phạm Đình V trình bày:

Buổi chiều ngày 02/8/2017, ông đi ngang qua ngõ nhà bà N thì nhìn thấy ông T đang dùng cuốc, xẻng, búa, đục đào rãnh giữa đường để trồng cây. Đây là đường đi chung của 5, 6 hộ gia đình trong đó có gia đình bà N. Ông có nói với ông T « Con đường đi của bà con tại sao ông lại làm như vậy vì ông cũng là người có tuổi rồi ». Ông T chỉ cười không nói gì, ông cũng đi về nhà luôn. Khoảng 15 – 20 phút sau ông nghe thấy có tiếng ồn ào bên nhà bà N, ông chạy sang thì thấy anh M đang ôm ông T từ phía sau lưng ở gần bụi chuối trên sân nhà anh M, đục và búa của ông T nằm ở gần bụi chuối ngay chỗ 2 người đang ôm nhau. Lúc đó có ông P, ông H2 đang ở đó, bà N đang trông hai cháu nhỏ con anh M đang ở trong nhà. Ông nhìn thấy ngón tay trỏ của anh M (ông không nhớ ngón tay phải hay trái) bị rớm máu, ông nghe thấy anh M nói « Ông cắn đứt ngón tay tôi rồi », còn ông T tự dùng 2 ngón tay của bàn tay trái móc mũi mình cho chảy máu rồi lấy máu mũi xoa khắp mặt. Ông thấy sự việc phức tạp nên ra cổng gọi điện cho Công an. Khi quay vào thì thấy ông T đang nằm cạnh bếp củi bên chái nhà anh M, gần đó có con dao chẻ củi. Ông nghe thấy ông T nói « M ơi chú biết chú sai rồi, trói chú lại, nhốt chú vào trong nhà và đánh chết chú đi cũng được », anh M có nói « Tôi không bao giờ đánh ông ». Ông thấy anh M vẫn ôm ông T từ sau lưng, ông T cố tình ngả người ra đằng sau đập đầu xuống nền xi măng sân, anh M sợ ông T đập đầu nên xoay người về đằng trước giữ hai tay ông T còn đầu ông T gác lên đùi anh M.

Ông khẳng định từ lúc ông sang nhà anh M đến lúc về, ông chỉ nhìn thấy anh M ôm và giữ người ông T chờ Công an đến giải quyết chứ anh M không đánh ông T, còn bà N ở trong nhà trông hai cháu nhỏ, bà N không chửi mắng ông T. Ông không hiểu tại sao ông T lại khai bị anh M đánh gãy xương sườn.

Sau sự việc xô xát với anh M, ông vẫn thấy ông T đi trút mủ cao su bình thường, không nghỉ ngày nào vì vườn cao su của gia đình ông T sát đường đi của xóm nên việc ông T đi trút mủ cao su hàng ngày nhiều người nhìn thấy.

Ti Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2019/DS-ST ngày 11/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Phước đã quyết định:

Căn cứ Điều 11, khoản 2 Điều 468; Điều 584, khoản 4 Điều 585 và Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015; Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức án phí, lệ phí Tòa án. Xử:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Công T đối với bà Nhâm Thị N về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm”.

Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Trần Công T đối với ông Ngô Văn M về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm”. Buộc ông Ngô Văn M phải bồi thường cho ông Trần Công T số tiền 10.350.600đ (Mười triệu ba trăm năm mươi nghìn sáu trăm đồng).

2. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của ông Ngô Văn M đối với ông Trần Công T. Buộc ông Trần Công T phải bồi thường cho ông Ngô Văn M số tiền 1.141.300đ (Một triệu một trăm bốn mươi mốt nghìn ba trăm đồng).

Ông Ngô Văn M còn phải bồi thường cho ông Trần Công T số tiền 9.209.300đ (Chín triệu hai trăm lẻ chín nghìn ba trăm đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và các đương sự có đơn yêu cầu thi hành án, nếu các đương sự chưa thực hiện nghĩa vụ T toán tiền như trên cho nhau thì còn phải chịu lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 tương ứng với số tiền và thời gian chưa thi hành án.

3. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của bà Nguyễn Thu H đối với ông Ngô Văn M và bà Nhâm Thị N.

Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo theo quy định.

Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 22/7/2019, bị đơn anh Ngô Văn M kháng cáo Bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm theo hướng buộc nguyên đơn ông T có nghĩa vụ bồi thường cho anh số tiền công 9.000.000đ; tiền xe 280.000đ và tiền thuốc 1.200.000đ. Tổng cộng là 10.480.000đ.

Ngày 23/7/2019, nguyên đơn ông Trần Công T kháng cáo Bản án sơ thẩm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy Bản án sơ thẩm.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

Nguyên đơn ông T thay đổi yêu cầu kháng cáo, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm sửa Bản án sơ thẩm, buộc bị đơn ông M phải bồi thường cho ông các khoản đã kê khai trong đơn kháng cáo; Bị đơn anh M vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo; Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện; Bị đơn anh M giữ nguyên yêu cầu phản tố; các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát:

- Về tố tụng: Kể từ thời điểm thụ lý giải quyết vụ án tại cấp phúc thẩm đến nay, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội đồng xét xử và các đương sự đã chấp hành đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS).

- Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn ông T và bị đơn anh M, sửa Bản án sơ thẩm theo hướng chấp nhận yêu cầu của ông T, anh M đối với các khoản chi phí đi lại, điều trị, thuốc men; không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn ông T đối với khoản thu nhập bị mất và bù đắp tổn thất tinh thần; không chấp nhận yêu cầu của bị đơn anh M đối với khoản thu nhập bị mất. Các vấn đề khác đề nghị Hội đồng xét xử quyết định theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, các tài liệu, chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

[1] Về tố tụng: Trong thời hạn luật định, nguyên đơn ông T và bị đơn anh M làm đơn kháng cáo, có nội dung và hình thức phù hợp với quy định tại các điều 271, 272 và 273 BLTTDS, nên được xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn ông T thay đổi yêu cầu kháng cáo, căn cứ Điều 298 BLTTDS, Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi yêu cầu kháng cáo này và xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

[2] Trong quá trình giải quyết vụ án, các đương sự không thừa nhận gây thương tích cho nhau vào ngày 02/8/2017. Tuy nhiên, căn cứ các Quyết định không khởi tố vụ án (BL46), Thông báo về việc kiểm sát quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân huyện P (BL64), Kết luận giám định pháp y về thương tích (BL54) đều xác định thương tích của ông T gồm: Đa chấn thương vùng mặt và gãy kín xương cung sườn số V bên trái là do ông T và M ôm vật nhau gây ra; còn anh M bị thương tích ở ngón tay. Các đương sự không có ý kiến gì về kết luận trên của các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, anh M bị Công an huyện P ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cố ý gây thương tích (BL63). Mặt khác, trong quá trình giải quyết tại Tòa án, bị đơn anh M thừa nhận chiều ngày 02/8/2017, giữa anh và ông T có xảy ra xô xát với nhau. Vì vậy, có căn cứ xác định thương tích của ông T là do anh M gây ra và ngược lại, thương tích của anh M là do ông T gây ra. Đối với bà N, bà không thừa nhận có giúp sức để anh M đánh ông T. Những người làm chứng ông Nguyễn Văn P, Phạm Đình V, Lê Văn H2 đều xác nhận không thấy bà N tham gia xô xát với ông T (BL34, 37, 38). Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm xác định bà N không gây thương tích cho ông T, mà anh M là người gây thương tích cho ông T và ngược lại, ông T cũng gây thương tích cho anh M; đồng thời, buộc ông T, anh M bồi thường cho ông T và ông T bồi thường cho anh M là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

[3] Xét kháng cáo của nguyên đơn ông Trần Công T:

Đi với yêu cầu bồi thường tiền thuốc 1.170.600 đồng và chi phí điều trị thương tật, tiền thuốc là 1.375.000 đồng, tổng cộng là 2.545.600đ (BL192-199), phù hợp với chứng cứ chứng minh nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Đi với chi phí thuê xe đi từ nhà ông T đến các cơ sở điều trị: Ông T yêu cầu chi phí thuê xe Honđa từ nhà đến Trung tâm y tế thị xã Phước Long là (150.000 đồng/lần x 03 lần) x 02 người = 900.000 đồng; Chi phí thuê xe Honđa đi từ nhà đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước là (500.000 đồng/lần x 2 lần) x 02 người = 2.000.000 đồng; tổng cộng là 2.900.000đ. Xét các chi phí này theo yêu cầu của nguyên đơn là hợp lý, bởi khoảng cách từ nhà ông T đến Trung tâm y tế thị xã Phước Long là 15km; khoảng cách từ nhà ông T đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước khoảng 50km, vì vậy số tiền ông T yêu cầu được chấp nhận.

Đi với chi phí mất thu nhập do ông T phải nghỉ làm 90 ngày là 27.000.000 đồng: Theo lời khai của những người làm chứng thì ngay sau hôm xảy ra xô xát, họ vẫn thấy ông T đi cạo mủ, trút mủ cao su, không thấy ông T nghỉ làm ngày nào. Trong khi đó, ông T và bà H cho rằng những người làm chứng có mâu thuẫn với vợ chồng ông T, nên lời khai của người làm chứng có mâu thuẫn và không tin cậy. Tuy nhiên, tài liệu, chứng cứ do ông T giao nộp tại phiên tòa phúc thẩm không đủ cơ sở chứng minh cho nội dung này. Đồng thời, ông T cho rằng thu nhập của ông T chủ yếu từ việc thu hoạch mủ cao su tại nhà, nhưng ông T không cung cấp được chứng cứng chứng minh thu nhập thực tế trước khi xảy ra sự việc xô xát ngày 02/8/2017 là bao nhiêu. Hơn nữa, ông T cũng xác định không đi làm thuê nên không thể căn cứ vào kết quả xác minh tại chính quyền địa phương để xem xét thu nhập bị mất của ông T. Vì vậy, yêu cầu này của ông T không được chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm cũng có những nhận định tương tự, nhưng lại căn cứ Công văn số 31/CV-TT ngày 15/5/2018 của Trung tâm y tế thị xã Phước Long có nội dung: “Với thương tích của ông Trần Công T nói trên là được nghỉ dưỡng để điều trị, thời gian nghỉ là 45 ngày theo hướng dẫn điều trị của Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh” (BL136) và Công văn số 96/UBND ngày 23/7/2018 của Ủy ban nhân dân xã B về ngày công cạo mủ cao su tại địa phương bình quân khoảng 150.000 đồng/ngày (BL146), để xác định ông T bị mất thu nhập trong thời gian 45 ngày x 150.000 đồng/ngày với số tiền 6.750.000 đồng là chưa phù hợp, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này.

Đi với chi phí đến Tòa án làm việc (08 lần x 150.000đ/ngày) x 02 người = 2.400.000đ: Xét thấy, sau khi xảy ra xô xát, ông T là người khởi kiện yêu cầu bồi thường; đồng thời bà H (vợ ông T) được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc ông T, bà H đến Tòa án để làm việc là thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự theo quy định. Do vậy, các khoản chi phí này của ông T yêu cầu không được chấp nhận.

Đi với yêu cầu bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần tương ứng 50 lần mức lương cơ sở: Xét nguyên nhân dẫn đến xô xát xuất phát từ hai bên, ông T không cung cấp được chứng cứ chứng minh lỗi hoàn toàn thuộc về anh M, thực tế khi xảy ra sự việc cả ông T và ông M đều bị thương tích. Vì vậy, yêu cầu này của ông T là không hợp lý và không được chấp nhận. Tòa án cấp sơ thẩm lại chấp nhận một phần yêu cầu này của ông T tương ứng với 02 tháng lương cơ sở, trong khi không viện dẫn được lý do hợp lý. Vì vậy, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này.

[4] Xét kháng cáo của bị đơn anh Ngô Văn M:

Đi với chi phí đi lại từ nhà đến cơ sở điều trị 280.000đ và chi phí điều trị tH tích, tiền thuốc: Quá trình giải quyết tại cấp sơ thẩm, anh M đã giao nộp chứng cứ chứng minh chi phí điều trị tH tích, tiền thuốc là 2.311.300đ (BL201- 207); tổng cộng các khoản chi phí này là 2.591.300 là hợp lý, phù hợp với chứng cứ chứng minh nên được chấp nhận. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ buộc ông T phải bồi thường cho anh M đối với các chi phí này là 1.141.300đ là chưa chính xác, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này.

Đi với thu nhập bị mất trong thời gian 30 ngày là 9.000.000đ: Anh M không chứng minh được thời gian nghỉ dưỡng sau khi xảy ra xô xát là bao lâu, trong khi đó người làm chứng cho rằng anh tiếp tục lao động ngay sau khi xảy ra xô xát. Đồng thời, anh M không cung cấp được chứng cứ chứng minh mức thu nhập trước khi xảy ra sự việc xô xát ngày 02/8/2017. Vì vậy, yêu cầu này của anh M không được chấp nhận.

[5] Như vậy, tổng số tiền bị đơn anh M phải bồi thường cho nguyên đơn ông T được Hội đồng xét xử chấp nhận là: 2.545.600đ + 2.900.000đ = 5.445.600đ (Năm triệu bốn trăm bốn mươi lăm ngàn sáu trăm đồng). Ngược lại, số tiền nguyên đơn ông T phải bồi thường cho bị đơn anh M được Hội đồng xét xử chấp nhận là 2.591.300đ (Hai triệu năm trăm chín mươi mốt ngàn ba trăm đồng). Các nghĩa vụ này cần được cấn trừ cho nhau theo quy định. Vì vậy, cần chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông T và bị đơn anh M, sửa một phần Bản án sơ thẩm.

[6] Về án phí: Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại quyết định buộc ông T và anh M phải chịu án phí tương ứng với phần nghĩa vụ của mình; bà H được miễn nộp tiền tạm ứng án phí đối với phần yêu cầu bồi thường không được Hội đồng xét xử chấp nhận là có thiếu sót. Vì vậy, cần sửa Bản án sơ thẩm về nội dung này.

[7] Quan điểm của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm là có căn cứ, phù hợp với nhận định của Hội đồng xét xử.

Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 308, Điều 309 và Điều 313 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của nguyên đơn ông Trần Công T và bị đơn anh Ngô Văn M.

Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 11/2019/DS-ST ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện P, tỉnh Bình Phước.

Áp dụng các điều 584, 585 và 590 Bộ luật Dân sự năm 2015; Nghị Quyết số 326/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Quyết định:

1. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Trần Công T đối với bà Nhâm Thị N về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm”.

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Trần Công T đối với anh Ngô Văn M về việc “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm”. Buộc anh Ngô Văn M có nghĩa vụ bồi thường cho ông Trần Công T số tiền 5.445.600đ (Năm triệu bốn trăm bốn mươi lăm ngàn sáu trăm đồng).

3. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của anh Ngô Văn M đối với ông Trần Công T. Buộc ông Trần Công T có nghĩa vụ bồi thường cho anh Ngô Văn M số tiền 2.591.300đ (Hai triệu năm trăm chín mươi mốt ngàn ba trăm đồng).

4. Cấn trừ nghĩa vụ cho nhau, anh Ngô Văn M còn phải bồi thường cho ông Trần Công T số tiền 2.854.300đ (Hai triệu tám trăm năm mươi bốn ngàn ba trăm đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật và có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, nếu bên phải thi hành án chậm thi hành nghĩa vụ tài sản của mình, thì còn phải chịu lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 tương ứng với số tiền và thời gian chưa thi hành án.

5. Về án phí:

- Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Trần Công T, anh Ngô Văn M, bà Nguyễn Thu H được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

- Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Trần Công T, anh Ngô Văn M được miễn án phí dân sự phúc thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án; quyền yêu cầu thi hành án, quyền tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

290
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 115/2019/DS-PT ngày 22/10/2019 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do sức khỏe bị xâm phạm

Số hiệu:115/2019/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Phước
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 22/10/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về